Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Lịch sử lưu trữ việt nam trên đất thăng long hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.42 KB, 11 trang )

LỊCH SỬ LƯU TRỮ VIỆT NAM TRÊN ĐẤT THĂNG LONG HÀ NỘI
PGS-TS. Dương Văn Khảm
I. LỊCH SỬ VỀ TỔ CHỨC LƯU TRỮ TRÊN ĐẤT THĂNG LONG – HÀ
NỘI
1. Tổ chức lưu trữ thời kỳ phong kiến Việt Nam
a.Lưu trữ Việt Nam trước thời kỳ nhà Nguyễn 938-1802
Trước thời kỳ tiền Lê, tài liệu lưu trữ không còn được bảo tồn. Từ thời kỳ nhà
Lý? đến triều Tây Sơn, được sử sách ghi lại là, tài liệu của bộ máy nhà nước được cất
vào tủ công, không có kho lưu trữ. Một số bộ giữ tài liệu dưới dạng sổ sách như số hộ
tịch, sổ điền bạ, sổ thuế Các vương triều không có chủ trương lưu giữ lâu dài tài liệu
quản lý? nhà nước như các chiếu, chỉ, sắc dụ do không có nhận thức về công tác bảo
tồn, lưu giữ tài liệu. Ngoài ra, tài liệu bị mất mát do chiến tranh, môi trường, thiên tai
huỷ hoại.
b.Lưu trữ triều Nuyễn
So với các thời kỳ của các vương triều trước đó, các triều vua nhà Nguyễn đã
nhận thức được giá trị của tài liệu lưu trữ nên đã chú ?ý việc tổ chức lưu trữ và bảo
quản tài liệu.
Riêng về tổ chức, Triều đình nhà Nguyễn đã chú ý đến việc tổ chức các cơ quan
văn thư và lưu trữ, như năm 1821, đã lập ra Văn thơ phòng. Đến năm 1829, Văn thơ
phòng được chia thành 4 bộ phận, gồm:
- TàoThượng bảo: phòng giữ ấn tín;
- Tào Tú luận: phòng ghi chép những giáo huấn của nhà vua và thảo văn bản;
- Tào Bí thơ: phòng thơ ký đặc biệt làm nhiệm vụ coi giữ những tác phẩm văn
thơ của nhà vua.
- Tào Bổn chương: phòng quản lý những giấy tờ công hình thành qua hoạt động
của nhà vua và của Nội các.
Riêng Tào Bổn chương được chia thành Lại bộ chương, Lê Bình Chương và
Hình Công Chương; nhiệm vụ:
+ Lại Bộ chương: luôn giữ những tài liệu về nhân sự và tài chính;
+ Lê Bình Chương: luôn giữ những tài liệu về lễ tân và quân đội;
+ Hình Công Chương: luôn giữ những tài liệu về toà án và công chính.


Như vậy, Tào Thượng bản và Tào Tú Luận mang tính chất một phòng văn thư;
Tào Bí thơ và Bổn Chương thực chất là một phòng lưu trữ.
Năm 1925, Minh Mệnh cho lập Tàng thư lâu tại đông bắc Hoàng thành. Đây
chính là Kho lưu trữ guốc gia, có nhiệm vụ bảo quản tài liệu lưu trữ và sổ sách của
triều đinh và các bộ. Cấu trúc Tàng thư lâu: nhà 2 tầng, xây bằng gạch, đá; tầng dưới
11 gian, tầng trên 7 gian 2 chái.
Trong thời kỳ nhà Nguyễn, còn được lập ra hai kho lưu trữ - thư viện là Kho lưu
trữ - thư viện Quốc sử quán và Kho lưu trữ - thư viện Nội các.
Các vương triều nhà Nguyễn cũng đã chú ý chỉ đạo nghiệp vụ lưu trữ. Nhà vua
đã kiểm tra và ban hành các văn bản luật pháp như sắc, chỉ, dụ hoặc khẩu dụ để chấn
chỉnh, chỉ đạo công tác lưu trữ. Ngoài ra, nhà vua đã áp dụng các hình phạt đối với các
trường hợp để tài liệu vị hủy hoại, mất mát.
Chính nhờ có sự quan tâm chỉ đạo công tác lưu trữ của nhà Nguyễn như vậy,
nên nhà Nguyễn đã để lại cho hậu thế nhiều tài liệu quí giá thuộc các nhóm như châu
bản, địa bạ, mộc bản và các tư liệu lưu trrữ quí giá khác.
c. Lưu trữ Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp
Năm 1858 thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam. Phản bội lợi ích của dân tộc, ngày 05 tháng 6 năm 1862, Vua Tự Đức đã cắt
3 tỉnh miền Đông và bồi thường 4 triệu đô la chiến phí cho Pháp. Trước sự nhu nhược
của Triều đình Phong kiến Nhà Nguyễn, thực dân Pháp đẩy mạnh quân sự chiếm nốt
những phần đất còn lại ở Việt Nam. Tiếp các năm sau, chúng đánh chiếm Bắc kỳ và
trung kỳ, buộc triều đình Huế phải k?ý hiệp ước Patnot thừa nhận sự cai trị của Pháp
trên toàn cõi Việt Nam. Năm 1887, sau khi đánh chiếm Lào và Cao Miên, Pháp cử
Paul Bert làm toàn quyền ở Đông Dương.
Thời gian đầu, công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ được giao cho Thanh tra thuộc
địa phụ trách. Thống đốc Nam kỳ ban hành một số quy định về lập hồ sơ, giao nộp hồ
sơ vào lưu trữ và cấp chứng thực lưu trữ.
Từ năm 1873, công tác lưu trữ được giao cho Hội đồng tư mật quản l?ý và như
vậy, vị trí của lưu trữ được đặt cao hơn.
Ngày 24/9/1909, kho lưu trữ Nam kỳ được thành lập theo Nghị định của Thống

đốc Nam kỳ Urrây.
Tại Trung kỳ, năm 1897, sở lưu trữ được thành lập.
Tại Bắc kỳ, công tác lưu trữ được tổ chức muộn hơn do Thống sứ Bắc kỳ phải
đối phó với các phong trào nổi dậy của nông dân thuộc địa. Đến năm 1907, Thống sứ
Bắc kỳ ban hành Thông tư quy định về lập hồ sơ, thu thập, bảo quản tài liệu, tuyển
chọn nhân viên lưu trữ. Nói chung, trước năm 1917, công tác lưu trữ ở Việt Nam và
Đông Dương chưa có cơ quan quản l?ý thống nhất, thiếu nhân viên lưu trữ được đào
tạo, thiếu các phương tiện bảo quản tài liệu lưu trữ. Vì vậy, tài liệu bị mất mát, phân
tán và hư hại.
Thời kỳ thuộc Pháp, công tác lưu trữ được ghi dấu ấn rõ nét là từ năm 1917.
Tháng 6/1917, theo đề nghị của Toàn quyền Đông Dương Anbexaro, chính quốc đã cử
Pôn Buđê, người tốt nghiệp trường đại học lưu trữ - cổ tự học sang Đông Dương phụ
trách lưu trữ. Ngày 29/11/1917, Toàn quền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập
Nha Lưu trữ Thư viện Đông Dương. Nha có nhiệm vụ tổ chức lại các kho lưu trữ, chỉ
đạo thanh tra công tác lưu trữ, tổ chức thư viện và thanh tra thư viện. Ngày 26/12/1918,
Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động
của Nha lưu trữ và thư viện Đông Dương:
+ Kho lưu trữ trung ương Hà Nội;
+ Kho lưu trữ Thống đốc Nam kỳ tại Sài Gòn;
+ Kho lưu trữ Khâm sứ Trung kỳ tại Huế;
+ Kho lưu trữ Thống sứ Campuchia tại Pnông Pênh;
+ Kho lưu trữ Thống sứ Lào tại Viêng Chăn.
So với bộ máy nhà nước ở Trung ương, bộ máy nhà nước bảo hộ đã khá đầy đủ.
Cùng với hàng loạt các sở ra đời, Sở Lưu trữ và Thư viện cũng đã được thành lập.
Về cơ sở vật chất, Nha lưu trữ cho xây 2 kho lưu trữ: kho lưu trữ Hà nội và Kho
lưu trữ tại Pnông Pênh.
Ở Việt Nam, trong suốt 27 năm tồn tại (1918-1945), ba kho lưu trữ ở Hà Nội,
Huế, Sài Gòn đã hoạt động như các Kho lưu trữ lịch sử.
Về tổ chức Kho lưu trữ cơ quan: theo cuốn những nguyên tắc quản lý hành
chính do Lion moany viết năm 1924, thì toàn Đông Dương có 16 Kho lưu trữ.

c. Lưu trữ Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945
Sau Cách mạng tháng 8/1945, do hoàn cảnh chiến tranh, nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà không có cơ quan có thẩm quyền chính thức quản lý công tác lưu trữ. Vì
vậy, thời gian đầu, Chính phủ Lâm thời đã tổ chức lại Nha Lưu trữ Thư viện trung
ương, lập Nha Lưu trữ Công văn và Thư viện toàn quốc trực thuộc Bộ Quốc gia giáo
dục. Ngày 08/9/1945, Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh bổ nhiệm ông Ngô Đình Nhu,
Quản thủ Kho lưu trữ và Thư viện Trung kỳ Huế, nguyên Phó Giám đốc Nha Lưu trữ
và Thư viện Đông Dương làm Giám đốc. Nhưng hoàn cảnh đất nước chưa được an
bình, cả một thời gian dài, công tác lưu trữ vẫn gặp những khó khăn, nên cơ quan quản
lý lưu trữ do Chính phủ Lâm thời thành lập ra chưa thể quản lý thống nhất công tác lưu
trữ trong cả nước.
Với bối cảnh lịch sử nêu trên, sự kiện thành lập Cục Lưu trữ thuộc Phủ Thủ
tướng theo Nghị định số 102/CP ngày 04/9/1962 của Hội đồng Chính phủ đã đánh dấu
một bước ngoặt lịch sử quan trọng của công tác lưu trữ Việt Nam. Từ đây, công tác lưu
trữ ở nước ta trở thành một ngành độc lập, thực hiện nguyên tắc quản lý tập trung,
thống nhất.
Ra đời ngay sau Nghị định 102/CP là bản Điều lệ về công tác công văn giấy tờ
và công tác lưu trữ ban hành kèm theo Nghị định 142/CP của Hội đồng Chính phủ
ngày 28/9/1963. Điều lệ quy định việc thành lập các mật kho lưu trữ ở các khu, tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, kho và phân kho lưu trữ Trung ương để bảo quản tài
liệu của các cơ quan Trung ương và lưu trữ chuyên ngành (Điều 26). Về lưu trữ chuyên
ngành, Điều 30 của Điều lệ quy định: Công an, Ngoại giao và Quốc phòng được lập
kho lưu trữ riêng nhưng phải chịu sự chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ của Cục Lưu trữ.
Trên cơ sở của Điều lệ, Phủ Thủ tướng đã ban hành Thông tư số 9/BT ngày
8/3/1964. Thông tư quy định: lập Tổ lưu trữ ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ trực thuộc
Hội đồng Chính phủ. Cá biệt lập phòng lưu trữ.
Lưu trữ cơ quan mang tính chất hiện hành thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo quản
tạm thời tài liệu lưu trữ cơ quan trước khi đưa vào quản lý tại lưu trữ lịch sử để bảo
quản cố định tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.
Tổ chức lưu trữ giai đoạn 1976-1999.

Sau ngày giải phóng miền Nam 1975, đất nước thống nhất, Hội đồng Chính phủ
đã Quyết định thành lập Kho lưu trữ TW II đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và giao cho
Cục Lưu trữ trực tiếp quản lý.
Đáp ứng yêu cầu quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia, ngày 26/12/1981 Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định thành lập Phông lưu trữ quốc
gia Việt Nam. Bản Quyết định đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung tài liệu lưu trữ
vào bảo quản trong kho lưu trữ Nhà nước TW và địa phương. Một năm sau, tức ngày
11/12/1982, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia.
Điều 5 của Pháp lệnh quy định tài liệu lưu trữ quốc gia phải được bảo quản trong các
cơ quan lưu trữ Nhà nước. Điều 14 và 15 của Pháp lệnh quy định cụ thể về hệ thống tổ
chức ngành lưu trữ bao gồm: cơ quan lưu trữ Nhà nước Trung ương thuộc Hội đồng
Bộ trưởng; cơ quan lưu trữ ở các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng
Bộ trưởng; cơ quan lưu trữ thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp. Đây là văn bản có giá trị
pháp lý cao nhất quy định việc quản lý tập trung, thống nhất tài liệu lưu trữ quốc gia.
Hai năm sau, ngày 01/3/1984 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số
34/HĐBT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Lưu trữ Nhà
nước.
Theo Nghị định này, hệ thống tổ chức lưu trữ của nước ta như sau:
+ Cục Lưu trữ Nhà nước thuộc Hội đồng Bộ trưởng;
+ Phòng lưu trữ Bộ, Uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ
trưởng;
+ Phòng lưu trữ cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc TW.
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia và Nghị định số 34/HĐBT,
ngày 05/11/1984 Cục Lưu trữ Nhà nước đã ban hành Thông tư 221-LT-TT quy định ở
các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng thành lập Phòng
lưu trữ và Thông tư số 222-LT-TT quy định thành lập Phòng lưu trữ trực thuộc UBND
tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.
Mặc dù đã có văn bản quy định hướng dẫn cụ thể về tổ chức lưu trữ nói riêng và
công tác lưu trữ nói chung, song trong suốt thời gian dài từ 1985-1997, cùng với những
thay đổi về tổ chức (sáp nhập một số cơ quan thuộc Chính phủ và chia tách tỉnh) ở hầu

hết các Bộ, các tỉnh đều chưa lập được Phòng lưu trữ như quy định của pháp luật.
Xuất phát từ yêu cầu quản lý tài liệu lưu trữ theo Chỉ thị 726TTg ngày
04/9/1987 về tăng cường chỉ đạo công tác lưu trữ, ngày 24/01/1998 Ban Tổ chức - Cán
bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã ban hành Thông tư số 40/1998/TT-TCCP hướng
dẫn tổ chức lưu trữ ở cơ quan nhà nước các cấp. Theo Thông tư thì ở các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ) thành lập Phòng lưu trữ
đặt trong Văn phòng Bộ. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung
tâm lưu trữ tỉnh trực thuộc Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
Từ đầu những năm 2000 của thế kỷ trước, công tác lưu trữ được ghi dấu ấn phát
triển mới là ngày 04/4/2001, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh lưu trữ
quốc gia thay thế Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia năm 1982. Để hướng dẫn
thi hành Pháp lệnh mới này, ngày 08/4/ năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số
111/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh lưu trữ quốc gia. Các
văn bản quy phạm pháp luật mới này đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng giá trị của tài
liệu lưu trữ trong thời kỳ đổi mới.
Từ năm 2003, sau khi có Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn của Bội nội vụ, Cục Lưu trữ Nhà nước, cơ quan quản lý ngành lưu
trữ, chính thức trực thuộc Bộ Nội vụ, được giao nhiệm vụ quản lý công tác văn thư và
đổi tên là Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước trực thuộc bộ Nội vụ.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có thể tóm tắt
theo sơ đồ sau:
II. GIÁ TRỊ CỦA TÀI LIỆU PHÔNG LƯU TRỮ QUỐC GIA VIỆT NAM
TRÊN ĐẤT THĂNG LONG- HÀ NỘI
Trong tiến trình lịch sử, yêu cầu ghi chép của loài người đã có từ thời cổ xưa,
nhưng tài liệu xuất hiện chỉ từ khi xã hội hình thành nhà nước và giai cấp, đó là xã hội
nô lệ gắn liền với sự phát triển và phân ngành sản xuất. Tài liệu ngày càng gia tăng và
đa dạng còn do sự phát triển nhanh của kỹ thuật văn phòng. Những ký tự ghi chép ban
đầu thường được thể hiện trên cát, trên vỏ cây hoặc sau này là trên đất nung Sự ghi
chép đó thường xuất hiện ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho việc
phát triển kinh tế trên thế giới, như trên các triền sông Nil Ai Cập, dải sông Lưỡng Hà

vùng Trung cận đông, triền sông Cửu long đã góp phần mang lại nền văn minh cổ xưa
cho xã hội - văn minh chữ viết. Ở đây loài người còn lưu giữ được những kho lưu trữ
khổng lồ có vật mang tin bằng đất nung từ 2500 năm trước công nguyên. Tuy vậy,
những tài liệu lưu trữ có vật mang tin mềm thời kỳ nô lệ hầu như loài người không còn
lưu giữ được, mà phổ biến trên thế giới, các nước chỉ còn lại được tài liệu lưu trữ từ
thời kỳ phong kiến, từ thế kỷ thứ VII sau Công nguyên.
Ở nước ta, tài liệu cổ nhất ghi trên giấy, không kể các văn bia và kinh phật, còn
giữ lại được là thời kỳ hậu Lê (thế kỷ XV), hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ
quốc gia I, Hà Nội. (xem TL trang sau).
Nhưng ở thời kỳ này, tài liệu lưu trữ còn lại không đáng kể và tài liệu cổ chủ
yếu là các Sắc phong, còn tài liệu lưu trữ cổ nhất về hành chính nhà nước thì chỉ còn
lưu giữ lại được từ thế kỷ thứ XIX sau Công nguyên (1802). Đây là khối tài liệu lưu trữ
quan trọng nhất của thời kỳ phong kiến Việt Nam. Đó là tài liệu của các vương triều
nhà Nguyễn từ năm1802 đến năm1945, qua các triều đại:
Gia Long (1802-1819),
Minh mệnh (1820-1840),
Thiệu Trị (1841-1847),
Tự Đức (1848-1883),
Kiến Phúc (1884),
Đồng Khánh 1886-1888),
Thành Thái (1889-1907),
Duy Tân (1907-1916),
Khải Định (1916-1925),
Bảo Đại (1926-1945).
Loại hình tài liệu lưu trữ chủ yếu viết trên giấy dó bằng chữ Hán nôm. Trong
đó, khối tài liệu quan trong nhất là tài liệu Châu bản. Châu bản triều Nguyễn là các bản
tấu, sớ đã đựơc các vua nhà Nguyễn phê duyệt với những dấu ấn “ngự phê” của nhà
vua, cùng các sắc, dụ, chiếu, chỉ và những công văn, tờ trình sổ sách kê khai, những
văn bản ngoại giao còn lưu lại được cho đến nay. Trên thực tế, đó là tài liệu văn thư
lưu trữ của triều đình nhà Nguyễn do các văn phòng của nhà vua mang tên Viện thị

thư, viện thị Hàn, Viện nội hàn đời Gia Long tổ chức ra.
Ngược dòng lịch sử, dấu ấn về Thăng Long – Hà Nội phần nhiều được phản ánh
trong các tư liệu lưu trữ và các sách tra cứu khác, như các quốc sử “Đại Việt Sử ký
Toàn thư”của các thần sử Lê Văn hưu, Phan Phu tiên và Ngô Sĩ Liên; “Khâm định Việt
sử Thông Giám Cương Mục” của Quốc sử quán triều Nguyễn; các Bách khoa toàn thư,
như Wikipedia Theo những tư liệu lưu trữ này thì Thăng Long (Rồng bay lên) chỉ
được đặt tên từ thế kỷ thứ XI khi Việt Nam dành được độc lập, sau khi Lý Công Uẩn ra
Chiếu dời đô năm 1010 từ Hoa Lư. Thăng long là Thủ đô của Đại Việt cho đến năm
1397, khi Thủ đô được di chuyển về Thanh Hoá, tức Tây Đô. Thăng Long khi đó có
tên là Đông đô. Như vậy, Hà Nội đã trải qua nhiều tên gọi, kể từ năm 454- 456 thời
Nam Bắc Triều của Trung Quốc, từ những tên Tống Bình, Đại La- La thành- năm 866;
Long Đỗ (Rốn rồng)-năm 866, Đông Đô - năm 1397, Đông Quan- năm 1408, Đông
Kinh- năm 1428, Bắc Thành, thời Tây Sơn. Năm 1802, được đổi lại là Thăng long,
nhưng chữ “Long” có nghĩa mới, tức là thịnh vượng. Năm 1831, vua Minh Mạng lập ra
tỉnh Hà Nội, với ý nghĩa tỉnh nằm trong (nội) hai con sông (hà) là sông Hồng và sông
Đáy. Những người phương tây thường gọi Hà Nội bằng cái tên ghép Hán Việt
“Tonkin”.
Xen kẽ với những tài liệu lưu trữ thời kỳ phong kiến, ở nước ta hình thành khối
lớn tài liệu lưu trữ của các cơ quan thuộc Pháp, như phông Toàn quyền Đông Dương,
phông Thống xứ Bắc kỳ, phông Thống đốc Nam kỳ, các phông Toà xứ các tỉnh
Toàn bộ tài liệu lưu trữ thuộc thời kỳ phong kiến và thuộc Pháp hiện đang bảo quản tại
Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, 31B phố Tràng Thi Hà Nội với tổng số khoảng 6 km giá
tài liệu (chiều dài tài liệu dựng đứng xếp trên giá).
Riêng ở miền Nam nước ta, trước năm 1945, qua hoạt động của chính quyền
nguỵ Sài gòn (Việt Nam Cộng hoà), đã hình thành và được quản lý tại Văn khố Sài gòn
một số lượng tài liệu lưu trữ đáng kể, đặc biệt là tài liệu lưu trữ của các khối phông Phủ
Tổng thống Đệ nhất cộng hoà, khối phông Phủ Tổng thống Đệ nhị cộng hoà, phông
Phủ Thủ tướng và các bộ của Việt Nam Cộng hoà Sau ngày giải phóng miền Nam,
số tài liệu này hầu như còn giữ lại nguyên vẹn và được bảo vệ an toàn cùng với trên 30
ngàn tấm tài liệu mộc bản được giữ lại tại Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. ( xem 1 tấm tài liệu

mộc bản)
Chỉ tính riêng khối tài liệu lưu trữ V¨n khố Sài Gòn đã có tổng số là 30 km giá
tài liệu.
Khối tài liệu lưu trữ thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam có giá trị nghiên
cứu cao nhất hiện nay trên đất Thăng Long – Hà Nội là tài liệu lưu trữ có niên hạn từ
năm 1945 trở lại đây của Việt Nam dân chủ cộng hoà và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, tại số 34 đường
Phan Kế Bính Hà Nội. Tổng số tài liệu lưu trữ tậi đây hiện có là 8 km giá tài liệu.
Ngoài ra còn 12 km giá tài liệu thuộc các nguồn nộp lưu đã đến hạn nộp lưu chưa thu
về Trung tâm. (xem toà nhà Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III)
Giá trị đặc biệt và trực tiếp đối với yêu cầu nghiên cứu lịch sử và hiện hành trên
đất Thăng Long – Hà Nội phải kể đến tài liệu hình thành qua các hoạt động của các cơ
quan, tổ chức và cá nhân trong các thời kỳ lịch sử của Hà Nội. Khối tài liệu này đang
được bảo quản tại Trung tâm lưu trữ Thành phố Hà Nội, số 20, đường Huỳnh Thúc
Kháng. Tổng số tài liệu lưu trữ được bảo quản tại đây lên tới gần chục km giá tài liệu.
Tần số độc giả đến khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ các yêu cầu nghiên cứu tương
đương với một Trung tâm Lưu trữ Quốc gia.

×