Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 106 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



NGUYỄN THỊ HỒNG THUÝ




PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC





Hà Nội – 2008




2


Chƣơng 1: Khái quát chung về hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.2. Phân loại hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.3. Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.4. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở
Việt Nam.
2.1. Nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng ngân hàng
2.2. Hình thức của hợp đồng tín dụng ngân hàng
2.3. Chủ thể của hợp đồng tín dụng ngân hàng
2.4. Quyền và nghiã vụ của các bên chủ thể
2.5. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản
2.6. Sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng ngân hàng
2.7. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng
Chƣơng 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp
luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam.
3.1. Cơ sở hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng
3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng
tín dụng ở Việt Nam.









3
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm qua, Việt Nam đã và đang có những bớc đi hết sức quan trọng
trên con đờng hội nhập kinh tế quốc tế. Việc gia nhập Tổ chức thơng mại thế giới
(WTO) mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam nhng đồng thời cũng đặt ra những thách
thức vô cùng to lớn. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực nhạy cảm chịu nhiều ảnh
hưởng nhất.
Trong các hoạt động ngân hàng thì cho vay là hoạt động truyền thống mang lại
nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn những rủi ro vô
cùng lớn, thậm chí có thể gây sụp đổ hệ thống ngân hàng, tác động nghiêm trọng đến
nền kinh tế đất nớc. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang diễn ra sâu rộng ở Việt Nam
thì nguy cơ rủi ro tín dụng càng cao. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ, một số
nớc Châu Âu, Nhật Bản… hiện nay là một bài học đắt giá cho Việt Nam trong việc
nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro. Điều đó đã và đang đặt ra cho
chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa pháp luật về ngân hàng nói
chung và đặc biệt là pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng.
Có thể nói, trong những năm qua, pháp luật về ngân hàng nói chung và pháp
luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng đã được Nhà nước ta quan tâm và không
ngừng hoàn thiện như: Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS 2005), Luật ngân hàng Nhà
nước, Luật các tổ chức tín dụng và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành…Những văn bản
pháp luật trên đã tạo ra một khung pháp lý quan trọng, tạo đà cho hoạt động cho vay
của các ngân hàng phát triển, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì pháp luật về
ngân hàng nói chung và pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng vẫn còn
nhiều bất cập.
Hơn nữa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đặt ra yêu cầu phải có sự hài
hoà giữa quy phạm pháp luật quốc gia với các quy phạm pháp luật quốc tế, giữa quy


4
định của pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng với các cam kết WTO về ngân

hàng.
Vì các lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân
hàng ở Việt Nam” với mong muốn nghiên cứu những quy định cơ bản của pháp luật
Việt Nam về hợp đồng tín dụng ngân hàng, đánh giá thực trạng áp dụng, từ đó đề ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt
Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu và ý nghĩa lý luận của đề tài.
Hiện nay, ở Việt Nam liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng nói chung và
hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những khía
cạnh khác nhau như: Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thị Minh Chi: Pháp
luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng – thực trạng và phơng hớng hoàn thiện
năm 2004; Luận văn thạc sỹ luật học: của tác giả Trần Thu Thuỷ: Chế định bảo đảm
hợp đồng tín dụng ngân hàng – Thực trạng và giải pháp năm 2003; Hoàn thiện Luật
ngân hàng- những đòi hỏi từ hội nhập kinh tế quốc tế – Trờng Đại học ngân hàng.
Ngoài ra còn một số bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí ngân hàng như: Đoàn
Thái Sơn (2007), “Bất cập của pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng”,
Tạp chí ngân hàng số 10/2007, Phan Thị Thu Hà (2006), “Rủi ro tín dụng của ngân
hàng thương mại nhà nước Việt Nam – cách tiếp cận từ tính chất sở hữu” Tạp chí ngân
hàng số 24/2006
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho
việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng và các biện pháp bảo đảm
thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề tài pháp luật về
hợp đồng tín dụng vẫn còn là cấp thiết, bởi lẽ các quy định pháp luật về vấn đề này vẫn
còn nhiều bất cập cha phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực tín dụng
ngân hàng.
Vì vậy, tác giả đề tài mong muốn góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ
bản về hợp đồng tín dụng ngân hàng, chỉ ra những bất cập của việc thực hiện các quy


5

định đó trong thực tiễn, từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật Việt Nam về hợp
đồng tín dụng ngân hàng. Trên cơ sở phân tích thực trạng áp dụng các quy định đó
trong thực tiễn, chỉ ra những bất cập còn tồn tại, so sánh kinh nghiệm pháp luật tơng
ứng của một số nớc trên thế giới, những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới hiện nay, qua đó tác giả đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
hơn nữa pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam là một đề tài rộng. Trong
nội dung nghiên cứu của luận văn, tác giả không có tham vọng nghiên cứu tất cả các
vấn đề liên quan đến hợp đồng tín dụng ngân hàng mà chỉ tập trung nghiên cứu một số
vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam, chỉ ra
những điểm hợp lý và bất cập trong việc thực hiện các quy định về vấn đề này trong
thực tiễn. Đề tài không đi sâu nghiên cứu về các biện pháp bảo đảm tiền vay mà tập
trung nghiên cứu sâu hơn vào các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng
hiện nay, chỉ ra những nguyên nhân của các tranh chấp đó. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định của hợp đồng tín dụng ngân hàng ở
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lê – nin và tư tởng
Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nư-
ớc pháp quyền Việt Nam XHCN.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích các quy định của
pháp luật Việt Nam về hợp đồng tín dụng ngân hàng. Trên cơ sở so sánh với pháp luật
của một số nớc trên thế giới về vấn đề này, xem xét sự phù hợp với điều kiện Việt Nam



6
nhằm hướng tới hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng
ở Việt Nam.
6. Kết cấu của đề tài:
Đề tài gồm: Phần mở đầu, 3 chương, kết luận, tài liệu tham khảo.
Chƣơng 1: Khái quát chung về hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.4. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.5. Phân loại hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.6. Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.4. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở
Việt Nam.
2.1. Nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng ngân hàng
2.2. Hình thức của hợp đồng tín dụng ngân hàng
2.3. Chủ thể của hợp đồng tín dụng ngân hàng
2.4. Quyền và nghiã vụ của các bên chủ thể
2.5. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản
2.6. Sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng ngân hàng
2.7. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng
Chƣơng 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp
luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam.
3.1. Cơ sở hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng
3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng
tín dụng ở Việt Nam.







7





CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng ngân hàng.
Trong xã hội loài người từ khi xuất hiện nền sản xuất hàng hoá thì nhu cầu về
vốn của các chủ thể là nhu cầu mang tính khách quan. Tuy nhiên, xét tại cùng một thời
điểm thì có những ngời thừa vốn tạm thời lại có những ngời thiếu vốn tạm thời. Nếu
không có sự luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn thì nền sản xuất sẽ bị
ngng trệ. Để giải quyết mâu thuẫn nội tại giữa ngời thừa vốn và ngời thiếu vốn tạm thời
tín dụng đã ra đời. Thực chất tín dụng là sự vay mợn vốn lẫn nhau giữa các chủ thể dựa
trên cơ sở tín nhiệm.
Hình thức tín dụng đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là tín dụng nặng lãi. Cùng với
sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tiền tệ, tín dụng cũng không ngừng phát triển.
Dần dần trong xã hội xuất hiện một tổ chức trung gian có nhiệm vụ huy động vốn nhàn
rỗi trong xã hội và dùng vốn đó cho các chủ thể khác vay. Đó chính là các tổ chức tín
dụng.
Ngay từ khi ra đời, tín dụng ngân hàng đã đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong nền sản xuất hàng hoá. Nó trở thành động lực to lớn thúc đẩy nền sản xuất hàng
hoá phát triển. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất, hoạt động
tín dụng ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng hơn với vai trò là công cụ để điều hoà
vốn đáp ứng phần lớn nhu cầu sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh cũng nh
tiêu dùng trong xã hội. Trong tình hình nớc ta hiện nay, với đờng lối phát triển nền kinh



8
tế thị trờng theo định hớng XHCN dới sự quản lý của Nhà nớc, tín dụng ngân hàng đợc
sử dụng nh một đòn bẩy, một động lực to lớn trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân.
Có thể nói, quan hệ tín dụng ngân hàng thực chất là quan hệ vay mợn vốn phát
sinh giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức, cá nhân. Hình thức pháp lý của quan hệ
này chính là hợp đồng tín dụng ngân hàng.

Mặc dù giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và các tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng diễn ra ngày một nhiều và gây thiệt hại không nhỏ
cho các chủ thể, song, cho đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào của nước ta
đa ra một khái niệm chính thức về hợp đồng tín dụng ngân hàng mà chỉ liệt kê những
nội dung chủ yếu của hợp đồng tín dụng ngân hàng như: “Việc cho vay phải được lập
thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục
đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo
đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên
thoả thuận” (Điều 51 Luật các tổ chức tín dụng).
Về vấn đề này, Luật ngân hàng Ba Lan năm 1989 có định nghĩa về hợp đồng tín
dụng ngân hàng như sau: “Một hiệp định tín dụng giàng buộc ngân hàng giành một
khoản tiền sẵn có xác định cho người vay trong thời hạn đã được thoả thuận theo hiệp
định, và người cho vay cam kết sử dụng khoản tín dụng đó, hoàn trả số lượng tín dụng
đã được sử dụng cùng với số lãi cộng dồn trong phạm vi ngày hoàn trả đã thoả thuận và
hoàn trả một số phí hoa hồng cho việc phát hành đó”(Điều 27).
Ở Việt Nam, khái niệm hợp đồng tín dụng ngân hàng mới chỉ dừng lại ở trong
các cuốn sách giáo trình của các cơ sở nghiên cứu luật. Theo đó, có nhiều quan điểm
khác nhau về hợp đồng tín dụng ngân hàng như:
“Hợp đồng tín dụng là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên
cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do Luật định (bên vay), theo
đó tổ chức tín dụng thoả thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng



9
trong thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc lẫn lãi, dựa trên sự
tín nhiệm”.[46,133]
Hoặc: “Hợp đồng tín dụng ngân hàng là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổ
chức tín dụng (gọi là bên cho vay) và khách hàng vay vốn (gọi là bên đi
vay), theo đó bên cho vay cấp cho bên đi vay một khoản tiền nhất định để sử
dụng trong một khoảng thời gian nhất định và khi hết hạn đó, bên đi vay
phải hoàn trả lại cả gốc và lãi” [45 ].

Tuy cách diễn đạt có sự khác nhau nhng cả hai cách định nghĩa trên về cơ bản
đều thống nhất về nội dung. Ở đây, chúng ta cần hiểu trớc hết hợp đồng tín dụng là một
loại hợp đồng, vì vậy, phải có sự thoả thuận, thống nhất ý chí giữa các bên chủ thể
trong hợp đồng. Hơn nữa, đây là hình thức pháp lý của quan hệ cho vay giữa tổ chức tín
dụng và khách hàng; mà theo Quy chế cho vay kèm theo Quyết định 1627 của Thống
đốc ngân hàng Nhà nớc Việt Nam ngày 31/12/2001 (gọi tắt là Quy chế cho vay) thì:
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó, tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử
dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận
với nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi.” Khác với quan hệ cho vay thông thờng, quan hệ
cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng tiềm ẩn độ rủi ro cao nên hợp đồng tín
dụng ngân hàng phải có những điều kiện chặt chẽ về chủ thể, hình thức hợp đồng, thời
hạn, mục đích sử dụng tiền vay và luôn có lãi suất.
Từ các phân tích trên, theo tác giả, hợp đồng tín dụng ngân hàng có thể định
nghĩa nh sau:
Hợp đồng tín dụng ngân hàng là sự thoả thuận bằng văn bản giữa một bên là tổ
chức tín dụng (bên cho vay) với bên kia là tổ chức, cá nhân thoả mãn điều kiện luật
định (bên đi vay), theo đó bên cho vay cấp cho bên đi vay một khoản tiền để sử dụng
vào mục đích và trong thời hạn đã thoả thuận, hết thời hạn đó bên đi vay phải hoàn trả
cả gốc và lãi.



10
Để tìm hiểu rõ hơn về hợp đồng tín dụng ngân hàng, chúng ta tìm hiểu thông qua
các đặc điểm của hợp đồng này.
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng ngân hàng:
So với các hợp đồng khác, hợp đồng tín dụng ngân hàng có một số đặc thù riêng. Đó
là:
- Về chủ thể: Khác với các hợp đồng thông thờng chủ thể là các tổ chức, cá nhân
có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, trong hợp đồng tín dụng ngân hàng thì một
bên chủ thể bắt buộc phải là tổ chức tín dụng đợc thành lập và hoạt động theo quy định
của pháp luật với t cách là bên cho vay; còn bên vay là các tổ chức, cá nhân thoả mãn
các điều kiện vay vốn. Ngoài ra, một số tổ chức khác cũng có thể trở thành chủ thể của
hợp đồng tín dụng ngân hàng với t cách là bên cho vay nếu đợc Ngân hàng Nhà nớc
Việt Nam cấp giấy phép hoạt động ngân hàng. Sự quy định chặt chẽ về điều kiện chủ
thể của hợp đồng tín dụng ngân nhằm đảm bảo sự an toàn về tài sản cho các chủ thể
trong quan hệ hợp đồng cũng nh lợi ích chung cho toàn xã hội.
- Về đối tượng của hợp đồng tín dụng ngân hàng: luôn luôn là tiền (tiền mặt hoặc
bút tệ). Đây chính là điểm khác biệt của hợp đồng tín dụng so với các hợp đồng khác. Ở
các hợp đồng khác, đối tợng hợp đồng rất đa dạng có thể là hàng hoá, dịch vụ nói chung
còn đối tợng của hợp đồng tín dụng ngân hàng luôn luôn là tiền. Các bên thoả thuận
chuyển giao cho nhau một số tiền dùng trong một khoảng thời gian nhất định.
- Hợp đồng tín dụng có độ rủi ro cao: Điều này xuất phát từ đặc thù của hợp đồng
tín dụng. Theo đó bên cho vay chỉ có thể nhận lại đợc số tiền đã cho vay cùng lãi suất
sau một khoảng thời gian nhất định. Thời gian càng dài thì rủi ro càng lớn.
Tính rủi ro của hợp đồng tín dụng còn được thể hiện ở chỗ rủi ro của hợp đồng tín
dụng có tính dây chuyền. Việc không thu hồi vốn vay của tổ chức tín dụng không chỉ
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng mà còn ảnh hưởng đến lợi ích
người gửi tiền. Bởi lẽ, khác với các hợp đồng cho vay thông thờng, bên cho vay dùng
tiền thuộc sở hữu của mình để cho vay thì trong hợp đồng tín dụng các tổ chức tín dụng
chủ yếu dùng tiền từ nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân. Do đó, nếu khoản



11
cho vay không thu hồi đợc vốn, tổ chức tín dụng sẽ có nguy cơ mất khả năng chi trả cho
ngời gửi tiền, đe dọa đến sự sống còn của tổ chức tín dụng, tác động dây chuyền đến
toàn bộ nền kinh tế.
- Hình thức của hợp đồng tín dụng luôn bằng văn bản. Xuất phát từ tính rủi ro cao
của hợp đồng tín dụng và tầm quan trọng của hợp đồng tín dụng, Luật ngân hàng của
hầu hết các nớc trên thế giới đều quy định hợp đồng tín dụng phải đợc ký kết bằng văn
bản, như Điều 37 Luật ngân hàng thương mại Trung Quốc, Điều 27.1 Luật ngân hàng
Ba Lan. Ở Việt Nam, quy định này đợc ghi nhận trong Điều 51 Luật các tổ chức tín
dụng và theo Điều 18 của Quy chế cho vay.
Đây là một quy định bắt buộc nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, rõ ràng trong thoả thuận
của các bên về quyền và nghĩa vụ, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, là cơ sở pháp lý
quan trọng để giải quyết tranh chấp nếu có.
- Thời hạn của hợp đồng tín dụng luôn đợc xác định trớc và ghi trong hợp đồng tín
dụng. Tuỳ theo mục đích sử dụng vốn vay mà thời hạn hợp đồng có thể ngắn hạn (dới
một năm), trung hạn (từ 1 đến 5 năm) hoặc dài hạn (trên 5 năm). Đây chính là khoảng
thời gian mà bên vay có thể sử dụng nguồn vốn vay từ tổ chức tín dụng. Hết khoảng
thời gian này, bên đi vay phải trả khoản tiền cả gốc và lãi cho tổ chức tín dụng. Có thể
nói rằng mục đích của quy định này nhằm xác định rõ ràng trách nhiệm của ngời đi vay
và bảo tồn vốn cho tổ chức tín dụng.
- Hợp đồng tín dụng luôn nhằm mục đích lợi nhuận (hợp đồng có lãi suất). Trong
giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng, tổ chức tín dụng thu lợi nhuận không chỉ nhằm
mục đích bù đắp chi phí kinh doanh như: trả lãi tiền gửi, trả lơng nhân viên…mà còn
nhằm bù đắp những rủi ro có thể xảy ra cho tổ chức tín dụng và cũng có thể là rủi ro
của người gửi tiền. Vì vậy, việc thu hồi lợi nhuận không chỉ xuất phát từ lợi ích của tổ
chức tín dụng mà còn xuất phát từ lợi ích của ngời gửi tiền và lợi ích của toàn xã hội.
- Cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ: Đối với các hợp đồng khác, quyền và nghĩa
vụ của các bên thờng xuất hiện đồng thời nh: hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng
lao động…còn với hợp đồng tín dụng ngân hàng nghĩa vụ chuyển giao tiền (giải ngân)



12
của tổ chức tín dụng bao giờ cũng phải thực hiện trớc tạo cơ sở pháp lý tiền đề cho bên
vay thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Tổ chức tín dụng chỉ có quyền yêu cầu
bên vay thực hiện các nghĩa vụ nh cam kết trong hợp đồng tín dụng (nh: sử dụng tiền
vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn…) khi tổ chức tín dụng chứng minh được rằng họ
đã chuyển tiền cho bên vay theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Như vậy, hợp đồng tín dụng là hình thức pháp lý của quan hệ cho vay giữa tổ chức
tín dụng và khách hàng vay. Xuất phát từ tính chất và tầm quan trọng của nó đối với
nền kinh tế nên hợp đồng tín dụng ngân hàng có những nét đặc thù riêng. Vì vậy, trong
quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng các bên phải thoả mãn tất cả các điều kiện đặt
ra với hợp đồng tín dụng ngân hàng nhằm đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng cũng nh
hạn chế các rủi ro có thể xảy ra cho các bên trong quan hệ hợp đồng.
1.2. Phân loại hợp đồng tín dụng ngân hàng
Với tính cách là hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng, tương ứng với mỗi loại tín
dụng là một hình thức của hợp đồng tín dụng. Đối với hợp đồng tín dụng ngân hàng,
tuỳ theo từng tiêu chí mà hợp đồng tín dụng ngân hàng được chia thành nhiều loại khác
nhau.
* Căn cứ vào thời hạn vay vốn: hợp đồng tín dụng ngân hàng đợc phân thành: hợp
đồng tín dụng ngắn hạn, hợp đồng tín dụng trung hạn, hợp đồng tín dụng dài hạn.
- Hợp đồng tín dụng ngắn hạn : Là loại hợp đồng được ký kết giữa tổ chức tín dụng
và khách hàng mà có thời hạn vay vốn dới một năm. Thông thường hợp đồng tín dụng
ngắn hạn được ký kết nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động hoặc thoả mãn nhu cầu
tiêu dùng của khách hàng trong thời hạn ngắn.
- Hợp đồng tín dụng trung hạn : Là loại hợp đồng được ký kết giữa tổ chức tín dụng
và khách hàng mà có thời hạn vay vốn từ mời hai tháng đến sáu mơi tháng (Khoản 2
Điều 8 Quy chế cho vay)
- Hợp đồng tín dụng dài hạn : Là loại hợp đồng được ký kết giữa tổ chức tín dụng và
khách hàng mà có thời hạn vay vốn trên sáu mơi tháng nhng thời hạn này không được

quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối


13
với pháp nhân Việt Nam và nớc ngoài. Đối với cá nhân nớc ngoài thì thời hạn cho vay
không vợt quá thời hạn đợc phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam (Điều 10 Quy chế
cho vay).
Hợp đồng tín dụng trung, dài hạn được ký kết nhằm mục đích thực hiện các dự án
đầu t phát triển sản xuất kinh doanh hoặc để thực hiện các dự án phục vụ đời sống. Do
đó, tổ chức tín dụng chỉ cho vay trung và dài hạn trong trường hợp bên đi vay vốn để
mở rộng kinh doanh hoặc để thực hiện các dự án đầu t, không cho vay trung và dài hạn
để bổ sung thiếu hụt tạm thời nguồn vốn lưu động.
Việc phân loại hợp đồng tín dụng theo thời hạn vay vốn nh trên nhằm đảm bảo vốn
vay đợc sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý, để định mức lãi suất cho phù hợp, đồng
thời, cũng là một biện pháp bảo toàn các nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng.
* Căn cứ vào mục đích vay vốn: hợp đồng tín dụng ngân hàng được phân thành:
- Hợp đồng tín dụng có mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Đây là loại hợp
đồng phổ biến, theo đó bên đi vay vốn nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch
vụ. Thông thờng những hợp đồng loại này có giá trị lớn.
- Hợp đồng có mục đích tiêu dùng, học tập: là loại hợp đồng tín dụng trong đó vốn
đợc vay nhằm giải quyết các nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng hoặc mục đích học tập. Thông
thờng những hợp đồng loại này có giá trị nhỏ.
* Căn cứ vào mức độ đảm bảo khoản vay thì hợp đồng tín dụng được phân
thành:
- Hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: Đây là loại hợp đồng mà trong đó các
khoản vay được đảm bảo bằng tài sản của của bên đi vay hoặc tài sản của bên thứ ba trả
nợ thay.Trên thực tế thì phần lớn các hợp đồng tồn tại dới dạng này bởi lẽ bảo toàn vốn
vay là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của tổ chức tín dụng. Trong điều
kiện nền kinh tế thị trờng hiện nay thì các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản là
một biện pháp bảo toàn vốn hữu hiệu.

- Hợp đồng tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: là loại hợp đồng tín dụng mà
trong đó các khoản vay của khách hàng không được đảm bảo trả nợ bằng bất kỳ một tài


14
sản nào hoặc bất kỳ một sự bảo đảm trả nợ nào của bên thứ ba.Trong trờng hợp này, để
đảm bảo trả nợ của khách hàng, tổ chức tín dụng cần rất thận trọng trong việc xem xét,
đánh giá tính khả thi của dự án cũng nh khả năng tài chính của khách hàng để quyết
định cho vay hay không.
Do trớc đây, Luật các tổ chức tín dụng 1997 không cho phép khách hàng vay mà
không có tài sản bảo đảm nên không thể có hợp đồng tín dụng ngân hàng dạng này.
Nay Luật các tổ chức tín dụng đợc sửa đổi, bổ sung năm 2004, Quy chế cho vay đã cho
phép các tổ chức tín dụng có thể căn cứ vào tính khả thi của dự án, khả năng trả nợ của
khách hàng, cho phép khách hàng vay vốn không cần có bảo đảm bằng tài sản. Mặc dù
đã có cơ sở pháp lý rõ ràng nhưng hợp đồng dạng này xuất hiện không nhiều, chủ yếu
là những hợp đồng tín dụng được đảm bảo bằng tín chấp của các tổ chức chính trị xã
hội nhằm mục đích xoá đói giảm nghèo hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ nh: hợp đồng
tín dụng cho học sinh, sinh viên vay vốn phục vụ nhu cầu học tập.
Trên đây là một số tiêu chí phân loại hợp đồng tín dụng ngân hàng. Ngày nay, với
sự phát triển của nền kinh tế thị trờng, với xu thế hội nhập quốc tế thì hợp đồng tín
dụng ngân hàng có thể sẽ còn được chia làm nhiều loại khác nhau. Thực tế hiện nay cho
thấy, nhiều hợp đồng tín dụng ngân hàng mục đích không phải là kinh doanh, dịch vụ
cũng không phải là mục đích tiêu dùng, học tập nh: các trờng học vay tiền ngân hàng để
xây dựng ký túc xá; các bệnh viện vay tiền để mua thêm trang thiết bị Do vậy, sự
phân loại hợp đồng tín dụng ngân hàng nh trên chỉ mang tính tơng đối.
1.3. Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng
Như phân tích ở trên ta thấy, hợp đồng tín dụng ngân hàng là sự thoả thuận giữa tổ
chức tín dụng với khách hàng vay vốn, trên cơ sở đó phát sinh quyền và nghĩa vụ của
các bên chủ thể. So với những loại hợp đồng khác thì hợp đồng tín dụng có những nét
đặc thù riêng. Ngoài ra, việc nghiên cứu bản chất của hợp đồng tín dụng có nghĩa lớn

về mặt lý luận cũng nh trong thực tiễn.
Về bản chất hợp đồng tín dụng có một số vấn đề cần đợc làm rõ:
- Hợp đồng tín dụng có phải là một hợp đồng vay tài sản hay không?


15
- Hợp đồng tín dụng là hợp đồng ng thuận hay hợp đồng thực tế?
- Hợp đồng tín dụng là hợp đồng song vụ hay hợp đồng đơn vụ?
Về vấn đề thứ nhất, theo tôi, hợp đồng tín dụng là dạng của hợp đồng vay tài sản.
Theo Điều 471BLDS 2005 thì: “ Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên,
theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn phải trả, bên vay phải hoàn
trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lợng, chất lượng và chỉ phải trả lãi
nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”. Ở đây hợp đồng tín dụng cũng là sự
thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn trong đó bên tổ chức tín dụng
với vai trò là bên cho vay giao một khoản tiền cho bên vay sử dụng trong một khoảng
thời gian nhất định. Hết thời hạn đó bên vay có trách nhiệm hoàn trả cho tổ chức tín
dụng (bên cho vay) số tiền gồm cả gốc và lãi. Điểm khác biệt của hợp đồng tín dụng so
với hợp đồng vay thông thờng ở chỗ đối tượng của hợp đồng vay thông thường có thể
là vật, tiền còn đối tượng của hợp đồng tín dụng chỉ có thể là tiền; và trong mọi trờng
hợp hợp đồng tín dụng là hợp đồng cho vay có lãi. Ngoài ra, do tính chất đặc thù của
hợp đồng tín dụng có độ rủi ro cao và ảnh hởng nghiêm trọng của nó đối với nền kinh tế
mà luật pháp quy định việc ký kết hợp đồng phải tuân thủ theo những quy định chặt chẽ
về điều kiện chủ thể, thủ tục ký kết cũng nh quyền và nghĩa vụ của các bên nh: nghĩa vụ
sử dụng vốn vay đúng mục đích của bên vay vốn cũng nh quyền đợc giám sát sử dụng
tiền vay của tổ chức tín dụng…Điều này chỉ có ở hợp đồng tín dụng ngân hàng.
Thứ hai, hợp đồng tín dụng ngân hàng là hợp đồng ng thuận hay hợp đồng thực tế?
Điều này nó có ý nghĩa lớn về mặt lý luận và về mặt thực tiễn. Nó liên quan đến việc
xác định hiệu lực của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó để làm rõ bản
chất của hợp đồng cần phải làm rõ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Về vấn đề này,
pháp luật của mỗi nớc lại có những quan điểm khác nhau. Theo pháp luật của Pháp, hợp

đồng tín dụng có hiệu lực kể từ thời điểm tổ chức tín dụng chuyển giao tiền cho bên vay
vốn. Theo đó, hợp đồng tín dụng đợc coi là hợp đồng thực tế. Trong trờng hợp này, việc
chuyển giao tiền vay của tổ chức tín dụng sang tiền vay không phải là nghĩa vụ trong
hợp đồng. Do đó, kể cả các bên đã tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng nhng nếu nh tổ


16
chức tín dụng không chuyển giao tiền cho khách hàng thì bên khách hàng cũng không
có quyền kiện đòi yêu cầu tổ chức tín dụng chuyển giao tiền cho mình vì khi đó hợp
đồng cha có hiệu lực, các bên cha giàng buộc về quyền và nghĩa vụ. Còn theo pháp luật
Việt Nam, hợp đồng tín dụng có hiệu lực kể từ thời điểm các bên thoả thuận xong các
điều khoản của hợp đồng, bên sau cùng ký tên và đóng dấu vào hợp đồng.Với quan
điểm này thì hợp đồng tín dụng đợc xem là hợp đồng ng thuận. Do đó, việc chuyển giao
tiền (giải ngân) của tổ chức tín dụng cho khách hàng là một nghĩa vụ trong hợp đồng.
Tổ chức tín dụng chỉ có quyền yêu cầu bên khách hàng vay vốn thực hiện các nghĩa vụ
đã cam kết trong hợp đồng (sử dụng tiền vay đúng mục đích, hoàn trả tiền đúng thời
hạn) sau khi đã chuyển giao tiền cho khách hàng
Và cùng với việc khẳng định hợp đồng tín dụng là hợp đồng ng thuận ta cũng khẳng
định rằng hợp đồng tín dụng là hợp đồng song vụ. Nghĩa là, trong hợp đồng tín dụng cả
hai bên đều có quyền và nghĩa vụ đối ứng. Cụ thể: bên tổ chức tín dụng có nghĩa vụ giải
ngân theo đúng thoả thuận, đợc quyền giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng,
quyền yêu cầu khách hàng trả tiền đúng thời hạn…Bên khách hàng có quyền yêu cầu tổ
chức tín dụng giải ngân nh đã cam kết, có nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích,
hoàn trả tiền cả gốc và lãi đúng thời hạn…Quan điểm này hoàn toàn đối lập với quan
điểm cho rằng hợp đồng tín dụng là hợp đồng đơn vụ, tức là trong hợp đồng bên tổ
chức tín dụng chỉ có quyền và bên khách hàng vay vốn chỉ có nghĩa vụ.
Ngoài ra, trớc khi nớc ta ban hành BLDS 2005, thì việc xác định bản chất hợp đồng
tín dụng các luật gia còn tranh luận vấn đề hợp đồng tín dụng là hợp đồng dân sự hay
hợp đồng kinh tế. Sở dĩ có sự tranh luận này vì thời điểm này tồn tại hai văn bản pháp
luật song song là Bộ luật dân sự năm 1995 (BLDS 1995) và Pháp lệnh hợp đồng kinh

tế. Bộ luật dân sự với t cách là Luật chung nhng phạm vi điều chỉnh hẹp, không chỉ ra
mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng. Do đó, thời điểm này tồn tại hai khái niệm là
hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế có sự phân biệt rạch ròi.
Theo đó, những hợp đồng tín dụng ngân hàng nào mà đợc ký kết bởi tổ chức tín
dụng và khách hàng là pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh và mục đích lợi


17
nhuận là hợp đồng kinh tế. Nếu có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này thì đó là tranh
chấp kinh tế thuộc thẩm quyền của toà kinh tế theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.
Ngoài ra, những hợp đồng tín dụng còn lại là hợp đồng dân sự. Nếu có tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng này thì đó là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của toà dân sự theo
thủ tục dân sự.
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trờng XHCN, với việc cho phép công dân
có quyền tự do kinh doanh, mở rộng quyền tự định đoạt của các chủ thể thì hợp đồng
tín dụng càng trở nên đa dạng: đa dạng về chủ thể (không chỉ có cá nhân, pháp nhân mà
còn có thể là hộ gia đình, học sinh, sinh viên…), mục đích sử dụng vốn cũng đa dạng
(không chỉ mục đích sản xuất kinh doanh, sinh hoạt đời sống mà còn mục đích học
tập…). Do đó việc phân biệt rạch ròi hợp đồng tín dụng nào là hợp đồng kinh tế, hợp
đồng tín dụng nào là hợp đồng dân sự càng trở nên cứng nhắc, không phù hợp với thực
tiễn.
Với việc ban hành BLDS 2005, với t cách là Luật chung điều chỉnh các quan hệ
giữa các cá nhân, pháp nhân…Luật dân sự trở về đúng chức năng của nó. Văn bản pháp
luật điều chỉnh về hợp đồng kinh tế đã không còn chỗ đứng. Vì vậy, những tranh luận
về hợp đồng tín dụng ngân hàng là hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế đã không còn
nữa. Hợp đồng tín dụng ngân hàng là hợp đồng dân sự, là một dạng của hợp đồng cho
vay tài sản. Cho nên, trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng hoặc nếu có
tranh chấp nào xảy ra liên quan đến hợp đồng tín dụng thì trớc hết sẽ tuân thủ các quy
định của Luật chuyên ngành, tức là pháp luật về tín dụng ngân hàng. Nếu các quy định
của luật chuyên ngành không quy định hoặc quy định không đầy đủ thì sẽ áp dụng các

quy định chung của pháp luật để giải quyết. Đây chính là một sự bổ sung quan trọng và
cần thiết trong việc hoàn thiện pháp luật nớc ta. Bằng việc ban hành BLDS 2005 đã bớc
đầu đảm bảo đợc tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam, phù hợp
chung với thông lệ quốc tế.
1.4. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng.


18
Hợp đồng tín dụng ngân hàng là cơ sở pháp lý trực tiếp giữa tổ chức tín dụng và
khách hàng nhằm thể hiện ý chí trong việc thiết lập quan hệ hợp đồng, xác định cụ thể
và ràng buộc trách nhiệm của mỗi bên phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Khác với các hợp đồng dân sự thông thờng, việc giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng
phải tuân thủ những trình tự và thủ tục riêng. Trình tự ký kết hợp đồng tín dụng ngân
hàng gồm các bớc sau:
- Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng.
- Thẩm định hồ sơ tín dụng
- Quyết định cho vay
- Đàm phán các điều khoản của hợp đồng và ký kết hợp đồng.
Bớc 1: Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng.
Theo Điều 390 BLDS 2005: “ Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định
giao kết hợp đồng và chịu sự giàng buộc về lời đề nghị này đối với bên đã đợc xác định
cụ thể”. Do tính chất của hợp đồng tín dụng ngân hàng, việc đề nghị giao kết hợp đồng
tín dụng thông thờng thuộc về khách hàng vay vốn. Văn bản đề nghị giao kết hợp đồng
chính là đơn xin vay, kèm theo các giấy tờ chứng minh t cách chủ thể, khả năng tài
chính hay phơng án sử dụng vốn vay (Điều 14.1. Quy chế cho vay). Các tài liệu này đ-
ợc bên cho vay gửi đến tổ chức tín dụng chính là bằng chứng đề nghị giao kết hợp đồng
tín dụng.
Trong thực tiễn, tổ chức tín dụng không chỉ đóng vai trò thụ động trong việc tiếp
nhận đề nghị vay vốn của khách hàng mà để mở rộng thị trờng, các ngân hàng còn chủ
động tìm kiếm khách hàng có dự án kinh doanh khả thi, có khả năng tài chính để quan

hệ tín dụng đối với mình. Đây là phơng thức giao dịch cho vay mang tính hiện đại, tăng
cờng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng và trên thực tế luôn đợc các ngân hàng th-
ơng mại ở những nớc phát triển sử dụng. Ở Việt Nam, các ngân hàng tiên phong sử
dụng hình thức này là các ngân hàng thơng mại cổ phần, các chi nhánh ngân hàng nớc
ngoài; các ngân hàng thơng mại quốc doanh cũng đã bắt đầu sử dụng hình thức này
trong quan hệ tín dụng. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa


19
các ngân hàng là vô cùng gay gắt. Do đó, các ngân hàng thơng mại trong nớc cần chủ
động hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng để mở rộng mạng lới khách
hàng, đáp ứng nhu cầu hội nhập.
Trong trờng hợp chủ động tìm kiếm khách hàng thì trong th chào mời, các ngân
hàng thờng đa ra những điều kiện có tính tổng quát kèm theo những điều khoản dự thảo
cụ thể để cho bên kia xem xét chấp nhận. Tuy nhiên, dù cán bộ tín dụng có chủ động
tìm kiếm khách hàng tiềm năng để quan hệ hợp đồng thì trong mọi trờng hợp việc đề
nghị giao kết hợp đồng chính thức đều xuất phát từ khách hàng vay thông qua giấy đề
nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng kèm theo các giấy tờ chứng minh t cách chủ thể
và khả năng tài chính, phơng án sử dụng vốn vay của khách hàng. Các cán bộ tín dụng
có trách nhiệm hớng dẫn cụ thể cho khách hàng trong đó gồm cả những thông tin về
những nội dung cơ bản nh: lãi suất, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ gốc, nợ lãi, các biện
pháp bảo đảm tiền vay…
Bớc 2: Thẩm định hồ sơ tín dụng.
Do đặc thù của hợp đồng tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho tổ chức tín dụng,
vì vậy, để đảm bảo an toàn cho các khoản vay thì tổ chức tín dụng phải tiến hành phân
tích rủi ro. Do đó, một thủ tục không thể thiếu trong quy trình giao kết hợp đồng tín
dụng là khâu thẩm định hồ sơ tín dụng. Tổ chức tín dụng phải tiến hành thẩm định để
xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu t, phơng án sản xuất kinh doanh,
dịch vụ hoặc dự án đầu t, phơng án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ của
khách hàng để quyết định cho vay. (Điều 15.2. Quy chế cho vay). Tổ chức tín dụng chỉ

đợc phép ra quyết định cho vay sau khi xét thấy khách hàng có phơng án sản xuất kinh
doanh, dịch vụ hoặc phơng án phục vụ đời sống khả thi, hiệu quả. Vì thế, để đảm bảo
tính khách quan trong hoạt động thẩm định hồ sơ tín dụng nói riêng và trong hoạt động
cho vay nói chung, luật pháp của hầu hết các nớc trên thế giới đều có sự phân định rạch
ròi giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay.
Điều 35 Luật Ngân hàng thơng mại Trung Hoa quy định: “ Ngân hàng thơng mại
phải thi hành một hệ thống trong đó việc kiểm tra và việc cho vay đợc thực hiện bởi hai


20
bộ phận khác nhau và tiến hành kiểm tra và phê duyệt khoản vay tại các cấp khác
nhau”. Ở Việt Nam, quy định này đợc thể hiện rõ trong điều 53.2. Luật các tổ chức tín
dụng và Điều 15 Quy chế cho vay. “Các tổ chức tín dụng phải xây dựng quy trình xét
duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm
cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay” (Điều 15 Quy chế
cho vay).
Trong thực tiễn, việc thẩm định hồ sơ tín dụng thờng đợc giao cho các nhân viên
chuyên trách của tổ chức tín dụng thực hiện. Trong trờng hợp cần thiết hoặc pháp luật
có quy định thì tổ chức tín dụng đợc thành lập hội đồng thẩm định hoặc thuê cơ quan t
vấn chuyên môn để thẩm định dự án đầu t hoặc phơng án sản xuất kinh doanh của
khách hàng.
Trong toàn bộ các khâu giao kết hợp đồng tín dụng thì thẩm định hồ sơ tín dụng
là khâu vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lợng tín dụng. Do vậy, để
nâng cao chất lợng tín dụng thì một trong những yêu cầu thiết yếu là phải nâng cao chất
lợng công tác thẩm định hồ sơ tín dụng.
Bớc 3: Quyết định cho vay.
Trên cơ sở kết quả thẩm định, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án sản xuất
kinh doanh, dịch vụ, đời sống và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, tổ chức tín dụng
phải ra quyết định và thông báo cho khách hàng về quyết định cho vay của mình. Về
nguyên tắc, để đảm bảo an toàn tín dụng, tổ chức tín dụng chỉ đợc phép ra quyết định

cho vay đối với những khách hàng có dự án kinh doanh, dịch vụ, phơng án phục vụ đời
sống khả thi và có khả năng tài chính trả nợ trong thời hạn cam kết.
Trờng hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng cũng phải nêu rõ lý do
căn cứ từ chối cho vay (Điều 15.3 Quy chế cho vay).
Bớc 4. Đàm phán các điều khoản của hợp đồng và ký kết hợp đồng.
Theo nguyên tắc chung, hợp đồng đợc giao kết từ thời điểm bên đề nghị nhận đ-
ợc trả lời của bên đợc đề nghị chấp nhận vô điều kiện toàn bộ nội dung đề nghị giao kết
hợp đồng của bên đề nghị; và khi đó sẽ làm phát sinh một quan hệ hợp đồng giữa hai


21
bên chủ thể, nếu không có thoả thuận khác. Với hợp đồng tín dụng ngân hàng, do đặc
thù luôn tiềm ẩn độ rủi ro cao nên việc giao kết hợp đồng tín dụng có những nét đặc thù
riêng. Do đó, việc tổ chức tín dụng trả lời bằng văn bản các khách hàng về việc đồng ý
cho vay cha đợc coi là hành vi chấp nhận giao kết hợp đồng mà chỉ đợc coi là tuyên bố
đồng ý giao kết hợp đồng. Việc giao kết của hợp đồng tín dụng chỉ đợc coi là hoàn
thành khi các bên tiến hành đàm phán xong các điều khoản của hợp đồng và ngời đại
diện đúng thẩm quyền của các bên ký tên vào hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng
ngân hàng có hiệu lực từ thời điểm ngời đại diện có thẩm quyền cuối cùng ký tên vào
văn bản hợp đồng, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Thực tế cho thấy hầu hết các mẫu hợp đồng tín dụng tại điều khoản cuối cùng
đều quy định hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký. Tuy nhiên, nhằm tránh trờng hợp hợp
đồng tín dụng bị tuyên bố vô hiệu vì ngời ký không có thẩm quyền hoặc để hạn chế
thiệt hại khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, một số ngân hàng có các thoả thuận sau
trong hợp đồng:
+ Trờng hợp 1: Thay “Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký” bằng “Hợp đồng có
hiệu lực kể từ ngày Ngân hàng nhận đợc văn bản của Hội đồng quản trị hoặc Tổng
giám đốc bên đi vay chấp thuận toàn văn hợp đồng này”.
+ Trờng hợp 2: Giữ nguyên quy định: “Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký” nh-
ng điều khoản về giải ngân có quy định thêm: “Ngân hàng chỉ giải ngân khi nhận đợc

văn bản của Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc bên đi vay chấp thuận toàn văn hợp
đồng này”.
Bằng việc quy định trên đây, các tổ chức tín dụng có thể ngăn ngừa trờng hợp hợp
đồng bị tuyên bố vô hiệu vì lý do ngời ký không đúng thẩm quyền; hoặc hạn chế rủi ro
xảy ra khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu.






22


Kết luận chƣơng 1

Nh phân tích trên, ta thấy hợp đồng tín dụng ngân hàng là hình thức pháp lý của
hoạt động cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay. Do vậy, xét về bản chất
pháp lý, hợp đồng tín dụng ngân hàng là một dạng của hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên,
xuất phát từ tính chất quan trọng của hợp đồng tín dụng đối với nền kinh tế mà pháp
luật đòi hỏi hợp đồng tín dụng ngân hàng phải tuân thủ những điều kiện chặt chẽ nh
điều kiện về chủ thể, hình thức, thủ tục giao kết hợp đồng Ngoài ra, để tìm hiểu rõ
hơn những quy định của pháp luậtViệt Nam về hợp đồng tín dụng ngân hàng và thực
trạng áp dụng các quy định đó chúng ta tìm hiểu qua Chơng 2 của đề tài: Thực trạng
pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam.




CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN

DỤNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM.
2. 1. Nội dung của hợp đồng tín dụng ngân hàng
Xuất phát từ khái niệm về hợp đồng dân sự thì hợp đồng dân sự là sự thoả thuận của
các bên chủ thể về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Sự thoả
thuận ở đây đợc hiểu là sự thống nhất về mặt ý chí, sự gặp gỡ về mặt ý chí giữa các bên
chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng. Ý chí ở đây là ý chí thực của các bên giao kết hợp
đồng là mục đích mà các bên hớng tới đạt đợc. Do đó, hợp đồng tín dụng phải là kết
quả của sự tự nguyện, tự do ý chí của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay vốn về


23
quyền và nghĩa vụ của các bên. Nếu có căn cứ chứng minh hợp đồng đợc ký kết trên cơ
sở cỡng ép, đe dọa, lừa dối thì hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu.
So với các hợp đồng khác, sự thoả thuận của các chủ thể trong hợp đồng tín dụng có
phần hạn chế bởi các quy định của pháp luật nh: điều kiện vay vốn, số tiền vay, lãi suất
cho vay…Một số ý kiến còn cho rằng, sự tự do thể hiện ý chí, tự do thoả thuận của các
bên chủ thể cũng hầu nh không có đặc biệt đối với bên vay vốn. Thực tế, khi khách
hàng vay vốn, các tổ chức tín dụng thờng đa ra mẫu hợp đồng đã đợc soạn sẵn. Sự tự do
ý chí ở đây chỉ là nếu khách hàng đồng ý thì ký kết còn không đồng ý với các điều
khoản hợp đồng thì không ký kết mà không hề có sự thoả thuận giữa các bên. Ví dụ:
Tuỳ từng loại khách hàng có khả năng tài chính khác nhau, thời hạn vay vốn khác nhau,
lịch sử tín dụng khác nhau… mà tổ chức tín dụng quyết định số tiền vay, lãi suất cho
vay, yêu cầu tài sản bảo đảm tiền vay khác nhau.
Theo quan điểm của tác giả thì thực tế trên không làm mất đi yếu tố tự do thoả thuận
của các bên trong hợp đồng tín dụng ngân hàng. Xuất phát từ đặc thù của hợp đồng tín
dụng ngân hàng, luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn, nhất là phía bên cho vay. Vì vậy,
để đảm bảo thu hồi đợc nguồn vốn vay, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, tổ
chức tín dụng có quyền tự xem xét, đánh giá từng loại khách hàng, mức độ tín nhiệm,
khả năng tài chính để quyết định có cho vay hay không, quyết định mức lãi suất cho
vay. Còn về phía khách hàng vay vốn, họ hoàn toàn có quyền lựa chọn các điều khoản

hợp đồng phù hợp với họ. Họ có thể lựa chọn ký kết hợp đồng tín dụng với tổ chức tín
dụng này hay tổ chức tín dụng khác. Các bên chỉ có thể đi đến ký kết hợp đồng tín dụng
ngân hàng khi các bên tự nguyện đồng ý tất cả các điều khoản của hợp đồng đã đa ra.
Với những phân tích trên, theo tác giả, việc giao kết hợp đồng tín dụng theo phơng thức
hiện nay không làm mất đi nguyên tắc tự nguyện giao kết hợp đồng của các bên chủ
thể.
Trong xu hớng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, quyền tự do kinh doanh của các
chủ thể ngày càng đợc pháp luật ghi nhận và mở rộng. Điều 15 Luật các tổ chức tín
dụng quy định: “Các tổ chức tín dụng có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách


24
nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không một tổ chức, cá nhân nào đợc can thiệp
trái pháp luật vào quyền tự chủ kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng
có quyền từ chối yêu cầu cấp tín dụng, góp vốn, cung ứng các dịch vụ ngân hàng, nếu
thấy không đủ điều kiện, không hiệu quả, không phù hợp với pháp luật”.
Quy định trên thể hiện một cách đậm nét quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm
của tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh, phù hợp với điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh quy định tiến bộ đó, pháp luật hiện hành còn
có những quy định hạn chế quyền tự do kinh doanh của các tổ chức tín dụng nh quy
định về cho vay theo chỉ định của Chính phủ: “Tổ chức tín dụng đợc cho vay không có
bảo đảm theo chỉ định của Chính Phủ” (Điều 52.4 Luật các tổ chức tín dụng).
Quy định trên đây thể hiện sự u tiên, u đãi của nhà nớc đối với một số ngành, dự án
kinh tế trọng điểm nhng có khả năng tài chính hạn hẹp. Trên thực tế nhiều dự án trọng
điểm của Nhà nớc đợc vay theo chỉ định của Chính Phủ đã phát huy đợc vai trò tích
cực, thực hiện những mục tiêu mà Nhà nớc đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích
cực đó thì rất nhiều những khoản vay theo chỉ định của Chính phủ đó lại là những
khoản cho vay các doanh nghiệp Nhà nớc làm ăn thua lỗ, không thu hồi đợc vốn vay,
gây thất thoát cho Nhà nớc hàng ngàn tỷ đồng, gây thiệt hại lớn cho các ngân hàng th-
ơng mại quốc doanh. Theo thống kê, tình trạng cho vay của các ngân hàng thơng mại

quốc doanh đến mức d nợ lên tới 35 - 40% vào nhóm khách hàng có báo động “đỏ” về
chất lợng tín dụng. Điển hình là các
tổng công ty thuộc xây dựng, giao thông vận tảicông nợ lên tới 11 ngàn tỷ đồng. Nhiều
chương trình kinh tế mà chính sách cho vay của các ngân hàng thương mại buộc phải
hướng theo kết cục không có hiệu quả như: đánh bắt xa bờ, cà phê Arabica [39, tr15-
18]
Ngoài ra, khó ngân hàng nào có thể thống kê hết những khoản vay theo chỉ thị
ngầm của chính quyền địa phương. Thực trạng trên cho thấy quyền tự do định đoạt, tự
chịu trách nhiệm của các ngân hàng trên thực tế bị hạn chế. Điều này không chỉ ảnh


25
hưởng đến chất lượng tín dụng mà hoàn toàn không phù hợp với điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay.
Kinh nghiệm ở Trung Quốc cho thấy, trước những năm 1990, các ngân hàng
thương mại Trung Quốc phải đồng thời thực thi hai nhiệm vụ: kinh doanh
thương mại và thực hiện chủ trương đường lối của Nhà nước Trung Quốc.
Trong những thập niên 80, khi nền kinh tế Trung Quốc đang ở tình trạng bất
ổn, lạm phát, các ngân hàng này đã nhận được chỉ thị của Chính Phủ là phải
cứu trợ nền kinh tế: cấp các khoản cho vay để xoá đói giảm nghèo, ưu tiên
cho vay doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, mặt trái của chính sách này là
cho vay tràn lan, chất lợng quản lý rủi ro tín dụng kém cha từng thấy, để lại
những khó khăn khó đòi khổng lồ. Trước thực tế này ở Trung Quốc, Ngân
hàng trung ương Trung Quốc đã có chỉ thị: hoạt động của ngân hàng quốc
doanh phải có tính thơng mại và cạnh tranh hơn nữa, dừng ngay việc cho vay
các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ.[47,tr28]

Việt Nam, với tư cách là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, thực
thi các cam kết quốc tế, Việt Nam phải áp dụng các biện pháp đối xử quốc gia đối với
tất cả các ngân hàng, loại bỏ sự ưu tiên ưu đãi với các ngân hàng thương mại quốc

doanh cũng như hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế. Vì vậy, quy
định trên về cho vay theo chỉ đạo của Chính Phủ cần sớm được loại bỏ, điều này không
những ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của các ngân hàng mà còn không phù
hợp với thông lệ quốc tế. Hơn nữa, ở nước ta hiện nay đã thành lập ngân hàng chính
sách, một loại hình tổ chức tín dụng đặc biệt, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận
Do đó, quy định trên chỉ nên áp dụng đối với các ngân hàng chính sách là phù hợp
hơn cả.
Điều 401 BLDS 1995 quy định: “Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điều
khoản mà thiếu những điều khoản đó, thì hợp đồng không thể đợc giao kết”. Trên thực
tế, các chủ thể hợp đồng cũng ngày càng đa dạng hơn, trình độ hiểu biết pháp luật cũng
ở những mức độ khác nhau. Do đó, nhiều trờng hợp các chủ thể hợp đồng không nhận

×