Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 116 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



TRẦN THỊ NHUNG



PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TRONG
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƢỚC MỘT THÀNH
VIÊN Ở VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC








HÀ NỘI – 2014





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


TRẦN THỊ NHUNG


PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TRONG
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƢỚC
MỘT THÀNH VIÊN Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50

luận văn thạc sĩ luật học



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hƣơng






Hà Nội - 2014




Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn ch-a từng đ-ợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn



Trn Th Nhung









MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP
LUẬT VỀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TRONG
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƢỚC MỘT
THÀNH VIÊN Ở VIỆT NAM 6
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước một thành viên ở Việt Nam. 6
1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước một thành viên. 6
1.1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên. 9
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước một thành viên. 11
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về giám sát hoạt động sử
dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành
viên ở Việt Nam. 14
1.2.1. Khái niệm vốn. 14
1.2.2. Pháp luật giám sát hoạt động sử dụng vốn là gì? 17
1.2.3 Nguyên tắc của pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong
công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. 19


1.2.4. Vai trò của pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công
ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên 20
1.2.5. Nội dung pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty
trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. 22
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT HOẠT
ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN NHÀ NƢỚC MỘT THÀNH VIÊN Ở VIỆT NAM 33
2.1. Quy định của pháp luật về giám sát của chủ sở hữu trong công ty
trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên 34

2.1.1. Quốc hội 35
2.1.2. Chính phủ, bộ, ngành. 37
2.1.3. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). 44
2.2. Giám sát của các cơ quan trong nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn
nhà nước một thành viên. 50
2.2.1. Giám sát của Hội đồng thành viên/ Chủ tịch công ty. 50
2.2.2. Giám sát của Kiểm soát viên. 54
2.2.3. Hoạt động giám sát của kiểm toán nội bộ. 58
2.3. Nội dung giám sát. 60
2.3.1. Tiêu chí giám sát 60
2.3.2. Một số nội dung giám sát cụ thể: huy động vốn, tiền lương, ký kết và
thực hiện hợp đồng. 67
2.4. Hình thức giám sát. 80
Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TRONG
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƢỚC MỘT
THÀNH VIÊN Ở VIỆT NAM 88


3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng
vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên ở
Việt nam 88
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động sử
dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà
nước làm chủ sở hữu ở Việt Nam. 93
3.2.1. Quốc hội. 93
3.2.2. Chính phủ. 93
3.2.3. Quản trị nội bộ trong công ty. 94
3.2.4. Một số kiến nghị khác. 97
KẾT LUẬN 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103




DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước một thành viên với các công ty khác 8
Bảng 2.1: Hệ số, mức tiền lương của Kiểm soát viên 57
Bảng 2.2: Bảng hệ số mức lương của Viên chức quản lý chuyên trách 76
Bảng 2.3: Bảng mức lương cơ bản để xác định quỹ tiền lương của viên
chức quản lý chuyên trách 77






DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên 10
Sơ đồ 1.2: Công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty 10


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua ở nước ta, doanh nghiệp nhà nước được tổ chức

theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là những
doanh nghiệp tập trung vào những ngành, nghề kinh tế trọng điểm, then chốt
của nền kinh tế và được đầu tư chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong nền
kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong tình hình thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được hoàn thiện một bước, quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nền kinh tế nhiều thành phần ngày càng năng
động, đa dạng hơn, đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước được tổ chức theo mô hình
công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên với vai trò của mình
cần được nâng cao hiệu quả kinh tế mạnh mẽ hơn.
Thực tế những năm gần đây cho thấy, đặc biệt sau ngày 01/7/2010 khi
các doanh nghiệp nhà nước được tổ chức và chuyển đổi sang hoạt động theo
quy định của Luật doanh nghiệp 2005, những tập đoàn, tổng công ty lớn được
tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên
có một hành lang pháp lý mới, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế, tạo sân chơi
bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Nhưng sau khi được chuyển đổi, các doanh
nghiệp này hoạt động không mang lại hiệu quả như mong đợi, một số doanh
nghiệp hoạt động kém hiệu quả, gây thất thoát nguồn vốn nhà nước, lãng phí
và đầu tư dàn trải, kinh doanh thua lỗ khiến Nhà nước phải gánh chịu những
khoản nợ khổng lồ, điển hình như vụ việc xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp
Tàu thủy Việt Nam. Đứng trước thực tế này, Đảng và Nhà nước đã yêu cầu
thực hiện mạnh mẽ hàng loạt biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh trong đó có biện pháp tăng cường công tác giám sát hoạt động sử dụng
vốn trong doanh nghiệp.

2
Để có cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp
một cách hiệu quả, trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đã tổ chức nhiều hội thảo, công trình nghiên cứu liên quan đến việc đổi mới
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đặc biệt những doanh nghiệp được tổ
chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên

trong đó hứa hẹn nhiều biện pháp hữu hiệu trong công tác giám sát hoạt động
của doanh nghiệp.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng đó, tác giả đã chọn đề tài "Pháp
luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn
nhà nước một thành viên ở Việt Nam" để làm luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, tọa đàm, hội
thảo về giám sát hoạt động doanh nghiệp nhà nước như báo cáo "Giám sát, đánh
giá hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước) - thực trạng
và kiến nghị đổi mới” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương công bố
ngày 22/11/2012; Hội thảo - Triển lãm Vietnam Finance 2013 "Tăng cường
Giám sát tài chính quốc gia: Giải pháp chính sách và công nghệ" do Bộ Tài
chính phối hợp với Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG Vietnam) thực hiện.
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn rất nhiều bài viết về giám
sát hoạt động doanh nghiệp nhà nước. Điển hình như Tiến sĩ Vũ Nhữ Thăng:
"Giám sát tài chính doanh nghiệp: Mục tiêu quan trọng hàng đầu”, trên tập
chí Tài chính, ngày 03/10/2012; hay Thạc sĩ Nguyễn Duy Long: "Cơ chế
giám sát tài chính, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Những vấn đề đặt
ra”, trên tạp chí Tài chính, ngày 04/10/2012.
Tuy nhiên, trên đây là những công trình nghiên cứu có phạm vi tương
đối rộng và sâu sắc. Do đó, với tinh thần học hỏi và tiếp thu, trên cơ sở những
kết quả tự nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu về giám sát hoạt động sử

3
dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. Trong
đó, luận văn xin cung cấp các vấn đề lý luận và thực tế về giám sát hoạt động
sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và
đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát sử
dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên.
3. Mục tiêu nghiên cứu

1. Làm rõ một số vấn đề lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước một thành viên và hoạt động giám sát sử dụng vốn trong công ty trách
nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên.
2. Đánh giá thực trạng về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công
ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên
3. Đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hạn chế những bất cập trong
giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình doanh
nghiệp này trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số vấn đề có tính lý luận và
thực tiễn về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu
hạn nhà nước một thành viên trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa ra những
phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác giám sát hoạt
động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành
viên trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về bản
chất công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, các quy định có
liên quan đến giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu

4
hạn nhà nước một thành viên, tìm hiểu thực trạng hoạt động giám sát sử dụng
vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên để đưa ra
những kiến nghị đổi mới công tác giám sát hoạt động sử dụng vốn trên cơ sở
các tài liệu thu thập được về doanh nghiệp nhà nước, trong đó đặc biệt chú
trọng đến doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu
hạn nhà nước một thành viên trong giai đoạn từ 2000 - đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm của Đảng qua
các kỳ Đại hội và chính sách, pháp luật của Nhà nước về Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và về vấn đề giám sát hoạt động sử dụng vốn trong
công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, đề tài tập trung nghiên
cứu, phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn xoay quanh các khía cạnh
pháp lý của giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu
hạn nhà nước một thành viên.
Để đạt được các mục tiêu của đề tài đặt ra, tác giả sử dụng nhiều cách
tiếp cận dưới những góc độ khác nhau về việc giám sát hoạt động sử dụng
vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên trên cơ sở
phương pháp phân tích định tính và định lượng. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng
các phương pháp khác như nghiên cứu tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch.
6. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn
Hiện nay, đứng trước thực trạng việc giám sát hoạt động sử dụng vốn
trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên còn nhiều bất
cập, rắc rối và thiếu minh bạch, công khai, luận văn này ra đời có đóng góp và
một số ý nghĩa sau:
- Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu
hạn nhà nước một thành viên và giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công
ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên.

5
- Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát sử dụng vốn trong công ty
trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên.
- Đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hạn chế những bất cập trong
giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình doanh
nghiệp này trong thời gian tới.
- Với kết quả đạt được, luận văn là tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu học tập và giảng dạy, những giải pháp có thể được tham khảo trong việc

thực thi và ban hành các quy định pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng
vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên ở Việt Nam
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về giám sát
hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một
thành viên ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn
trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên ở Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giám sát
hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một
thành viên ở Việt Nam.

6
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÁM
SÁT HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƢỚC MỘT THÀNH VIÊN Ở VIỆT NAM

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƢỚC MỘT THÀNH VIÊN Ở VIỆT NAM.
1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về công ty trách nhiệm hữu
hạn nhà nƣớc một thành viên.
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, Công
ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được định nghĩa là công
ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ
chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp
45, Khoản 3 Điều 3]. Tuy nhiên, sau khi Luật doanh nghiệp 2005 ra đời

và lộ trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước được tổ chức và hoạt động
theo Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 sang tổ chức và hoạt động theo
Luật doanh nghiệp 2005, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một
thành viên được tổ chức và hoạt động chung theo mô hình công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên được quy định tại Luật doanh nghiệp 2005.
Theo đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do
một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu
công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của
công ty [47, Khoản 1, Điều 63].

7
Từ khái niệm nêu trên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một
thành viên trước hết cũng mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên đó là:
Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh;
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty trong
phạm vi phần vốn góp vào công ty;
Công ty không được phát hành cổ phần.
Ngoài những đặc điểm chung đó, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước một thành viên còn có những đặc điểm riêng:
Về thành viên: Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất của công ty
Về vốn điều lệ: Vốn điều lệ của công ty do nhà nước đầu tư và lấy từ
nguồn ngân sách quốc gia.
Về chuyển nhượng vốn: Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho cá nhân, tổ
chức khác. Sau khi chuyển nhượng vốn, công ty phải chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp từ trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang loại hình công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hoặc công ty cổ phần.

Về chế độ quản lý: Nhà nước thực hiện quyền chủ sở hữu của mình
thông qua cơ chế ủy quyền cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện
chức năng đại diện chủ sở hữu tại công ty
1.1.1.2. Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành
viên với các công ty khác.

8
Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên với các công ty khác

Công ty trách nhiệm hữu
hạn nhà nƣớc một thành
viên
Các công ty khác
Mục đích
thành lập
Thực hiện các mục tiêu kinh
tế- xã hội do nhà nước giao vì
mục tiêu lợi nhuận hoặc phi
lợi nhuận
Do nhu cầu hoạt động kinh
doanh vì mục tiêu lợi nhuận
Chủ thể
Tổ chức
Cá nhân, tổ chức
Ngành nghề
kinh doanh
Chỉ hoạt động trong một số
lĩnh vực then chốt, trọng điểm
Hoạt động ở tất cả các lĩnh

vực, ngành nghề mà nhà nước
không cấm
Nguồn: Tác giả luận văn tổng hợp từ Luật doanh nghiệp 2005.
1.1.1.3. Phân loại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một
thành viên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được phân loại
theo nhiều phương tiện và góc độ khác nhau:
Căn cứ vào mục đích hoạt động
Theo căn cứ này, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành
viên được phân loại thành doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh
nghiệp hoạt động công ích. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu
nhằm mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp hoạt động công ích là doanh nghiệp
hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà
nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Căn cứ vào quy mô hoạt động

9
Theo căn cứ này, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành
viên được phân loại thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành
viên độc lập và công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thuộc
tập đoàn, nhóm công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên độc lập là
doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, nhân danh mình tham gia các quan hệ
kinh tế không chịu sự ràng buộc thỏa thuận liên kết.
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thuộc tập đoàn,
nhóm công ty là doanh nghiệp nằm trong cơ cấu tổ chức của một doanh
nghiệp lớn hơn bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về
lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin.
Căn cứ vào cách thức tổ chức, quản lý doanh nghiệp
Theo căn cứ này, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên

được phân loại thành doanh nghiệp tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên và
doanh nghiệp tổ chức theo mô hình Chủ tịch công ty. Mô hình Hội đồng thành viên
gồm Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và các Kiểm soát viên. Mô hình Chủ tịch
công ty gồm Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các Kiểm soát viên.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn
nhà nƣớc một thành viên.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện nay và Nghị định số
25/2010/NĐ-CP, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được
tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
Đối với mô hình Hội đồng thành viên cơ cấu tổ chức gồm có: Hội
đồng thành viên, Tổng giám đốc/Giám đốc và các Kiểm soát viên. Với mô
hình này, Chủ tịch hội đồng thành viên của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ được
chuyển đổi từ tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
không kiêm Tổng giám đốc.

10
Sơ đồ 1.1: Công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên









Nguồn: [13]

Đối với mô hình Chủ tịch công ty cơ cấu tổ chức gồm có: Chủ tịch
công ty, Tổng giám đốc/Giám đốc và các Kiểm soát viên. Với mô hình này,

Chủ tịch công ty có thể kiêm Tổng giám đốc.
Sơ đồ 1.2: Công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty








Nguồn: [13].
Chủ sở hữu
Hội đồng thành viên
Tổng giám đốc/
giám đốc
Chủ tịch
Hội đồng thành viên
Kiểm soát viên
Bổ nhiệm
Chỉ định
Bổ nhiệm
Giám sát
Giám sát
Giám sát
Giám sát
Tổng giám đốc/
giám đốc
Chủ tịch công ty
Kiểm soát viên
Bổ nhiệm

Giám sát
Giám sát
Chủ sở hữu
Bổ nhiệm
Giám sát

11
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty trách nhiệm
hữu hạn nhà nƣớc một thành viên.
Ở nước ta, sau ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm
1945, khi Nhà nước thực hiện việc quốc hữu hóa các cơ sở công nghiệp của
chế độ cũ đã xuất hiện các doanh nghiệp quốc gia và được định nghĩa là một
doanh nghiệp thuộc sở hữu quốc gia và do quốc gia điều khiển. Sau khi mô
hình và cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bắt đầu được áp dụng ở miền Bắc,
khu vực kinh tế quốc doanh được tổ chức thành các loại hình doanh nghiệp có
tên gọi khác nhau, như: Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực sản
xuất công nghiệp; nông trường quốc doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; lâm
trường trong lĩnh vực lâm nghiệp; công ty trong lĩnh vực thương nghiệp
Do có sự thay đổi nhất định về điều kiện kinh tế - xã hội và nhận thức
về cải cách nền kinh tế nên thuật ngữ Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh
được thay thế bằng thuật ngữ doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, Điều 1 Nghị
định 388/HĐBT ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà
nước quy định: "Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh doanh do Nhà nước
thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách là chủ sở hữu".
Năm 1995, doanh nghiệp nhà nước được xác định là "tổ chức kinh tế do
Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc
hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước
giao" [42, Điều 1]. Ngoài ra, doanh nghiệp nhà nước còn được quy định "có tư
cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn
bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý; có tên

gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam" [42, Điều 1].
Đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ
XXI, do thay đổi về chủ trương và đường lối của Đảng đối với hoạt động của
các doanh nghiệp nhà nước, nhiều quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước

12
năm 1995 đã không còn phù hợp với tình hình cải cách doanh nghiệp nhà
nước trên thực tế, đặc biết là quy định Nhà nước sở hữu 100% vốn của doanh
nghiệp. Trên thực tế đã xuất hiện nhiều mô hình doanh nghiệp mà trong đó
Nhà nước chỉ nắm giữ quyền chi phối, tức là sở hữu phần vốn trên 50% tổng
số vốn của doanh nghiệp thông qua hình thức góp vốn hoặc mua cổ phần
cũng như đã xuất hiện sự chuyển đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp nhà
nước như chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
công ty cổ phần. Do đó, vào đầu những năm 2000 đã xuất hiện quan điểm:
"Doanh nghiệp nhà nước không nhất thiết Nhà nước phải chiếm giữ quyền sở
hữu tuyệt đối mà có thể chỉ cần nắm giữ trên 50% cổ phần hoặc phần vốn góp
trong doanh nghiệp" [4, tr. 16]. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này cũng như
chính thức chấp nhận loại hình doanh nghiệp nhà nước như đã nêu, Luật
Doanh nghiệp nhà nước 2003 ra đời thay thế cho Luật Doanh nghiệp nhà
nước 1995. Kể từ đó, doanh nghiệp nhà nước được xác định "là tổ chức kinh
tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối,
được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn" [45, Điều 1].
Trong Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003, ngày 26 tháng 11 năm 2003,
lần đầu tiên thuật ngữ công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên
được chính thức sử dụng. Theo đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo Luật doanh
nghiệp [45, Điều 3].
Do yêu cầu phải cải cách nền kinh tế, tạo môi trường kinh doanh bình

đẳng, không phân biệt đối xử với các loại hình doanh nghiệp để thu hút nguồn
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và sức ép gia nhập Tổ chức Thương mại Thế

13
giới (WTO), năm 2005, Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp 2005 thay thế
cho Luật doanh nghiệp 1995 và Luật doanh nghiệp nhà nước 2003.
Trong đó: Thực hiện theo lộ trình chuyển đổi hằng năm, nhưng
chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các
công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà
nước năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc
công ty cổ phần theo quy định của Luật này [47, Điều 166].
Để thực hiện việc chuyển đổi này, Nhà nước đã ban hành nhiều
văn bản pháp lý để quy định về mô hình tổ chức và hoạt động của công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ví dụ như Nghị định
25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi công ty nhà nước sang công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, Thông tư
117/2010/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, Nghị định
61/2013/NĐ-CP về việc ban hành quy chế giám sát tài chính và đành giá
hoạt động và công khai tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm
chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước… Với những quy định này,
thuật ngữ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm
chủ sở hữu được sử dụng và thay thế cho thuật ngữ Công ty trách nhiệm
hữu hạn nhà nước một thành viên. Tuy nhiên, đây chỉ là sự khác nhau về
tên gọi, về bản chất doanh nghiệp nhà nước được tổ chức theo mô hình
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.



14
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ
GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƢỚC MỘT THÀNH VIÊN Ở VIỆT NAM.
1.2.1. Khái niệm vốn.
1.2.1.1. Khái niệm vốn.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào đều
gắn liền với vốn, không có vốn thì không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh được, chính vì vậy, người ta thường nói vốn là chìa khóa để mở rộng và
phát triển kinh doanh. Trước hết vốn là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp
và là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh. Theo Luật doanh
nghiệp hiện hành, để bắt đầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng ký
kinh doanh, trong đó có đăng ký về vốn điều lệ. Đối với công ty trách nhiệm
hữu hạn nhà nước một thành viên tại Thông tư 117/2010/TT-BTC, Vốn điều lệ
là là mức vốn cần thiết được chủ sở hữu cam kết đầu tư để thực hiện nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh của công ty và được ghi trong Điều lệ công ty. Việc xác
định vốn điều lệ công ty theo quy định sau đây:
(i) Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại
thời điểm chuyển đổi được xác định là số vốn chủ sở hữu thực có sau khi xử
lý tài chính;
(ii) Vốn điều lệ của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
thành lập mới được xác định trong phương án thành lập công ty được cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Mức vốn điều lệ được xác định bằng 30% tổng mức
vốn đầu tư để đảm bảo cho công ty hoạt động bình thường theo quy mô, công
suất thiết kế;
(iii) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đang hoạt động có
nhu cầu tăng vốn điều lệ: Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát
triển và nguồn bổ sung vốn điều lệ, chủ sở hữu phê duyệt tăng vốn điều lệ cho

15

công ty; đối với công ty độc lập trực thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, công ty mẹ trong Tập đoàn, Tổng công ty, công ty
hoạt động theo mô hình mẹ - con, chủ sở hữu phê duyệt vốn điều lệ sau khi có
ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính [6, Điều 2].
1.2.1.2. Cơ cấu vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một
thành viên.
Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn của doanh nghiệp được phân chia
thành vốn của chủ sở hữu và vốn nợ. Vốn của chủ sở hữu hình thành từ vốn
góp khi thành lập doanh nghiệp và gia tăng từ lợi nhuận sau thuế trong quá
trình kinh doanh. Vốn nợ của doanh nghiệp dưới hình thức phát hành trái
phiếu, vay từ tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức, cá nhân khác.
Vốn của chủ sở hữu
Khi nhà nước đầu tư thành lập doanh nghiệp, vốn của chủ sở hữu ban
đầu được xác định dựa trên quyết định giao vốn để hình thành vốn điều lệ của
doanh nghiệp. Trong trường hợp vốn điều lệ chưa được góp đủ thì vốn của
chủ sở hữu là vốn thực góp của Nhà nước. Trong quá trình kinh doanh, vốn
chủ sở hữu có thể gia tăng bằng việc trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế
của doanh nghiệp. Vốn điều lệ có thể tăng lên theo quyết định của cơ quan có
thẩm quyền về chuyển phần lợi nhuận/phần vốn của nhà nước hoặc điều
chuyển vốn từ doanh nghiệp khác, hoặc chuyển từ Quỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh
nghiệp do Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn của Nhà nước quản lý và
sử dụng theo quy định của pháp luật. Ngoài nguồn vốn trên, doanh nghiệp có
thể được quản lý, sử dụng đất đai và các tài sản khác do Nhà nước giao.
Những tài sản này được doanh nghiệp sử dụng trong quá trình kinh doanh,
đây chính là lợi thế kinh doanh về tài sản của các công ty nhà nước so với các
công ty khác không được giao quản lý vốn và tài sản của Nhà nước.

16
Trong trường hợp công ty kinh doanh có lãi, phần lợi nhuận được
phân chia theo vốn công ty tự huy động và phần vốn đầu tư của Nhà nước. Có

thể thấy lợi nhuận phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty có thể gia
tăng lợi ích của chủ sở hữu Nhà nước trong hoạt động đầu tư và làm gia tăng
vốn của chủ sở hữu tại công ty thông qua quyết định tăng vốn điều lệ của
công ty bằng lợi nhuận để lại của Nhà nước. Phần lợi nhuận phát sinh từ phần
vốn tự huy động được sử dụng để trích lập các quỹ làm gia tăng vốn chủ sở
hữu Nhà nước tại doanh nghiệp.
Vốn nợ của doanh nghiệp
Vốn nợ là vốn mà doanh nghiệp vay các tổ chức, cá nhân hoặc mua
chịu hàng hóa hoặc dịch vụ của đối tác. Thông thường, các doanh nghiệp có
thể vay tổ chức tín dụng, chiết khấu giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng hoặc
được ứng tiền qua tài khoản. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể vay của các doanh
nghiệp, công ty bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân khác thông qua hợp đồng vay
hoặc phát hành trái phiếu.
Về nguyên tắc, doanh nghiệp có thể vay vốn để bổ sung vốn hoạt
động hoặc đầu tư dự án. Vốn vay dài hạn trên một năm thường dùng để đầu tư
vào tài sản cố định, còn vốn vay ngắn hạn dưới một năm dùng để bổ sung vốn
lưu động.
Hợp đồng tín dụng giữa doanh nghiệp và tổ chức tín dụng về bản chất
là hợp đồng vay tài sản được quy định trong luật dân sự, tuy nhiên do đặc thù
của tổ chức tín dụng huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân trong nền
kinh tế để cho vay nên việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng phải tuân
theo Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm đảm
bảo an toàn trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng.
Trên thực tế, khoản vay chủ yếu của doanh nghiệp là vay từ ngân hàng
thương mại. Tùy từng trường hợp, ngân hàng thương mại có thể buộc doanh

17
nghiệp phải có tài sản đảm bảo. Doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản của
chính mình để bảo đảm cho khoản vay hoặc nhận bảo lãnh của các doanh
nghiệp, tổ chức tín dụng khác để vay vốn từ các ngân hàng thương mại.

Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu là hình thức áp dụng phổ biến
ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Ở nước ta, hình thức phát
hành này thường được các doanh nghiệp có uy tín thực hiện. Trong phát hành
trái phiếu, doanh nghiệp chủ động quyết định khoản vay, mệnh giá trái phiếu,
lãi suất vay trên cơ sở của pháp luật. Việc phát hành trái phiếu phải đáp ứng
các điều kiện phát hành theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi
của người sở hữu trái phiếu. Cũng giống như vay vốn từ ngân hàng, vấn đề
bảo đảm khả năng hoàn trả vốn đặt ra, theo đó doanh nghiệp có thể phát hành
trái phiếu có bảo đảm bằng tài sản của chính doanh nghiệp của mình hoặc
được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
1.2.2. Pháp luật giám sát hoạt động sử dụng vốn là gì?
Thuật ngữ"giám sát” được sử dụng gắn với chủ thể giám sát như Quốc
hội, giám sát của cơ quan trong nội bộ doanh nghiệp, giám sát của chủ nợ
hoặc gắn với đối tượng giám sát như giám sát hoạt động ngân hàng, giám sát
ngân sách nhà nước, giám sát hoạt động sử dụng vốn [33, tr. 153].
Giám sát tài chính là việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra, đánh giá các
vấn đề về tài chính, chấp hành chính sách pháp luật về tài chính của doanh
nghiệp [19, Khoản 1 Điều 4]. Về nguyên tắc, hoạt động giám sát tài chính
được tiến hành bởi cơ quan chủ sở hữu, cơ quan quản lý hoặc cơ quan chuyên
trách là ban kiểm soát. Hơn thế nữa, bên cạnh tổ chức kiểm soát được thiết
lập hỗ trợ cho hoạt động điều hành, doanh nghiệp có thể thuê công ty kiểm
toán hoặc kiểm toán viên thực hiện kiểm tra, xem xét các vấn đề tài chính
theo yêu cầu. Đối tượng của hoạt động giám sát tài chính là các thông tin
trong báo cáo tài chính về tình trạng sử dụng vốn, tài sản, doanh thu, chi phí,

×