DỰ ÁN KHOA HỌC:
“GIẢI PHÁP CẢI TẠO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẤT TRỒNG
TRỌT XÃ LAM ĐIỀN - HUYỆN CHƯƠNG MỸ - TP. HÀ NỘI”.
NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN
I. PHẦN MỞ ĐẦU
• Lí do chọn đề tài
II. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Ðất là gì? Ðất hình thành như thế nào?
2. Các nguyên tố hoá học và sinh vật trong đất được phân chia ra sao?
3. Tài nguyên đất là gì?
4. Ðộ phì nhiêu của đất là gì?
5. Thế nào là ô nhiễm môi trường đất?
6. Các hoạt động sản xuất tác động đến môi trường đất như thế nào?
7. Ðất ở các khu vực nông nghiệp bị ô nhiễm như thế nào?
8. Các biện pháp bảo vệ và cải tạo đất?
9. Nguyên nhân làm cho đất bị ô nhiễm?
10. Kể tên những cây trồng làm tăng độ phì của đất.
III. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Kế hoạch nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về “Giải pháp cải tạo và nâng cao chất lượng đất
nông nghiệp xã Lam Điền – huyện Chương Mỹ” giúp chúng em bước đầu làm
quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp thu được cách trình bày kiến
thức khoa học mạch lạc, logic. Biết, phân tích và mạnh dạn đưa ra những giải
pháp cải tạo và nâng cao chất lượng đất, có kiến thức sâu rộng hơn về tài
nguyên của chính quê hương mình sinh sống.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập tài liệu về tài nguyên đất đai của xã.
- Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng đất đai xã Lam Điền.
- Qua đó đưa ra những kết luận về giải pháp cải tạo và nâng cao chất lượng
đất.
- Hoàn thành báo cáo nghiên cứu bằng văn bản cụ thể.
3. Phương pháp nghiên cứu
1
Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu có ảnh hưởng lớn đến kết quả,
chất lượng đề tài nghiên cứu khoa học. Xác định phương pháp cần thiết và
đúng đắn mang lại kết quả tốt và ngược lại. Ở đề tài này, chúng đã vận dụng
những phương pháp nghiên cứu sau:
2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.2. Phương pháp thống kê
2.3. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
2.5. Phương pháp thực địa
IV. HIỆN TRẠNG ĐẤT TRỒNG TRỌT Ở XÃ LAM ĐIỀN
Nhiều diện tích đất xã Lam Điền – huyện Chương Mỹ - Hà Nội đã bị
thoái hoá nghiêm trọng biến thành đất bạc màu, ảnh hưởng lớn đến sản xuất
nông nghiệp. Những loại đất xấu, đất bạc màu, đất thoái hoá thường mang
những nhược điểm gây hại cho cây trồng như đất bị mất tầng canh tác, nghèo
kiệt dinh dưỡng, đặc biệt là nghèo chất hữu cơ, bị khô hạn, chai cứng hoặc bị
ngập úng nước, bị chua hoá, mặn hoá do vậy mà hiệu quả sản xuất thu được
không cao.
V. NHỮNG NGUYÊN NHÂN
Tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên có nhiều nguyên nhân khác nhau,
song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1. Nhiều người vô tư vứt rác bừa bãi (cả công khai lẫn lén lút) bất kể địa
điểm, thậm chí cả ở nơi có biển “cấm đổ rác”… Tệ hại hơn họ còn coi đó là
điều bình thường, không hề cảm thấy xấu hổ. Ý thức của nhiều người dân về
bảo vệ môi trường còn kém, chưa hiểu rõ hết tác hại của những hành động ấy
tác động đến môi trường xung quanh như thế nào.
2. Ô nhiễm đất do sử dụng không hợp lý phân bón hóa học và thuốc bảo vệ
thực vật trong nông nghiệp. Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học, phân vô cơ:
Sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu
lực phân bón thấp,gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất, làm chua đất.
3. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm
rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất- nước; tác
dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại
và có lợi trong môi trường đất.
4. Rác thải y tế cũng là mối hiểm họa lớn khi chưa được xử lý triệt để.
2
5. Chất thải của một số làng nghề; phân bón hóa học qua nhiều năm.
6. Chất thải sinh hoạt tập trung trong các cống rãnh hoặc các bãi rác chưa
được xử lý, trong quá trình phân giải xác hữu cơ có thể sinh ra một số chất
làm ô nhiễm đất, nhất là khi nông dân dùng nước bẩn đó để tưới hoặc dùng
các loại phân hữu cơ chưa được xử lý đầy đủ
7. Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn
hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các t ổ
chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường
VI. NHỮNG BIỆN PHÁP
1. Thu gom rác thải
2. Thuỷ lợi là biện pháp kỹ thuật quan trọng hàng đầu trong việc cải tạo lại
đất bạc màu. Việc tưới tiêu nước chủ động, khoa học bằng một hệ thống kênh
mương hoàn chỉnh nhằm cải thiện độ phì đất bạc màu, tăng độ ẩm, cải thiện
được các đặc tính lý hoá trong đất, làm cho đất tơi xốp hơn, khả năng kết dính
tốt hơn, giữ nước tốt hơn, giúp hệ vi sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn tạo
điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
3. Biện pháp hữu cơ bao gồm chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và tăng
cường bón lót bằng các nguồn phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh,
phân bắc để cải tạo và tăng độ phì cho đất. Tuy nhiên khi sử dụng, phân hữu
cơ phải được ủ hoai mục để không gây ô nhiễm môi trường và không gây hại
cho cây trồng. Ngoài ra có thể sử dụng các loại chất thải nông nghiệp như
rơm, rạ, mùn trấu, rác sinh hoạt, than bùn để sản xuất phân hữu cơ vi sinh
dùng làm chất cải tạo đất rất tốt.
4. Đa dạng hoá cây trồng nhằm đạt hiệu quả thu nhập cao trên cùng một
đơn vị diện tích canh tác đồng thời góp phần cải tạo đất bằng cách trả lại độ
màu mỡ lâu dài cho đất bạc màu. Một số công thức trồng trọt có thể áp dụng
trên đất bạc màu như:
+ Công thức 2 vụ: gồm 1 vụ lúa và 1 vụ rau màu như ngô khoai, lạc, đậu đỗ
xen với rau.
+ Công thức 3 vụ: gồm 1 vụ lúa, 1 vụ rau màu hè thu và 1 vụ rau đông xuân.
Trên những vùng đất bạc màu bà con nên trồng xen hoặc luân canh cây trồng
chính với các loại cây họ đậu như lạc, đậu tương, đậu xanh, đậu trạch vì
chúng có khả năng cố định đạm, giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất rất tốt.
3
5. Che phủ đất cũng là một biện pháp rất thích hợp đối với những vùng đất
bạc màu giúp hạn chế bốc hơi nước, giữ ẩm cho đất, chống gió rét, hạn chế cỏ
dại và giữ ấm cho cây trồng, giúp phân phối đều nước không gây úng thối cho
cây trồng, giúp hệ vi sinh vật trong đất hoạt động tốt sẽ làm cho đất tơi xốp,
thoáng khí hơn, giúp cho hệ rễ cây trồng phát triển tốt.
6. Biện pháp làm đất: Đặc điểm của đất bạc màu thường là khô, cứng do
đó hạn chế xới xáo để tránh mất nước do bốc hơi, nhất là vào thời kỳ khô hạn.
Chỉ nên kết hợp xới xáo khi làm cỏ, bón phân, tưới nước. Nếu trồng lúa trên
đất bạc màu thì không nên xếp ải dễ làm đất mất thêm nước, hệ vi sinh vật
còn sót lại trong đất sẽ bị chết, đất càng trở nên chai cứng hơn; trồng màu thì
lên luống cao kết hợp tưới nước theo rãnh là biện pháp tối ưu nhất.
7. Tuyên truyền tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong địa phương để
người dân phát huy được ý thức, trách nhiệm của mình qua đó có ý thức tự
giác trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường
Lam Điền ngày 10 tháng 11 năm 2014
Nhóm trưởng
Dương Hoàng Long
4
DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
1. Dương Hoàng Long – Nhóm trưởng
Lớp 9A – Trường THCS Lam Điền
2. Hoàng Thị Phương
Lớp 9A – Trường THCS Lam Điền
3. Nguyễn Đình Thành
Lớp 9A – Trường THCS Lam Điền
4. Lê Thị Thanh
Lớp 9A – Trường THCS Lam Điền
5. Lê Xuân Long
Lớp 9A – Trường THCS Lam Điền
5