Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BÀI BÁO CÁO MÔN CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP - NHỮNG ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH MAY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.79 KB, 6 trang )

Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Khoa Công Nghệ May & Thời Trang
ﻯﻯﻯﻯﻯﻯﻯﻯﻯﻯﻯﻯﻯﻯﻯ
Bài Báo Cáo Thảo Luận Nhóm 1
Môn Học : Cơ Sở Sản Xuất May Công Nghiệp
GVHD : Trần Thị Cẩm Tú
Lớp : 117090
Họ & Tên Thành Viên Trong Nhóm
1.Hồ Thị Hằng 11709019
2.Trần Đăng Khoa 11709032
3.Trần Thị Kim Ngọc 11709049
4.Nguyễn Thị Phương 11709055
5.Trần Mỹ Lan 11709034
6.Nguyễn Hữu Hậu 11709021
7.Trương Trung Thịnh 11709065
8.Trần Thị Diễm 11709001
9.Nguyễn Thị Hồ Dung 11709013
Câu Hỏi Thảo Luận : trình bày những đặc thù của nghành may nước ta ?
Phần 1 : Bài Thảo Luận Nhóm
NHỮNG ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH MAY
VIỆT NAM
Ngành may Việt Nam bao gồm 6 đặc thù cơ bản
• Là ngành dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu
Số liệu do báo chí công bố cho thấy, trong năm 2011, ngành dệt may đặt
mục tiêu xuất khẩu đạt tới 13 tỷ đô la, chiếm khoảng 2,5 % thị phần toàn
cầu.
Hàng dệt may, thêu đan, may mặc của Việt Nam hiện đứng thứ 5 của thế giới
và phấn đấu tiến lên hàng top 3 trong những năm tới. Trong năm 2011, hàng
dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ thu về gần 7 tỷ đô la, bán
sang EU thu hơn 2 tỷ đô la và xuất qua Nhật Bản chiếm một tỷ rưỡi đô la,
kim ngạch trên một tỷ đô la còn lại là tại các thi trường khác khắp các châu


lục.
• Là nghành có nhiều điểm mạnh nhưng vẫn gặp không ít
khó khăn
Điểm mạnh
Số lượng lao động tham gia trong nghành đông với hơn nửa triệu lao động
Trước hết, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại
hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được
nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn
bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế
giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là
có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt.
cuối cùng, Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về
xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước
ngoài
Khó khăn
Chi phí đầu vào của ngành dệt may trong nước đã tăng rõ rệt, trong khi đó
giá xuất khẩu của hàng dệt may không tăng được, bởi vì giá đó phải cạnh
tranh với các đối thủ khác như Bangladesh, Indonesia, dệt may của Việt
Nam không thể nào đàm phán lại hoặc nâng giá lên được.Tình hình thiếu
điện để sản xuất rất gay gắt,
Thiếu lao động cũng là một trong những bài tóan phức tạp của ngành dệt
may Việt Nam, thời gian qua đã có trên 10% lao động của ngành chuyển
sang làm những công việc khác.
Ngoài yếu tố nhân lực, dệt may cũng gánh chịu những trở ngại về nguồn
cung cấp vật liệu thiết yếu:
Công nghiệp và dịch vụ trợ giúp cho ngành dệt may như các sản phẩm đầu
vào, từ sợi, bông, cúc, chỉ, Việt Nam phải nhập khẩu, tỷ lệ nhập khẩu từ 70
đến 75% giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam, trong đó một phần
rất quan trọng là nhập từ Trung Quốc, nên sự phụ thuộc vào kinh tế Trung

Quốc là điều đáng kể. Không dễ dàng gì để có thể nâng cao tỷ lệ nội địa hóa
ấy được, cũng không dễ cạnh tranh được, cho nên chỉ có thể phát triển một
cách có chọn lọc, chứ không thể phát triển với bất kỳ giá nào
Mặt khác, kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài
bản, năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng. Năng lực tiếp
thị còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được
thương hiệu của mình, chưa xây dựng được chiến lược dài hạn cho doanh
nghiệp.
Trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của các doanh
nghiệp may Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp hơn 30 – 50%
so với mặt bằng chung của khu vực.Hoạt động của ngành may hiện nay
phần lớn là thực
hiện gia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản
phẩm đơn giản, còn những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao
mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được.
• Các sản phẩm của ngành đa dạng
Sản phẩm của ngành may mặc không chỉ được biết đến
đơn thuần là các sản phẩm quần áo, mà còn bao gồm
những sản phẩm dùng trong các ngành và sinh hoạt như:
lều, buồm, chăn, màn, rèm…
Với ngành may mặc Việt Nam, sản phẩm của ngành cũng
rất đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Những sản
phẩm may mặc phổ biến thường được xuất khẩu sang các
thị trường chính của Việt Nam, như Mỹ, EU, Nhật Bản, là
quần dài, quần short, áo jacket, áo sơ mi, áo bông, áo thun
v.v.
• Số lượng doanh nghiêp có quy mô nhỏ và các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đa số
Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nếu phân
loại theo nguồn vốn sở hữu th. số doanh nghiệp dệt may

ngoài quốc doanh tại Việt Nam là 1172 doanh nghiệp,
doanh nghiệp nhà nước là 307 doanh nghiệp và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 472 doanh nghiệp.
C.n nếu phân loại theo số lao động th. có 1270 doanh
nghiệp có dưới 500 lao động, 399 doanh nghiệp có từ 500
đến 1000 lao động, 244 doanh nghiệp có từ 1000 đến 5000
lao động và chỉ có 8 doanh nghiệp có từ 5000 lao động trở
lên. Như vậy có thể thấy số lượng doanh nghiệp dệt may
có quy mô nhỏ và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đa số tại Việt
Nam
• Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu
vẫn là thực hiện các đơn hàng gia công xuất khẩu cho
nước ngoài
Số doanh nghiệp có khả năng thiết kế và sản
xuất các sản phẩm thời trang hiện vẫn chưa nhiều. Do đó,
giá trị gia tăng trong các sản phẩm may mặc của Việt Nam
còn thấp, dẫn đến lợi nhuận thu về chưa tương xứng với
khả năng cũng như giá trị xuất khẩu cao trong những năm
qua. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp may mặc trong nước
lại chưa chú trọng đến thị trường nội địa với số dân đông
đảo hiện nay. Chính vì thế, hàng may mặc Việt Nam dù
được đánh giá khá cao tại nước ngoài thì lại không được
coi trọng ở trong nước
• N gành may mặc của Việt Nam vẫn bị phụ thuộc khá
nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài
Một thực tế nữa là ngành may mặc của Việt Nam vẫn bị
phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước
ngoài, với trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu thường chiếm
gần 70 – 80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy đ.
được chú trọng đầu tư về công nghệ, dây chuyền sản xuất

hiện đại hơn nhưng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc
không đủ cho nhu cầu sử dụng để sản xuất hàng xuất
khẩu, hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn của khách
hàng nước ngoài. Nhiều đơn đặt hàng, phía nước ngoài
cũng chỉ định luôn nhà cung cấp nguyên vật liệu khiến cho
các doanh nghiệp may Việt Nam không có điều kiện sử
dụng những nguyên liệu sản xuất trong nước với giá thành
rẻ hơn. Như vậy, giá trị thực tế mà ngành may thu được
không hề cao so với con số kim ngạch xuất khẩu. Điều này
một lần nữa l. giải tại sao tuy giá trị xuất khẩu của ngành
may cao nhưng cả chủ và thợ trong ngành lại không mặn
mà lắm với công việc. Nhiều doanh nghiệp may đ. có sự
chuyển hướng sang các ngành nghề, lĩnh vực khác như
đầu tư và kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính v.v. nhằm tăng thêm
thu nhập
Phần 2 Câu hỏi đặt ra từ phía giáo viên và các nhóm
Câu 1 : Nguồn nguyên phụ liệu may của nước ta chủ yếu nhập khẩu từ
thị trường của quốc gia nào ??
Trả lời : Ngành may nước ta hiện nay vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào
nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài và chủ yếu là nhập
khẩu từ 2 nước là Trung Quốc & Ấn Độ


→→→→→→ →→→ Hết←←←←←←←←←

×