Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

VẤN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.4 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN
VẤN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển cùng với nó là sự
lớn mạnh của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi con người phải có trình độ cao để theo
kịp với tốc độ phát triển của kinh tế xã hội. Vì vậy nhu cầu học tập để chiếm
lĩnh tri thức phục vụ cho cuộc sống và đẩy nhanh sự đi lên của đi lên của xã hội
là nhu cầu quan trọng và thiết yếu nhất - Những chủ nhân tương lai của đất
nước. Hiện nay ngay từ các em học sinh tiểu học cho đến những học sinh trung
học phổ thông không chỉ phải học chính khoá ở trường mà còn phải thường
xuyên đi học thêm. Đặc biệt ở thành phố các bậc phụ huynh còn thuê gia sư về
nhà để dạy riêng cho con em mình cho nên vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay
thực sự trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội, đặc biệt là vấn đề luyện thi đại
học của các em học sinh có nguyện vọng vào được một trường đại học mà mình
mong ước. Việc thi đại học là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi thí sinh
nên các em thi nhau kéo về các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh để ôn thi. do nhu cầu đó mà ngày nay nhiều lò luyện thi mọc lên để dáp
ứng nguyện vọng chính đáng của các em là luyện để thi đỗ và đại học.
VẤN ĐỀ LUYỆNTHI ĐẠI HỌC HIỆN
1. Nhu cầu luyện thi đại học
Trước năm 2002 khi Bộ Giáo dục và đào tạo chưa thực hiện phương án ba
chung, thí sinh đăng ký vào trường nào về trường đó dự thi và đề thi do các
trường tự ra, vì vậy nội dung đề thi yêu cầu học sinh cần một khối lượng kiến
thức lớn và nâng cao bởi các trường đều muốn học sinh vào được trường mình
thật sự là những người có năng lực. Do vậy việc thí sinh đến các trường mà
mình đăng ký hoặc các trường có tiếng để luyện thi là điều dễ hiểu bởi với vốn
kiến thức cơ bản được học ở trường phổ thông không đủ đáp ứng yêu cầu mà đề
thi đưa ra. Đặc biệt là các học sinh vùng nông thôn không có điều kiện tiếp xúc
với nhiều loại sách tham khảo cộng với tâm lý lo sợ kiến thức của mình không
bằng học sinh thành phố. Chính vì lẽ đó thí sinh đến tại trường mình đã đăng kí
để ôn luyện với hi vọng một số bài ôn luyện sẽ trùng với dạng đề sẽ sau. Sau kì


thi một số đỗ đạt, không ít gia đình đã khăn gói cho con em mình đi thi để nuôi
chút hy vọng mong manh là con mình sẽ đỗ vào một trường nào đó, vì vậy các
em đã kéo nhau chen chúc vào các lò luyện thi mà không quan tâm đến các vấn
đề khác như: điều kiện kinh tế gia đình, khả năng học tập của các em, chất lượng
của các lò luyện thi… như vậy các lò luyện thi mọc lên như nấm để đáp ứng nhu
cầu ôn luyện trước mỗi kì thi của các sĩ tử.
Tại kì thi năm 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho thực hiện phương án
ba chung làm cho các thí sinh một phen thất vọng và hối tiếc vì đã mất tiền của
công sức vào các lò luyện thi, đặc biệt là các thí sinh đi ôn thi dài hạn, bởi qúa
trình ôn tại các lò quá cao, trong khi nội dung đề thi nằm trong chương trình đã
học ở bậc phổ thông, không quá khó làm đánh đố thí sinh nhưng đòi hỏi thí sinh
phải nắm vững kiến thức. Những tưởng qua đợt thi này số lượng thí sinh đến các
lò luyện để ôn thi sẽ giảm đi và các lò luyện thi sẽ thất thu nào ngờ tuy có giảm
về “nhiệt” song tại các lò luyện thi vẫn “nóng” bởi các chủ lò luyện thi có một
nghìn không trăm linh một cách thu hút các sĩ tử. Một trong những cách đó là họ
thay các biển quảng cáo “luyện thi sát đề” bằng các biển quảng cáo “luyện toàn
diện”, “luyện cơ bản”, đồng thời các thí sinh cho rằng: các thầy cô ở lò luyện
2
thi sẽ rút kinh nghiệm và có sự điều chỉnh thích hợp nội dung dạy; Các trường
Đại học tập trung được những giáo viên giỏi có kinh nghiệm luyện thi, đồng thời
đến đây các thí sinh chỉ có nhiệm vụ duy nhất là học tập, còn ở nhà bị nhiều vấn
đề chi phối không thể ôn tốt được.
Có không ít em tuy biết được khả năng của mình, có ôn cả năm cũng chả
đi đến đâu. Nói gì đến các lớp cấp tốc, nhưng vẫn khăn gói đi ôn, có nhiều em
tuy biết rằng ôn một tháng cấp tốc kiến thức thu về cũng chả được là bao và tự ý
thức được mình có thể ở nhà mà vẫn ôn bài tốt, nhưng khi thấy bạn bè lũ lượt
kéo nhau lên Thành phố ôn thi thì các em lại rơi vào tâm lý lo sợ. Nếu bạn bè đỗ
mà mình lại không đỗ thì hối tiếc vì mình đã không đi ôn thi. Vì vậy các em lại
khăn gói lên đường. Nhiều nơi trở thành phong trào cho con em đi ôn. Có gia
đình tuy biết có cho con em đi ôn cũng chả hi vọng gì, nhưng khi các em xin đi

cha mẹ nào nỡ lòng cản trở, nuôi mươi hai năm ăn học còn chả tiếc, huống chi
chỉ còn một tháng không cho các em đi sau rồi hối hận. Với suy nghĩ thương con
như vậy, nên các bậc cha mẹ không tiếc tiền của cho con em mình đi ôn, kể cả
việc phải bán thóc, bán lợn để lấy tiền cho các em mà không để ý đến khả năng
của con em mình.
Cuộc sống xa nhà của các em cũng chả sung sướng gì, bên cạnh vấn đề ôn
luyện là cả một vấn đề quan trọng đó là tìm cho mình được nơi ở với việc chọn
cho mình một lớp ôn luyện ở bất kì trung tâm là điều khá dễ dàng ở các lò luyện
hiện nay mọc lên rất nhiều. Tuy nhiên để tìm được một phòng trọ nhỏ, tồi tàn để
làm nơi sinh hoạt ôn luyện thì lại là cả một vấn đề khó khăn vì nhà trọ ở Hà Nội
luôn trong tình trạng cầu vượt cung, một trọi rất nhiều. Chẳng phải riêng dịp
mùa ôn thi, mùa thi, mùa sinh viên tựu trường thì nhà trọ ở Hà Nội mới lên cơn
sốt mà quanh năm lúc nào cũng vậy, muốn tìm được một nhà trọ là rất khó khăn.
Đối với các thí sinh đi ôn thi, tuy chỉ để ở có một đến hai tháng, song vấn đề
phòng trọ là không thể thiếu được vì không phải ai cũng có người thân để mà ở
nhờ.
Đa số các phòng trọ mà thí sinh thi được đều nằm trong tình trạng tồi tàn,
có khí nó còn ọp ẹp, chật chội và nóng bức... mà lại còn xa nơi ôn luyện. Nhiều
3
sĩ tử phải chấp nhận ở tận các khu dân cư vốn được coi là “xóm bụi” phức tạp về
an ninh trật tự và đầy dẫy các tệ nạn xã hội. Thí sinh luôn phải đối phó với
những kẻ nghiện ngập, bụi đời, xin đểu nếu không cho chúng doạ đánh. Do từ
xa đến nên các thí sinh phải chấp nhận các yêu cầu của chúng, vì vậy vừa học
vừa run nên không thể tiếp thu được bao nhiêu. Trong khi thời gian chuẩn bị
kiến thức cần thiết lại quá ngắn.
Cung không đủ cầu và giá cả tăng, đó là quy luật chung của kinh tế thị
trường, đối với thị trường nhà trọ cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Khi nhu
cầu thuê nhà trọ tăng thì các chủ nhà trọ đồng loạt tăng mức giá, giá phòng trung
bình là từ 150.000đ đến 200.000 đồng một phòng, có phòng từ 250 đến 300.000
đồng. Nhưng hiện nay khi giá cả tăng lên thì giá nhà trọ cũng tăng theo với mức

giá trung bình từ 200 đến 300.000 đồng một phòng và có phòng từ 400 đến
500.000 đồng. Giá nhà tăng thí sinh phải rủ nhau rất đông ở chung một phòng,
dẫu có chật chội nóng bức cũng khó tập trung để ôn luyện, nhưng các em vẫn
phải ở để giảm tiền thuê nhà. Có nhiều nhà trọ lợi dụng lúc cao điểm như mùa
thi để kiếm lời, họ đếm đầu người để thu tiền theo tháng và bắt ở 6 người một
phòng rộng chưa đầy 15 mét vuông với giá 50.000 đồng một người.
Nhiều kí túc xá của các trường đại học cho thí sinh thuê phòng, nhưng
hiện nay số người thuê vẫn thấp mặc dù giá rẻ, cơ sở vật chất tạm ổn, thủ tục
đơn giản (phiếu báo dự thi và chứng minh thư). Có hiện tượng này là do:
- Các trường cho thuê ở kí túc xá chỉ cho những thí sinh đăng ký dự thi
vào trường mình mới được thuê trọ.
- Đa số các thí sinh đều thích thuê nhà trọ với hai ba người một phòng,
bởi nó sẽ thoải mái và dễ tập trung ôn luyện hơn ở trong một phòng tới chục
người.
Nơi ở thì như vậy, nhưng vấn đề ăn uống của các thí sinh cũng không khả
quan hơn. Trong thời gian ôn cấp tốc một tháng đa số các thi sinh đi ăn cơm bụi
do phải tập trung thời gian vào ôn luyện: học cả buổi trên lớp và còn phải tự học
ở nhà. Trước kia trung bình một suất cơm bình dân giá từ hai nghìn đến bốn
nghìn. Hiện nay là từ ba đến năm nghìn. Tuy nhiên với việc ăn cơm bụi cả tháng
4
sẽ không đảm bảo sức khoẻ cho việc ôn luyện vất vả, trong khi đó vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm ở các quán cơm bình dân không đảm bảo chất lượng đã
dẫn đến một số trường hợp thí sinh bị ngộ độc thực phẩm trước khi thi. Như vậy
12 năm ăn học sẽ bị uổng phí do một vấn đề không đáng có.
Mỗi ca học ở lớp cấp tốc: Trước kia phải nộp 5.000 đồng một buổi, như
hiện nay là 7  8.000 đồng, có trung tâm đến 9000đồng. Ngoài ra còn tiền
phòng, tiền ăn, tiền điện nước… thường thì chi phí cho một đợt ôn cấp tốc từ
700 nghìn đến 1 triệu bốn trăm ngàn đồng. So với gia đình khá giả thì chả đáng
nhà bao, nhưng so với nhà nông thì số tiền đó quả là không nhỏ. Trong khi học ở
nhà chỉ mất 2.000 đồng. Ở nhà chỗ nào chưa hiểu học sinh có thể trao đổi với

giáo viên, đồng thời với một lớp học ôn chỉ vài chục người nên học sinh có thể
tập trung nghe giảng và hiểu được bài, còn ở các lò luyện thi mỗi lớp có từ 100
đến 200 học sinh và chỉ với 2 tiếng vàng ngọc, thì học sinh chỉ có nhiệm vụ và
ghi chép lời thầy đọc. Ai đến trước được ngồi những hàng ghế phía trên còn
nghe rõ, những người đến sau phải ngồi cuối vừa chật chội nóng bức lại không
nghe được lời thầy giảng. Nhiều thí sinh vì bàn chật (một bàn giành cho 4 người
nhưng nhét đến 6 người) phải kê cả vở lên đùi để viết, có nhiều thí sinh đến
muộn phải kê ghế ngồi ngoài cửa nên chỉ nghe câu được câu không. Trong khi
đó không khí trong phòng nóng bức cộng với hơi người nên dù quạt máy có
chạy hết tốc lực cũng không làm dịu bới đi cái oi bức của căn phòng.
Tại nhiều lò luyện thi, thầy giáo chỉ biết đến giảng dạy theo giờ vì họ chỉ
đến dạy theo hợp đồng, còn chuyện các thí sinh có tiếp thu được hay không họ
không cần biết tới. Trong suốt qúa trình giảng dạy một tháng giáo viên chỉ phải
sử dụng duy nhất một phương pháp giảng dạy cổ điển đó là thuyết trình, trong
suốt một buổi học giáo viên chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là ngồi đọc cho học
sinh chép. Việc này đối với các môn xã hội thì các em có thể về nhà đọc lại bài
để nhớ được lâu hơn, nhưng đối với các môn tự nhiên thì việc giáo viên chép lời
giải lên bảng cho học sinh chép thì không thể đảm bảo là học sinh có thể hiểu
được bài bởi nếu những bài khó các em không hiểu thì dù có về nhà đọc lại mà
không có người giảng giải cho thì các em cũng khó mà hiểu được. Tuy vậy với
5

×