Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

tổng hợp tại liệu ôn thi viên chức và hướng dẫn ôn tập soạn án thi công chức, viên chức mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.64 KB, 68 trang )

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN SOẠN GIÁO ÁN
THI TUYỂN GIÁO VIÊN MẦM NON
NĂM HỌC 2015-2016
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Tiết: THƠ
I.Mục đích, yêu cầu
*Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, hiểu nghĩa một số từ khó.
- Trẻ cảm nhận âm điệu bài thơ và trả lời được các câu hỏi theo nội dung bài thơ.
*Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
- Diễn đạt rõ ràng mạch lạc, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
*Thái độ:
- Giáo dục đạo đức thông qua bài thơ.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô: Tranh ảnh, mô hình, rối Phù hợp với bài dạy.
* Đồ dùng của trẻ: Chuẩn bị đồ dùng phù hợp với bài dạy.
- Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp.
- Nội dung tích hợp phù hợp.
III.Tổ chức hoạt động
1. Gây hứng thú vào bài
- Có thể sử dụng các hình thức khác nhau (trò chơi, câu đố, hát, đồng dao…) để
nhằm thu hút trẻ vào bài; dẫn dắt giới thiệu bài ( tên bài thơ, tên tác giả).
2. Bài mới
* Cô đọc mẫu
- Lần 1: Thể hiện được âm điệu, ngữ điệu của bài thơ, kết hợp điệu bộ, cử chỉ,
các động tác minh hoạ.
- Có thể dẫn dắt giới thiệu lại tác phẩm, tác giả.
- Lần 2: Kết hợp đồ dùng trực quan ( tranh ảnh, mô hình….)
* Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn làm rõ nội dung bài thơ:


- Sử dụng câu hỏi ngắn ngọn để hỏi theo ý chính của bài thơ sau mỗi ý trích dẫn
thơ minh hoạ giúp trẻ hiểu rõ về nội dung và cảm nhận được tính chất, ngữ điệu
của bài thơ.
- Kết hợp giảng giải từ khó.
- Giáo dục đạo đức theo nội dung bài thơ.
* Cô đọc lại bài thơ lần 3 cho trẻ nghe.
* Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm
- Dạy trẻ đọc theo cô từng câu đến hết bài
+ Đọc cả lớp: 2 -3 lần
1
+ Tổ đọc: 3 tổ
+ Nhóm: 2-3 nhóm
+ Cá nhân: 1-2 trẻ ( chọn cháu đọc tốt đọc cho cả lớp nghe)
- Cô chú ý sửa sai, động viên khuyến khích trẻ đọc thơ diễn cảm
- Thay đổi tư thế đọc thơ ( ngồi, đứng), hình thức đọc (đọc nối tiếp, đọc to, đọc
nhỏ ) cho phù hợp, thu hút tập trung chú ý của trẻ vào giờ học.
3. Kết thúc
Bằng hình thức nhẹ nhàng, linh hoạt (có thể sử dụng trò chơi, bài hát…) phù
hợp để kết thúc tiết học.
Tiết: TRUYỆN
I. Mục đích, yêu cầu:
*Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung câu truyện, biết các nhân vật trong truyện.
- Trẻ nắm được trình tự, diễn biến của câu truyện, trả lời được các câu hỏi theo nội
dung truyện.
*Kỹ năng
- Thể hiện cảm xúc biết lắng nghe cô kể truyện.
- Phát triển khả năng tưởng tượng và phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ.
*Thái độ:
- Giáo dục đạo đức thông qua câu truyện.

II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô: tranh ảnh, mô hình, rối … ( phù hợp bài dạy).
* Đồ dùng của trẻ:
- Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp.
- Nội dung tích hợp phù hợp.
III.Tổ chức hoạt động:
1. Gây hứng thú
- Bằng các hình thức khác nhau (có thể dùng trò chơi, câu đố, hát, đồng dao…)
nhằm thu hút và dẫn dắt vào bài dạy ( giới thiệu bài dạy)
2. Bài mới
* Cô kể truyện diễn cảm:
- Lần 1: Thể hiện được giọng điệu, ngữ điệu của các nhân vật trong truyện
- Lần 2: Kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan
* Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn làm rõ nội dung:
- Sử dụng câu hỏi để trò chuyện giúp trẻ hiểu các ý chính của truyện và giáo viên
trích dẫn mình họa các ý chính giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện.
- Trích dẫn: Ngắn gọn, làm rõ ý trong đoạn cần trích dẫn (Khuyến khích trẻ mô
phỏng hàng động và tính cách của nhân vật0.
- Giảng giải từ khó (gần gũi, dễ hiểu)
- Kết hợp giáo dục đạo đức cho trẻ.
2
* Cô kể lại truyện lần 3: Có thể kết hợp dạy trẻ kể lại truyện cùng cô (Cho trẻ
đồng thanh bắt chước cô và cho từng cháu nhắc lại giống cô một vài đoạn điệp
khúc hoặc đoạn đối thoại).
3. Kết thúc
Có thể kết thúc bằng hình thức nhẹ nhàng, linh hoạt ( trò chơi, bài hát…) phù hợp
với nội dung câu truyện.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Tiết: ÂM NHẠC
Nội dung trọng tâm: Dạy hát

Nội dung kết hợp: Nghe hát, Trò chơi âm nhạc
I.Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ thuộc lời bài hát, hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát.
* Kỹ năng
- Trẻ biết hát rõ lời, đúng nhạc.Trẻ cảm nhận âm điệu bài hát, thể hiện được tính
chất của bài hát.
- Trẻ nghe hát và hưởng ứng cùng cô (nhún nhảy, làm động tác ) Trẻ biết cách
chơi trò chơi.
* Thái độ
- Giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua dung bài hát.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô: Đàn, đạo cụ, băng hình, video…( phù hợp với nội dung bài).
* Đồ dùng của trẻ:
- Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp.
- Nội dung tích hợp phù hợp.
III.Tổ chức hoạt động
1. Gây hứng thú
- Bằng các hình thức khác nhau ( trò chơi, câu đố, hát, đồng dao…) để thu hút
đẫn dắt trẻ vào bài ( giới thiệu bài hát, tác giả).
2. Dạy trẻ hát
* Cô hát mẫu:
- Hát mẫu lần 1: Không dùng đàn, hát đúng nhạc, rõ lời kết hợp cử chỉ điệu bộ.
- Có thể giới thiệu lại tên tác phẩm, tác giả.
- Hát mẫu lần 2: Cô hát có kết hợp đàn
* Giảng nội dung bài hát: Giảng nội dung bài hát ngắn gọn, dễ hiểu (có thể nói
thêm về tính chất, âm điệu bài hát….)
* Dạy trẻ hát
Tuỳ thuộc bài trẻ thuộc hay chưa thuộc để dạy. ( Nếu bài đã thuộc cô cho trẻ hát

theo Cô cả bài; nếu bài hát chưa thuộc, cô dạy trẻ từng câu).
- Tập thể: Lần1: Không đàn
3
Lần 2-3: Hát có đàn( cô chú ý lắng nghe, sửa sai cho trẻ)
- Tổ (2-3 lần)
- Nhóm (2-3 nhóm)
- Cá nhân ( 1-2 trẻ)
Cô chú ý thay đổi hình thức, tư thế (ngồi, đứng), hát đối đáp, hát to, hát nhỏ…
Nếu trẻ hát sai lời, cô đọc lại lời câu hát cho trẻ nghe rõ để hát đúng hơn
- Giáo dục đạo đức phù hợp nội dung bài hát.
- Cả lớp hát một lần.
3. Nghe hát (Nội dung kết hợp)
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả hoặc tên làn điệu dân ca
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 kết hợp động tác cử chỉ điệu bộ
- Giảng nội dung bài hát tóm tắt nội dung ngắn gọn, dễ hiểu ( với bài khó giảng
nội dung cô có thể nói về tính chất làn điệu dân ca ).
- Cô hát lần 2: Kết hợp với đàn
- Hát lần 3: Kết hợp múa (có thể hát lần 3 tuỳ độ dài bài hát dài, ngắn mà hát
mấy lần cho phù hợp) khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
4. Trò chơi âm nhạc (Nội dung kết hợp)
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Nói rõ luật chơi, cách chơi ( nói ngắn ngọn, dễ hiểu)
- Chơi mẫu 1-2 lần
- Cả lớp (tổ, nhóm) chơi, khuyến khích cả lớp tham gia
( Cô chú ý bao quát trẻ chơi và sử lý các tình huống)
5. Kết thúc
Hình thức nhẹ nhàng, linh hoạt, phù hợp nội dung bài.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Tiết: ÂM NHẠC
Nội dung trọng tâm : Nghe hát

Nội dung kết hợp: Dạy hát hoặc vận động theo nhạc,Trò chơi

I.Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung, âm điệu, tính chất bài nghe hát.
* Kỹ năng
- Trẻ cảm nhận được giai điệu bài hát, biết hưởng ứng cùng cô ( nhún nhảy, lắc lư,
vỗ tay theo nhịp điệu bài hát….)
- Trẻ hát đúng nhạc ( hoặc ) vận động theo nhạc hồn nhiên vui vẻ.Trẻ biết cách
chơi trò chơi.
* Thái độ:
4
- Giáo dục đạo đức cho trẻ phù hợp nội dung bài hát
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô: Đàn, đạo cụ, băng hình, video…( phù hợp với nội dung bài).
* Đồ dùng của trẻ:
- Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp.
- Nội dung tích hợp phù hợp.
III.Tổ chức hoạt động
1. Gây hứng thú vào bài
- Bằng các hình thức khác nhau như: trò chơi, câu đố, hát, đồng dao…để dẫn dắt
trẻ vào bài (Giới thiệu tên bài hát hoặc làn điệu dân ca)
2. Nghe hát: ( nên dành thời gian thích đáng cho phần trọng tâm).
- Cô hát lần 1: Kết hợp động tác, cử chỉ, điệu bộ (không dùng đàn)
- Giảng nội dung bài hát ngắn gọn, dễ hiểu (có thể nói tính chất, giai điệu của bài
hát). Kết hợp giáo dục đạo đức.
- Hát lần 2: Cô hát có kết hợp đàn
- Hát lần 3: Kết hợp múa
- Lần 4- 5: Có thể cho trẻ nghe băng, hoặc nhạc không lời (khuyến khích trẻ
hưởng ứng cùng cô)

3. Dạy trẻ hát (hoặc vận động theo nhạc)
- Giới thiệu lại bài hát (hoặc vận động)
- Cô và trẻ hát (hoặc vận động) lần 1
- Cô và trẻ hát (hoặc vận động) lần 2
- Tổ chức các hình hát ( hoặc vận động) bằng các hình thức khác nhau (Tập thể,
tổ, nhóm, cá nhân) thu hút sự tham gia hứng thú của trẻ.
4. Trò chơi âm nhạc (Nội dung kết hợp)
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Nói luật chơi, cách chơi ( rõ ý, ngắn gọn, dễ hiểu)
- Chơi thử 1-2 lần
- Cả lớp (tổ, nhóm) chơi, khuyến khích cả lớp tham gia
( Cô chú ý bao quát trẻ chơi và sử lý các tình huống)
5. Kết thúc
Bằng hình thức nhẹ nhàng, linh hoạt, phù hợp nội dung bài.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Tiết: ÂM NHẠC
Nội dung trọng tâm : Vận động theo nhạc
Nội dung kết hợp: Nghe hát, Trò chơi âm nhạc
I. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ biết vận động các động tác hoặc múa minh hoạ theo nội dung bài hát
- Biết nghe và cảm nhận nội dung bài nghe hát.
5
- Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc
* Kỹ năng:
- Trẻ hát đúng lời, đúng nhạc bài hát ,vận động minh hoạ theo lời bài hát một cách
hồn nhiên, vui tươi phù hợp. Biết hưởng ứng cùng cô khi nghe hát.
- Chơi đúng luật của trò chơi.
* Thái độ:
- Giáo dục đạo đức cho trẻ phù hợp nội dung bài hát

II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô: + Đồ dùng: đàn, đạo cụ, băng hình, video…
+ Chuẩn bị động tác minh hoạ
* Đồ dùng của trẻ:
- Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp.
- Nội dung tích hợp phù hợp.
III.Tổ chức hoạt động:
1. Gây hứng thú
- Bằng các hình thức khác nhau nhằm thu hút trẻ ( trò chơi, câu đố, đồng dao…)
để dẫn dắt trẻ vào bài.
2. Vận động theo nhạc (Nội dung trọng tâm)
- Cô cho trẻ nghe đàn ( hoặc sướng âm la) trẻ nhận ra bài hát đã học.
- Cô và trẻ cùng hát lại bài hát 1 lần
*Cô làm mẫu:
- Cô làm mẫu lần 1: Cô hát vận động theo nhạc.
- Cô làm mẫu lần 2: Cô phân tích động tác (câu hát ứng với động tác minh hoạ)
- Cô vận động theo nhạc lần 3
*Trẻ vận động theo nhạc:
- Tập thể: Lần 1: Không đàn
Lần 2-3: Vận động theo nhạc có đàn (cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ.
Nếu trẻ sai động tác, cô có thể hướng dẫn lại từng động tác cho trẻ)
- Tổ (2-3 lần)
- Nhóm (2-3 nhóm)
- Cá nhân ( 1-2 trẻ)
- Cả lớp vận động một lần
3. Nghe hát (Nội dung kết hợp)
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả hoặc tên làn điệu dân ca
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 kết hợp động tác cử chỉ điệu bộ
- Giới thiệu nội dung bài hát (tính chất làn điệu dân ca, với bài khó cô giảng nội
dung bài hát cho trẻ hiểu. Kết hợp giáo dục đạo đức cho trẻ phù hợp với bài hát).

- Cô hát lần 2: Kết hợp với đàn
- Lần 3: (có thể hát lần 3 tuỳ độ dài bài hát dài, ngắn mà hát mấy lần cho phù hợp)
khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
4. Trò chơi âm nhạc (Nội dung kết hợp)
- Cô giới thiệu tên trò chơi
6
- Nói rõ luật chơi, cách chơi
- Chơi mẫu 1-2 lần
- Cả lớp (tổ, nhóm) chơi, khuyến khích cả lớp tham gia
( Cô chú ý bao quát trẻ chơi và sử lý các tình huống)
5. Kết thúc
Bằng ình thức nhẹ nhàng, linh hoạt, phù hợp nội dung bài.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (LÀM QUEN VỚI TOÁN)
Phần: Cho trẻ làm quen với số lượng (Tiết lập số).
I. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức :
- Trẻ biết đếm, nhận biết nhóm số lượng, nhận biết chữ số tương ứng.
* Kỹ năng:
- Trẻ biết tạo nhóm, xếp các đối tượng từ trái sang phải. Xếp tương ứng 1-1.
- Biết so sánh số lượng 2 nhóm, biết đếm đúng số lượng và sử dụng chữ số tương
ứng.
- Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển các giác quan và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Thái độ:
Giáo dục phù hợp thông qua bài học.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
* Đồ dùng của trẻ:
(Lưu ý: Đồ dùng, đồ chơi của cô và trẻ, mỗi loại đồ dùng phải ghi rõ tên, số
lượng, kích thước, màu sắc , đồ dùng của cô to hơn của trẻ)

- Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp.
- Nội dung tích hợp phù hợp.
III.Tổ chức hoạt động
1. Gây hứng thú
- Sử dụng các hình thức nhẹ nhàng ( trò chơi, câu đố, tham quam mô hình ) thu
hút trẻ vào bài.
2. Ôn luyện và đếm các nhóm số lượng đã học
- Tìm và đếm các nhóm đối tượng có số lượng đã học. Chọn thẻ số tương ứng với
số lượng đó và đọc số.
7
- Tổ chức dưới các hình thức khác nhau (Trò chơi, quan sát mô hình, vỗ tay, nhún
nhảy Nếu sử dụng trò chơi, giáo viên cần nói rõ luật chơi, cách chơi) đảm bảo cả
lớp chơi tham gia tích cực, chủ động.
3. Dạy trẻ tạo nhóm, hình thành số mới.
- Đưa 2 nhóm đối tượng ( nhóm số lượng đã biết và nhóm số lượng sắp học) cho
trẻ quan sát so sánh. Cụ thể:
- Chọn tất cả các đối tượng nhóm 1( biểu thị nhóm mới) xếp thành hàng ngang từ
trái qua phải (không đếm).
- Chọn các đối tượng nhóm 2 (biểu thị số cũ) ghép tương ứng 1:1với các đối tượng
nhóm 1
- Đếm nhóm 2 để kiểm tra kết quả ( Số cũ đã học)
- So sánh số lượng nhóm 1 và nhóm 2 xem nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn
và hơn kém bao nhiêu?
- Để nhóm 2 bằng nhóm 1 phải làm thế nào (Có 2 cách: Thêm vào nhóm 2 một đối
tượng, hoặc bớt đi nhóm 1 một đối tượng)
- Muốn nhóm 2 nhiều bằng nhóm 1 ta phải làm thế nào? (Thêm 1 đối tượng vào
nhóm 2)
- Tạo số mới bằng cách thêm một đối tượng vào nhóm 2
- Cho trẻ đếm số lượng nhóm 2 ( 1-2 lần) để gọi tên số mới, sau đó cho trẻ nhận
xét kết quả.

- Giáo viên chính xác hoá lại kết quả
Ví dụ: 4 con thỏ thêm 1 con thỏ là 5 con thỏ
Giáo viên kết luận: 4 thêm 1 là 5
- Cho trẻ đếm số lượng nhóm 1, so sánh số lượng nhóm 1 với nhóm 2 bằng kết
quả đếm, sau đó nhận xét kết quả để thấy: 2 nhóm có số lượng bằng nhau và cùng
bằng số mới.
- Giới thiệu số mới
- Cho trẻ đọc số bằng các hình thức khác nhau (cả lớp đọc, tổ, cá nhân )
- Cho trẻ đếm củng cố số lượng mới (cất đồ dùng từ phải qua trái).
4. Trò chơi luyện tập (2-3 trò chơi)
- Tổ chức các trò chơi luyện tập và củng cố kỹ năng đếm với số mới
( Giáo viên tự chọn trò chơi sao cho phù hợp với tiết dạy và phù hợp với chủ đề,
sen kẽ các trò chơi động và tĩnh).
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Nói luật chơi, cách chơi ( rõ ý, ngắn gọn, dễ hiểu)
- Cả lớp (tổ, nhóm) chơi, khuyến khích cả lớp tham gia
( Cô chú ý bao quát trẻ chơi và sử lý các tình huống)
5. Kết thúc
Kết thúc nhẹ nhàng linh hoạt phù hợp bài dạy.

Phần: Hình dạng
8
I.Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức :
- Trẻ biết tên và đặc điểm các hình. Nhận biết, phân biệt các hình theo đặc điểm
(tên gọi, đường bao hình, cạnh, góc )
* Kỹ năng:
- Trẻ phân biệt được các hình dựa vào đặc điểm các hình.
- Kỹ năng so sánh phân biệt được sự giống và khác nhau của các hình.
* Thái độ:

- Giáo dục phù hợp thông qua bài học.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
* Đồ dùng của trẻ:
(Lưu ý: Đồ dùng, đồ chơi của cô và trẻ, mỗi loại đồ dùng phải ghi rõ tên, số
lượng, kích thước, màu sắc , đồ dùng của cô to hơn của trẻ)
- Bố trí thời gian, không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động phù hợp.
- Nội dung tích hợp phù hợp.
III.Tổ chức hoạt động
1. Gây hứng thú
- Bằng các hình thức khác nhau ( trò chơi, câu đố, bài hát ) dẫn dắt trẻ vào bài.
2. Ôn nhận biết, gọi tên các hình bằng trực quan.
- Tổ chức dưới các hình thức khác nhau (Trò chơi, quan sát mô hình, tranh được
ghép bằng các hình, câu đố Nếu sử dụng trò chơi, giáo viên cần nói rõ luật chơi,
cách chơi) đảm bảo cả lớp chơi tham gia tích cực, chủ động.
3. Phân biệt các hình theo đặc điểm
- Giáo viên cho biết tên goi, đặc điểm, màu sắc, số cạnh của hình (thông qua việc
đặt câu hỏi, trải nghiệm )
- Cô giơ hình và đặt các câu hỏi để khuyến khích trẻ gọi tên, đặc điểm của hình đó
(cho trẻ đếm số cạnh, góc )
- Trẻ khám phá các hình qua những dấu hiệu bề ngoài rõ nét thông qua các giác
quan: Sờ đường bao và lăn hình.
- Trẻ nhận xét kết quả sau khi hoạt động xong, nêu đặc điểm của từng hình, tên
gọi các hình.
- Cô chính xác lại kiến thức cho trẻ
- Cô cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau của 2 hình.
+ Khác nhau:
+ Giống nhau:
- Cô củng cố lại kiến thức
- Cho trẻ nhận dạng các hình đó ở các đồ dùng xung quanh ( đồ vật trong thực tế

có hình dạng giống các hình)
- Cho trẻ dùng các hình đã học để xếp các đồ vật trẻ thích.
4. Trò chơi luyện tập củng cố (2-3 trò chơi)
9
- Nhận biết, phân biệt các hình theo dấu hiệu riêng của từng hình bằng cả thị giác
và xúc giác.
- Tổ chức các trò chơi luyện tập và củng cố các hình
( Giáo viên tự chọn trò chơi sao cho phù hợp với tiết dạy và phù hợp với chủ đề,
sen kẽ các trò chơi động và tĩnh).
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Nói luật chơi, cách chơi ( rõ ý, ngắn gọn, dễ hiểu)
- Cả lớp (tổ, nhóm) chơi, khuyến khích cả lớp tham gia
( Cô chú ý bao quát trẻ chơi và sử lý các tình huống)
5. Kết thúc
Kết thúc nhẹ nhàng linh hoạt phù hợp bài dạy.

THÀNH VIÊN TỔ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Thanh Hoa Vũ Thị Ngọc
THÀNH VIÊN
Bùi Thị Thu Hằng
10
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY ĐỊNH
Về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /2008/QĐ-BGDĐT
ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non bao gồm:
các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; tiêu chuẩn xếp loại, quy
trình đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non.
2. Quy định này áp dụng đối với giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục
mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống các yêu cầu cơ bản về
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên
mầm non cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non.
Điều 3. Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1. Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên mầm non ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non.
2. Giúp giáo viên mầm non tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó
xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ
chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Làm cơ sở để đánh giá giáo viên mầm non hằng năm theo Quy chế đánh giá
xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo
Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ, phục vụ công tác quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non.
4. Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non được
đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.
Điều 4. Lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (sau đây gọi tắt là Chuẩn) gồm 3
lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng s phạm. Mỗi
lĩnh vực gồm có 5 yêu cầu.
2. Yêu cầu của Chuẩn là nội dung cơ bản, ®Æc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của
Chuẩn đòi hỏi người giáo viên phải đạt được để đáp ứng mục tiêu của giáo dục mầm
non ở từng giai đoạn. Mỗi yêu cầu gồm có 4 tiêu chí được quy định cụ thể tại các
Điều 5, 6, 7 của văn bản này.

11
3.Tiờu chớ ca Chun l ni dung c th thuc mi yờu cu ca Chun, th hin
một khớa cnh v nng lc ngh nghip giỏo viờn mm non.
Chng II
CC YấU CU
CủA CHUN NGH NGHIP GIO VIấN MM NON
iu 5. Cỏc yờu cu thuc lnh vc phm cht chớnh tr, o c, li sng
1. Nhn thc t tng chớnh tr, thc hin trỏch nhim ca mt cụng dõn, mt
nh giỏo i vi nhim v xõy dng v bo v T quc. Bao gm cỏc tiờu chớ sau:
a. Tham gia hc tp, nghiờn cu cỏc Ngh quyt ca ng, ch trng chớnh
sỏch ca Nh nc;
b. Yờu ngh, tn ty vi ngh, sn sng khc phc khú khn hon thnh
nhim v;
c. Giáo dục tr yờu thng, l phộp vi ụng b, cha m, ngi ln tui, thõn
thin vi bn bố v bit yờu quờ hng;
d. Tham gia cỏc hot ng xõy dng bo v quờ hng t nc gúp phn
phỏt trin i sng kinh tế, vn hoỏ, cng ng.
2. Chấp hành phỏp lut, chính sách của Nhà nớc. Bao gm cỏc tiờu chớ sau:
a. Chấp hành cỏc quy nh ca phỏp lut, chủ trơng, chính sách của ng
v Nhà nớc;
b. Thc hin cỏc quy nh ca a phng;
c. Giỏo dc tr thc hin cỏc quy nh trng, lp, ni cụng cng;
d. Vận động gia đình và mọi ngời xung quanh chấp hành các chủ trơng
chính sách, pháp luật của Nhà nớc, các quy định của địa phơng.
3. Chp hnh cỏc quy nh ca ngnh, quy nh ca trng, k lut lao ng.
Gm cỏc tiờu chớ sau:
a. Chp hnh quy nh ca ngnh, quy nh ca nh trng;
b. Tham gia úng gúp xõy dng v thc hin ni quy hot ng ca nh
trng;
c. Thc hin cỏc nhim v c phõn cụng;

d. Chp hnh k lut lao ng, chu trỏch nhim v cht lng chm súc,
giỏo dc tr nhúm lp c phõn cụng.
4. Cú o c, nhõn cỏch v li sng lnh mnh, trong sỏng ca nh giỏo; cú ý
thc phn u vn lờn trong ngh nghip. Bao gm cỏc tiờu chớ sau:
a. Sống trung thc, lnh mnh, gin d, gng mu, c ng nghip, ngời
dõn tớn nhim v tr yờu quý;
b. T hc, phn u nõng cao phm cht o c, trỡnh chớnh tr, chuyờn
mụn, nghip v, kho mnh v thng xuyờn rốn luyn sc kho;
c. Khụng cú biu hin tiờu cc trong cuc sng, trong chm súc, giỏo dc tr;
d. Khụng vi phm cỏc quy nh v cỏc hnh vi nh giỏo khụng c lm.
12
5. Trung thc trong cụng tỏc, on kt trong quan h vi ng nghip; tn tỡnh
phc v nhõn dõn v tr. Bao gm cỏc tiờu chớ sau:
a. Trung thc trong bỏo cỏo kt qu chm súc, giỏo dc tr v trong quỏ
trỡnh thc hin nhim v c phõn cụng;
b. on kt vi mi thnh viờn trong trng; cú tinh thn hp tỏc vi ng
nghip trong cỏc hot ng chuyờn mụn nghip v;
c. Cú thỏi ỳng mc v ỏp ng nguyn vng chớnh ỏng ca cha m tr
em;
d. Chm súc, giỏo dc tr bng tỡnh thng yờu, s cụng bng v trỏch
nhim ca mt nh giỏo.
iu 6. Cỏc yờu cu thuc lnh vc kin thc
1. Kin thc c bn v giỏo dc mm non. Bao gm cỏc tiờu chớ sau:
a. Hiu bit c bn v c im tõm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non;
b. Cú kin thc v giỏo dc mm non bao gm giỏo dc ho nhp tr tn
tt, khuyt tt;
c. Hiu bit mc tiờu, ni dung chng trỡnh giỏo dc mm non;
d. Cú kin thc v ỏnh giỏ s phỏt trin ca tr.
2. Kin thc v chm súc sc kho tr la tui mm non. Bao gm cỏc tiờu chớ
sau:

a. Hiu bit v an ton, phũng trỏnh v x lý ban u cỏc tai nn thng
gp tr;
b. Cú kin thc v v sinh cỏ nhõn, v sinh mụi trng v giỏo dc k nng
t phc v cho tr;
c. Hiu bit v dinh dng, an ton thc phm v giỏo dc dinh dng cho
tr;
d. Cú kiến thức v mt s bnh thng gp tr, cỏch phũng bnh v x
lý ban u.
3. Kin thc c s chuyờn ngnh. Bao gm cỏc tiờu chớ sau:
a. Kin thc v phỏt trin th cht;
b. Kin thc v hot ng vui chi;
c. Kin thc v to hỡnh, õm nhc v vn hc;
d. Cú kin thc mụi trng t nhiờn, mụi trng xó hi v phỏt trin ngụn
ng.
4. Kiến thức về phng phỏp giỏo dc tr la tui mm non. Bao gm cỏc
tiờu chớ sau:
a. Cú kin thc v phng phỏp phỏt trin th cht cho tr;
b. Cú kin thc v phng phỏp phỏt trin tỡnh cm xó hi v thm m
cho tr;
c. Cú kin thc v phng phỏp t chc hot ng chi cho tr;
d. Cú kin thc v phng phỏp phỏt trin nhn thc v ngụn ng của tr.
5. Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến
giỏo dc mm non. Bao gm cỏc tiờu chớ sau:
13
a. Cú hiu bit v chớnh tr, kinh t, vn hoỏ xó hi v giỏo dc ca a
phng ni giỏo viờn cụng tỏc;
b. Cú kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trờng, giỏo dc an ton giao
thụng, phòng chống mt s t nn xó hi;
c. Cú kiến thức phổ thông về tin học, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi giáo
viên công tác;

d. Cú kin thc về s dng mt s phng tin nghe nhỡn trong giỏo dc.
iu 7. Cỏc yờu cu thuc lĩnh vực kỹ năng s phạm
1. Lp k hoch chm súc, giỏo dc tr. Bao gm cỏc tiờu chớ sau:
a. Lp k hoch chm súc, giỏo dc tr theo nm hc th hin mc tiờu v
ni dung chm súc, giỏo dc tr ca lp mỡnh ph trỏch;
b. Lp k hoch chm súc, giỏo dc tr theo thỏng, tun;
c. Lp k hoch hot ng mt ngy theo hng tớch hp, phát huy tớnh
tớch cc ca tr;
d. Lp k hoch phi hp vi cha m ca trẻ thc hin mc tiờu chm
súc, giỏo dc tr.
2. Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Bao
gm cỏc tiờu chớ sau:
a. Bit tổ chức mụi trng nhúm, lp m bo v sinh v an ton cho tr;
b. Bit t chc gic ng, ba n m bo v sinh, an ton cho tr;
c. Bit hng dn tr rốn luyn mt s k nng t phc v;
d. Bit phũng trỏnh v x trớ ban u mt s bnh, tai nn thng gp i
vi tr.
3. K nng tổ chc cỏc hot ng giỏo dc trẻ. Bao gm cỏc tiờu chớ sau:
a. Bit t chc cỏc hot ng giỏo dc tr theo hng tớch hp, phỏt huy
tớnh tớch cc, sỏng to ca tr;
b. Bit tổ chức môi trờng giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp;
c. Bit sử dng hiu qu dựng, chi (k c dựng, chi t lm)
v cỏc nguyờn vt liu vo vic t chc cỏc hot ng giỏo dc tr;
d. Bit quan sỏt, ỏnh giỏ tr v cú phng phỏp chm súc, giỏo dc tr
phự hp.
4. K nng qun lý lp hc. Bao gm cỏc tiờu chớ sau:
a. Đm bo an ton cho tr;
b. Xõy dng v thc hin k hoch qun lý nhúm, lp gn vi k hoch
hot ng chm súc, giỏo dc tr;
c. Qun lý v s dng cú hiu qu h s, s sỏch cỏ nhõn, nhúm, lp;

d. Sp xp, bo qun dựng, chi, sn phm ca tr phự hp vi mc
ớch chm súc, giỏo dc.
5. K nng giao tip, ng x vi tr, ng nghip, ph huynh và cộng đồng.
Bao gồm các tiêu chí sau:
a. Cú k nng giao tip, ng x vi tr một cách gn gi, tỡnh cm;
14
b. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp mét c¸ch chân tình, cởi
mở, thẳng thắn;
c. Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ;
d. Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trªn tinh thÇn hợp tác, chia sẻ.
Chương III
TIÊU CHUẨN XẾP LOẠI,
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN MẦM NON
Điều 8. Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí, yêu cầu, lĩnh vực của Chuẩn
1.Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí của Chuẩn
a. Điểm tối đa là 10;
b. Mức độ: Tốt (9 -10); Khá (7 - 8); Trung bình (5 - 6); Kém (dưới 5).
2. Tiêu chuẩn xếp loại các yêu cầu của ChuÈn
a. Điểm tối đa là 40;
b. Mức độ: Tốt (36 - 40); Khá (28 - 35); Trung bình (20 - 27); Kém (dưới
20).
3. Tiêu chuẩn xếp loại các lĩnh vực của Chuẩn.
a. Điểm tối đa là 200;
b. Mức độ: Tốt (180 - 200); Khá (140 - 179); Trung bình (100 - 139); Kém
(dưới 100).
Điều 9. Tiêu chuẩn xếp loại chung cuối năm học
1. Loại Xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
2. Loại Khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;

3. Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm, trong đó không
có lĩnh vực nào xếp dưới loại trung bình;
4. Loại Kém: là những giáo viên có một lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm
một trong các trường hợp sau:
a. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác, an toàn
tính mạng của trẻ;
b. Xuyên tạc nội dung giáo dục;
c. Ép buộc trÎ học thêm để thu tiền;
d. Nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;
e. Vắng mặt không có lý do chính đáng trên 60% tổng số thời lượng học
tập bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc
sinh hoạt chuyên môn định kỳ.
Điều 10. Quy trình đánh giá xếp loại
15
1. Định kỳ vào cuối năm học, hiệu trưởng nhà trường tiến hành tổ chức đánh
giá, xếp loại giáo viên mầm non. Cụ thể như sau:
a. Căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn, giáo viên tự đánh
giá, xếp loại theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8, Điều 9 của văn bản
này;
b. Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết
quả đánh giá vào bản đánh giá, xếp loại của giáo viên.
c. Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại:
- Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiến
đóng góp của tổ chuyên môn; khi cần thiết có thể tham khảo thông tin
phản hồi từ đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng;
- Thông qua tập thể Lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn,
Chi đoàn, các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để đánh giá,
xếp loại;
- Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với giáo viên trước khi quyết định

đánh giá, xếp loại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của
giáo viên;
- Ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh
giá, xếp loại chung vào bản ®¸nh giá, xếp loại của từng giáo viên;
- Công khai kết quả đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường.
d. Trong trường hợp chưa đồng ý với kết luận của hiệu trưởng, giáo viên có
quyền khiếu nại với Hội đồng trường. Nếu vẫn chưa có sự thống nhất,
giáo viên có quyÒn khiếu nại để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết
định.
2. Trong trường hợp giáo viên được đánh giá gần sát víi mức độ tốt, khá hoặc
trung bình, việc xem xét nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mỗi
giáo viên, hiệu trưởng nhà trường quyết định những trường hợp cụ thể và chịu trách
nhiệm về quyết định đó.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm cña sở giáo dục và đào tạo
1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo căn cứ vào Quy định này chỉ đạo tổ chức
đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non hằng năm ở địa phương và báo cáo kết quả
thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, tham mưu với chính
quyền địa phương xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội
ngũ giáo viên mầm non của địa phương.
Điều 12. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
16
1. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo căn cứ vào Quy định này chỉ đạo tổ chức
đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non hàng năm ở địa phương và báo cáo kết quả
thực hiện về sở giáo dục và đào tạo.
2. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên, tham mưu với uỷ ban nhân dân
quận, huyện xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ
giáo viên mầm non của địa phương; đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên

mầm non được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.
Điều 13. Trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường
1. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên mầm non, tự
đánh giá và tổ chức đánh giá, xếp loại từng giáo viên theo quy định của văn bản này
và báo cáo kết quả thực hiện về phòng giáo dục và đào tạo.
2. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, tham mưu với phòng
giáo dục và đµo tạo, chính quyền địa phương để có các biện pháp quản lý, bồi dưỡng,
nâng cao năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên mầm non của trường.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thiện Nhân

17
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CÔNG CHỨC NĂM 2015
PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN
CHƯƠNG TRÌNH GDMN
PHẦN I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẪU GIÁO
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Thực hiện các vận động cơ bản vững vàng, đúng tư thế.
- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết
định hướng trong không gian.
- Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay
- Có một sô hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khoẻ.
- Có một số thói quen, kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khoẻ và đảm bảo
an toàn của bản thân.
II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.
- Có khả năng diên đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động,

hình ảnh, lời nói…) với ngôn ngữ nói là chủ yếu.
- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và
một số khái niệm sơ đẳng về toán.
III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày.
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu
bộ…).
- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày.
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù
hợp với độ tuổi.
- Có một số kỹ ăng ban đầu về việc đọc và viết.
IV. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI
- Có ý thức về bản thân.
- Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng
xung quanh.
- Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực.
- Có một số kỹ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ.
- Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm
non, cộng đồng gần gũi.
18
V. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
- Có khả năng cảm nhận được vẻ đẹp trong nhiên nhiên, cuộc sống và trong tác
phẩm nghệ thuật.
- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.
- Yêu thích, hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật.
PHẦN II. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ
A. TỔ CHỨC ĂN, NGỦ, VỆ SINH
I. TỔ CHỨC ĂN
1. Số lượng và chất lượng bữa ăn

a ) Nhu cầu năng lượng:
Theo quyết định số 2824/2007/QĐ- BYT ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ Y tế
về việc phê duyệt “Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam” nhu
cầu khuyến nghị về năng lượng trong một ngày cho một trẻ.
+ Ở độ tuổi mẫu giáo là 1470 kcal/ngày
+ Ở độ tuổi nhà trẻ là 1180 kcal/ngày
Trong thời gian ở trường mầm non, trẻ cần được ăn tối thiểu:
+ Ở độ tuổi mẫu giáo : 1bữa chính + 1 bữa phụ (khoảng 735- 882 kcal/ngày)
+ Ở độ tuổi nhà trẻ là: 2bữa chính + 1 bữa phụ (khoảng 708 -826 kcal/ngày)
Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng cần cân đối:
Các chất cung cấp năng lượng Nhà trẻ Mẫu giáo
Chất đạm (Protit) 12 - 15 % 15%
Chất béo (Lipit) 35 - 40 % 25%
Chất bột (Gluxit) 45 - 53 % 60 %
Đối với trẻ béo phì, năng lượng do chất béo và chất bột đường cung cấp nên ở
mức tối thiểu, đồng thời tăng cường cho trẻ ăn nhiều các loại rau, củ, quả và tích cực
vận động.
b) Lượng thực phẩm:
- Mỗi bữa ăn chính
+ Trẻ mẫu giáo ăn 300- 400g kể cả cơm và thức ăn (khoảng 2 bát) với đủ năng
lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, béo, đường, muối khoáng và sinh
tố. Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong gạo, đậu, đỗ, thịt, cá trứng tôm, rau, đậu,
lạc, vừng, dầu mỡ, các loại rau, củ, quả và những loại thực phẩm khác có ở địa
phương.
c) Nước uống
- Nhu cầu nước uống của cơ thể phụ thuộc rất lớn về thời tiết và hoạt động của trẻ.
Mỗi ngày trẻ cần 1,6- 2 lít nước (bao gồm cả nước uống và cả nước trong thức ăn)
- Cho trẻ uống nước lọc (nước đun chín kĩ) đựng trong bình có nắp đậy kín và
nên sử dụng trong ngày. Chuẩn bị đủ cho mỗi trẻ một ca, cốc riêng.
19

- Cho trẻ uống nước theo nhu cầu và chia làm nhiều lần trong ngày: sau khi chơi,
ăn xong và sau khi ngủ dậy không để trẻ uống nhiều nước trước bữa ăn hoặc uống
một lần quá nhiều, không để trẻ bị khát nước. Mùa đông cần ủ nước cho ấm. Mùa hè
nóng nực cần cho trẻ uống nhiều nước hơn.
2. Chăm sóc bữa ăn
2.1. Trước khi ăn
- Hướng dẫn trẻ rửa sạch tay trước khi ăn.
- Hướng dẫn trẻ kê, xếp bàn ghế, cho 4-6 trẻ ngồi vào bàn, có lối đi quanh bàn
dễ dàng.
- Chuẩn bị bát, thìa, khăn mặt, cốc uống nước cho đủ số lượng.
- Trước khi chia thức ăn, cô giáo cần rửa tay sạch bằng xà phòng, quần áo đầu
tóc gọn gàng. Cô giáo chia thức ăn và cơm ra từng bát, cho trẻ ăn ngay khi thức ăn
còn nóng, không để trẻ ngồi đợi lâu.
2.2. Trong khi ăn
- Cần tạo không khí vui vẻ thoải mái trong khi ăn, động viên khuyến khích trẻ
ăn hết xuất.
- Cần chăm sóc, quan tâm hơn đối với những trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc mới
ốm dậy. Nếu trẻ ăn kém, cần tìm hiểu nguyên nhân báo cho nhà bếp hay cán bộ y tế
hay bố mẹ biết để chăm sóc trẻ tốt hơn. Đối với những trẻ ăn chậm hoặc biếng ăn,
giáo viên có thể xúc và động viên trẻ ăn nhanh hơn.
- Trong khi trẻ ăn, cần chú ý đề phòng trẻ bị hóc, sặc.
2.3. Sau khia ăn
Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định, uống nước, lau miệng, lau tay,
đi vệ sinh ( nếu trẻ có nhu cầu).
II. TỔ CHỨC NGỦ
1 . Trước khi trẻ ngủ
- Trước khhi trẻ ngủ, nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ lấy gối, chăn…
- Bố trí chỗ ngủ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông,
phòng ngủ nên giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt cửa sổ và tắt bớt đèn.
- Cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca êm dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Với

những cháu khó ngủ, nên vỗ về, hát ru giúp trẻ dễ ngủ hơn.
2. Trong khi trẻ ngủ
- Phân công một số giáo viên trực để quan sát, phát hiện và xử lý kịp thời các
tình huống có thể xảy ra trong khi ngủ.
- Về mùa hè: nếu dùng quạt điện, chú ý vặn tốc độ vừa phải và để xa từ phía
chân trẻ; nếu dùng điều hòa nhiệt độ không để nhiệt độ quá lạnh. Khi trẻ ngủ, không
mặc quá nhiều quần áo, nhưng về mùa đông phải đảm bảo cho trẻ đủ ấm.
- Nếu thời gian đầu trẻ có thể chưa quen với giấc ngủ trưa, cô không ép trẻ ngủ
ngay như các trẻ khác mà dần dần cho trẻ làm quen, có thể cho trẻ ngủ muộn hơn một
chút so với các cháu khác nhưng vẫn giữ im lặng.
20
3. Sau khi trẻ thức dậy
- Trẻ nào thức giấc trước, cô cho dậy trước, tránh đánh thức trẻ dậy sớm trước
khi trẻ tự thức giấc vì dễ làm cho trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi.
- Hướng dẫn trẻ tự làm một số việc vừa sức như: cất gối, xếp chăn, chiếu. Có thể
chuyển dần sang hoạt động khác bằng cách trò chuyện với trẻ, cho trẻ hát một bài
hát…nhắc nhở trẻ đi vệ sinh. Sau khi trẻ tỉnh táo, cho trẻ ăn bữa phụ chiều.
III. TỔ CHỨC VỆ SINH
1 Vệ sinh cá nhân
1.1. Vệ sinh cá nhân trẻ
a) Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng vệ sinh cá nhân
* Đồ dùng để rửa tay, rửa mặt:
- Vòi nước vừa tầm tay trẻ hoặc thùng nước có vòi (nếu đựng nướ vào xô hay
chậu phải có gáo dội), xà phòng rửa tay, khăn khô, sạch để lau tay.
- Khăn mặt phải đảm bảo vệ sinh (1 khăn/trẻ)
* Đồ dùng để vệ sinh:
- Giấy vệ sinh mềm, sạch sẽ, phù hợp với trẻ
- Nước sạch, đồ dùng lau, rửa cho trẻ
b) Chăm sóc và hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh các nhân;
* Vệ sinh da:

- Vệ sinh mặt mũi: Hướng dẫn trẻ tự lau mặt sạch sẽ trước và sau khi ăn, khi mặt
bị bẩn. Hướng dẫn trẻ lau mắt trước, lau xuôi về đuôi mắt, chuyển dịch khăn sao cho
da mặt luôn tiếp xúc với phần khăn sạch. Mùa rét cần chuẩn bị khăn ấm cho trẻ lau.
- Vệ sinh bàn tay: Hướng dẫn trẻ tự rửa tay và lau khô tay theo đúng quy trình,
đảm bảo vệ sinh. Trong trường hợp trẻ mới vào lớp, nên hướng dẫn trẻ tỉ mỉ từng
thao tác rửa tay và tập cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ.
* Vệ sinh răng miệng:
- Thường xuyên nhắc nhở trẻ uống nước và xúc miệng sau khi ăn,
- Hướng dẫn trẻ cách chải răng và kết hợp với gia đình để dạy trẻ tập chải răng ở
nhà. Tuyên truyền cho phụ huynh không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là bánh kẹo ngọt.
- Khám răng định kì cho trẻ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
* Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh:
- Đúng nơi quy định, dạy trẻ cách giữ vệ sinh cho bản thân, giữ gìn nhà vệ sinh
sạch sẽ. Nhắc trẻ dội nước, rửa tay sau khi đi vệ sinh.
* Giữ gìn quần áo, giày dép sạch sẽ:
- Không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt. Khi trẻ bị nôn hoặc đại tiện, tiểu tiện ra
quần áo hoặc khi mồ hôi nhiều, cần thay ngay cho trẻ.
- Cởi bớt quần áo khi trời nóng hoặc mặc thêm áo khi trời lạnh.
1.2. Một số yêu cầu về vệ sinh đối với giáo viên và người chăm sóc trẻ
21
Giáo viên là người làm gương về giữ vệ sinh và chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho
bản thân và những người xung quanh để trẻ học tập và làm theo, không làm lây lan
bệnh sang trẻ và cộng đồng.
a) Vệ sinh thân thể:
- Quần áo phải luôn gọn gàng, sạch sẽ. Nếu có quần áo công tác, phải thường
xuyên mặc trong quá trình chăm sóc trẻ. Không mặc trang phục công tác về gia đình
hoặc ra ngoài.
- Giữ gìn thân thể sạch sẽ, đầu tóc luôn gọn gàng, móng tay cắt ngắn.
- Đảm bảo đôi bàn tay luôn sạch sẽ khi chăm sóc trẻ: rửa tay bằng xà phòng và
nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn. Sau khi đi vệ sinh, làm vệ

sinh cho trẻ, quét rác hoặc lau nhà.
- Đồ dùng cá nhân của trẻ và giáo viên phải riêng biệt, không sử dụng đồ dùng
cá nhân của trẻ.
b) Khám sức khoẻ định kì:
Nhà trường cần khám sức khoẻ định kì và có biện pháp phòng bệnh đối với giáo
viên, cán bộ và nhân viên, học sinh theo Điều lệ trường mầm non.
2. Vệ sinh môi trường
2.1. Vệ sinh đồ dùng đồ chơi:
a) Vệ sinh đồ dùng:
- Bát, thìa, ca, cốc phục vụ ăn uống cho trẻ cần theo quy định: mỗi trẻ có bát,
thìa, ca, cốc, khăn mặt riêng với kí hiệu riêng, đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh, an toàn,
hàng ngày, giặt khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, sau đó phơi nắng hoặc sấy
khô. Hằng tuần, hấp, luộc khăn một lần.
- Bình đựng nước uống phải có nắp đậy, được vệ sinh hằng ngày, để nơi sạch sẽ,
tránh bụi, bẩn. Nước không uống hết sau một ngày nên đổ đi. Tuyệt đối không cho trẻ
thò tay hoặc uống trực tiếp vào bình đựng nước.
- Bàn ghế, đồ dùng trong lớp thường xuyên lau sạch sẽ.
- Đồ dùng vệ sinh (xô, chậu…) dùng xong đánh rửa sạch sẽ, úp nơi khô ráo, gọn
gàng.
b) Vệ sinh đồ chơi
- Đồ chơi phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi cho trẻ chơi.
- Hằng tuần nên vệ sinh đồ chơi của trẻ ít nhất 1 lần.
2. 2. Vệ sinh phòng, nhóm:
a) Thông gió:
- Hằng ngày, trước khi trẻ đến lớp, cô cần mở tất cả cửa sổ và cửa ra vào để
phòng được thông thoáng.
- Nếu có phòng ngủ riêng thì cần mở cửa để thông thoáng phòng trước khi cho
trẻ ngủ.
b) Vệ sinh phòng, nhóm:
- Mỗi ngày quét nhà và lau ít nhất 3 lần (trước giờ đón trẻ, sau 2 bữa ăn).

22
- Nếu có trẻ đái dầm khi ngủ, sau khi trẻ ngủ dậy cần vệ sinh ngay.
- Không đi guốc dép bẩn vào phòng trẻ. Mỗi tuần cần tổ chức tổng vệ sinh toàn
bộ phòng trẻ: lau các cửa sổ, quét mạng nhện, lau bóng đèn, cọ rửa nền nhà, cọ
giường, phơi chăn chiếu…
- Cùng với các bộ phận khác làm vệ sinh ngoại cảnh (quét dọn sân vườn, khơi
thông cống rãnh, phát bụi rậm quanh nhà…).
c) Vệ sinh nơi đại tiện, tiểu tiện (nhà vệ sinh)
- Đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, đủ ánh sáng, không hôi khai, an toàn, thuận
tiện, thân thiện và thoải mái khi trẻ sử dụng. Tránh để ứ đọng nước bẩn, nước tiểu
trong nhà vệ sinh.
- Hằng ngày, tổng vệ sinh trước khi ra về. Hằng tuần, tổng vệ sinh toàn bộ nhà
vệ sinh và khu vực xung quanh.
2.3. Xử lý rác, nước thải
a) Xử lý rác:
- Mỗi lớp nên có 1- 2 thùng rác có nắp đậy, hợp vệ sinh.
- Rác phải được thu gom, phân loại và đổ rác hằng ngày đúng nơi quy định.
- Xử lý rác đảm bảo vệ sinh theo quy định, không gây ô nhiễm môi trường.
Trường hợp có hố rác chung của trường, sau mỗi lần đổ rác lại lấp phủ một lớp đất
mỏng, khi đầy hố, lấp đất dày 15- 20 cm.
b) Xử lý nước thải:
Hệ thống xử lý nước thải phải có nắp đậy, đảm bảo an toàn. Thường xuyên khơi
thông cống rãnh, tránh ứ đọng. Hằng tuần tổng vệ sinh toàn bộ hệ thống cống rãnh.
2.4. Giữ sạch nguồn nước
- Cung cấp đủ nước sạch để nấu ăn và sinh hoạt: Trẻ học một buổi là 10 lit/trẻ;
trẻ bán trú là 50- 60 lít/ trẻ/ ngày.
- Dụng cụ chứa nước đảm bảo sạch và không gây độc, có nắp đậy, dễ cọ rửa, an
toàn cho người sử dụng. Tránh để nước lưu quá lâu ngày.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng nếu thấy nguồn nước có màu, mùi, vị khác lạ,
cần tạm ngừng sử dụng và báo cho ban giám hiệu nhà trường để có biện pháp xử lý

kịp thời.
B. CHĂM SÓC SỨC KHOẺ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ
I. THEO DÕI SỨC KHOẺ
1. Khám sức khỏe định kì
- Mục đích khám sức khoẻ định kỳ là phát hiện sớm tình trạng sức khỏe, bệnh tật
của trẻ để can thiệp kịp thời.
- Nhà trường cần tổ chức khám sức khoẻ định kì cho trẻ mỗi năm 2 lần.
- Lưu kết quả khám và thông báo cho gia đình về kết quả kiểm tra sức khoẻ.
2. Theo dõi quá trình phát triển thể lực của trẻ
2.1. Chỉ số dùng để theo dõi sự phát triển của trẻ
23
- Cân nặng (kg) theo tháng tuổi.
- Chiều cao đứng (cm) theo tháng tuổi.
2.2. Yêu cầu:
- Tiến hành cân 3 tháng một lần và đo chiều cao 6 tháng 1 lần.
- Cân và theo dõi hàng tháng những trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân- béo phì,
Trẻ bị ốm kéo dài, sức khoẻ giản sút cần được kiểm tra cân nặng để đánh giá sự hồi
phục sức khoẻ của trẻ.
- Quy định một số ngày thống nhất cho các lần cân, đo.
- Sau mỗi lần cân đo cần chấm ngay lên biểu đồ để tránh quên và nhầm lẫn, sau
đó đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho từng trẻ và thông báo cho gia đình.
- Mùa đông tiến hành cân đo trong phòng, tránh gió lùa, bỏ bớt quần áo để cân,
đo chính xác.
- Có thể cân trẻ bằng bất kỳ loại cân nào nhà trường có nhưng phải thống nhất
dùng một loại cân cho các lần cân.
- Cách đo chiều cao đứng: Đo chiều cao đứng của trẻ bằng thước đo chiều cao
(hoặc có thể dùng thước dây đóng vào tường). Khi đo chú ý để trẻ đứng thẳng và 5
điểm (đầu, lưng, mông, bắp, gót và gót chân) trên một đường thẳng. Chiều cao của trẻ
được tính từ điểm tiếp xúc gót chân với mặt sàn đến đỉnh đầu (điểm cao nhất của đầu
trẻ), đo chính xác đến 0,1cm.

II - PHÒNG VÀ XỬ TRÍ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
1. Phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ốm
1.1. Phát hiện sớm trẻ ốm
Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác thường phải theo
dõi tình trạng sức khoẻ của trẻ một cách cẩn thận. Có thể trẻ sốt nhẹ vì nguyên nhân
nào đó hoặc do trẻ kém ăn, kém chơi sau khi ốm dậy. Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh
truyền nhiễm như sởi, ho gà, cúm, thuỷ đậu…hoặc sốt cao, viêm phổi…phải đưa đến
phòng y tế của trường hoặc đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế gần nhất, đồng thời báo cho
bố mẹ đến đưa trẻ về nhà chăm sóc ngay.
* Phát hiện trẻ sốt
Để xác định trẻ có sốt, hay sốt cao hay không, phải đo nhiệt độ cơ thể trẻ
- Cách đo nhiệt độ cho trẻ: Có nhiều phương pháp đo nhiệt độ cho trẻ nhưng
thông dụng nhất là phương pháp cặp nách (đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân).
- Thực hiện: Cầm đầu trên ống nhiệt kế và vẩy mạnh xuống cho tới khi cột thuỷ
ngân tụt xuống dưới vạch 35
0
C. Cô cầm ống nhiệt kế trên 1 tay và nhấc cánh tay của
trẻ lên để đặt ống nhiệt kế vào hõm nách, sau đó ép tay trẻ để giữ lấy nhiệt kế trong
2-3 phút rồi lấy ra đọc nhiệt độ (nhiệt độ cặp ở nách thấp hơn thân nhiệt thực tế 0,5-
0,6
0
C).
24
- Đánh giá: Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường là 36,5- 37
0
C. Khi nhiệt độ cơ
thể tăng trẻ 37
0
C là sốt nhẹ; 39-40
0

C là sốt cao. Trẻ có thể sốt do mắc các bệnh nhiễm
trùng, do mất nước, do mặc quá nhiều quần áo, do trời nóng và khát nước.
1.2. Chăm sóc trẻ ốm
* Chăm sóc trẻ sốt cao
Đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh, cho trẻ uống nước quả, nước chè đường. Cởi bớt quần
áo, lau mình cho trẻ bằng nước ấm. Nếu trẻ toát mồ hội cần thay quần áo và lau khô
da, không nên chườm lạnh cho trẻ. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn để đề
phòng trẻ bị co giật và báo ngay cho cha mẹ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế.
* Chăm sóc trẻ nôn
- Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi dậy đề phòng trẻ hít phải chất nôn gây ngạt.
- Lau sạch chất nôn trên người trẻ, thay quần áo cho trẻ nến cần.
- Thu dọn chất nôn và quan sát chất nôn, lưu giữ chất nôn vào dụng cụ sạch, kín
để báo với cán bộ y tế và cha mẹ trẻ.
- Lưu ý: Khi chăm sóc trẻ nôn, giáo viên cần có thái độ ân cần, dịu dàng, không
làm trẻ sợ hãi, tránh để trẻ bị lạnh. Sau khi trẻ nôn cần cho trẻ uống nước ấm từng ít
một, có thể cho trẻ ăn nhẹ. Trẻ nôn nhiều cần khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế,
đồng thời thông báo cho cha mẹ trẻ.
1.3. Chăm sóc trẻ sau khi ốm
Sau khi ốm dậy, trẻ còn yếu mệt, kém ăn, ngủ ít, thích được quan tâm, cô cần
chú ý chăm sóc trẻ hơn (chơi với trẻ, nói chuyện với trẻ nhiều hơn).
- Cho trẻ ăn uống từng ít một nhưng nhiều lần hơn trong ngày, tăng cường giữ vệ
sinh sạch sẽ và điều độ trong ăn uống. Nhắc nhở cha mẹ trẻ tiếp tục cho trẻ ăn thêm
bữa và dinh dưỡng tốt cho đến khi trẻ phục hồi sức khoẻ.
2. Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh thường gặp
2.1. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là một nhóm bệnh rất đa dạng do vi khuẩn hoặc vi rút
gây bệnh trên toàn bộ hệ thống đường thở, bao gồm đường hô hấp trên và dưới từ
mũi, họng, thanh quản, khí quản đến nhu mô phổi. Phổ biến nhất là viêm họng, viêm
amidan, viêm phế quản và viêm phổi.
a) Nhận biết và biện pháp xử trí ban đầu

* Thể nhẹ:
- Biểu hiện:
+ Sốt nhẹ dưới 38,5độ, kéo dài vài ngày đến 1 tuần
+ Viêm họng, ho nhẹ, chảy nước mắt, nước mũi
+ Trẻ không có biểu hiện khó thở, vẫn ăn chơi bình thường.
Xử trí ban đầu
+ Báo cho gia đình và trao đổi cách chăm sóc cho cha mẹ trẻ
+ Không cần dùng kháng sinh, chăm sóc tại nhà và điều trị triệu chứng (để trẻ nằm
nơi thoáng mát, giữ không bị lạnh và gió lùa, mặc quần áo rộng rãi để trẻ dễ thở)
25

×