Tải bản đầy đủ (.pdf) (242 trang)

Bước đầu khảo sát văn học dân gian đảo Phú Quý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 242 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM






NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH





BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT VĂN HỌC
DÂN GIAN ĐẢO PHÚ QUÝ



Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34





LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ QUỐC HÙNG







Thành phố Hồ Chí Minh – 2008


Lời Cảm Ơn

Để bày tỏ lòng tri ân, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Ban Giám Hiệu, Khoa Ngữ Văn, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau
Đại học, Thư viện Trường ĐHSP TP.HCM đã tạo điều kiện thật tốt cho
chúng tôi trong quá trình học tập.
Xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả những người thầy, người cô thân
yêu đã tận tình chỉ dạy cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt 3 năm
học vừa qua.
Để hoàn thành tập luận văn này, tôi vô cùng tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đối với người thầy hướng dẫn mà tôi rất mực tôn kính - TS. Hồ Quốc
Hùng. Thầy chính là Người đã luôn cổ vũ, động viên, chỉ dẫn tận tình
từng đường đi nước bước cho người học trò nhỏ của mình trên hành trình
kiếm tìm chân lý khoa học và góp phần lưu giữ tinh hoa văn hóa dân tộc.
Trong chuyến hành trình đến với chân lý khoa học, tôi đã luôn nhận
được sự đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ của gia đình và bạn bè thân hữu. Xin
gửi lời cảm ơn nồng thắm nhất đến tất cả, nhất là anh – người chồng

tuyệt vời của tôi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo của trường THPT
Phan Bội Châu, Sở văn hóa thông tin tỉnh Bình Thuận, Bảo tàng Bình
Thuận, Huyện Ủy, Ủy ban nhân dân, các Ban ngành đoàn thể, các vò
nghệ nhân, cùng các bà con huyện đảo Phú Quý đã luôn tạo điều kiện,
giúp đỡ chúng tôi về mọi mặt trong thời gian làm luận văn. Đồng thời, tôi
cũng xin gởi lời tri ân đặc biệt đến Anh Nguyễn Xuân Lý (Giám đốc Bảo
tàng Bình Thuận), Chò Nguyễn Thò Tuyết Hằng (Phó chủ tòch phụ trách
khối xã văn Phú Quý), Anh Nguyễn Văn Cường (Trưởng phòng Văn hóa
Thông tin Phú Quý), Chú Huỳnh Huy Sô.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2008

Nguyễn Thò Ngọc Hạnh

MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. MẤY ĐẶC ĐIỂM VỀ VĂN HÓA ĐẢO PHÚ QUÝ........................12
1.1. Vùng đất ..........................................................................................................12
1.1.1. Địa lý vùng đất ....................................................................................12
1.1.2. Lịch sử vùng đất ..................................................................................13
1.2. Con người ........................................................................................................15
1.2.1. Cơ cấu và mối quan hệ giữa các tộc người .........................................15
1.2.2. Đời sống sinh hoạt, đặc điểm nghề nghiệp ..........................................23
1.2.3. Đời sống tinh thần ...............................................................................25
Chương 2. TÌNH HÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN ĐẢO PHÚ QUÝ..................
31

2.1. Tình hình tư liệu nghiên cứu............................................................................31
2.2. Cơ cấu văn học dân gian đất đảo ....................................................................38
2.2.1. Loại hình gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.......................................43
2.2.2. Loại hình tự sự dân gian.......................................................................48
2.2.3. Loại hình trữ tình dân gian...................................................................52
2.2.4. Loại hình sân khấu dân gian.................................................................64
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC DÂN GIAN ĐẢO PHÚ QUÝ...................71
3.1. Sự chuyển hóa của Văn học dân gian người Việt từ lục địa khi đến
hải đảo dưới cấp độ thể loại, tác phẩm ............................................................
71
3.2. Đề tài .................................................................................................................90
3.3. Mối quan hệ giữa nhân vật lịch sử và tín ngưỡng .........................................119
KẾTLUẬN .............................................................................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................131

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Trong bốn thành tố văn hóa thì văn hóa lãnh thổ (văn hóa vùng) là một dạng
thức văn hóa mà ở đó trong không gian địa lý xác định, các cộng đồng người do
cùng sống trong một môi trường tự nhiên nhất định, trong điều kiện phát triển xã
hội tương đồng, và nhất là mối quan hệ giao lưu văn hóa sống động, nên trong quá
trình lịch sử dân tộc lâu dài đã hình thành đặc trưng văn hóa chung, thể hiện trong
sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân. Tr
ong một vùng văn hóa không nhất thiết
phải là một tộc người mà có thể có nhiều tộc người, ngược lại một tộc người lại có
thể thuộc những vùng văn hóa khác nhau. Những biểu hiện của vùng văn hóa thể
hiện trên toàn bộ các mặt đời sống: lối sống, nếp sống, việc làm lụng, phong tục, lễ
nghi, tín ngưỡng... và trong một chừng mực nào đó còn thấy ở phong cách và tâm lý


con người.
Tất cả những vấn đề nêu trên đều không nằm ngoài mục đích giới thiệu sơ bộ
về lý thuyết vùng văn hóa, để từ đây chúng ta có thể đi sâu vào việc khảo sát,
nghiên cứu về văn học dân gian của một vùng đất tiêu biểu: “Tiểu vùng văn hóa cực
Nam Trung Bộ” bao gồm lãnh thổ của ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình
Thuận. Đây là vùng đất khá
đặc biệt về phương diện địa lý, khí hậu, cư dân và văn
hóa của nước ta. Ngay từ đầu, miền đất này đã mang trong mình một số phận lịch
sử riêng, đầy ắp sự kiện, đầy ắp biến động.
Để khắc họa chân dung tiểu vùng văn hóa này đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu, nhưng mảnh đất ấy vẫn còn tiềm ẩn nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn, gợi
nhiều kha
o khát khám phá, tìm hiểu đối với những người quan tâm. Trong quá trình
tiếp cận nền văn hóa dân gian của tiểu vùng văn hóa này, mà chủ yếu là vùng đất
Bình Thuận giàu truyền thống với bề dày lịch sử hơn 300 năm, chúng tôi đặc biệt
chú ý đến văn hóa đảo Phú Quý - một hòn đảo xanh nằm giữa biển khơi, hài hòa
trong bức tranh hùng vĩ của tổ quốc thân yêu - mà trước giờ ít người biết tới. Lịch
sử của đảo Phú Quý hình thà
nh trên nền tảng của quá trình xây dựng văn hóa của
chính nó. Bất chấp bao đổi thay thăng trầm của lịch sử và thử thách nghiệt ngã của
thời gian, những mảng truyện kể, những câu tục ngữ, ca dao, hò vè dân gian trên
đảo vẫn còn được người dân trên đảo bảo tồn, lưu truyền.
Thế giới thi ca dân gian là:“Vũ trụ của tinh thần, của tình cảm, của sinh
hoạt xã hội, của bản chất thiên nhiên, chứa đựng mọi tiềm năng sinh lực, nên
khi đặt mình trước đối tượng bao la ấy, chúng tôi thấy tầm mắt mình chỉ là một
con đom đóm giữa n
gàn sao” [48, tr.607]. Thế nhưng, với bao ấp ủ, băn khoăn,
thắc mắc về truyền thống văn hóa ở vùng đất mà mình đang sinh sống, chúng tôi đã
trải qua những giờ phút vượt trên “đầu sóng, ngọn gió” trong những chuyến hải
trình đầy gian nan để đến với hòn đảo lành Cù Lao Thu tuyệt đẹp. Và trong chuyến

hành trình trở về với cội nguồn, chúng tôi hằng m
ong phần nào lật lại lớp bụi thời
gian đang âm thầm phủ lên nền văn hóa hải đảo đặc sắc này, để góp một cái nhìn
khoa học khảo sát một đề tài mà chúng tôi rất đỗi quan tâm. Đó là tìm hiểu một
cách có hệ thống về “Văn học dân gian đảo Phú Quý”, như là một món quả nhỏ của
một người con có tấm
lòng tha thiết với quê hương, mảnh đất Bình Thuận thân yêu
với biển xanh, nắng vàng, cát trắng… Trong quá trình tìm hiểu, chúng ta sẽ thấy
được những dấu ấn văn hóa, ý thức quá khứ, tâm lý tộc người, tình cảm cộng đồng,
nguồn gốc tộc người… của cư dân trên đảo, cũng như phần nào biết được quá trình
tiếp nhận, giao lưu văn hóa rất đặc biệt của cộng đồng tộc người ở đây. Và ở miền
đất hứa ấy, chúng t
ôi đã thật sự sống trong những phút giây thăng hoa, hạnh phúc
khi bắt gặp những nguồn tư liệu văn học dân gian quý báu, cũng như nhận được
muôn vàn tình cảm yêu mến của những con người hồn hậu chân quê.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:
Từ khi bắt đầu hình thành ý tưởng về đề tài khảo sát “Văn học dân gi
an đảo
Phú Quý”, chúng tôi đã ý thức được ngay những khó khăn trở ngại mà mình sẽ gặp
phải. Bởi đây là một đề tài khá mới mẻ, phạm vi nghiên cứu lại khá rộng. Tuy
nhiên, trong giới hạn của luận văn chúng tôi chỉ mong và cố gắng thực hiện các mục
đích và nhiệm vụ bước đầu như sau:
Thứ nhất, tìm hiểu sơ bộ về văn hóa đảo Phú Quý: về cơ cấu tộc người, đời
sống sinh hoạt, phong tục tập quán, tín ngưỡng, mối quan hệ văn hóa hỗn dung giữa
các tộc người. Để thực hiện được mục đích đề ra, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm
những tư liệu lịch sử, địa lý, xã hội, văn hóa, kinh tế… cũng như tiến hà
nh đi khảo
sát thực tế về vùng đất hải đảo này. Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý về những
công trình nghiên cứu khá công phu về văn hóa, văn học dân gian đảo Phú Quý của
các tác giả như: Phái Thành Chung, Nguyễn Xuân Lý, Trần Xuân Phong, Võ Thị

Tâm.
Thứ hai, trong khi tìm hiểu về văn hoá dân gian xứ đảo, chúng tôi chú trọng
đến công tác sưu tầm, nghiên cứu sơ bộ về cơ cấu văn học dân gian ở vùng đất này,
bằng cách phân loại các loại hình văn học dâ
n gian có trên đảo để thuận lợi cho quá
trình khảo sát, phân tích. Ở đây, chúng tôi dựa vào những tiêu chí phân chia đã
được các nhà Folklore học công nhận, để từ đó thấy được sự phong phú, đa dạng
của nền văn hoá hải đảo này. Đồng thời bước đầu đi vào tìm hiểu, phân tích, đánh
giá một cách tổng quan về tình hình và đặc điểm của các thể loại văn học dâ
n gian ở
đảo Phú Quý.
Thứ ba, bước đầu so sánh đối chiếu biến động văn học dân gian ở vùng hải
đảo và vùng lục địa (mà chủ yếu đặt trong mối tương quan với vùng văn hóa duyên
hải miền Trung). Từ đó thấy được nét đặc sắc, độc đáo của nền văn học dân gian
vùng đảo.
Thứ tư, lập một phụ lục, tập hợp tất cả các câu tục ngữ, câu đố, bài hò vè, ca

dao, các hình thức diễn xướng dân gian như hát sắc bùa, hát bả trạo, tuồng cổ… mà
chúng tôi sưu tầm được và hiện còn lưu truyền trên đảo.
3. Lịch sử vấn đề:
Đề tài “Bước đầu khảo sát Văn học dân gian đảo Phú Quý” mà chúng tôi
nghiên cứu là một đề tài mang tính địa phương. Hơn nữa đảo Phú Quý là một địa
danh mà từ trước tới nay rất ít người biết đến, nê
n tư liệu nghiên cứu liên quan đến
đề tài này là rất ít và không hệ thống. Bên cạnh đó, đề tài này được thực hiện qua
các chuyến điền dã, sưu tầm các câu chuyện kể được lưu truyền trong dân gian bằng
hình thức truyền miệng, nên việc thẩm định tính chính xác, tính lịch sử, khoa học là
hết sức khó khăn. Trong thực tế nghiên cứu, chúng tôi đã được tiếp cận với một số
tài liệu có liên quan đến những vấn đề chúng tôi đang quan tâm tìm hiểu. Đó là các
công trình:

+ Luận văn tốt nghiệp: “Bước đầu tìm hiểu văn học dân gian đảo Phú
Quý” của tác giả Phái Thành Chung [9] (được công bố vào năm 1993). Công
trình nghiên cứu về văn học dâ
n gian đảo Phú Quý được trình bày khá mạch lạc,
theo bố cục gồm 2 chương và phần kết luận, với 118 trang.
Ở Chương 1, tác giả đã không xác lập về phạm vi, đối tượng nghiên cứu và đặt
bằng một nhan đề rất mơ hồ: “Từ Cù Lao Khoai đến đảo Phú Quý hay là sự tích
Hòn Thu”. Ngay từ đầu, tác giả bàn về lịch sử hình thành của vùng đất Phú Quý dựa
vào tài liệu ghi chép trong “Đại Nam nhất thống chí”, nguồn gốc cư dâ
n trên đảo
(chủ yếu đến từ các vùng của Miền Trung). Sau đó, đi vào giới thiệu những ngành
nghề chủ yếu (câu mực, đan võng, dệt vải), rồi lại bàn về đặc điểm địa lý của đảo
Phú Quý. Tiếp theo, tác giả nói đến chuyện đình, miếu, chùa và xen lẫn vào đó là
câu truyện kể dân gian về “Vũng Phật”, về tích miếu Chúa Ngu. Cuối cùng đề cập
đến 2 lễ hội truyền thống ở đảo là “Lễ hội cúng cá Ông”, “Lễ cầu ngư” và đời sống
sinh hoạt phong tục tập quán t
hể hiện qua món ăn, cách ăn mặc, phương tiện đi lại,
tục cưới hỏi, tang ma, nuôi dạy con.
Chương 2, tác giả đi vào tìm hiểu văn học dân gian đảo Phú Quý mà trước hết
là đưa ra 2 nhận định chính và gọi đó là “Mấy đặc điểm cơ bản” của văn học hải
đảo: Thứ nhất - khẳng định ở đây tồn tại một kho tàng văn học dân gian nhưng chưa
đư
ợc sưu tầm, nghiên cứu có hệ thống. Thứ hai - khẳng định trong kho tàng văn học
ấy có sự hiện diện của các thể loại: tự sự (truyền thuyết, truyện cười, vè), trữ tình
(hát nghi lễ, hát ru, hát vui chơi), diễn xướng dân gian (hát bội) và bàn đến ngôn
ngữ nói của người dâ
n đảo (phát âm không xa rời tiếng nói dân tộc, sử dụng câu
trong sách cổ vào lời nói, sự dụng cách nói lái). Tiếp theo, tác giả bàn về “Các loại
hình Văn học dân gian đất đảo”, cụ thể như sau:
- Loại hình tự sự: với mảng truyền thuyết, tác giả chỉ đóng vai trò là người

ghi chép lại 4 truyện kể dân gian (Bà Chúa Bàn Tranh, Ông Đụn - Bà Giàng, Thầy
Nại, Giặc Tàu Ô cướp đảo) và sắp xếp thành 3 nhóm: về nhân vật thời mở đất, về
sáng tạo văn hóa gắn với lý giải địa danh, về giặc cướp đảo, mà không đưa ra được
tiêu chí phân loại cụ thể nào. Với mảng truyện cười, chỉ m
ang tính chất giới thiệu,
tóm tắt rất sơ lược nên khó hình dung ra diễn biến cốt truyện và tác giả khẳng định
“hầu hết các truyện cười đều sử dụng yếu tố tục để gây cười…, truyện cười ít dị
bản, vì có nguồn gốc từ một số sự việc hàng ngày, được gia cố thêm và truyền khẩu
nên chưa mạch lạc, lôi cuốn” [9, tr.46]. Với thể loại vè, tác giả bình tán về một số
đoạn trích ngắn trong những bài
vè như: Thơ đi kinh, Vè chiếc tàu gạo Nhật mắc
cạn, Vè trận bão năm 88, Vè các lái, Vè làm mướn, Vè nói ngược, Vè con cá, Vè
trái cây. Để kết thúc phần trình bày về loại hình tự sự , tác giả đưa ra một số nhận
định ngắn về giá trị tư tưởng: 1. Đề cao nghị lực phi thường, tài lao động của nhân
vật và cộng đồng, 2. Tôn thờ và
kính trọng những vị thần có công trong việc ngăn
ngừa, bảo vệ đảo thoát khỏi giặc biển, 3. Phản ánh cuộc sống cộng đồng nhiều dân
tộc, 4. Tạo tiếng cười các thói hư tật xấu, góp phần xây dựng một xã hội đảo trong
lành, 5. Phản ánh sự việc nổi bật xảy ra trên đảo từ đầu thế kỷ.
-
Loại hình trữ tình: trong phần này tác giả không tạo thành các đề mục nhỏ,
riêng biệt để bàn về đặc điểm thi pháp của các thể loại ca dao dân ca (theo mục
đích: trong nghi lễ, sinh hoạt, vui chơi), mà triển khai vấn đề một cách đơn thuần,
tràn lan theo cách “ trích dẫn - bình tán - phát biểu cảm xúc”. Trong phần tiểu kết,
tác giả khẳng định “Ca dao dân ca đảo Phú Quý là sự kế thừa nghệ thuật thơ trữ
tình dân gian Việt Nam” thông qua những biểu hiện cụ thể sau: tạo bản sắc riêng,
thể hiện rõ phong các
h dân gian địa phương, có tính dị bản, không gian và thời gian
nghệ thuật của ca dao dân ca giống những công thức truyền thống quen thuộc có
trên đất liền.

- Loại hình Hát bội: tác giả nêu một vài nhận định về tình hình Hát bội trên
đảo (số lượng gánh hát, thực trạng hoạt động, tình cảm của người dân dành cho loại
hình sân khấu dân gian này là rất “ham mê”) và đề cập đến hình thức bói tuồng

được xem là một nét lạ trong sự kết hợp giữa tín ngưỡng với nghê thuật, mà khơng
dẫn chứng, so sánh, đối chiếu với cách Hát bội trên đất liền.
- Loại hình tục ngữ, câu đố, hiện tượng nói lái: tác giả cũng vẫn trình bày
theo cách bình tán thơng thường và dẫn chứng bằng 24 đơn vị tác phẩm. Đồng thời
khẳng định chúng là một phần khơng thể thiếu trong cuộc sống của người dân,
nhưng lại khơng nói được mức độ, ngun nhân ảnh hưởng.
Trong phần kết luận (2 trang), t
ác giả khơng kết lại vấn đề bằng cách khái
qt thành những luận điểm cơ bản nổi bật, làm nên bản sắc riêng của nền văn
học dân gian hải đảo, mà lại tiếp tục bình tán bằng những lời hoa mĩ và chỉ điểm
qua một vài ý tác giả cho là tác động đến diện mạo, làm nên nét đặc thù: văn học
dân gia
n đất đảo có bóng dáng bộ phận của 3 dân tộc cộng cư, cuộc sống khó khăn,
văn học là một mặt trong sinh hoạt vui chơi, bên cạnh văn chương bình dân còn có
một số lượng tác phẩm văn chương bác học.
Tóm lại, trong cơng trình này, tác giả mới chỉ tiếp cận văn học dân gian đảo
Phú Q ở góc độ diễn giảng, phát biểu cảm nghĩ về những đơn vị tác phẩm, mà
chưa đi vào phân tích đánh giá, đối chiếu so sánh văn học hải đảo với văn học dân
gian ở lục đòa, để thấy đư
ợc nét riêng biệt đặc sắc của nền văn học hải đảo này.
Bên cạnh đó, tác giả còn tỏ ra khá lúng túng, chưa khoa học trong việc sắp xếp,
trình bày các vấn đề nên đơi chỗ còn rối, còn mang tính chất cảm tính, thiếu tính
thuyết phục, thiếu căn cứ khoa học. Tuy nhiên, theo đá
nh giá ban đầu của chúng tơi,
cơng trình này hay, có giá trị khoa học. Vì vậy, để thuận lợi hơn cho q trình
nghiên cứu, chúng tơi cũng mạnh dạn xin mạn phép với tác giả được sử dụng một

số đơn vị tác phẩm sưu tầm trong cơng trình này, như là một nguồn tư liệu đáng tin
cậy để chúng tơi tham khảo và chọn lọc.
“Sưu tầm tư liệu Hán Nơm trên đảo Phú Q Bình Thuận” [72]:
Cơng trình nghiên cứu này của tác giả Võ Thị Tâm
(ở Viện khoa học xã hội
Tp.HCM, Trung tâm nghiên cứu Hán Nơm, cơng bố năm 2000). Trong cơng trình
này, tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét về “tiềm năng” tư liệu Hán Nơm
đất đảo mà chưa cung cấp hết các tư liệu sưu tầm, tập hợp được (mỗi một thể loại
chỉ có 01 - 02 đơn vị tác phẩm, nhiều nhất là văn tế có 06 bài). Trong đó quan trọng
nhất là có thể loại tuồng cổ được ghi chép bằng chữ Hán (9 bản tuồng hoàn
chỉnh), nhưng tác giả mới chỉ cung cấp được 1 bản tuồng (Sầm Bành). Mặc dù
vậy, đây vẫn là nguồn tư liệu q, cung cấp một cách trọn vẹn bài “Vè đi Kinh” dài
1.284 câu thơ, của nghệ nhân Bùi Quang Diêu, mà khơng có cơng trình sưu tầm nào
được cơng bố rộng rãi ghi chép lại tồn vẹn.
+ “Địa chí Bình Thuận” [70]:
Cuốn sách này của Sở văn hóa Thơng tin Tỉnh Bình Thuận, được xuất bản
năm 2006, do một nhóm tác giả thực hiện. Đây là một cơng trình mang tính tổng

hợp về tất cả các mặt lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa… của tỉnh Bình Thuận (với
dung lượng rất ấn tượng: 1.241 trang). Nhìn chung, có thể xem cuốn sách này là
một trong số ít tư liệu hiếm hoi viết về tỉnh Bình Thuận nói chung và huyện đảo
Phú Q nói riêng. Trong đó, chúng tơi đặc biệt chú ý đến chương 3 phần IV -
“Văn học nghệ thuật dân gian”, vì nó cung cấp một cái nhìn tổng thể về tình hình
văn học dâ
n gian tỉnh nhà, cụ thể là đề cập đến 2 vấn đề chính: Văn học của dân
tộc Kinh (văn học dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian, trò diễn dân gian) và
Văn học của các dân tộc ít người (Chăm, Hoa, các dân tộc ít người ở miền núi,
Tày, Nùng).
Ở phần đầu, cơng trình này khẳng định “văn học dân gian Bình Thuận bắt
nguồn từ miền Trung và cả nước, đồng thời chịu ít nhiều ảnh hưởng với cư dân bản

địa là đồng bào C
hăm và các dân tộc miền núi. Trong q trình sản xuất lao động,
văn học nghệ thuật dân gian Bình Thuận nảy nở, phát triển với nhiều màu sắc”
[70, tr.712] và giới thiệu về các thể loại văn học dân gian tồn tại trên mảnh đất Bình
Thuận, bao gồm:
- Tục ngữ, thành ngữ: có những đề tài liên quan đến nghề nơng, nghề đi b
iển,
cúng bái, thể hiện đời sống tinh thần lạc quan của nhân dân, kinh nghiệm sống, ứng
xử.
- Ca dao dân ca: phản ánh các sự kiện tình cảm, tính cách con người qua mỗi
giai đoạn lịch sử (đặc biệt trong kháng chiến chống Pháp, Mĩ), với những đề tài
quen thuộc: nghề biển, cuộc sống sinh hoạt trong cộng đồng, phê phán tham quan,
tệ nạn tiêu cực trong xã hội, tình yêu trai gái, chống thực dân đế quốc xâm lược, xây
dựng tổ quốc trong thời bình.
- Vè: được xem là thể loại văn học dân gian phổ biến nhất của Bình Thuận và

chủ yếu được sáng tác bằng thể 4 chữ và thể lục bát.
- Câu đố: bao gồm nhiều hình thức đố chữ (Hán và Quốc ngữ), đố xuất về các
loại quả, mộc, thú, ngư, điểu, vật dụng, đố tục giảng thanh.
- Truyện dân gian: ngoài những truyện kể được lưu truyền rộng rãi ở khắp các
vùng miền trên đất nước, còn có hai thể loại: cổ tích địa phương và truyền t
huyết,
nhưng số lượng thì không nhiều, mang dấu ấn vùng biển (như truyện Thái tử Long
vương lấy vợ người), giải thích về các địa danh xóm làng, sông núi…và truyền
thuyết về các vị tiền hiền được nhân dân tôn kính, huyền thoại hóa (Truyện Dinh
Cậu, Hang Rồng, đền Chúa đông).
- Truyện cười: với đề tài phê phán thói hư tật xấu trong xã hội, tham quan, và
có một bộ phận văn học chỉ đơn thuần phục vụ cho giải trí, đem lại tiếng cươi cho
mọi người.
- Nghệ thuật biểu diễn: gồm

các hình thức sau: hát ru, hát đối đáp, hò bả trạo,
hô bài chòi. Phản ánh nếp sống, cách cảm cách nghĩ của nhân dân lao động về các
mối quan hệ trong gia đình, quê hương, làng xóm…và dẫn chứng bằng các lời ca
điệu hò lưu truyền trong địa bàn tỉnh, bao gồm cả vùng đất liền lẫn hải đảo.
Ở phần tiếp theo, tư liệu này đi vào giới thiệu về nền văn học dâ
n gian của
người dân tộc, chủ yếu là người Chăm. Nền văn học dân gian Chăm có những thể
loại phổ biến như trường ca, truyền thuyết sáng tác theo thể lục bát mang đậm dấu
ấn lịch sử dân tộc lồng trong quan hệ thể hiện các sinh hoạt tôn giáo, tình người.
Nhìn chung, công trình “Địa chí Bình Thuận” cũng không phải là một công
trình nghiên cứu chuyên sâu về văn học dân gian của đảo P
hú Quý nói riêng, của
tỉnh Bình Thuận nói chung, nhưng trong chừng mực nào đó, nó có đề cập, phác họa
bức chân dung về diện mạo văn học dân gian của tỉnh nhà. Trong tình hình thực tế,
khi mà nguồn tư liệu về văn học dân gian đảo Phú Quý là rất hiếm hoi, thì chúng tôi
vẫn coi ñây cũng sẽ là một cứ liệu quan trọng, để lấy đó làm cơ sở, tiến hành phân
tích đối chiếu văn học hải đảo với lục địa, nhằm tìm ra mối tương đồng, khác biệt.
Nói tóm lại, các công trình nghiên cứu m
à chúng tôi đã đề cập ở trên, mới chỉ
dừng lại ở chỗ làm công tác giới thiệu, “sưu tầm” và bình giảng về nội dung, nghệ
thuật của các đơn vị tác phẩm văn học dân gian thuộc các thể loại khác nhau, mà
chưa tiếp cận văn học ở góc độ “nghiên cứu, phân tích, thẩm định, lý giải hiện
tượng văn học”. Do vậy, nhiệm vụ của chúng tôi là tiếp cận văn học dân gia
n theo
hướng toàn diện hơn, dưới góc nhìn địa văn hóa, lịch sử giao lưu tiếp biến văn học
(bởi điều này có liên quan đến nguồn gốc tộc người trên đảo Phú Quý). Từ đó, chỉ
ra được đâu là nét đặc sắc, là sức “hấp dẫn” riêng của nền văn học dân gian xứ đảo,
đâu là sự chuyển hóa của văn học dân gian từ lục địa đến hải đảo, mà các công trình
nghiên cứu trước đó chưa đề cập đến một cách toàn diện,
sâu sắc.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là hầu hết

các loại hình văn học dân
gian hiện có trên đảo Phú Quý, trong đó bao gồm lời ăn tiếng nói của nhân dân, thể
tự sự, thể trữ tình, sân khấu dân gian. Mà cụ thể là các thể loại như: tục ngữ, câu đố,
truyền thuyết, vè, ca dao, hát sắc bùa, hát bá trạo, hát ống, hát bội.
Đây là những loại hình văn học dân gian có từ lâu đời gắn liền với đời sống
tinh thần của người dân bản xứ, phản á
nh tập quán tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo,
thể hiện những kinh nghiệm trong sinh hoạt sản xuất đồng thời nêu lên cuộc sống
cơ cực của người dân nghèo bởi thiên nhiên khắc nghiệt và ách cai trị của chế độ
phong kiến. Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát các tư liệu chủ yếu được sưu tầm qua
hình thức truyền miệng, nghe kể lại, thì chúng tôi gặp một thực tế là có một bộ phận
đơn vị tác phẩm rất khó thẩm định đư
ợc tính chính xác, bởi độ lùi của thời gian và
độ tin cậy của lời kể. Vì thế, chúng tôi - với tinh thần của những người làm khoa
học - vẫn tôn trọng và ghi nhận những lời kể của người dân bản xứ. Bên cạnh đó,
căn cứ vào những tài liệu nghiên cứu khoa học của những người đi trước, chúng tôi
đưa ra những nhận định, đánh giá có tính chất khẳng định về vấn đề đang tìm
hiểu
.
- Những câu chuyện dân gian không thuộc về đảo Phú Quý, nhưng lại có liên
quan đến nguồn gốc phát tích của những truyền thuyết, câu thơ, bài hát dân gian lưu
truyền trên đảo vẫn được chúng tôi khảo sát (với tính chất so sánh, minh họa).
5. Phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở lý luận cho đề tài này là phương pháp luận nghiên cứu văn học dân
gian. Bên cạnh đó thi pháp văn học dân gian cũng được dùng để soi sáng các đặc
điểm thi pháp của các loại hình văn học dâ
n gian ở đảo Phú Quý.

B ởi văn hóa dân gian là một nghệ thuật nguyên hợp, thể hiện chức năng phản
ánh nhận thức có tính chất nguyên hợp về thế giới, nên thông thường chúng ta tiếp
cận nó trước hết ở phương diện thẩm mỹ kết hợp với tiếp cận chỉnh thể. Với cách
tiếp cận này, chúng ta có thể xác định được giá trị đích thực của tác phẩm
dân gian,
cũng như giúp cho việc tìm hiểu quá trình tiếp biến văn hóa. Ngoài ra, luận văn còn
sử dụng những phương pháp quen thuộc trong nghiên cứu khảo sát:
Phương pháp thống kê hệ thống: người viết trình bày một cách hệ thống
những đơn vị tác phẩm cùng thể loại, tóm tắt những truyện kể dân gian lưu truyền.
Đồng thời khảo sát, phân loại, thống kê các câu ca dao, câu hát đối, câu đố… để tìm
ra hệ đề tài, môtip chung của các loại hình văn học dâ
n gian tự sự, trữ tình đó.
Phương pháp phân tích đối chiếu: bên cạnh việc tiến hành phân tích các
loại hình văn học dân gian có trên đất đảo, người viết còn đối chiếu với các đơn vị
tác phẩm không thuộc về vùng đất này nhưng lại có quan hệ khá mật thiết đến việc
hình thành, phát sinh những lời ca, câu kể của người dân bản xứ…
Phương pháp sưu tầm và thẩm định tư liệu: người viết tập hợp, sắp xếp
nguồn tư liệu sưu tầm
. Trong một chừng mực nào đó, người viết đã bước đầu thẩm
định được tính chính xác của một số tư liệu sưu tầm.
Trình tự nghiên cứu: chúng tôi lần lượt đi vào những vấn đề cơ bản:
- Tìm hiểu vùng đất một cách hệ thống, t
oàn diện về cả địa chí, lịch sử hình
thành, văn hoá vùng đất.
- Xác định đối tượng sưu tầm, chọn lọc theo những tiêu chí khoa học.
- Phân loại tư liệu tham khảo.
6. Đóng góp của luận văn:
Thứ nhất, chúng tôi tập hợp lại các thể loại văn học dân gian hiện còn tồn tại
trên đảo Phú Quý (dù số lượng tác phẩm có thể không nhiều, bởi hầu hết những loại
hình văn học dân gian này không được lưu giữ bằng văn bản viết mà chỉ qua truyền

miệng).
Thứ hai, góp phần làm
rõ diện mạo của văn học dân gian địa phương trong
mối tương quan với vùng văn hóa duyên hải miền Trung. Từ đó, luận văn tạo tiền
đề cần thiết cho những công trình nghiên cứu có cùng đề tài tiếp theo trên một quy
mô lớn hơn, sâu hơn, để góp một phần nhỏ vào tiến trình nghiên cứu văn hóa dân
gian ở vùng hải đảo một cách toàn diện hơn.

7. Kết cấu luận văn:
Luận văn chia làm 4 phần: 137 trang.
Phần dẫn nhập: 11 trang.
Phần nội dung: gồm 3 chương, 112 trang.
Chương 1: Mấy đặc điểm về văn hóa đảo Phú Quý, 18 trang
Chương 2: Tình hình văn học dân gian đảo Phú Quý, 39 trang
Chương 3: Đặc điểm văn học dân gian đảo Phú Quý, 55 trang
Phần kết luận: 04 trang.
Phần danh mục tài liệu tham khảo: 07 trang.

- Ngoài ra, luận văn còn có thêm phần phụ lục:
Phần phụ lục 1: Một số tranh ảnh minh họa: 11 trang.
Phần phụ lục 2: Một số tác phẩm văn học dân gian sưu tầm trên đảo Phú Quý:
82 trang.




CHƯƠNG 1. MẤY ĐẶC ĐIỂM VỀ VĂN HÓA ĐẢO PHÚ QUÝ

1.1 Vùng đất:
1.1.1. Địa lý vùng đất:

Tỉnh Bình Thuận, một vùng đất mới của miền duyên hải cực Nam Trung bộ
với tuổi đời hơn 300 năm (1697 – 2008), đã trải qua nhiều sự kiện biến động lớn
của lịch sử. Cùng với quá trình tụ cư, hợp cư của cư dân miền ngoài với người dân
bản địa diễn ra rất phức tạp, mảnh đất này còn lưu dấu nhiều chứng tích bi hùng của
cả một thời chiến tranh loạn lạc. Theo sách xưa ghi lại: “Tỉnh Bình Thuận đời xưa
là đất Phan Lý, Phan Lang nước Chiêm Thành. Sau cuộc Nam chinh của vua Lê
Thánh Tông vào năm Canh Dần 1470, C
hiêm Thành trở nên suy yếu. Năm Nhâm
Thân 1693, vua Chiêm là Bà Tranh bị chưởng cơ Nguyễn Hữu Kỉnh đánh bại, Hiển
Tông Hiếu Minh hoàng đế Nguyễn Phúc Chu lấy đất Chiêm Thành rồi đổi thành
Thuận Trấn…Đời Duệ Tông Hiếu Đinh hoàng đế N
guyễn Phúc Thuần vào năm
1773, Tây Sơn chiếm Bình Thuận. Nhưng tới năm 1793 Thế Tổ Cao hoàng đế
Nguyễn Phúc Ánh lại khôi phục được đất cũ” [68, tr.264 - 265].
Bình Thuận có 10 đơn vị trực thuộc hành chính, trong đó có Phú Quý – một
huyện đảo nhỏ bé, xa xôi - nơi mênh mông sóng nước chập chùng, nơi có những
danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có hàng dừa xanh soi bóng, có bãi cát trắng trải dài
hài hoà trong bức tranh thiên nhiên hùng vĩ nên thơ của tổ quốc thân yêu. Và nơi ấy
còn có cả một nền văn học dân gian phong phú, đặc sắc m
ang sắc thái văn hóa biển
đậm nét.
Cách bờ biển thành phố Phan Thiết 56,7 hải lý (khoảng 105km) theo hướng
Đông - Đông Nam, ta sẽ bắt gặp một hòn đảo nằm giữa biển Đông với hình thù rất
kỳ thú. Theo sự tưởng tượng và nhận xét của rất nhiều người, đảo Phú Quý khi nhìn
từ phía Đông thì trông như một con rồng đang uốn lượn nổi trên mặt biển xanh
(hình dá
ng rồng tương ứng với những địa danh trên đảo: đầu - Long Hải, thân –
Tam Thanh, đuôi – Ngũ Phụng). Khi nhìn từ phía Bắc thì lại có hình dáng như một
con cá thu, và nếu nhìn ngắm đảo từ phía Tây Nam trông chẳng khác nào một con
cá voi khổng lồ đang trồi lên mặt nước, với đầu là núi Cao Cát, đuôi là núi Ông

Đụn. Còn khi nhìn từ doi Thầy (Long Hải) hướng về núi Cao Cát lại thấy một hàm
rồng đang ngậm trái châu. Đảo Phú Quý là một quần đảo, được bao bọc chung
quanh bởi 10 đảo lớn nhỏ, cách đảo lớn từ 1 – 100km, mà nhân dân địa phương
thường quen gọi là “hòn lẻ”. Tùy hình dạng, vị trí, màu sắc, sự tích hình thành, mỗi
hòn lẻ được đặt một cái tên cho dễ nhớ như: Hòn Trứng lớn, Hòn Đen, Hòn đỏ,
Hòn Giữa, Hòn Hải, Hòn Đồ lớn, Hò
n Tý, Hòn Đồ nhỏ. Bên cạnh đó, ở đây còn
có một hòn đảo nhỏ mới hình thành vào năm 1923 được gọi là Hòn Tro. Hòn lẻ lớn
nhất trong các quần đảo là Hòn Tranh, có hình dạng chữ S của nước Việt Nam thu
nhỏ, cách đảo lớn 0,5 hải lý. Nằm giữa biển khơi, nhưng do được núi bao bọc thành
một thế chắn sóng vững chãi, nên Hòn Tranh quanh năm có sóng yên biển lặng và
gắn với nhiều huyền t
hoại, đức tin của ngư dân vùng biển.
Đảo lớn của Phú Quý, là nơi sinh sống của tuyệt đại đa số số dân trên đảo, có
dạng hình chữ nhật lệch, coù diện tích hết sức “khiêm nhường”, chỉ khoảng 16,4km
2

với các loại địa hình đồi, núi và các dãy đất bằng. Với thời tiết khắc nghiệt - chịu
ảnh hưởng của chế độ khí hậu gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa gió Nam bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 8, mùa gió Bấc từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, lại thêm tốc độ
gió, nhiệt độ trung bình khá cao, đất đai lại cằn cỗi, thiếu nước, kỹ thuật canh tác
thô sơ, chủ yếu dựa vào sức người và nước trời, nên công việc lao động của người
dân lại càng vất vả, nhọc nhằn,
đòi hỏi con người phải tìm ra một hướng sống tích
cực, ứng xử với môi truờng tự nhiên một cách linh hoạt. Chính những yếu tố tự
nhiên này đã tác động không nhỏ đến đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần
của con người nơi đây, góp phần làm nên diện mạo văn học dân gian hải đảo đầy
cá tính sáng tạo, đáp ứng nhu cầu giải trí, bộc lộ tình cảm của số đông quần chúng

cần lao.

1.1.2. Lịch sử vùng đất:
Quá trình hình thành và phát triển đảo Phú Quý đã nhiều lần đổi thay đơn vị
hành chính và cấp trực thuộc. Đảo Phú Quý được ghi nhận nguồn gốc có trong lịch
sử từ thời Tiền Lê (981 - 1009). Sách sử xưa “Đại Nam Nhất Thống Chí” có ghi lại
rằng: “Đảo Thuận Tịnh: giữa biển Đông đột khởi một hòn đảo, tiếp thẳng bờ biển
Phan Lý. Đảo dài 15 dặm, bốn bên đều là bãi cát, dân ở bao quanh, có 11 thôn
dùng người thổ hào quản lãnh, thường năm phải biệt nạp thuế vải”. [19, tr.24].
Qua những tài liệu về khảo cổ học thời Sơ sử - Tiền sử của nhóm nghiên cứu
khoa học về di tích đảo Phú Quý, cho thấy rằng từ thời xa xưa đã có người sinh
sống trên mảnh đất này. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rất nhiều dấu t
ích văn
hoá cổ (ở cả 3 xã trên đảo): trong những ngôi mộ cổ phân bố tập trung ở xã Long
Hải, người ta tìm thấy nhiều hiện vật là những mảnh gốm, đây là phương tiện sử
dụng của người xưa, cùng với những công cụ lao động là những chiếc rìu bằng đá.
Ngoài ra, còn có những hiện vật liên quan đến ngành nghề truyền thống như: hiện
vật về nghề dệt, nghề chế biến đậu phụng, hũ ghè đựng vôi ăn trầu. Bê
n cạnh đó,
trong quá trình khai thác đá quánh, nhân dân trong vùng đã tìm thấy những mộ vò
lớn. Trong mộ có chôn theo một số công cụ lao động như búa và cả những chiếc
vòng đeo tay bằng đá với kỹ thuật chế tác rất tinh xảo. Căn cứ vào nhiều tài liệu lịch
sử, những bằng chứng vật chất thu đư
ợc trên đảo như rìu, bôn, mộ vò…Cộng với
các đợt điều tra thăm dò khảo cổ học trong suốt 20 năm qua của Bảo tàng tỉnh Bình
Thuận và sau này là của viện Khảo cổ học Việt Nam, đã xác định các di chỉ khảo cổ
học thuộc thời tiền, sơ sử trên đảo Phú Quý mang đặc trưng điển hình của văn hóa
giai đoạn Sa Huỳnh muộn sang tiền văn hóa
Chămpa “Nền văn hoá tồn tại cách
đây 2.500 – 3.000 năm” [72, tr.3]. Theo nhận định của hai nhà khảo cổ học - Giáo
sư Trần Quốc Vượng và Giáo sư Hà Văn Tấn: “Chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh là tổ
tiên trực tiếp của những cư dân đã xây dựng các quốc gia Chămpa” [84, tr.19].

Vì thế ngay từ đầu, người Chăm đã sớm tạo ra một nền văn hóa phong phú rực rỡ
cùng một nền ki
nh tế – xã hội phát triển, thịnh vượng. Đây là một nền văn hoá cổ
phát triển rực rỡ ở vùng Nam Trung Bộ. Đồng thời điều này cũng phù hợp với
những giai thoại được lưu truyền rằng: trước khi có sự khai sơn phá thạch của
nhũng con người từ lục địa ra, ở đây đã có người sinh sống bằng nghề hái lượm v
à
bắt cá ven biển. Nhưng nền văn hoá ấy đã tồn tại và phát triển như thế nào? Chủ
nhân của nền văn hóa ấy đã sống và lao động ra sao? Tất cả vẫn còn là những câu
hỏi để ngỏ, chưa có lời đáp.
Trong lịch sử, hòn đảo này có rất nhiều tên gọi như: Koh-rong, theo cách gọi
của người Chàm, về sau người Việt gọi là Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai xứ,
Cù Lao Thu, đảo Chín Làng, Phú Quý (Poulo Cecir de mer). Về tên gọi Cù Lao
Khoai xứ, tương truyền ngày xưa một nhóm ngư dân Đàng Ngoài trên đường đi làm
nghề lưới chuồn đã đặt chân lên hòn đảo này. Khi rời đảo, họ bỏ lại những gấu
khoai vùi trong đất. Khi quay lại thấy những gấu khoai kia bé
n rễ xanh cây, cho
những củ khoai to, nên họ gọi đảo này là Khoai xứ. Tên đảo Chín Làng là do chín
nhóm ngư dân duyên hải miền Trung đến đây lập nghiệp, nên lấy tên địa phương
mình đặt tên làng để không làng quê cũ – nơi người dân đã sống trước khi đặt chân
đến đảo như: làng Mỹ Khê (tên này được lấy từ xã Mỹ Khê, thuộc huyện Nghĩa
Hành), làng An Hòa (thuộc xã An Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), làng
Mỹ Xuyên (thuộc xã Mỹ X
uyên tỉnh Quảng Nam), làng Phú Ninh (thuộc xã Phú
Ninh tỉnh Quảng Bình)…. Còn tên gọi Cù Lao Thu xuất phát từ hình dạng của đảo
giống con cá Thu, nhưng có người lại nói rằng nơi đây xưa kia là một ngư trường
tập trung nhiều cá thu nên ngư dân quen gọi là Hòn Thu. Đầu thời nhà Nguyễn đảo
có tên là Tổng Hạ, thuộc huyện Tuy Phong, trấn Bình Thuận. Từ niên hiệu Thiệu
Trị thứ 4 (1844) vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể biệt nạp
cho triều đình H

uế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực thuộc
tỉnh Bình Thuận, phủ Ninh Thuận, huyện Tuy Phong. Ngày 15 - 12 - 1977, từ vị trí
địa lý quan trọng của đảo, xã Phú Quý được nâng lên thành huyện Phú Quý trực
thuộc tỉnh Bình Thuận.
1.2. Con người:
1.2.1. Cơ cấu và mối quan hệ giữa các tộc người:
Về nguồn gốc cư dân đảo P
hú Quý, theo các sự tích cũ thì cộng đồng người
Chăm, người Kinh, người Hoa đến đây sinh cư lập nghiệp từ khá sớm. Người
Chăm là chủ nhân đầu tiên đến khai phá trên đảo. Trong điều kiện tư liệu còn hạn
chế, chúng ta vẫn chưa thể biết đích xác họ đặt chân đến đảo vào thời điểm nào,
nhưng có giả thiết cho rằng họ đến đảo và
o khoảng từ thế kỷ XV – XVI. Căn cứ vào
những dấu tích cổ xưa nhất còn lại trên đảo như: miếu Bà Chúa, những ngôi mộ cổ
của người Chăm ở ấp Tây Long Hải, những giếng cổ bằng đá được làm theo kiểu
của giếng người Chăm, cách xây nhà… cho thấy người Chăm đến đảo từ rất sớm
khi chưa có người Việt, và đặt tên đảo là Koh Rong. Sau đó là tập đoàn người Việt
đầu tiên đến Phú Quý (khoảng cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII).
Thế kỷ XVII - XVIII là thời kỳ lịch sử nhiều biến động, gắn liền với nó là
công cuộc khai phá, mở rộng bờ cõi phía Nam
do các chúa Nguyễn khởi xướng.
Vào thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh (1627 – 1672), chỉ trong vòng nửa thế kỷ:
“Hai bên đánh nhau 7 trận lớn. Từ nam Nghệ An đến Quảng Bình trở thành chiến
trường… nội chiến đã để lại biết bao hậu quả đau lòng không chỉ về vật chất, về
con người mà cả về tinh t
hần của nhân dân cả nước…” [46, tr.155], “trong cuộc
chiến tranh với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn cảm thấy vấn đề mở
rộng lãnh thổ vào phía Nam – nếu có thể làm được – có ý nghĩa sống còn với chính
quyền của mình... Từ năm 1611, công cuộc mở rộng lãnh thổ bắt đầu và kéo dài đến
giữa thế kỷ XVIII, bằng hai con đường chính là: di dân và xâm lấn. Trong quá trình

đó, một mặt các chúa Nguyễn để cho dân nghèo ở cá
c đất Bắc Thuận Hoá tự do di
cư vào Nam khai phá đất hoang lập làng. Mặt khác, các chúa cũng khuyến khích
các nhà giàu mộ dân vào Nam khai hoang và tự mình cho quân lính, tù binh vào
tham gia khai phá đất đai, lập thành ruộng đồng làng xóm” [46, tr.160]. Một bộ
phận lớn nhân dân vùng Ngũ Quảng (Quảng bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng
Nam, Quảng Ngãi) và ở vùng Bình Định, Phú Yên giỏi nghề nông, làm biển, ngành
nghề thủ công đã lần lượt rời bỏ quê hương tìm đến vùng đất phía Nam để khai phá

và tạo dựng cuộc sống mới. Và trong số đó đã có không ít người dừng chân tại địa
bàn tỉnh Bình Thuận để lập nghiệp, mưu sinh. Có nhiều giả thiết đặt ra là: “một số
người Việt đến đảo Phú Quý cũng nằm trong trào lưu di dân của thời điểm lịch sử
này”. Ở đảo còn lưu truyền câu hát vè, cho thấy tâm lý hướng về nguồn cội của
nhóm người kinh đầu t
iên đặt chân lên đảo:
“Xuôi lên ngang mũi Sa Kỳ
Ngó lên lao Ré xiết chi nỗi sầu
Kể sao cho xiết thương ân
Ông bà ta trước ban đầu ở đây
Cũng vì mưa tạt gió vây
Cho nên xiêu lạc chỗ này chỗ kia”.
Trước tình cảnh khủng hoảng, chiến tranh, đất nước chia cắt như vậy, nhiều
nhóm ngư dân duyên hải miền Trung trên đường lánh cảnh loạn lạc, hoặc đi tìm
nguồn cá, vô tình đã đến đảo Phú Quý ẩn náu và lập kế sinh nhai. Đứng trước một
hòn đảo rộng, người thưa, ngư trường lại rộng lớn già
u cá tôm, nên họ quyết định
về quê vận động bà con thân thuộc đến đây lập nghiệp. Ai đến trước thì chọn vị trí ở
giữa, ai đến sau thì ở xung quanh hòn. Căn cứ vào một số công văn hành chính
được viết bằng chữ Hán Nôm, của các thôn ấp, gửi cho triều đình nhà Nguyễn thì
chúng ta có thể phần nào biết đích xác về nguồn gốc cư dân ở đây. Chẳng hạn như

đơn từ xi
n lập ấp Quý Thạnh, trong đơn viết: “…Tổ phụ chúng tôi xưa kia vốn
người có nguyên quán ở hai phủ Bình Định, Quảng Ngãi, gặp mùa đói kém nên
phiêu bạt đến ngụ ở xứ Cù Lao Thu khai phá vùng đất hoang nhàn. Sau này có lời
truyền 50 nóc nhà được lập thành một ấp, ông cha chúng tôi đã đăng bộ và xứ ấy là
Thương Hải để nộp thuế hàng năm” [71, tr.23]. Về sau khi người Việt đến đảo
đông và thế lực dần mạnh hơn đã lấn áp người Chàm. Vì bị t
hua kém người Việt
nên người Chàm từ từ rời bỏ đảo đi nơi khác. Cùng với người Chăm và người Kinh,
một số người Hoa cũng hòa nhập vào cộng đồng cư dân Phú Quý. Theo sách sử,
vào thế kỷ XVII một số quan quân nhà Minh cùng họ hàng gia quyến, sau khi
chống nhà Thanh thất bại, không chịu khuất phục, đã dong thuyền vào Nam nước
ta, xin chúa
Nguyễn cho được định cư lập nghiệp ở vùng đất Thuỷ Chân Lạp (Đông
Nam Bộ ngày nay). Họ dùng thuyền vượt biển đi về phương Nam, hàng chục
thuyền ghé lại đảo Phú Quý tiếp nước ngọt, nghỉ ngơi và dừng chân lập nghiệp ở
đó. “Cùng với người Kinh, một số người Hoa, cũng hòa nhập vào cộng đồng cư
dân ở Phú Quý, vào khoảng thế kỷ XVII” [12, tr.12]. Khi đặt châ
n lên hòn Cù Lao
Thu, các Hoa kiều đem đến cho hòn đảo nhỏ một luồng không khí mới, năng động
hơn, tất bật hơn. Người Hoa vốn rất giỏi về chăn nuôi, buôn bán, nên khi đến đây họ
đã phát huy thế mạnh của mình. Nhiều người trong số họ đã làm ăn khấm khá và trở
nên giàu có. Nhưng có lẽ mảnh đất ấy không đủ chỗ cho họ phát huy hết sở trường
của mình, dần dà họ đã di cư vào các thành phố lớn ở đất liền. Họ như cánh chim
bằng muốn hòa mình vào không gian bao la của đất trời, đến muộn và ra đi rất sớm.
Tuy nhiên không vì thế mà dấu ấn văn hóa của người Hoa họ trở nên phai nhòa
trong kí ức người dân nơi đây.
Một mình trơ trọi giữa đại dương mênh mông sóng nước, đảo Phú Quý dường
như bị cô lập hoàn t
oàn với thế giới xung quanh. Từng ngày trôi qua, người dân trên

đảo phải vật lộn với những cơn sóng gió dữ dội của đại dương, hay phải chống lại
những cuộc đổ bộ của bọn cướp biển hung ác để tồn tại và mưu sinh. Chính vì vậy
mà ngay từ đầu, cộng đồng dân cư ở đây đã sớm biết nương tựa vào nhau, chung
lưng đấu cật, tự lực tự cường cùng nhau đoàn kết chống lại mọi trở ngại khó khăn.
Chí
nh nhờ đời sống cộng cư này, đã mang lại cho hòn đảo nhỏ một sức sống tươi
trẻ dâng trào, một bề dày lịch sử, một nội lực văn hóa mạnh mẽ, phong phú và
khá tinh tế.
Từ ba
o đời nay, trong đời sống văn hóa tinh thần, và trong mọi sinh hoạt cộng
đồng của bà con xứ đảo, vẫn còn mang đậm dấu ấn của sự giao thoa hài hòa giữa
các nền văn hóa Chăm – Hoa – Việt. Miếu thờ Bàn Tranh, miếu bà Chúa Ngọc
Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi (Chăm), miếu Quan Thánh Đế Quân, miếu Thầy Nại
(Hoa), Miếu Thành Hoàng làng là chứng tích về sự đan kết văn hóa đó. Trải qua
nhiều bước đi thăng trầm của lịch sử và t
hời gian, mối gắn kết ấy vẫn được duy trì
phát triển và bổ sung cho nhau, tạo nên truyền thống văn hóa hải đảo đặc sắc.
Điều này được thể hiện rất rõ nét qua một số phong tục tập quán, tín ngưỡng, cũng
như trong văn học dân gian, mà nhân dân nơi đây vẫn còn gìn giữ được.
Do điều kiện sống khách quan, nên người Chăm rất giỏi về làm nương rẫy, và

có truyền thống làm thủy lợi rất đặc sắc. Về mặt tín ngưỡng họ là những người đa
thần và tôn thờ vật tổ (Tôtem), luôn tạo ra những niềm tin thần bí về vật tổ hoặc các
vị anh hùng của họ. Trong thói ăn nếp ở của mình, người Chăm luôn thể hiện tính
văn hóa truyền thống và nhất nhất tuân thủ những điều luật ấy.
Chẳng hạn như họ
không bao giờ trồng cây xanh quanh nhà vì sợ có ma quỷ trú ngụ. Để bảo vệ ngôi
nhà của mình, họ thường xây những tường đá thấp bao quanh nhà (trong tín ngưỡng
của người Chăm, đá luôn là một vật thể có linh hồn và rất linh thiêng). Bên cạnh đó,
người Chăm còn rất giỏi trong các ngành nghề thủ công truyền thống như: dệt vải

và làm đồ gốm.
Được xem là những chủ nhân đầu tiên cư ngụ tại đảo Phú Quý và cũng là
những người rời đảo sớm nhất, người Chăm đã kịp để lại cho mảnh đất bé nhỏ một
di sản văn hóa ti
nh thần và vật chất phong phú. Mà người được thừa hưởng những
tinh hoa văn hóa ấy, không ai khác là những lưu dân đến từ dải đất miền Trung chật
hẹp, gian khó. Từ buổi ban đầu bỡ ngỡ khi đặt bước chân lên hòn đảo nhỏ “xứ sở lạ
lùng, con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kinh”, những tộc người Việt đã sớm
nhận ra giá
trị của nền văn hóa Chăm và đã nhanh chóng tiếp thu một cách chủ
động có chọn lọc, trên tinh thần gạn đục khơi trong. Mà trước hết là đón nhận lấy
những gì tốt đẹp, tiện ích phục vụ cho nhu cầu sống tối thiểu của mình. Không có
thói quen “dựng nhà mái thấp, ít cửa sổ, đi phải khom lưng như người Chăm” [90,
tr.149], nên người Việt vẫn xâ
y dựng nhà cửa thoáng mát, cao rộng. Thế nhưng ở
đảo, mỗi khi đổi mùa thì đất, cát và gió cứ tung bay trắng trời. Để đối phó với thiên
nhiên, người Việt đã học hỏi cách xây tường rào bằng đá của người Chăm để che
xung quanh nhà. Mỗi khi đi làm nương, phải vượt qua những gò đồi cao, cây cối
rậm rạp, cát nóng phỏng chân, lại phải thồ vác nặng, thì nhờ có chiếc gùi được làm
theo cách của người Chăm, nên bà con lưu dân mới phần nào vơi bớt mệt nhọc. Để
đối phó với môi trường khí hậu khắc nghiệt, nhất là vào những buổi trưa hè oi ả
nóng bức, rát mặt bỏng chân, những đêm khuya giá rét lênh đênh trên biển để câu
mực, đánh cá, những ngà
y mùa thất bát đói kém, người Việt cũng đã học hỏi kinh
nghiệm làm nương rẫy, trồng bông, dệt vải của người Chăm, để giải quyết nhu cầu
ăn mặc. Vốn chăm chỉ lại khéo tay, nê
n họ nhanh chóng tìm được bí quyết ngành
nghề để tạo ra những súc Vải Bạch bố bền chắc, trồng được các loại đậu, bắp, khoai
có chất lượng cao.
Đời sống tâm linh là cái nền vững chắc nhất của quan hệ cộng đồng. Do

ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ rất mạnh đối với văn hóa gốc nông nghiệp, nê
n người
Chăm và Việt đều có truyền thống thờ các nữ thần (tín ngưỡng thờ mẫu). Về mặt
danh xưng “Mẫu” (từ gốc Hán - Việt), còn thuần Việt là “Mẹ”, danh xưng cho
người phụ nữ đã sinh thành ra một người nào đó, ngoài ra còn bao hàm nghĩa rộng
hơn mang tính tôn vinh.“Đối với tín ngưỡng người Việt, Mẫu là quyền năng sáng
tạo vũ trụ duy nhất…Các Mẫu được lập đền thờ cú
ng ở khắp nơi, chẳng hạn như:
Phật Mẫu Man Nương (chùa Dâu - Bắc Ninh), Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Phủ Giày -
Nam Định)” [95, tr.56]… Nhưng trong số các Mẫu được thờ cúng thì Thánh Mẫu
Thiên Y A Na là có “số phận lịch sử” đặc biệt hơn cả. Đối với ngưới Chăm, Pô Inư
Nagar (Thiên Y A Na) là vị nữ thần đáng kính nhất và có vai trò quan trọng nhất.
Là một nhân vật huyền thoại từ cõi trời giá
ng thế xuống trần gian:“Lúc vũ trụ còn
chìm đắm trong tối tăm mù mịt, Pô Inư Nagar là một sinh thể tự sinh (engkat) đầu
tiên và duy nhất” [40, tr.33], “Từ hoang sơ, Nữ thần đã tạo ra trời đất, các vì sao,
mây mưa, sấm chớp, con người, vật nuôi, cây trồng. Pô Inư Nagar tạo ra các vị
thần, sinh các vua Chăm để cai quản đất nước…dạy người Chăm biết cày, biết
cuốc, biết dệt, biết thêu...” [67, tr.201]. Vì vậy Thần được xem là thần mẹ xứ sở vĩ
đại che chở cho m
uôn dân, là vị thần văn hóa, thần sáng thế của người Chăm.
Trong lịch sử, qua quá trình tiếp xúc văn hóa với dân tộc Chăm, người Việt đã
tự làm giàu văn hóa của mình, nhất là tiếp thu “gia sản” tri thức về văn hóa biển.
Khi đặt chân lên vùng Pandurang:“địa bàn cư trú của ngưới Chăm từ Phan Rang
đến Bình Thuận ngày nay
” [40, tr.32], người Việt gặp ngay một Bà mẹ tại vùng đất
mới và sẵn sàng tôn thờ Mẹ theo tinh thần thờ Mẹ vốn có của người Việt. Người
Việt đã gởi gắm Mẹ Việt trong Mẹ Chăm. Nói cách khác, Thiên Y A Na chính là sự
Việt hóa Bà Mẹ xứ sở của người Chăm, mà địa bàn của quá trình Việt hóa này là
miền Trung Trung Bộ. Như vậy Thánh Mẫu Thiên Y A Na là một vị nữ thần

mang trong mình sự hỗn dung văn hóa Chăm - Việt. Do đó, chúng ta cũng có thể
hiểu được lý do vì sao mà những người lưu dân ở đảo Phú Q
uý cũng nhất mực tôn
kính, thờ phụng vị Thượng Đẳng Thần này. Mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa
các tộc người còn được thể hiện rất rõ trong văn học, mà tiêu biểu nhất là ở các
truyện kể dân gian. Trên đất đảo cũng còn lưu truyền một truyền thuyết khác về
một vị nữ thần Chăm, cũng được xem là Mẹ xứ sở. Đó là truyền thuyết về Bà Chúa,
người phụ nữ đầu tiên có công khai phá mảnh đất hoang sơ và biến nó thành những
làng mạc trù phú, nhưng với nội dung khác hẳn so với các truyện kể trước đó. Mặc
dù Bà Chúa không có được sự bất tử, biến hóa vô biên như Thần Sáng Thế Pô Inư
Nagar, nhưng khi qua đời Bà vẫn được nhân dân tôn thờ kính cẩn và trở thành một
trong hai vị thần c
ó quyền lực nhất trên đảo. Nên khi người Chăm rời bỏ hòn đảo để
đến nơi khác làm ăn sinh sống, người Việt đã thay họ “tiếp quản” ngôi miếu thờ Bà
Chúa và tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng, hết lòng phụng thờ Bà Chúa Bàn
Tranh. Tương truyền rằng những mảnh ruộng xưa kia Bà Chúa cấp phát cho dân,
nay đều được nhân dân đảo gọi với một cái tên rất thân mật: Ruộng Bà
Chúa.
Những thửa ruộng này vẫn còn được giữ lại và nhân dân trong vùng không canh tác
trên đất ấy, như để thể hiện tấm lòng tôn kính với vị thần xứ sở.
Cũng giống như truyền thuyết về Thiên Y A Na, về Bà Chúa, truyền thuyết về
Thầy Chúa không chỉ cho chúng ta thấy công lao to lớn của vị thần này, mà còn mở
ra một chân trời mới gợi nhắc lại về mối quan hệ văn h
óa, nguồn gốc tộc người
giữa hai dân tộc Hoa – Chăm. Không phải ngẫu nhiên mà trong truyền thuyết kể
rằng Thầy Nại (thầy địa lý người Hoa) lại xuất thân là một vị hoàng tử người Chăm.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà Thầy Nại lại gọi công chúa Bàn Tranh (người
Chăm) là chị và họ đã cùng hiển linh, sát cánh bên nhau, để bảo vệ hòn đảo nhỏ bé
thân yêu nhưng đầy ắp tình người nà
y. Trong tâm thức văn hóa người Chăm, họ

luôn hướng về nguồn cội của mình, điều này chúng ta có thể thấy rõ qua truyền
thuyết về Thầy Nại:“Truớc khi trở thành thầy Địa lý, thầy Nại là vua nước Chăm,
nhưng do hoàn cảnh đưa đẩy nên trôi dạt sang Trung Hoa và sinh sống tại đó”.
Như vậy, theo truyền thuyết thì Bà Chúa Bàn Tranh và Thầy Sài Nại đều có cùng
chung một nguồn cội và đều là người Chăm
. Nên khi biết Bà Bàn Tranh hơn tuổi
mình, Thầy Nại đã chủ động gọi bà Chúa là chị là rất hợp lý và rất có cơ sở.
Sự đoàn kết hòa hợp giữa các tộc người trên hòn Cù Lao Thu còn được thể
hiện ở một khía cạnh khác. Theo như truyền thuyết thì đó chính là những lúc “Nhân
và Thần” cùng bàn bạc, hợp sức chống trả lại kẻ thù quấy nhiễu. Nhâ
n cầu Thần,
Thần linh hiển phò trợ, chỉ huy. Chính nhờ những tâm thức luôn hướng về nguồn
cội ấy, cùng với tấm lòng yêu mến quê hương tha thiết, yêu mến mảnh đất nhỏ
chơ vơ giữa đại dương nhưng kiên cường vượt qua bao gian khó, đã tạo nên “chất
kết dính”, làm nên sức mạnh cố kết cộng đồng. Để rồi các tộc người Chăm – Hoa -
Việt trên đảo Phú Quý cùng sát cánh, chung lưng đấu cật, nương tựa vào nhau để
cùng tồn tại và phát triển.
Ngoài niềm tin về sự hiển linh cùa Thầy Nại, người dân ở P
hú Quý còn dành
cho Thần Quan Thánh Đế Quân, vị thần của người Hoa, một sự ngưỡng vọng thành
kính đến vô cùng. Bởi Đức Quan Thánh là biểu tượng cho những gì cao đẹp nhất
của đấng bậc quân tử: trung hiếu, tiết nghĩa, can trường “Vầng hồng sáng mãi dạ
Quan Công” (Hồ Chí Minh). Không giống như các vị thần khác
được nhân dân
phụng thờ ở đảo, bởi Quan Thánh có một “lai lịch” rõ ràng, và là nhân vật có thật
trong lịch sử thời Tam Quốc (Trung Quốc), nên nhân dân ở đây thờ Thần trong một
tâm thế kính cẩn, thần phục chứ không sợ, e dè như đối với Thầy Nại. Có lẽ vì Thầy
Nại có một xuất thân không bình thường, lại là thầy địa lý thông hiểu thiên văn, cơ
trời, có phép thuật thần thông, biến hóa khôn lường.
Sự giao kết, giao lưu văn hóa

giữa các tộc nguời Chăm – Việt còn được
phản ánh trong tập tục thờ cúng Cá Ông. Trong tín ngưỡng của người Chăm, họ
rất tôn thờ vị thần biển Nam Hải (tiếng Chăm gọi là Thần Po Riay hay Po Yamư).
Chúng ta đều biết người Việt “Cơ bản là nông dân, nên tín ngưỡng của họ gắn bó
với nông nghiệp, tuy nhiên có một bộ phận sống ven biển, đặc biệt là từ Trung Bộ
vào N
am Bộ, làm nghề đánh cá nên tín ngưỡng của họ gắn bó với sông nước, biển
khơi…Đó là tục thờ thủy thần” [75, tr.373]. Bên cạnh đó, những người lưu dân Việt
trên đường Nam tiến, đã tiếp thu tín ngưỡng này của người Chăm trong quá trình
giao lưu văn hóa và Thần Nam Hải đã đi vào tín ngưỡng dân gian của người cư dân
Việt một cách sâu sắc, đậm nét. Theo truyền t
huyết dân gian của người Chăm, “Vị
thần Cha-aih-va vì quá nôn nóng trở về xứ sở sau thời gian khổ luyện phép thuật,
đã cãi lại vị thầy của mình và tự ý biến thành Cá Voi ra sông lớn mà đi và sau đó bị
trừng phạt. Cha-aih-va đổi tên và tự xưng là Po Riyah (thần Sóng biển). Từ đó mỗi

×