Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Truyện an dương vương và mị châu – trọng thủy” với trách nhiệm của con người đối với đất nước và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.83 KB, 10 trang )

CUỘC THI “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT THỰC TIỄN TÌNH HUỐNG DÀNH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC”
I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HUỐNG:
1. Tên tình huống:
“Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” với trách nhiệm của con
người đối với đất nước và gia đình.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Thông qua việc mở rộng theo hướng tích hợp liên môn vừa để tự củng cố
kiến thức vừa giúp cho mỗi công dân tự nhận thức trách nhiệm của bản thân đối
với đất nước và gia đình để từ đó có thể hoàn thành đúng và đủ trách nhiệm bản
thân, biết ứng xử phù hợp giữa hai trách nhiệm.
3. Giải pháp giải quyết tình huống và tổng quan về các nghiên cứu liên quan
Trong chương trình THPT, cũng như các môn KHTN, các môn KHXH có
liên kết và hỗ trợ, bổ sung cho nhau rất nhiều. Đặc biệt ở lớp 10 khi học bài đọc
văn “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” có nhiều kiến thức
liên quan đến “Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (bài 14 môn Lịch
sử) và bài 11 “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”, bài 12 “Công dân
với tình yêu, hôn nhân và gia đình”, bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc” (môn GDCD). Vậy khi học một trong các bài này
chúng ta có thể liên hệ mở rộng theo hướng tích hợp liên môn để kiến thức được
củng cố sâu sắc hơn. Bài viết sau đây sẽ phân tích “Truyện An Dương Vương và
Mị Châu- Trọng Thủy” trên cơ sở như vậy để hiểu vấn đề kĩ lưỡng, toàn diện.
II/THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Qúa trình thực hiện:
- Tìm hiểu tình huống từ văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thủy”.
- Phân tích những ý nghĩa văn học từ văn bản.
1
- Phân tích ý nghĩa giáo dục nhân cách, trách nhiệm của mỗi con người với
gia đình và đất nước (Sách GDCD lớp 10 bài 11, 12, 14).


- Phân tích những khía cạnh lịch sử từ tác phẩm (Sách giáo khoa lịch sử bài
14).
2. Các tư liệu, thiết bị được sử dụng:
- Sách: Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10, Sách giáo khoa Giáo dục công dân
lớp 10, Sách Lịch sử lớp 10, Đại Việt sử kí toàn thư,…
- Hình ảnh được lấy từ mạng Internet.
III/Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1.Nhân vật vua An Dương Vương :
An Dương Vương xây thành, chế nỏ chiến thắng Triệu Đà. Ông là người có
công lớn trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, viết nên một trang sử cho dân
tộc vào thời kỳ cuối thế kỷ II - I tr.CN , gắn với di tích thành Cổ Loa - Đông
Anh - Hà Nội, gắn với huyền thoại nỏ thần Kim Quy (mà thực chất là nỏ Liên
Châu với hàng vạn mũi tên đồng được khai quật dưới chân thành Cổ Loa) ghi
dấu một thời hoàng kim của dân tộc trong khoảng từ 30 đến 50 năm. Nhưng
cũng là người kết thúc thời kỳ văn minh Âu Lạc của nước nhà do thất bại trước
sự xâm lược của Triệu Đà, mở ra thời kỳ Bắc thuộc suốt mười thế kỷ, dân tộc ta
chìm trong đô hộ của phong kiến Phương Bắc.
Nỏ Liên Châu (Nguồn: Internet)
2
Nỏ Liên Châu (Nguồn: Internet)
Lẫy nỏ Liên Châu (Nguồn: Internet)
3
Minh họa cách sử dụng nỏ Liên Châu (Nguồn: Internet)
Cao Lỗ bắn nỏ thần (Nguồn: Internet, hình ảnh chỉ mang tính chất minh
họa)
Để tôn vinh nhân vật lịch sử và thể hiện niềm tự hào một thuở của cha ông,
truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” đã đưa vào
4
một số chi tiết kỳ ảo khiến cho “những mảnh vỡ của hiện thực được văng xa”
đồng thời thể hiện thái độ trân trọng nhân vật lịch sử của tác giả dân gian như

chi tiết An Dương Vương được một con Rùa Vàng “nói sõi tiếng người…thông
tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần” giúp đỡ xây thành Cổ Loa, rồi trước khi ra
về còn tháo vuốt cho vua làm lẫy nỏ chiến thắng quân Triệu Đà. Thực chất đó là
thứ vũ khí do Cao Lỗ – một tướng tài ba của An Dương Vương và nhân dân ta
chế tạo thành nỏ bắn một phát tiêu diệt được nhiều giặc. Ở đây sự đan quyện
giữa cái lõi lịch sử và sự hư cấu tưởng tượng của nhân dân đã tạo nên sức hấp
dẫn cho câu chuyện. Sự ra đi của An Dương Vương được bất tử hóa qua chi tiết
“Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển”. Mặc dù
việc để mất nước vào tay Triệu Đà theo cách giải thích của truyền thuyết là do
An Dương Vương mất cảnh giác để lộ vũ khí quốc gia và sự chủ quan không hề
phòng bị sau chiến thắng, cùng với thái độ nghiêm khắc của nhân dân dân ta còn
thấy được thái độ trân trọng công lao đóng góp của An Dương Vương với đất
nước, đó là bài học muôn đời đã được đúc kết qua câu chuyện dân gian. Bên
cạnh đó ngoài việc nghiêm khắc kết tội An Dương Vương về trách nhiệm với
quốc gia, truyền thuyết còn hư cấu để xây dựng nhân vật đậm nét thông qua
những chi tiết đời thường như “mải đánh cờ”, để con rể thoải mái đi lại trong
cung, chưa chuẩn bị sẵn sàng cho con gái đảm nhiệm vị trí là công chúa thì cần
ứng xử sao cho phù hợp với địa vị của mình…
\
Triệu Đà (Nguồn: Internet)
2. Nhân vật Mị Châu : Có thể tích hợp với môn GDCD qua bài 11 “Một số
phạm trù cơ bản của đạo đức học” và bài 12 “Công dân với tình yêu, hôn
nhân và gia đình”
5
Trước hết xác định tình cảm của Mị Châu với Trọng Thủy, lúc đầu xuất
phát từ việc ngoại giao giữa hai nước láng giềng mà hai người trở thành vợ
chồng, nhưng về sau với Mị Châu tình cảm trở nên gắn bó với Trọng Thủy và
Mị Châu đã hành xử mọi việc bằng vị trí của người vợ trong gia đình theo chế
độ phong kiến thời xưa là luật tam tòng. Nàng nhất nhất nghe theo chồng mà
không suy xét tính đến vị trí công chúa nước Âu Lạc (cho Trọng Thủy xem vũ

khí bí mật quốc gia, dứt áo lông ngỗng để quân Triệu Đà đuổi theo…)
An Dương Vương chém đầu Mị Châu (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh
họa, nguồn: Internet)
Vậy về việc hôn nhân giữa Mị Châu và Trọng Thủy không phải xuất
phát từ tình cảm tự nguyện mà từ sự toan tính, vụ lợi của Triệu Đà và Trọng
Thủy. Mị Châu không hề hay biết mình là nạn nhân của sự lừa dối, vì thế nàng
sống bằng tình cảm cá nhân và lễ giáo phong kiến thông thường. Nàng là công
chúa ngây thơ, trong trắng nhưng có lẽ còn quá trẻ và chưa được chuẩn bị về
nhận thức và kỹ năng ứng xử sao cho phù hợp với địa vị của một công chúa. Lỗi
này thuộc về việc giáo dục của người cha An Dương Vương. An Dương Vương
thành công về chính trị, quân sự, nhưng trong gia đình, ông ta có lẽ đã chưa
6
quan tâm đến việc giáo dục con cái nên Mị Châu đã thiếu hụt kiến thức về mảng
trách nhiệm với quốc gia. Cho Trọng Thủy xem nỏ thân chứng tỏ rằng nàng
không hề ý thức được đấy là vũ khí quốc gia mà coi nó như thứ của cải trong gia
đình. Sai lầm chính là ở nhận thức. Sai lầm nữa là nàng đã hết sức hồn nhiên mà
thiếu tinh ý khi Trọng Thủy nói dối về Phương Bắc thăm cha và rằng “Tình vợ
chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ…nếu như hai nước
thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?” Mị Châu chỉ nắm
bắt được thông điệp thứ nhất về “tình vợ chồng” mà thông điệp thứ hai là “hai
nước thất hòa Bắc Nam cách biệt…” thì lại không để tâm. Vì thế nàng chỉ nghĩ
đến hạnh phúc cá nhân và nguyện ước đoàn tụ mà không nghĩ đến vận mệnh
quốc gia. Đáng trách hơn nữa khi chiến tranh xảy ra, trong cảnh binh đao, đất
nước chìm trong vó ngựa quân thù, tình thế ngặt nghèo khiến cha nàng phải vội
vã lên mình ngựa đưa nàng đi trốn, vậy mà ngồi sau lưng cha, nàng chỉ nghĩ đến
sự đoàn tụ với Trọng Thủy với khát vọng hạnh phúc gia đình, vẫn không nhận ra
bộ mặt thật của Trọng Thủy là gián điệp nên cứ mải mốt theo lời hẹn ước rắc
lông ngỗng trên áo gấm suốt dọc đường đi để quân Triệu Đà đuổi tới nơi dồn hai
cha con nàng vào thế cùng đường khi trước mặt là biển, sau lưng là giặc. Sai lầm
của Mị Châu là không thoát ra khỏi ý thức về gia đình trong khi chiến tranh xảy

ra. Cuối cùng nàng đã bị thần Kim Quy, thay mặt nhân dân kết tội. Vậy là một
con người như Mị Châu: trung hiếu mà trở thành kẻ tội đồ, một người hết lòng
tin yêu chồng mà bị bội phản, từng khát khao hạnh phúc và đoàn tụ mà kết cục
là tan vỡ chia ly. Tất cả là vì Mị Châu lẽ ra trong hoàn cảnh tổ quốc lâm nguy
phải đạt trách nhiệm với Đất nước lên trên hạnh phúc gia đình và cá nhân thì
Mị Châu lại không làm được điều đó. Nàng không biết rắng khi đất nước có
chiến tranh thì gia đình đâu có thể nào yên ổn được. Phải chăng qua hình tượng
Mị Châu, nhân dân muốn gửi thông điệp tới tất cả mọi người về trách nhiệm
cá nhân với quốc gia trong từng hoàn cảnh của đất nước.
Trong phần kết thúc Mị Châu đã tỉnh ngộ, nàng không xin tha tội chết
mà chỉ mong được người đời cảm thông và thấu hiểu mối oan tình, điều đó được
thể hiện qua lời khấn trước khi bị chém đầu: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng
phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu
mà bị người lừa dối, chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục
thù”…
3/ Nhân vật Trọng Thuỷ.
- Trọng Thuỷ là một trong ba nhân vật chính của tác phẩm. Hắn là con trai của
7
Triệu Đà, con rể của An Dương Vương, là chồng của Mị Châu công chúa. Sang
Âu Lạc theo mưu kế nham hiểm của cha mình, Trọng Thuỷ lấy Mị Châu không
phải vì tình yêu mà chỉ để lợi dụng nàng thực hiện một mưu đồ chính trị, để
hoàn thành nhiệm vụ gián điệp được cha hắn giao phó mà thôi.
Như vậy theo tài liệu GDCD lớp 10 thì Hôn nhân chân chính và tiến bộ
phải là hôn nhân tự nguyện dựa trên tình yêu chân chính (trang 80) thì giữa
Trọng Thủy và Mị Châu không phải là như vậy vì thế nên có kết cục bi thảm mà
chính Trọng thủy khi đứng ở đỉnh cao của chiến thẳng và hưởng địa vị bậc nhất
mà không thể yên ổn, cuối cùng đã phải lao đầu xuống giếng chết.
Trọng Thủy ôm xác Mị Châu (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn:
Internet)
Với danh nghĩa một người chồng, Trọng Thuỷ đã hoàn thành xuất sắc vai trò

gián điệp ấy. Hắn đã lợi dụng Mị Châu, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, lừa gạt tình
cảm của nàng để đánh cắp nỏ thần và nham hiểm hỏi Mị Châu một câu hỏi đầy
dụng ý trước khi về nước với mục đích để biết cách tìm đường đuổi theo An
Dương Vương nếu nhà vua chạy trốn. Chính những việc làm này của hắn là
những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bi kịch nước mất nhà tan của cha con ADV
và nhân dân Âu Lạc. Hắn chính là kẻ thù của nhân dân Âu Lạc, là một kẻ rất
đáng bị vạch mặt, lên án, tội lỗi đời đời.
8
Trọng Thủy và Triệu Đà (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn:
Internet)
- Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, Trọng Thuỷ cũng chỉ là nạn nhân của một
cuộc chiến tranh xâm lược. Trong tay của Triệu Đà, Trọng Thuỷ không hơn
không kém cũng chỉ là một con bài chính trị mà thôi. Hơn nữa, mặc dù là một kẻ
độc ác, Trọng Thuỷ cũng không phải hoàn toàn đã mất hết nhân tính của một
con người. Chính lời nói của Trọng Thuỷ với Mị Châu trong lúc chia tay, hành
động tự vẫn sau chuỗi ngày sống trong sự dày vò, ân hận của hắn đã nói lên điều
đó.
- Trước lúc chia tay về nước dâng lẫy nỏ thần cho Triệu Đà, Trọng Thuỷ đã nói
với Mị Châu: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt
bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách
biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”. Đây không hoàn toàn là những lời lạnh
lùng mà nó ẩn chứa ít nhiều tình cảm bùi ngùi, một nỗi đau li biệt và mong
muốn đoàn tụ vợ chồng. Có thể chăng Trọng Thủy sẽ đã dự định gặp lại Mị
Châu và hạnh phúc bên nàng? Có thể Trọng thủy cũng không có ý định giết An
Dương Vương nhưng hắn ta không hiểu rằng làm sao Mị châu có thể sống hạnh
phúc trước những tội lỗi mà mình gây ra cho đất nước. Còn An Dương Vương
ông còn mặt mũi nào nhìn tổ quốc giang sơn chìm trong đô hộ mà kẻ đó chính là
con rể đã dùng quỷ kế để chiếm đoạt.
- Tính người của Trọng Thuỷ còn được thể hiện rõ hơn rất nhiều ở phần cuối
9

cùng của tác phẩm khi tác giả dân gian miêu tả tâm trạng của Trọng Thuỷ sau
cái chết của Mị Châu. Không đắm mình trong hào quang, danh vọng, trong hạnh
phúc của sự thống trị uy quyền, sau khi Mị Châu chết, Trọng Thuỷ luôn sống
trong nỗi niềm thương nhớ, trong nỗi ân hận dày vò và cuối cùng bế tắc, cùng
đường hắn đã tự tìm cho mình cái chết. Trọng Thuỷ quyên sinh không phải chỉ
là hành động sám hối cho một sai lầm mù quáng, mà còn là sự thức tỉnh của
lương tâm, sự phủ nhận chiến tranh, sự từ chối mọi vinh quang quyền lực tìm về
với cõi thiên thu để có được một tâm hồn thanh thản.
Trong bài 11 GDCD lớp 10 định nghĩa “Lương tâm là năng lực từ đánh giá
và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người
khác và xã hội. Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái: trạng thái thanh thản
lương tâm và trạng thái cắn rứt lương tâm” (trang 70)
Với Trọng Thủy đó là trạng thái thứ hai.
Nguyễn Thủy Nguyên
Nguyễn Lê Thục Anh
11Anh2
10

×