Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 - 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.73 KB, 144 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

*********







đặc điểm Truyện ngắn Sơn Nam
GIAI ĐOẠN 1954-1975


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 5.04.33




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRẦN HỮU TÁ
NGƯỜI THỰC HIỆN: LÊ THỊ THUỲ TRANG
KHOÁ 11






THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2003
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
Lời cảm ơn

Luận văn này được hoàn thành nhờ sự động viên, giúp đỡ
nhiệt tình của rất nhiều thầy cô, gia đình và bạn bè đồng nghiệp, tôi xin
chân thành cảm ơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang,
Ban giám hiệu Trường phổ thông trung học Long Xuyên, tập thể giáo
viên tổ Văn của Trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn nhà văn Sơn Nam, người đã cung cấp
cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình tìm hiểu đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Phó Giáo sư
Tiến só Trần Hữu Tá, người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình để
tôi hoàn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2003
Lê Thò Thuỳ Trang





Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
MỤC Lục
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Giới hạn đề tài...................................................................................... 2

3. Lòch sử vấn đề...................................................................................... 3
4. Những đóng góp của luận văn ............................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 9
6. Cấu trúc của luận văn .......................................................................... 10
Chương 1. VỊ TRÍ CỦA SƠN NAM TRONG VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM
GIAI ĐOẠN 1954 – 1975.
1.1 Hoàn cảnh lòch sử xã hội ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1975................. 11
1.2 Vò trí của Sơn Nam trong văn học đô thò miền Nam giai đoạn 1954 – 1975
................................................................................................................... 22
1.2.1 Vài nét về tác giả và tác phẩm ...................................................... 22
1.2.2 Vò trí Sơn Nam trong văn học đô thò miền Nam giai đoạn 1954 – 1975
.......................................................................................................... 26
Chương 2. NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG CHÍNH CỦA SƠN NAM QUA
TRUYỆN NGẮN GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
2.1 Cảm hứng yêu nước của Sơn Nam gửi gắm qua đất trời Nam bộ ............. 31
2.1.1 Một thiên nhiên hoang sơ, dữ dội và hoành tráng .......................... 33
2.1.2 Một thiên nhiên gần gũi, hiền hoà, gắn bó với cuộc sống con người
........................................................................................................ 42
2.2 Cảm hứng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người Nam bộ ...... 45
2.2.1 Cảm hứng ngợi ca tinh thần gan dạ dũng cảm, thông minh và đầy
sáng taọ.......................................................................................... 46
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
2.2.2 Cảm hứng ca ngợi tinh thần trọng nghóa khinh tài ........................ 50
2.2.3 Cảm hứng ca ngợi sự hồn nhiên, tinh thần lạc quan yêu đời ........ 55
2.3 Cảm hứng ca ngợi truyền thống bất khuất của con người Nam bộ ........... 58
2.3.1 Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc ................................. 59
2.3.2 Sẵn sàng chiến đấu trên tinh thần “chết vinh hơn sống nhục” ...... 65
2.4 Cảm hứng phê phán xã hội ....................................................................... 75
2.4.1 Vạch trần bản chất áp bức bóc lột của thực dân và bọn tay sai ..... 76

2.4.2 Lên án xã hội đồng tiền và sự băng hoại về đạo đức của con người
80
Chương 3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................. 88
3.1.1 Một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng ..................................... 88
3.1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua lời nói, thái độ và hành động.. 90
3.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu ..................................................................... 97
3.2.1 Cốt truyện ....................................................................................... 97
3.2.2 Kết cấu ............................................................................................ 103
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ .................................................................... 108
3.3.1 Sử dụng thuần thục ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày ........................ 109
3.3.2 Vận dụng thành ngữ, tục ngữ.......................................................... 117
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 124
THƯ MỤC THAM KHẢO............................................................................... 129
PHỤ LỤC......................................................................................................... 134

Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
1

DẪN NHẬP
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nói đến văn học đô thò miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 chúng ta
không thể không nói đến Sơn Nam. Ông vừa là một nhà văn, nhà báo vừa là nhà
khảo cứu nổi tiếng trên văn đàn Sài Gòn lúc bấy giờ. Dường như ở các lónh vực
kể trên, ông đều đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng đẹp, đặc biệt đối
với người dân Nam bộ.
Vốn được sinh ra từ mảnh đất cực Nam của Tổ quốc, lại có một thời
gian dài công tác văn nghệ tại khu IX Nam bộ, do đó, hơn ai hết, Sơn Nam rất
am hiểu về thiên nhiên, lòch sử và con người của vùng đất này. Như một sự kết

tinh từ vò mặn của biển cả, từ vò ngọt của hương rừng, những trang viết của ông
đượm màu xứ sở.
Cũng không riêng gì những năm tháng kháng chiến chống Pháp ông
mới có dòp rày đây mai đó, dường như trong suốt cuộc đời mình, với những bước
chân trần lấm đất, “ông già đi bộ” Sơn Nam đã rong chơi khắp Nam kì lục tỉnh,
đến tận Hà Nội - Đền Hùng… từ đó ông đã gom góp, chắt lọc những gì gọi là
“cốt lõi” của cuộc đời, “vàng mười” của cuộc sống, những mong dành lại cho
con cháu đời sau. Tuy nhiên, những điều người ta nói về ông, dành cho ông chưa
xứng với công sức và sự đóng góp lặng thầm ấy. Ở tuổi xế chiều, với dáng hình
còm cõi, già nua, khắc khổ, Sơn Nam vẫn chỉ là một người “không quan quyền,
không chức phận”. Ông cũng vẫn chỉ là một “nhà văn chân đất”.
Là một người giảng dạy văn học, lại được sinh ra và lớn lên trên quê
hương miền Tây hiền hoà sông nước, được thưởng thức cây lành trái ngọt bốn
mùa, được tận mắt ngắm nhìn những cánh đồng phì nhiêu cò bay thẳng cánh;
yêu quê hương, tôi càng yêu q, trân trọng biết nhường nào công ơn của những
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
2

người đi trước, những người đã hoà trộn vào đất những giọt mồ hôi, những giọt
máu đào. Vì thế, tôi càng trân trọng những trang viết của Sơn Nam .
Đó là lý do mà sau những ngày đọc lại văn chương của Sơn Nam, đặc
biệt là mảng truyện ngắn, tôi muốn đi sâu để khám phá những giá trò tiềm ẩn, để
khẳng đònh sự đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà. Mặt khác, nếu
thành công, tôi xem như đây là một kỉ niệm trân trọng dành cho ông.
2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Giới hạn của đề tài
Văn chương của Sơn Nam thực sự là một mảnh đất còn đang bỏ ngỏ. Do
thời gian có hạn, luận văn chỉ tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm
nhằm rút ra những đặc điểm chủ yếu của truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 -

1975 trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
2.2 Về tư liệu
Truyện của Sơn Nam phần lớn được sáng tác trong giai đoạn từ 1954 -
1975 và được đăng rải rác trên các tờ tuần báo như Nhân loại, Tiếng chuông…
Tuy nhiên, do điều kiện khách quan chúng tôi chỉ tiếp cận được hệ thống truyện
ngắn của ông qua những tập “Biển cỏ miền Tây”, “Người bạn triệu phú”, “Tục
lệ ăn trộm”, “Vọc nước giỡn trăng”, “26 truyện ngắn của Sơn Nam”, “Hương
rừng Cà Mau” (ba tập). Tổng số 158 truyện. Tuy nhiên, trong quá trình biên
soạn, các nhà xuất bản đã có sự trùng lập.
Chẳng hạn trong Biển cỏ miền Tây (Nhà xuất bản Văn học, 1995) có
8/19 truyện đã được in trong Vọc nước giỡn trăng của Nhà xuất bản Thời mới,
1965. Và tập truyện Biển cỏ miền Tây chỉ khác Tục lệ ăn trộm của Nhà xuất
bản Tổng hợp Kiên Giang ở số thứ tự mục lục. 26 truyện ngắn của Sơn Nam
(Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2000) tương đương với Hương
rừng Cà Mau tập hai của Nhà xuất bản Trẻ Thành phố. Do vậy, trong luận văn
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
3

này, người viết chủ yếu khảo sát truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 – 1975
qua bộ ba Hương rừng Cà Mau do Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
xuất bản từ năm 1999 đến 2001. Các tập truyện khác chỉ để tham khảo.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Sơn Nam là một nhà văn gần gũi, quen thuộc, nhiều người biết, nhiều
người đọc, yêu thích và say mê tác phẩm của ông. Tuy nhiên, có thể nói, chưa
có một công trình khoa học nào đi sâu tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp văn chương
của Sơn Nam ngoài những bài giới thiệu thay lời tựa cho các tập trên ngắn,
những bài phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật trong sách giáo khoa trung
học, những bài phỏng vấn nhỏ đăng rải rác trên các báo. Cụ thể đó là:
Tháng 8.1986, Hồ Só Hiệp có bài “Vài nét về văn xuôi kháng chiến

Nam bộ” đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội. Khi đề cập đến thể loại truyện
ngắn, cây bút đầu tiên mà ông nhắc đến là Phạm Anh Tài. Ông cho rằng “đây là
một cây bút viết truyện ngắn đáng chú ý ở Nam bộ trong cuộc kháng chiến chín
năm”. Hồ Só Hiệp đánh giá rất cao hai truyện “Bên rừng Cù Lao Dung” và
“Tây đầu đỏ” trong việc đề cập đến công cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc
của con người Nam bộ. Ngoài ra, ông còn nhắc đến truyện “Cây đàn miền Bắc”
của Sơn Nam.
Cũng trong năm 1986, Viễn Phương có bài giới thiệu cho tập truyện
ngắn Hương rừng Cà Mau của Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh. Đặt
Hương rừng Cà Mau trong hoàn cảnh ra đời của nó, Viễn Phương tỏ ra rất khâm
phục tài năng của Sơn Nam. Ông xem Hương rừng Cà Mau như những trang sử
trường tồn cùng thời gian để nhắc nhở đời sau về hình ảnh của một thời cha ông
đi “khai thiên lập đòa”. Ông nhấn mạnh, “dù có ít nhiều hạn chế, tuy nhiên
Hương rừng Cà Mau vẫn là một tác phẩm có giá trò và nó vẫn sống trong lòng
người đọc, nó vẫn sống với thời gian” (40,7).
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
4

Nhằm hướng tới kỉ niệm 300 năm Sài Gòn, năm 1987, Trần Bạch
Đằng có bài “Để tiến tới có được một nền văn học ngang tầm thành phố trung
tâm” trên báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (số ra ngày 20.11). Trong đó
ôâng nhận xét: Lý Văn Sâm, Trần Hữu Trang, Trang Thế Hy, Viễn Phương, Sơn
Nam… là những cây bút đã làm nên “chiều dầy” của nền văn học Thành phố.
Đến năm 1992, khi quyển “Tác gia văn học Việt Nam” (tập ba) ra
đời do Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Nguyên An biên soạn (Nhà xuất
bản Giáo Dục), Sơn Nam được giới thiệu là “một nhà văn, nhà khảo cứu về mảnh
đất cực nam của Tổ quốc ta” (7,16). Riêng về mảng sáng tác văn học, Hương
rừng Cà Mau được xem là tác phẩm đặc sắc và tiêu biểu nhất.
Cũng trong thời điểm này, truyện ngắn “Bắt sấu rừng U Minh Hạ”

đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa vào sách giáo khoa chương trình Văn 12
(tập một) với tư cách là bài đọc thêm. Nó được xếp sau tác phẩm “Bức thư Cà
Mau” của Anh Đức và “Quán rượu người câm” của Nguyễn Quang Sáng (do
Giáo sư Trần Hữu Tá biên soạn, trang 295, bộ sách của Hội nghiên cứu giảng
dạy Văn học Thành phố Hồ Chí Minh). Trong Văn 12, phần Văn học Việt Nam,
Nhà xuất bản Giáo Dục, 1992 do Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên thì “Bắt
sấu rừng U Minh Hạ” được xếp ở trang 267 trước hai tác phẩm nêu trên.
Năm 1994, Ngân Hà có bài “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” được giới
thiệu trong “Phê bình Bình luận Văn học” do Vũ Tiến Quỳnh sưu tầm và tuyển
chọn. Đây là một trong những bài viết khá sắc sảo. Tác giả đã làm nổi bật giá trò
của tác phẩm trên nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật. Ngân Hà cho rằng
“truyện có màu sắc cổ tích, hấp dẫn và cảm động” (73,87).
Đến năm 1995, trong chương trình thí điểm phân ban, ở ban Khoa học
xã hội, “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” được chính thức đưa vào chương trình lớp 12
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
5

với số tiết phân phối chương trình là hai (2) nhưng dưới nhan đề “Hương rừng
Cà Mau” do Nguyễn Đăng Mạnh biên soạn. Ngoài phần giới thiệu ở sách giáo
khoa, mục tiểu dẫn, sách giáo viên cũng dành gần bốn trang để nói về Hương
rừng Cà Mau và Bắt sấu rừng U Minh Hạ. Đối với ban Khoa học tự nhiên,
Khoa học tự nhiên và kỹ thuật, truyện được phân bố ở chương trình lớp 11, cũng
vẫn dưới dạng bài đọc thêm. Từ đó, rất nhiều tài liệu tham khảo môn văn dùng
trong nhà trường phổ thông đề cập đến tác phẩm này. Khi thì xoay quanh tác
phẩm, khi chú ý đến tính cách nhân vật. Đặc biệt, trong số đó có bài của Văn
Giá với nhan đề “Chủ nhân của rừng tràm” (nhân đọc “Bắt sấu rừng U Minh
Hạ” của Sơn Nam) được tuyển chọn trong “Bình văn” của Trần Hoà Bình, Lê
Duy, Văn Giá (Nhà xuất bản Giáo Dục, 1997). Đây là bài viết có nội dung khá
sâu sắc. Tác giả nhận đònh “ôâng Sơn Nam viết truyện không chỉ bằng tâm hồân

của một nhà văn yêu thương con người, yêu thương xứ sở mà còn với vốn tri thức
lòch lãm của một nhà khảo cứu, nhà đòa phương học, hiểu biết sành sỏi, kỹ lưỡng
về tính nết thổ ngơi, sản vật, lòch sử và đòa bàn cư trú của nhân dân vùng Đất
Mũi” (5,67).
Trong khoảng thời gian này, truyện của Sơn Nam được tuyển chọn và
giới thiệu trên rất nhiều bộ “Truyện ngắn chọn lọc”, “Tuyển tập truyện ngắn”
khác nhau.
Cho đến năm 1998, 1999, khi mọi hoạt động văn hoá xã hội đều
hướng tới hoạt động 300 năm Sài Gòn, Sơn Nam được nhắc đến như một nhà
Nam bộ học và Văn hoá học. Có lẽ đó cũng là lý do vì sao đạo diễn bộ phim
“Người tình” của Pháp đã mời Sơn Nam làm cố vấn phong tục và lòch sử. (Bộ
phim dựa theo tiểu thuyết L’ Amant của nữ văn só Marguerite Duras lấy bối
cảnh Nam bộ Việt Nam vào năm 1927 do Hãng Renn productions sản xuất).
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
6

Năm 1998, Hương rừng Cà Mau được Nhà xuất bản Trẻ tái bản, trong
bài giới thiệu, Hoàng Phủ Ngọc Phan tỏ ra rất tâm đắc với Hương rừng Cà Mau.
Ông nói về “Hương rừng”, “Cây huê xà”, “Hòn Cổ Tron”, “Miễu Bà Chúa
Xứ”… bằng sự say mê. Ông cho rằng: “Hương rừng Cà Mau là một quyển cảo
thơm, là một quyển sử không có số trương… Cái hay của nó không chỉ ở hình ảnh,
câu chữ mà còn ở “cái thần” của bút pháp được tác giả dành ở mấy câu kết “nhẹ
như gió thoảng và êm như mật ngọt” (43,4). Mượn ý kiến của một người khác đã
từng so sánh Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam với Vang bóng một thời của
Nguyễn Tuân, tác giả đã bày tỏ sự tâm đắc: “Có thể ví Vang bóng một thời và
Hương rừng Cà Mau là hai mảnh dư đồ, đem ghép lại sẽ có một bức tranh tuyệt
tác của đất nước vào khoảng nửa đầu thế kỷ” (43,5).
Một trong những công trình lớn, có giá trò, ra đời vào dòp này là “Đòa
chí văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh” do Trần văn Giàu và Trần Bạch Đằng

chủ biên (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 1998). Sách đã dành một
chương để nói về “Văn học yêu nước công khai ở Sài Gòn trong ba mươi năm
cách mạng và kháng chiến” do các tác giả Tầm Vu, Nguyên Thanh, Viễn
Phương, Hồ Só Hiệp, Trần Hữu Tá đồng biên soạn. Sơn Nam được nhắc đến trên
cương vò một nhà văn tiêu biểu cùng với các cây bút yêu nước, những nhà trí
thức, những nghệ só cao niên như Trần Tuấn Khải, Nguyễn Hiến Lê; các nhà thơ
Hà Kiều, Phương Đài, Phong Sơn; các nhà văn Võ Hồng, Phan Du, Nguyễn văn
Xuân… Hương rừng Cà Mau được xem là sự “gói ghém hình ảnh của đất nước,
lòch sử và con người Nam bộ” (15,437). Các tác giả đã dành gần hai trang để nói
về Sông Gành Hào, Ông già xay lúa, Hòn Cổ Tron, Chiếc ghe ngo… Có thể
xem, đây là một tài liệu có dung lượng lớn nhất từ trước đến nay đề cập đến Sơn
Nam và Hương rừng Cà Mau. Đặt ngòi bút Sơn Nam vào đúng hoàn cảnh lòch sử
xã hội, các tác giả đã đánh giá rất cao sự đóng góp của ông đối với văn học yêu
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
7

nước tiến bộ cách mạng giai đoạn 1954 -1975 ở miền Nam. Sau này, cũng trên
tinh thần như vừa nêu, trong “Nhìn lại một chặng đường văn học” (một công
trình khoa học nói về văn học đô thò miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 do Nhà
xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh phát hành tháng 5 năm 2000), một lần nữa
Trần Hữu Tá đã khẳng đònh vò trí của Sơn Nam trên văn đàn văn học công khai
Sài Gòn lúc bấy giờ.
Đặc biệt đúng vào năm kỉ niệm 300 năm Sài Gòn cũng là năm nở rộ
của những bài báo viết về Sơn Nam. Có thể kể đến bài “Nhà văn Sơn Nam, một
thû với hương rừng U Minh” của Ngô Ngọc Ngũ Long đăng trên báo Sài Gòn
Giải phóng, số ra ngày 2.1.1999, bài “Nhà văn Sơn Nam: Hãy tập đọc những
trang đời” của Ngô Khắc Tài, báo Văn nghệ số ra ngày 14.8.1999. Hoài Anh
với bài “Sơn Nam: nhà văn thổ công Nam bộ”, báo Văn nghệ số ra ngày
6.11.1999. Phần lớn những bài viết trên đều là những bài phỏng vấn, trao đổi

ngắn về cuộc đời, những năm tháng sống và viết của Sơn Nam.
Năm 2000, Nhà xuất bản Văn nghệ tái bản tuyển tập 26 truyện ngắn
của Sơn Nam, Lê Minh Đức có bài giới thiệu dưới nhan đề “Những câu chuyện
cũ về một vùng đất mới”. Ông đã đánh giá rất cao ngòi bút của Sơn Nam trên
hai lónh vực khảo cứu và sáng tác văn học. Lê Minh Đức cho rằng: “Đọc sách
của Sơn Nam thấy bổ ích, người đọc như được thưởng thức một bữa cơm bình dân
trông đạm bạc mà ngon miệng”. Đặc biệt đối với bạn đọc ở khắp mọi miền đất
nước, “những trang khảo cứu và những truyện ngắn của Sơn Nam là chìa khoá mở
cửa vào tâm hồn người Việt ở Nam bộ” (48,9).
Mùa xuân năm 2002, khi nhà văn Sơn Nam đang nằm viện, phóng
viên báo Văn nghệ có bài “Nhà văn Sơn Nam - cô đơn trong niềm hạnh phúc”.
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
8

Bài viết đã chứng tỏ được rằng Sơn Nam ngày trước và ông già Sơn Nam ngày
nay vẫn được nhiều người ái mộ, tôn trọng và quý mến.
Thời gian này, nhiều truyện ngắn của Sơn Nam được chuyển thể thành
kòch bản phim đã và sắp trình chiếu như “Cây huê xà”, “Mùa len trâu”, “Một
cuộc biển dâu”.
Có thể nói, toàn bộ những ý kiến nhận xét, những bài giới thiệu nêu
trên đều đánh giá cao ngòi bút Sơn Nam, đặc biệt là Hương rừng Cà Mau. Họ
xem đó như một “di sản văn hoá tinh thần” không thể bò mai một, nhất là trong
thời đại giao lưu văn hoá như hiện nay. Phần lớn tác giả đều cho rằng “Sơn Nam
là nhà văn và nhà biên khảo đầy tâm huyết về con người Nam bộ” (31,278). Các
tác giả cũng đánh giá cao văn phong của ông.
Nguyễn Đăng Mạnh đã khen ngợi “Hương rừng Cà Mau được viết
bằng một cây bút già dặn, cách trần thuật ngắn gọn, súc tích mà li kì, hấp dẫn rất
có duyên. Mỗi truyện xoay quanh một tình tiết thú vò” (33,244).
Hoài Anh nhận xét: “Văn anh trong sáng hơn những nhà văn quê gốc

Nam bộ khác” (1,484).
Trong Văn học 12, Trần Hữu Tá nhận xét, truyện của Sơn Nam có
dáng dấp riêng khó lẫn.
Phần lớn những nhà phê bình, nghiên cứu văn học tập trung xoay
quanh truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ. Có tới 8/25 lần trong số tài liệu chúng
tôi tiếp cận, đã đề cập đến tác phẩm này. Hầu hết các tác giả đều đi sâu phân
tích tác phẩm , phân tích nhân vật một cách tỉ mỉ, sâu sắc. Bởi vì đây là một tác
phẩm được đưa vào nhà trường phổ thông nên nó được nhiều người biết đến và
dường như nói đến Sơn Nam là người ta nói đến Bắt sấu rừng U Minh Hạ. Nội
dung của những bài viết trên xin được đề cập đến ở các chương hai và ba.
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
9

Nhìn chung, những tài liệu đã được tiếp cận dù chưa phải là những
công trình nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện về Sơn Nam và sáng tác của ông
nhưng ít nhiều cũng đã chạm vào những vấn đề mà luận văn đã đặt ra. Chúng
tôi xin ghi nhận tất cả những ý kiến trên và xem đó là những gợi ý quý báu để đi
sâu vào việc tìm hiểu vấn đề, từ đó rút ra những đặc điểm chủ yếu của truyện
ngắn Sơn Nam trong giai đoạn vừa nêu.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn tập trung tìm hiểu truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954-
1975 để có một cái nhìn bao quát trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Hy vọng góp thêm tiếng nói khẳng đònh giá trò ngòi bút Sơn Nam, sự
đóng góp của ông đối với văn học đô thò miền Nam giai đoạn 1954-1975 và đối
với nền văn học nước nhà.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Luận văn lấy quan điểm duy vật, quan điểm lòch sử và phương pháp
biện chứng làm nền tảng lý luận trong nhận thức và nghiên cứu.
5.2 Phối hợp giữa các phương pháp có tính công cụ, phát huy tối đa tác

dụng của chúng trong quá trình nghiên cứu để làm nổi bật vấn đề. Cụ thể là
5.2.1 Phương pháp lòch sử: sử dụng phương pháp này, người viết có
dụng ý tìm hiểu những dấu ấn thời đại lưu lại trong tác phẩm, những yếu tố tạo
nên nguồn cảm hứng sáng tác của nhà văn để làm căn cứ đánh giá vấn đề.
5.2.2 Phương pháp hệ thống: người viết khảo sát truyện ngắn Sơn
Nam trên tinh thần kết hợp các yếu tố tương đồng về nội dung, nghệ thuật xây
dựng nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ… để rút ra nhận đònh, đánh giá tác phẩm.
5.2.3 Phương pháp so sánh: Đặt nhà văn trong mối quan hệ đồng đại
và lòch đại để vấn đề được đánh giá khách quan hơn. Kết hợp so sánh tác phẩm
của tác giả với các tác giả khác để đưa ra nhận đònh về nhà văn Sơn Nam.
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
10

Ngoài ra trong quá trình khảo sát chúng tôi còn sử dụng phương pháp
phân tích -tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề.

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận và một số phụ lục, luận văn gồm ba
chương chính.
Chương 1. Vò trí của Sơn Nam trong văn học đô thò miền Nam giai
đoạn 1954-1975 .
1. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày một cách khái quát về tình
hình xã hội đương thời, đặc biệt là sự tác động của nhiều yếu tố, đến sự ra đời,
tồn tại và phát triển của dòng văn học yêu nước tiến bộ cách mạng giai đoạn
1954 – 1975.
2. Khái quát vài nét về sáng tác của nhà văn Sơn Nam và vò trí của
ông trong khuynh hướng văn học yêu nước tiến bộ cách mạng.
Chương 2. Những nguồn cảm hứng chính của Sơn Nam qua truyện
ngắn giai đoạn 1954 – 1975

Đây là một trong hai chương trọng tâm của luận văn, chúng tôi tập
trung làm nổi bật những vấn đề chính sau đây:
1. Cảm hứng yêu nước của Sơn Nam gởi gắm qua đất trời Nam bộ.
2. Cảm hứng ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người Nam bộ.
3. Cảm hứng ca ngợi truyền thống bất khuất của con người Nam bộ.
4. Cảm hứng phê phán xã hội đương thời.
Chương 3. Những đặc điểm về nghệ thuật
- Chương này chúng tôi tập trung làm rõ những đặc sắc của nhà văn
Sơn Nam qua nghệ thuật xây dựng nhân vật, xây dựng kết cấu và nghệ thuật sử
dụng ngôn ngữ mang đậm phong cách Nam bộ.
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
11

- Khẳng đònh sự đóng góp của ông về mặt nghệ thuật đối với văn học
Nam bộ nói chung.

Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
12

Chương 1:

VỊ TRÍ CỦA SƠN NAM TRONG VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM
GIAI ĐOẠN 1954-1975

1.1 Hoàn cảnh lòch sử xã hội ở miền Nam giai đoạn 1954-1975

Chúng tôi không có tham vọng thâu tóm hay diễn giải tình hình lòch sử
xã hội ở miền Nam giai đoạn này. Trên cơ sở thống nhất ý kiến của các tác giả

trong những tài liệu đã tiếp cận, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số điểm có
tính chất cơ bản, tác động đến tình hình văn hoá văn nghệ nói chung và văn học
nói riêng, làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề ở những chương sau.
1.1.1 Về chính trò: Như chúng ta đã biết, sau khi hiệp đònh Genève
được kí kết, hoà bình lập lại, đất nước tạm thời chia đôi. Miền Nam buộc phải
sống dưới ách thống trò của đế quốc Mỹ. Chúng đã áp đặt lên nơi này một chủ
nghóa thực dân kiểu mới. Một bộ máy chính quyền được thiết lập từ trung ương
đến đòa phương bằng lực lượng tay sai bản xứ nhưng thực chất chúng đã khống
chế hoạt động của bộ máy này bằng một đội ngũ chuyên gia cố vấn và hệ thống
điệp viên, tình báo khắp mọi nơi. “Nhân danh một người bạn đồng minh đến để
giúp dân tộc này chống lại hoạ xâm lăng của cộng sản” (78,171) nhưng trên thực
tế chúng đã sớm ra tay trong việc đàn áp nhân dân, chống phá cách mạng.
Nhiều sắc lệnh đẫm máu được ban hành như sắc lệnh số 6 về việc thành lập trại
giam không cần xét xử, sắc lệnh số 13: bóp nghẹt quyền tự do, sắc lệnh 49 về
việc bỏ tù tất cả những người chống lại chính quyền của ông ta. Đỉnh cao là luật
10/59. Mục đích của chúng là quyết thắng trong cuộc chiến tranh vô nhân đạo ở
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
13

chiến trường miền Nam, thực thi âm mưu vónh viễn chia cắt đất nước, nhằm tiêu
diệt chủ nghóa xã hội ở miền Bắc, dùng Việt Nam làm bàn đạp để tiến tới mục
tiêu xa hơn ở khu vực Đông Nam Á. Chống cộng là quốc sách, vì vậy ngay từ
những năm đầu (1954-1959), chính quyền Sài Gòn ra tay đàn áp các đảng phái
đối lập trên bình diện rộng từ Nam đến Trung bộ. Chúng tiến hành bức bách,
truy nã những người kháng chiến cũ và gia đình họ, gây ra nhiều vụ tàn sát đẫm
máu. Một không khí ngột ngạt bao trùm lên toàn miền Nam.
Bất chấp sự đàn áp dã man của kẻ đòch, nhiều phong trào đấu tranh
đòi thi hành hiệp đònh Genève, đòi dân sinh dân chủ, đòi bảo vệ tài sản, sinh
mệnh của nhân dân đã dấy lên khắp nơi và cứ thế lan rộng ra, phát triển ngày

càng mạnh mẽ hơn. Đỉnh điểm là phong trào Đồng khởi ở Bến Tre năm 1959.
Nhiều cuộc bãi công, bãi thò cũng đồng loạt nổi dậy. Đáng chú ý là
những cuộc xuống đường của đồng bào phật tử, những cuộc tự thiêu của tu só,
học sinh sinh viên Sài Gòn, Huế, Đà Lạt, Nha Trang… Điều đó đã tác động mạnh
mẽ đến đông đảo nhân dân thành thò miền Nam, nhất là giới trí thức và tầng lớp
thanh niên. Và bao giờ cũng thế, bên cạnh những người cầm súng luôn luôn có
người cầm bút để chiến đấu.
Nhiều tổ chức, phong trào yêu nước tiến bộ được các vò nhân só tiêu
biểu ở Sài Gòn lập ra đã tập hợp đông đảo trí thức văn nghệ só. Tổ chức nào
cũng có cơ quan ngôn luận riêng, ra đònh kì hay bất thường, hợp pháp hay bất
hợp pháp dưới dạng như bản tin, tuần san, tạp chí… Trong đó, một phần đặc biệt
dành cho sáng tác văn nghệ. Bằng cách này hay cách khác, người cầm bút tố
cáo tội ác của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đồng thời động viên tinh
thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu của nhân dân.
Không thể dập tắt làn sóng đấu tranh cách mạng đang đâng lên cao độ
của đồng bào miền Nam bằng chính quân đội Sài Gòn, Mỹ đã lộ nguyên hình
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
14

của một kẻ xâm lược bởi sự hiện diện quân sự với qui mô ngày càng lớn (năm
1965). Một cuộc chiến tranh khốc liệt đã diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Điều này đã tác động mạnh mẽ đến nhân dân thành thò miền Nam, nhất là đội
ngũ thanh niên và tầng lớp trí thức. Ý thức được trách nhiệm của mình, nhiều
người đã hăng hái nhập cuộc và sẵn sàng chiến đấu trên tinh thần vì hoà bình,
dân chủ, thống nhất đất nước.
1.1.2 Về kinh tế: Tràn ngập thò trường lúc bấy giờ là hàng hoá viện trợ
và những đồng đô la.
Không trực tiếp khai thác tài nguyên, không trực tiếp bóc lột sức lao
động của công nhân trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam theo kiểu chủ nghóa thực

dân cũ, đế quốc Mỹ đã tăng cường hàng hoá viện trợ để lũng đoạn về chính trò.
Chúng mở rộng các hình thức đầu tư cổ phần, độc quyền cung ứng hàng hoá,
nguyên liệu máy móc chi phối các cơ sở sản xuất trong nước. Hậu quả của chính
sách viện trợ hàng hoá là một nền kinh tế bản xứ kiệt quệ, một sự phân hoá giai
cấp sâu sắc trong lòng thành thò miền Nam. Chính sách này đã làm giàu cho một
số nhà nhập cảng, những tên thương buôn và những kẻ đầu cơ tích trữ. Họ nhanh
chóng trở thành triệu phú, tỉ phú, sống cuộc đời vàng son, vương giả. Hình ảnh
đối lập giữa những nhà cao tầng, những khu biệt thự nguy nga tráng lệ với những
khu nhà ổ chuột tối tăm, chật hẹp diễn ra ngày càng nhiều. Bên cạnh cuộc sống
thừa mứa, phè phỡn của những kẻ giàu sang là cảnh đói khát, chui rúc của đa số
quần chúng nhân dân, sự chầu chực ngoài vỉa hè các nhà hàng, khách sạn của
các binh đoàn hành khất nhằm kiếm miếng cơm để cầm hơi. Chưa bao giờ xã
hội Việt Nam lại gặp cảnh trớ trêu đến mức độ ấy. Giá trò của những đồng đô la
và sức mạnh của lối sống vật chất mà đế quốc Mỹ mang lại đã biến không ít
người trở thành vô lương tâm, thiếu trách nhiệm, xa rời thực tế, lạnh lùng với
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
15

thời cuộc. Từ đó họ dễ dàng trở thành tay sai trung thành, sẵn sàng phục vụ đắc
lực cho mọi âm mưu thâm độc của giai cấp thống trò.
Thực trạng vừa nêu đã tác động rất lớn đến đời sống tinh thần của giới
cầm bút. Không ít người đã hoang mang, chao đảo. Có kẻ đã góp phần đầu độc
tinh thần nhân dân bằng những tác phẩm thấp hèn, độc hại. Ngược lại, không ít
người có ý thức, trách nhiệm, bằng cách này hay cách khác, sớm hay muộn họ
cũng góp thêm tiếng nói của mình để tạo nên một tiếng nói đấu tranh cho độc
lập của dân tộc.
1.1.3 Về văn hoá: Song song với mưu đồ thống trò miền Nam bằng bạo
lực quân sự và dòng thác viện trợ kinh tế, đế quốc Mỹ rất có ý thức trong việc
nô dòch nhân dân bằng con đường văn hoá văn nghệ. Xâm lăng văn hoá vừa là

một trong những phương tiện chủ chốt vừa là mục tiêu chiến lược quan trọng của
chúng. Cùng một lúc, chúng vừa cần thuốc súng để giết chết thể xác con người,
lại vừa cần thuốc độc văn nghệ để giết chết tinh thần con người. Vì thế chúng đã
dốc vào mặt trận hàng đầu này những cố gắng to lớn nhất về sức người, sức của
với hy vọng làm cho nhân dân vùng bò tạm chiếm ở miền Nam trở thành kẻ
“phản động hoá về tư tưởng, đồi tr hoá về sinh hoạt, ngu muội hoá về nhận
thức” (78,17). Ngay từ những năm tập đoàn Ngô Đình Diệm vừa mới được dựng
lên, chúng tung tiền ra cho xuất bản hàng loạt báo chí phản động, sửa đổi lại các
tổ chức xuất bản, kiểm duyệt, bày ra các cuộc thi văn chương nghệ thuật. Chúng
đã qui tụ lực lượng, chỉ đạo chặt chẽ các tổ chức hoạt động văn hoá mà Mỹ đã
thành lập chi nhánh tại miền Nam như Phù luân hội (Rotary club), Cơ quan văn
hoá Á châu (A F), Đại học Ohio (O.U)… nhằm từng bước mua chuộc, lôi kéo giới
trí thức nghệ só, tạo điều kiện nắm chặt đối tượng thanh niên, sinh viên, từng
bước chi phối tâm hồn thế hệ trẻ. Bên cạnh các đoàn cố vấn về quân sự, kinh tế,
Nhà Trắng còn phái qua miền Nam những chuyên gia hàng đầu về chính trò tư
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
16

tưởng như Mansfield, Lansdale. Ngoài ra, chúng còn tài trợ kinh phí cho hàng
loạt tổ chức văn hoá bản xứ hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua chính quyền
Sài Gòn nhằm đào tạo đội ngũ tin cậy để phục vụ đắc lực cho chính sách văn
hoá thực dân mới của chúng.
Việc du nhập văn hoá phương Tây, đặc biệt là bộ phận suy đồi, phản
động với các loại sách báo, băng đóa thuộc đủ các trường phái văn học, mỹ học
phản nghệ thuật cũng là một trong những chủ trương của Mỹ. Mặt khác, chúng
ra sức ngăn chặn dòng văn học cách mạng ở miền Bắc cũng như ở vùng giải
phóng miền Nam bằng nhiều con đường khác nhau.
Tuy nhiên, mảnh đất văn hoá văn nghệ ở miền Nam trong giai đoạn
này không chỉ dành riêng cho chủ nghóa đế quốc. Vốn là một đất nước có chiều

dày lòch sử chống ngoại xâm, Đảng và nhân dân ta đã thấy rõ tầm quan trọng
của mặt trận văn hoá tư tưởng. Vì vậy, đứng trước một thế lực xâm lược mới tinh
vi và xảo quyệt hơn, bên cạnh phong trào chính trò, quân sự, các hoạt động báo
chí ở thành thò miền Nam được Đảng chỉ đạo rất chặt chẽ. Trên tinh thần xem
“văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận”, các chiến só trên mặt trận ấy đã lao
vào cuộc chiến bất chấp mọi khó khăn gian khổ kể cả mất mát hy sinh.
“Thời đại thế nào, văn học như thế ấy”. Tình hình lòch sử xã hội ở
miền Nam như vừa nêu là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của một nền văn học
cũng cực kỳ phức tạp như chính xã hội đã đẻ ra nó. Đó là sự phân hoá sâu sắc,
sự đối lập triệt để giữa nền văn học của giai cấp thống trò, trong đó khuynh
hướng văn học phản động núp dưới chiêu bài chống cộng và văn học đồi tr
được xem là văn học chính thống với nền văn học của quần chúng bò áp bức có
nội dung chiến đấu cách mạng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Đối với khuynh hướng văn học chính thống, đồi tr và phản động là
hai cương lónh văn hoá hàng đầu. Được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của chính quyền
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
17

Sài Gòn, nó có điều kiện thuận lợi để mở rộng đòa bàn và hình thức hoạt động,
do vậy, tác hại của bộ phận văn học này đối với nhân dân vùng bò tạm chiếm
thật khôn lường.
Ngay từ những năm đầu mới thành lập, khuynh hướng này đã qui tụ
được một lực lượng đông đảo trong đó bao gồm nhiều thành phần như Hồ Hữu
Tường, Nguyễn Mạnh Côn vốn là thành viên của các đảng phái chống cộng,
những người đã từng đi theo kháng chiến rồi bỏ về thành theo giặc như Chu Tử,
Doãn Quốc Só, những ngườiû quen sống phóng túng, tr lạc như Đình Hùng, Vũ
Hoàng Chương… Họ bước vào con đường này vì nhiều lý do khác nhau nhưng
đáng chú ý nhất là những nhà văn chống cộng một cách tự giác, có ý thức. Nói
như Nguyễn Mạnh Côn, “chống cộng đối với họ đã thành một phản xạ có điều

kiện” (15,415). Họ vốn mang hận thù giai cấp hoặc đối lập sâu sắc với cách
mạng về phương diện ý thức vì thế họ viết “rất hăng”. Đối với khuynh hướng
văn học đồi tr, sự có mặt của nhiều cây bút quân đội Sài Gòn như Văn Quang,
Nguyên Vũ, Thảo Trường, Hà Huyền Chi… là vô cùng nguy hại. Vì cùng một lúc
chúng vừa gây lầm lạc về nhận thức tư tưởng vừa đầu độc về tình cảm, tâm hồn
của người dân.
Chống cộng được xem là quốc sách, để thực thi chủ trương này, chúng
đã xuất bản hàng loạt tác phẩm chất lượng cao. Trên tinh thần tâm đắc lời dạy
của Goebel, sùng bái ng lí của Hitle “phải làm cho quần chúng sợ trước rồi sẽ
tin sau”, “chân lí là sự nói dối được lập lại nhiều lần” (15, 418), chúng đã ra sức
vẻ nhọ bôi hề, dựng nên những hình ảnh rùng rợn, khủng khiếp về người cộng
sản và chế độ cộng sản. Mặt khác, chúng dựng đứng mọi chuyện giật gân, xấu
xa về miền Bắc để đánh vào căn cứ đòa tinh thần của nhân dân miền Nam, làm
cho lòng tin của họ đối với cách mạng bò ngả nghiêng, chao đảo. Ngoài ra,
chúng còn kích động tinh thần hiếu chiến, hiếu sát của tầng lớp thanh thiếu niên
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
18

bằng những hình ảnh bạo lực như thơ của Lý Quốc Sỉnh, ho cố nhồi nhét vào
tâm hồn trẻ con bằng những bài tụng ca kiểu “Hoan hô Ngô tổng thống”…
Tuy nhiên, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bò lật đổ, khuynh
hướng này không còn tác dụng bao nhiêu. Sự tiếp sức, chỉ đạo của chính quyền
không còn thô bạo, lộ liễu như trước nữa. Tiếng nói chống cộng bò chìm lắng
một thời gian, mãi đến khi Mỹ ào ạt vào miền Nam hòng đảo ngược thế cờ thì
guồng máy văn nghệ tâm lý chiến của chính quyền Sài Gòn mới có sự thay đổi,
cải tiến đáng chú ý. Chúng đã tiến hành triển khai thêm những hình thức khác
như văn nghệ tình thương, văn nghệ chiêu hồi, văn nghệ ng dân tộc. Mặt khác
chúng còn khai thác triệt để mảng văn hoá độc hại từ những cây bút chống cộng
phương Tây và những cây bút chống đối trong các nước xã hội chủ nghóa như

Arthur Koestler, tác giả của “Số không và vô cùng”, John Messmann, Ian
Flemming, tác giả của những truyện trinh thám chuyên bôi nhọ Liên Xô, Đông
Đức. Ngoài ra còn phải kể đến tác hại ghê gớm của những trang tiểu thuyết
diễm tình, kích động, những truyện kiếm hiệp nhảm nhí, những truyện trinh
thám toát mồ hôi lạnh của những cây bút thuộc khuynh hướng đồi tr. Đề cao
bạo lực và kích động dục tình là hai phương diện nội dung được chúng quan tâm
hàng đầu. Với lứa tuổi thiếu nhi, chúng đã đưa ra chiêu bài “phục vụ lứa tuổi ô
mai”, “tuổi hoa”, “tuổi mây”… rồi dẫn chúng vào mê cung của “Quỷ nhập
tràng”, “Rừng xanh đẫm máu”, “c quỷ Dracula”… khiến các em xa rời
cuộc sống hồn nhiên trong sáng, hình thành trong tâm hồn non nớt đó mầm
mống của tinh thần hung bạo, phi nhân.
Tóm lại, mặc dù Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã dốc sức người, sức
của vào mặt trận này với hy vọng “chinh phục trái tim và khối óc”, “huỷ diệt
màu xanh trong tâm hồn người Việt Nam ” (78,17) nhưng trên thực tế chúng
không làm được điều đó. Những bước đầu của cuộc chiến tranh cách mạng ở
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
19

thành thò miền Nam đã chứng minh được bộ mặt thật của chính quyền Sài Gòn.
Từ năm 1965 trở đi, đặc biệt từ khi chủ trương “trở về nguồn”, “tìm về dân tộc”
do tầng lớp yêu nước trí thức tiến bộ trong các thò miền Nam phát động, đội ngũ
sáng tác (thuộc khuynh hướng này) đã có sự phân hoá sâu sắc.
Đối nghòch với hai khuynh hướng vừa nêu là khuynh hướng văn học
yêu nước tiến bộ cách mạng. Trên thực tế, khuynh hướng này đã đi ngược lại lợi
ích, chủ trương của giai cấp thống trò. Vì vậy, mọi hoạt động công khai đều bi
kiểm duyệt gắt gao. Trên văn đàn công khai Sài Gòn lúc bấy giờ, chúng đã tìm
cách bóp nghẹt tiếng nói yêu nước, cấm đoán tất cả các tác phẩm nói đến hoà
bình, thống nhất đất nước. Chúng có thể gán ghép vào tội phản nghòch bất cứ tác
giả hoặc diễn viên nào chỉ vì một đoạn, một câu thậm chí một chữ trong tác

phẩm. Mặt khác, chính quyền Sài Gòn đã tiến hành một chiến dòch lớn trên đòa
bàn văn học nghệ thuật. Nhiều toà soạn bò đập phá, sân khấu thỉnh thoảng bò
ném lựu đạn lúc công diễn, nhiều văn nghệ só bò khủng bố, nhiều nhà văn nhà
thơ bò giam cầm, đày ải ở Côn Đảo, Chí Hoà như Thiếu Sơn, Lê Vónh Hoà, Lý
Văn Sâm, nữ só i Lan… Thế nhưng tinh thần “uy vũ bất năng khuất” của đại đa
số văn nghệ só và lập trường yêu nước kiên đònh của nhân dân miền Nam đã
đánh bại âm mưu của Mỹ Diệm. Nếu như trên văn đàn công khai, hợp pháp
vang lên tiếng hò hét điên cuồng, kêu gào “chống cộng”, “diệt cộng”, “Bắc
tiến”… thì văn nghệ yêu nước cũng không thể bò dập tắt. Nhiều nhà văn nhà thơ
vẫn dũng cảm dùng ngòi bút của mình để tố cáo lên án những cái xấu xa, thối
nát trong xã hội thực dân mới, ca ngợi những tình cảm yêu nhân dân, yêu giai
cấp. Bất chấp sự khủng bố ác liệt của chính quyền, không thể trực diện đấu
tranh, không thể tự do hoạt động trên báo chí, những cây bút yêu nước tiến bộ đã
tìm cách nói bóng gió xa xôi, dùng biểu tượng hai mặt để gợi cho người đọc
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
20

những vấn đề nóng bỏng của dân tộc, thời đại, từ đó tác động tích cực đến phong
trào đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước.
Nhìn chung, từ năm 1959 - 1963 là khoảng thời gian ngột ngạt ghê
gớm đối với những người cầm bút và những người yêu nước làm công tác văn
hoá văn nghệ. Từ năm 1964 trở về sau, tình hình khởi sắc hơn. Cùng với sự
thành lập của hàng loạt tổ chức văn hoá xã hội, sự ra đời của lực lượng Bảo vệ
văn hoá dân tộc là một cột mốc đánh dấu sự trưởng thành mạnh mẽ của phong
trào giải phóng dân tộc, của khuynh hướng văn học yêu nước cách mạng. Và
ngay lập tức, họ phải chòu sự đàn áp dữ dội hơn của chính quyền Sài Gòn. Hàng
loạt báo chí, tạp san vừa ra đời đã bò đóng cửa, nhiều nhà văn nhà thơ nữa bò bắt
như Vũ Hạnh, Thái Trung, Hà Kiều… những người khác tạm lánh ra vùng giải
phóng. Nhiều tổ chức hoạt động đã rút vào bí mật, cắm sâu vào đoàn thể nhân

dân yêu nước. Báo chí được tiến hành dưới dạng nội san, bản tin. Hàng loạt cây
bút trẻ được bổ sung, họ tranh thủ hoạt động trên nhiều mặt báo, tạp chí khác
nhau để hạn chế sự theo dõi của chính quyền.
Đến những năm 1970, khi chiến tranh cục bộ của Mỹ bò sa lầy, phải
chuyển hướng, phong trào đấu tranh đô thò gặp nhiều thuận lợi hơn. Hoạt động
văn nghệ sôi nổi với sự tham gia đông đảo của học sinh sinh viên. Hoạt động
này phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trên tinh thần “Hãy cứu lấy văn
hoá chúng ta”, nhiều cuộc hội thảo, biểu diễn văn nghệ dưới tên gọi xúc động
thiết thực như “đêm không ngủ”, “đêm đốt lửa căm hờn”, “hát cho đồng bào tôi
nghe”, “nghe đồng bào tôi nói”… Hàng trăm tờ nội san, tuần báo, bản tin, tạp chí
ra đời từ nhiều trường Trung học, Đại học. Nhiều tuyển tập thơ sinh viên, ký sự
của một số linh mục cũng đã ra mắt. Họ sáng tác không vì mục đích văn chương
mà qua báo chí, họ muốn gửi gấm lòng mình.
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam…
Lê Thò Thuỳ Trang CH VHVN 11
21

Báo chí công khai, hợp pháp cũng có những chuyển biến đáng kể. Để
kip thời phục vụ cho nhiệm vụ chính trò, người cầm bút đã tỏ ra sáng tạo, linh
hoạt. Họ có mặt trên cả những tờ báo, tạp chí không cùng xu hướng chính trò,
trong hoặc ngoài luồng kiểm duyệt của chính quyền Sài Gòn. Có khi họ phải
luồn, phải lách, phải tranh thủ từng khe hở của kẻ đòch để tăng cường phát hành
với số lượng cao cũng như với nội dung quyết liệt. Ngoài ra, báo chí tiến bộ lúc
này còn có những hình thức đấu tranh độc đáo, mới lạ khác nhằm chống lại sự
áp bức phản dân chủ của Mỹ và chính quyền Sài Gòn như cuộc biểu tình “ký giả
đi ăn mày” chống sắc luật 007, việc thành lập Uỷ ban tranh đấu đòi quyền tự do
cho báo chí…
Có thể nói, so với phong trào Lực lượng bảo vệ văn hoá dân tộc, giai
đoạn này là một đỉnh cao mới. Phong trào rộng lớn hơn, thành tựu sáng tác
phong phú hơn, do đó, tác dộng xã hội cũng mạnh mẽ, sâu sắc hơn.

Nhìn chung, khuynh hướng văn học yêu nước tiến bộ cách mạng thời
kỳ này gắn bó chặt chẽ với phong trào đấu tranh đô thò, với công cuộc giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dù có lúc phong trào này tưởng chừng
tắt lặng đi, không cách nào gượng dậy nổi nhưng nó vẫn tồn tại và phát triển với
nhòp độ ngày càng cao hơn. Đó là do công sức, ý chí và nghò lực của đông đảo
đội ngũ nhà văn nhà thơ, trong đó có những người đã từng tham gia kháng chiến
chống Pháp nay ở lại tiếp tục hoạt động trên văn đàn công khai Sài Gòn như Lý
Văn Sâm, Nguyễn Trọng Tuyển, Lê Vónh Hoà, Thiếu Sơn, Vũ Hạnh, Sơn Nam…
Ngoài ra, còn phải kể đến sự đóng góp của lực lượng học sinh, sinh viên, những
nhà hoạt động tôn giáo như Nguyễn Ngọc Lan, Trương Bá Cần, Chân Tín…, sự
đóng góp q báo của các cây bút có lúc ngược dòng với phong trào đấu tranh
cách mạng ở miền Nam như Phan Du, Thái Trần Trọng Nghóa tức Thuỷ Thủ,
Thái Luân, Thái Lãng… Sự trở về của họ như một điều chứng minh cho mưu đồ

×