Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Bước đầu xây dựng quy trình nuôi cấy invitro cây nghệ vàng (curcuma ionga l) phục vụ chiết xuất curcumin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 77 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



LƯƠNG ðỨC BẰNG


“BƯỚC ðẦU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NUÔI
CẤY INVITRO CÂY NGHỆ VÀNG (Curcuma longa L)
PHỤC VỤ CHIẾT XUẤT CURCUMIN”



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Mã ngành : 60.42.80

Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN ðỨC BÁCH

HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2012
Học viên


Lương ðức Bằng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN


Luận văn này được hoàn thành tại phòng thí nghiệm bộ môn Công nghệ sinh
học ứng dụng – Khoa Công ngệ sinh học – Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS.
Nguyễn Đức Bách đã tin tưởng, giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian từ lúc tôi làm khóa luận đến khi tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn PGS.TS. Phan Hữu Tôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi,
trong quá trình tôi làm việc tại bộ môn Công nghệ sinh học ứng dụng.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, cán bộ, các bạn học viên trong
bộ môn Công nghệ sinh học ứng dụng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành
bản luận văn này.

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2012
Học viên


Lương ðức Bằng











Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng biểu vii
Danh mục các hình viii
Danh mục các biểu đồ ix
Tóm tắt x

1. MỞ ðẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài. 3
1.2.1 Mục đích. 3
1.2.2 Yêu cầu. 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Vài nét chung về chi Nghệ (Curcuma) [1,2,3,4] 4
2.1.1. Curcuma longa Linn ( C.domestica Val) 4
2.1.2. Curcuma zedoaria (Berg) Roscoe. 5
2.1.3. Curcuma aromatica Salisb. 5
2.1.4. Curcuma xanthorrhiza Roxb. 5
2.1.5. Curcuma alismatifolia Gagnep. 5
2.1.6. Curcuma angustifolia Roxb. 6
2.1.7. Curcuma aeruginosa Roxb. 6
2.1.8. Curcuma thorrelii Gagnep. 6
2.1.9. Curcuma pierreane Gagnep. 6
2.1.10. Curcuma cochinchinessis Gagnep. 6
2.1.11. Curcuma Gracillima Gagnep. 6
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

2.2. Khái quát về cây Nghệ vàng (Curcuma longa L) [1,2,3,4] 6
2.2.1. Đặc điểm thực vật. 6
2.2.2. Nguồn gốc phân bố, sinh thái. 7
2.3. Thành phần hóa học của cây Nghệ vàng. 8
2.4. Công dụng và hoạt tính sinh học chính từ cây Nghệ vàng 11
2.4.1. Tác dụng dược lý của cây Nghệ 11
2.4.2. Hoạt tính sinh học của Curcumin và tinh dầu Nghệ. 15
2.5. Cơ sở nuôi cấy mô tế bào thực vật. 22

2.5.1. Tính toàn năng của tế bào 22
2.5.2. Sự phân hóa và phản phân hóa 22
2.5.3. Nuôi cấy tế bào thực vật, các hợp chất tự nhiên và ứng dụng trong
công nghiệp. [49] 23
2.5.3.1. Nuôi cấy tế bào thực vật. 24
2.5.3.2 Sự tích lũy các hợp chất thứ cấp trong tế bào thực vật. 25
2.5.3.3. Ứng dụng nuôi cấy tế bào thực vật trong sản xuất các hoạt chất sinh học. 27
2.5.4. Những nghiên cứu về nuôi cấy mô cây nghệ 32
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 34
3.1. Vật liệu: 34
3.2. Nội dung nghiên cứu: 34
3.2.1. Nội dung 1: Thí nghiệm về khử trùng mẫu: 34
3.2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến sự phát sinh callus 35
3.2.4. Nội dung 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến sự phát sinh Callus. 36
3.2.5. Nội dung 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu mô nuôi cấy đến sự hình
thành Callus. 36
3.2.6. Thử nghiệm quy trình nuôi cấy mô cây Nghệ tạo callus. 36
3.2.7. Định lượng hàm lượng Curcumin trong củ Nghệ ngoài tự nhiên và callus 37
3.3. Phương pháp nghiên cứu: 37
3.3.1. Chuẩn bị mẫu. 37
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi 37
3.3.3. Định lượng hàm lượng Curcumin trong Callus. 37
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu thống kê 38
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất khử trùng đến khả năng tạo callus 39
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến sự phát sinh callus 44

4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến sự phát sinh callus. 46
4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến sự phát sinh callus 49
4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu nuôi cấy tới sự phát sinh callus 51
4.6. Thử nghiệm quy trình nuôi cấy mô cây Nghệ tạo callus 53
4.7. Phân tích hàm lượng Curcumin 54
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 56
5.1. Kết luận 56
5.2. Đề nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2,4D : 2,4 Dichlorophenoxy acetic acid
BAP : 6- Benzylaminopurine
NAA : Naphthalene acetic acid

CT : Công thức
Nlai : Nhắc lại
MT : Môi trường.
MS : Murashige and Skoog.
CV : Coefficient of variation-hệ số biến động
LSD : Least Significant Difference Test
So sánh theo sai khác nhỏ nhất.

ROS : Reactive oxygen species

HSP : Heat shock proteins
GSTP1-1 : Glutathione S-transferse P1-1
TRAIL : TNF-related apoptosis-inducing ligand













Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Tên bảng Trang

3.1a. Công thức ảnh hưởng của sự phối hợp thời gian khử trùng bằng dung
dịch HgCl
2
0,1% và dung dịch Johnson 10% đến sự sống và khả năng

hình thành callus của củ Nghệ. 34
3.1b. Công thức ảnh hưởng của sự phối hợp thời gian khử trùng bằng dung
dịch HgCl
2
0,1% và dung dịch Johnson 10% đến sự sống và khả năng
hình thành callus của củ Nghệ 35
3.2. Công thức ảnh hưởng của môi trường đến sự phát sinh callus 35
3.3. Công thức ảnh hưởng của BAP đến sự phát sinh callus 36
3.4. Công thức ảnh hưởng của NAA đến sự phát sinh callus 36
4.1a. Ảnh hưởng sự phối hợp thời gian khử trùng của HgCl
2
và Johnson đến
sự sống và khả năng tạo callus của củ Nghệ. 41
4.1b. Ảnh hưởng sự phối hợp thời gian khử trùng của HgCl
2
và Johnson đến
sự sống và khả năng tạo callus của củ Nghệ 42
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến sự phát sinh callus
sau 1 tháng nuôi cấy 44
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến sự phát sinh callus của củ
Nghệ sau 1 tháng. 47
4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến sự phát sinh callus 49
4.5. Kết quả ảnh hưởng của kiểu mô đến sự hình thành callus 51
4.6. Bước đầu thử nghiệm nuôi cấy mô cây nghệ tạo callus 53
4.7. Hàm lượng Curcumin trong callus và trong Nghệ tự nhiên 55



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH


STT Tên hình Trang


2.1 Ảnh hưởng của Curcumin trên các bệnh khác nhau 16
2.2. Curcumin và hệ thống Apoptosis 19
2.3. Hệ thống nuôi cấy thủy canh 33
4.1. Sự hình thành callus và callus CT xử lý HgCl
2
0,1% trong 10 phút và
Johnson 10% trong 10 phút 40
4.2. Ảnh hưởng của môi trường đến khả năng hình thành callus
sau 1 tháng nuôi cấy. 46
4.3. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng hình thành callus sau 1 tháng nuôi
cấy. (từ trái qua phải, CT1, CT2, CT3, CT4, CT5) 48
4.4. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng hình thành callus sau 1 tháng nuôi cấy. (từ
trái qua phải CT1, CT2, CT3, CT4, CT5) 50
4.5. Ảnh hưởng của kiểu mô đến khả năng hình thành callus sau 1 tháng nuôi cấy.
(từ trái qua phải mô non, mô bánh tẻ, mô già) 52
4.6. Quy trình nuôi cấy mô cây Nghệ tạo callus 54











Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ

STT Tên biểu ñồ Trang


4.1a. Ảnh hưởng sự phối hợp thời gian khử trùng của HgCl
2
và dung dịch
Johnson đến sự sống và khả năng tạo callus của của củ Nghệ 43
4.1b. Ảnh hưởng sự phối hợp thời gian khử trùng của HgCl
2
và dung dịch Johnson
đến sự sống và khả năng tạo callus của của củ Nghệ 43
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến sự phát sinh callus
sau 1 tháng nuôi cấy 45
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến sự phát sinh callus
của củ Nghệ sau 1 tháng. 47
4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến sự phát sinh callus 50
4.5. Kết quả ảnh hưởng của kiểu mô đến sự hình thành callus 52













Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

x

TÓM TẮT

Nghệ vàng (Curcuma longa L) thuộc họ gừng (Zingiberaceae) phân bố rộng
rãi trên khắp các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt ở Việt Nam, Ấn Độ,
Trung Quốc và vùng Đông Nam Á. Ở nước ta Nghệ vàng được trồng ở khắp mọi
nơi tập chung nhiều ở các địa phương thuộc huyện Quản Ba, Yên Minh, Đồng Văn,
Mèo Vạc (Hà Giang), Cao Bằng, Nghệ An… ở Miền Bắc có 2 vùng chuyên canh
lớn là Gia Lâm (Hà Nội), Khoái Châu (Hưng Yên). Curcumin chất màu, hoạt chất
chính được tách chiết bằng dung môi hữu cơ từ củ Nghệ vàng và nhiều loài
Curcuma khác đã được tìm ra và khẳng định hoạt tính kháng viêm và ức chế khối u
thể Carcinogen. Curcumin được ví như là thuốc “nguồn” để pha chế các loại thuốc
và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như: Ung thư,
HIV, tiểu đường, Alzheimer, viêm loét đường tiêu hóa, viêm gan B, C, kháng nấm,
kháng khuẩn, loại bỏ cholesterol, hạ mỡ máu, ngăn chặn béo phì, chống oxi hóa,
tiêu diệt gốc tự do, sử dụng làm mỹ phẩm. Theo nghiên cứu của chúng tôi quy trình
nuôi cấy in vitro cây Nghệ vàng sử dụng mô bánh tẻ để nuôi cấy với công thức khử
trùng là HgCl

2
0,1% trong 10 phút kết hợp với dung dịch Johnson 10% trong 10
phút sau đó nuôi cấy trên môi trường: MS đầy đủ bổ sung Saccharose 2 % , Agar
0,8 % , 2,4-D 3 mg/l, BAP 0,4 mg/l, NAA 2 mg/l, pH môi trường ~ 5,8. Sau một
tháng nuôi cấy tỷ lệ callus cao nhất đạt 72%. Khi phân tích hàm lượng Curcumin
trong callus cấp 1 đạt 2,7% thấp hơn Curcumin trong củ nghệ tươi 0,5%.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1 ðặt vấn ñề
Nghệ vàng (Curcuma longa L) thuộc họ gừng (Zingiberaceae) phân bố
rộng rãi trên khắp các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt ở Việt Nam, Ấn
Độ, Trung Quốc và vùng Đông Nam Á [4, 44]. Củ Nghệ (Tumeric) là phần thân
rễ của loài này đã được sử dụng trong các món ăn dân tộc, các loại bột carry và
súp như là một loại phẩm màu thực phẩm và gia vị chính. Trong y học dân tộc
Phương Đông, tính chất làm giảm đau, chống viêm và diệt trừ khối u của Nghệ
vàng đã được phát hiện và áp dụng trong các bài thuốc dân gian nhằm điều trị
viêm loét nội tạng, giải độc và ung bướu.
Với sự phát triển của Hóa học hữu cơ và Công nghệ Sinh học, đặc biệt là các
nghiên cứu về hóa thực vật học và sinh học phân tử trên thế giới. Curcumin chất
màu, hoạt chất chính được tách chiết bằng dung môi hữu cơ từ củ Nghệ vàng và
nhiều loài Curcuma khác đã được tìm ra và khẳng định hoạt tính kháng viêm và ức
chế khối u thể Carcinogen. Nó được ví như là thuốc “nguồn” để pha chế các loại
thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như: Ung
thư, HIV, tiểu đường, Alzheimer, viêm loét đường tiêu hóa, viêm gan B, C, kháng
nấm, loại bỏ cholesterol, hạ mỡ máu, ngăn chặn béo phì, chống oxi hóa, thu nhặt
gốc tự do, sử dụng làm mỹ phẩm [28]. Chính vì vậy nhu cầu sử dụng loại dược liệu

này càng tăng trong nước cũng như trên thế giới.
Ở nước ta Nghệ vàng được trồng ở khắp mọi nơi tập chung nhiều ở các địa
phương thuộc huyện Quản Ba, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Cao
Bằng, Nghệ An… ở Miền Bắc có 2 vùng chuyên canh lớn là Gia Lâm (Hà Nội),
Khoái Châu (Hưng Yên). Hiện nay nhu cầu sử dụng Nghệ vàng rất lớn, nguồn cung
không đủ nên giá của chúng tăng nhiều. Nghệ vàng chủ yếu được trồng ngoài đồng
ruộng thời vụ gieo trồng bắt đầu vào khoảng tháng 3 và thu hoạch vào tháng 1
dương lịch năm sau khi cây tàn lụi. Sau khi thu hoạch người ta chọn củ to khỏe để
làm giống cho vụ sau.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

Mặc dù Nghệ vàng bản chất là cây hoang dại nên trồng rất đơn giản, không
bị sâu hại như các cây trồng khác. Tuy nhiên năng xuất và chất lượng Nghệ vàng
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, kỹ thuật canh tác, giống đem trồng. Mặt
khác phương thức trồng trọt là trồng bằng củ, chúng có đặc tính ngủ nghỉ khá dài
nên lượng giống và bảo quản giống phức tạp, mất nhiều công sức. Hiện nay công
nghệ sinh học phát triển đặc biệt là công nghệ tế bào thực vật như nuôi cấy mô tế
bào với những ưu điểm sau :
Các tế bào thực vật có thể được nuôi cấy trong điều kiện nhân tạo không phụ
thuộc vào thời tiết và địa lý. Không cần thiết để vận chuyển và bảo quản một lượng
lớn nguyên liệu thô.
Có thể kiểm soát chất lượng và hiệu suất của sản phẩm bằng cách loại bỏ các trở
ngại trong quá trình sản xuất thực vật, như là chất lượng của nguyên liệu thô, sự đồng
nhất giữa các lô sản xuất và sự hư hỏng trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
Một số sản phẩm trao đổi chất được sản xuất từ nuôi cấy dịch huyền phù có
chất lượng cao hơn trong cây hoàn chỉnh.
Do vậy việc nghiên cứu nuôi cấy in vitro cây Nghệ vàng để thu các hoạt chất
thứ cấp cũng cần được quan tâm nghiên cứu để phần nào đó chủ động được nguyên

liệu cho ngành chiết xuất dược liệu. Hơn nữa kết quả nghiên cứu cho rằng một số
nuôi cấy in vitro (nuôi dịch huyền phù) có khả năng tổng hợp các sản phẩm đặc biệt
có nồng độ cao hơn so với cây mà từ đó chúng bắt nguồn. Chẳng hạn: Schulte và
cộng sự (1987) đã thông báo sự tạo thành các Anthraquinone trong các nuôi cấy tế
bào (được tối ưu các điều kiện) đã vượt trội các cây sinh trưởng ngoài tự nhiên.
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu nuôi cấy in vitro
theo hướng tái sinh cây như tác giả: S.Prathanturarug, N.soonthornchareonnon,
M.A.Islam, K.Kloppstech, Elsa Ventura Zapata, Guadalupe Salcedo Morales,
V.A.Parthansarathy and B.Sasikumar, Sanghamitra Nayak* and Pradeep Kumar
Naik. [12,24,37,39]. Nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu khảo sát hàm
lượng Curcumin trong sản phẩm callus tạo thành và ảnh hưởng của các yếu tố nuôi
cấy in vitro đến hàm lượng và chất lượng Curcumin. Gần đây ở nước ta các tác giả
Nguyễn Hoàng Lộc, Võ Châu Tuấn đã nuôi cấy thành công tế bào dịch huyền phù
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

cây Nghệ đen và xác định hàm lượng Curcumin trong nuôi cấy in vitro theo phương
pháp này cao gấp 2,7 lần so với cây ngoài tự nhiên [28].
Thực tế trong sản xuất Curcumin thương phẩm người ta chỉ tách chiết từ củ
Nghệ vàng vì hàm lượng Curcumin trong củ Nghệ vàng cao gấp rất nhiều lần cây
Nghệ đen. Do vậy việc: “Bước ñầu xây dựng quy trình nuôi cấy in vitro cây
Nghệ vàng (Curcuma longa L) phục vụ chiết xuất Curcumin” là một hướng
nghiên cứu có nhiều khả thi, nếu thành công có thể sẽ góp phần xây dựng một nhà
máy sản xuất Curcumin từ cây Nghệ vàng tại Việt Nam.
1.2 Mục ñích, yêu cầu của ñề tài.
1.2.1 Mục ñích.
Nghiên cứu xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi cấy in vitro cây Nghệ
vàng tạo Callus và cho hàm lượng Curcumin trong Callus.
1.2.2 Yêu cầu.

Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành callus và hàm lượng
Curcumin trong callus:
- Xác định được phương pháp khử trùng mẫu cấy.
- Xác định được loại mô nuôi cấy.
- Xác định được môi trường nuôi cấy tốt nhất.
- Xác định được hàm lượng Curcumin trong callus.










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Vài nét chung về chi Nghệ (Curcuma) [1,2,3,4]
Họ Gừng (Zingibereaceae) là một họ thảo mộc sống lâu năm với thân rễ bộ
ngang bao gồm có 47 chi với 1000 loài. Họ này phân bố ở vùng nhiệt đới với cận
nhiệt đới, Nam và Đông Nam Châu Á. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 20 chi bao
gồm 100 loài. Nhiều loài được dùng làm phẩm nhuộm, gia vị cây cảnh và vị thuốc
quan trọng. Các chi thường gặp là Stahlianthus, Kaaemferia, Curcuma, Hedychium,
Zingiber, Alpinia, Amomum, Costus.
Chi Nghệ (Curcuma) rất phong phú về loài. Cho đến nay trên thế giới có 48

loài Curcuma được phát hiện. Các loài này mọc tập chung ở vùng Đông Nam Á, Ấn
Độ, Trung Quốc, Đài Loan Pakistan và một số nước nhiệt đới khác. Ở Việt Nam có
16 loài trong đó có 6 loài mà dân gian hay sử dụng làm thuốc. Đó là: Nghệ Vàng (
C.longa Linn), Nghệ đen ( C.zedoaria ( Berg) Roscoe)), Nghệ trắng(C.aromatica
Salisb), Nghệ Pierre (C.pierena Gagn), Nghệ rễ vàng (C.xanhthorrhiza Roxh),
Nghệ ten đồng(C.aeruginosa Roxb)
Dưới đây là một số chi Curcuma thường thấy ở Việt Nam:
2.1.1. Curcuma longa Linn ( C.domestica Val)
Tên Việt Nam: Nghệ trồn, Nghệ vàng.
Nguồn gốc của loài này là ở Ấn Độ được trồng để làm gia vị ở Việt Nam,
Nghệ vàng không những mọc hoang mà còn được trồng theo vùng chuyên canh như
ở Phú Thụy (Hà Nội), Khoái Châu (Hưng Yên). Thân rễ nghệ vàng trong Đông y
gọi là Khương Hoàng. Nghệ vàng có vị đắng cay, có mùi thơm hắc, tính ấm; có tác
dụng hành khí phá ứ, thông kinh chỉ thống. Nghệ vàng dùng để chữa các bệnh: kinh
nguyệt không đều, viêm loét dạ dày, ung nhọt, phong thấp, tay chân đau nhức, đặc
biệt Nghệ vàng còn dùng để điều trị ung thư, HIV, tiểu đường, Alzheimer, viêm gan
B, C, kháng nấm, chống oxy hóa, sử dụng trong Mỹ phẩm và Thực phẩm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

2.1.2. Curcuma zedoaria (Berg) Roscoe.
Tên Việt Nam: Nghệ đen
Nghệ đen có nguồn gốc Himalaya, Srilanca và được trồng ở nhiều vùng như:
Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam. Nó mọc hoang dại được
trồng lấy thân rễ, và rễ củ làm thuốc. Thân rễ Nghệ đen phơi khô gọi là Nga Truật.
Ở Việt Nam, Nghệ đen mọc hoang ở các vùng Việt Bắc, Tây Bắc và ở nhiều nơi
thuộc Đà Nẵng. Thân rễ Nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính hơi ấm; có
tác dụng phá tích tán kết, hành khí chỉ thống, khai vị hóa thực, thông kinh. Được
dùng trong Đông Y để chữa khó tiêu, đầy bụng, ung thư da, các vết bầm tím trên da,

kinh nguyệt không đều…
2.1.3. Curcuma aromatica Salisb.
Tên Việt Nam: Nghệ trắng, Ngải trắng, Ngải mọi, Nghệ sùi.
Thân rễ Nghệ trắng trong đông y gọi là Uất kim. Nghệ trắng là loài Nghệ
Châu Á nhiệt đới, Chúng phân bố ở hầu hết các rừng nước ta và cũng được trồng để
lấy củ thơm. Nghệ trắng có vị cay, đắng, tính bình; có tác dụng hành khí giải uất,
lương huyết phá ứ lợi mật, trừ hoàng đản. Được dùng để chữa tức ngực, chướng
bụng, nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu ra máu,Viêm gan mãn, xơ gan đau nhức,
hoàng đản, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, động kinh…
2.1.4. Curcuma xanthorrhiza Roxb.
Tên Việt Nam: Nghệ rễ vàng.
Loài Nghệ này phân bố ở Châu Âu và nhiều nước Châu Á như Inddoneexxia,
Nhật Bản, Triều Tiên. Ở Việt Nam, Nghệ rễ vàng mọc hoang ở các vùng như: Lai
Châu, Hòa Bình và được trồng nhiều ở Cần Thơ. Thân rễ vị đắng, cay, tính ấm; có
tác dụng lợi mật, thông mật, làm giảm cholesterol, chống co thắt và diệt vi khuẩn.
Nghệ rễ vàng để điều trị thiểu năng gan và xung huyết gan, viêm túi mật, viêm ống
mật, vàng da, bí tiểu tiện, sỏi mật, bệnh đường niệu và viêm mô tế bào…
2.1.5. Curcuma alismatifolia Gagnep.
Tên Việt Nam: Nghệ lá từ cô
Cây này phân bố ở vùng Châu Đốc, Kon Tum, An Giang. Loại Nghệ này có
hoa dùng để ăn được. Nghệ lá từ cô có tác dụng điều trị một số bệnh về gan, đầy
bụng khó tiêu, các vết bầm tím…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

2.1.6. Curcuma angustifolia Roxb.
Tên Việt Nam: Nghệ lá hẹp
Cây này phân bố ở Tây Ninh. Còn có ở Ấn Độ, Nepa, Mianma, Thái Lan.
Thân rễ được sử dụng ở Ấn Độ làm thuốc nhầy dịu và bổ dưỡng; nó chứa bột có thể

dùng thay bột củ dong.
2.1.7. Curcuma aeruginosa Roxb.
Tên Việt Nam: Nghệ ten đồng.
Cây mọc hoang và được trồng ở Hà Giang, Tuyên Quang, Thành Phố Hồ Chí
Minh. Còn ở Ấn Độ, Mianma, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Indonexia.
Thân rễ có vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng phá huyết hành khí, tiêu tích chỉ
thống. Được dùng trị huyết ứ đau bụng, sưng to gan lách, kinh bế, ăn uống không
tiêu. Ở Indonexia, người ta dùng thân rễ sắc cho phụ nữ mới sinh đẻ uống. Còn ở
Malaixia, củ được dùng trị ho, hen suyễn và dùng ngoài trị gàu và vảy da.
2.1.8. Curcuma thorrelii Gagnep.
Loài này phân bố ở vùng Châu Thới và biên giới Việt Lào
2.1.9. Curcuma pierreane Gagnep.
Loài này phân bố ở vùng Chân Đèo Cả
2.1.10. Curcuma cochinchinessis Gagnep.
Tên Việt Nam: Nghệ gầy
Cây mọc hoang ở vùng Bà Rịa Gần đây thấy ở Cao Bằng
2.1.11. Curcuma Gracillima Gagnep.
Tên Việt Nam: Nghệ mảnh
Cây mọc hoang ở tỉnh miền Trung
2.2. Khái quát về cây Nghệ vàng (Curcuma longa L) [1,2,3,4]
2.2.1. ðặc ñiểm thực vật.
Nghệ vàng (Curcuma longa L) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Chúng có
đặc điểm sau:
Cây thảo, cao 0.6 – 1 m
Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng
sẫm đến vàng đỏ, rất thơm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


Lá mọc thẳng thừ thân rễ, gốc thuôn hẹp, đầu hơi nhọn, dài 30 – 40 cm, rộng 10
– 15 cm, hai mặt nhẵn cùng màu lục nhạt, mép nguyên uốn lượn, bẹ lá rộng và dài.
Cụm hoa hình trụ hoặc hình trứng đính lên một cán mập dài đến 20 cm, mọc
từ giữa túm lá; lá bắc rời màu rất nhạt, những lá phía dưới mang hoa sinh sản, màu
lục hoặc trắng nhạt, những lá gần ngọn không mang hoa hẹp hơn và pha màu hồng
ở đầu lá; đài có 3 răng không đều; tràng có phiến cánh giữa dài hơn các cánh bên,
màu vàng; nhị có bao phấn có cựa do một phần lồi ra của trung đới ở dưới các ô;
nhị lép dài hơn bao phấn; bầu có lông.
Quả nang 3 ô, mở bằng van, hạt có áo.
Mùa hoa quả: tháng 3 - 5.
2.2.2. Nguồn gốc phân bố, sinh thái.
Nghệ có nguồn gốc nguyên thủy có lẽ từ Ấn Độ. Từ thời xa xưa cây đã được
trồng ở nhiều nơi về sau trở nên hoang dại, trước hết là ở Trung Quốc. Vào thế kỷ
thứ 7 đến thế kỷ thứ 8, cây được du nhập sang Đông Phi; đến thế kỷ 13, sang vùng
Tây Phi và thế kỷ 18 người dân Jamaica mới tiếp xúc với cây nghệ. Ngày nay, Nghệ
là một cây trồng quen thuộc ở khắp các nước vùng nhiệt đới, từ Nam Á đến Đông
Nam Á.
Ở Việt Nam, Nghệ cũng được coi là một cây trồng cổ ở khắp các địa
phương, từ đồng bằng ven biển đến vùng núi cao trên 1500 m. Ở một số nơi thuộc
huyện Quản Ba, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), … ở miền Bắc có 2
vùng chuyên canh lớn là Gia Lâm ( Hà Nội), Khoái Châu ( Hưng Yên). Chính loài
Nghệ này đã trở nên hoang dại hóa ở các ruộng ngô, nương rẫy.
Nghệ là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng; cây có biên độ sinh thái
rộng, thích nghi được với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. Từ nơi có khí hậu
nhiệt đới điển hình, nhiệt độ trung bình đến 25 – 26
o
C ở các tỉnh phía nam (không
có mùa đông lạnh) đến những nơi có khí hậu cận nhiệt đới núi cao phía bắc, nhiệt
độ trung bình dưới 20
o

C, với mùa đông lạnh kéo dài Nghệ vẫn tồn tại và sinh
trưởng phát triển tốt. Toàn bộ phần trên mặt đất tàn lụi vào mùa đông ở các tỉnh
phía bắc và mùa khô ở các tỉnh phía nam. Cây mọc lại vào giữa mùa xuân, có hoa
sau khi đã ra lá. Hoa mọc trên những thân của chồi năm trước. Những thân đã ra
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

hoa thì năm sau không mọc lại nữa và phần thân rễ của chúng trở thành những “củ
cái” già, sau 1 - 2 năm bị thối, cho những nhánh non nảy chồi thành các cá thể mới.
Trên một cụm hoa, các hoa phía gốc nở trước và thời gian hoa nở kéo dài 3 - 4
ngày. Hoa tự thụ phấn hoặc nhờ côn trùng. Nghệ có trữ lượng khá dồi dào ở Viêt
Nam. Hiện nay có nhiều vùng trồng chuyên canh Nghệ với diện tích lớn, phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu như Khoái Châu – Hưng Yên, Gia Lâm – Hà Nội,
Đông Triều – Quảng Ninh, Lâm Đồng, Đồng Nai.
2.3. Thành phần hóa học của cây Nghệ vàng.
Trong củ Nghệ người ta phân tích được: củ Nghệ chứa nước (8-10%),
protein (6,3%), chất béo (5,1%), khoáng chất (3,5%) cacrbohydrate (69,4%), tinh
dầu (5%), Curcumin (3-4%) [16].
Tinh dầu Nghệ ở nhiều nước trên thế giới được nghiên cứu phổ biến. Bằng
phương pháp cất lôi cuốn hơi nước, đã lấy được thành phần tinh dầu chủ yếu có
trong lá và củ Nghệ. Thành phần này được phân tích bằng phương pháp GC và
GC/MS. Trong tinh dầu Nghệ có 52 chất với thành phần chủ yếu chứa: α-turmerone
(44,1%), β-turmerone (18,5%), ar-turmerone (5,4%). Tinh dầu lá Nghệ chứa 61 chất
với thành phần chính là: α-phelladrene (24,5%), 1,8-cineole (10,5%), terpinolene
(11,5%) [34].
Tinh dầu từ lá Nghệ của Việt Nam có chứa: α-phellandrene (53,4%), 1,8-
cineole (15,9%), p-cymene (13,2%), β-pinene (8,9%) [27]. Ở Nigerian tinh dầu chủ
yếu là phellandrene (47,7%), và terpinolene (28,9%) [6]. Tinh dầu Nghệ Trung
Quốc chứa lượng lớn turmerone và ar-turmerone [14].

Cất kéo Nghệ bằng hơi nước được 5,8% tinh dầu với các chỉ số sau: Tỷ trọng
ở 20
0
C là 0,929; n
D
30
1,5054, chỉ số ester 3,2; chỉ số acethyl 26,3. Tinh dầu chứa
d.phellandren 1%, d,sabinen 0,6%; cineol 1%; borneol 0,5%; zingiberen 25%;
sesquiterpen (tumeron) 58%. Một chất ceton C
13
H
20
O, một chất alcol C
9
H
11
OH là
p.tolymethylcarbinol được phân tích thấy trong phần nước cất bay hơi. Và một chất
kết tinh 0,6% lad didifferuloyl methan.
Trong tinh dầu lá Nghệ, Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự đã phân tích và xác
định hơn 20 thành phần gồm các monoterpen α-phellandren (24,5%), cineol
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

(15,9%), d.sabinen, zingeren, Curcumin, parahydroxyl cinnamoyl methan, p.p’
dihydroxycinnamoyl methan.
Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu Nghệ được xác định là những sesquiterpen
ceton ar-turmerone, α-turmeron, β-turmeron, curlone, zingiberene và curcumene.


Nhiều hợp chất terpen khác cũng đã được xác định có trong tinh dầu là α và
β-pinen, camphen, limonen, terpinen, caryophyllen, linalool, borneo, isoborneol,
camphor, eugennol, cineol curzerenon và curcumen.
Các chất màu phenolic trong củ nghệ chủ yếu là các dẫn chất của
diarylheptan, 3 chất chủ yếu là Curcumin (bisferuloyl methan), bis 4 hydroxy-
cinnamoyl)- methan và 4-hydroxycinnamoyl feruloyl methan. Thực ra, Curcumin là
một hỗn hợp 3 thứ: Curcumin chính thức ( gọi là Curcumin I) chiếm tỷ lệ khoảng
70%, Curcumin II là monodesmetoxy Curcumin chiếm khoảng 20% và Curcumin
III là bidesmetorycurcumin chiếm khoảng 10%

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10



Curcumin có nhiệt độ nóng chảy ở 176 – 177
O
C, tác dụng với kiềm tạo
thành muối có màu nâu đỏ và hòa tan trong ethanol, kiềm, xeton, axit axetic và
chloroform [16].
Gần đây nhiều tác giả đã nghiên cứu các polysaccharid có hoạt tính sinh vật
trong củ nghệ, chất ukonan A, ukonan B và ukonan C, đã được chiết có tác dụng lên hệ
thống lưới nội mô (reticuloendo thelissystem) có cấu trúc là L arabinose; D xylose; D
galactose; D glucose; L rhamose = D galacturonic acid với tỷ lệ phân tử là:
12 = 4 = 12 = 1 = 4 = 10 (ukonan A)
12 = 4 = 12 = 1 =2 = 4 ( ukonan B)
Và 8 = 3 = 6 = 14 = 2 = 3 (ukonan C)
Gonda Ryoko; Takeda Kenji cũng đã chiết được một polysaccharid trung tính là
ukonan D, với trọng lượng phân tử là 28.000. Thành phần gồm L.arabinose, D.

galactose, D. glucose, D. manose với tỷ lệ phân tử 1 = 1 = 1 = 2 = 2.
Chất màu trong củ Nghệ có thể chiết xuất dễ dàng bằng cách dùng dung môi
chiết trực tiếp từ bột củ Nghệ hoặc chiết bằng nước kiềm, sau đó, tủa với acid.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

Zang Lian Kui; Yang Zhibin đã chiết Curcumin từ củ Nghệ theo các bước sau:
- Chiết các chất bay hơi (tinh dầu) bằng cất kéo hơi nước.
- Chiết với cồn ethylic.
- Xử lý với ether dầu hỏa.
- Tinh chế với phương pháp acid – base.
2.4. Công dụng và hoạt tính sinh học chính từ cây Nghệ vàng
2.4.1. Tác dụng dược lý của cây Nghệ
Nghệ có hoạt tính ức chế chống viêm cấp tính cà viêm mãn tính trong các
mô gây phù bàn chân và gây u hạt thực nghiệm trên chuột cống trắng, đồng thời có
tác dụng thu teo tuyến ức chuột cống đực non.
Tinh dầu Nghệ có hoạt tính chống viêm khớp thực nghiệm. Hoạt tính này có
thể do ức chế các enzym trypsin và hyaluronidase. Curcumin và dẫn chất là những
thành phần có hoạt tính chống viêm, tác dụng này có thể do khả năng thu dọn
những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm. Một phân đoạn polysacharid chiết
từ Nghệ tiêm phúc mạc làm tăng khả thực bào ở chuột trắng trong thực nghiệm
thanh thải carbon ở dạng keo.
Nghệ có hoạt tính chống loét dạ dày và loạn tiêu hóa. Cao nước hoặc cao
methanol cho thỏ uống làm giảm tiết dịch vị và làm tăng lượng chất nhầy của dịch
vị. Cho chuột cống trắng uống cao cồn làm giảm tiết dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ
dày, tá tràng chống thương tổn gây bởi thắt môn vị, strees gây bởi hạ nhiệt [38].
Nghệ kích thích sinh sản chất nhầy ở thành và phục hồi sulfid không protein
ở chuột. Curcumin dự phòng và cải thiện những tổn thương gây thực nghiệm ở dạ
dày do kích thích sản sinh chất nhầy.

Cho bệnh nhân uống bột Nghệ, ngày 4 lần trong 7 ngày đã có hiệu quả tốt
đối với loạn tiêu hóa axit, loạn tiêu hóa gây đầy hơi và loạn tiêu hóa mất trương lực.
Hai thử nghiệm lâm sàng khác đánh giá tác dụng trên loét dạ dày tá tràng cho thấy
việc uống thuốc kích thích sự lành vết loét và làm giảm đau bụng.
Nghệ có tác dụng kháng khuẩn nhờ vào một số thành phần hóa học như:
Curcumin I có tác dụng ức chế in vitro sự phát triển của thực khuẩn lao ở nồng độ
tối thiểu 25
µ
g/ml, ngoài ra còn có tác dụng ức chế Salmonella paratyphi ở nồng độ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

50
µ
g/ml, tụ cầu vàng 25
µ
g/ml. Curcumin có tác dụng kháng virus và ức chế
proease của HIV-1, HIV-2, muối Na của Curcumin ức chế in vitro sự phát triển của
Micrococus pyogenes var. aureus với nồng độ 10
-6
. Tinh dầu Nghệ ức chế trực
khuẩn lao ở nồng độ 1
µ
g/ml , Bacciluss subtilis ở nồng độ 1/250. Thành phần
turmeron của tinh dầu Nghệ ức chế in vitro các vi khuẩn và nấm, theo thứ tự hoạt
tính giảm dần như sau:
Baccillus subtilis, candida albicans, Mycobacterium tuberculosis, Shigella
dysenterium, S. Flexneri, Diplococcus pneumoniae, Proteus vulgaris, Baccillus
mycoides, Klebsiella sp. Salmonella typhi, Escherichia coli. Chất ar-turmeron từ

tinh dầu và dịch chiết từ n-hexan từ lá Nghệ diệt ấu trùng, muỗi Aedesaegyptii và
Mycobacterium tuberculosis ở nồng độ tối thiểu 1
µ
g/ml. [4,10]
Nước sắc Nghệ và cao Nghệ lỏng toàn phần của Nghệ làm giảm cholesteron
và lipid toàn phần trong máu một cách rõ rệt, tỉ lệ beta/alphalipoprotein cũng giảm
một cách có ý nghĩa so với đối chứng.
Trong điều trị bỏng, kem Nghệ có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, loại trừ
tổ chức hoại tử bỏng, có tác dụng kích thích tái tạo tổ chức và liền sẹo. Nhưng hiện
tượng kích thích tái tạo tăng sinh các tế bào tổ chức liên kết xuất hiện chậm và thời
gian lành bỏng kéo dài.
Nghệ còn có tác dụng làm giảm tỷ lệ dưỡng bào vỡ khi tiêm liều chết nọc rắn
hổ mang cho chuột lang hoặc khi nhỏ dung dịch nọc rắn hổ mang lên màng treo ruột
chuột lang. Tác dụng này giải thích việc chữa rắn cắn của Nghệ.
Tinh dầu Nghệ cất từ thân rễ khô có tác dụng sát trùng yếu, nó là thuốc
chống axit, với liều nhỏ thì làm dễ tiêu, ăn ngon và bổ; với liều cao nó có tác dụng
chống co thắt làm ức chế nhu đọng tăng quá mức của ruột.
Cao chiết với dầu hỏa của Nghệ cho chuột cống uống hằng ngày với liều
lượng 100 mg/kg, từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7, đã có tác dụng ngừa thai với tỷ lệ
tương ứng 80% và 100 %.
Cao Nghệ chiết với cloroform 10% được áp dụng tại chỗ vào những vùng
gây bệnh nấm tóc thực nghiệm ở bê. Nghệ đã có hiệu quả điều trị tốt và là thuốc
chống nấm tốt đối với các bệnh nấm da.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

Cao thân rễ Nghệ có hoạt tính dự phòng mạnh chống tổn thương gan gây bởi
carbon tetraclorid in vivo và in vitro. Cao được tách phân đoạn dựa trên thử hoạt
tính bằng thử nghiệm in vitro gây độc tế bào gan chuột cống trắng nuôi cấy nguyên

phát. Tác dụng bảo vệ gan của một số chất tương tự acid ferulic và acid p.
coumaric, có thể là những chất chuyển hóa của Curcumin cũng được thử nghiệm.
Nghệ phối hợp với các dược liệu khác có tác dụng tăng cường tái tạo tổ chức
ở vết loét cổ tử cung. Rễ củ Nghệ phối hợp với một số dược liệu khác kết hợp với
châm cứu điều trị viêm đại tràng cho 80 bệnh nhân đạt tỷ lệ khỏi là 7,5%, đỡ 72,5%.
Một bài thuốc có Nghệ vàng và một số dược liệu khác đã được điều trị viêm gan
siêu vi trùng. Có 20 bệnh nhân cấp tính đều khỏi cả về mặt lâm sàng và xét nghiệm
sinh hóa, và có 2 ca mạn tính đều không khỏi.
Một công trình tập hợp kết quả nghiên cứu của 15 nhóm tác giả cho thấy
Nghệ có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống cho thắt phế quản, kháng
histamin, chống viêm, long đờm.
Curcumin với liều lượng 125mg/Kg cho vào dạ dày chuột làm tăng lưu
lượng mật và liều lượng 250mg/kg làm tăng hàm lượng cholesterol và axit mật
trong mật tiết ra.
Nghệ bột có tác dụng có lợi trên dạ dày. Nó làm tăng bài tiết mucin ở thỏ và
có thể hoạt tính như gastroprotectant chống lại các chất kích thích [4, 22].
Curcumin có thể ngăn chặn indomethcin, ethanol và loét dạ dày do căng
thẳng và cũng có thể ngăn chặn tiết axit môn vị, thắt động mạch gây ra ở chuột [16].
1-phenyl-1hydro-n-pentane, một dẫn xuất của p-tolylmethylcarbinol (một
thành phần trong nghệ) làm tăng bài tiết trong huyết tương, Curcumin cũng làm
tăng hoạt tính lipase, amylase, trypsin và chymotrypsin của tuyến tụy [32].
Tác dụng điều hòa sinh sản của Nghệ được thử nghiệm dựa trên tác dụng
oestrogen biểu thị ở sự sừng hóa âm đạo và tăng trọng lượng tử cung ở chuột cái
thiến cả hai buồng trứng. Chuột được cho uống dịch chiết đông khô Nghệ. Sự sừng
hóa niêm mạc âm đạo được quan sát thấy ở 100 % chuột. Nghệ chỉ tăng trọng lượng
tử cung ở liều cao, liều thấp gây giảm trọng lượng tử cung. Nghệ gây tăng số lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


hồng cầu, trị số hematocrit và hemoglobin. Nó gây tăng bạch cầu với liều thấp,
nhưng lại gây giảm bạch cầu với liều cao.
Độc tính cấp và mãn tính của cao cồn Nghệ cho uống trên chuột nhắt trắng
được khảo sát với các liều cấp tính: 0,5 – 1,0 và 3 g/kg thể trọng hoặc liều mạn tính:
100 mg/kg/ngày. Trong thí nghiệm này không thấy có tỷ lệ chết có ý nghĩa so với
đối chứng.
Sau thí nghiệm mạn tính, các chuột uống Nghệ không tăng trọng lượng, có
sự biến đổi ý nghĩa về trọng lượng tim và phổi và giảm số lượng hồng cầu và bạch
cầu.Trọng lượng của các cơ quan sinh dục, sự vận động của tinh trùng và số lượng
tinh trùng tăng ở chuột nhắt đực uống cao Nghệ. Nghệ không có tác dụng độc hại
với tinh trùng. Nghệ không có tác dụng gây đột biến và không gây ung thư.
Một chất tương tự Curcumin chiết từ Nghệ vàng có hoạt tính chống oxy hóa
mạnh đối với sự tự oxy hóa của acid linoleic trong một hệ nước – cồn. Nghệ ức chế tính
chất gây đột biến của các chất ngưng tụ từ khói thuốc lá và dịch chiết thuốc lá. [3,4]
Theo Vũ Điền tân dược lập, bản thứ 4 một số tác dụng dược lý của Nghệ đã
được nghiên cứu như sau [4]:
- Tác dụng đối với cơ năng giải độc của gan đã được thí nghiệm bằng cách
cho uống thuốc có Nghệ, sau đó theo dõi khả năng giải độc của gan đối với santonin
thì thấy tăng cơ năng giải độc của gan. Nếu uống liên tục, thấy tác dụng rõ hơn là
uống một lần.
- Đối với bệnh nhân bị galactoza niệu sau khi uống thuốc có Nghệ 10 ngày,
kiểm nghiệm lượng galactoza bằng phương pháp Banev thì thấy lượng galactoza
giảm xuống.
- Đối với lượng urobilin tăng trong nước tiểu, uống thuốc có Nghệ vài ngày
sẽ thấy lượng urobilin trong nước tiểu giảm xuống.
- Đối với sự tiết nước mật: Cho nước Nghệ vào tá tràng sẽ thấy lượng nước
mật trong tá tràng được tăng cao, nhưng lượng bilirubin không tăng, nhưng khi
lượng nước mật tăng nhiều, độ sánh của nước mật cũng tăng lên.

×