Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823 KB, 112 trang )


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT



NGUYN TH NH HUYN




PHáP LUậT Về BảO Vệ TàI NGUYÊN DU LịCH
ở VIệT NAM



LUN VN THC S LUT HC





H NI - 2014

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT



NGUYN TH NH HUYN




PHáP LUậT Về BảO Vệ TàI NGUYÊN DU LịCH
ở VIệT NAM

Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó s: 60 38 01 07


LUN VN THC S LUT HC


Cỏn b hng dn khoa hc: PGS.TS. V THU HNH


H NI - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN



Nguyễn Thị Như Huyền

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục

MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
DU LỊCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 7
1.1. Những vấn đề chung về bảo vệ tài nguyên du lịch 7
1.1.1. Tài nguyên du lịch 7
1.1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên du lịch 13
1.2. Những vấn đề chung về pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch 18
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch 18
1.2.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch 20
1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật bảo vệ tài nguyên du
lịch ở Việt Nam 35
Kết luận chương 1 43

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI
HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU
LỊCH Ở VIỆT NAM 44
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch 44
2.1.1. Những ưu điểm của pháp luật trong bảo vệ tài nguyên du lịch 44
2.1.2. Những hạn chế của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch 57
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch 66

2.2.1 Những kết quả đạt được trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ
tài nguyên du lịch 66
2.2.2 Những hạn chế trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên
du lịch 77
2.2.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ tài
nguyên du lịch 81
Kết luận chương 2 84

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
VIỆT NAM 85
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên
du lịch 85
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài
nguyên du lịch ở Việt Nam 90
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch 90
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về quyền và trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch 91
3.2.3. Hoàn thiện các quy chuẩn về tài nguyên du lịch 92
3.2.4. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm pháp lý đối với các vi
phạm pháp luật về tài nguyên du lịch 93
3.3. Một số giải pháp khác nhằm tăng hiệu quả bảo vệ tài nguyên
du lịch ở Việt Nam 95
3.3.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch 95
3.3.2. Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch 98
Kết luận chương 3 102
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, cùng với sự phát triển của những ngành công nghiệp khác thì du lịch đã dần
trở thành ngành kinh tế quan trọng, là ngành mũi nhọn, mang lại hiệu quả kinh tế
- xã hội và môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nước có nền văn hóa lâu đời và giàu tiềm
năng về du lịch. Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên
cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền
thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước, góp phần thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoạt động du lịch thu hút sự
tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu
nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp
đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng
đồng dân cư địa phương.
Du lịch là ngành kinh tế có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên
du lịch chính là đối tượng, sức hút, động cơ thúc đẩy đi du lịch của du khách;
là những nguồn lực quan trọng nhất, mang tính quyết định sự phát triển ngành
Du lịch; là cơ sở để hình thành, phát triển các hệ thống lãnh thổ du lịch.
Thực tế tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy,
các địa phương, các quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng
và đặc sắc, có mức tập trung cao, được quản lý, quy hoạch, khai thác, bảo vệ,
tôn tạo hợp lý, có định hướng thì sẽ có ngành Du lịch phát triển bền vững, đạt
hiệu quả cao. Ngược lại những quốc gia, vùng có nguồn tài nguyên đa dạng,
đặc sắc nhưng không được quy hoạch, khai thác, bảo vệ… thì sẽ làm cho
nguồn tài nguyên bị suy kiệt và hiệu quả kinh doanh du lịch thấp. Hiện nay,



2
tài nguyên - môi trường du lịch của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới
đang bị tác động tiêu cực bởi việc khai thác cho du lịch, phát triển kinh tế - xã
hội làm cho các tài nguyên dần cạn kiệt và suy thoái dần, làm ảnh hưởng đến
sự phát triển bền vững của ngành Du lịch cũng như các ngành kinh tế khác.
Do vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của tài nguyên du lịch đối với hoạt
động phát triển du lịch như vậy nên việc bảo vệ tài nguyên du lịch là vấn đề
đáng được quan tâm hiện nay, đặc biệt khi những yêu cầu về phát triển du lịch
bền vững được đặt lên hàng đầu trong các chính sách, chiến lược, chương trình
hành động quốc gia về du lịch. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về bảo
vệ tài nguyên du lịch chưa được quan tâm tương xứng với yêu cầu đặt ra hiện
nay như: nhiều hoạt động thực tiễn chưa được Luật Du lịch điều chỉnh, nhiều
vấn đề Luật đề cập không cụ thể, hoặc chưa phù hợp với thực tế. Chính điều
này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo vệ tài nguyên du lịch nước ta.
Mặt khác, có thể thấy du lịch muốn phát triển bền vững thì song song
với nó luôn cần có sự tồn tại của các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên
nhân văn và môi trường. Do đó mà sự phát triển của du lịch luôn có mối
liên hệ mật thiết với tài nguyên và môi trường du lịch. Việc khai thác các
tài nguyên du lịch và phát triển các hoạt động du lịch luôn gắn liền và có sự
tác động qua lại với môi trường du lịch. Hiện nay, tài nguyên du lịch ở các
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang bị những tác động tiêu cực
của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, có nguy cơ giảm sút và suy thoái,
ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch. Do vậy, để tăng cường
vai trò của tài nguyên du lịch đòi hỏi Việt Nam cần từng bước nâng cao
hiệu quả của các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường
trong lĩnh vực du lịch. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch cần được xây
dựng hoàn thiện, là khung pháp lý vững chắc để tăng cường công tác bảo
vệ tài nguyên du lịch hơn nữa.



3
Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về bảo vệ tài
nguyên du lịch ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình
với mong muốn đóng góp những ý kiến để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài
nguyên trên đất nước Việt Nam nói chung và bảo vệ tài nguyên du lịch của
Việt Nam nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài “Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam” là một
trong những đề tài khoa học mang tính nhân văn sâu sắc. Liên quan đến lĩnh
vực tài nguyên du lịch đã được nhiều tác giả nghiên cứu, từ nghiên cứu lý
luận cho đến nghiên cứu thực tiễn như:
- Trần Phong Bình, “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du
lịch ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội, 2009.
- Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, “Nghiên cứu đánh giá tác
động của hoạt động du lịch đến môi trường (lấy ví dụ thành phố Vũng Tàu)”,
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị môi trường toàn quốc, Hà Nội, 2003.
- Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn
Bình, Nguyễn Ngọc Khán, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nhà
xuất bản Giáo dục, 2000.
- Vũ Tuấn Cảnh, “Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam với chiến lược
quản lý tài nguyên và môi trường”, Tuyển tập Báo cáo Hội thảo lần thứ nhất
về: “Đánh giá tác động môi trường”, Trung tâm Khoa học công nghệ và Công
nghệ Quốc gia, Hà Nội, 6 - 7/6/1997.
- Phạm Trung Lương, “Điều tra nghiên cứu tác động của hoạt động du
lịch về tài nguyên thiên nhiên và môi trường - Phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu”, Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch Hà Nội, 1996.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến một số



4
khía cạnh của tài nguyên du lịch, như khía cạnh kinh tế, xã hội của tài nguyên
du lịch; mối quan hệ giữa du lịch với tài nguyên và môi trường… mà chưa đi
sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở
nước ta. Dù vậy, các công tình nghiên cứu trên đây là những tài liệu tham
khảo có giá trị đối với việc nghiên cứu đề tài của luận văn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của việc nghiên cứu đề tài là đề xuất được các giải
pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch, qua đó góp phần hạn
chế tác động tiêu cực đến tài nguyên du lịch của đất nước.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về tài nguyên du lịch, pháp luật về bảo
vệ tài nguyên du lịch.
- Đánh giá đúng thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về
bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam.
- Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài
nguyên du lịch Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta hiện nay về pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch. Ngoài ra, còn
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp
phân tích, so sánh, thống kê, diễn dịch, dự báo khoa học để rút ra các kết luận
mang tính chính xác, có ý nghĩa cho luận văn.
5. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả nêu khái quát một số vấn đề
lý luận về tài nguyên du lịch, pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch; phân tích



5
các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch và đánh giá thực trạng
thực hiện chúng trên thực tế. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật, góp phần bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam. Như vậy, việc bảo
vệ tài nguyên du lịch bằng pháp luật cần được triển khai ở cả khía cạnh xây
dựng pháp luật và thực tế thực hiện pháp luật với những cách thức, biện pháp
đa dạng, phong phú, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. Cụ thể đề tài dự
kiến có những đóng góp sau:
- Trong Chương 1, đề tài tập trung làm rõ vai trò của việc bảo vệ tài nguyên
du lịch trong mối quan hệ với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và yêu cầu bảo vệ
chất lượng môi trường; sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên du lịch bằng pháp luật
và khái quát được hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch.
- Trong Chương 2, đề tài tập trung đánh giá thực trạng pháp luật và
thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch Việt Nam, gồm đánh
giá ưu điểm, hạn chế về nội dung và hình thức của pháp luật bảo vệ tài
nguyên du lịch; đánh giá kết quả, hạn chế khi thi hành pháp luật về bảo vệ tài
nguyên du lịch và nêu được nguyên nhân của bất cập, hạn chế đó.
- Trong Chương 3, từ những kết quả nghiên cứu của Chương 1 và
Chương 2, đề tài đưa ra các giải pháp, kiến nghị mới nhằm hoàn thiện pháp
luật về bảo vệ tài nguyên du lịch, đặc biệt ở khía cạnh quy định trách nhiệm
của cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch; rà soát cơ chế
thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên
du lịch và tuyên truyền pháp luật để bảo vệ tài nguyên du lịch Việt Nam.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định cụ thể của pháp luật
về bảo vệ tài nguyên du lịch và các hoạt động thực tiễn thi hành pháp luật về
bảo vệ tài nguyên du lịch



6
6.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong
phạm vi nước Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu:
+ Giai đoạn từ năm 1960- 1999, với sự ra đời của các văn bản pháp lý
đầu tiên về du lịch, đặc biệt là Pháp lệnh du lịch - Văn bản pháp lý đầu tiên
thống nhất các quy định về du lịch.
+ Giai đoạn từ 1999 đến nay, với những bước phát triển lớn của pháp
luật du lịch, đánh dấu bằng sự ra đời của Luật Du lịch 2005. Đây là văn bản
pháp lý quan trọng quy định về bảo vệ tài nguyên du lịch.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật du lịch và pháp luật về
bảo vệ các nguồn tài nguyên trong mối liên hệ với hoạt động du lịch. Trên cơ
sở đó, đề ra các giải pháp pháp lý về bảo vệ tài nguyên du lịch Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về bảo vệ tài nguyên du lịch, pháp luật
bảo vệ tài nguyên du lịch.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo
vệ tài nguyên du lịch Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo
vệ tài nguyên du lịch Việt Nam.







7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH,
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

1.1. Những vấn đề chung về bảo vệ tài nguyên du lịch
1.1.1. Tài nguyên du lịch
Theo tác giả Phạm Trung Lương và Đặng Duy Lợi đã định nghĩa trong
cuốn sách “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” thì “Tài nguyên hiểu
theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông
tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan, mà con người có thể
sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình” [10, tr.5].
Với PGS.TS. Trần Đức Thanh thì:
Tài nguyên là tất cả những nguồn thông tin, vật chất, năng lượng
được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài
người. Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những
công trình, những sản phẩm do bàn tay khối óc của con người làm
nên, những khả năng của loài người,… được sử dụng phục vụ cho sự
phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng [21, tr.56].
Như vậy, tài nguyên có thể được hiểu là những gì thuộc về tự nhiên,
hay là những sản phẩm do con người tạo ra, có thể được con người sử dụng
vào phát triển kinh tế và xã hội để tạo ra hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trường trong quá trình phát triển của xã hội loài người.
Xã hội loài người ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống ngày càng
tăng kéo theo nhu cầu khai thác tài nguyên phục vụ cho các hoạt động phát
triển cũng ngày càng tăng cao. Mỗi ngành nghề khác nhau lại có yêu cầu khác
nhau trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, nên việc phân chia các
nhóm nguồn tài nguyên phục vụ cho từng lĩnh vực cũng có xu hướng ngày



8
càng cụ thể, chi tiết hơn. Sự phân biệt rõ chức năng của mỗi nguồn tài nguyên
phù hợp với từng lĩnh vực là nhằm giúp cho công tác quản lý các nguồn tài
nguyên được thuận lợi, hiệu quả hơn và tài nguyên du lịch cũng được tiếp cận
theo hướng đó.
Nguyễn Minh Tuệ cho rằng:
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng
các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí
tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những
tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho
việc sản xuất dịch vụ du lịch [23, tr.33].
Luật Du lịch năm 2005 quy định:
Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự
nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con
người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng
nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm
du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [14, Điều 4, Khoản 4].
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch
tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh
thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài
nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn
nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình
lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể
khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch có thể
thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân. Cụ thể:
1.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi

trường tự nhiên bao quanh chúng ta được khai thác sử dụng để phục vụ cho


9
hoạt động du lịch. Các tài nguyên du lịch tự nhiên luôn gắn liền với các điều
kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, được khai thác đồng
thời với tài nguyên du lịch nhân văn.Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm:
- Tài nguyên địa hình
Địa hình là thành phần quan trọng của tự nhiên, nơi diễn ra các hoạt
động của con người. Đối với hoạt động du lịch, các dạng địa hình tạo nên
phong cảnh, một yếu tố quan trọng để hình thành nên các tài nguyên khác.
Các địa hình đặc biệt có sức hấp dẫn khách du lịch là: địa hình Karst, địa hình
bờ biển, địa hình hải đảo,…
Địa hình Karst: chiếm khoảng 60.000 km
2
tập trung chủ yếu ở Việt
Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, với các dạng Karst hang động,
Karst ngập nước và Karst đồng bằng. Địa hình Karst tạo nên những điểm du
lịch hấp dẫn với hệ thống các hang động, núi đá vôi,…
Địa hình bờ biển: Bờ biển nước ta dài khoảng 3.260 km với nhiều cảnh
quan phong phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm đẹp là một tiềm năng rất có giá trị
cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. Các bãi biển nổi tiếng như:
Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Văn
Phong (Nha Trang), Mỹ Khê (Đà Nẵng)…
Địa hình hải đảo: Nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó
nhiều đảo có cảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch như:
Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Lý
Sơn (Quảng Ngãi)….
- Tài nguyên khí hậu
Tài nguyên khí hậu là sự tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất

không khí, tốc độ gió, hướng gió, bức xạ nhiệt. Các yếu tố của khí hậu thay
đổi theo không gian từ xích đạo đến hai cực, theo độ cao, theo thời gian (tính
theo mùa), có mối quan hệ chặt chẽ với địa hình, vị trí địa lý, thủy văn và sinh
vật, hoạt động sản xuất và đời sống của con người [25, tr.43].


10
Khí hậu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, không khí, lượng mưa, gió,
bức xạ mặt trời. Những nơi có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tài nguyên khí hậu phục vụ cho phát
triển các loại hình du lịch và quyết định tính thời vụ của nhiều loại hình du lịch.
- Tài nguyên nước
Tài nguyên nước bao gồm nước mặt và nước ngầm. Đối với hoạt
động du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất to lớn, bao gồm: đại dương,
biển, hồ, sông, suối, thác,… Nước mặt góp phần tạo môi trường không khí
mát mẻ, thoáng, tạo phong cảnh đẹp. Các mặt nước ven bờ như bãi biển,
ven hồ, các dòng sông thường được sử dụng để tắm, phát triển các hoạt
động thể thao dưới nước.
So với nước mặt, nước ngầm bao gồm các điểm nước khoáng, suối
nước nóng là tài nguyên thiên nhiên quý giá để phát triển các loại hình du lịch
nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Trong đó, nước khoáng là nước thiên nhiên chứa một
số thành phần vật chất đặc biệt, các nguyên tố hóa học, các khí, các nguyên tố
phóng xạ và có tính chất vật lý như nhiệt độ cao, độ Ph có tác dụng sinh lý
với con người.
- Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật bao gồm nguồn động vật, thực vật tiêu biểu có
thể phục vụ phát triển du lịch. Ngày nay, khi áp lực từ cuộc sống, công việc
ngày càng tăng khiến cho con người thường rơi vào trạng thái bức bối,
căng thì nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí ngày càng trở nên cấp thiết cùng với thị
yếu đi du lịch ngày càng phong phú. Du khách mong muốn được chiêm

ngưỡng những cảnh quan sinh thái, những hệ động, thực vật phong phú,
mang tính thẩm mĩ cao để thỏa mãn tính giải trí, có được cảm giác thư thái.
Trong hoạt động tham quan du lịch thì tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặc
biệt, chính nó có thể mang đến cho những người chiêm ngưỡng, tận hưởng


11
nó cảm giác thoải mái tinh thần, thỏa mãn trí tò mò của họ. Điều đó là
nguyên nhân chính thu hút khách du lịch, vì thế tính đa dạng sinh học sự
bảo tồn được nhiều nguồn gen, tạo phong cảnh đẹp, thơ mộng cần được
bảo vệ, tu bổ và khai thác hợp lý để phát triển bền vững.
1.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng và hiện tượng xã hội
cùng các giá trị văn hóa, lịch sử của chúng có sức hấp dẫn du khách và
được khai thác để kinh doanh du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn được
chia thành hai loại là tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du
lịch nhân văn phi vật thể:
- Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể là các di tích lịch sử văn hóa -
những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị
điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra để
lại. Theo các giá trị khác nhau, các di tích lịch sử văn hóa được đánh giá, xếp
hạng theo các cấp bậc khác nhau. Di sản văn hóa được coi là sự kết tinh của
những sáng tạo văn hóa của một dân tộc. Các di sản văn hóa khi được công
nhận là các di sản văn hóa thế giới của quốc gia thì sẽ trở thành nguồn tài
nguyên du lịch nhân văn vô giá, có sức hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là
khách du lịch quốc tế như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An,…
Bên cạnh đó, còn có các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và địa
phương. Di tích khảo cổ học là các di khảo cổ có thể bị vùi lấp trong lòng đất
hoặc ở trên mặt đất bao gồm di chỉ mộ táng, những công trình kiến trúc cổ.

Các di tích lịch sử văn hóa là những công trình ghi nhận các sự kiện, các địa
điểm lịch sử tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của
mình. Các di tích văn hóa nghệ thuật là các di tích gắn với các công trình kiến
trúc có giá trị, những di tích này chứa cả những giá trị kiến trúc nghệ thuật và
những giá trị văn hóa phi vật thể.


12
Trong số các tài nguyên du lịch nhân văn thì các di sản văn hóa có vị trí
đặc biệt. Các di sản văn hóa được chia thành di sản văn hóa vật thể và di sản
văn hóa phi vật thể. Còn danh lam thắng cảnh là những nơi có phong cảnh
thiên nhiên tuyệt đẹp và thường có những giá trị do con người sáng tạo ra gắn
liền với phong cảnh thiên nhiên.
Ngoài các di tích, danh lam thắng cảnh trên thì các công trình kiến trúc
nghệ thuật, thư viện, bảo tàng, nhà lưu niệm, rạp hát, công viên, các món ăn
truyền thống, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng là những tài nguyên du
lịch có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
- Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
Luật Di sản văn hóa năm 2001 quy định:
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu
truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu
truyền khác bao gồm chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học, ngữ văn, truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, lễ hội,
bí quyết về thủ công truyền thống, tri thức về y dược cổ truyền, về
văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri
thức dân gian khác [11, Điều 4, Khoản 1].
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tập thể của nhân dân diễn ra vào
thời điểm cố định trong năm nhằm để kỉ niệm một sự kiện lịch sử, chính trị,
văn hóa hay tôn giáo của cộng đồng. Lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.

Ở phần nghi lễ với những nghi thức trang trọng nhằm bày tỏ sự tôn kính với
các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa,… Còn
phần hội thường diễn ra những hoạt động biểu tượng điển hình của tâm lý
cộng đồng văn hóa dân tộc.
Nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm độc đáo mang giá trị
nghệ thuật, thể hiện sự khéo léo của người lao động, tâm tư tình cảm của họ.


13
Nghề thủ công truyền thống luôn được bảo tồn, phát huy từ đời này sang đời
khác của các gia đình, các làng, các địa phương. Hiện nay du lịch phát triển ở
các làng nghề đang ngày một tân tiến, đa dạng.
Các tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể khác như phong tục tập
quán, nghệ thuật hát múa, diễn xướng dân gian, trang phục truyền thống dân
tộc,… tạo sức hút đối với khách du lịch đều được coi là nguồn tài nguyên
phục vụ cho phát triển du lịch. Phát triển các nguồn tài nguyên du lịch quý giá
trên tạo điều kiện cho ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội Việt Nam nói
chung ngày một đi lên hơn nữa.
1.1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên du lịch
Từ những phân tích trên cho thấy tài nguyên du lịch có giá trị quan
trọng và rất cần thiết cho sự phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của
các quốc gia trong đó có Việt Nam. Để phát huy ở mức cao nhất các tác dụng
của tài nguyên du lịch thì việc bảo vệ nguồn tài nguyên này vừa là đòi hỏi
mang tính khách quan vừa là yêu cầu của công tác quản lý nhà nước trong
lĩnh vực du lịch.
Theo cách hiểu phổ thông thì bảo vệ tài nguyên du lịch là việc chống lại
mọi sự hủy hoại, xâm phạm đến các loại tài nguyên du lịch để giữ cho tài
nguyên du lịch được nguyên vẹn đúng như giá trị của nó. Còn từ phương diện
quản lý thì bảo vệ tài nguyên du lịch là việc xác định một cách có căn cứ các
nguồn tài nguyên du lịch cần bảo vệ; xác định trách nhiệm của Nhà nước;

quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác
hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững.
Nói cách khác, bảo vệ tài nguyên du lịch là việc áp dụng đồng bộ các giải pháp
về tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, pháp lý nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy có hiệu
quả cao nhất giá trị của các tài nguyên du lịch. Bảo vệ tài nguyên du lịch là
trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức và cá nhân.


14
Sở dĩ tài nguyên du lịch cần phải được bảo vệ là vì những lý do sau:
Thứ nhất, bảo vệ tài nguyên du lịch có ý nghĩa quyết định đối với phát
triển du lịch.
Tài nguyên du lịch là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát
triển của du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản
phẩm du lịch. Sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự
phong phú và đa dạng của sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch càng độc đáo,
đặc sắc thì giá trị của sản phẩm du lịch và độ hấp dẫn khách du lịch càng tăng.
Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để duy trì và phát triển các loại
hình du lịch. Trong quá trình phát triển du lịch, để không ngừng đáp ứng các
yêu cầu và thỏa mãn các mục đích của du khách, các loại hình du lịch mới cũng
không ngừng xuất hiện và phát triển. Các loại hình du lịch ra đời đều phải dựa
trên cơ sở của tài nguyên du lịch. Sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã làm
cho các yếu tố điều kiện tự nhiên, xã hội trở thành tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng tổ chức lãnh
thổ du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về mặt không gian
của các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau cấu tạo nên nó. Các yếu tố đó là
khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch, đội ngũ cán bộ công nhân viên, tổ chức điều hành và quản lý du lịch.
Tài nguyên du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ
du lịch, cũng là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch

nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch, tạo điều kiện để có thể khai thác một cách
hiệu quả nhất các tiềm năng của nó. Tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý sẽ góp
phần tạo nên hiệu quả cao trong việc khai thác các tài nguyên du lịch nói
riêng cũng như trong mọi hoạt động du lịch nói chung.
Thứ hai, bảo vệ tài nguyên du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá
trình lưu giữ các di tích lịch sử và giá trị bản sắc văn hóa riêng của dân tộc.
Di tích lịch sử văn hoá là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá


15
lâu đời của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc
trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước
hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ
phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá nhân loại.Với những giá trị như trên,
các di tích lịch sử văn hoá là bộ phận đặc biệt trong cơ cấu "tài nguyên du
lịch". Các di tích đó, cả về mặt nội dung lẫn hình thức, đều có khả năng tạo
nên sức hấp dẫn mạnh mẽ. Việc bảo tồn, lưu giữ tài nguyên du lịch góp phần
giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền khác nhau.
Thứ ba, giữa tài nguyên du lịch với sự phát triển kinh tế - xã hội quốc
gia có mối quan hệ tương hỗ.
Phát triển du lịch mang lại nhiều lợi ích cho mỗi quốc gia. Nếu có một
nguồn tài nguyên du lịch phong phú có thể giúp quốc gia đó phát triển các loại
hình du lịch đa dạng, mạng lại nguồn thu nhập cao, qua đó tạo điều kiện cho
kinh tế - xã hội phát triển. Hơn thế nữa, du lịch không những tạo ra của cải và
việc làm cho nội bộ ngành Du lịch mà còn cho cả những ngành khác nữa. Vào
thời điểm nhiều ngành kinh tế phải đối mặt với những khó khăn về tiêu dùng
trong nước thì du lịch không những trực tiếp mang lại doanh thu từ xuất khẩu,
mà còn gián tiếp tác động đáng kể thông qua chuỗi giá trị to lớn của ngành.
Mặt khác, du lịch còn giúp giảm nghèo và hỗ trợ phát triển. Du lịch
chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển và chính

các quốc gia này với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ được hưởng
lợi từ phát triển du lịch. Du lịch ngày càng trở thành một công cụ hiệu quả hỗ
trợ phát triển. Có thể nói, du lịch đóng góp quan trọng và phát triển kinh tế
bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Một báo cáo của ông Taleb Rifai, Tổng
thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) trong bài phát biểu tại Diễn đàn
Kinh tế mới diễn ra vào ngày 23 tháng 01 năm 2013 tại thủ đô Madrid, Tây
Ban Nha đã xác định du lịch là 1 trong 10 ngành góp phần quan trọng vào


16
“xanh hóa” nền kinh tế toàn cầu. Nếu được đầu tư thích đáng, du lịch có thể là
nhân tố then chốt dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng xanh hóa thông qua
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm, đồng thời nâng cao hiệu quả
sử dụng tài nguyên, giảm nguy cơ suy thoái môi trường và nâng cao nhận
thức về môi trường cho khách du lịch [33].
Mặt khác, một nền kinh tế - xã hội phát triển thì việc đầu tư cho cơ sở
vật chất, kĩ thuật hiện đại cho việc bảo tồn, trùng tu, bảo vệ các nguồn tài
nguyên du lịch sẽ có hiệu quả cao hơn. Việc quảng bá hình ảnh du lịch của
đất nước cũng sẽ được lan truyền rộng rãi hơn, chuyên nghiệp hơn nữa.
Thứ tư, ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch của
đất nước.
Nước ta có một nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Tuy
nhiên, nếu con người không biết bảo vệ, giữ gìn nó thì tài nguyên du lịch sẽ
ngày bị mai một dần, sẽ mất đi bản sắc riêng của mỗi vùng miền. Đại đa số
người dân đều đã có ý thức giữ gìn và phát triển tài nguyên du lịch như tôn
tạo di tích đình chùa, giữ gìn nét truyền thống của làng nghề,… Tuy nhiên,
vẫn còn tồn tại một bộ phận người dân thiếu ý thức trong việc bảo vệ, giữ
gìn các tài nguyên du lịch sẵn có như: một số kẻ xấu đã ăn cắp cổ vật tại các
di tích và tiến hành thu gom nhiều vật quý trong cộng đồng để móc nối,
buôn bán với các du khách nước ngoài. Ví dụ: ba pho tượng Phật bằng đồng

của chùa Chân Tiên trên phố Bà Triệu, thành phố Hà Nội đã bị kẻ gian đột
nhập lấy mất [26], hay việc sử dụng sự chủ quan của khách du lịch để móc
túi, trộm cắp đồ, lèo kéo khách hàng, những hành vi dụ dỗ khách vào những
loại hình văn hóa đồ trụy
Hay tại nhiều khu di tích, du khách đã viết tên, khắc tên lên các bộ phận di
tích một cách bừa bãi. Bụi bặm, khói xăng dầu, rác thải gây ô nhiễm, ảnh hưởng
không ít đến di tích. Mặt khác, trách nhiệm bảo vệ giữ gìn các di tích, tài nguyên


17
du lịch không được phân công rõ ràng và sự phối hợp giữa nhà chức trách với
người sử dụng, khai thác còn lỏng lẻo. Hiện tượng đó dẫn đến tình trạng khai
thác bừa bãi, vô trách nhiệm hoặc bỏ mặc cho các di tích xuống cấp.
Bên cạnh đó, việc đầu tư nâng cấp các di tích với tư cách là một sản
phẩm du lịch chưa được triển khai trong một quy chế chặt chẽ và toàn diện,
trong đó có tính đến yếu tố du lịch. Còn phổ biến tình trạng giao khoán cải tạo
thậm chí được phó mặc cho những người quản lý, đầu tư tự sáng tạo theo ý
mình trong trùng tu, tôn tạo, xây mới bằng các biện pháp chặt cây, phá núi;
xây bậc xi măng thay cho vẻ đẹp của đất và đá tự nhiên; thay gạch, bê tông
cho các cấu kiện gỗ; dùng sơn công nghiệp thay cho sơn thủ công trong trang
trí kiến trúc làm mất đi vẻ đẹp ban đầu, mất đi những “phần hồn” của các di
tích như trường hợp chùa Trấn Quốc, chùa Thiên Phúc (Cửa Nam), chùa Kim
Liên, đình Yên Phụ, chùa Hương, đền Voi Phục, phủ Tây Hồ đều ở Hà Nội
Những lỗ hổng trong cách quản lý đó dẫn đến hậu quả khôn lường, không
những không có tác dụng thu hút du khách mà ở một chừng mực nhất định
còn làm phương hại đến hình ảnh của điểm du lịch, hình ảnh chung về nền
văn hoá của cả quốc gia. Nếu không sớm khắc phục, chúng ta sẽ có lỗi rất lớn
với lịch sử. Hơn nữa, thực tế còn tồn tại một mâu thuẫn khá lớn giữa nhu cầu
phát triển kinh tế đất nước và yêu cầu của những nguyên tắc, cách thức bảo
tồn di tích. Nhận thức của cộng đồng về giá trị của di sản văn hoá chưa thật

sâu sắc nên trong nhiều trường hợp cụ thể người ta lại muốn hy sinh văn hoá
cho nhu cầu kinh tế.
Vì những lợi ích mà tài nguyên du lịch mang lại cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước và yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay đòi hỏi các cơ
quan chức năng có thẩm quyền và người dân cần nâng cao hơn nữa tinh thần
bảo vệ tài nguyên du lịch ở mọi nơi, mọi lúc. Làm được điều này sẽ giúp cho
đất nước ta ngày một giàu đẹp, văn minh hơn nữa.


18
1.2. Những vấn đề chung về pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch
Như trên đã đề cập, bảo vệ tài nguyên du lịch là nhu cầu cần thiết,
khách quan, góp phần bảo đảm phát triển kinh tế đất nước. Bảo vệ tài nguyên
du lịch có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp, cách thức khác nhau, như
biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch cho người
dân; biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển tài nguyên du lịch và các biện
pháp pháp lý về bảo vệ tài nguyên du lịch , trong đó biện pháp pháp lý đóng
vai trò quan trọng trong việc định hướng hành vi xử sự của con người đối với
tài nguyên du lịch. Quá trình định hướng hành vi bảo vệ tài nguyên du lịch
được thực hiện thông qua các quy định có tính nguyên tắc về bảo vệ tài
nguyên du lịch; quy định về những hành vi bị cấm; những hoạt động được
khuyến khích; về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc bảo vệ tài
nguyên du lịch Kết hợp khái niệm “tài nguyên du lịch” với những phân tích
trên, có thể đưa ra khái niệm pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch như sau:
Pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch là tổng thể những quy phạm pháp luật,
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình tác
động lên cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa,
công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác
nhằm bảo vệ chúng khỏi sự xâm phạm làm ảnh hưởng đến sự phát triển du

lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung.
So với pháp luật bảo vệ các nguồn tài nguyên khác, pháp luật bảo vệ tài
nguyên du lịch có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch là một bộ phận quan
trọng trong pháp luật về du lịch. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố
cơ bản, điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển du lịch. Số lượng tài
nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên
khác có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch. Hiện nay, một số loại tài


19
nguyên du lịch đã và đang bị xâm hại nghiêm trọng. Theo đó, để bảo vệ tài
nguyên du lịch cần phải có những quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh. Pháp
luật bảo vệ tài nguyên du lịch bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh
các vấn đề liên quan đến bảo vệ các tài nguyên du lịch nhằm làm cho ngành
Du lịch phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính vì vậy, nó không thể tách rời với pháp luật du lịch.
Thứ hai, phạm vi điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch
rất rộng, liên quan đến nhiều loại tài nguyên du lịch khác nhau; nhiều chủ thể
khác nhau trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch và được thể hiện trong nhiều
văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Chẳng hạn: Luật Di sản văn hóa năm
2001 quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, xác định
quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân đối với di sản văn hóa; Luật Bảo
vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định về bảo vệ các khu rừng đặc dụng,
các Vườn quốc gia, khu bảo tồn cảnh quan; quy định quyền và nghĩa vụ của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản thiên nhiên;… Giữa các
văn bản trên luôn có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau tạo thành hệ
thống pháp luật chung bảo vệ tất cả các nguồn tài nguyên du lịch, từ tài
nguyên du lịch tự nhiên đến tài nguyên du lịch nhân văn.
Thứ ba, các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch

điều chỉnh rất đa dạng, bao gồm: Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình khai
thác và sử dụng tài nguyên du lịch; nhóm quan hệ hình thành trong hoạt động
của các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên du lịch; nhóm quan hệ hình
thành giữa các tổ chức, cá nhân khác trong bảo vệ tài nguyên du lịch; nhóm
quan hệ về các biện pháp xử lý đối với những hành vi xâm hại đến tài nguyên
du lịch. Các chủ thể liên quan đều có trách nhiệm bảo vệ các tài nguyên du
lịch. Đối với từng nguồn tài nguyên du lịch cụ thể còn có các quy định cụ thể
về bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch đó.


20
1.2.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch
Xuất phát từ tính đa dạng của các loại tài nguyên du lịch, đa dạng về
các chủ thể trong quan hệ bảo vệ tài nguyên du lịch nên pháp luật về bảo vệ
tài nguyên du lịch cũng có khá nhiều nội dung, bao gồm:
1.2.2.1. Những nội dung có tính nguyên tắc về bảo vệ tài nguyên du lịch
Những nội dung có tính nguyên tắc của pháp luật về bảo vệ tài nguyên
du lịch là những nội dung mang tính tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng và tổ
chức thực hiện các quy định cụ thể của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch.
Bảo vệ tài nguyên du lịch được thực hiện theo nguyên tắc được quy định
trong Luật Du lịch năm 2005: bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý để phát huy
hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững. Đồng thời Nhà nước
thống nhất quản lý tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước, có chính sách và
biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch [14, Điều 15].
Bảo vệ tài nguyên du lịch được hiểu là luôn phải giữ gìn nguyên vẹn các
nguồn tài nguyên du lịch trong quá trình diễn ra các hoạt động của con người
tác động vào chúng; đưa ra các biện pháp phòng, chống nhằm ngăn chặn những
tác động từ thiên nhiên có thể xâm hại đến tài nguyên du lịch; đấu tranh và xử
lý nghiêm minh đối với những thành phần gây hại đến các nguồn tài nguyên du
lịch. Còn quá trình tôn tạo tài nguyên du lịch là một trong những hình thức thiết

yếu trong việc duy trì sự tồn tại của các nguồn tài nguyên du lịch. Tôn tạo là
việc sửa chữa những chỗ bị hư hỏng, mai một của một tài nguyên du lịch nào
đó, khôi phục lại những giá trị vốn có của tài nguyên du lịch khiến cho tài
nguyên du lịch đó được bảo lưu lâu dài hơn, bền vững hơn.
Không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch một cách
thụ động, các hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên du lịch cũng cần được
chú ý. Khai thác hợp lý tài nguyên du lịch là việc con người sử dụng các
nguồn tài nguyên vào mục đích phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch, song

×