Môn: Xây dựng văn bản pháp luật Trường Đại học Luật Hà Nội
Đề số: 13 Khoa Pháp luật kinh tế
========================================================
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều năm gần đây, Đảng và nhà nước đã xác định rõ nhu cầu quản
lí xã hội bằng pháp luật càng được xem xét, sử dụng đúng với vai trò là phương
tiện có ý nghĩa quyết định đối với quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Nhiều công
trình khoa học được nghiên cứu, nhiều văn bản pháp luật được ban hành tạo ra
hệ thống pháp luật toàn diện, thống nhất, đồng bộ làm cho chất lượng của hệ
thống pháp luật được cải thiện rõ rệt, trong đó tính hợp pháp của VBPL đặc biệt
được coi trọng. Tuy vậy, vì nhiều lí do khác nhau, thực tế vẫn còn tồn tại những
văn bản bất hợp pháp ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.
Nhu cầu phát hiện, hạn chế, loại trừ các văn bản trái pháp luật luôn được đặt ra.
Công tác Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật của các cấp, các ngành đã góp
phần tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần
không nhỏ trong việc cải cách thể chế là một trong bốn nội dung của cải cách
hành chính Nhà nước. Tuy nhiên, công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp
luật của các cơ quan, đơn vị (theo phân cấp và thẩm quyền) vẫn còn nhiều yếu
kém; việc xây dựng và thực hiện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chưa
thực sự có hiệu quả; quá trình soạn thảo và hoạt động tham gia soạn thảo chất
lượng chưa cao, có không ít các văn bản pháp luật ban hành không theo quy định
của Luật ban hành văn bản, sai về hình thức, thẩm quyền, nội dung mâu thuẫn,
chồng chéo….
B. NỘI DUNG.
1. VBPL khiếm khuyết là gì?
VBPL khiếm khuyết được hiểu là văn bản “còn thiếu xót, chưa hoàn chỉnh”
không đảm bảo về chất lượng mà nhà nước yêu cầu.
Việc soạn thảo và ban hành ra một VBPL phải do chủ thể có thẩm quyền ban
hành VBPL thì các chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước có vai
trò vị trí đặc biệt quan trọng, bởi lẽ đây là những chủ thể cơ bản, chủ yếu thực
hiện hoạt động quản lí nhà nước trên tất cả các lĩnh vực khác nahu của đời sống
xã hội.
2- Nguyên nhân của việc ban hành các văn bản pháp luật khiếm khuyết.
Văn bản pháp luật khiếm khuyết được ban hành có thể do yếu tố trực tiếp
đầu tiên tác động đó là do không phù hợp với tình hình thực tiễn, không điều
chỉnh và chi phối lên các mối quan hệ tồn tại trong xã hội.
Nguyên nhân thứ hai đó là do chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản
còn bị hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về việc sử dụng ngôn ngữ
cũng như những kĩ năng pháp lý, thậm chí còn không tuân thủ ngiêm chỉnh
những quy định của pháp luật về thủ tục ban hành cũng như quản lý văn bản
================================================================
Bài tập lớn học kì Nguyễn Thị Hồng - KT33C001
1
Môn: Xây dựng văn bản pháp luật Trường Đại học Luật Hà Nội
Đề số: 13 Khoa Pháp luật kinh tế
========================================================
pháp luật. Dưới sự tác động của ý chí chủ quan của chủ thể có thẩm quyền ban
hành đã dẫn tới việc ban hành văn bản pháp luật vi phạm về thủ tục và không
đảm bảo tính hợp lý của một văn bản.
Các quy định của pháp luật hiện hành về công tác ban hành văn bản pháp
luật nhất là văn bản áp dụng pháp luật còn chưa đầy đủ và được đặt ra trong
nhiều văn bản khác nhau, vì vậy đã gây ra khó khăn trong việc thực hiện. Hiện
nay, Nhà nước chưa ban hành văn bản pháp luật có hiệu lực pháp luật cao để quy
định đầy đủ về hình thức và nội dung văn bản pháp luật cho nên trên thực tế hình
thức của văn bản pháp luật còn chưa thống nhất. Đến nay mới chỉ có Thông tư
liên tich số 55/2005/TTLT- BNV- VPCP ngày 06/05/2005 hướng dẫn về thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản và Quyết định số 20/2002/QD- BKHCN của
Bộ trưởng Bộ khoa học – công nghệ ngày 31/12/2002, ban hành Tiêu chuẩn Việt
Nam số 5700 về mẫu văn bản quản lý nhà nước.
Bên cạnh đó, trong quá trình ban hành đôi khi các cơ quan soạn thảo còn
lồng ghép lợi ích cục bộ của từng cấp, từng ngành vào nội dung văn bản. Xuất
phát từ những nguyên nhân đó việc ban hành văn bản pháp luật khiếm khuyết đã
xảy ra khá phổ biến ở nhều cấp, nhiều ngành chính vì thế mà các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phải sử dụng biện pháp thích hợp để xử lý nhằm hoàn thiện
hơn nữa hệ thống pháp luật đảm bảo cho việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
trong đời sống.
3- Thực trạng ban hành văn bản pháp luật khiếm khuyết.
Trước hết ta phải thấy được rằng nguyên nhân trực tiếp của một văn bản pháp
luật khiếm khuyết là do ý chí chủ quan của chủ thể ban hành văn bản, mặt khác
các mối quan hệ tồn tại trong xã hội thì luôn luôn vận động và phát triển không
ngừng chính và thế nhiều khi các văn bản pháp luật được ban hành không còn
phù hợp và không tác động, chi phối trực tiếp lên các mối quan hệ xã hội đấy
được nữa.
Đối tượng điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật là các mối quan hệ
xã hội phong phú, đa dạng, luôn tồn tại khách quan. Vì thế việc nắm bắt thực
trạng và phán đoán quy luật vận động của các quan hệ xã hội là rất khố khăn,
phụ thuộc và nhiều yếu tố, dẫn đến nội dung văn bản quy phạm pháp luật không
phù hợp với tình hình thực tế nữa.
3.1 – Văn bản pháp luật không đáp ứng được yêu cầu về chính trị.
Trước hết đó là các văn bản pháp luật (chủ yếu là các văn bản quy phạm
pháp luật) có nội dung không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước. Văn bản pháp luật đực ban hành nhưng có nội dung không phù hợp
với đường lối, chính sách của Đảng bị coi là khiếm khuyết và buộc cơ quan có
thẩm quyền phải tiến hành xử lý.
================================================================
Bài tập lớn học kì Nguyễn Thị Hồng - KT33C001
2
Môn: Xây dựng văn bản pháp luật Trường Đại học Luật Hà Nội
Đề số: 13 Khoa Pháp luật kinh tế
========================================================
Ví dụ: vấn đề mở rộng địa giới hành chính phải được thực hiện bởi chủ thể
có thẩm quyền tiến hành, trong thời gian qua việc mở rộng địa giới thành phố Hà
Nội đã được tiến hành, đây là hoạt động ở cấp quốc gia chính vì thế phải được
Quốc hội thông qua, và phê duyệt kiến nghị.
Bên cạnh đó, văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với ý chí và
lợi ích chính đáng của nhân dân cũng bị coi là khiếm khuyết về chính trị. Văn
bản pháp luật được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện
quyền công dân. Điều này được thể hiện rõ nét trong việc Đảng và Nhà nước ta
không ngừng cầu thị, tích khắc phục những hạn chế để nâng cao năng lực quản
lý; thường xuyên lắng nghe và tiếp thu có chọn lọc ý kiến của nhân dân để đưa
vào ttrong văn bản pháp luật; tích cực tìm tòi, sáng tạo nhằm đề ra những giải
pháp hữu hiệu để thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền công dân một cách
thuận lợi nhất mà việc điển hình là việc cải cách hành chính, loại bỏ những thủ
tục gây phiền hà cho nhân dân. Tuy nhiên, cũng còn không ít văn bản pháp luật
được ban hành ra nhưng không đáp ứng được nguyện vọng của người dân,
ngược lại còn gây khó khăn, phiền hà cho họ.
Ví dụ: Nghị định 32/2007/ND-CP ngày 29/06/2007 quy định về một số gải
pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông thì từ ngày
01/01/2008 tất cả các loại xe công nông, xe ba, bốn bánh tự chế phải ngừng lưu
thông, nếu vi phạm sẽ bị tịch thu. Nhưng dư luận rất quan tâm đến sự cần thiết
của quyết định này vì các vấn đề như chuyển đổi nghề nghiệp cho những người
sống bằng nghề điều khiển xe công nông, xxe ba, bốn bánh tự chế này. Hiện nay
luật đã đi được vào cuộc sống một thời gia khá dài, và hệ quả của nó là nhiều
người dân trước đây sống chủ yếu bằng những nghề này thì nay lại thất nghiệp.
Mặt khác, ở những vùng nông thôn các loại xe này vẫn lưu thông “chui” bất chấp
điều cấm của pháp luật. rõ ràng văn bản pháp luật này được ban hành ra nhưng
dường như lại đi ngược lại với ý chí nguyện vọng của người dân.
Đa số các văn bản pháp luật hiện nay đều xuất phát từ yêu cầu bức xúc của
đời sống xã hội, đã cố nội dung phản ánh đúng và phù hợp với thực trạng của đời
sống xã hội trong từng thời kỳ, ở từng ngành hay địa phương. Bên cạnh đó, một
số văn bản pháp luật rơi vào tình trạng không khả thi vì có quy định không phù
hợp với điều kiện khách quan của đới sống xã hội.
Ví dụ: Thông tư số 02/2003/TT-BCA ngày 13/01//2003 về việc hướng dẫn
tổ chức cấp đăng ký biển số phương tiện giao thông cơ giới quy định mỗi người
chỉ được đăng ký một xe moto hoặc xe gắn máy. Mục đích của quy định này là
nhằm giảm lượng xe máy lưu hành để kiềm chế, giảm dần tai nạn và ùn tắc giao
thông. Nhưng trên thực tế thì nó đã chứng tỏ đây là một văn bản pháp luật không
có tính khả thi bởi số lượng xe lưu hành vẫn gia tăng do người dân thực sự có
nhu cầu sử dụng xe đã tìm cách để có xe sử dụng. Không ai thống kê được công
================================================================
Bài tập lớn học kì Nguyễn Thị Hồng - KT33C001
3
Môn: Xây dựng văn bản pháp luật Trường Đại học Luật Hà Nội
Đề số: 13 Khoa Pháp luật kinh tế
========================================================
dân của thành phố Hà Nội đã phải nhờ công dân một địa phương nào đó đứng
tên đăng ký tài sản. Chỉ thấy lượng xe máy gắn biển ngoại tỉnh xuất hiện trên
đường phố Hà Nội mỗi lúc một nhiều. Nhiều luật gia gọi đây là hiện tượng “hồn
Trương Ba da Hàng Thịt”. Tuy nhiên điều mà chúng ta quan tâm đó là mục tiêu
giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đã giảm được hay chưa?
3.2 – Văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về mặt pháp lý.
- Văn bản pháp luật vi phạm thẩm quyền ban hành.
Văn bản vi phạm về mặt thẩm quyền ban hành bao gồm vi phạm về mặt
hình thức và vi phạm về mặt nội dung của một văn bản pháp luật. Công tác kiểm
tra văn bản theo quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
Viện kiểm sát trong thời gian 3 năm sau khi luật này được ban hành cho thấy
trong tổng số 4.201 văn bản có sai phạm thì có tới 1.992 văn bản vi phạm về
thẩm quyền, chiếm tỉ lệ 47,41%. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, qua kiểm tra
1.506 văn bản pháp luật đã ban hành của cấp bộ và địa phương trong năm 2007
phát hiện 320 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Năm 2008 kiểm tra 1.968 văn
bản thì phát hiện 490 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (trong tổng số 93 văn
bản cấp bộ và 397 văn bản của địa phương). Như vậy, có khoảng từ 20-25% số
văn bản được kiểm tra có dấu hiệu vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trước hết về mặt hình thức đó là văn bản được ban hành không đúng theo
tên gọi của pháp luật quy định. Đó là việc cơ quan ban hành văn bản sử dụng
hình thức văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của chủ thể khác. Ví dụ: Hội đồng
nhân dân ban hành quyết định, ủy ban nhân dan ban hành nghị quyết…
Bên cạnh đó, vi phạm thẩm quyền về hình thức còn thể hiện ở việc sử
dụng không đúng vai trò của văn bản trong việc giải quyết công việc cụ thể, như
việc sử dụng công văn, thông báo để đặt ra các quy phạm pháp luật hoặc ban
hành quyết định thay cho mệnh lệnh khám nơi cất giấu tang vật vi phạm….
Về mặt nội dung văn bản, đó là khi chủ thể ban hành sử dụng để giải quyết
công việc không thuộc thẩm quyền do pháp luật quy định đối với chủ thể đó.
Sự vi phạm này thể hiện ở việc cơ quan ban hành văn bản để giải quyết công
việc hoàn toàn không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ
thể đó. Trong thời gian 3 năm (1997-1999) Viện kiểm sát kháng nghị 4.201 văn
bản quy phạm pháp luật thì có tới 2.339 văn bản vi phạm về mặt nội dung. Kết
quả của các đợt kiểm tra, rà saot văn bản pháp luật cũng phát hiện số lượng đáng
kể các văn bản trái pháp luật. Năm 2005 Cụ Kiểm tra văn bản tiếp nhận để kiểm
tra 3.902 văn bản đã phát hiện 522 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.
Việc ban hành một văn bản pháp luật nhiều khi còn mâu thuẫn nagy trong
bản than quyết định hay mâu thuẫn với các quyết định có cùng hiệu lực pahps lý
cũng rất đáng quan tâm. Ví dụ: Trong lĩnh vực thanh tra, khiếu nại, tố cáo, chống
tham nhũng kết quả kiểm tra văn bản ban hành từ ngày 01/01/1999 đến ngày
================================================================
Bài tập lớn học kì Nguyễn Thị Hồng - KT33C001
4
Môn: Xây dựng văn bản pháp luật Trường Đại học Luật Hà Nội
Đề số: 13 Khoa Pháp luật kinh tế
========================================================
30/06/2006 trong số 1296 văn bản có 71 văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo. Một
ví dụ cụ thể: Điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 150/2005/ND-CP quy định “Vứt
rác, xác động vật, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác ra nơi công cộng, chỗ có vòi
nước, giêng ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt
gây ô nhiễm môi trường hoặc làm mất vệ sinh” thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng, Tại Nghị định số 45/2005/ND-CP ngày
06/04/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định
“Để chất thải, nước thải gây ô nhiễm nguồn nước chi ăn uống và sinh hoạt của
người dân” thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Hai hành vi
nói trên không có những điểm khác nhau rõ rệt nhưng mức phạt lại chênh lệch
tới 15 lần, gây ra sự chồng chéo trong quá trình áp dụng.
Ví dụ: Quyết định số 33/2008/QD- BYT về việc ban hành tiêu chuẩn sức
khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ y tế ban
hành ngày 30/09/2008. Theo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ y tế)
thì việc Bộ y tế đơn phương ban hành quyết định tiêu chuẩn sức khỏe lái xe là
không đúng thẩm quyền. Trong Công văn do Cục Kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật gửi Bộ y tế ngày 24/10/2008 nêu rõ: Căn cứ Điều 55 Luật Giao thông
đường bộ và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, việc quy định tiêu chuẩn
sức khỏe của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải do liên bộ
ban hành Thông tư liên tịch. Việc Bộ y tế tự ban hành quyết định về tiêu chẩn
sức khỏe này là hoàn toàn không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, văn bản pháp luật vi phạm về mạt thẩm quyền nội dung còn thể
hiện trong việc chủ thể ban hành văn bản để giải quyết công việc vượt thẩm
quyền mà pháp luật quy định đối với chủ thể đó.
Ví dụ: Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ đã ra quyết định
xử phạt một hành vi vi phạm hành chính với mức phạt là 250.000 đồng, tuy
nhiên căn cứ theo quy định tại Điều 31 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sửa
đổi, bổ sung năm 2008 thì mức phạt tối đa của chiến sĩ công an nhân dân đang
thhi hành công vụ có quyền được áp dụng là 200.000 đồng.
- Văn bản pháp luật có nội dung trái với quy định pháp luật.
Nội dung trái với quy định của pháp luật thể hiện trong việc viện dẫn hoặc
viện dẫn sai những văn bản làm cơ sở pháp lý của văn bản đó.
Ví dụ: Trong Quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh A về vấn đề quản lý,
khai thác, bảo về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trong phần căn cứ
pháp lý chỉ nêu Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân mà không
viện dẫn Luật bảo vệ môi trường là văn bản quy định trực tiếp về thẩm quyền
của ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực này.
Mặt khác còn thể hiện trong trường hợp nội dung văn bản quy phạm pháp
luật của cấp dưới trái với nội dung văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên; văn
================================================================
Bài tập lớn học kì Nguyễn Thị Hồng - KT33C001
5