Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy. potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.74 KB, 23 trang )

Truyện An Dương Vương và Mị
Châu-Trọng Thủy.




Thời kì Văn Lang – Âu Lạc ( thời kì dựng nước) đã
để lại cho gia tài văn hoá tinh thần Việt Nam nhiều
thần thoại , truyền thuyết có giá trị lớn.

Thần thoại và truyền thuyết thời kì này thể hiện tập
trung , nổi bật hai nội dung: dựng nước và giữ nước.

Nếu như nhóm truyền thuyết xung quanh vua Hùng
thể hiện nội dung dựng nước thì truyền thuyết chung
quanh Thục An Dương Vương lại đưa ra một cách
cắt nghĩa về sự thắng lợi và thất bại của vua Thục
trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhận thức
được giá trị to lớn của những tác phẩm dân gian này
trong đời sống tinh thần tư tưởng của người Việt nên
trong những thế kỉ đầu tiên của nền độc lập dân tộc
các trí thức nước ta đã bỏ nhiều công sức sưu tầm,
ghi chép lại bằng văn bản. Những ngư
ời có công đầu
là Lí Tế Xuyên ( với cuốn Việt điện u linh) và Trần
Thế Pháp ( với cuốn Lĩnh Nam chích quái) . Cuối thế
kỉ XV, Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã tiếp tục công việc
của Trần Thế Pháp hoàn chỉnh cuốn Lĩnh Nam chích
quái và lưu truyền đến ngày nay. Nhiều nhà nghiên
cứu văn học dân gian và sử học nước ta đã nhất trí
coi coi các thần thọai và truyền thuyết sau đây là


những truyện có giá trị lớn nhất: Truyện Họ Hồng
Bàng; Truyện Thần núi Tản Viên; Truyện Thánh
Gióng; Truyện Rùa Vàng. Và cho rằng truyện Rùa
vàng gắn liền với nhân vật lịch sử An Dương Vương,
với di tích lịch sử thành Cổ Loa với câu chuyện tình
Mị Châu – Trọng Thuỷ là một truyện li kì , phức tạp
biểu hiện một trình độ phát triển của xã hội và con
người Việt Nam và để lại một bài học lịch sử xương
máu cho muôn đời sau.

1- Về nhân vật Thục An Dương Vương.

Theo Lĩnh Nam chích quái, Thục Phán là một vị vua
trẻ của nước Âu Việt, sau khi chiếm được nước Văn
Lang của các vua Hùng lập nên nước Âu Lạc, định
đô ở đất Việt Thường ( Cổ Loa) và gấp rút xây thành
để giữ nước. Như vậy, việc dời đô từ vùng trung du
(Lâm Thao, Phú Thọ ) xuống đồng bằng là một việc
làm sáng suốt, một biểu hiện của sự phát triển lớn
mạnh của nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn
Lang và Âu Việt cũ. Trong công cuộc xây thành Cổ
Loa dù nhà vua đã bỏ nhiều trí lực nhưng ban đầu “
hễ thành đắp đến đâu lại lở đến đấy”. Sau nhờ sứ
Thanh Giang giúp đỡ, vua đã diệt được các loài yêu
tinh phá hoại. từ đó , thành chỉ xây trong nửa tháng l
à
xong.

Theo quan điểm xưa, muốn thành công trong việc
lớn lẫn việc nhỏ, người hành s

ự phải hội đủ ba yếu tố
thiên thời , địa lợi , nhân hoà. Truyền thuyết còn kể
lại việc Thánh Tản Viên khuyên vua Hùng nhường
ngôi cho Thục Phán, phải chăng đó l
à thiên cơ , thiên
thời đã hướng về Thục vương . Chọn được đất định
đô lâu dài , kiên cố, đó là được địa lợi. Th
ành xây mà
đổ phải chăng Vua chưa được chữ nhân hoà. Vua
trai giới , cầu đảo bách thần phải chăng là một sự
điều chỉnh chính sự để được chữ nhân hoà quý báu
ấy. Việc thần Rùa Vàng giúp vua xây thành phải
chăng đã phản ánh hiệu quả tốt đẹp của sự điều
chỉnh chính sự theo hướng thuận nhân tâm.

Đất nước yên bình có thành luỹ kiên cố , nhà vua
ước ao có được thứ vũ khí thần diệu để bảo vệ. Đó
là một ước vọng chính đáng. Thần Rùa vàng đã đáp
ứng nguyện vọng ấy của vua: tháo vuốt tặng vua l
àm
lẫy nỏ Linh Quang. Tầm nhìn xa trông rộng và ý thức
bảo vệ giang san của Thục Vương thật đáng cho
chúng ta khâm phục và ghi nhớ. Quân Triệu Đà đã
nhiều lần thảm bại trước chân thành Cổ Loa vì th
ứ vũ
khí lợi hại của Âu Lạc. Vũ khí thần diệu một phát bắn
ra có thể giết chết hàng trăm tên địch đó phải chăng
là đường lối quân sự , quốc phòng đúng đắn dựa
trên sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc .


Nhưng tai hoạ cũng từ dó mà ra. Quá tin vào ti
ềm lực
quốc phòng của mình, nhà vua đã lơ là mất cảnh
giác trước âm mưu của Triệu Đà. Sau nhiều lần thất
bại thảm hại nhưng Đà vẫn chưa thôi gi
ấc mộng thôn
tính Âu Lạc, mở rộng giang sơn cát cứ của mình.
Thục An Dương Vương sơ xuất không nhận ra dã
tâm đó hoặc có nhận ra nhưng vì quá chủ quan,
khinh địch nên đã nhận lời thuận cho Trọng Thuỷ lấy
con gái yêu của mình là Mị Châu, lại còn thu
ận cho ở
rể luôn trong thành Cổ Loa. Tướng quân Cao Lỗ đã
hết sứcc an ngăn vua nhưng Vua nhất quyết không
nghe . Kết cục, Trọng Thuỷ có cơ hội lợi dụng tình
cảm của vợ, đánh tráo lẫy nỏ- móng rùa thần.

Thái độ chủ quan , khinh địch của Vua Thục còn thể
hiện rõ ở việc dù quân Triệu Đà đã tiến sát đến chân
thành Cổ Loa song vua vẫn “ điềm nhiên ngồi đánh
cờ, cười mà nói rằng: “ Đà không sợ nỏ thần sao?”.
Cho đến khi thất bại bỏ chạy Vua cũng không nhận
ra vì sao nỏ thần hết hiệu nghiệm , vì sao lại thất bại.
Câu nói tuyệt vọng “ Trời hại ta” bên bờ biển đã cho
ta thấy rõ tình tr
ạng ấy! Đến khi sứ Thanh Giang hiện
lên thét lớn “ Kẻ ngồi sau ngựa chính là gi
ặc đó”. Vua
mới tỉnh ngộ . Một sự tỉnh ngộ đầy cay đắng . Vua
liền chém chết đứa con gái yêu và “cầm sừng tê rẽ

nước về với Long vương”. Thái độ của nhân dân đối
với Vua Thục vừa phê phán vừa tôn kính nên đã
sáng tạo ra chi tiết này chăng? ( Theo gợi ý của nhà
thơ Nguyễn Đình Thi khi ông cho rằng phải chăng
nhân dân không muốn nói Phù Đổng Thiên Vương
chết trận nên đã sáng tạo ra kết cục Phù Đổng thiên
Vương và ngựa phi lên trời; không đành lòng để Vũ
Nương chết thảm nên đã sáng tạo tình tiết Vũ n
ương
thành thần tiên dưới Thuỷ cung).

Qua hình tượng An Dương vương, tác giả dân gian
đã thể hiện thật sâu sắc ý tưởng: Người đứng đầu
đất nước chẳng những cần được nhân dân hết lòng
ủng hộ mà còn phải hết sức cảnh giác đề phòng hữu
hiệu đối với các thế lực ngoại xâm, thiếu sự cảnh
giác đó thì nước mất nhà tan.

2- Về nhân vật Mị Châu :

Nhà thơ Tố Hữu đã nhận xét về nhân vật Mị Châu: “
Trái tim lầm chỗ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay
giặc / Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”.

Quả thật Mị Châu có đặt tình cảm ( trái tim) l
ên trên lí
trí ( đầu) , dẫn đến hậu quả khôn lường ( Cơ đồ đắm
biển sâu). Vua Thục và Mị Châu đều có lỗi trước lịch
sử. Tuy nhiên , các tác giả dân gian đã dành cho
nhân v

ật nữ nầy một sự đánh giá đầy bao dung nhân
hậu. Mị Châu ý thức được sự mất cảnh giác nghiêm
trọng của mình nên chấp nhận cái chết một cách
dũng cảm nhưng Mị Châu không chủ tâm phản bội
cha , phản bội dân tộc. Lời khấn khứa cuối cùng của
nhân vật vang lên thật thống thiết “ Thiếp là ph
ận gái,
nếu có lòng phản nghịch mưu hại lại cha, chết đi sẽ
biến thành hạt bụi. Nếu có lòng trung hiếu mà bị
người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để
rửa sạch mối nhục thù”. Tác giả dân gian đã thật
nhân hậu bao dung trong sáng tạo hình tượng “ Mị
Châu chết ở bờ bể , máu chảy xuống nước, trai sò
ăn phải đều biến thành hạt châu”, “ Trọng Thuỷ ôm
xác vợ đem về táng ở Loa Thành, xác biến thành
ngọc thạch”, “ Người đời sau…nhân kiêng tên Mị
Châu cho nên gọi ngọc minh châu là đại cữu , tiểu
cữu”. Giáo sư Lê Trí Viễn đã có lời bình xác đáng
như sau: “ Mị Châu có tội với đất nước nên bị trừng
phạt, đó là trách nhiệm trước lịch sử, nhưng tấm l
òng
Mị Châu là trong trắng, Mị Châu chỉ ngây thơ và dại
dột, cho nên tấm long của nhân dân không nỡ để Mị
châu mất đi trong đen tối, mà cho Mị Châu biến th
ành
ngọc trai trong suốt để nàng nói lên v
ới vĩnh viễn chút
lòng trong trắng của mình.” Và GS kết luận: “ Đó là
những biểu hiện đầu tiên và tốt đẹp của tư tưởng
nhân đạo thời cộng đồng.”.


3
-

V
ề nhân vật Trọng Thủy :


Trước hết cần phải thấy động cơ hôn nhân c
ủa Trọng
Thuỷ là động cơ chính trị đen tối. Lợi dụng tình cảm
của vợ , Trọng Thuỷ đã “ dỗ Mị Châu cho xem trộm
nỏ thần rồi ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt
rùa vàng, nói dối là về phương bắc thăm cha”. Tình
tiết ấy, Trọng Thuỷ không thể chối tội trước tình cảm
ngây thơ trong trắng của Mị Châu trước sự phán xét
của muôn đời trên giác độ tình yêu.

Tuy nhiên có một tình tiết cần phải nhìn nhận cho có
tình có lí , Đó là tình tiết Trọng Thuỷ tâm sự với vợ “
Tình vợ chồng không thể lãng quên , nghĩa mẹ cha
không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như
đến lúc hai nước thất hoà bắc nam cách biệt, tìm
nàng lấy gì làm dấu” . Để rồi Mị châu ngây thơ nói ra
kế “ rắc lông ngỗng” ở những chỗ ngả ba đường để
“có thể cứu được nhau”. Tình tiết này có hai cách
hiểu. Cách hiểu thứ nhất là Trọng Thuỷ cố ý đuổi
cùng , giết tận. Cách hiểu thứ hai cho rằng qua bao
tháng ngày chung sống , mặc dù Trọng Thuỷ âm
thầm thực hiện dã tâm của cha nhưng trong lòng

chàng không thể không có tình cảm sâu nặng với
người vợ trẻ xinh đẹp , dịu dàng, hiền thục , ngây th
ơ
, trong sáng nên chàng lo liệu trước việc tìm nhau
sau trận can qua. Còn lúc ấy chàng cũng không nghĩ
đến độc kế đuổi cùng giết tận. Sau trận chiến đẫm
máu Trọng Thuỷ đã ôm xác vợ về táng ở Loa Thành
cho được gần gũi sớm hôm chăm sóc, với lòng “
thương tiếc khôn cùng” rồi ngẩn ngẩn ngơ ngơ “ khi
đi tắm tưởng như thấy bóng dáng Mị Châu , bèn lao
đầu xuống giếng mà chết”. Đặc biệt là chi ti
ết kết thúc
truyện “ người đời sau mò ngọc ở biển Đông lấy
nước giếng này mà rửa thì thấy trong sáng”. Như v
ậy
phải chăng cặp uyên ương này cũng chỉ là nạn nhân
bị lợi dụng, vừa đáng thương vừa đáng giận, trong
dã tâm xâm lược của Triệu Đà. Thái đ
ộ của nhân dân
ta trước bi kịch lịch sử này tưởng cũng khá rõ ràng.



Tóm lại, truyện Rùa vàng đã đạt đến một trình độ
nghệ thuật rất cao, mang tính chất đa thanh , đa
nghĩa, rất hấp dẫn đối với các thế hệ người dân Việt
Nam. Mỗi hình tượng nhân vật đều gợi mở ở người
đọc mọi thời đại nhiều ý nghĩa lí thú. Những vấn đề
sinh tử trong sự nghiệp giữ nước lại ***g kết trong
một câu chuyện tình cảm lứa đôi đầy âm hưởng bi

tráng. Qua câu chuyện, hai tư tưởng lớn trong truyền
thống văn học Việt Nam là tư tưởng yêu nước và tư
tưởng nhân đạo đã quyện hoà một cách khăng khít .
Nhân dân quả đã vừa ngợi ca, vừa phê phán, vừa
cảm thông đối với những nhân vật lịch sử đã mắc
phải những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến những
trang bi thương trong lịch sử nước nhà. Thái độ và
tình cảm yêu ghét ở đây vừa dứt khoát , rạch ròi vừa
thấm đẫm tính chất bao dung nhân hậu được thể
hiện một cách nghệ thuật qua nhiều chi tiết đặc sắc
và độc đáo.



×