Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 137 trang )


1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH







NGUYỄN THỊ NHA TRANG




PHONG CÁCH VĂN XUÔI
NGHỆ THUẬT KIM LÂN



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN




Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34




Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THÀNH THI





2

MỞ ĐẦU

1. Mục đích và ý nghĩa của luận văn
1.1 Mục đích của luận văn
Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân thuộc số những nhà văn
viết không nhiều. Hơn năm mươi năm cầm bút, ông chỉ viết vẻn vẹn có trên ba
mươi tác phẩm. Thế nhưng, ông vẫn được xem là một tác giả văn xuôi có tầm
vóc. Tác phẩm của ông đã gây ấn tượng với người đọc bởi cách viết độc đáo. Khi
viết ông thường suy nghĩ thật sâu sắc, thận trọng chứ không ngẫu hứng cao
giọng, ông luôn có cái nhìn nhân hậu với đời với người cũng như trong sáng tạo
văn chương, đặc biệt là trong thể tài truyện - truyện ngắn. Nhiều tác phẩm của
ông đã vượt qua được thử thách thời gian, sự sàng lọc của công chúng, góp phần
làm nên thành tựu rực rỡ cho nền văn học Việt nam hiện đại ở cả hai thời kỳ
trước và sau Cách mạng tháng Tám. Có được như thế, chính vì Kim Lân bằng
thực tiễn sáng tác đã đóng góp một tiếng nói riêng, một phong cách riêng. Cho
nên để hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về Kim Lân và văn xuôi nghệ thuật
(VXNT) Việt Nam hiện đại, chúng ta không thể không nghiên cứu những đóng
góp đặc sắc của VXNT Kim Lân từ góc độ phong cách.
Mục đích của luận văn là nghiên cứu khảo sát toàn bộ sáng tác của Kim Lân
dưới góc độ phong cách nghệ thuật. Có thể nói đây là một việc làm cần thiết và
có ý nghĩa vì nó đề cập đến một trong những phương diện cơ bản nhất nhằm

đánh giá những thành tựu đầy sáng tạo của nhà văn để qua đó có thể nhìn thấy
nhiều vấn đề đặt ra trong sự phát triển văn học của cả một giai đoạn. Mặt khác,
trên cơ sở đó mà chỉ ra những đóng góp về phong cách VXNT của Kim Lân
trong tiến trình hiện đại hóa VXNT tiếng Việt.
1.2. Ý nghĩa của luận văn
Tìm hiểu phong cách văn chương của Kim Lân, trong quan niệm của chúng
tôi, là tìm hiểu quan niệm nghệ thuật và cách triển khai quan niệm ấy của ông

3
vào văn bản tác phẩm. Nhiệm vụ chủ yếu của luận văn là cung cấp cái nhìn tổng
quát về đặc trưng VXNT Kim Lân. Nghĩa là luận văn chủ yếu trình bày hệ thống
những nét độc đáo tiêu biểu, có ý nghĩa thẩm mỹ cao trong phong cách VXNT
Kim Lân, từ đó góp phần khẳng định những cống hiến và vị trí của nhà văn trong
lịch sử phát triển văn học Việt Nam hiện đại.
Bên cạnh đó luận văn còn cung cấp những dữ liệu, tư liệu để nghiên cứu thi
pháp VXNT, đặc biệt là truyện - truyện ngắn văn học Việt Nam trong một giai
đoạn có nhiều thành tựu và nhiều phong cách nghệ thuật độc đáo. Đồng thời,
luận văn có thể sử dụng bổ sung kiến thức cho việc giảng dạy ở các trường trung
học phổ thông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kim Lân là nhà văn gần gũi, quen thuộc với công chúng trong mấy chục
năm qua. Ngay từ những tác phẩm đầu tay của mình, ông đã được nhiều người
giới thiệu, phê bình. Nhìn chung, ông được xem xét khá kỹ lưỡng ở từng giai
đoạn sáng tác, ở chân dung con người và cả khu vực phê bình, tiểu luận. Nhưng
việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật của tác giả như một đối tượng chuyên
biệt thì chưa có một bài viết công phu hoặc một công trình khoa học nào và tính
đến nay đã hơn nửa thế kỷ, việc nghiên cứu về ông không phải là không có ý
kiến khác nhau, nhưng cơ bản là thống nhất. Có thể chia quá trình nghiên cứu về
Kim Lân thành hai giai đoạn chính như sau:
2.1 Trước năm 1975

Nhà văn Nguyên Hồng, trong “Những nhân vật ấy đã sống với tôi” đã kể
lại rằng: “Từ giữa những năm 1943 - 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim
Lân… Thoạt tiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân
chương chướng thế nào ấy, hình như định chọi, định đả chữ nhau với một số tên
như Mộng Ngọc, Mộng Dương, hay Hoài Trạch, Hoài Tâm… lúc bấy giờ vậy.
Nhưng rồi chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át
một cách bợm bãi, trái lại có một cái gì đó chân chất của đời sống con người

4
nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm thắm thiết, đặc biệt là lại gần gũi
với mình…” [38]
Đây có thể xem là một ý kiến rất đáng chú ý khi tìm hiểu phong cách nghệ
thuật của Kim Lân về nội dung tư tưởng và giọng điệu tác phẩm.
Ở những tác phẩm đầu tay, Kim Lân dường như chưa ý thức phản ánh một
vấn đề gì có ý nghĩa hiện thực sâu sắc cả nhưng chất hiện thực cứ toát ra một
cách tự nhiên từ những hình tượng nhân vật của ông, vì đó thường là những con
người của quê hương ông, ruột thịt với ông, từ cuộc sống lam lũ bần cùng, họ đã
trực tiếp bước vào văn học. Và cũng gần với quan điểm của Nguyên Hồng, Lại
Nguyên Ân cũng đưa ra nhận xét “Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới
của những người dân nghèo vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những người dân
miền xuôi mất nhà, mất đất, xiêu dạt lên miền ngược, táp vào một xóm chợ, bến
sông, một góc phố hay ven một đồn điền, một xóm trại, tiếp tục vật lộn với miếng
sống sơ đẳng hàng ngày. Đã có lúc nhà văn gọi những nhân vật thân vật thân
thuộc ấy của ngòi bút mình là “những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp xó xỉnh cuộc
sống”. Cách gọi giống như là sự tự mệnh danh đầy đau xót của chính các nhân
vật ấy (…) mạch kể chuyện của Kim Lân dường như bắt rất nhạy vào những
cảnh thương tâm: cảnh bỏ nhà xiêu dạt vì công nợ, thuế khoá, cảnh ăn xin, cảnh
chết đường chết chợ, cảnh bị áp bức đọa đày ”[4]
Nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá đã đưa ra một nhận định thật khái quát, xác
đáng về quan niệm viết văn của Kim Lân “Kim Lân quan niệm viết văn như cách

đòi cho mình một thân phận, một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ
bé quẩn quanh của quê hương” [95]. Tuy nhiên do khuôn khổ hạn chế của
những mục từ trong “Từ điển văn học” nên tác giả đã không có điều kiện trình
bày lí giải nhận định của mình một cách cặn kẽ.
Đáng lưu ý nhất là nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong “Tổng tập văn
học Việt Nam” đã tỏ ra khá tinh tế vá sắc sảo khi nhận xét về đề tài phong tục và
thú chơi đồng quê của Kim Lân, ông cho rằng “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp
dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng

5
ruộng”. Rồi ông lại tiếp tục lí giải “Sở dĩ có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy
những tập quán ngộ nghĩnh, kỳ lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kỳ được trình
bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn đã thể hiện lên được những con người ở
làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [72].
Tiếp sau đó tác giả lại nhận xét một cách tổng quát hơn về toàn bộ nội dung
truyện ngắn Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám 1945: “Đó là những trang số
phận của các đầu thừa, đuôi thẹo, được đưa từ các xó xỉnh tối khuất lên mặt
trang giấy trắng chứa nhân thế, nhân tình hoặc những trang tuy nghiêng về phía
phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh …, nhưng vẫn biểu hiện
một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám
những người sống vất vả, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, trong sáng thông minh,
tài hoa” [72].
Sau đó trong “Tuyển tập Kim Lân” - 1996 nhà nghiên cứu Lữ Huy Nguyên
lại đưa ra nhận xét rất chính xác về toàn bộ truyện ngắn Kim Lân “Nếu có dịp
đọc toàn bộ tác phẩm của Kim Lân mà chủ yếu là truyên ngắn ta sẽ thấy, ông
không chỉ là đại diện văn học của loại nhân vật đầu thừa đuôi thẹo; ông còn là
đại diện văn học sáng giá của những người tài hoa, bặt thiệp, phong lưu riêng
thú … chọi gà, thả chim, đấu võ, đánh vật …” [4] .
Tương tự, các nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá, Hoài Việt… vẫn viết về Kim
Lân nhưng phần lớn các ý kiến chủ yếu chỉ dừng lại đánh giá quan điểm lập

trường tư tưởng của nhà văn, nghiên cứu nhận xét về nội dung cảm hứng truyện
ngắn của Kim Lân.
Đọc truyện ngắn Kim Lân, người đọc dễ dàng bị cuốn hút bởi những tố chất
và vẻ đẹp dung dị, kín đáo của con người làng quê Bắc bộ - những con người lịch
lãm, hào hoa và đầy tinh thần thượng võ. Đặc biệt là cái thú “phong lưu đồng
ruộng” trong văn ông vừa có nét tinh tế, lại vừa thật thà, cởi mở qua đôi mắt nhìn
rất kỹ, quan sát cuộc sống nông thôn một cách say sưa, tỉ mỉ, cụ thể rồi ghi lại
với ý thức thể hiện những mảnh đời, những số phận bằng lối diễn đạt của chính
mình - lối diễn đạt đậm “chất quê” của một con người “vốn là con đẻ của đồng

6
ruộng” (chữ của Nguyên Hồng ). Có lẽ vì thế mà nhà nghiên cứu Lữ Quốc Văn
đã khẳng định thật xác đáng “Kim Lân là nhà tiểu thuyết phong tục hạng nhất
của Việt Nam”. Và để bổ sung nhấn mạnh điều này nhà nghiên cứu Lữ Huy
Nguyên đã đưa ra nhận xét như sau: “Con người ấy có cái gì đặc biệt lắm từ
ngoại hình, lề lối, ăn mặc, ứng xử… đến văn phong, nhân vật, cốt truyện, chữ
nghĩa, vận nhịp… Con người ấy đáng kính, đáng trọng; chỉ có điều là hơi khác
biệt, cái khác biệt của loại nghệ sĩ đã vượt qua được cái ngưỡng của thói thường
đời sống” [85].
Và khi bàn về nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân, nhà nghiên cứu Lại Nguyên
Ân đã chia truyện ngắn Kim Lân ra thành ba loại: truyện ngắn tính cách, truyện
ngắn tình huống và truyện ngắn ngụ ý. Ông đã nói cụ thể như sau “Có lẽ do số
lượng tác phẩm không nhiều nên truyện ngắn Kim Lân cũng không thật đa dạng
về các kiểu cấu tứ. Bằng hai tập “Vợ nhặt” và “Nên vợ nên chồng”, có thể kể
được khoảng ba kiểu truyện chính. Kiểu phổ biến hơn cả, có thể gọi là những
truyện ngắn tính cách. Nhiệm vụ nghệ thuật mà nhà văn vẽ ra ở đó là vẽ ra một
con người (…). Hơi khác chút ít với kiểu truyện tính cách này, “Vợ nhặt” là
truyện ngắn không chú tâm hẳn vào nhân vật nào (…). Diễn biến của truyện
không nhằm khám phá một nét tính cách nào của một trong số các nhân vật. Cái
được chủ yếu ở đây là miêu tả tình huống. Đây có thể gọi là ước lệ, là truyện

ngắn tình huống (…). Có một kiểu truyện nữa mà Kim Lân viết rất ít. Tôi muốn
nói truyện ngắn “Con chó xấu xí” từng được đặt làm cái tên chung cho tập
truyện “Vợ nhặt” hồi in lần đầu thành sách. Đây là truyện có hơi hướng ngụ
ý”.[4]. Tác giả còn là người nhận ra ngôn ngữ và chất giọng trong văn xuôi Kim
Lân “Chất giọng thường xuyên trong truyện ngắn cùa Kim Lân là chất giọng
thật sự văn xuôi. Nó không thích hướng vào chất trữ tình, không thích rống lên
thống thiết. Nó thích phô bày cái nôm na thật thà, đáng yêu nhưng cũng đáng tức
cười của những sự thật xung quanh chứ không thích phủ lên các sự thật ấy một
sự cảm động đến rưng rưng.

7
Chính là do thích phô bày nôm na thật thà của những con người và sự vật
xung quanh nên văn xuôi này đã chú trọng khai thác các khả năng miêu tả của
các ngôn ngữ (…). Nhà văn rất chú ý miêu tả lời ăn tiếng nói của họ và đã biến
thứ ngôn ngữ sống của những cư dân sống thực đó thành một đối tượng nghệ
thuật rất đáng lắng nghe, nếu ta biết nghiệm ra cái vẻ đẹp đích thực của lời ăn
tiếng nói ấy” [2]
Và càng sắc sảo khi Lại Nguyên Ân đã khẳng định nét đặc sắc trong văn xuôi
Kim Lân chính là ngôn ngữ “Ngôn ngữ nhân vật có vai trò quyết định trong việc
thể hiện những tâm lý cổ truyền của người nông dân” [4].
Có thể xem đây là những phát hiện có ý nghĩa mở đường cho những người đến
sau như Nguyên An, Vũ Dương Quỹ chẳng hạn. Và nói như nhà văn Nguyên
Hồng, bạn tri kỉ gần gũi với Kim Lân về nhiều mặt “Ông là nhà văn một lòng đi
về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn …”
[115].
Dường như Nguyên Hồng muốn coi cuộc sống nông thôn, làng quê như là
một đặc điểm phong cách nghệ thuật của Kim Lân. Đọc Kim Lân ta thấy rất rõ
với bất kỳ một tác phẩm nào, người đọc cũng thấy mở ra trước mắt cảnh vật, con
người và không khí của làng quê Bắc bộ. Cho nên có thể nói Kim Lân là nhà văn
của nông thôn làng quê Việt Nam.

Bước tiến đáng kể nhất của việc nghiên cứu nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân
qua bài viết “Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc của truyện Kim Lân” tác
giả Bảo Nguyên đã cho rằng “Kim Lân lựa chọn những từ ngữ còn mang hơi thở
của cuộc sống hằng ngày, để diễn đạt chúng với cuộc sống miền quê với những
con người giản dị mà đáng yêu” [84]. Điều đó có lẽ đã làm cho tác phẩm của
Kim Lân mang giá trị hiện thực và tạo cho ông một phong cách rất riêng về bố
cục, kết cấu giọng điệu, ngôn ngữ, cách tả người tả việc …
Tác giả Bảo Nguyên còn rất tinh tế khi bổ sung thêm:

8
“Giọng văn chủ đạo của ông thường trầm sáng như giọng ca dao cổ tích. Nhịp
văn của ông chậm gọn… đó là một thứ giọng đệm phù hợp với quang cảnh nông
thôn, với văn minh nông nghiệp (…)
Yêu thương ca ngợi là nét giọng chủ đạo trong các truyện ngắn Kim Lân. Song
ở mỗi truyện, ở mỗi hoàn cảnh, ở mỗi nhân vật trong từng điều kiện Kim Lân sử
dụng các giọng khác nhau để miêu tả. Giọng phẫn uất lẫn mỉa mai trong “Con
chó xấu xí”, giọng cảm thông lẫn kính phục trong “Thượng tướng Trần Quang
Khải - Trạng Vật” [84] (…)
Trong các truyện tâm lý xã hội của Kim Lân ta thường bắt gặp một giọng kể
giản dị độc đáo, giọng tả tác giả Bảo Nguyên đã đưa ra kết luận khái quát: “Ngữ
âm từ vựng, giọng điệu được bàn tay nhà nghệ sĩ tài ba Kim Lân đã sắp đặt tạo
ra một thứ ngôn từ mang đậm chất “văn xuôi”. Đó là một đóa hoa tạo nên sức
hút ban đầu cho các độc giả. Đó là phong cách giản dị độc đáo của Kim Lân”
[84].
Trong số những bài nghiên cứu, phê bình về Kim Lân vào những năm tháng
này, đáng ghi nhận nhất là hướng đi thẳng vào văn bản để tìm kiếm những nét
đặc sắc, độc đáo của tác phẩm Kim Lân. Nhờ vậy, không ít nhận xét, kết luận tỏ
ra có sức thuyết phục, có đóng góp. Bên cạnh đó loạt bài của Nguyên Hồng, của
Nguyên An, của Vũ Dương Quỹ, Nguyễn Đăng Điệp… cũng giúp người đọc
hiểu thêm về thân thế, con người Kim Lân và phần nào, giúp soi sáng phong

cách nghệ thuật của ông.
Tuy vậy, có thể nói rằng hơn 60 năm đọc văn Kim Lân giới nghiên cứu, phê
bình vẫn chưa có bài viết thật sự đi sâu vào xem xét một cách đầy đủ về hệ thống
VXNT Kim Lân với tầm vóc một chuyên luận hay một công trình.
2.2. Từ sau năm 1975
Từ sau 1975, việc nghiên cứu về Kim Lân có phát triển và mở rộng thêm.
Nhưng phần lớn các ý kiến chủ yếu dừng lại ở đánh giá quan điểm lập trường tư
tưởng của nhà văn mà ít khi chú ý trực diện vấn đề phong cách qua văn bản nghệ
thuật. Tuy vậy, nhìn chung sáng tác của Kim Lân được xem xét với một thái độ

9
trân trọng. Ông được nhìn nhận như một hiện tượng khá đặc biệt trong số những
nhà văn viết về đề tài nông thôn. Điều này cũng giúp soi sáng phong cách nghệ
thuật của ông.
Khi bàn về nội dung truyện ngắn Kim Lân ở giai đoạn sau Cách mạng
tháng Tám, Lại Nguyên Ân là một trong những người viết nhiều về Kim Lân, đã
cho rằng: “Do chỗ tập trung miêu tả người nông dân trong cách mạng dân tộc
dân chủ, cho nên ở hầu hết truyện ngắn của ông, Kim Lân chưa chú trọng khám
phá óc tư hữu của họ. Nét tâm lý căn bản này, chỉ cần bước vào thời kỳ đầu của
cách mạng xã hội chủ nghĩa là lập tức bộc lộ rõ rệt. Nhà văn đã thấy ngay nét
đó: ở ông cả Luốn gốc me trong truyện ngắn cùng tên, nhà văn đã khá tinh tế
nhận thấy có một tương quan nào đó giữa gia trưởng và óc tư hữu trong tâm lý
người nông dân này (…) Đáng tiếc là những tâm lý ứng xử như vậy của người
nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa đã không được Kim Lân tiếp tục
phân tích và thể hiện nữa trong văn xuôi của ông: giữa những năm sáu mươi về
sau, hầu như ông đã thôi không sáng tác nữa” [4].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét về truyện ngắn Kim Lân
bằng cái nhìn biện chứng sắc sảo và quan điểm lịch sử như sau: “Sau Cách mạng
tháng Tám, ngòi bút Kim Lân tập trung vào phương diện xã hội chính trị, của đời
sống nông dân gắn liền với vận mệnh của đất nước. Về đề tài này “Làng” và

“Vợ nhặt” xứng đáng được xem là những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học
Việt Nam hiện đại” [70].
“Từ điển văn học” - 2003, trong những dòng cô đúc đã cố gắng khái quát về
truyện ngắn sau cách mạng của Kim Lân “Kim Lân vẫn tiếp tục viết về làng quê
Việt Nam. Ông thường viết về những cảnh tội nghiệp, cuộc sống khốn khó đến
cùng cực của người nông dân dưới chế độ cũ và sự đổi đời của họ nhờ cách
mạng” [94].
Nhà thơ Trần Ninh Hồ, trên báo văn nghệ số 34, (1991) đã đưa ra nhận xét
với tư cách của người rất hiểu truyện ngắn Kim Lân như sau: “Tuy tầm vóc, vị trí
của mỗi nhà văn một khác, nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với

10
ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn đạt thành lời (…)
Năm mươi năm, một nửa thế kỷ cầm bút mà chỉ vẻn vẹn có ngót chục truyện ngắn
thì quả là quá ít ỏi. Nhưng cũng kỳ lạ thay, mỗi khi lần mở những trang văn ít ỏi
ấy, ta lại cảm thấy không có một bước ngoặt, một chặng đường nào của con
người Việt Nam trong gần nửa tế kỷ mà Kim Lân không đá động tới dẫu chỉ bằng
sự chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn (…) Tất cả, tất cả dường như đã
được ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo đến cốt, đến lõi.
Nếu cho rằng văn chương chính là “lịch sử tâm trạng của con người” thì Kim
Lân quả là một nhà văn đích thực trên cái nghĩa ấy” [36].
Khi bàn về nghệ thuật của Kim Lân ở giai đoạn này thì năm 1994 trong
“Tiếng nói tri âm”, tác giả Trần Đồng Minh với bài viết “Bóng tối và ánh sáng
trong câu chuyện nhặt vợ” đã khẳng định tác phẩm của Kim Lân cùng với một
số nhà văn gần gũi về phong cách với ông là “…Cái nghèo của Ngô Tất Tố, cái
đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơi nước mắt. Cái đói và cái chết ở
Kim Lân khiến ta khiếp sợ đến rụng rời” [79].
Đến với Nguyễn Khải, một nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại
trong “Nghề văn cũng lắm công phu” đã tâm sự: “Về văn xuôi là nghề của tôi,
trước sau tôi thần phục có ba người là ông Nguyễn Tuân, Nam Cao và Kim Lân.

Sau này viết lách được cái gì thường cũng lấy văn của ba ông làm chuẩn” và khi
đọc “Làng” của Kim Lân, tác giả đã ngạc nhiên và thốt lên rằng “Đó là thần
viết , thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ”[85].
Và ông cũng đã khái quát lại toàn bộ truyện ngắn Kim Lân như sau “Nếu
nhìn một cách hệ thống từ những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm Kim Lân viết
trước Cách mạng đến các tác phẩm sau này, người đọc dễ dàng nhận ra nét
riêng của Kim Lân là: Một ngòi bút sâu lắng, cẩn trọng, tỉ mẩn, luôn luôn cố
gắng để đi tới tận cùng những nỗi niềm, tâm trạng từng con người, từng số phận
riêng, để từ đó góp một tiếng nói riêng vào trang sử chung về tâm tư tình cảm
con người Việt Nam của văn học Việt Nam hiện đại” [98].

11
Để khẳng định tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân, Hà Minh Đức đã
nhận xét “Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học
Việt Nam hiện đại, Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim
Lân viết không nhiều nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn
đọc” [18].
Mặc dù vậy, nhưng có thể nói rằng hơn năm mươi năm đọc văn của Kim
Lân, giới nghiên cứu phê bình vẫn chưa có bài viết hay tiểu luận nào thực sự đi
sâu vào xem xét một cách đầy đủ, có hệ thống về phong cách VXNT Kim Lân
với tầm vóc một chuyên luận hay một công trình.
VXNT Kim Lân đã đến lúc xem như một đối tượng nghiên cứu đầy đủ,
nghiêm túc khoa học.
Năm 2005, tác giả Đặng Thị Huy Lam trong luận văn “Đặc điểm truyện
ngắn Kim Lân” đã dành hai chương để khảo sát về nghệ thuật dựng truyện và
xây dựng nhân vật; về ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Kim Lân.
Năm 2006, tác giả Nguyễn Quốc Thanh trong luận văn “Cảm hứng chủ đạo
và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân” thì đã đề cập đến “cảm
hứng chủ đạo, phương thức trần thuật và cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn
Kim Lân”.

Cả hai tác giả đã cố gắng chỉ ra một số nét đặc trưng trong truyện - truyện
ngắn của Kim Lân qua hệ thống hình tượng (người nông dân, người dân nghèo,
người phụ nữ và nghệ thuật viết truyện của Kim Lân).
Điều đáng nói là các bài viết và các công trình vừa kể trên tùy mức độ, phạm
vi đều đã gợi mở được nhiều khía cạnh, luận điểm có ý nghĩa khoa học trong việc
nghiên cứu Kim Lân và phong cách nghệ thuật của ông .
Và đến đây có thể nói việc nghiên cứu Kim Lân và sáng tác của ông đã tiến
một bước khá dài. Trong đó, tác phẩm của Kim lân đã được tiếp cận từ “Một
cách nhìn hiện thực và con người”, từ “Văn chương và cái đẹp”, từ “Thi pháp
và thể loại”, từ sự soi sáng của “một quan niệm văn chương”. Và trong tất cả các

12
bài tham luận, các công trình nghiên cứu về truyện - truyện ngắn Kim Lân, có thể
ghi nhận nhiều ý kiến rất đáng lưu ý như:
- Nhân vật của Kim Lân thường là những người nông dân - những con người
lao động nghèo khổ, thấp cổ bé miệng ở làng quê Việt Nam. Đó là những nhân
vật sống gắn bó với quê hương của mình, dù nghèo nhưng họ vẫn trong sáng, tài
hoa, lạc quan, yêu đời.
- Kim Lân là nhà văn mang khuynh hướng phong tục rất rõ. Ông viết rất hay
về “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng” gắn với sinh hoạt văn hoá làng
quê Việt Nam.
- Truyện Kim Lân thường ít hành động và vai trò của cốt truyện là vai trò
thứ yếu, Kim Lân là một nhà văn thành công trong việc dùng “chi tiết lấn át cốt
truyện, chi tiết thể hiện một cách tinh tế nhất và rõ ràng nhất tính cách nhân vật
cũng như hoàn cảnh sống của nhân vật”, ông đi sâu diễn tả tâm tư, ý nghĩ, cảm
xúc của nhân vật khá tinh tế.
Tuy nhiên, những kết luận trên đây cũng chỉ mới dừng lại ở các ý kiến
nhận xét, nhận định tương đối khái quát, mà nhiều khi chưa được khảo sát kỹ
lưỡng, đầy đủ, toàn diện.
Nhìn chung, các bài viết các chuyên luận, các công trình nghiên cứu đã nêu,

dù khác nhau về góc nhìn về quy mô nghiên cứu, trực tiếp hay không trực tiếp,
đều đã góp một tiếng nói có ý nghĩa cho việc nghiên cứu phong cách nghê thuật
cũng như thi pháp Kim Lân. (Đó cũng là lý do khiến cho lịch sử vấn đề nghiên
cứu văn chương Kim Lân về căn bản cũng là lịch sử vấn đề nghiên cứu phong
cách hay thi pháp Kim Lân). Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có
một công trình dày dặn tập trung nghiên cứu một cách trực diện, hệ thống về Kim
Lân và phong cách VXNT của ông.
Trong tình hình ấy, để vừa tiếp thu được ý kiến của người đi trước, kế thừa
những thành tựu nghiên cứu phê bình của hơn nửa thế kỷ “tìm kiếm Kim Lân” và
vừa tránh sa vào sự trùng lặp, chọn đề tài “Phong cách - phong cách văn xuôi

13
nghệ thuật Kim Lân”, tác giả luận văn này muốn góp một tiếng nói khiêm
nhường bổ sung vào chỗ khiếm khuyết đó.
3. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu VXNT Kim Lân nhằm:
3.1. Phát hiện đặc trưng phong cách nghệ thuật Kim Lân; phân tích những biểu
hiện cụ thể và giá trị của các đặc trưng bút pháp ấy qua các sáng tác cụ thể, tiêu
biểu trong các tập truyện - truyện ngắn của Kim Lân.
3.2. Khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa bút pháp nghệ thuật với tư tưởng,
cảm hứng trong tính chỉnh thể của VXNT Kim Lân, chỉ ra cái nhìn độc đáo của
nhà văn bộc lộ trên các bình diện quan niệm nghệ thuật, nội dung và phương thức
tự sự.
3.3. Đặt những tìm tòi thể nghiệm của Kim Lân trong tiến trình vận động và
phát triển của văn xuôi hiện đại để xem xét những đóng góp cụ thể của Kim Lân
đối với sự phát triển của nghệ thuật của văn xuôi hiện đại nói chung và sự phát
triển của truyện - truyện ngắn nói riêng.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khoa học mà luận văn đề cập đến là đặc trưng VXNT Kim Lân. Ở

đây hầu như các bình diện chính yếu trong sáng tác của ông đều được đề cập,
xem xét tương đối đầy đủ, nhưng chủ yếu là để làm rõ chỗ đặc sắc, độc đáo trong
phong cách sáng tác cũng như những đóng góp cụ thể của ông trên các bình diện
này.
Với một đối tượng khoa học như vậy, phạm vi khảo sát giới hạn cho luận văn
là 33 truyện ngắn của Kim Lân mà tác giả đã khảo sát và nghiên cứu từ các
nguồn tư liệu sau:
-Tuyển tập Kim Lân, nhà xuất bản văn học Hà Nội 1996.
-Kim Lân – Tác phẩm chọn lọc, nhà xuất bản hội nhà văn, Hà Nội 2004.
-Các truyện: “Cô Dí”, “Cô Vịa”, “Truyện chó chết”, “Món đồ mừng”,
“Tông chim Cả chuống”, đều là những truyện ngắn do tác giả luận văn vừa sưu

14
tầm được từ các báo “Trung Bắc chủ nhật” và “Báo văn nghệ”. Đó là những
tác phẩm của Kim Lân.
Đồng thời, để có cái nhìn tổng quát hơn, khi cần, luận văn khảo sát thêm một
số tác giả gần gũi hoặc khác biệt về xu hướng, cùng giai đoạn hoặc khác giai
đoạn với ông.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng quát của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng.
Luận văn nghiên cứu phong cách VXNT Kim Lân, do vậy phương pháp sử
dụng trước hết là phương pháp của thi pháp học miêu tả. Theo đó, phương pháp
nghiên cứu cấu trúc - hệ thống sẽ được sử dụng để xác lập các nguyên tắc tư duy
nghệ thuật của Kim Lân.
Luận văn cũng sử dụng phương pháp phân tích loại hình hoá nhằm xác lập
đặc trưng loại hình tư duy nghệ thuật và phong cách tự sự của nhà văn. Từ đó có
cơ sở để so sánh, đối chiếu và chỉ ra những cái gì là thành tựu thuộc về thời đại,
những cái gì là đóng góp thuộc về cá nhân nhà văn.
5. Kết cấu của luận văn
Như trên đã nói, người viết chọn cách trình bày phong cách VXNT Kim Lân

là nghiên cứu những đóng góp đặc sắc của VXNT Kim Lân từ góc độ phong
cách nghệ thuật cùng với việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật và triển khai quan
niệm ấy của ông vào văn bản tác phẩm. Do vậy, ngoài phần Mở đầu và phần Kết
luận, luận văn được tổ chức thành ba chương với những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Chương một: Quan niệm nghệ thuật của Kim Lân. Ở chương này luận
văn xác định một cách hiểu về phong cách nghệ thuật của Kim Lân về con người
và phong tục văn hóa làng quê.
- Chương hai: Những nội dung tự sự chủ yếu trong VXNT Kim Lân. Với
chương hai luận văn sẽ trình bày những nội dung tự sự về bức tranh quê hương
và không gian làng xóm cùng với con người văn hóa và cảm hứng “phong tục”,
thể hiện cái nhìn của Kim Lân về con người và phong tục văn hóa làng quê.

15
- Chương ba: Phương thức tự sự trong VXNT của Kim Lân. Nhiệm vụ của
chương ba là khảo sát về bút pháp nghệ thuật trong VXNT Kim Lân, đặc biệt là
phương thức trần thuật chủ quan, khách quan, cùng với những thủ pháp xây dựng
nhân vật, tình huống, cốt truyện, và việc tạo ngôn ngữ, giọng điệu, đảm bảo tính
nhất quán của phong cách như phạm trù xuyên suốt từ nội dung đến hình thức tác
phẩm.

16
Chương 1

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA KIM LÂN

1.1 . Về khái niệm phong cách nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm về phong cách nghệ thuật
Vấn đề phong cách nghệ thuật là một vấn đề khá phức tạp. Nó có thể được
hiểu rất rộng (khi nó được đồng nhất với cá tính sáng tạo) mà cũng có thể được
hiểu rất hẹp (khi nó được đồng nhất với phong cách ngôn ngữ của nhà văn); có

thể được hiểu như là một cái gì thuộc về ý thức nghệ thuật, hay thuộc về nhãn
quan của nhà văn (ví dụ quan niệm phong cách là vấn đề cái nhìn), cũng có thể
được hiểu như là một đặc điểm riêng trong hệ thống phương tiện biểu đạt của nhà
văn (ví dụ quan niệm phong cách là vấn đề kỹ thuật hay mối quan hệ giữa những
yếu tố của hình thức nghệ thuật)… Tuy nhiên, với nội hàm ít nhiều khác nhau,
phong cách là một thuật ngữ được sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác
nhau, tùy theo tính chất đặc trưng của các ngành khoa học này. Và ngay trong
giới nghiên cứu văn học, nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về phong cách
cũng đang tồn tại. Ở Liên Xô (trước đây) trong công trình “Cá tính sáng tạo của
nhà văn và sự phát triển văn học” [80] viện sĩ Bôrixôvích Khrapchencô đã đưa
ra nhiều định nghĩa về phong cách tiêu biểu cho các quan niệm khác nhau. Chẳng
hạn của D.Likhachev, A. Grogorian, V. Turbin, V. Tinnunxki, V. Kôvalep, L.
Nôvichencô, V. Đneprov, Ya. Elxberg, R. Yakobxưn… Còn theo ông thì định
nghĩa này được xem như một cái quạt mà một phía thì thừa nhận phong cách là
một phạm trù lịch sử - thẩm mỹ rộng nhất, bao quát nhất, nhưng phía khác lại coi
phong cách như là một đặc điểm của từng tác phẩm riêng lẻ. Nói như nhà nghiên
cứu Phan Ngọc “Các khái niệm làm cơ sở cho nó như phong cách, phong cách
thể loại, phong cách thời đại, phong cách tác giả… vẫn chưa được xác định một
cách nhất quán. Phong cách học chưa xây dựng cho mình một hệ thống thao tác
có hiệu lực để khảo sát phong cách tác giả một cách khách quan” [83].

17
Đó còn là chưa nói đến hàng trăm công trình nghiên cứu khác liên quan đến
phong cách cá nhân nhà văn hoặc những vấn đề xung quanh nó mà chắc chắn ở
đó các quan niệm về phong cách chưa hẳn đã giống nhau. Hơn nữa phong cách
chưa được coi là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự đóng góp của nhà văn,
và chính quan niệm này cũng phần nào hạn chế hứng thú tìm tòi, phát hiện ở nhà
nghiên cứu. Những năm gần đây giới nghiên cứu nói chung đã bắt đầu tiếp cận
tác giả, tác phẩm từ góc độ phong cách.
Trong các công trình nghiên cứu cụ thể như “Tìm hiểu phong cách Nguyễn

Du trong Truyện Kiều” của Phan Ngọc [83]; “Nhà văn - tư tưởng - phong
cách” của Nguyễn Đăng Mạnh [71]; “Một số vấn đề thi pháp học hiện đại” của
Trần Đình Sử [99]; “Từ ký hiệu học đến ngôn ngữ học” của Hoàng Trinh [111];
“Phong cách học tiếng Việt” của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa [47];
“Văn học và học văn” của Hoàng Ngọc Hiến [27]… Khi đề cập tới khái niệm
này, các tác giả cũng đã đề xuất vấn đề dưới những hình thức khác nhau trong
cách hiểu về phong cách của mình. Trong các công trình đó, nhìn chung các tác
giả đều coi trọng các yếu tố hình thức trong tính thống nhất với nội dung tác
phẩm, đồng thời đề cao vai trò sáng tạo của cá nhân. Từ thực tế của các công
trình cụ thể, chúng tôi thấy rằng trong khi nghiên cứu một tác giả để tìm kiếm
phong cách nghệ thuật của họ trên cơ sở các định nghĩa, các nhà nghiên cứu đều
tùy thuộc vào đặc trưng riêng của nhà văn đó để thể hiện quan niệm về phong
cách của mình. Nói như thế cũng có nghĩa là điều mà luận văn quan tâm ở đây
chưa phải là tính khoa học hay tầm khái quát của các định nghĩa về phong cách;
điều quan trọng là qua những cách hiểu, hay từ các định nghĩa của các nhà lý
luận và các nhà sáng tác, người ta có thể xác định được đâu là những yếu tố hợp
nhất nên phong cách? Để trả lời cho câu hỏi này, tác giả Nguyễn Thành Thi trong
“Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam” đã đưa ra bốn cách trả lời khác
nhau, nhưng có thể bổ sung cho nhau như sau:“Một là: phong cách chỉ thuần túy
là vấn đề kỹ thuật hay cách thức biểu đạt, biểu hiện ở hình thức tác phẩm (tức là
phong cách chỉ biểu hiện ở hình thức, qua hình thức tác phẩm); hai là: phong

18
cách chủ yếu và trước hết biểu hiện qua ý thức nghệ thuật, qua cái nhìn, qua
cách cảm nhận thế giới độc đáo của nhà văn (phong cách chỉ biểu hiện ở nội
dung); ba là: phong cách biểu hiện cả ở nội dung, cả ở hình thức của tác phẩm;
bốn là: phong cách biểu hiện thành những đặc điểm hình thức nhưng những đặc
điểm này có nguồn gốc trong ý thức nghệ thuật của nhà văn, tức là hình thức có
tính nội dung.” [107]
Và theo bốn cách trả lời đó, tác giả cũng đã khẳng định “Ở nước ta cách hiểu

về phong cách thiên về cách (3) và (4), đặc biệt là cách (4)” [107].
Có thể thấy đây cũng là một quan niệm gần gũi với ý kiến của viện sĩ
Khrapchencô, ông cho rằng “Mỗi nhà văn có tài đều đi tìm những biện pháp và
những phương tiện độc đáo để thể hiện những tư tưởng và hình tượng của mình
(…) Nếu như dùng một công thức vắn tắt thì phong cách cần phải được định
nghĩa như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như
thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả” [107].
Phong cách thường được định danh là những kiểu lựa chọn, những đặc điểm
hay những dấu hiệu hình thức được qui định bởi cái nhìn độc đáo hay ý thức
nghệ thuật của một nhà văn. Tác giả Phan Ngọc đã đưa ra quan niệm nghệ thuật
của mình như sau: “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ tất cả các kiểu lựa chọn
tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho
phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả. Nó
chứa đựng một cái nhìn đối với hiện thực” [83] hoặc “Phong cách (…) là một
cái nhìn(…) nó không phải đơn thuần là hình thức nhưng phong cách phải được
dựa trên hình thức thì nới tồn tại được” [83].
Tác giả “Từ điển thuật ngữ văn học” (1992) đã định nghĩa một cách đầy đủ:
“Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ chỉ sự thống nhất tương đối
ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói
lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ,
trong trào lưu văn học hay trong văn học dân tộc,… các dấu hiệu phong cách
dường như nổi lên trên bề mặt tác phẩm như là một thể thống nhất hữu hình và

19
có thể tri giác được tất cả mọi yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật” [22]. Tác
giả Lê Ngọc Trà cũng đã đưa ra quan niệm của mình “Phong cách nói lên những
đặc điểm nào đó thuộc về hình thức của tác phẩm, các đặc điểm này có nguồn
gốc trong ý thức nghệ thuật của nhà văn” [107].
Quan niệm nào cũng có cơ sở lý luận riêng của nó. Nhưng xét trên yêu cầu
ứng dụng vào thực tiễn thì các quan niệm trên tự nó vẫn chưa sáng rõ, vẫn thiếu

những chỉ dẫn cần thiết cho việc xây dựng được một mô hình nhận thức khái
quát để có thể nghiên cứu phong cách nghệ thuật của từng nhà văn cụ thể, nhất là
khi những quan niệm này chưa được triển khai, minh hoạ ứng dụng đầy đủ.
Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một tác giả, chúng tôi không quan niệm
đơn thuần chỉ là nghiên cứu những yếu tố có tính chất hình thức, mặc dù hình
thức có vai trò cực kỳ quan trọng, hoặc ngược lại. Nhà văn chân chính sáng tác
theo quy luật của cái đẹp và phong cách chính là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng
như nghệ thuật, có phẩm chất thẩm mỹ thể hiện trong tác phẩm.
Quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ không đơn thuần là việc lựa chọn, càng
không phải là việc thêm bớt những yếu tố mà là tổ chức chúng lại thành một cấu
trúc tinh vi và nhuyễn đến mức mà tất cả những dấu hiệu hình thức đều mang
tính nội dung và do đó, ngược lại tất cả nội dung đều được hình thức hoá. Một
tác phẩm nghệ thuật độc đáo không thể là một tác phẩm kém cỏi về cả hai
phương diện - hoặc một trong cả hai phương diện. Nội dung chỉ tồn tại bằng hình
thức và ngược lại. Một tác phẩm văn học hay là khi với nội dung đó, tác giả của
nó đã lựa chọn được một hình thức thích hợp để diễn đạt thành công nội dung.
Có những nhà văn gần nhau về tư tưởng có cùng một thế giới quan, cùng viết về
một đề tài, nhưng sản phẩm nghệ thuật đó như thế nào lại hoàn toàn tuỳ thuộc
vào hình thức mà nhà văn chọn, vào cái sở trường của mỗi nhà văn. Hiện thực
cuộc sống trở thành một văn bản nghệ thuật mà giá trị của nó được xác định bởi
toàn bộ các thành tố như: tình tiết, cốt truyện, nhân vật… trong một thể thống
nhất in dấu ấn riêng của mỗi nhà văn.

20
“Trong một tác phẩm nghệ thuật đích thực tất cả nội dung được chuyển hoá
vào hình thức và ngược lại” (Hêghen).
Như vậy phong cách nghệ thuật của nhà văn, suy cho cùng là “vấn đề cái
nhìn” (Macxen Prust), nhưng cái nhìn ấy phải toát lên từ tất cả các yếu tố hình
thức và nội dung của tác phẩm, từ hệ thống hợp nhất các tri giác về thực tế tiêu
biểu đối với nhà văn và phương pháp nghệ thuật của nhà văn ấy, nghĩa là cần

được tiếp cận “với tính cách một hệ thống cụ thể về hình thức và nội dung” (AX
Likhatsov, Grigôrian), toát lên từ một cấu trúc hữu cơ tất cả các kiểu lựa chọn
(Phan Ngọc) [107].
Trên tinh thần này luận văn sẽ khảo sát phong cách trên tất cả các yếu tố hình
thức và tất cả các yếu tố nội dung trong các tác phẩm của Kim Lân. Điều này
cũng có nghĩa là nghiên cứu phong cách VXNT Kim Lân, một mặt luận văn có
nhiệm vụ phải tìm cho ra những đặc điểm hình thức. Mặt khác, luận văn sẽ cố
gắng chỉ ra cho được những nhân tố qui định các đặc điểm của hình thức ấy -
những nhân tố thuộc về chiều sâu nội dung của sáng tác như ý thức nghệ thuật,
hay những nét độc đáo trong cái nhìn của nhà văn - tức là chỉ ra các đặc điểm
hình thức ấy có “tính nội dung”, “tính quan niệm” như thế nào?
Theo định hướng của nội hàm khái niệm như vậy, luận văn sẽ dành hai
chương đầu trình bày kết quả nghiên cứu những yếu tố thuộc về nội dung mang ý
thức nghệ thuật, cái qui định phong cách nghệ thuật của nhà văn (chương 1,
chương 2); chương còn lại trình bày các biểu hiện cụ thể của phong cách nghệ
thuật qua các đặc điểm về hình thức VXNT Kim Lân (chương 3).
1.1.2. Khái niệm về quan niệm nghệ thuật
Tiếp cận phong cách và giá trị nghệ thuật trong sáng tác của một nhà văn,
người ta không thể không tìm kiếm, xác định, trước hết là quan niệm nghệ thuật
của nhà văn ấy (quan niệm về công việc viết văn, về con người, về thế giới).
Tất cả các quan niệm của nhà văn suy cho cùng là thuộc về ý thức nghệ thuật,
nó bao hàm cái nhìn độc đáo của nhà văn ấy, về con người (và về thế giới). Theo
nguyên tắc mà nói, nhà văn nhìn con người và thế giới như thế nào thì sẽ mô tả

21
như thế ấy trong các sáng tác của mình. Tìm hiểu cái nhìn ấy (và rộng hơn là ý
thức nghệ thuật của nhà văn) cần phải lưu ý mấy điều có tính nguyên tắc:
Thứ nhất, đây là cái nhìn mang tính mỹ học, tính triết luận trước thế giới và
con người, một cái nhìn, nói như Trần Đình Sử “Cung cấp một mô hình nghệ
thuật về thế giới có tính chất công cụ để thể hiện cuộc sống cần phải có mang

tính khuynh hướng khác nhau” [99]; cái nhìn ấy có khả năng mở ra theo nó cả
một thế giới nghệ thuật riêng biệt độc đáo của nhà văn [107].
Ngoài ra, khi nghiên cứu khảo sát phong cách nghệ thuật Kim Lân trên bình
diện quan niệm nghệ thuật về con người (và thế giới), luận văn cho rằng, vấn đề
không chỉ là đề xuất các luận điểm, miêu tả đặc trưng quan niệm nghệ thuật của
nhà văn mà còn góp phần chỉ ra các chiều hướng quan hệ chi phối lẫn nhau giữa
các đặc điểm ấy. Trong đó việc nhìn sâu vào đời sống tâm tư tình cảm, hoàn cảnh
sống của con người và việc tìm kiếm cái đẹp của phong tục văn hoá làng quê
theo quan niệm của ông, có một ý nghĩa rất đặc biệt.
1.2. Quan niệm về con người và về cái đẹp của phong tục văn hoá làng quê
1.2.1. Quan niệm về con người
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa, văn vật lại
gắn với những con người tài hoa, nhân hậu, có lẽ, con người Kim Lân suốt từ
tuổi thơ đến khi cầm bút đã ảnh hưởng rất nhiều. Từ nhỏ Kim Lân được coi là
người có hoa tay, vẽ giỏi và lại là người rất thích đóng kịch. Ông đã từng đóng
vai Giuốc - đanh trong hài kịch “Môlie”, vai Cả Khiết, cụ Bá trong vở “Cái tủ
chè” của Vũ Trọng Can, lão Hạc trong “Làng Vũ Đại ngày ấy” của Phạm Khoa
Văn… Mặc dù, những năng khiếu đó không thuộc về sáng tác văn chương,
nhưng tất cả đều là nghệ thuật, đều thuộc về tư chất nghệ sĩ. Có điều là do hoàn
cảnh riêng, Kim Lân không thể thực hiện được năng khiếu theo sở thích của
mình mà ông buộc phải bỏ học giữa chừng, học nghề sơn guốc để kiếm sống.
Kim Lân đã tâm sự về cuộc đời mình như sau: “Tôi không được học đến nơi đến
chốn. Đang học lớp nhất ở trường huyện thì bố tôi mất, tôi bỏ nhà xuống Hải
Phòng tìm việc làm, không được lại quay về làng. Tôi đi học nghề sơn guốc của

22
một ông hoạ sĩ làng bên. Trong sự rẻ rúng của gia đình, nhiều bạn bè đồng học
vẫn đi về đèn sách nhởn nhơ, tôi buồn bực vô cùng. Đúng ra là tự ái (…) “Ta
cũng chẳng kém gì các người”. Trong làng tôi lúc đó có một đám bạn cũng ham
thích văn chương.Chúng tôi thường tụ tập trao đổi với nhau về văn chương sôi

nổi lắm” [65]
Đây cũng chính là lý do trực tiếp khởi đầu con đường sáng tác của nhà văn.
Điều này cũng là sự tự khẳng định mình của Kim Lân - viết văn là vì tự ái, vì
muốn thoát khỏi tình trạng bị xem thường, “rẻ rúng”, “như một cách đòi cho
mình một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh ở quê
hương”- nói như nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá mà phần lịch sử vấn đề đã nêu
[95] và đây cũng chính là một tâm nguyện, một sở nguyện chân thành, đẹp đẽ
của Kim Lân. Phải chăng vì thế mà các sáng tác của ông đã tập trung ở hai mảng
đề tài lớn: Cuộc sống và tâm tư tình cảm của những con người nghèo khổ được
gọi là những con người “đầu thừa đuôi thẹo” ở nông thôn; Phong tục văn hoá
làng quê với những thú chơi tao nhã, “phong lưu đồng ruộng”.
Cả hai mảng đề tài này đều có một sự thống nhất dẫn đến sự thành công trong
sáng tác của Kim Lân. Điều này cũng dễ hiểu vì Kim Lân là một nhà văn rất yêu
quê hương của mình, ông sống gắn bó, gần gũi với cuộc sống bình dị ở nông
thôn, đặc biệt là ông rất yêu thương và rất quý trọng con người. Lúc nào ông
cũng nghĩ đến cái cốt lõi của con người là tốt, là bản tính thiện. Mặt khác trong
cái nhìn của ông, ông hiểu văn hoá không chỉ là “đất lề quê thói” mà còn là
“ứng xử đạo lý”. Do đó ông đã rất chủ động trong việc xử lý đề tài, nhân vật,
không bị vướng víu vào một định kiến nào. Tất cả, tất cả đều hướng vào vẻ đẹp
của con người và sự sống nói chung.
Con người là sản phẩm tuyệt vời của tạo hoá, là trung tâm của đời sống xã
hội. Từ xưa đến nay văn học thường lấy con người làm đối tượng để phản ánh
cuộc sống xã hội. Duy có điều ở mỗi thời đại, con người trong văn học được nhìn
nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Hơn nữa, một trong những chức năng của
văn học là phản ánh cuộc sống, mà trung tâm của bức tranh cuộc sống là con

23
người. Con người vừa là đối tượng vừa là mục tiêu mà văn học hướng đến. Văn
học có những đặc trưng riêng của mình cho phép nó đi sâu vào việc nhận thức
khám phá những giá trị của con người bằng hình ảnh âm thanh… làm cho con

người được nhìn nhận một cách hoàn hảo hơn về những nỗi đau, những niềm
hạnh phúc và các khía cạnh khác trong mối quan hệ với cuộc sống. Bất kỳ nền
văn học nào cũng quan tâm đến con người, đến tình cảm và số phận con người
với một sự cảm thông chia sẻ. Điều đó đã tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc trong
văn học. Giá trị đó tất nhiên sẽ được thể hiện qua nhãn quan của nhà văn về con
người. Do đó con người trong tác phẩm văn học cũng chính là cảm nhận chủ
quan của nhà văn về con người trong cuộc sống, nhìn nhận con người theo quan
niệm riêng của mình thông qua phương tiện nghệ thuật.
Cũng như những nhà văn khác, Kim Lân luôn hướng ngòi bút của mình để đề
cao con người của quê hương, nhưng Kim Lân lại tìm kiếm cho mình một góc
riêng, nhất quán suốt cả đời văn của mình là sự trải nghiệm bằng chính cuộc đời
mình. Hơn nữa, ông là nhà văn của nông thôn từng có những sáng tác viết về đề
tài nông thôn khá nổi tiếng, nhiều người đã gọi ông là nhà văn viết về nông thôn
ở ý nghĩa ông đã từng phát hiện ca ngợi con người ở nông thôn với những tình
cảm hết sức tốt đẹp. Ông từng đặt ra những vấn đề về cuộc sống và con người ở
nông thôn. Có thể nói là ông đã nhìn nhận đúng về bản chất con người, đã có
những phát hiện và những cảm nhận sâu sắc, tinh tế về con người, về phẩm chất
con người và cuộc sống của con người ở nông thôn làng quê Bắc bộ. Thật ra còn
một Kim Lân khác về đề tài này: Kim Lân của phong tục văn hoá làng quê Bắc
bộ. Đó cũng chính là “sợi dây ràng buộc giữa những thành viên trong cộng đồng
làng xã qua sinh hoạt văn hoá, qua phong tục tập quán” [49].
Và trên hướng đó, VXNT Kim Lân đề cao con người nhưng con người ở đó
được soi chiếu vừa trong mối quan hệ tình cảm giữa con người với con người,
vừa trong quan hệ giữa con người với con vật nuôi, với thiên nhiên. Có thể xem
đây là một đặc trưng riêng của Kim Lân.

24
Cái đặc tính rất riêng ấy của con người ở nông thôn làng quê Bắc bộ trong
VXNT Kim Lân đã bộc lộ rất đậm, rất rõ ở nhiều góc độ, ý nghĩa.
Trước hết, đọc truyện ngắn Kim Lân, người đọc dễ dàng nhận ra các mảng

đời sống riêng mà ông đề cập đến trong suốt đời văn của mình.
Những truyện ngắn đầu tay của ông thiên về đời tư của ông cùng với những
kiếp người nghèo khổ ở làng quê Bắc bộ “Những truyện tôi thích và cũng được
nhiều người thích đều là những cái tôi viết về chính mình, về làng xóm mình,
người thân mình” [98]. Điều này chúng ta có thể thấy rất rõ qua những tác phẩm
đầu tay của ông trước Cách mạng tháng Tám như Đứa con người vợ lẽ, Người
kép già, Cơm con, Nỗi này ai có biết, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa, Cô Dí…
Những truyện tiếp theo, Kim Lân chú tâm tới phong tục văn hoá dân gian. Ông
đã sử dụng phong tục văn hoá như một tiêu điểm để khám phá phản ánh đời
sống, xã hội, con người, tạo nên tính chất cụ thể nhưng sinh động qua bức tranh
đời sống, xã hội, con người ở nông thôn. Với mảng văn học này, nhà văn nhằm
khẳng định sự phong phú của tâm hồn người nông dân Việt Nam cùng tài năng
và sự khéo léo của họ trong đó đề cập đến tình người, quan hệ giữa con người
với con người trong gia đình, họ mạc, trong làng xóm, cộng đồng: Con mã mái,
Đôi chim thành, Chó săn, Đuổi tà, Tông chim Cả Chuống…
Có thể nói lòng yêu thương ưu ái đối với con người cũng như niềm suy tư về
thân phận con người luôn là sự quan tâm hàng đầu của các nhà văn. Đối với Kim
Lân cũng thế, dù viết về đề tài nào, ông cũng hướng về con người, ông luôn chú
ý tới các khía cạnh tốt đẹp của họ, đặc biệt là ông đã luôn nhấn mạnh tới tình
người. Với ông tình người chính là cái lõi để gắn kết con người, gắn kết cộng
đồng, giữ gìn nhân phẩm trong những khó khăn bão táp của cuộc đời. Có lẽ vì
thế mà Kim Lân muốn tạo dựng trong các tác phẩm của mình cái truyền thống
đạo lý tình nghĩa của con người Việt Nam. Đó chính là cái đạo lý làm cha, làm
mẹ, làm vợ, làm con cái… Trong tất cả các mối quan hệ đó, ông muốn con người
lúc nào cũng phải “cho ra người”. Khi xây dựng các mối quan hệ tình cảm trong
truyện của mình, Kim Lân đặc biệt chú ý tới quan hệ tình cảm trong gia đình.

25
Điều này, cũng có nghĩa là ông chú ý tới quan hệ hạt nhân giữa con người với
con người. Ông xoáy sâu vào các quan hệ trong gia đình như giữa cha mẹ với

con cái, giữa vợ với chồng, giữa anh với em… để khẳng định những tình cảm tốt
đẹp, sâu đậm giữa con người với con người.
Đó cũng chính là tình cảm của ông Cả Nhiêu trong “Cơm con”. Vợ chết sớm,
với thân gà trống nuôi con, ông Cả Nhiêu đã hy sinh cả tuổi xuân của mình để
nuôi nấng hai đứa con nên người, không bao giờ ông dám nghĩ đến việc bước
thêm bước nữa, bởi lẽ ông “sợ con khổ vì cảnh mẹ ghẻ con chồng” [65]. Có thể
nói đó là một người cha suốt cả đời chỉ yêu thương lo lắng và hy sinh cho con
cái. Đó cũng là tình cảm của ông Tư Mủng trong “Bố con ông gác máy bay trên
núi Côi kê”. Tình cảm của ông Tư Mủng đối với con mình không gì có thể sánh
nỗi, đứa con như là một báu vật, như là một nguồn sáng đối với ông “từ cái
khuôn mặt trẻ thơ sáng rực lên một niềm tin, một nguồn an ủi làm dịu đi những
đau khổ, tủi nhục cay đắng hàng ngày” [65]. Và thật sự cảm động khi ta đọc
truyện ngắn “Người chú dượng”, Kim Lân đã phác họa được cái tình người qua
tấm lòng của ông Mộc gù thương vợ, thương con. Ông Mộc gù đã âm thầm chịu
đựng những đau đớn vất vả, oan ức mà người vợ phải lòng trai đã gây ra. Vậy mà
“Anh đỏ Mộc nát ruột nát gan, không hiểu sao lúc ấy anh lại càng thấy thương
yêu vợ mình. Anh nghĩ: chẳng qua là vợ anh nó dại, nó cả nghe người. Với lại vợ
chồng ăn ở với nhau bằng ấy năm giời, đem nhau từ quê lên đây làm ăn, không
lẽ mỗi lúc bỏ nhau? (…) Thôi thì, vợ mình trước sau vẫn là vợ mình, bới xấu ra
làm gì cho thêm tan nát...
Ngày ấy không có đứa con thì tôi cũng muốn chết quách cho rồi anh ạ.
Thương nó mình phải sống mà nuôi nó” [65]. Tình người quả thật là sâu đậm!
Đặc biệt hơn, trong các mối quan hệ của tình cảm gia đình, Kim Lân còn
quan tâm chú ý tới vị trí vai trò của người phụ nữ. Người phụ nữ Việt Nam luôn
là niềm tự hào của mọi thời đại. Hình ảnh của họ đã đi vào lòng người với biết
bao vẻ đẹp hết sức giản dị, mang cốt cách của con người Việt Nam qua ca dao cổ
tích, thơ ca… Giờ đây người phụ nữ lại có mặt trong những trang văn xuôi của

×