Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ PHÁT HUY SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.01 KB, 137 trang )

www.scn. Org/cmp.
SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ
PHÁT HUY SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
Viết bởi Ben Fleming
Sửa bởi tiến sĩ Phil Bartle
Dịch bởi Thu Dương
Không phải lúc nào thì sự tham gia từ bên ngoài cũng giúp tăng cường sức
mạnh cộng đồng. Cần phải có một môi trường nuôi dưỡng những khát vọng
và hành động nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng. Một vài cách thức để đạt
được điều đó là:
 Không được đánh giá thấp cộng đồng. Hãy cho họ những phương tiện
và giúp họ hành động một cách linh hoạt chứ không nên nâng đỡ họ.
 Chia nhỏ các vấn đề cần giải quyết
 Hãy bắt đầu với chính những mối quan tâm xuất phát và liên quan tới
cộng đồng
 Đừng bao giờ áp đặt ngay lập tức ý kiến và giải pháp của riêng bạn
 Giúp họ nhận thức rõ các giải pháp hiện có và chỉ ra tác động của
những giải pháp đó.
 Tạo dựng niềm tin của những người tham gia bằng cách cụ thể hóa
những thành quả đầu tiên đã đạt được.
 Hãy xây dựng từng nấc thang trong phát triển kĩ năng, niềm tin và sự
tâm huyết tham gia của cộng đồng để giúp họ tiến lên
 Việc dành riêng thời gian tập huấn trực tiếp nhằm nâng cao năng lực
cộng đồng có thể không cần thiết lắm. Tốt nhất bạn nên lồng ghép các
nội dung đó vào trong quá trình làm việc
 Tốt nhất bạn nên tránh những biện pháp cố định một chiều. Hãy xây
dựng một quá trình đào tạo có nhắc lại với những thử nghiệm nhanh
gọn và có thể đảo ngược lại được
 Luôn xem xét và mở rộng thành viên. Những nhóm lợi ích mới quan tâm
đến việc họ sẽ tham gia vào quá trình đó như thế nào
 Giúp họ hiểu được việc tự họ đưa ra quyết định, tách rời khỏi những sự


ủy quyền ảnh hưởng đến kết quả như thế nào
 Xây dựng các mối quan hệ và liên kết mới
 Các kế hoạch phải cụ thể và dẫn tới hành động
 Phát huy liên kết năng lực giữa các nhóm lợi ích khác nhau nhằm giúp
họ thực hiện cam kết, nâng cao trách nhiệm và khả năng kểm soát việc
tiến hành dự án.
 Tạo ra những dịp để nhìn lại và đánh giá lại
 Giúp họ có được niềm vui từ công việc! (Xem "Hướng dẫn cộng đồng
tham gia hiệu quả" của David Wilcox)
10 vấn đề then chốt trong sự tham gia của cộng đồng
1 Mức độ của sự tham gia
Sherry Arnstein (1969) mô tả quá trình tham gia của cộng đồng như là một
chiếc thang với tám bước: 1. Sự vận động và 2. Liệu pháp: chưa tạo ra sự
tham gia, chỉ có mục đích đào tạo người tham gia. Giả sử kế hoạch kiến nghị
là tốt nhất và phải giành được sự ủng hộ từ cộng đồng thông qua quan hệ
công chúng. 3. Cung cấp thông tin. Đây là bước quan trọng đầu tiên nhằm
thúc đẩy sự tham gia nhưng thường thông tin chỉ mang tính một chiều mà
không có phản hồi. 4. Tham vấn. Khảo sát thái độ, tổ chức các cuộc họp khu
dân cư và tham khảo ý kiến cộng đồng. Thường lại chỉ là những nghi thức. 5.
Động viên. Bầu những thành viên xứng đáng vào ủy ban. 6. Hợp tác. Dàn xếp
để phân phối lại quyền lực giữa công dân và nhà cầm quyền. Cả hai đều phải
có trách nhiệm trong lên kế hoạch và ra quyết định. 7.Ủy quyền. Các công
dân phải nắm giữ đa số các vị trí trong ủy ban và có quyền quyết định. Quần
chúng đã có thể chịu trách nhiệm
2.Khởi xướng và quá trình
Sự tham gia không phải là ngẫu nhiên, cần phải được xúc tác. Người quản lí
cần quan tâm về mặt tiến độ và cũng cần để cho cộng đồng tham gia kiểm
soát những gì đang diễn ra. Quá trình đó gồm 4 giai đoạn: Khởi xướng-Chuẩn
bị-Tham gia-Duy trì.
3.Kiểm soát

Người khởi xướng giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định mức độ kiểm
soát thế nào là vừa phải. Quyết định đó giống như là việc đứng lên chiếc
thang vậy cần phải có quan điểm vững chắc về mức độ của sự tham gia.
4. Quyền lực và mục đích
Hiểu biết về sự tham gia có liên quan đến hiểu biết về quyền lực: khả năng
của các nhóm lợi ích khác nhau nhằm đạt được những gì họ muốn. Quyền lực
phụ thuộc vào việc ai có thông tin và tài chính. Nó cũng phụ thuộc vào sự tự
tin và các kĩ năng. Nhiều tổ chức không cho phép cộng đồng tham gia vì nhà
lãnh đạo sợ mất quyền kiểm soát. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, sự tham
gia đó giúp nhà lãnh đạo đạt hiệu quả cao hơn.
5. Vai trò của người động viên
Người động viên phải kiểm soát được tình hình. Cần phải luôn quan tâm đến
những gì họ đang tiến hành.
6.Cộng đồng và các bên có liên quan
Bên liên quan là bất cứ ai hưởng lợi hoặc chịu tác động bởi những gì đang xảy
ra. Ai sẽ chịu ảnh hưởng từ dự án, ai kiểm soát thông tin, những kĩ năng và
tài chính cần huy động, ai trợ giúp và ai cản trở? Không phải tất cả họ đều có
vai trò như nhau. Hãy sử dụng các nấc thang để thấy được ai có tầm ảnh
hưởng lớn nhất.
Sự tham gia của cộng đồng cũng phụ thuộc vào từng dự án bởi các nhóm lợi
ích khác nhau quan tâm đến những vấn đề khác nhau.
7. Hợp tác
Chỉ phát huy hiệu quả khi các nhóm lợi ích khác nhau sẵn sàng ngồi lại với
nhau để giành được mục tiêu chung. Các bên không cần phải tương đương
nhau về kĩ năng, nguồn lực tài chính hay sự tự tin nhưng họ phải tin cậy lẫn
nhau và cùng chung sức. Việc xây dựng lòng tin và sự đồng sức có thể sẽ mất
rất nhiều thời gian.
8. Sự tận tâm
Sự tận tâm chính là đối lập của sự lãnh đạm. Người tận tâm dốc sức để đạt
mục tiêu còn kẻ lãnh đạm thì không. Điều gì dẫn tới sự tận tâm? Đừng thuyết

giảng với họ rằng "mọi người phải quan tâm", mà hãy mời họ tham gia các
cuộc họp hay phát cho họ thật nhiều những tờ rơi minh họa. Họ chỉ tham gia
vào những gì họ quan tâm và chỉ thực sự tận tâm khi họ cảm thấy họ có thể
đạt được điều gì đó. Nếu họ thờ ơ với kế hoạch của bạn, đơn giản là bạn chưa
khiến họ quan tâm.
9. Sự sở hữu ý tưởng
Họ sẽ không tận tâm làm việc nếu như họ không có những phần sở hữu nhất
định trong những ý tưởng đó. Nói cách khác, bạn hãy cho họ cơ hội để khẳng
định đó là ý tưởng của chính họ. Hãy tổ chức các buổi lấy ý kiến, giúp họ xem
xét tính khả thi của từng ý tưởng và thảo luận ý tưởng đó giữa các nhóm
khác nhau.
10. Sự tự tin và năng lực
Việc đưa những ý tưởng vào thực hiện đòi hỏi cộng đồng phải có sự tự tin và
những kĩ năng nhất định. Quá trình thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng bao
gồm cả việc giúp họ thâm nhập vào những lĩnh vực hoàn toàn mới. Chờ đợi
họ tự nhiên phát triển năng lực, đưa ra những quyết sách quan trọng và tham
gia thực hiện dự án là điều không tưởng. Họ cần được đào tạo cả chính thức
và không chính thức để củng cố sự tự tin, lòng tin cậy lẫn nhau.
Trích từ "Hướng dẫn cộng đồng tham gia có hiệu quả" của David
Wilcox: />Trở về tài liệu tập huấn "Cộng đồng tham gia điều tra và đánh giá". Xem
thêm"Phát huy ý thức làm chủ của cộng đồng"
SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ
VÀ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH
Hướng dẫn và khuyến khích cộng đồng tự đánh giá
Tiến sĩ Phil Bartle
Dịch bởi Thu Dương
Nội Dung Chính Của Học Phần
Làm thế nào để khuyến khích các thành viên cộng đồng tham gia vào việc
đánh giá và thẩm định chính cộng đồng đó.
Tham Gia Đánh Giá:

Một nhiệm vụ rất quan trọng của người động viên cộng đồng là phải khuyến
khích các thành viên cộng đồng đó tham gia đánh giá cộng đồng một cách
khách quan và chính xác, phân loại các vấn đề và xem xét cấp độ ưu tiên giải
quyết các vấn đề đó.
Nếu không có sự đánh giá khách quan và thống nhất của toàn thể cộng đồng
thì mỗi thành viên cộng đồng sẽ giữ ý kiến riêng của mình về điều gì là quan
trọng và cần được giải quyết trước tiên. Điều này làm cơ sở cho những sai
lầm và mù quáng tiếp tục tồn tại cũng như ngăn cản cộng đồng hành động
nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc và nghèo đói. Do đó với tư cách là người động
viên cộng đồng, bạn phải thông thạo những kĩ năng khuyến khích và thúc đẩy
sự tham gia. Bạn cần tập huấn cho họ các lý thuyết cũng như kĩ năng cơ bản
của việc tham gia đánh giá, khảo sát và thẩm định.
Khi bạn tiến đến những bước xa hơn trong quá trình động viên cộng đồng,
chẳng hạn như thiết kế dự án, bạn phải đảm bảo toàn bộ cộng đồng thống
nhất trong viêc chọn ra vấn đề cần giải quyết với cấp độ ưu tiên cao nhất.
Các thành viên có học vấn sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác với những người
không được đi học, cũng như giữa nữ giới và nam giới hay giữa chủ đất và
người đi thuê.
Họ cũng có thể thuộc về những nhóm tuổi, sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ
khác nhau với những hệ thống giá trị và quan niệm khác nhau.
Lập Bản Đồ:
Một cách hữu hiệu để khởi động quá trình tự đánh giá của cộng đồng đó là tổ
chức một buổi thiết lập bản đồ .
Bạn hãy dành ra một ngày để xây dựng bản đồ cho khu dân cư đó và huy
động được càng nhiều người tham gia càng tốt. Cùng với họ, bạn hãy khảo
sát kĩ lưỡng toàn bộ khu vực chứ không chỉ đơn thuần dạo qua vòng ngoài mà
thôi. Trong lúc xem xét và quan sát bạn nên thảo luận với họ để đánh dấu
các điểm trên bản đồ.
Là người động viên cộng đồng bạn cần duy trì sự thảo luận, đóng góp ý kiến
của tập thể. Trong quá trình lập bản đồ, điều đó thậm chí còn quan trọng hơn

bản thân cái bản đồ đó.
Trên bản đồ, bạn cần đánh dấu những trụ sở, những con đường và hệ thống
cơ sở vật chất chủ đạo như là nhà vệ sinh công cộng, nơi tập kết rác thải,
kênh mương, sân chơi, trụ sở tôn giáo...Tất nhiên mỗi địa điểm này đều cần
được thảo luận kĩ càng nhằm tránh phát sinh các mâu thuẫn trong quá trình
thẩm định sau này cũng như nhằm tăng cường cự minh bạch.
Bạn nên hoàn tất việc vẽ bản đồ bằng cách nhóm họp lại tại một nơi thuận
tiện như trường học chẳng hạn để thống nhất lại toàn bộ vấn đề.
Bản đồ này sẽ được sử dụng cho giai đoạn tiếp theo đó là thiết lập bảng kiểm
kê cộng đồng.
Kiểm Kê Cộng Đồng:
Ngay sau khi lập xong bản đồ, bạn cần chuyển sang lập bảng kê khai nguồn
lực và thực trạng cộng đồng. Cũng như đối với toàn bộ quá trình, bạn không
thể làm thay mà phải huy động sự tham gia của toàn bộ cộng đồng để hoàn
thành bảng kê đó. Vai trò của bạn là khuyến khích và tập huấn cho công
đồng phát huy đóng góp ý kiến.
Bạn cần thúc đẩy tinh thần làm việc tập thể, ghi lại ý kiến đóng góp trên một
tấm bảng lớn và đưa ra cho mọi người cùng bàn luận. Phải đảm bảo rằng tất
cả đều có quyền nói lên những suy nghĩ riêng thậm chí trái ngược nhau. Cuối
cùng bạn khẳng định lại thành quả thống nhất của toàn thể cộng đồng chứ
không phải của riêng cá nhân nào.
Bạn cũng nên ý thức được rằng mỗi thành viên cộng đồng đều có những mối
quan tâm riêng. Một nhà hiệu trưởng sẽ nhận thấy cần xây thêm một ngôi
trường mới, nông dân cần tiếp cận nguồn phân bón, phụ nữ cần nguồn nước
sinh hoạt, v.v...Điều này lí giải sai lầm của một số dự án khi lấy ý kiến một
vài cá nhân lãnh đạo để quyết định các vấn đề ưu tiên giải quyết của cả cộng
đồng. Chỉ có sự tham gia của mọi thành viên mới đem lại sự minh bạch và
những nhận định xác đáng về điều gì là cần thiết cho toàn thể cộng đồng.
Hãy gợi ý cho cộng đồng tạo ra một bảng kiểm kê đầy đủ bao gồm cả những
nguồn lực/tài sản và những vấn nạn của cộng đồng (chẳng hạn như một nhà

vệ sinh công cộng được duy trì sạch sẽ và một nhà vệ sinh đã xuống cấp).
Hãy tham khảo lại bản đồ vừa thiết lập hay dán bảng kê khai đó để lấy ý
kiến.
Điều gì trong một cái tên?
Bạn có thể thấy các từ đồng nghĩa, PRA hay PAR được sử dụng rộng rãi trong
phần huy động sự tham gia của cộng đồng trong lập bảng kiểm kê. Có rất
nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau về chúng.
Trước đây từng có một phương pháp gọi là RRA, Đánh Giá Sơ Bộ Cộng Đồng.
Hiểu nôm na đó là việc một tổ chức cứu trợ bỏ ra cả núi tiền để thuê một vị
gọi là chuyên gia đáp máy bay đến địa phương, ở trong một khách sạn cao
cấp gần đó và tham khảo ý kiến của các chức sắc lãnh đạo để lập ra một bản
được gọi là báo cáo về các nhu cầu thiết yếu của cộng đồng.
Rõ ràng phương pháp làm việc từ trên xuống và quá hời hợt đó đã trở nên lạc
hậu và hoàn toàn vô tác dụng. Chỉ có sự tham gia của các thành viên cộng
đồng mới có thể mang lại sự đánh giá chính xác.
Hơn nữa các nhà xã hội học cũng chỉ ra rằng nếu các thành viên cộng đồng
được tham gia vào giai đoạn đánh giá thẩm định, họ sẽ có trách nhiệm hơn
trong việc tiến hành và duy trì thành quả lâu bền của dự án đó.
Và một thuật ngữ mới ra đời đó là PRA. Dù được dịch là sự tham gia đánh giá
khu vực nông thôn hay sự tham gia khảo sát và đánh giá thì nó đều hàm
nghĩa sự chủ động hợp tác và tính xây dựng tích cực của toàn bộ cộng đồng.
Một vài người thậm chí còn bỏ qua những lí giải thừa thãi về PRA và tạo ra
một khái niệm khác PAR hay còn gọi là nghiên cứu về hành động tham gia.
Dù là gì đi nữa thì bản chất của khái niệm vẫn không thay đổi. Đó là sự tham
gia của mọi thành viên trong suốt quá trình đánh giá thực trạng và nhu cầu
của cộng đồng đó.
Những thông tin này được dùng làm gì?
Bạn có thể nghe đâu đó một người quản lí dự án, một kĩ sư hay một nhà
hoạch định cho rằng việc đánh giá cộng đồng là không cần thiết, viện cớ là đã
có những nghiên cứu xã hội nền tảng trước đó. Đây chỉ là những lời than cỗ

hữu mà bạn phải đấu tranh để chống lại những quan niệm đó và bảo vệ
nghĩa vụ của một người động viên cộng đồng. Các nhà quản lí chỉ muốn
nhanh chóng có được những thành quả vật chất cụ thể trong khi việc huy
động toàn bộ cộng đồng tham gia đánh giá có thể rất mất thời gian.
Những thông tin thu thập trong quá trình lập bản đồ và bảng kiểm kê có thể
sẽ trùng lặp với các nguồn dữ liệu khác nhưng sẽ là thiển cận nếu cho rằng
chúng chỉ được sử dụng cho quá trình hoạch định. Mục đích thực sự của việc
huy động cộng đồng tham gia đánh giá chính là để nâng cao tinh thần trách
nhiệm của họ trong việc xây dựng và bảo vệ thành quả dự án trong tương lai.
Đó là chưa kể đến những thông tin đó sẽ bổ sung và cập nhật cho những dữ
liệu điều tra, khảo sát trước đó để tạo ra bức tranh chính xác và tổng thể
thực trạng cộng đồng. Là người động viên cộng đồng, bạn có trách nhiệm
đóng góp cho quá trình xóa đói giảm nghèo và trao quyền cho cộng đồng
thông qua việc cung cấp những thông tin thiết thực cho các cơ quan ban
ngành, lãnh đạo địa phương nhất là những người tham gia hoạch định, phát
triển và chèo lái cộng đồng.
Tập Huấn Cho Các Thành Viên Cộng Đồng:
Một cộng đồng càng nghèo đói và có nhiều người bị đẩy ra bên lề thì các
thành viên của nó sẽ càng xa lạ với việc tham gia vào quá trình đưa ra các
quyết sách. Và tất nhiên với khả năng đọc viết hạn chế họ cũng sẽ khó có thể
tham gia vào việc vẽ bản đồ hay lập bảng kiểm kê. Họ cần được trang bị
những kĩ năng cơ bản nhưng việc giáo dục như ở các trường học là hoàn toàn
không hiệu quả.
Là người động viên cộng đồng, bạn cần giúp họ làm quen với tất cả những
điều đó thông qua công việc cụ thể. Việc khuyến khích họ tham gia sẽ giúp
họ trở nên tự tin đóng góp sức mình cho sự phát triển cộng đồng.
Trong quá trình thực hiện, bạn cũng nên lưu ý rằng những kĩ năng đó là hoàn
toàn mới mẻ đối với họ. Bạn phải làm sao để họ thấy chúng không quá khó
hay phức tạp. Họ luôn sẵn sàng học hỏi và tham gia và nhiệm vụ của bạn là
thúc đẩy họ, củng cố niềm tin nơi họ.

Sự tham gia đánh giá của cộng đồng không chỉ là nền tảng cho hành động
cộng đồng mà xa hơn đó còn là cơ cở cho việc theo dõi và giám sát của cộng
đồng sau này.
Phạm Vi Của Phương Pháp PAR
Tài liệu này hướng dẫn cách khuyến khích các thành viên cộng đồng tham gia
nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về chính cộng đồng của họ. Bạn phải động
viên tất cả mọi thành viên chứ không chỉ một hay một vài cá nhân riêng lẻ.
Phương pháp khích lệ tham gia có thể phát huy hiệu quả trong phần lớn chứ
không phải mọi trường hợp và mọi lĩnh vực. Đôi khi bạn cũng cần khéo léo
kết hợp các biện pháp khác.
Nhất là khi những thành viên cộng đồng yêu cầu, bạn cũng nên thuyết trình,
trình chiếu hay đối thoại trực tiếp. Tuy nhiên dù áp dụng phương thức nào thì
cuối cùng, bạn cũng phải đảm bảo học viên sẽ được học bằng thực hành chứ
không phải thuyết giảng.
Xem lý luận của Kamal Phuyal" Tại sao dùng PRA"và Doreen Boyd" Những Lợi
Ích Của PAR."
Để biết thêm tranh luận về phương pháp này, xem các bài viết của Robert
Chambers .
––»«––
Lập Bản Đồ Cộng Đồng:
CHIA SẺ HẠNH PHÚC THÔNG QUA
PHƯƠNG PHÁP PRA
Nepal
Viết bởi Kamal Phuyal
Hiệu đính bởi Tiến sĩ Phil Bartle
Dịch bởi Thu Dương
"Người học không mấy khi chú trọng vào nội dung bài học. Thay vào đó, họ
tập trung quan sát hành vi của người dạy và xem chúng có phù hợp
với những gì mà họ giảng dạy không. Hơn nữa, người học cũng sẽ vận
dụng những gì được học vào thực tế nếu họ được khuyến khích bởi

chính sự thực hành của người dạy".
(Mr. Uttam Dhakhwa, Diễn Đàn Chia Sẻ Về Đời Sống Tinh Thần và Sự
Phát Triển).
Tại sao phải sử dụng phương pháp PRA? Rất nhiều diễn đàn, hội thảo đã đề
cập đến vấn đề này. Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi cho rằng có 3 nhân
tố chính cấu thành PRA đó là: thái độ và hành vi, nhận thức hay tầm nhìn và
quá trình rèn luyện hay kĩ năng. Nhân tố thứ ba là rất rõ ràng và nhấn mạnh
đến việc làm thế nào để sử dụng các công cụ PRA. Do đó nhiều người cho
rằng phần lớn thời gian tập huấn đều chú trọng vào nhân tố này. Viêc tập
huấn bắt đầu bằng lược sử về PRA và kết thúc bằng cách thức áp dụng các
công cụ PRA.
Nhân tố thứ nhất đề cập đến vấn đề ai cần sử dụng PRA? Đâu là những phẩm
chất của một người thực hành PRA. Nhân tố thứ hai nhấn mạnh tại sao cần
sử dụng PRA mà không phải là các phương pháp khác. Những giá trị của PRA
là gì? Tương tự như vậy, nhân tố thứ ba tập trung vào làm thế nào để sử
dụng hiệu quả các công cụ PRA, quá trình ứng dụng chúng ra sao?
Sự tham gia của cộng đồng phụ thuộc vào chính thái độ của những người
thúc đẩy.
Sự Phát Triển Có Nghĩa Là Sự Chia Sẻ Hạnh Phúc
Một đồng nghiệp của tôi có nói với tôi rằng sự phát triển có nghĩa là chia sẻ
hạnh phúc và biện luận bằng rất nhiều trường hợp mà anh ta đã gặp. Tôi
thực sự thích thú với ý tưởng đó.
Tôi đã có dịp tham quan rất nhiều dự án phát triển, có cái trị giá hàng triệu
rupi, có cái chỉ vài nghìn. Một lần tôi đến một làng gần cạnh Pokhara cách
Kathmandu khoảng 200 km. Chúng tôi tổ chức cho người dân cùng tham gia
đánh giá một dự án cung cấp nước sạch và thực sự có một khoảng thời gian
vui vẻ ở đó. Chúng tôi chia sẻ mọi việc cùng với dân làng và họ rất hạnh phúc
với sự có mặt của chúng tôi. Về mặt tài chính, đó là một dự án nhỏ. Cơ quan
quản lí cấp nước địa phương và một tổ chức của Nhật Bản phối hợp thực hiện
dự án. Nó tiêu tốn hết khoảng 35 nghìn rupi. Một người phụ nữ chia sẻ với

chúng tôi:
Chị A Didi đến làm việc tại làng tôi. Chúng tôi chẳng thiết tha gì với chị ấy
suốt một thời gian dài, thậm chí còn bảo chị ấy nên trở về đi vì chúng tôi đã
có những kinh nghiệm cay đắng với những người làm công việc này trước đó.
Nhưng cô ấy đã không về mà còn dành rất nhiều đêm để suy nghĩ về những
vấn đề nan giải của chúng tôi. Cô ấy thật tốt. Cuối cùng chúng tôi trở nên yêu
quý cô ấy và chung sức cùng với cô ấy hoàn thành rất nhiều việc. Bây giờ
chúng tôi có những hợp tác xã riêng. Chúng tôi tham gia vào các lớp xóa mù
chữ. Chúng tôi rất hạnh phúc vì đã được làm việc cùng với cô ấy, hoàn thành
mọi việc một cách vui vẻ. Bây giờ nhớ lại tôi vẫn thấy hào hứng. Chúng tôi
yêu quý dự án này và sẽ không bao giờ để nó tàn lụi để ghi nhớ khoảng thời
gian tuyệt vời đó.
Những người dân làng thậm chí không thể phát âm chính xác tên của dự án
đó nhưng họ luôn nhắc đi nhắc lại về những gì họ đã làm cùng với Bikase
Didi, một nhà phát triển cộng đồng. Thật không may mắn là chúng tôi không
có dịp gặp gỡ cô ấy nhưng qua những gì được nghe, chúng tôi thấy cô ấy rất
hạnh phúc khi được làm việc cùng với những phụ nữ nông thôn. Cô ấy luôn
quan niệm rằng hạnh phúc là được chia sẻ cùng người khác. Didi và những
người dân đã chia sẻ hạnh phúc với nhau khi thực hiện dự án này và sự chia
sẻ đó đã mang lại thành công. Dân làng không quan tâm đến số tiền đầu tư
vào hay số tiền mà dự án đã tiêu tốn. Trong suốt quá trình đánh giá, họ luôn
đề cập đến những niềm vui mà họ đã trải nghiệm. Niềm hạnh phúc đó sẽ
khuyến khích họ làm nhiều việc khác. Họ có hợp tác xã, có ủy ban bảo quản
và những nhóm tiết kiệm giúp nhau. Họ nói: "Chúng tôi rất vui vì đã tham gia
vào tập thể, đã chia sẻ khó khăn cùng nhau và hưởng thụ thành quả cùng
nhau".
Một tổ chức đa phương dành hẳn 1.5 triệu rupi cho một dự án cấp nước cho
một làng ở huyện Nuwakot, vùng phía bắc Kathmandu. Nhưng một ủy ban
phát triển của làng đó (chịu trách nhiệm khoảng 800 hộ gia đình) chỉ nhận
được 5 trăm nghìn rupi ngân sách năm. Mâu thuẫn giữa dân làng và dự án nổ

ra. Người dân không vui vẻ gì với dự án đó dù vấn đề cấp nước cho những
vùng xa đã được giải quyết. Khi đánh giá dự án, họ nói rằng:
Dự án sắp hoàn thành nhưng chúng tôi hầu như không thể nhận biết người
của dự án này. Họ thay đổi nhân viên dự án liên tục, chúng tôi không bao giờ
nhìn thấy họ lần thứ hai. Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng đây là dự án của
chúng tôi. Chúng tôi có nghe nói họ đã thành lập một đoàn công tác nhưng
chẳng biết được đó là những ai, chắc phải nằm trong số quan chức lãnh đạo.
Những nhân viên dự án cũng không có nơi làm việc hay nơi ở thường trú.
Phần đông số họ trở về trụ sở ở Kathmandu hay Trishuli sau khi tham quan
dự án. Một nhà thầu ở vùng lân cận đứng ra xây dựng dự án. Chúng tôi cũng
đã nói chuyện với nhân viên dự án và họ không mấy vui vẻ.
Đã nhiều năm dân làng được cấp nước từ một dòng suối gần đó và mọi việc
cứ tiếp tục như thế. Họ không hề được hỏi về những mong muốn hay những
suy nghĩ thực sự của họ. Tất cả được lên kế hoạch và thực hiện bởi những
"người ngoài", những người chưa bao giờ đối mặt với các vấn đề như thiếu
nước hay phải sử dụng nước bẩn. Chúng tôi nhận thấy dự án này không thể
là công cụ để chia sẻ hạnh phúc. Khoảng cách giữa người dân và dự án đã
được nới rộng ngay từ khi nó được đưa ra. Những nhân viên dự án chỉ coi đây
là một phần công việc họ phải làm. Họ nghĩ rằng họ đã đối xử tốt với những
người dân làng khi đã mang lại dự án này. Họ không sẵn sàng nói chuyện với
người dân, và như thế làm sao họ có thể chia sẻ hạnh phúc với dân làng.
Kinh nghiệm đã cho chúng tôi thấy rất nhiều câu chuyện mà người dân tự
giác tham gia xây dựng các công trình như đền miếu, đường xá, trường học.
Họ làm tất cả những việc đó cứ như đang tổ chức một lễ kỉ niệm vậy. Phân
tích kĩ một chút bạn sẽ thấy động lực của họ chính là nhu cầu chia sẻ hạnh
phúc. Họ hát cùng nhau, làm việc cùng nhau, tổ chức các bữa tiệc ăn uống
cùng nhau, cùng nhau vui cười khi hoàn thành công việc. Họ hạnh phúc khi
cho đi hay nhận được cái gì đó hay khi chia sẻ với nhau.
Một tổ chức lớn đề nghị bạn tôi làm việc với họ. Cô ấy suy nghĩ rất nhiều,
tham khảo ý kiến người khác và cuối cùng từ chối đề nghị đó. Cô ấy nói:

Tôi không chắc là mình sẽ hạnh phúc ở một môi trường mới. Tôi đang rất vui
khi được làm việc với các bạn tôi ở đây, được chia sẻ cùng họ. Tôi yêu thích
công việc hiện tại. Họ đã đề nghị tôi mức lương gấp đôi và cung cấp cho tôi
mọi tiện nghi. Nhưng tôi nghĩ mình sẽ mất đi hạnh phúc đang có.
Chia Sẻ Hạnh Phúc Bằng Phương Pháp PRA
Chúng tôi chưa bao giờ thấy việc tập huấn PRA là tẻ nhạt. Gần đây tôi có xem
lại 60 bản báo cáo tập huấn PRA. Tôi tham khảo phần đánh giá của người
được tập huấn, phần thường được làm vào cuối buổi. Tôi không thấy dù chỉ là
một bản nói rằng PRA là tẻ nhạt. Tôi thường thấy họ nhận xét rằng: "mười
ngày tập huấn mà chỉ như mười phút vậy", "việc này giống như một trò chơi",
"chúng tôi không hề thấy tẻ nhạt", "chúng tôi cười rất nhiều", "chúng tôi chia
sẻ rất nhiều" hay đại loại như thế. Những gì bạn học được từ PRA, bạn cũng
có thể học được từ các phương pháp khác. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của
tôi, một trong những giá trị cơ bản của PRA đó là tạo ra một môi trường để
chia sẻ niềm vui. Người học sẽ không cảm thấy ở đây có sự phân chia thứ bậc
hay sự khác biệt xã hội nào về điều kiện kinh tế, giới tính hay đẳng cấp. Tất
cả họ cùng cười, học và chia sẻ. Sự chia sẻ đó phát triển mối liên hệ tình cảm
giữa họ và đó là điều mà PRA làm được cả trong khi tập huấn và cả ở ngoài
đời sống cộng đồng.
Chẳng hạn khi lập bản đồ, đầu tiên dân làng thường sử dụng các viên đá hay
que củi để định vị. Trong những phút đầu đó, họ luôn nhớ là họ đang làm một
bản đồ. Chẳng mấy chốc, họ quên đi là họ đang chơi đùa cùng với những đồ
vật đó. Rồi họ lại trở về thực tế. Họ hò hét, nói chuyện cởi mở với nhau thậm
chí tức giận với nhau. Chứng kiến những cảnh tượng đó, tôi cảm thấy rằng
chỉ sau một vài phút là họ đã có thể thảo luận và phân tích vấn đề một cách
sôi nổi, đó cũng là lúc họ bắt đầu chia sẻ niềm vui. Những người đứng ngoài
do đó cũng hào hứng tham gia, thậm chí là những người chưa từng biết chữ
hay cả những người vốn bị đẩy ra ngoài rìa xã hội và rất ít khi lên tiếng trước
cộng đồng. Chia sẻ niềm vui làm cho quá trình khuyến khích cộng đồng tham
gia trở nên dễ dàng.

Một nhà thúc đẩy PRA đã từng chia sẻ với tôi như thế.
PRA nếu không có "chia sẻ niềm vui" thì sẽ rất tẻ nhạt và khô khan, thậm chí
là nguy hiểm. Có một vị chủ tịch ủy ban phát triển cộng đồng của huyện
Dhading, gần kề Kathmandu chia sẻ kinh nghiệm của mình về PRA như sau:
"Một nhóm hoạt động PRA đến làng chúng tôi dẫn đầu bởi 4 hay 5 người
mang vác nào là lều trại lương thực thực phẩm. Ngay khi đến, một vài trong
số họ thì đi tìm bắt gà còn một vài đi chặt cành cây để chuẩn bị cắm trại vào
buổi tối. Một số thanh niên thì đến khu vực cấp nước chọc ghẹo các cô gái
trong làng. Buổi tối họ tổ chức một buổi tiệc lớn. Họ hát hò, nhảy múa và la
hét tận đến khi 2 gã trong số đó gây gổ với nhau vì uống say. Sáng hôm sau
họ tập hợp chừng 7 hay 8 người gì đó (gồm 3 người trong ngôi nhà mà họ đã
ở) và bắt đầu thực hành PRA.
Kiểu thực hành PRA không có sự tham gia của đông đảo cộng đồng như thế
không phải là chia sẻ niềm vui mà là cướp đi niềm vui của họ. Những hành
động vì lợi ích cá nhân như thế còn làm hủy hoại giá trị của phương pháp
PRA.
Những gì mà chúng ta đạt được nhờ PRA thì cũng có thể đạt được nhờ những
phương pháp khác. Có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tăng cường
sự tham gia của cộng đồng. Chúng ta cũng có thể khuyến khích những người
không biết chữ hay những người bị đẩy ra ngoài rìa xã hội tham gia vào quá
trình phát triển cộng đồng bằng các cách khác nhau. Nhưng vai trò của PRA
là rất lớn và chỉ có PRA mới tạo ra được một môi trường cho họ chia sẻ niềm
vui.
Trong một cuộc phân cấp giàu nghèo ở một làng của huyện Sindhupalchowk
phía đông bắc Kathmandu được tiến hành bởi chính những người dân làng, họ
đã xếp một ông lão nọ vào danh sách người nghèo nhưng ông nhất định phản
đối. Việc tranh cãi diễn ra khá lâu. Mọi người cố đưa ra những bằng chứng
chứng minh cho sự nghèo của ông. Họ muốn giúp ông bởi mục tiêu của dự án
này là các chương trình hỗ trợ người nghèo. Ông lão thực sự rất nghèo, chẳng
có gì cả thậm chí ngày không đủ 2 bữa cơm. Nhưng ông nói: "Tôi không có

đủ thức ăn nhưng tôi hạnh phúc. Tôi là người hạnh phúc nhất trong làng này.
Mọi người đã bao giờ thấy tôi buồn phiền bao giờ chưa? Như thế thì làm sao
cho tôi là nghèo được?". Thế là mọi người đành xếp ông vào hạng trung bình.
Ông lão đó cũng chính là người đầu tiên tham gia vào thậm chí là điều hành
bất cứ công việc tập thể nào của làng.
Chúng tôi đã nói chuyện với ông ấy rất lâu và nhận ra rằng ông có một nguồn
hạnh phúc tự trong lòng. Tất cả dân làng đều cảm thấy thiếu vắng nếu ông đi
đâu đó vài ngày. Những người làm PRA ở đây có thể cho rằng việc được đáp
ứng những nhu cầu cơ bản là quyền của con người và sự nghèo đói có thể sẽ
là cản trở lớn cho nỗ lực chia sẻ hạnh phúc. Tuy nhiên sự giàu có về vật chất
không thể so sánh được với sự giàu có về tinh thần và tình cảm.
Tháng trước chúng tôi có một cuộc hội thảo về sự phát triển và đời sống tinh
thần. Có người hỏi chúng tôi: "Thế nào gọi là trao quyền cho những người đã
bị đẩy ra ngoài rìa xã hội?" Họ sẽ chia sẻ hạnh phúc với ai? Và đây là những
kết luận được đưa ra sau buổi thảo luận:
"Tất nhiên chúng ta muốn sự công bằng chứ không phải sự bất công, chúng
ta không muốn sự bóc lột mà chúng ta muốn mang lại quyền lợi cho những
người bị tước đoạt. Vì thế chúng ta cần khuyến khích những người bị xa lánh
kì thị, những người bị tước đoạt đó tham gia vào quá trình phát triển nâng
cao đời sống cho chính họ. Chúng ta cần lắng nghe những ý kiến tâm tư và
nguyện vọng của họ. Chúng ta phải là những người bạn đồng hành với họ
trong suốt quá trình trao quyền cho họ. Chúng ta cần làm thế không chỉ bởi vì
đó là nghĩa vụ mà còn vì điều đó sẽ giúp chúng ta hạnh phúc. Chúng ta muốn
chất lượng cuộc sống của họ tăng lên để giảm đi sự bất công. Chúng ta cần
tỏ rõ cho họ thấy chúng ta hạnh phúc khi được là những người bạn của họ.
Đó là cách mà chúng ta chia sẻ hạnh phúc với họ. Một khi họ đã hiểu được
những mong muốn của chúng ta, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ niềm vui của họ với
chúng ta. Rõ ràng PRA có thể làm được rất nhiều trong việc chia sẻ hạnh
phúc với những nhóm người bị xô đẩy ra bên lề xã hội ấy. PRA xóa bỏ mọi
nghi thức xã hội và giúp chúng ta suy nghĩ nhìn nhận vấn đề theo cách thức

của họ.
Một trong số những vị chủ tịch các ủy ban phát triển đã bày tỏ kinh nghiệm
của mình trong sử dụng PRA cho việc lên kế hoạch.
" Trước khi có PRA, chúng tôi thường tập hợp nhu cầu của các thành viên
trong xóm. Những chiếc bàn của chúng tôi phải chịu đựng rất nhiều vì ai cũng
nuốn nhấn mạnh nhu cầu của mình bằng cách đập tay xuống bàn. Tuy nhiên
nhờ có việc xếp loại những nhu cầu đó mà chiếc bàn không phải hứng chịu
các cú đập đó nữa. Chúng tôi cùng làm việc với nhau rất vui vẻ.
Theo kinh nghiệm mà tôi có được, PRA giúp ta chia sẻ niềm vui với cộng đồng
và ngược lại, nhất là đối với những người bị tổn thương hay bị đẩy ra rìa xã
hội. Tôi tin rằng nếu chúng ta nghĩ đến những mặt tích cực, thì chúng ta càng
tiến gần đến sự phát triển. Nếu chỉ nghĩ đến mặt tiêu cực, chúng ta sẽ bị kìm
hãm. Không thể có phát triển nếu chỉ nghĩ đến những mặt tiêu cực mà thôi.
LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG THỨC CỘNG ĐỒNG THAM GIA
ĐÁNH GIÁ
Viết bởi Doreen Boyd
Hiệu đính bởi Tiến sĩ Phil Bartle
Dịch bởi Thu Dương
Một Số Lợi Ích:
Cách làm này xác minh rõ những nhận thức cảm tính về cộng đồng cũng như
là đính chính lại những hiểu biết sai lệch về tình hình thực tế khi những bằng
chứng kinh nghiệm được áp dụng vào điều kiện hiện tại.
Một bản khảo sát/ đánh giá về cộng đồng được tiến hành một cách chuyên
nghiệp bởi chính các thành viên cộng đồng đó đánh dấu sự tham gia của cộng
đồng và sự thúc đẩy cần thiết để duy trì bền vững các hành động cộng đồng.
Khi họ tham gia tìm kiếm và phân tích các dữ liệu, họ sẽ hiểu rõ nguyên nhân
cốt lõi của vấn đề. Điều này giúp việc giáo dục nhận thức về phát triển cho
cộng đồng dễ dàng hơn, từ đó tạo ra được sự ủng hộ và những nỗ lực vận
động hành lang nhằm mang lại sự thay đổi cần thiết. Nó cũng giúp các thành
viên cộng đồng thoát khỏi những vụ lợi cá nhân cũng như những ý kiến chủ

quan trong đánh giá nhu cầu của cộng đồng và hướng tới phương pháp làm
việc tập thể khách quan hơn.
Đối với các phương pháp khác, làm được điều đó là một khó khăn lớn. Bản
chất của con người là có khuynh hướng chủ quan, muốn nhìn nhận vấn đề
theo quan điểm riêng của mình. Điều này không hoàn toàn xấu nhưng dẫn
đến những phát hiện sai lệch hoặc làm cho các cá nhân đó thất vọng rút lui
khi nhu cầu của riêng họ không được đáp ứng.
Báo cáo việc khảo sát của cộng đồng có thể cung cấp một tài liệu hữu ích cho
các cấp ngành chẳng hạn như trong việc lập kế hoạch hành động và chiến
lược xóa đói nghèo cụ thể đối với từng cộng đồng dựa trên những kết quả
điều tra, hay trong việc tạo ra những thay đổi chính sách cần thiết và những
sự can thiệp "ngược dòng" nhằm giúp cộng đồng tham gia vào các quyết sách
vĩ mô tác động lên cuộc sống của họ và cuối cùng là huy động các nguồn lực
để tiến hành những sự can thiệp cần thiết.
Tôi xin đưa ra kinh nghiệm mà tôi có được khi áp dụng phương pháp PAR cho
các khu vực khác nhau trên thế giới.
Tất cả đều có thể bắt đầu từ việc vẽ bản đồ cộng đồng. Trong nhiều trường
hợp người ta phát hiện ra những thông tin sai lệch hoặc thiếu thông tin về vị
trí cụ thể của các cơ sở hạ tầng chiến lược như nhà vệ sinh công cộng, đường
ống dẫn nước, cửa hàng... Từ đó dẫn đến việc phải định vị một cách chắc
chắn và tất nhiên người ta nghĩ đến một cuộc khảo sát cộng đồng.
Tôi chưa gặp trường hợp nào mà các thành viên cộng đồng từ chối làm việc
này hay không đủ năng lực thực hiện khi đã được tập huấn.
Bàn Luận Xa Hơn:
Điều cần nhấn mạnh nhất đối với các nhà thúc đẩy/động viên cộng đồng đó
là: dù sống trong những điều kiện nghèo nàn đến đâu, những con người bình
thường cũng có thể làm nên những điều phi thường. Sự nghèo đói về vật chất
không có nghĩa là họ nghèo đói về ý tưởng, ước mơ, hoài bão hay những
năng lực cần thiết để biến những ý tưởng, ước mơ và hoài bão đó thành hiện
thực.

Người thúc đẩy phải có niềm tin vào khả năng của cộng đồng cũng như là
công việc của mình.
Nhiều vị chuyên gia không hiểu được nhu cầu của cộng đồng cần được tham
gia vào các quyết sách ảnh hưởng đến đời sống của họ, thậm chí còn không
tin rằng cộng đồng có thể làm được điều đó, thu thập và phân tích được
những thông tin đó.
Tất cả những gì trình bày trên đây chỉ là một phần rất nhỏ trong công việc
của người thúc đẩy cộng đồng, nhưng lại rất quan trọng đối với toàn bộ quá
trình PAR bởi vì người ta vẫn coi khảo sát là công việc dành cho các chuyên
gia đươc đào tạo kĩ lưỡng chứ không phải dành cho những người dân chưa
từng qua một trường lớp nào, những người vốn được coi là đối tượng được
khảo sát chứ không phải người khảo sát.
BẢN ĐỒ VÀ BẢNG KIỂM KÊ
Tham Gia Vào Quá Trình Đánh Giá Cộng Đồng
Tiến sĩ Phil Bartle
Dịch bởi Thu Dương
Tài Liệu Phát Tập Huấn Cho Các Thành Viên Cộng Đồng
Lưu Ý Dành Cho Các Thành Viên Cộng Đồng Trong Việc Đánh Giá
Bản Đồ và Bảng Kiểm Kê:
Để cộng đồng phát triển theo ý muốn của các thành viên, một việc rất quan
trọng đó là lập một bảng kiểm kê các tài sản và nguồn lực sẵn có của cộng
đồng, từ đó xác định những gì là thực sự cần thiết. Bước đầu tiên là lập ra
bản đồ cộng đồng để tham khảo và sử dụng cho việc xây dựng bản kiểm kê
cộng đồng.
Sự tham gia của tất cả các thành viên cộng đồng trong việc lập bản đồ và
bảng kiểm kê là rất quan trọng.Việc này không thể loại trừ bất cứ thành viên
nào dù là lãnh đạo, trí thức, bình dân hay thuộc về các tôn giáo sắc tộc khác
nhau.
Người động viên sẽ giúp tổ chức một cuộc khảo sát khu vực dân cư để lập ra
một bản đồ và một buổi họp mặt cộng đồng để lập bản kiểm kê. Sự hợp tác

tham gia của mọi thành viên cộng đồng nhằm đáp lại những khuyến khích
của người động viên là điều thiết yếu.
Bạn Cần Làm Gì?
Bạn cần đóng góp gì để mang lại thành công cho công việc này?
Trong quá trình lập bản đồ, bạn cần có mặt đúng giờ và động viên mọi thành
viên khác tích cực tham gia. Hãy đi cùng với họ, thảo luận với họ xem các
nhà vệ sinh công cộng được sử dụng sạch sẽ không, các điểm cấp nước có
đảm bảo nước sạch không, các trường học có khô ráo, ngăn nắp và được
chiếu sáng đầy đủ không, các sân chơi, sân bóng có sạch và thú vị không,
đường sá có an toàn hay có các ổ gà, ổ voi nguy hiểm, các khu chợ có được
giữ vệ sinh không. Tất cả mọi công trình cần phải được xem xét kĩ lưỡng để
xác định tình trạng sử dụng của chúng, còn tốt hay đã hư hỏng xuống cấp và
cần được sửa chữa, mở rộng hay thay thế. Những lưu ý đó cần phải được ghi
lại trên bản đồ.
Mục tiêu quan trọng nhất của bạn là phải đảm bảo tính xác thực và đầy đủ
của bản đồ này cũng như là của bảng kiểm kê.
Tham gia vào buổi họp mặt cộng đồng và khuyến khích tất cả các thành viên
khác cùng tham gia. Hãy hợp tác với những người động viên cộng đồng. Hãy
liệt kê ra các nguồn lực và nhu cầu, không nên bác bỏ hay tranh cãi gay gắt
với các thành viên khác. Hãy đảm bảo mọi người lắng nghe ý kiến của bạn và
bạn cũng lắng nghe ý kiến của người khác.Cần đặc biệt khuyến khích những
thành viên chưa bao giờ trình bày những suy nghĩ của mình.
Tiếng Nói Của Toàn Thể Cộng Đồng:
Bây giờ là lúc quyết định xem cộng đồng của bạn cần gì để có thể phát triển.
Đây không phải là lúc để chỉ khăng khăng giữ lấy những gì là cần thiết cho
riêng cuộc sống của bạn, bạn bè bạn hay người thân và đồng nghiệp của bạn.
Đây là một quá trình làm việc tập thể vì thế lợi ích tập thể phải được đặt lên
hàng đầu.
Nếu bạn biết đọc (tất nhiên rồi nếu như bạn đang đọc tài liệu này), hãy cố
đánh giá những nhu cầu thiết yếu của cộng đồng không chỉ qua cách nhìn của

những người được đi học. Hãy đặt mình vào vị trí của những người chưa bao
giờ được học đọc, học viết xem họ cần gì.
Nếu bạn không biết đọc, hãy suy nghĩ thấu đáo về tầm quan trọng của việc
biết chữ và học thức. Bạn cũng không nên tận dụng dịp này để bảo vệ lợi ích
của một nhóm nào đó mà bạn thuộc về dù là tôn giáo, ngôn ngữ, sắc tộc nào.
Hãy hành động vì lợi ích của toàn cộng đồng.
Thành Quả Mong Muốn Của Quá Trình Đánh Giá Này:
Quá trình lập bản đồ và bảng kiểm kê cần phải mang lại những kết quả cụ
thể nào?
Bản đồ cần chính xác và đầy đủ, bao hàm được toàn bộ các công trình cơ sở
hạ tầng, cả các mặt tích cực và tiêu cực, tốt và xấu.
Bảng kiểm kê cũng phải chính xác và đầy đủ, bao hàm được toàn bộ các công
trình kể trên cũng như các nguồn lực cho sự phát triển và cả những vấn nạn
kìm hãm điều đó. Bảng kiểm kê đó cũng phải nêu ra tất cả những nhu cầu và
cơ hội để phát triển cộng đồng.
Cả bản đồ và bảng kiểm kê phải phản ánh được sự tham gia và những đóng
góp của mọi thành viên cộng đồng chứ không phải của một vài cá nhân có
tiếng nói hay một nhóm đại diện nào.
––»«––
Lập Bản Đồ Cộng Đồng:
LÊN Ý TƯỞNG
TRÌNH TỰ VÀ QUÁ TRÌNH
bởi Tiến sỹ Phil Bartle
[dịch bởi Vũ Diễm Hằng]
Hướng dẫn về phương pháp
Phương pháp huấn luyện cộng đồng vững mạnh
Những hướng dẫn này sẽ giúp bạn dẫn dắt cả nhóm đi đến quyết định với sự
nhất trí cao. Phương pháp này có thể được sử dụng trong buổi gặp mặt cộng
đồng, trong buổi họp các đại diện của một tổ chức vì cộng đồng trong số các
giám đốc của một tổ chức phi chính phủ, trong một ban ngành chính phủ hay

Liên hợp quốc, buổi họp giám đốc các cơ quan, với từ 5 đến 200 người tham
gia.
Trong khi bạn cần phải có những phẩm chất lãnh đạo để có thể tổ chức một
buổi họp và cần phải rất kiên quyết đảm bảo rằng hình thức và những quy
luật cơ bản của buổi họp phải được tuân thủ (ví dụ như không được chỉ trích
hay nói chuyện riêng). Bạn sẽ phải chắc chắn rằng những quyết định được
đưa ra phải là do cả nhóm, không phải do bạn áp đặt ý kiến của mình lên
những người còn lại. Bạn thúc đẩy quá trình đưa ra quyết định một cách sáng
tạo.
Mục đích của việc lên ý tưởng:
Muc đích của mỗi buổi lên ý tưởng là để cả nhóm có thể xác định được vấn
đề, tìm cách can thiệp và đưa ra giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề đó.
Yêu cầu:
1. Có một vấn đề cần giải quyết
2. Một nhóm i có khả năng làm việc chung với nhau bao gồm từ 5 đến
mười người (ví dụ như những tập huấn viên, những công nhân mỏ, một
hiệp hội thương mại), thậm chí lên tới vài trăm người trong một buổi
họp của khu phố.
3. Một cái bảng, những tờ giấy khổ lớn, hoặc cái gì đó dễ nhìn, và một cái
gì thật lớn để viết lên đó; và
4. Một người cố vấn (chính bạn). Đó là người có nhiệm vụ giúp mọi người
đưa ra ý tưởng, không phải là người áp đặt quan điểm của cá nhân
mình lên người khác, tuy nhiên nhờ các kĩ năng lãnh đạo của mình vẫn
giữ được trật tự và mục đích của buổi họp.
Những quy định cơ bản
 Người cố vấn sẽ điều hành mỗi buổi họp
 Người cố vấn sẽ kêu gọi những người tham gia đưa ra ý tưởng, quan
điểm
 Không chỉ trích (ý kiến của người khác); và
 Tất cả các ý kiến nên được ghi lại lên bảng (kể cả những ý kiến không

tưởng nhất)
Thủ tục:
1. Xác định vấn đề
 Thu thập quan điểm của mọi người xem vấn đề nào là quan trọng
nhất
 Không trỉ chích (ý kiến của người khác)
 Viết tất cả các vấn đề được nêu ra lên bảng
 Nhóm các vấn đề giống nhau hoặc có liên quan với nhau lại, sau
đó
 Sắp xếp chúng và liệt kê theo thứ tự ưu tiên (những cái quan
trọng nhất được viết lên trên cao)
2. Xác định mục đích
 Phản biện lại định nghĩa về vấn đề (đó là cách giải quyết)
 Tìm ra cách giải quyết vấn đề được định nghĩa ở trên chính là mục
đích
 Xác định mục đích chính là cách giải quyết vấn đề nêu ra
 Viết mục đích đó lên bảng; sau đó
 Nhắc nhở cả nhóm rằng mục đích là thứ mà cả nhóm đã lựa chọn
3. Xác định mục tiêu
 Giải thích sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu
Người cố vấn nên biết điều này: (Xem SMART; mục tiêu là thứ có thể đo
đếm được, xác định và có thời gian hoàn thành).
 Đề nghị cả nhóm đưa ra các mục tiêu
 Viết tất cả chúng lên bảng
 Không chỉ trích (ý kiến của người khác)
 Nhóm các mục tiêu giống nhau hoặc liên quan với nhau lại
 Sắp xếp và liệt kê chúng theo thứ tự ưu tiên (cái quan trọng nhất
được viết lên cao)
 Nhắc nhở cả nhóm rằng họ đã đưa ra các mục tiêu hàng đầu
4. Xác định các nguồn lực và các trở lực

 Đề nghị cả nhóm liệt kê các nguồn lực và các trở lực
 Viết tất cả các nguồn lực và trở lực đó lên bảng
 Không chỉ trích (ý kiến của người khác)
 Nhóm các nguồn lực giống nhau hoặc liên quan với nhau lại
 Sắp xếp và liệt kê chúng theo thứ tự ưu tiên (cái quan trọng nhất
sẽ được viết lên trên cao)
 Nhắc nhở cả nhóm rằng họ, chứ không phải bạn, đưa ra danh sách
đó
 Nhóm các trở lực giống nhau hoặc có liên quan lại
 Sắp xếp và liệt kê chúng theo thứ tự ưu tiên (cái quan trọng nhất
sẽ được viết lên cao sau đó
 Nhắc nhở cả nhóm rằng chính họ đã đưa ra trật tự sắp xếp danh
sách đó.
5. Xác định chiến lược
 Đề nghị cả nhóm đưa ra các chiến lược
 Viết tất cả chúng lên bảng
 Không chỉ trích (ý kiến của người khác)
 Nhóm các chiến lược giống nhau hoặc có liên quan lại
 Sắp xếp và liệt kê chúng theo thứ tự ưu tiên (cái quan trọng nhất
viết lên trên cao)
 Nhắc nhở cả nhóm rằng chính họ đã đưa ra danh sách đó
 Lựa chọn chiến lược ở trên cùng của danh sách
6. Tóm lược các quyết định của cả nhóm lên bảng
 vấn đề
 mục đích
 mục tiêu
 các nguồn lưc
 các trở lực; và
 chiến lược
Thông báo với cả nhóm rằng chính họ đã đưa ra một Kế hoạch Hành

động. Nếu ai đó phải viết ra những điều đã được thông qua trong mỗi
phạm trù trên, họ sẽ có thể dựa trên tài liệu kế hoạch chuẩn đó. Hãy
cho họ biết rằng chính họ, với tư cách của một nhóm, đã viết nên kế
hoạch, và họ "sở hữu" bản kế hoạch đó.
Kết luận:
Đơn giản nhưng không có nghĩa là dễ dàng. Thực hành càng nhiều sẽ càng
tiến bộ. Bạn có thể sử dụng linh hoạt các giai đoạn khác nhau của cả quá
trình dựa theo vai trò của chúng: vui chơi, trò chơi theo nhóm và những
phương pháp làm việc nhóm khác. Hãy thử trải nghiệm những phong cách
khác nhau.
Chúc may mắn và vận động thành công
––»«––
Những quyết định trong ví dụ này được dựa trên bốn câu hỏi then chốt về
quản trị. Tất cả các câu trả lời cho các câu hỏi đó sẽ cùng nhau tạo nên tính
chất của việc phác thảo dự án. Đối với nhóm có quy mô lớn hơn, có thể sử
dụng buổi SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu & thời cơ)
THE FOUR KEY QUESTIONS
in Management and Planning
by Phil Bartle, PhD
Dedicated to Gert Lüdeking
Workshop Handout
What do we want?
What do we have?
How do we use what we have to get what we want?
What will happen as a result?
The Essential Core of Management and Planning:
Management, as an activity, means making decisions and solving problems. The
essential management and planning decisions can be found in the answers to four
key questions.
These four questions are: "1. What do we want? 2. What do we have? 3. How can

we use what we have to get what we want? 4. What will happen when we get it?" If
you look carefully, they are the four questions included (perhaps disguised by
elaboration) in any project planning document and in brainstorming.
If problems are examined and solved only after they arise and become insistent,
then this is "management by crisis." It is better than no management at all. If, in
contrast, clear objectives are identified, and the needed actions to reach those
objectives are identified and carried out, then this is "management by objectives."
Potential problems are predicted and means set in place (before they arise) to deal
with them. Management by objectives is more efficient and less stressful than
management by crisis.
Whether the group to be empowered is small or large, whether it is structured as
an organization or as vague as a community, its capacity will be enhanced if it
adopts means of asking and answering these four questions.
If there were no problems, then there would be no need for management. There
are always problems; that is the way of life. Management is too important to be
left only to the managers; it needs to be the responsibility of all. If so, then all
should be aware of these four questions; and all should contribute to identifying
their answers.
What Do We Want?
"What is the main problem to be solved?" The "What do we want?" question covers
the description of the problem, it's reversal to define the general goal, and its
refinement to make it into specific objectives, outputs and other finer definitions
of that goal. As a geographic metaphor, "Where do we want to go?"
The organization or community needs to have a shared vision of what it wants. This
does not have to be a physical thing to own, like a latrine or electricity; it can be a
new law, a revised set of attitudes, an increase in awareness, a change in habits, a
new organizational structure, increased profit of a commercial organization, higher
wages for union members, a change of methods or membership of a non-profit
organization, or any shared goal that means or implies an improvement (eg of the
quality of living) for the group as a whole.

Goals and objectives should be identified in all project and planning documents;
that is usually well known. But they should also be chosen and understood, and
agreed upon by all participants in every day activities of the group, community or
organization.
In community management training the "What do we want?" question must be
answered by the community as a whole, not just by the men, not just by the
educated, not just by the civil servants, not just by the friends of the agency, but
by all of the community, by consensus.
What Do We Have?
The "What do we have?" question is the identification of resources or potential
inputs that can be used to reach the chosen goal or objectives. The geographical
metaphor is, "Where are we now?" The question implies that the current situation
must be observed, discussed, and analysed. (This is called situation analysis). It
implies obtaining a clear picture of all resources and constraints, assets and
liabilities (potential and realized), and a valid and verifiable picture of the
situation.
In community management training, this identification is best done in meetings
where the quiet people are encouraged to participate, because there are many
resources in every community, including the poorest, that are hidden or perhaps
not so obvious. A skilled mobilizer draws out of a community meeting, by
facilitation, the identification of many otherwise hidden or disguised resources.
The resources can include available labour and expertise (the human energy ready
to be employed in the activity), land or space on which to carry out the activity,
cash (through charges, sales, donations and other sources). capital (reusable
equipment or tools) needed to carry out the activity, and human mental resources
(wisdom, information, skills, experience, analytic capacity, creativity) that are
often the hidden contributions of old or retired people, and often found in those
who may be physically disabled or socially ostracized. Many are so obvious that
they are otherwise overlooked.
Situation analysis means careful and complete observation of prevailing conditions,

and determining which things will contribute to achieving objectives (or potentially
will contribute) and which things may hinder the achievement of those objectives.
How Do We Get What We Want With What We Have?
The "How do we get what we want with what we have?" question is the strategy
part of the craft of management. How to get from "A" to "B." There are always
several different ways to combine the available resources, and the collective
mental resources of the community (as mentioned above) should be used to
identify several strategies, and select the most appropriate one.
It is in the determination of how to get from "A" to "B" that the group, guided by
a facilitator, must create a strategy as part of its plan of action. The written plan
will include the answers to all four questions. The creative, innovative, and
analytical part of the work is in generating several possible strategies, then
choosing the most viable among them.
Here, too, is the opportunity for organizing or reorganizing for decision making
and for action. See organize. If it is an unorganized collection of individuals, then
in order to achieve the chosen objectives the strategy will have to address how
they can form into an effective organization for carrying out the needed
activities.
If the group, organization or community is already organized in some fashion, its
members, perhaps aided by a facilitator, needs to ask itself if its current
organization is best designed for achieving the goals, or if a change in its
structure and process can be considered here. For a community mobilizer applying
management training, this is the opportunity to guide a community group in forming
or re-forming itself into one that can most effectively use what they have to
obtain what they want.
What Will Happen When We Get It?
It is important that, before action is undertaken, the group makes some valid and
realistic prediction about the impact or result of the chosen strategy. Of course
there may be some unexpected consequences, but every attempt must be made to
identify possible consequences, especially so as to avid the unwanted

consequences.
It is here that the group must be aware that monitoring is so important. One must
not ride a bicycle with one's eyes shut. The whole plan of action should include the
observation of actions and results, and a means of reporting back to the group as a
whole.
The "What will happen when we get it?" question covers the prediction of the
impact of the activity. It can be expanded to ask how the activity is expected to
affect the community and its (social and physical) environs, and leads to plans for
monitoring and evaluation.
Conclusion:
These four questions should be used by the field worker as a framework for
organizing, or reorganizing, a group. Similarly they are used by a management
trainer for organizing or reorganizing a management team. A co-ordinator can use
them for organizing a team of field workers. Together, they are the framework
for building management capacity and strength of any group of participants.
In community management training, these essential four questions need to be
raised when the whole community is meeting to decide priorities. They should be
used again when the executive committee of the CBO meets on behalf of the
whole community to work out details. If you look carefully, you will see these four
questions, in the order presented, hidden in two of this document's appendices,
the brainstorming process and guidelines for project design.
Whether they are asked when organizing a trade union, or in a management
meeting of senior executives of a wealthy corporation (or, in this context, during
the empowerment and capacity building of a low income community), they
constitute the essential or core decisions in management.
This is not management training for managers.
This is management training for everybody.
THIẾT KẾ DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG
bởi Phil Bartle, PhD
Phiên dịch bởi SoTa

Lời giới thiệu về các chương bài ( trọng tâm)
Các tài liệu có trong chương Thiết Kế Dự Án .
 Thiết kế dự án, để lên kế hoạch cho dự án cộng đồng;
 Cơ cấu tổ chức hợp lý,logframes ,LFA ( the Logical Frameworks Analysis,
tạm dịch là phân tích cơ cấu tổ chức hợp lý)
 SMART _ Sự nhanh trí, khôn khéo, những đặc tính của mục tiêu tốt;
 Hội chứng lệ thuộc, phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn bên ngoài;
 Danh sách kiểm tra các nguồn lực bên trong, tài liệu phân phát trong
buổi họp.
Làm thế nào một nhóm cộng đồng thiết kế dự án ( kế hoạch chi tiết)?
Thiết kế dự án cộng đồng:
Là kết quả của hoạt động của một người vận động cộng đồng, hợp nhất lại
các phe phái khác nhau, tổ chức một cơ quan quản lý để thực hiện những ước
nguyện của toàn thể cộng đồng, và xác định rõ vấn đề được ưu tiên hàng đầu
và những mong muốn của toàn thể cộng đồng, nhóm có thể sẽ muốn đảm
nhận dự án cộng đồng này.
Dự án là một sự đầu tư vào (1) xây dựng một trang thiết bị mới, (2) khôi
phục lại trang thiết bị cũ, không được sử dụng nữa, (3) sửa chữa và duy trì
thiết bị, (4) thiết lập một tổ chức mới để thực hiện các hoạt động cụ thể, (5)
tăng cường ý thức về vấn đề nào đó trong cộng đồng, (6) cải thiện hành vi và
thói quen của các thành viên cộng đồng ( như vấn đề vệ sinh), (7) tạo ra và
ban hành bộ luật mới, những quy định và hướng dẫn ( như cho chủ đất và
người thuê), hay là (8) cải thiện những vấn đề nào đó đang tồn tại.
Mà dự án này thì cần phải được thiết kế, phác họa. Vậy thiết kế dự án là gì?
Thiế kế dự án là một sự hình thức hóa, tốt nhất là ghi chép toàn bộ dự án, và
làm như thế nào , tại sao điều này được thực hiện. Thiết kế dự án phải phản
ánh việc lập kế hoạch và thực tiễn quản lý tốt. Điều mà nó cần phải chứa bao
gồm những tính chất của bốn câu hỏi quản lý chính yếu câu hỏi quản lý chủ
yếu và câu trả lời của nó, hay tập hợp những quyết định mà nó được trình
bày trong buổi họp Brainstorm (động não) Được xây dựng dựa trên những lựa

chọn cốt lõi, bản thiết kế cũng bao gồm những chi tiết cần thiết khác như thời
gian, ngân sách, thời kỳ, và những sự lựa chọn khác về việc như thế nào và
làm sao nó sẽ hoàn tất được.
Một thiết kế dự án tốt sẽ bao gồm luôn những kế hoạch cho việc giám sát các
hoạt động và báo cáo lại kết quả. Nó cũng sẽ bao gồm luôn cả kết quả như
được dự đoán trước, và những phương tiện để đánh giá những kết quả đó và
ước lượng xem kết quả. Trong khi thiết kế dự án, như một kế hoạch cho hoạt
động, không phải giống như một bản lịch trình hay là ngân sách, một thiết kế
dự án tốt sẽ bao gồm luôn cả lịch trình cùng với ngân sách, và những luận cứ
ở chính giữa ( hay văn bản) sẽ là một minh chứng cho cả hai.
Những tài liệu hướng dẫn trong chương này có luôn cả nhữnng ghi chú của
người huấn luyện, tài liệu phân phát trong buổi họp, và những ghi chú của
người tham gia cho việc chuẩn bị thiết kế dự án cộng đồng.
Những điều cần thiết là bản thiết kế ấy không được chuẩn bị bởi bất kỳ ai ở
ngoài cộng đồng, hay bất cứ phe phái nào trong cộng đồng, nhưng phải được
chuẩn bị bởi toàn thể cộng đồng.
Vai trò của những người động viên là khuyến khích và hướng dẫn cộng đồng
trong việc chuẩn bị cho thiết kế dự án bằng một cách thức là sự tham gia với

×