BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
HOÀNG ANH VIỆT
ẢNH
HƯỞNG
CỦA
BỔ
SUNG
MỘT
SỐ
CHẾ
PHẨM
SINH
HỌC
VÀO
KHẨU
PHẦN
ðẾN
LƯỢNG
PHÁT
THẢI
NITƠ,
PHỐT
PHO
VÀ
MỘT
SỐ
KHÍ
THẢI
TRONG
CHĂN
NUÔI
LỢN
THỊT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Chăn nuôi
Mã số : 60.62.01.05
Người hướng dẫn khoa học : TS. TRẦN HIỆP
: TS. VŨ THỊ KHÁNH VÂN
HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Tác giả
Hoàng Anh Việt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hơn hai năm học tập và hoàn thành luận văn, ngoài nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá
nhân và tập thể. Cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện Sau Đại học,
Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản, Bộ môn Chăn nuôi
chuyên khoa đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập, tiếp thu kiến thức
của chương trình học.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn khoa
học, TS. Trần Hiệp đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Khánh Vân, Bộ môn Môi
trường; Cô Trần Bích Ngọc, Bộ môn dinh dưỡng động vật; các cán bộ Trung
tâm Bảo tồn giống vật nuôi; Lãnh đạo Viện Chăn nuôi Quốc gia Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh hóa đã
tạo điều kiện về thời gian và vật chất để tôi hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, nhưng không phải là ít quan trọng nhất, Tôi xin được cảm
gia đình, người thân cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó
khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Tác giả
Hoàng Anh Việt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Các danh mục viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục ảnh vii
Danh mục biểu đồ viii
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Đặc điểm sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn 4
2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát dục 4
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và những nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng sinh trưởng và phát dục 5
2.2 Đặc điểm tiêu hóa của lợn 7
2.2.1 Khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng 7
2.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá 12
2.2.3 Đặc điểm của một số loại thức ăn bổ sung 13
2.3 Chất thải chăn nuôi và ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi 21
2.3.2 Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi lợn 25
2.3.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến năng suất chăn nuôi 30
2.3.3 Một số giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi 32
2.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 34
2.4.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 34
2.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 39
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iv
3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 43
3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 43
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 43
3.3 Nội dung nghiên cứu 43
3.3.1 Xác định khả năng sử dụng thức ăn và khả năng tăng khối lượng
của đàn lợn thí nghiệm 43
3.2.2 So sánh hiệu quả của việc bổ sung các chế phẩm sinh học khác
nhau đến lượng nitơ, photpho trong chất thải chăn nuôi 44
3.3.3 So sánh hiệu quả của việc bổ sung các chế phẩm sinh học khác nhau
đến lượng phát thải khí độc (NH
3
, H
2
S) từ chất thải chăn nuôi 44
3.4 Phương pháp nghiên cứu 44
3.4.1 Khẩu phần thí nghiệm và chế độ nuôi dưỡng 44
3.4.2 Bố trí thí nghiệm 46
3.4.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu 48
3.4.4 Phương pháp phân tích số liệu 51
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 52
4.1 Ảnh hưởng của các chất bổ sung trong khẩu phần đến khả năng
sinh trưởng 52
4.2 Ảnh hưởng của các chất bổ sung trong khẩu phần đến khả năng
sử dụng thức ăn 55
4.3 Ảnh hưởng của các chất bổ sung trong khẩu phần đến phát thải N, P 57
4.4 Ảnh hưởng của các chất bổ sung trong khẩu phần đến sự phát
thải một số khí độc (NH
3
, H
2
S) 63
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69
5.1 Kết luận 69
5.2 Đề nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
v
CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT
Vi sinh vật : VSV
Vi khuẩn : VK
Ký sinh trùng : KST
Vật chất khô : VCK
Thức ăn : TA
Khối lượng : KL
Cộng sự : Cs
Landrace x Yorkshire : LY
Duroc : Du
Tổng số : TS
Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ : NRC
Xơ không tan trong chất tẩy trung tính : NDF
Đường đa phi tinh bột : T-NSP
Enzyme : EZ
Axít hữu cơ : AH
Đối chứng : ĐC
Kilogam : Kg
Tiêu chuẩn Việt Nam : TCVN
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày
đêm 23
2.2 Các bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn nuôi 31
3.1 Thành phần và tỉ lệ phối trộn các nguyên liệu thức ăn 45
3.2 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm 46
3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 47
4.1 Ảnh hưởng của các chất bổ sung đến khả năng sinh trưởng của
đàn lợn thí nghiệm 52
4.2 Ảnh hưởng của các chất bổ sung trong khẩu phần đến khả năng
sử dụng thức ăn 55
4.3 Ảnh hưởng của các chất bổ sung trong khẩu phần đến phát thải
N, P (giai đoạn 20 – 40 kg) 58
4.4 Ảnh hưởng của các chất bổ sung trong khẩu phần đến lượng
phát thải N, P (giai đoạn 40 - 70 kg) 60
4.5 Ảnh hưởng của các chất bổ sung trong khẩu phần đến phát thải
N, P (giai đoạn 70 – 90 kg) 62
4.6 Ảnh hưởng của các chất bổ sung trong khẩu phần đến phát thải
NH
3
, H
2
S (giai đoạn 20 -40 kg) 63
4.7 Ảnh hưởng của các chất bổ sung trong khẩu phần đến phát thải
NH
3
, H
2
S (giai đoạn 40-70 kg) 65
4.8 Ảnh hưởng của các chất bổ sung trong khẩu phần đến phát thải
NH
3
, H
2
S (giai đoạn 70 - 90 kg) 66
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vii
DANH MỤC ẢNH
STT Tên ảnh Trang
3.1 Ảnh chuồng trại nuôi thí nghiệm 48
3.2 Thu gom chất thải thí nghiệm 49
3.3 Ảnh làm thí nghiệm thu khí NH
3
và H
2
S 51
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
viii
DANH MỤC BIỂU ðỒ
STT Tên biểu ñồ Trang
4.1 Khả năng sinh trưởng của đàn lợn thí nghiệm 54
4.2 Khả năng sử dụng thức ăn (FCR) của đàn lợn thí nghiệm 56
4.3 Lượng N. P thải ra hàng ngày (giai đoạn 20 – 40 kg) 59
4.4 Lượng N. P thải ra hàng ngày (giai đoạn 40 - 70 kg) 61
4.5 Lượng N. P thải ra hàng ngày (giai đoạn 70 – 90 kg) 62
4.6 Mức độ phát thải khí H
2
S và NH
3
ở giai đoạn 20 – 40 kg 64
4.7 Mức độ phát thải khí H
2
S và NH
3
ở giai đoạn 40 – 70 kg 65
4.8 Mức độ phát thải khí H
2
S và NH
3
ở giai đoạn 70 – 90 kg 67
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
1
1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi đã và đang rất được
quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước chăn nuôi phát
triển. Ở nước ta, ngành chăn nuôi phát triển phần nhiều mang tính nhỏ lẻ, tự
phát, chưa theo quy hoạch, chuồng trại chủ yếu được xây dựng trên đất vườn
nhà, đất mua hoặc thuê tại các địa phương. Khoảng 80% tổng số cơ sở chăn
nuôi còn xây dựng ngay trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy
cơ dịch bệnh cho đàn vật nuôi, con người và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
bền vững của ngành nông nghiệp.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (2009), hàng năm đàn vật nuôi thải ra
83 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn
chất thải khí, trong đó 30% - 60% chất thải rắn, 80% chất thải lỏng được xả
thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Việc xử lý chất thải chăn
nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn, ngày càng được các cơ quan quản lý nhà nước,
cộng đồng và chính những người chăn nuôi quan tâm.
Các chất có thể gây ô nhiễm môi trường từ chất thải (phân + nước tiểu)
chăn nuôi lợn bao gồm nitơ (N), photpho (P) và các loại khí thải như: amonia
(NH
3
), hyđro sulfua (H
2
S). Hyđro sulfua là hợp chất gây mùi quan trọng nhất
từ chất thải chăn nuôi lợn (Le và cs, 2007). Ngoài ra, chăn nuôi lợn cũng gây
phát thải một lượng đáng kể khí gây hiệu ứng nhà kính: methane (CH
4
),
cacbonic (CO
2
) và nitrous oxit (N
2
O). Để hạn chế ô nhiễm môi trường do
chăn nuôi lợn đưa lại, một số giải pháp đã và đang được sử dụng như màng
lọc sinh học để loại bỏ các chất gây ô nhiễm, hoặc sử dụng các chất phụ gia
sinh học và hóa học để trung hòa hay chuyển hóa sang các chất khác có mức
độ ô nhiễm thấp hơn (Noren, 1985; Schirz, 1985; Phillips và cs, 1990). Tuy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
2
nhiên, các giải pháp áp dụng tại giai đoạn cuối cùng của quá trình tiêu hoá
này thường tốn kém và không bền vững (Sutton và cs, 1999; Le và cs, 2005).
Các chất gây ô nhiễm môi trường là sản phẩm trung gian hoặc cuối
cùng của quá trình lên men các chất có nguồn gốc từ thức ăn trong ruột già
hoặc hố chất thải. Protein và carbohydrate lên men là hai cơ chất cơ bản nhất
cho quá trình tạo các hợp chất gây ô nhiễm môi trường và khí nhà kính
(Sutton và cs, 1999; Le cs, 2005). Do vậy, có thể giảm thiểu sản sinh các hợp
chất gây ô nhiễm môi trường bằng giải pháp dinh dưỡng, đó là thay đổi khẩu
phần ăn của gia súc.
Để chứng minh các luận điểm trên, đồng thời hướng tới một ngành
chăn nuôi lợn đảm bảo đồng thời các yếu tố năng suất, hiệu quả và than thiện
với môi trường, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Ảnh hưởng của bổ sung một số chế phẩm sinh học vào khẩu phần ñến
lượng phát thải Nitơ, Photpho và một số khí thải trong chăn nuôi lợn thịt”.
1.2. Mục tiêu của ñề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài nhằm nâng cao hiệu quả môi trường trong
chăn nuôi lợn thịt, hướng tới một nền chăn nuôi hiệu quả và bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Giảm lượng nitơ, photpho thải ra bằng việc bổ sung các chế phẩm sinh
học khác nhau trong khẩu phần ăn của lợn sinh trưởng.
- Giảm phát thải một số khí độc (
NH
3
, H
2
S
) từ hỗn hợp chất thải (phân và
nước tiểu) bằng việc bổ sung các chế phẩm sinh học khác nhau trong khẩu
phần ăn của lợn sinh trưởng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
3
1.3. Ý nghĩa khoa học của ñề tài
Đề tài cung cấp các thông tin khoa học trong việc cân đối khẩu phần ăn
cho lợn thịt nhằm giảm thiểu sự phát thải nitơ, photpho và một số khí độc. Đề
tài cũng góp phần đưa ra hướng nghiên cứu mới về dinh dưỡng trong chăn
nuôi lợn nhằm giảm thiểu các nhân tố gây ô nhiễm môi trường.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ðặc ñiểm sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn
2.1.1. ðặc ñiểm sinh trưởng và phát dục
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ trong quá trình đồng hoá
và dị hoá là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề nang, khối lượng của từng
bộ phận và toàn cơ thể.
Phát dục là quá trình thay đổi về chất lượng, tăng thêm, hoàn chỉnh
thêm các tính chất chức năng của cơ quan bộ phận cơ thể.
Cai sữa sớm cho lợn con là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Thông thường đối với các giống lợn ngoại, người ta thực hiện cai sữa vào lúc
21-28 ngày tuổi, thay vì tập quán cai sữa 40 - 50 ngày tuổi. Để lợn con cai sữa
cần phải có khẩu phần ăn đặc biệt và dựa vào thể trạng lợn con. Cai sữa muộn
làm ảnh hưởng tới khoảng cách giữa 2 lứa đẻ và ảnh hưởng trực tiếp tới thành
tích sinh sản của lợn nái.
Muốn có hiệu quả chăn nuôi lợn nái cao thì tốt nhất cai sữa cho lợn cho
khi đạt khối lượng 6,6 - 7,0 kg, khi đó khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn con
khá hoàn thiện, khẩu phần tập ăn của lợn con gần như thành phần của sữa mẹ,
để đảm bảo tốc độ sinh trưởng của lợn con sau cai sữa.
Đặc điểm phát dục của lợn thịt được chia làm 3 giai đoạn :
* Giai ñoạn 1 : Từ lúc bắt ñầu ñưa vào nuôi thịt ñến 30kg
Giai đoạn này lợn con chuyển từ thức ăn tập ăn sang thức ăn thông
thường. Lợn con sinh trưởng phát dục nhanh, đặc biệt là hệ cơ và xương, cơ
quan tiêu hoá đã hoàn chỉnh, khả năng tiêu hoá thức ăn tốt nhưng trong tuần
đầu còn bị ảnh hưởng của việc thay đổi thức ăn nên khả năng tiêu hoá hấp thu
thức ăn có thể còn kém. Giai đoạn này thức ăn đòi hỏi về chất lượng. Hàm
lượng protein trong khẩu phần là 16,8% - 17,5%. Đối với lợn ngoại nuôi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
5
hướng nạc có thể tăng mức protein trong khẩu phần lên từ 5%-10%, canxi
0,8%, photpho 0,6%, vật chất kho trong khẩu phần. Ngoài ra cần phải cân đối
thành phần các chất khoáng như Fe, Cu và vitamin các loại.
* Giai ñoạn 2 (giai ñoạn lợn choai): từ 31 – 60 kg
Giai đoạn này cơ thể phát triển mạnh, hệ cơ phát triển mạnh nhất. Cuối
giai đoạn này thì bắt đầu tích luỹ mỡ, nhất là đối với lợn lai ngoại x nội. Cơ
quan tiêu hoá đã phát triển hoàn chỉnh, có khả năng sử dụng nhiều loại thức
ăn khác nhau. Tuy nhiên để tránh lợn béo sớm, cần tránh sử dụng các loại
thức ăn giàu năng lượng với tỷ lệ % trong khẩu phần thấp. Lượng thức ăn từ
1,2-2,1kg thức ăn hỗn hợp/con/ngày. Protein thô trong khẩu phần chiếm 13-
15%, canxi cần 0,6-0,7%, photpho cần 0,4-0,5% vật chất khô.
* Giai ñoạn 3 (giai ñoạn vỗ béo) từ 61-100kg
Tốc độ phát triển xương và cơ kém trong khi đó khả năng tích luỹ mỡ
tăng dần nhất là tháng cuối cùng. Tính thèm ăn giảm dần nên cần tác động
cho lợn ăn nhiều hơn.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng lớn do lợn tích mỡ mạnh và nhất là giai
đoạn cuối cùng. Lượng thức ăn cần 2,1-3,5kg thức ăn/con/ngày, như cầu
protein thấp từ 13-14,5%, canxi chiếm 0,5-0,6%, photpho 0,4-0,5%.
2.1.2. Các chỉ tiêu ñánh giá sinh trưởng và những nhân tố ảnh hưởng ñến
khả năng sinh trưởng và phát dục
- Các chỉ tiêu ñánh giá sinh trưởng
Mục đích của chăn nuôi lợn thịt cuối cùng là có sản phẩm thịt nên
người ta thường chú ý đế một số chỉ tiêu chứng tỏ giá trị kinh tế của lơn thịt
như sau:
+ Khối lượng lúc bắt đầu nuôi thịt (kg): Là chỉ tiêu quan trọng có ảnh
hưởng lớn tới khả năng tăng kối lượng cũng như tiêu tốn thức ăn trong quá
trình nuôi thịt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
6
+ Thời gian nuôi thịt (ngày): Cho biết năng suất nuôi thịt, thời gian
quay vòng của một lứa.
+ Khối lượng kết thúc nuôi thịt (kg/con): Là khối lượng khi xuất bán để
giết thịt. Chỉ tiêu này cho thấy trình độ chăn nuôi của cơ sở, hiệu quả kinh tế
của chăn nuôi lợn.
+ Tăng trọng trung bình trong nuôi thịt (g/ngày): Phản ánh rõ nhất về
trình độ chăn nuôi, chế độ chăm sóc, quản lý.
+ Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg thức ăn/kg tăng khối lượng):
Cho thấy hiệu quả kinh tế giữa đầu tư và lợi nhuận trong chăn nuôi.
- Những nhân tố ảnh hưởng
+ Khối lượng bắt đầu nuôi thịt : Khối lượng bắt đầu nuôi thịt có ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng tăng trọng sau này. Nếu đàn lợn nào có khối
lượng khi bắt đầu đưa vào nuôi thịt cao thì trong quá trình nuôi lợn sẽ tăng
trọng nhanh hơn những đàn có khối lượng nhỏ hơn. Khối lượng khi đưa vào
nuôi thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi đưa vào nuôi thịt, trình độ
chăm sóc lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa, kỹ thuật chế biến thức ăn cho
lợn con tập ăn cũng như thức ăn cho lợn con cai sữa
+ Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn thịt : Đối với chăn nuôi lợn thịt,
khâu chăm sóc quản lý không đòi hỏi cao như đối với lợn nái và lợn con. Tuy
nhiên để đàn lợn nuôi tăng trọng cao trong một thời gian ngắn thì nhất định
phải chú ý đến một số điểm sau:
Cung cấp đầy đủ thức ăn, cả về số lượng và chất lượng theo nhu cầu
của đàn lợn nuôi.
Cung cấp nước sạch cho lợn theo nhu cầu. Do lợn nuôi theo hướng
công nghiệp nên đòi hỏi lượng nước là rất lớn. Nếu chất lượng nguồn nước
cung cấp không đảm bảo sẽ mang theo các tác nhân gây bệnh, hoặc làm giảm
khả năng sinh trưởng của lợn nuôi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
7
Trong quá trình nuôi dưỡng phải đảm bảo vệ sinh chuồng trại thường
xuyên. Tạo cho vật nuôi một không gian sống thoáng mát.
Có lịch phun sát trùng chuồng trại một cách định kỳ nhằm hạn chế sự
tồn tại của mầm bệnh trong khu vực chăn nuôi.
Theo dõi sát sự sinh trưởng, phát triển của đàn lợn nuôi. Nếu phát hiện
cá thể nào bị bệnh cần kịp thời cách ly, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
+ Khối lượng kết thúc nuôi thịt: phụ thuộc vào đặc điểm của giống,
khả năng tăng trọng của lợn nuôi. Tuỳ theo đặc điểm của từng giống lợn mà
định ra khối lượng kết thúc nuôi khác nhau. Lợn ngoại và lợn có máu ngoại
có khối lượng kết thúc nuôi cao hơn so với lợn nội.
2.2. ðặc ñiểm tiêu hóa của lợn
Lợn là gia súc dợ dày ợợn. Cợu tợo bợ máy
tiêu hoá cợa lợn bao gợm miợng, thợc quợn, dợ dày,
ruợt non, ruợt già và cuợi cùng là hợu mợn. Khợ
nợng tiêu hóa cợa lợn vợi các loợi thợc ợn cao
thợợng có tợ lợ tợ 80-85% tùy tợng loợi thợc ợn.
2.2.1. Khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng
a) Chức năng các bộ phận ñường tiêu hóa
♦
Miệng
Thức ăn ở miệng được cắt nhỏ bởi động tác nhai và thức ăn được trộn
với nước bọt làm trơn để nuốt trôi xuống dạ dày. Thành phần hóa học của
nước bọt chủ yếu là nước, chất nhầy muxin và α – amylaza. Lượng chất khô
trong nước bọt là 3,34 - 4,92%, với tỷ trọng biến đổi từ 0,999 - 1,0086
(Kvasnitskii).
Lượng nước bọt tăng theo độ tuổi của lợn. Tuy nhiên, lượng nước bọt
tiết ra còn bị ảnh hưởng tính chất thức ăn và chất kích thích: axít axetic, HCl,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
8
mùi vị thức ăn. Lượng thức ăn tiết ra nhiều ngay từ đầu khi bắt đầu ăn. Lượng
nước bọt tiết ra trung bình mỗi tuyến là 1,5 lít mỗi bữa ăn, tổng lượng nước
bọt tiết ra trong ngày đạt 15-18 lít.
♦
Dạ dày
Lợn thuộc loại dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép. Dạ
dày của lợn trưởng thành có dung tích khoảng 8 lít, chức năng như là nơi dự
trữ và tiêu hóa thức ăn. Thành dạ dày tiết ra dịch tiêu hóa mà thành phần chủ
yếu của dịch này là nước, với HCl và các emzym tiêu hóa: pepsin, cathepsin
và chitinaza.
Theo Kvasnitskii, sự tiết dịch của dạ dày là liên tục trong 24 giờ và tiết
vào ban ngày nhiều hơn ban đêm. Lượng tiết biến động từ 135-272 cm
3
và tiết
nhiều nhất vào thời gian sau khi ăn 2 đến 3 giờ, nó thay đổi phụ thuộc vào
khẩu phần thức ăn và thời gian ăn.
♦
Ruột
Ruột là nơi diễn ra toàn bộ quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất
dinh dưỡng.
+ Ruột non: có độ dài khoảng 18-20 mét. Thức ăn ngay sau khi được tiêu hóa
ở dạ dày chuyển xuống ruột non được trộn với dịch tiết ra từ tá tràng, gan và
tụy – thức ăn chủ yếu được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non với sự có mặt của
dịch mật và dịch tuyến tụy. Mật được tiết ra từ gan chứa ở các túi mật và đổ
vào tá tràng bằng ống dẫn mật giúp cho việc tiêu hóa mỡ.Tuyến tụy tiết dịch
tụy có chứa men trypsin giúp cho việc tiêu hóa protein, men lipase giúp cho
tiêu hóa mỡ và men diastase giúp tiêu hóa carbonhydrate. Ngoài ra ở phần
dưới của ruột non còn tiết ra các men maltase, sacchrose và lactase để tiêu
hóa carbohydrate. Ruột non là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng đã tiêu hóa
được, nhờ hệ thống lông nhung trên bề mặt ruột non mà bề mặt tiếp xúc và
hấp thu chất dinh dưỡng tăng lên đáng kể.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
9
+ Ruột già: Ruột già chỉ tiết chất nhầy không chứa men tiêu hóa. Chỉ ở
manh tràng có sự hoạt động của vi sinh vật giúp tiêu hóa carbohydrate, tạo ra
các acid béo bay hơi, đồng thời vi sinh vật cũng tạo ra các vitamin K, B…
• Các enzyme trong tuyến dịch tụy lợn bao gồm
- Enzym tiêu hóa cacbohydrate: α –amylaza và α – amylaza2
- Enzym tiêu hóa Protein: chitinaza, tripsin, chimotripsinA,
chimotripsinB, chimotripsinC, Elactaza, CacboxypeptydazaA,
CacboxypeptydazaB.
- Enzym tiêu hóa mỡ: Triacilglycerol lipaza, photpholypaza,
colesterolesteraza.
- Enzym tiêu hóa acid nucleic: Nucleaza
Lượng dịch tụy tiết ra thay đổi theo lứa tuổi của lợn (50ml/ ngày với
lợn ở 6 tuần tuổi, trên 8 lít ngày ở lợn 7-8 tháng tuổi). Thành phần dịch tụy
tiết ra cũng thay đổi theo khẩu phần ăn. Theo Aunaitre (1971), Corring và
Saucier (1972) thì lượng Enzym tiêu hóa protein trong dịch tụy sẽ cao nếu lợn
được ăn khẩu phần giàu protein và ngược lại α-amylaza sẽ nhiều nếu lợn ăn
khẩu phần nhiều tinh bột.
♦
Dịch mật:
Dịch mật do gan tiết ra. Thành phần dịch mật bao gồm các anion Na
+
, Cl
-
,
K
+
, bicacbonat và các chất hữu cơ khác chủ yếu là muối mật: photpholipit,
Colesterol… Đặc điểm chính của muối mật là có tính bề mặt cao. Trong dịch
mật chứa chất lecitin, chất này vào ruột được photpholipaza của tuyến tụy
biến thành lycolecithin góp phần vào cắt chuỗi phân tử của chất béo.
Dịch tụy đóng góp chủ yếu vào quá trình nhũ hóa chất béo tạo điều kiện
thuận lợi cho men lipaza tuyến tụy phân hủy chất béo.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
10
♦
Dịch ruột :
Do tuyến Bruner ở màng nhày tá tràng tiết ra. Dịch ruột có độ kiềm rất
cao, pH: 8,4-8,9. Dịch nhày này cùng với dịch tụy và dịch mật trung hòa độ
acid ở những chất từ dạ dày xuống.
Lượng dịch ruột tiết ra khoảng 15,8 -17,3 ml/giờ (Florey và Lium, 1940).
Thành phần dịch ruột có các enzym: α-amynaza, Enterokinaza( Enterokinaza
có tác dụng hoạt hóa men tripsin của dịch tụy, vì tripsin được tiết ra ở dạng
không hoạt động tripsinogen).
b) Quá trình tiêu hóa hấp thu
♦ Tiêu hóa Gluxit
Trong khẩu phần thức ăn của lợn hàm lượng Gluxit rất cao, chiếm tới
gần 100% khẩu phần có nguồn gốc từ thực vật. Gluxit có vai trò chủ yếu là
cung cấp năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời tham gia một phần nhỏ
vào cấu trúc cơ thể. Gluxit trong thức ăn của lợn có ba dạng tùy theo cấu trúc
của nó, đó là đường, tinh bột, xơ. Trong đó tinh bột là nguồn cung cấp năng
lượng quan trọng nhất.
Quá trình thủy phân Gluxit trong đường tiêu hóa được thực hiện nhờ các
men của đường tiêu hóa, sản phẩm cuối cùng này là tạo ra các đường đơn glucose
mà cơ thể có thể hấp thụ được. Các men tham gia vào quá trình này bao gồm:
-Men α-amylaza: men này được tiết ra từ hai nguồn chính là tuyến
nước bọt và tuyến tụy.
Maltoza
Tinh bột α-amylaza Maltotrioza
Dextrin
- Men Lactaza : Men này do tuyến Bruner ở màng nhày ruột non tiết ra.
Lactaza phân hủy đường lactoza là loại đường có trong sữa, nồng độ men này
cao ở gia súc non, sau đó giảm dần theo tuổi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
11
Lactose lactaza Galactoza + Glucose
- Men tehalaza: Men này cũng được tiết ra ở ruột non (Dahrist, 1960).
Nó hoạt động trong môi trường pH = 6. Men tehalaza phân hủy đường
tehaloza có ở côn trùng và một số thực vật. Nó không có ở ruột non lợn sơ
sinh, song nó được tăng dần theo tuổi của lợn đến khoảng 200 ngày tuổi.
(Kidder và Manners , 1976).
Sản phẩm cuối của quá trình tiêu hóa tinh bột là glucoza. Trước tiên,
tinh bột được men α-amylaza ở nước bọt và tuyến tụy phân giải thành dạng
malioza, mantotrioza, và dextrin. Maltoza sẽ được phân giải nhanh chóng nhờ
men maltaza tạo 2 glucose.
Saccaraza thủy phân đường saccarose thành glucose và fructose.
♦ Tiêu hóa protein
Quá trình tiêu hóa protein ở lợn cũng giống như các loài dạ dày đơn
khác. Quá trình này được được thực hiện nhờ các men của đường tiêu hóa.
Khi thức ăn đưa xuống dạ dày quá trình tiêu hóa protein được bắt đầu, dưới
tác dụng của men pepsin phân cắt đại phân tử protein thành chuỗi peptit có số
lượng phân tử nhỏ hơn. Men pepsin khi tiết ra ở dạng không hoạt động
(pepsinogen), dưới tác dụng của acid HCl men này mới hoạt động. Ở lợn con
mới sinh dạ dày chưa tiết acid HCl do đó men pepsin không hoạt động lên
không có tác dụng tiêu hóa protein, quá trình tiêu hóa protein nhờ các men
catepsin và rennin. Tuy nhiên sự khác nhau về tỷ lệ tiêu hóa các loại protein ở
đường tiêu hóa lợn con là do sự khác biệt về khả năng đông đặc của các loại
protein trong đường tiêu hóa của chúng.
Khi protein và các chuỗi peptit được chuyển xuống ruột non, ở đây quá
trình phân giả được lại tiếp tục và triệt để. Sản phẩm cuối cùng của các quá
trình tiêu hóa là các acid amin tự do được hấp thu qua vách ruột. Sự thủy phân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
12
protein ở ruột non được thực hiện nhờ các men của tuyến tụy: tripsin,
chimotripsin, elastaza, dipepsindaza.
E.M.Fedi (1967) cho biết, ở lợn lớn thức ăn nấu chín làm giảm tỷ lệ
tiêu hóa protein cũng như các chất dinh dưỡng khác.
♦ Tiêu hóa mỡ
Các chất béo trong khẩu phần chứa thành phần chính là triglixerid,
ngoài ra còn có các dạng khác: phopholypid, sterol, esteserol.
Ở lợn con bú sữa, mỡ sữa được tiêu hóa dễ dàng do mỡ sữa lợn mẹ có
những giọt nhỏ với đường kính 0,1-10 µm. Ở lợn lớn, chất béo có trong khẩu
phần có nhiều nguồn gốc khác nhau: động vật và thực vật. Quá trình tiêu hóa
nhờ các men ở dịch tụy dịch mật. Dịch mật có tác dụng là giảm sức căng bề
mặt của dung dịch, làm nhũ hóa mỡ, phân cắt các hạt mỡ có đường kính lớn
ra làm những hạt có đường kính nhỏ hơn giúp cho việc tiếp xúc của men tiêu
hóa được dễ dàng hơn.
Triglycerid lipaza Glycerid + acid béo
Lecitin (photpholipit) photpholypaza lysolecitin + acid béo
Colesterol este Colesterolesteraza Colesterol + acid béo
Hoạt tính của các enzym tiêu hóa mỡ trong đường tiêu hóa của lợn con
rất cao, lúc sơ sinh và nó tăng dần không đáng kể theo tuổi (Aumatre, 1996;
Zintren, 1971).
2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng tiêu
hoá
- Loại thức ăn: Các loại thức ăn khác nhau ảnh hưởng không giống
nhau đến tiêu hóa của lợn. Thức ăn nhiều nước giảm tiết nước bọt và dịch vị.
Cám gạo kích thích tiết dịch vị nhiều hơn khoailang và rau muống. Tỉ lệ thức
ăn/ nước là 1/3 thì lợn không tiết nước bọt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
13
- Tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần: Khẩu phần không cân
bằng sẽ làm giảm đồng hóa thức ăn. Nếu khẩu phần có lượng protein thấp,
làm tăng hoạt động của cơ quan tiêu hóa, thải nhiều nitơ theo dịch tiêu hóa để
tạo nhũ chấp, lợn bị thiếu protein. Khi protein thấp, giảm tiết dịch tụy và dịch
dạ dày rõ rệt.
- Kỹ thuật chế biến thức ăn: Thức ăn được chế biến khác nhau thì khả
năng tiết dịch tiêu hóa khác nhau. Thức ăn chín kích thích tiết dịch nhiều hơn
không rang chín. Thức ăn sống thì hoạt lực của các men cao hơn thức ăn chín.
- Phương pháp cho ăn uống: Cho ăn nhiều bữa và thức ăn khô làm tăng
tiết dịch tiêu hóa. Số lượng thức ăn/ bữa cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa, đặc
biệt là lợn con. Nhiệt độ thức ăn, nước uống cũng ảnh hưởng đến tiết dịch tiêu
hóa( nước lạnh tiết dịch ít hơn nước ấm).
- Các yếu tố khác:
+ Môi trường: nhiệt độ cao giảm tiêu hóa.
+ Vận động: Thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất.
+ Vỏ não có tác động lớn đến tiêu hóa: Cần tập các phản xạ có điều
kiện như ăn đúng giờ,tín hiệu báo chuẩn bị cho ăn
2.2.3. ðặc ñiểm của một số loại thức ăn bổ sung
a, ðịnh nghĩa
"Thức ăn chăn nuôi bổ sung là những chất được thêm vào thức ăn hay
nước uống để thực hiện những chức năng kỹ thuật, chức năng cảm giác, chức
năng dinh dưỡng, chức năng chăn nuôi và chức năng phòng chống protozoa"
(Quy định EC số 1831/2003).
b, Phân loại
Theo định nghĩa trên thì thức ăn bổ sung bao gồm 5 nhóm sau:
- Thức ăn chăn nuôi bổ sung mang tính kỹ thuật (technological
additives) là những chất thêm vào thức ăn vì mục đích kỹ thuật, bao gồm:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
14
+ Chất bảo quản- Chất kết dính
+ Chất nhũ hoá mỡ- Chất điều hoà độ axit
+ Chất làm biến tính tự nhiên (denaturant) - Chất chống oxy hoá
+ Chất làm bền (stabiliser)- Chất keo (gelling agents)
+ Chất chống vèn- Phụ gia đưa vào thức ăn ủ lên men vi sinh vật
+ Chất khống chế nhiễm phóng xạ hạt nhân (substances for control of
radionucleid contamination).
- Những thức ăn chăn nuôi bổ sung cải thiện tính chất cảm quan
(sensory additives) là những chất thêm vào thức ăn để cải thiện hay làm biến
đổi tính chất cảm quan của thức ăn, bao gồm:
+ Chất nhuộm mầu (tăng mầu hay phục hồi mầu thức ăn, mầu của sản
phẩm động vật hay những chất làm tươi mầu của cá hay chim cảnh).
+ Hương liệu làm tăng mùi vị và độ ngon của thức ăn.
- Thức ăn chăn nuôi bổ sung dinh dưỡng (nutritional additives), bao gồm:
+ Vitamin hay provitamin.
+ Hợp chất chứa nguyên tố vi khoáng.
+ Axit amin hay muối của axit amin và những đồng phân của axit amin.
+ Urê và những dẫn chất của urê (Đối với động vật nhai lại).
- Thức ăn chăn nuôi bổ sung chăn nuôi (zootechnical additives) là
những chất có ảnh hưởng tốt đến thành tích sản xuất cũng như sức khoẻ động
vật và những chất có ảnh hưởng tốt đến môi trường, bao gồm:
+ Các chất nâng cao khả năng tiêu hoá như axit hữu cơ, enzyme.
+ Các chất làm cân bằng vi sinh vật đường ruột như axit hữu cơ và
muối của chúng, probiotic, prebiotic, chất chiết thảo dược có tác dụng diệt
khuẩn, diệt nấm mốc.
+ Những chế phẩm có tính miễn dịch như sữa đầu, lòng đỏ trứng làm
giầu bằng kháng thể hoặc các chất kích thích miễn dịch như probiotic,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
15
nucleotid chế tạo đặc biệt.
+ Các chất khử mùi hôi trong phân (deodorant), khử độc mycotoxin
Trong nhóm này, hormone tuy nâng cao thành tích sản xuất của động vật
nhưng không được EC cho phép sử dụng.
- Coccidiostats và histomonostats, đó là nhóm thuốc phòng chống
protozoa dùng như thức ăn bổ sung như monensin, amprolium, decoquinate,
lasalocid
Kháng sinh inophore cũng được xếp vào nhóm này, tuy nhiên inophore
như monensin ngoài tác dụng phòng bệnh do protozoa còn có tác dụng điều
chỉnh sự cân bằng vi khuẩn dạ cỏ, tăng khả năng lợi dụng thức ăn và khả năng
tăng trưởng của động vật nhai lại.
c, Vai trò của thức ăn bổ sung
Thức ăn bổ sung được sử dung phổ biến trong chăn nuôi, có tác dụng
nâng cao năng suất thịt, sữa, nhất là trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp.
Khẩu phần thức ăn cho lợn con có hiệu quả có thể sử dụng những chất bổ
sung: carbohydrates, oligosaccharides, organic acids, metals, minerals,
enzymes, probiotics và cỏ.
- Giúp bảo quản thức ăn, bảo đảm chất lượng thức ăn, tham gia quá
trình chế biến thức ăn.
- Tăng tính cảm quan của thức ăn, sản phẩm chăn nuôi.
- Tăng mùi vị và độ ngon của thức ăn.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong khẩu phần
- Tăng cường sức khỏe, khả năng tiêu hóa.
- Thức ăn bổ sung có tác dụng tăng khả năng lợi dụng thức ăn, kích
thích sinh trưởng, tăng năng suất sinh sản và tác dụng phòng bệnh (Đặc biệt
trong điều kiện cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi).
- Khử mùi hôi của phân, khử chất độc mycotoxin.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
16
Tuy nhiên sử dụng thức ăn bổ sung cũng có nhiều mặt trái của nó. Sử
dụng kháng sinh quá mức trong khẩu phần, không theo chỉ dẫn thú y sẽ gây ra
các tác hại nhất định như vấn đề vi khuẩn kháng kháng sinh, gây khó khăn và
tốn kém trong việc bảo vệ sức khỏe con người và gia súc. Các kim loại nặng,
các hormone có thể gây ung thư cho con người.
* Enzyme
- Vấn đề cung cấp vật chất và năng lượng từ bên ngoài, sử dụng chúng
trong sinh thể và xây dựng nên các thành phần của sinh thể được các phản
ứng hóa sinh thực hiện. Chính các chất xúc tác sinh học tham gia điều khiển,
phối hợp những hệ thống phản ứng hóa học ấy. Quan trọng và đông đảo nhất
trong số này là các protein có chức năng xúc tác. Những Protein xúc tác làm
tăng nhanh tốc độ các phản ứng hóa sinh được gọi là enzyme.
Các enzyme do ợợng vợt tiợt ra tợ bợ máy tiêu
hóa (enzyme nợi sinh) khợng có khợ nợng phợn giợi
ợợợc các chợt thuợc nhóm NSP. Chợ có enzyme cợa vi
khuợn sợng trong ợng tiêu hóa hoợc các enzyme ngoợi
sinh mợi có khợ nợng phợn giợi ợợợc chúng.
Các enzyme ngoợi sinh là các enzyme sợn xuợt bợng
con ợuợng cợng nghợ sinh hợc dợợi dợng các chợ phợm
có hoợt lợc enzyme cao, chợu nhiợt, thích ợng vợi pH
rợng và bợn khi bợo quợn trong ợiợu kiợn sợn xuợt.
Ngày nay nhiợu chợ phợm enzyme thợc ợn ợợ ợợợc
sợ dợng rợng rợi trong ngành thợc ợn cợng nghiợp nhợ
Natuphos (cung cợp phytase), Allzyme SSF (cung cợp phytase,
amylase, protease, celluase, beta-glucanase, pectinase,