Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

THÀNH CỔ LUY LÂU VỚI DẤU ẤN KHAI SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.65 KB, 3 trang )

THÀNH CỔ LUY LÂU VỚI DẤU ẤN KHAI SINH
PHẬT GIÁO VÀ NHO GIÁO VIỆT NAM
PGS-TS. Dương Văn Khảm
Từ Ấn Độ, Phật giáo được truyền bá rộng rãi, đặc biệt là trong các nước Đông
Nam á, trong đó có Việt Nam, trở thành một trong những tôn giáo lớn của nhân loại.
Phật giáo vào Việt Nam ngay từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, theo đường biển
qua Champa. Luy Lâu (Kinh Bắc) là thủ đô của xứ Giao Chỉ và là trạm nghỉ chân
quen thuộc của các nhà truyền Đạo Phật người Ấn Độ sang Trung hoa. Tại đây, một số
kinh điển Đại thừa và A -hàm đã được dịch sang tiếng Hoa như Kinh Tứ Thập Nhị
Chương, An Ba Thủ ý, Kinh Bổn Sanh, Kinh Malanda Vấn Đạo Tuy rằng Phật giáo
du nhập vào Việt Nam trước Trung Hoa, nhưng 18 thế kỷ liên tiếp, vì điều kiện địa lý
gần Trung Hoa và hai lần lệ thuộc xứ này, nên Việt Nam và Trung Hoa có chung nhiều
sắc thái di sản văn hóa, triết học và tôn giáo. Vì vậy, Phật giáo Việt Nam phản ánh
nhiều ảnh hưởng của các hệ phát triển Đại Thừa tại Trung Hoa (1).
Suốt ngàn năm Bắc thuộc, người Việt hun đúc một hệ tư tưởng để tập hợp dân
tộc, chống đồng hóa và áp bức một cách quyết liệt của các thế lực phong kiến phương
Bắc và hệ tư tưởng đó của người Việt bản địa được nhân lên bằng văn hóa Phật giáo.
Nhưng đến thế kỷ thứ 10, người Việt còn tiếp nhận thêm cả Nho giáo theo kiểu Đông
Á ngay từ phương Bắc để xây dựng tổ chức Trung ương tập quyền, nhằm chống lại
nạn ngoại xâm của chính các thế lực phong kiến phương Bắc, vì thiết chế nhà nước
theo kiểu Đông Nam Á thời bấy giờ theo kiểu liên hợp lỏng lẻo các tiểu quốc, đã bộc
lộ hiển nhiên là không đủ sức mạnh chống ngoại sâm (2). Vào thập niên 1930-1940,
có nhiều phong trào hồi sinh và canh tân các hoạt động của Phật giáo với ý thức giữ
lại các truyền thống của đạo Phật nguyên thủy. Điều đó được phản ánh rõ nét trong
hành thiền và các kinh sách dựa theo Kinh tạng Pali, nhưng viết bằng tiếng Pháp.
Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, thành cổ Luy Lâu có sự phát triển
thanh trầm, vừa là cái nôi của Phật giáo, vừa là nơi tiếp cận tư tưởng Nho giáo, với
mối liên hệ chặt chẽ với các mục tiêu đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
từ thời kỳ Tây Hán đến thời ký nhà Đường, qua các triều đại nhà Ngô năm 226, nhà
Tấn năm 280, nhà Tùy năm 589, nhà Đường năm 618. Chính quyền đô hộ phong kiến
cho xây đắp các thành lũy lớn, chắc chắn và những giáo đường. Cũng thời kỳ này,


Nho giáo được truyền bá vào nước ta. Ngay từ buổi đầu Công nguyên, các thái thú
Tích Quang, Nhâm Diên và sau này, nhiều nho sỹ người Hán có tài được chính quyền
phương Bắc cử sang xứ Giao Chỉ để truyền bá Nho giáo, nhất là thời kỳ Sỹ Nhiếp làm
thái thú xứ Giao Chỉ. Việc truyền giáo như vậy gắn liền với nhu cầu xây dựng và mở
các trường dạy học và tu vấn Hán học. Hàng loạt các trường được mở ra, trong đó
phải kể đến Luy Lâu, Long Biên (3). Như vậy, chúng ta nhận thấy, Thành cổ Luy Lâu
được hình thành với giá trị nguyên thủy của nó gắn với việc truyền giáo đạo Phật đã
được sử dụng vào các mục đích khác nhau của các thế lực phong kiến phương Bắc.
Thành cổ Luy Lâu còn có tên gọi khác nữa là Siêu Loại, thuộc Lũng Khê, xã
Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Luy Lâu đã được các triều đại
phong kiến phương Bắc sử dụng như một trung tâm văn hóa, chính trị và tôn giáo
nhằm thôn tính lâu dài, áp bức bóc lột và đồng hóa dân tộc Việt.
Ngày nay, Thành cổ này đã được xem xét, khảo cứu dưới góc độ khảo cổ học.
Thành có cấu trúc dạng hình chữ nhật, có quy mô lớn với các lũy, hào, cửa, vọng
gác Diện tích khoảng 3000m x 200m, nằm chếch theo hướng Tây Nam. Phía Đông
nằm trong thôn Lũng Khê. Phía Tây và một phần phía Bắc thành giáp xã Trí Quả; phía
Nam giáp xã Thanh Khương, phía Tây và Nam của thành có sông Dâu như một hào tự
nhiên bao bọc thành và đây lại là tuyến giao thông đường thủy quan trọng phục vụ
cho các mục tiêu chính trị, văn hóa và các mục đích khác hồi bấy giờ. Bốn góc thành
có bốn trạm gác với cấu trúc cân đối, gọi là Tứ trấn; phía giáp sông Dâu có ngôi nhà
nhỏ gọi là Vọng Giang Lâu với lối kiến trúc thời Lê Mạt.
Kết quả khai quật theo chương trình khảo cổ học tại đây cho thấy, ở độ sâu 1,
5m có các đồ gốm sứ có niên đại thời kỳ Lý - Trần; xuống độ sâu 4, 5m có nhiều di
vật kiến trúc như ngói ống có hoa văn, gạch xây đựng trang trí hoa chám đơn, chám
lồng có niên đại từ thời Lục Triều - Tùy Đường; phần sâu cuối cùng có những di vật
như mảnh nồi, bát, xương động vật và than tro mang đặc trưng của thời kỳ Đông Hán
muộn, thời kỳ mà Sỹ Nhiếp có mặt tại đây.
Với những giá trị lịch sử to lớn đó, ngày 13/01/1964, Thành cổ Luy Lâu đã
được Nhà nước xếp hạng theo Quyết định số 29/QĐVH công nhận di tích lịch sử cấp
quốc gia.

Yên Tử….không phải là Trung tâm Phật Giáo đầu tiên…………
Tài liệu tham khảo:
(1) Bình Anson: Đạo Phật nguyên thủy tại Việt Nam, 1999,
Buddhismtoday.com/.
(2) Nguyên Ngọc: Có phải người Việt thường không triệt để. Tiền phong, số
46-52, 2007.
(3) Trương Hữu Quýnh (chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam, 1999, tập I.
(4) Website BacNinh. 12/2003.

×