Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Luận văn Đề tài nghiên cứu thần hộ mệnh của các ngôi làng Korea - Jangseung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 49 trang )

1
LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
JANGSEUNG – THẦN HỘ MỆNH
CỦA CÁC NGÔI LÀNG KOREA
Tp Hồ Chí Minh
2
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
“Jangseung – thần hộ mệnh của các ngôi làng Korea” là một đề tài rất mới ở Việt
Nam, có thể nói là chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào về đề tài này. Trong
khi Jangseung là hình ảnh cột gỗ hay đá rất thường thấy ở Korea, từ quá khứ đến hiện
đại, từ nông thôn ra thành thị. Khi nghiên cứu về Jangseung, đầu tiên chúng tôi tìm
hiểu về cơ bản Jangseung là gì với việc làm rõ tên gọi, nguồn gốc, chức năng, phân
loại, cùng với lễ tế Jangseung, nghi lễ gắn liền với Jangseung cũng như một hình thức
nghi lễ tín ngưỡng truyền thống diễn ra ở các ngôi làng Korea. Từ những hiểu biết sơ
khởi nhất về Jangseung, chúng tôi đi đến nghiên cứu giá trị truyền thống của
Jangseung, bởi Jangseung được xem là nghệ thuật mẫu vật, và do vậy chắc chắn nó có
chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật Korea, từ đó có thể biết được một vài nét đặc trưng
trong nghệ thuật Korea đã được đưa vào quá trình chế tác Jangseung. Bên cạnh đó qua
thời gian, Jangseung đã có sự thay đổi nhất định về hình thái, chức năng và trong nhận
thức của người dân Hàn Quốc (do không được tiếp cận tài liệu về Jangseung ở Triều
Tiên nên từ đây chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là chỉ ở Hàn Quốc). Do đó,
chúng tôi cũng đi vào phân tích Jangseung ở thời hiện đại có những thay đổi ra sao để
đưa ra những sự nhận xét, đánh giá thích hợp. Phần cuối là phần nghiên cứu
Jangseung trong công tác giáo dục văn hóa của Hàn Quốc, những hướng áp dụng của
Jangseung vào đời sống hiện đại nhằm giữ gìn và phát huy được yếu tố văn hóa độc
đáo này. Từ đó, chúng tôi có đề cập đến những hướng mà Việt Nam có thể đưa vào áp
dụng cho công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa một cách thiết thực nhất.
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:


Một đất nước muốn ngày càng phát triển thì ngoài việc sử dụng hiệu quả nguồn
nội lực trong nước, việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới chính là
một yếu tố không thể thiếu trong chính sách phát triển của đất nước đó. Và bên cạnh
việc mở rộng hợp tác kinh tế thì ngày nay các quốc gia cũng đang tăng cường đầu tư
cho những hoạt động giao lưu văn hóa với khu vực và trên thế giới.
Cũng với tinh thần đó, Việt Nam và Hàn Quốc đang ngày càng thắt chặt hơn
tình hữu nghị giữa hai quốc gia thông qua các hoạt động ngoại giao, hợp tác kinh tế
cũng như các chương trình giao lưu, trải nghiệm văn hóa giữa hai đất nước. Trong bối
cảnh đó việc người Việt Nam cần tìm hiểu về đất nước Hàn Quốc nói chung về văn
hóa Hàn Quốc nói riêng là một điều vô cùng cần thiết. Bởi vì việc hiểu rõ về văn hóa
của nhau sẽ là nền tảng cơ bản, là điều kiện thuận lợi giúp quan hệ hai nước tiến tới
hợp tác lâu dài, bền vững.
Gần 20 năm là một khoảng thời gian không dài nhưng mối quan hệ hai nước
thời gian qua đã phát triển tốt đẹp và đạt được nhiều kết quả cao… với những thành
quả như vậy, mối quan hệ Việt – Hàn đang bước sang một trang mới. Và để phát huy
hơn nữa những thành quả đó, thiết nghĩ với tư cách là những sinh viên ngành Hàn
Quốc học, những nhịp cầu nối trong tương lai quan hệ hai nước, chúng tôi phải góp
phần nhỏ bé của mình để đưa hai đất nước, hai dân tộc Việt – Hàn xích lại gần nhau
hơn. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, theo sự hiểu biết của chúng tôi thì những tài
liệu, tư liệu nghiên cứu bằng tiếng Việt về đất nước, con người xứ sở kim chi này
chưa được phong phú lắm. Đặc biệt là về lĩnh vực văn hóa. Phần lớn những tư liệu đó
là những nghiên cứu bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh. Do đó, với lợi thế là biết được
tiếng Hàn và bằng những kiến thức có được qua quá trình học tập và tìm hiểu về đất
nước Hàn Quốc, chúng tôi muốn đưa người Việt Nam tiếp cận gần hơn với nền văn
hóa Hàn Quốc một cách dễ dàng.
4
Trong nền văn hóa lâu đời đậm đà bản sắc của người Korea thì Jangseung là
một phần vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống tinh thần của người
dân nơi đây. Jangseung - nó vừa là văn hóa vật thể, vừa là văn hóa phi vật thể, vừa có
giá trị nghệ thuật điêu khắc, lại vừa có ý nghĩa về dân tộc, tôn giáo. Bởi thế gắn liền

với Jangseung là hàng loạt các yếu tố văn hóa của Korea. Hiểu về Jangseung sẽ giúp
ta có được cái nhìn khái quát về đời sống tâm linh của người Korea xưa và những biến
đổi cho đến ngày nay từ đó sẽ hiểu thêm về văn hóa cũng như con người Korea.
Với những lý do trên chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Jangseung – biểu tượng
thần hộ mệnh của các ngôi làng Korea” để nghiên cứu. Từ việc tìm hiểu chi tiết về
Jangseung từ nguồn gốc, tên gọi, chức năng,… đến các giá trị truyền thống được ẩn
chứa trong biểu tượng Jangseung cũng như các chính sách mà Chính phủ Hàn Quốc
đã thực hiện để bảo tồn những di sản vô giá này, chúng tôi đưa ra một vài gợi ý góp
phần vào việc bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trong phạm vi tìm kiếm tư liệu còn hạn hẹp, nhóm chúng tôi chưa thể có cái
nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu Jangseung từ trước tới nay, nhưng theo
những tài liệu chúng tôi thu thập được, chúng tôi có thể nói rằng nghiên cứu về
Jangseung là một đề tài khá mới mẻ ở trong nước. Còn về tình hình nghiên cứu
ở nước ngoài chúng tôi tạm thời biết được một số tác phẩm có nghiên cứu về
Jangseung, nhưng đây cũng chỉ là một phần trong nghiên cứu tổng thể văn hóa
Korea nói chung chứ chưa phải coi Jangseung là một chuyên đề nghiên cứu
riêng biệt.
- Chung Young Kuhn – Ubiquitious totem pole guarding villages (Korean
Identity – Yonhap news agency, trang 77 ~ 81) . Bài viết này đã nêu
được cái nhìn khái quát về Jangseung, qua đó có thể hiểu được
Jangseung là gì, và tác dụng của nó, tầm quan trọng như thế nào đối với
các ngôi làng ở Korea thời xa xưa. Tuy nhiên yếu tố tâm linh trong
Jangseung tiếc là vẫn chưa được đề cập đến.
- Kim Tae Gon – A Study on the Rite of Jangseung, Korea’s Totem Pole
(Korea Journal, quyển 23, tháng 03/1983, trang 4~19). Bài nghiên cứu
này dành phần nhiều trang viết trình bày về lễ tế Jangseung- miêu tả về
5
lễ tế, về hoạt động chủ yếu của làng vào dịp này, về riêng Jangseung, tác
giả cũng đã đề cập đến trong bài viết, nhưng cũng mới là thông tin chứ

chưa có nhận định, đánh giá gì riêng, đặc sắc.
- Jangseung: Guardian Spirits (The Ulsan Pear, số 4, tập 3, tháng 10/2006,
trang 4 cũng mới chỉ diễn giải sơ lược về Jangseung trong phạm vi của
một bài báo ngắn.
Ngoài ra, một số trang web của Hàn Quốc cũng có những bài viết trình bày
ít nhiều về Jangseung, nhưng để xem là một bài nghiên cứu hoàn chỉnh thì
chúng tôi vẫn chưa có dịp tiếp cận.
Từ sự thiếu tư liệu trong nước, khó khăn trong việc tiếp cận tài liệu ngoại
văn, việc nghiên cứu về một đề tài tương đối mới như thế này sẽ gây cho
chúng tôi không ít lúng túng trong việc tìm kiếm, chọn lọc tài liệu, nhưng
đánh giá đây là đề tài hay và có ý nghĩa lớn, chúng tôi vẫn quyết định chọn
Jangseung làm đề tài để tiến hành nghiên cứu.
3. Mục tiêu của đề tài:
- Jangseung là một phần vô cùng quan trọng và đặc sắc trong văn hóa cổ truyền của
người Korea. Nó vừa là văn hóa vật thể, vừa là văn hóa phi vật thể, vừa có giá trị
nghệ thuật điêu khắc, lại vừa có ý nghĩa về dân tộc, tôn giáo. Bởi thế gắn liền với
Jangseung là hàng loạt các yếu tố văn hóa của Korea.
- Nghiên cứu về Jangseung – biểu tượng thần hộ mệnh cho các ngôi làng Korea,
chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu các yếu tố trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến
đề tài. Từ đó sẽ tìm ra:
+ Các thông tin về Jangseung như tên gọi, nguồn gốc, chức năng tế lễ
+ Mối quan hệ của Jangseung đối với văn hóa của Korea: phản ánh trình độ
điêu khắc, tín ngưỡng của con người Korea. Nó là biểu tượng cho nền văn hóa
truyền thống Hàn Quốc cổ đại. Từ đó chúng tôi sẽ có một cái nhìn khái quát về
văn hóa Korea. Từ đó góp phần thúc đẩy sự giao lưu, tiếp biến văn hóa với đất
nước Hàn Quốc nói riêng, các nước trong khu vực nói chung và tiến xa hơn
nữa là nền văn hóa đa dạng trên thế giới.
+ Chính sách bảo tồn Jangseung của Korea, trên cơ sở đó nếu ra một vài gợi ý
cho chính sách bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu:

Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng ba phương pháp chính :
6
- Phương pháp tiếp cận liên ngành : bởi Jangseung không chỉ là một tác phẩm
điêu khắc với nhiều nét đặc sắc, đa dạng về hình thù, mà nó còn là biểu tượng
hộ mệnh cho các ngôi làng ở Korea, là di sản phi vật thể của quốc gia. Vì vậy,
khi nghiên cứu về Jangseung, chúng tôi sẽ tiếp cận trên phương diện nghiên
cứu lịch sử (xét từ quá khứ đến hiện đại), văn hóa (văn hóa bản địa, sự du nhập
của yếu tố văn hóa ngoại nhập đến Korea, cách tiếp nhận văn hóa theo cách
riêng và biến tấu thành văn hóa đặc sắc của quốc gia mình), xã hội (sự cố kết
trong cộng đồng làng Korea), tâm lý (niềm tin của người dân đối với biểu
tượng thần hộ mệnh cho ngôi làng của họ)…
- Phương pháp hệ thống: nghiên cứu về Jangseung, chúng tôi không chỉ dừng
lại ở sự hiểu biết nhất định về riêng Jangseung, mà vì Jangseung là một yếu tố
văn hóa, được đặt trong văn hóa chung của Korea, nên từ việc nghiên cứu về
Jangseung (chi tiết), văn hóa bản địa ở các ngôi làng Korea, văn hóa của dân
tộc Korea (tổng thể). Bên cạnh đó, đặt Jangseung trong mối liên hệ với tổng thể
văn hóa Korea sẽ nhìn ra được nét đặc trưng của Jangseung mà những bức
tượng khác không thể có được.
- Phương pháp so sánh: cần phải đặt Jangseung trong mối liên hệ, so sánh với
văn hóa bản địa (nội văn hóa) và văn hóa được du nhập từ nước ngoài (ngoại
văn hóa) để thấy được những điểm tương đồng, dị biệt, là căn cứ để xác định
nguồn gốc của biểu tượng mang đầy màu sắc văn hóa này.
Ngoài ba phương pháp chính, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp
nhỏ lẻ của các ngành khoa học có liên quan, kết hợp một số công cụ để phục vụ
cho quá trình nghiên cứu của mình (trên cơ sở những tài liệu sẵn có từ sách vở,
các bài nghiên cứu khoa học trước có liên quan, trên Internet. Ngoài ra, chúng
tôi còn may mắn có cơ hội đến đất nước Hàn Quốc, tiếp cận trực tiếp với
Jangseung, trao đổi với người bản địa để biết được sự biến đổi của Jangseung
về hình thái, chức năng, nhận thức của người dân mà đặc biệt là giới trẻ về loại
hình nghệ thuật mẫu vật này.

5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
- Ý nghĩa lí luận:
Jangseung là một phần vô cùng quan trọng và đặc sắc trong văn hóa cổ truyền
của người Korea. Thông qua công trình nghiên cứu này nhóm chúng tôi muốn
cung cấp cho mọi người sự hiểu biết cơ bản về một nét văn hóa độc đáo của
7
người dân xứ sở kim chi. Viêt Nam có nền văn hóa lâu đời với hơn 4000 năm
lịch sử. Từ việc tìm hiểu nền văn hóa của nước bạn, chúng ta có cơ hội nhìn lại
những nét văn hóa truyền thống của mình. Những chính sách, cách thức bảo
tồn văn hóa mà Hàn Quốc đã thực hiện sẽ rất hữu ích nếu chúng ta tiếp thu một
cách nghiêm túc. Việc làm này có ý nghĩa thiết thực trong hoàn cảnh di sản văn
hóa dân tộc đang dần bị lãng quên.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Bổ sung một phần nhỏ cho nguồn tài liệu, hình ảnh nghiên cứu về văn hóa
Hàn Quốc tại Việt Nam
+ Khi tìm hiểu về nguồn gốc, đặc trưng, chức năng cũng như là các giá trị văn
hóa truyền thống của Jangseung, chúng ta phần nào hiểu được bản sắc văn hóa,
tôn giáo, tín ngưỡng…của người Hàn Quốc.Từ đó có cơ sở nhất định để có ứng
xử phù hợp trong quá trình giao lưu văn hóa kinh tế với Hàn Quốc, góp phần
thúc đẩy mối quan hệ Việt-Hàn ngày càng thêm thắt chặt.
6. Kết cấu của đề tài:
CHƯƠNG I. Jangseung
1.1.Tên gọi
1.2. Nguồn gốc
1.2.1. Khái quát về totem giáo
1.2.2.Tính ngưỡng totem giáo ở phương Tây và Korea
1.2.2.1.Totem giáo ở phương Tây
1.2.2.2. Totem giáo ở Korea
1.3. Chức năng
1.3.1. Bảo vệ làng

1.3.2. Canh giữ phương hướng
1.3.3. Giữ đất
1.3.4. Chỉ cây số
1.3.5. Cầu con trai
1.4. Phân loại
1.4.1.Theo hình dạng
1.4.1.1. Đội mũ quan
1.4.1.2. Đội mũ lính
1.4.1.3. Tượng quan
1.4.1.4. Đầu trọc
1.4.1.5. Đầu rễ cây
1.4.1.6. Đội nón hình chữ T
1.4.2.Theo chất liệu
1.4.2.1.Tượng đá Jangseung
1.4.2.2.Tượng gỗ Jangseung
8
1.5. Lễ tế Jangseung
1.5.1. Thứ tự tiến hành lễ
1.5.2. Chọn người chủ trì
1.5.3. Ý nghĩa
CHƯƠNG II.GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦAJANGSEUNG VÀ NHỮNG
BIẾN ĐỔI Ở THỜI HIỆN ĐẠI
2.1.Giá trị truyền thống của Jangseung
2.1.1. Nghệ thuật trừu tượng
2.1.2. Nghệ thuật hài hước
2.1.3. Nghệ thuật tự nhiên
2.2. Jangseung ở thời đại ngày nay
2.2.1.Thay đổi hình thái
2.2.2.Thay đổi chức năng
2.1.3.Thay đổi nhận thức về Jangseung

9
CHƯƠNG III. GIÁO DỤC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNGVÀ GỢI Ý CHO
GIÁO DỤC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM
3.1. Giáo dục văn hóa nghệ thuật truyền thống của Hàn Quốc với Jangseung
3.2. Phương pháp giáo dục được áp dụng trong việc giáo dục Jangseung và
gợi ý cho giáo dục văn hóa ở Việt Nam
3.2.1. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
3.2.2. Phát triển nguồn tư liệu phong phú
3.2.2.1. Phương tiện nghe, nhìn ( radio, truyền hình)
3.2.2.2. Ứng dụng Internet
3.2.2.3. Thủ công
3.2.2.4. Tham quan thực tế
3.2.2.5. Tham gia lễ hội
Chương 1
JANGSEUNG
10
1.1. Tên gọi
Vì không ai biết chính xác nguồn gốc và tính lịch sử của Jangseung nên việc
nghiên cứu tên Jangseung chính thức bắt nguồn từ đâu cũng là việc không dễ
dàng gì. Trước tiên, tên gọi cho Jangseung đã có rất nhiều sự thay đổi, khác
nhau theo từng thời kì, hay tùy vùng miền, tiếng địa phương.
Vào thời Silla, Koryo Jangseung có tên gọi là Trường sinh (Jangsaeng, 장생).
Thời Joseon thì có tên là Dyangseung ( 댱승), Jyangseong(쟝 성 ). Hiện nay,
từng khu vực khác nhau cũng có tên gọi riêng với Jangseung như Janseung(잔
승), Beoksu(벅수), Beoksi(벅시), Dangsan (당산), Harabeochi (할아버지),
Halmeoni (할머니), Tolharubang(돌하루방), Useokmok (우서목)
Tượng đá Jangseung ở vùng Yeong Ho Nam ( 영 호 남 ) thường được gọi là
Boksu (벅수), tượng gỗ Jangseung ở Gyeong Gi (경기), ở tỉnh Chung Cheong
(충 청 ) thì hầu như không hề nghe đến tên Beoksu ( 벅 수 ). Ở tỉnh Gyeong
Gi(경기) người ta còn gọi là Changsin(장신), Salmakgi(살막이), Susilmaki(수

실막이), Susalmoki (수살목이). Vùng Hamgeong (함경도): Dangseung (당
승), Dolmirok (돌미륵). Jangseung ở tỉnh Jeju (제주도) không chỉ đặc biệt về
hình dạng mà cách gọi cũng khác, là Dol Harubang
1
(돌하루방), Useokmok
(우석목) hoặc Uchungseok (우중석).
Tùy vào chức năng, hình thái và nguyên liệu, địa phương làm ra mà tên gọi
Jangseung đã không ngừng thay đổi. Hiện nay tên được dùng nhiều nhất là
Jangseung và Beoksu.
1.2. Nguồn gốc
Jangseung ngày nay được xem là sản phẩm của tín ngưỡng văn hóa dân gian,
bởi văn hóa dân gian có sự pha trộn của nhiều tĩn ngưỡng tôn giáo khác nhau.
Nhưng nếu xem xét nguồn gốc cụ thể, trong số nhiều quan điểm khác nhau về
nguồn gốc của Jangseung thì Jangseung có nguồn gốc từ Totem giáo
2
là nhận
được nhiều sự tán thành nhất.
1.2.1. Khái quát về Totem giáo
1
Vì đảo Jeju cách biệt với đất liền Hàn Quốc hàng trăm dặm, nên cư dân trên đảo thường phải chống
chọi với thời tiết khắc nghiệt, do đó người ta hay tin vào thần thánh để bảo vệ cho họ. Và từ lâu đời
người ta coi đảo Jeju là đảo của các vị thần, trong đó có vị thần có tên là Dol Harubang dịch ra tiếng
Anh có nghĩa la Great Grandfather vị thần này là biểu tượng của sự bảo hộ.
2
Totem giáo (Totemism)- Tín ngưỡng vật tổ là một trong những hình thức tôn giáo đầu tiên được công nhận
trên sách báo dân tộc học và sách báo nói chung. Totem có nguồn gốc từ tiếng Angrôkin, lần đầu tiên được
đưa và sách báo dân tộc châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII (Gilong, 1791) Theo nhà dân tộc học Xô Viết Iv. I.
Xêminov, Totem giáo lúc ban đầu không phải là tôn giáo, mãi về sau Totem giáo mới dần dần được “phủ đầy”
những lễ nghi ma thuật và do đó nó mới trở nên không tách rời với tôn giáo.
11

Tô tem theo ngôn ngữ của thổ dân Bắc Mỹ nghĩa là giống loài. Đây là
hình thức tôn giáo cổ xưa nhất, thể hiện niềm tin vào mối quan hệ gần
gũi, huyết thống giữa một cộng đồng người (thị tộc, bộ lạc) với một loài
động thực vật hoặc một đối tượng nào đó. Totem giáo thể hiện hình thức
nhận biết đầu tiên về mối liên hệ của con người với các hiện tượng xung
quanh. Chẳng hạn: một bộ lạc tồn tại được nhờ săn bắt một loài động vật
nào đó dẫn đến xuất hiện một ảo tưởng về mối quan hệ giữa loài vật đó
với cộng đồng người săn nó và cuối cùng con vật này lại trở thành tổ
tiên chung – là một Tô tem của một tập thể nào đó. Totem giáo có số
đặc trưng như sau:
- Tên của tập thể được gọi bằng tên của Tô tem mà tập thể đó chọn để
sùng bái.
- Ngoài động vật hoặc thực vật thường được chọn làm vật tổ thì còn
có những đối tượng khác.
- Các thành viên trong cộng đồng đó đều nhận thức rất rõ về Tô tem.
- Những người tôn thờ cùng 1 vật tổ thì không kết hôn với nhau.
- Tập thể và Tô tem có quan hệ ràng buôc, dựa vào lễ nghi tôn giáo có
thể thấy được sự bí ẩn trong cách sùng bái của tập thể đối với vật tổ.
- Có những dấu hiệu, biểu tượng đặc trưng cho Tô tem (cột Tô tem)
Cho đến ngày nay, vẫn còn nhiều nghi lễ được tiến hành trước các cột
Tô tem, vì thế nên cột Tô tem mang ý nghĩa tượng trưng cho tín ngưỡng
của người dân ở những vùng đó.
1.2.2. Totem giáo ở phương Tây và ở Korea
1.2.2.1. Totem giáo ở phương Tây
Tô tem giáo bắt nguồn từ việc người Ấn Độ ở Bắc Mỹ đã xem
những động vật cây cối như Đại Bàng, rái cá ,cá trê,gấu, cây cối
như là những vật linh thiêng và họ tin rằng những vật linh thiêng
này có mối quan hệ đặc biệt đối với họ. Và do vậy mà có nhiều
tộc người trên thế giới dùng tên của chính vật thiêng đó làm tên
cho bộ tộc đó.

Ngày nay, Tô tem giáo được sử dụng rộng rãi như là biểu tượng
của các tập đoàn người trong xã hội,còn học thuyết Tô tem được
12
hiểu như là một hệ thống được thể chế hóa như là các phong tục ,
nghi lễ, lòng tin xung quanh nhiều mối quan hệ giữa tập đoàn
người và Tô tem giáo
Ngoài ra, ở một số quốc gia còn có nhiều tác phẩm điêu khắc
liên quan đến Totem giáo giáo, những tác phẩm này phản ánh
nguyện vọng của các bộ lạc bản địa hoặc mang ý nghĩa cội nguồn
dân tộc, và có lẽ tính tượng trưng được thể hiện thông qua những
tác phẩm điêu khắc dân gian mang hình dáng của các con vật hay
cái cây mà họ cho là linh thiêng. Những tác phẩm điêu khắc đầu
tiên được đúc thành khối rắn từ thời cổ đại hay tiền sử, phần lớn
cho ta thấy được hình dáng đa dạng mang tính ma thuật của tác
phẩm. Những tác phẩm điêu khắc đầu tiên như vậy chủ yếu xuất
hiện ở Tây Âu, phân bố tập trung ở Đông Nam Á, châu Phi cũng
như ở các đại lục khác.Đặc biệt các tác phẩm điêu khắc bằng cây
cho ta thấy được sự phát triển đa dạng về hình dáng cụ thể của
các tác phẩm qua các thời đại khác nhau . Vùng Bắc Mĩ, bờ biển
tây bắc có những khúc gỗ đầy màu sắc được gọi là cột Tô tem.
Trên bề mặt phẳng của khúc gỗ được khắc hình động vật mang
tính tượng trưng, còn phần trên chính là linh hồn. Đây là hai bộ
phận chính của cột Tô tem. Ở đó, những cột Tô tem khi được
dung để biểu trưng cho dòng tộc, thường được khắc những biểu
tượng đã xuất hiện trong truyền thuyết lập gia và trở thành hình
ảnh biểu trưng cho gia tộc đó, như đuôi hải ly, mỏ đại bàng, có
khi là loài động vật nào đó như sư tử, bò vàng…
Loại làm bằng gỗ chịu ảnh hưởng của Totem giáo này đến ngày
nay còn có được những đường nét uyển chuyển trong hình dáng
thực chất là theo nghệ thuật điêu khắc nguyên thủy ban đầu. Như

bình cống lệ phẩm của một vương quốc ở Africa, được làm từ
năm 1750-1570 TCN, được tạo hình mô phỏng hình dạng cái đầu
của con hà mã. Nếu so với loại làm bằng gỗ của Canada thì nó có
hơi đơn sơ hơn và có thể đọc được ý tưởng tạo hình mang tư
tưởng tự do điều này có thể xem là một hiện tượng biểu thị sự
13
khác biệt về phong tục hoặc nghi thức hơn là sự khác biệt về hình
dạng.
Có nhiều yếu tố tương đồng từ ý nghĩa bên ngoài. Cái tương
đồng với nhau trở thành Tô tem- một vật thể tín ngưỡng biểu
tượng cho ngôi làng, còn những người điều khiển việc di dời các
Tô tem đó là những pháp sư gọi là Shaman. Trong nghi thức tế lễ
cần có một vật cụ thể mang tính chất tượng trưng và vật được làm
ra vì sự cần thiết đó là vật được tạo ra từ lòng tín ngưỡng cổ xưa.
Tượng điêu khắc là linh hồn hay vật đầu tiên được tạo ra vì con
người đã từng trải qua những hiện tượng siêu nhiên bên ngoài và
đó là một loại thứ tín ngưỡng mang tinh thần tôn giáo. Kiểu nghi
thức đó là một dạng biểu hiện cụ thể của Tô tem giáo, đồng thời
nó cũng thể hiện hình tượng của sinh vật mang tính thần hóa.
Nghệ thuật sơ khai của khu vực phía Tây mặc dù đã có được
những kiểu mẫu đa dạng mang tính đặc thù vùng miền nhưng
nhìn chung xét về vẻ bên ngoài của những vật tạo hình này đó là
sự kết hợp giữa Totem giáo và Shaman giáo
3
.
1.2.2.2. Totem giáo ở Korea
Totem giáo ở Korea được thể hiện ở tập tục sùng bái vật tổ là con
vật linh hoặc những cây lớn. Tuỳ mỗi vùng mà tập tục này được
tiến hành đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau. Có ý kiến cho
rằng Totem giáo của người Korea xuất phát từ khái niệm “tuổi”

của người phương Đông, mỗi người đều mang trong mình một
loại động vật trong 12 con giáp
4
, vì thế họ trở nên sùng bái chính
loài vật đó. Cũng có ý kiến cho rằng huyền thoại lập quốc
Tangun
5
mới chính là cha đẻ của Tô tem giáo ở Korea. Vì thể họ
3
Shaman giáo (Shamanism) là hình thái tôn giáo thể hiện bằng phép thuật và các shaman là những
người có khẳ năng đưa mình vào trạng thái xuất thần. Ý thưucs, tinh thần và tâm lý của họ biến đổi và
họ làm nhiệm vụ trung gian giữa con người với “thần kinh” để giao tiếp với “thần linh”, nương vào sức
mạnh của “thế giới siêu nhiên” để làm những việc như hành lễ, chữa bệnh, phù phép, tiên báo hậu vận
cho các nhân hay cho cộng đồng, ban ơn phúc và bảo hộ cho cá nhân hay cộng đồng (James A.Overtin,
1998; E.R.Leach, 1962, Evans Pritchard, 1956)
4
12 con giáp theo quan niệm người Korea (tti, 띠): chuột, bò, hổ, thỏ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, heo.
5
Thần thoại Dangun : Với mong muốn cai trị tốt thế giới loài người ‘Hwan Woong’, con trai của ‘Hwan In’
(Thượng đế) đã dẫn các vị thần Gió, thần Mây, thần Mưa hạ giới xuống gần cây cổ thụ đan hương trên sườn
núi Taebaek (ngày nay là núi Myohyansan) và dựng nên thành ‘Shinshi’. Lúc bấy giờ, gấu và hổ đến cầu xin
Hwan Woong cho được hóa thành người và được ngài truyền dặn rằng ‘”Chỉ được ăn cây ngải cứu và tỏi,
14
tin gấu là tổ tiên của người Korea và tôn sùng gấu làm vật tổ.
Cũng có bộ tộc lại tôn sư tử làm vật tổ của bộ tộc mình.
Trong số đa dạng các biểu trưng của Totem giáo ở khắp nơi trên
bán đảo Hàn thì Jangseung cùng với cây chim (Sotdae, 솟 대 )
được xem là đại diện cho vật tổ thấy được ở hầu hết các ngôi làng
Korea. Dựa trên nền tảng là Totem giáo nguyên thủy của Korea
cổ đại (sùng bái cây lớn), trải qua quá trình biến đổi, tiếp biến với

tôn giáo ngoại lai dẫn đến sự hình thành của Jangseung.
Jangseung là cây gỗ hoặc đá được tạo ra với hình dạng của con
người khởi nguyên từ sự kết hợp Tô tem gỗ, đá với tín ngưỡng
vật linh. Vì thế, dù có đục đẽo thế nào thì việc cố giữ lại hình hài
căn bản nhất của cây gỗ hoặc tảng đá đó được xem là điều cần
thiết, và do đó mà tượng Jangseung chính là 1 hiện thân cho
Totem giáo. Hơn nữa vì Jangseung có khuynh hướng theo chủ
nghĩa tự do của nghệ thuật Korea, và tính này của Jangseung có
thể được xem là chịu ảnh hưởng từ yếu tố quan trọng nhất của
Totem giáo là hài hòa với tự nhiên.
1.3. Chức năng
Nhìn vào chức sự khác biệt về hình thái tín ngưỡng của Jangseung theo mục
đích dựng Jangseung truyền thống ở mỗi ngôi làng. Jangseung tồn tại với tín
ngưỡng cầu phúc của người dân, bảo vệ cho ngôi làng. Chức năng chính của
Jangseung là chức năng đuổi quỷ. Ngoài ra tùy vào những làng khác nhau,
Jangseung còn có 1 số chức năng khác như cột chỉ độ dài quãng đường (cột cây
số), cột chỉ đường, cổng chào.
Việc xác định chức năng cụ thể của Jangseung là vô cùng khó khăn. Vì thế có
thể dựa vào vị trí, mục đích, quan hệ tương hỗ mà có thể thấy được một số
chức năng sau của Jangseung :
1.3.1. Bảo vệ làng
không được nhìn ánh nắng mặt trời trong vòng 100 ngày’. Với lòng nhẫn nại, gấu đã hóa thành một thiếu nữ,
tức là ‘Woongnyo’, còn cọp thì thất bại.Với mong ước được sinh con đẻ cái Woongnyo đã kết hôn cùng với
Hwan Woong, khi này đã hóa thân thành người, và hạ sinh một người con trai mang tên ‘Dangun’.Vua
Dangun lập đô Bình Nhưỡng và lấy quốc hiệu là ‘Chosun’. Dangun đã trị vì đất nước trong 1500 năm, sống
đến 1908 tuổi và sau đó hóa thân thành Thần núi. (Theo Di Sử Tam Quốc)
15
Jangseung - vị thần bảo hộ canh giữ ở cổng chính của đường lớn dẫn
vào vào làng có vai trò giữ sự yên bình cho ngôi làng đó. Jangseung gắn
liền với tín ngưỡng dân gian ở các ngôi làng Korea. Hình thái tín

ngưỡng của Jangseung rất đa dạng nhưng chức năng được xem quan
trọng nhất là việc giữ làng. Jangseung được đặt ở ven đường trước lối
vào làng theo phong thủy. Vì họ tin rằng đây cũng là lối vào của mọi ma
quỷ, bệnh tật, đặc biệt là từ hướng Gangnam ở tây Trung Quốc
6
. Người
dân trong làng đã hợp nhất với nhau tìm cách chặn con ma xâm nhập
vào làng. Người góp tiền, kẻ góp ngũ cốc dựng Jangseung ở cổng vào
làng, hoặc mảnh đất chính của làng nhằm chặn trước hiểm nguy. Ở thời
này, Jangseung được gọi là tướng Ju (Ju Jang Gun, 주장군 ) và tướng
Dan(Dan Chang Gun, 단장군) với ý nghĩa là tướng nhà Chu và tướng
nhà Đường, nơi là căn nguyên của bệnh đậu mùa, với suy luận dựa vào
uy lực của 2 vị tướng này mà ngăn chặn được ma bệnh vào làng. Đến
cuối thế kỉ 19, vacxin chữa bệnh đậu mùa được phát minh và lan rộng,
do đó bệnh giảm dần đi và Jangseung với chức năng đuổi ma bệnh của
nó cũng dần biến mất.
1.3.2. Canh giữ phương hướng
Jangseung được tạo ra canh giữ cho hướng yếu. Ở làng Korea, kỹ năng
phân tích hướng phong thủy rất phát triển bởi nó được xem là yếu tố cực
kì quan trọng, nó quyết định đến hưng thịnh suy vong cho ngôi làng.
Bởi thế nếu có 1 nơi nào đó bị xem là yếu về hướng thì để bắt buộc phải
thay đổi để giữ sự bình an cho dân làng. Đặc biệt với những ngôi làng
lớn, chiếm một vùng lớn, thì hướng ra cả tứ phía nên ở vào trạng thái
không có được năng lực tự nhiên kìm kẹp, thể nên người ta tin rằng làng
đó sẽ được thịnh vượng, yên bình khi không bị tai họa từ tứ phía. Vì thế
người ta cần những vị thần canh giữ ở tứ phía và trung tâm. (Mỗi phía
đông, tây, nam, bắc, trung tâm đều có 1 vị thần canh giữ) Việc này đã
được bắt nguồn từ thời cổ Choseon và kéo dài đến ngày nay.
1.3.3. Giữ đất
6

Giữa thời Joseon xuất hiện bệnh đậu mùa lây lan trên diện rộng, lúc đó y học chưa phát triển nhiều, cộng với
chi phí đắt đỏ mà thường dân thường không đủ khả năng chữa bệnh, người ta đã cầu xin năng lực siêu nhiên từ
thần thánh để đuổi những tà ma mà họ tin rằng đó là nguyên nhân của bệnh lạ bắt nguồn từ con ma bệnh ở
vùng Gangnam của Trung Quốc.
16
Trong nông nghiệp trồng trọt là nguồn sống chính thì đất đai chính là
yếu tố quan trọng nhất với cuộc sống của người nông dân Korea. Vì thế
mà Jangseung với vai trò cảnh cáo vùng đất đó thuộc chủ quyền của một
vùng nào hoặc là đất chung của vùng nào với vùng nào đã xuất hiện. Do
đó nông dân những làng khác không có quyền canh tác trên vùng đất đó
hoặc chiếm dụng làm của mình.
1.3.4. Chỉ cây số
Jangseung này thường được đặt cách khoảng ở những con đường lộ để
cho người đi đường biết quãng đường đã đi được. Những cột Jangseung
này khác với cột chỉ cây số thông thường được đặt một cách hệ thống
trên đường. Vào khoảng từ năm 1414 trên đường lộ thì cứ 10 dặm thì
đặt một tượng nhỏ và đến dăm thứ 30 thì có tượng lớn hơn. Nhưng đến
năm 1895 thì do việc nâng cấp các con đường theo hướng hiện đại mà
những Jangseung như thế này không còn nhiều nữa. Người ta chỉ còn
biết chức năng này của Jangseung qua chữ viết trên thân qua số ít ỏi
Jangseung chỉ quãng đường đi còn sót lại đến ngày nay.
1.3.5. Cầu con trai
Chế độ phụ mẫu mang nặng tính gia trưởng trong xã hội Korea khiến
cho gia đình nào cũng khao khát có con trai, và họ cũng tin rằng chỉ có
con trai mới giúp cho cuộc sống gia đình sung túc được. Căn cứ duy
nhất cho điều này chỉ là vì mong muốn có con trai mà họ sinh nhiều con,
kéo theo lao động tăng, trong nông nghiệp, càng nhiều lao động thì năng
lực sản xuất tăng thì đương nhiên sản phẩm làm ra cũng nhiều. Và người
ta làm ra Jangseung mới mong muốn rằng giúp họ có thể sinh được con
trai. Điểm đặc biệt ở Jangseung này là trên mình Jangseung này được

khắc bộ phận sinh dục nam tượng trưng cho Jangseung nam và nguyện
vọng sinh con trai của người dân.
7
Tóm lại, tùy từng thời đại hay địa phương khác nhau, thậm chí tùy theo tên gọi,
hình dạng được tạc ra mà Jangseung có chức năng khác nhau. Trong số 5 chức
7
Đầu của vị Thần Dol Harubang nó có hình giống như một Linga-Dương Vật - một vị thần của đạo Hindu.
Bởi biểu tượng của người đàn bà Jeju là bức tượng Haenyo - Người đàn bà lặn biển của đảo Jeju họ rất khỏe
mạnh, là chủ gia đình bởi vì trong quá khứ họ là nguồn thu nhập chính của gia đình, họ quán xuyến và lo toan
mọi việc như người đàn ông trong gia đình ngày nay, lúc đó người đàn ông chỉ còn là chức năng sinh sản, họ
mong người đàn ông của họ to cao, khỏe mạnh, dũng cảm và có khả năng cho họ nhiều con cái, cho nên niềm
ước của họ đã thể hiện trên cái đầu của vị thần Dol Harubang là như vậy.
17
năng kể trên có thể xem có chức năng chính nhất thường thấy ở Jangseung
chính là vị thần bảo vệ cho làng, mang theo những nguyện vọng của người dân
về một cuộc sống được mùa, sung túc, không bệnh tật. Do vậy mà Jangseung
giữ vị trí cực quan trọng trong đời sống tinh thần của người Korea, là sự nối kết
giữa đời sống thực với thế giới của thần linh.
1.4. Phân loại
1.4.1. Theo hình dạng
Jangseung thuở ban đầu chỉ là mẫu hình nhân với gương mặt của thánh
nhân được tạc nên một cách đơn sơ bởi bàn tay con người. Nhưng sau,
do thời đại thay đổi với khuynh hướng đời sống kinh tế, sinh hoạt ngày
càng có nhiều vấn đề nảy sinh, và cụ thể là sự xuất hiện của dịch bệnh
tràn lan, mất mùa, đói kém, hình tượng Jangseung đã có nhiều thay đổi
theo hướng đa dạng hóa về hình dạng để có thêm những chức năng mới
phù hợp với tín ngưỡng của người dân.
Hơn nữa, tùy vào mỗi ngôi làng ở từng vùng miền khác nhau mà trên
thân Jangseung có khắc những kí tự đặc biệt hoặc tên của một vị thần
nào đó mà dân làng ấy tôn thờ. Đơn giản chỉ vì họ muốn mượn quyền

năng siêu nhiên của thần thánh để có sức mạnh xua đuổi được những đe
dọa rình rập. Do đó có thể chia Jangseung theo 6 loại hình dạng như sau:
1.4.1.1. Đội mũ quan
Do tượng được tạc với quan phục và đặc biệt là trên đầu có mũ
vải đặc thù của quan lại nên gọi là tượng quan. Hình tượng này
của Jangseung xuất hiện nhiều ở tỉnh Gyeong Gi.
Ở huyện Nachu của tỉnh Cheon nam cũng có tượng đá Jangseung
với dáng dấp của một vị quan có nhiều nếp nhăn trên trán, mắt
sâu và lồi, cái mũi to hài hòa với 2 gò má nhô ra với nụ cười mỉm
tạo vẻ điềm tĩnh cho bức tượng. đây là chính là hình tượng về
một vị quan phụ mẫu mà người dân hằng mong ước. (hình 1)
18
Huyện Kasan, tỉnh Gyeong Sang nam cũng có bức tượng đá
Jangseung đầu đội mũ quan, mặc áo quan, tai to, mắt và miệng
được khắc lõm vào, mũi thanh, hai tay chắp lại. Người trông dữ
tợn nhưng cũng toát vẻ nhân từ.(hình 2)
Hình 1 Hình 2

Tượng đJaJangseung ở xã Hwajeon, huyện Boseong, tỉnh Jeon
Nam có đuôi mắt chếch lên trông đáng sợ nhưng miệng lại có
hình bán nguyệt – biểu trưng cho tính nhân từ, lương thiện, đôi
tai to và bộ râu dài thấy rõ. Đặc biệt là trên mình có khắc dòng
chữ “thần đuổi quỷ phương Bắc”(Bukbangchukguydangun,북방
축귀단군). (hình 3)
19
Hình 3. Thần đuổi quỷ phương Bắc
Ở phường De Ui, quận Dong, thành phố Gwang Ju có đôi tượng
nam nữ Jangseung bằng đá, đội mũ quan, gương mặt đang cười
với đôi tai rất to, 2 tay chắp lại ngang ngực. 2 bức tượng này
đang được đặt tại bảo tàng của thư viện đại học Cheonnam.(hình

4)
20
Hình 4. Đôi nam nữ Jangseung
1.4.1.2. Đội mũ lính
Đây là hình dạng chung của Jangseung đá ở tỉnh Je Ju, cũng với
hình dạng người lính nhưng mang những đặc điểm khác với
những vùng khác. Cụ thể tượng Jangseung ở bờ biển Jeonnam có
bức tượng đá Jangseung cao trên 3 mét, đầu đội mũ vải của quân
lính thời xưa, trán có nhiều nếp nhăn, mắt lồi, mũi to và dẹp,
miệng rộng như muốn dọa nạt ai đó. Màu sắc cổ kính của bức
tượng cho thấy độ lâu của nó.(hình 5)
21
Hình 5
Jangseung ở ấp Bi Geum, huyện Sin An, tỉnh Jeon Nam đội mũ
quân lính, nhưng có thêm khăn trùm đầu phủ kín tai, mắt xếch,
mũi nhọn, miệng khép chặt (hình 6)
Hình 6
1.4.1.3. Tượng quan
Hình tượng này của Jangseung có giống với Jangseung ở mục 1
nhưng thấy rõ được lễ phục và đội nón của vua quan trong triều.
Ấp Dang Yang. Huyện Dam Yang, tỉnh Jeon Nam, tượng đá
Jangseung ở đây do được tạc từ rất lâu nên phần mắt đã bị mờ đi
22
không còn thấy rõ nữa, mũi to, cằm có râu quai nón, 2 tay đặt
ngay trước bụng. Tượng này giống với Dol Ha Ru Bang ở Je Ju
nhưng tai to hơn,và bộ dạng cũng oai nghiêm hơn (hình 7)
Hình 7
1.4.1.4. Đầu trọc
Jangseung ở Ấp Un Bong, huyện Nam Won, tỉnh Jeon Buk đầu
trọc, bị dạt về nửa phải, mắt lồi to, mũi hình tam giác,gò má

phồng ra, nhìn có vẻ đần độn nhưng một mặt cũng lộ vẻ hóm
hỉnh tự nhiên của một lão nông hiền lành. (hình 8)
23
Hình 8
Làng Mae Sa, ấp Sa chon, huyện Hwa cheon, tỉnh Gyeong nam
có tượng đá Jangseung với mắt và miệng đều được chạm chìm
đơn giản, mũi dẹp, thân mình được tạc nhẵn (hình 9)
24
Hình 9
1.4.1.5. Đầu rễ cây
Là hình dạng Jangseung với phần tóc là rễ của cây.
Tỉnh Gyeongnam, huyện Hadong, ở lối vào làng Ssanggyesa
được tặng Jangseung bằng gỗ, với phần rễ làm đầu, trên trán
được khắc những vết nhăn sâu, mắt, mũi to, bộ râu được tạc với
hình dạng những vân mây, miệng mở hé, để lộ ra 2 răng nanh
trông đáng sợ. phần còn lại vẫn giữ nguyên hình dạng của thân
cây.(h.10,11)
25
Hình 10 Hình 11
Tỉnh Cheonnam, huyện Hampyeong có tượng gỗ Jangseung, mắt
xếch lên dữ dằn, răng lộ rõ ra bên ngoài, mũi to (hình 12)
Hình 12
1.4.1.6. Đội nón hình chữ T
Tỉnh Cheonnam, huyện Seungju, xã Nakan, làng Naeun có tượng
gỗ Jangseung đầu đội nón chữ T, mắt và lông mày chếch cao,
miệng rộng, răng được tạc rõ và thưa. (h. 13)

×