Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________




Nguyễn Thị Ngân Sương









Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
:
TS. HỒ QUỐC HÙNG





Thành phố Hồ Chí Minh - 2007






LỜI TRI ÂN




Học viên Nguyễn Thị Ngân Sương kính lời cảm ơn đến quý thầy cô đã
hết lòng truyền đạt những tri thức quý báu trong thời gian qua.

Kính lời cảm ơn đến quý thầy cô của Phòng KHCN - Sau Đại học trường
ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã tạo những điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
những năm học ở đây.

Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn thầy Hồ Quốc Hùng đã tận tình hướng
dẫn, động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa
luận
này.


TP. Hồ Chí Minh, 20-12-2007
Học viên Nguyễn Thị Ngân Sương
Kính lời




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới truyện cổ tích - thế giới của những giấc mơ dân gian, đẹp đẽ vô
ngần. Trong thế giới ấy, những giấc mơ đã thành hiện thực và cũng còn rất
nhiều ước mơ chỉ là ước mơ mà thôi. Khám phá thế giới cổ tích là bước vào
thế giới vô cùng vi diệu của những điều trần tục trong thế giới của những ông
Bụt, bà Tiên và những phép nhiệm màu
kỳ ảo. Do vậy, bước vào thế giới cổ
tích để sống với những ước mơ của dân gian cũng chính là để sống với những
ước mơ của chính mình, mong muốn mình sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Tâm lý của
người sáng tạo truyện cổ tích và những người đọc cổ tích là đón chờ một điều
gì đấy công bằng tốt đẹp, nhìn thấy cái thiện được thưởng xứng đáng và cái ác
bị trừng trị:
“Ở hiền thì lại gặp hiền,
Người ngay thì gặp người tiên độ trì”.
và tin rằng thế giới cổ tích có điều nhân quả. Sức hấp dẫn của truyện cổ tích

rất mạnh và không thể phủ nhận được.
Đề tài “Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam”
dựa vào nguồn khảo cứu, sưu tầm của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
của
nhiều nguồn truyện khác nhau. Bên cạnh đó, cùng với những bài viết, những
công trình nghiên cứu của nhiều người đi trước kết hợp trực tiếp với việc
nghiên cứu tác phẩm, người viết có cơ sở xác tín hơn để nghiên cứu. Đó là
những cơ sở sau đây:
1.1. Kết cấu của truyện cổ tích thường được tổ chức theo mô hình. Mô típ
phổ biến t

rong truyện cổ tích đặc biệt trong truyện cổ tích thần kì là mô típ
trừng phạt và mô típ ban thưởng (nhân vật được kết hôn hoặc được lên ngôi,
hưởng một cuộc sống sung sướng còn kẻ ác bị giết chết, trở về với cuộc sống


nghèo khổ hoặc bỏ quê mà ra đi). Hay nói một cách khác kết thúc trong
truyện cổ tích thường là kết thúc có hậu. Nghiên cứu phần kết thúc của truyện
cổ tích, lý giải cái hay, cái đẹp của truyện chính là đi vào khám phá những
quan niệm nhân sinh qua kết cấu đặc trưng của nó. Người nghe bao giờ cũng
quan tâm đến kết thúc của truyện hoặc có khi hồi hộp theo dõi xem nhân vật
sẽ làm gì (như thế nào) trước khó khăn, thử thách. Những lúc như vậy, người
nghe cũng thầm mo
ng ước cho nhân vật mình yêu thích vượt qua mọi hoạn
nạn và thở phào nhẹ nhõm trước kết thúc tốt đẹp.
1.2. Hình thức tổ chức cơ bản của một tác phẩm t
huộc loại tự sự là liên kết
các sự kiện thành truyện. Có thể nói, truyện là một chuỗi sự kiện xảy ra cho
nhân vật trong không gian và thời gian, có mở đầu, có phát triển và kết thúc,
thể hiện những quan hệ, những m
âu thuẫn… nhằm phản ánh quá trình nhận
thức và giải quyết những xung đột trong cuộc sống. Hệ thống các sự kiện
được tổ chức, sắp xếp lại gọi là cốt truyện. Trong truyện cổ dân gian, cốt
truyện cực kì quan trọng. Mỗi cốt truyện kể về cuộc đời và sự phát triển tính
cách của nhân vật chính, nhằm phản ánh quan điểm, tư tưởng và thẩm mỹ của
nhân dân đối với hiện thực cuộc sống. Đối với truyện cổ tích thần kỳ, câu

chuyện được kết thúc ở phần mở nút, xung đột, mâu thuẫn bị triệt tiêu và
truyện để lại trong lòng người đọc một sự thỏa mãn và niềm tin. Như vậy, đề
tài “Hình thức thưởng - phạt trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam” góp phần
lý giải mối quan hệ giữa các hình thức kết cấu cốt truyện để hiểu rõ t

hêm
những kiểu mang tính quy luật.
1.3. Tất cả truyện cổ tích nói chung và một số truyện cổ tích có chứa hình
thức thưởng phạt đều gặp nhau ở các mô-típ cơ bản: m
ô- típ chàng trai, cô
gái, người nông dân… nghèo khổ, bất hạnh xuất hiện, gặp khó khăn trở ngại
trong cuộc sống; Bụt, tiên hoặc một ai đó hiện ra giúp đỡ, chỉ dẫn cho họ (trao
cho một công cụ chinh phục), loại trừ hay chiến thắng kẻ khác, cứu được


người tốt thoát khỏi hoạn nạn, cho được hưởng cuộc sống hạnh phúc với giấc
mơ thay đổi cuộc đời đã thành hiện thực (làm quan, làm phò mã, lên ngôi trị
vì, giàu sang, cưới được vợ đẹp…); còn kẻ ác, kẻ xấu bị trừng trị (bị trừng
phạt, bị đày đi biệt xứ, hóa kiếp thành những con vật nhỏ bé, dơ bẩn…).
Nghiên cứu hình thức thưởng phạt trong cổ tích vì
vậy không thể tách rời với
việc nghiên cứu về những mô- típ cơ bản để phát hiện ra những cách biểu đạt
riêng của thể loại. Hơn nữa, nghiên cứu truyện cổ tích của các dân tộc khác
nhau trên cơ sở vừa khảo sát vừa đối chiếu so sánh để qua đó nhận diện
những nét khu biệt trong diện mạo văn hóa của từng dân tộc. Từ công việc
nghiên cứu này, chúng ta thấy rõ hơn sự độc đáo và tính đa dạng trong đời
sống văn hóa các dân tộc anh em Việt Nam.
Với những lý do trên, đề tài được chọn theo chúng t
ôi nhằm hệ thống hóa
lại các dạng thức thưởng phạt được xem như là một phần kết cấu quan trọng
của thể loại.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu kết cấu truyện cổ tích từ trước đến nay vẫn được nhiều người
quan tâm. Vì vậy, tình hình tư liệu về nguồn t
ruyện cổ tích rất phong phú.

Chúng tôi cố gắng tìm được nguồn tư liệu có liên quan đến đề tài hoặc ít
nhiều phục vụ cho đề tài như sau:
2.1. Một số giáo trình đại học và một số công trình nghiên cứu về truyện
cổ tích của tác giả Nguyễn Ngọc Côn, Đinh Gia Khánh, Cao Huy Đỉnh, Đỗ
Bình Trị, Nông Quốc Chấn và Phan Đăng Nhật, Võ Quang Nhơn, Chu Xuân
Diên- La Chí Quế, Nguyễn Đổng Chi…
, chúng tôi cũng đã tìm được những
thông tin bổ ích cho đề tài nghiên cứu. Nguyễn Đổng Chi (phần nghiên cứu
trong sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập I) và Cao Huy Đỉnh (Tìm
hiểu tiến trình văn học Việt năm, 1973) đều đề cập đến đặc điểm của truyện
cổ tích đặc biệt là cổ tích thần kì là phản ánh hiện thực thông qua yếu tố thần


kì và kết thúc có hậu. Truyện thể hiện tinh thần lạc quan, quan điểm thẩm mỹ
tích cực của nhân dân lao động. Trong chương III: phần viết về nghệ thuật
truyện cổ tích, Lịch sử Văn học Việt Nam, tập I, nhà nghiên cứu Nguyễn
Ngọc Côn cho rằng về phương diện kết cấu truyện cổ tích có phần mở đoạn,
khai đoạn và kết thúc. Cốt truyện được x
ây dựng theo trình tự tuyến tính lấy
nhân vật làm xuất phát điểm; tình tiết của truyện xoay quanh một vấn đề và
hai tuyến nhân vật nhằm thể hiện cho tư tưởng thiện ác. Ngoài ra tác giả còn
đề cập đến đặc điểm chức năng của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích với vai
trò quan trọng. Còn trong Lịch sử Văn học Việt Nam, tập I, chương IV,
Nông Quốc Chấn và Phan Đăng Nhật chú ý nhiều đến các yếu tố thần kì (sự
hóa thân của nhân vật, vật thiêng biến hóa…) của t
ruyện cổ tích các dân tộc
và cho rằng truyện cổ tích dùng những hình ảnh nghệ thuật thần kì làm
phương tiện để dẫn đến kết cục có ý nghĩa nhân đạo cao cả: sự chiến thắng
của cái thiện. Qua đấy, các tác giả cũng chỉ rõ ra các nhân vật giúp đỡ con
người trong các truyện cổ miền núi không phải là ông Bụt, ông Phật n


trong truyện cổ người Việt mà là cây cỏ, con thú…quen thuộc của người dân
miền núi. Như vậy trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã giúp
cho người đọc thấy sự phong phú, đa dạng của các loại mô- típ, kiểu truyện
của nhiều dân tộc có điều kiện sống khác nhau và nét độc đáo của truyện cổ
từng dân tộc trong cách nhìn nhận, phản ánh đời sống hiện thực. Ở đôi chỗ,
hai tác giả cũng có cái nhìn đối
sánh về yếu tố thần kì của truyện cổ tích của
các dân tộc. Công trình nghiên cứu ấy đã khơi nguồn, tạo cơ sở cho chúng tôi
trong cái nhìn nghiên cứu, đối sánh giữa hình thức thưởng phạt của các dân
tộc khác nhau trên dải đất Việt Nam. Trong mục Truyện cổ tích trong Từ
điển văn học, tác giả Chu Xuân Diên nêu lên những đặc điểm cơ bản về
phương pháp sáng tác truyện cổ tích thần kì là vai trò quan t
rọng của yếu tố
thần kỳ trong kết cấu. Quá trình dẫn dắt câu chuyện biểu hiện ở chỗ yếu tố


thần kì can thiệp vào cốt truyện dẫn đến kết thúc có tính chất ước mơ là sự đổi
đời của nhân vật chính. Nhân vật được cấu tạo theo hai tuyến thiện- ác, nhân
vật thiện xây dựng theo khuynh hướng lý tưởng hóa tượng trưng cho cái tốt
còn nhân vật ác thể hiện theo khuynh hướng phê phán xã hội thể hiện cho cái
xấu, thế lực tàn bạo. Tuy nhiên công trình chưa thể hiện được tính hệ thống
các mô hình thưởng phạt. Cũng cùng quan điểm n
hư trên, tác giả Lê Chí Quế
(phần Truyện cổ tích trong Văn học dân gian Việt Nam) cũng nhấn mạnh
vai trò của yếu tố thần kì. Theo ông, trong truyện cổ tích thần kỳ, yếu tố này
chi phối mọi hành động của cốt truyện còn trong truyện cổ tích thế sự, yếu tố
này nhạt dần và mất dần lối kết thúc có hậu. Nó chỉ có ý nghĩa tô đậm một
yếu tố nào đó trong kết cấu mà thôi (chẳng hạn như cái chết của nhân vật
trong truyện Trầu Cau). Trong phần viết về truyện cổ tích (sách Văn học dân

gian Việt Nam tập II- Tủ sách Đại học Sư phạm), tác giả Hoàng Tiến Tựu
cho rằng lực lượng thần kỳ giữ một vai trò rất quan trọng trong truyện cổ tích
thần kỳ. Nó chi phối và tác động đến cách lý giải cuộc sống của dân gian,

biểu hiện cho lý tưởng thẩm mỹ của nhân dân lao động.
Nhìn
chung, những bài viết này dừng lại ở việc phân tích và tìm hiểu đặc
điểm nổi bật của truyện cổ tích, nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật, khám phá
bản chất của thể loại, đưa ra phương pháp nghiên cứu căn cứ vào đặc trưng
của thi pháp thể loại. Tuy có đề cập đến hình thức thưởng và các yếu tố có
liên quan đến thưởng phạt nhưng các công trình trên không xem
nó như một
biểu hiện có tính trội về hệ thống.
2.2. “Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề truyện cổ tích qua truyện Tấm
Cám” của Đinh Gia Khánh xuất bản năm
1968 là công trình nghiên cứu có
tính chất toàn diện, đề cập đến hầu hết các vấn đề chính trong truyện Tấm
Cám ở Việt Nam. Theo ông t
rong truyện “Tấm Cám” của Việt Nam phải để
Tấm trừng phạt Cám như vậy mới được chân thực. Cô Tấm buộc phải chọn


cách giết chúng (mẹ con mụ dì ghẻ) để được sống yên lành. Đáng chú ý trong
công trình này ông đã phân tích sự kết hợp hai chủ đề trong truyện cổ tích:
chủ đề đấu tranh xã hội và chủ đề phong tục. Trong những bài viết khác, Đinh
Gia Khánh cũng đề cập đến yếu tố siêu nhiên, yếu tố thần kì và cho rằng phần
hư cấu rất quan trọng. Nó là phương tiện tiếp sức cho nhân vật chính hoàn
thành nhiệm vụ. Như vậy, những công trì
nh được đề cập trên ít nhiều đã gợi ý
cho chúng tôi đi sâu hơn vào vấn đề nghiên cứu đề tài luận văn.

2.3. Trong chuyên luận Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, GS

Chu Xuân Diên đã tập hợp, phân tích những bài nghiên cứu của nhiều tác giả
về truyện cổ tích đã gợi lên những hướng tiếp cận cho chúng tôi trong quá
trình đi sâu vào lý giải các hình thức thưởng phạt. Chuyên luận chỉ ra cơ sở
khoa học và sự thành công của các côn
g trình nghiên cứu chính là việc dựa
vào dân tộc học để bóc tách các lớp lịch sử văn hóa và để lý giải những truyện
cổ tích cụ thể. Ở mục “Tinh thần phê phán xã hội và lý tưởng dân chủ
nhân đạo trong truyện cổ và các thể tài khác ở giai đoạn đầu của chế độ
phong kiến” (Trích “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam,
1974” của Cao Huy Đỉnh), tác giả đã phỏng đoán khoa học về các mốc lịch sử
xã hội làm cơ sở cho sự hình thành cốt truyện. Theo đó, truyện “Trầu cau”
phản ánh sự xung đột giữa hai quan niệm và hình thái hôn nhân: chế độ quần
hôn thời mẫu hệ và chế độ hôn nhân, gi
a đình, lứa đôi thời phụ hệ còn “Tấm
Cám” phản ánh nền kinh tế phụ quyền và cơ sở xung đột bước đầu có tính

chất giai cấp, truyện “Cây khế” đề cập đến mối quan hệ anh chị em trong gia
đình phụ quyền. Một số công trình khác như: “Qua tục ăn trầu và truyện
trầu cau của người Việt bàn về mối quan hệ anh em, vợ chồng” (Tạp chí
văn học số 1-1984) của Tăng Kim Ngân), “ Chủ đề thử tài kết hôn- Sự biến
đổi từ phong tục dân tộc học đến mô típ truyện cổ tích thần kỳ” (Trích
Tạp chí văn hóa dân gian, số 3- 1997), “Ng
hiên cứu nhân vật xấu xí mà có


tài trong truyện cổ tích các dân tộc” (Tạp chí văn học số 4-1985) của
Nguyễn Thị Huế, “Đề tài hôn nhân trong truyện cổ tích thần kì Mường”
của Nguyễn Thái Thuyên, “ Từ nhân vật của truyện cổ tích thần kì đến

nhân vật truyện cười” và “Về những đặc điểm trong truyện cổ tích thần
kì ở Việt Nam” của Hà Châu là những gợi ý cho chúng tôi đi sâu vào tìm
hiểu quan niệm xưa của dân gian trong vấn đề phản ánh t
hực tại gắn liền với
sự phát triển của lịch sử. Những mô típ, những chi tiết trong truyện cổ tích
không hoàn toàn huyễn hoặc mà có cơ sở khoa học, phù hợp với dự cảm thẩm
mỹ của dân gian, đầy sức mạnh của quan niệm. Dựa vào những kết quả của
những công trình trên, chúng tôi có điều kiện đi sâu tìm hiểu những mô típ
thường gặp trong hì
nh thức thưởng phạt như các mô típ về vật thiêng có phép
thuật, người mang lốt vật và cởi bỏ lốt vật (mô típ hóa thân), mô típ về sự thử
thách để thử tài và đạo đức của nhân vật. Trên cơ sở ấy, chúng tôi cố gắng tìm
hiểu sự giống nhau cũng như một số nét độc đáo riêng biệt giữa các hình thức
thưởng phạt của cổ tích các dân tộc trên dải đất Việt và một số nước trong
khu vực.
2.4. Một số công trì
nh viết về thần thoại và truyền thuyết tuy hơi xa với đề
tài luận văn nhưng cũng giúp cho chúng tôi hiểu thêm một số phương diện để
lý giải truyện cổ tích như: “Góp phần tìm hiểu các nguồn gốc truyền thuyết
Âu Cơ- Lạc Long Quân” của Phan kế Hoành (Tạp chí văn học số 4-1978),
“Hình bóng người anh hùng sáng tạo văn hóa trong truyền thuyết dân
gian Không Lộ” (Tạp chí văn học số 6 ) của Nguyễn Quang Vinh, “Tìm hiểu
mô típ cây trong họ Hồng Bàng và Đẻ đất đẻ nước” của Nguyễn Thị Huế
(Tạp chí văn học số 5- 1983). Những công trình trên liên quan đến việc tì
m
hiểu nguồn gốc và một số mô típ trong truyện cổ tích như mô típ của sự thụ
thai thần kì, mô típ người lấy vật, mô típ chết đi hóa thân vào thân cây. Đấy


là sự phát hiện mang tính gợi ý giúp cho chúng tôi tìm hiểu sâu hơn giá trị của

những nhân vật ẩn mình trong hình thức thưởng phạt…
2.5. Đáng chú ý hơn nữa là chuyên luận nghiên cứu về truyện cổ tích của
GS. Chu Xuân Diên
về “Về cái chết của mẹ con Cám” (Tạp chí văn hóa dân
gian số 2, 1999). Chuyên luận này đã tập hợp những bài nghiên cứu khác
nhau viết về kết thúc truyện Tấm Cám và cũng từ đó tác giả đã phân tích và
rút ra kết luận là trả t
hù hay trừng phạt. Thông qua công trình này tác giả cũng
đi sâu vào nghiên cứu một số mô típ trong truyện và lý giải nguồn căn của
những mô típ ấy. Tác giả của bài viết rất công phu trong việc tìm hiểu vốn
văn hóa cổ của Việt Nam và các nước trên thế giới. Quan trọng hơn tác giả rất
thận trọng trong cách đánh giá vấn đề, bám sát các nguyên tắc nghiên cứu
phônclo, lý giải các mô típ và các thành tố nghệ thuật khá thuyết phục. Tác

giả đã đưa ra phỏng đoán như sau: “Các tình tiết làm thành đoạn kết của
truyện “Tấm Cám” không phải là do “quyền tự do sáng tạo của dân gian”,
mà là những mô típ, hay nói đúng hơn, những biến thể của những mô típ có
nguồn gốc từ thực tại và quan niệm thực tại của những con người thời xưa.
Những mô típ ấy đã trải qua quá trình được nhào nặn lại không phải là tùy
tiện mà có qui
luật, theo một lôgic không phải lôgic của lối cảm, lối nghĩ, lối
sống hiện đại, mà lôgic của tư duy cổ tích” [9, tr.13]. Trong những mô típ của
truyện “Tấm Cám”, tác giả xác định được mô típ chính của truyện là mô típ
trừng phạt biểu thị cho tư tưởng cái ác bị trừng phạt (theo bản kể của Vũ
Ngọc Phan thì mô típ này chuyển sang dạng mô típ trả thù- và hai mô típ
dùng để miêu tả cái chết “chết do dội nước sôi” và “mẹ ăn thịt con”). Kết thúc
truyện bằn
g hai mô típ song song “cái ác bị trừng phạt”, “mẹ ăn nhầm thịt
con” và chết, cái thiện được ban thưởng. Dù rằng công trình này chỉ đi sâu
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến một truyện cổ tích cụ thể nhưng qua đây

chúng tôi rút ra được nhiều tư liệu nghiên cứu quý báu và học tập cách tiến


hành nghiên cứu để xác định hướng đi cho đề tài của mình. Với tình hình
nguồn tư liệu như thế, chúng tôi cố gắng tư duy và phân tích để xây dựng cho
mình những ý tưởng cơ bản phù hợp với đề tài nghiên cứu. Trong đó, chúng
tôi lấy việc nghiên cứu những truyện cổ tích cụ thể nhằm đưa ra những nhận
xét bước đầu trong việc tìm hiểu đặc điểm của những hình thức thưởng phạt.
3. Giới hạn đề tài

thể nói, hình thức thưởng phạt là một hình thức phổ biến trong truyện
cổ tích và nó cũng thể hiện khá rõ quan điểm thẩm mỹ của dân gian trong việc
phản ánh, lý giải những vấn đề của cuộc sống. Hơn thế nữa, hình thức thưởng
phạt tham gia vào quá trình vận động và phát triển của cốt truyện, là thành tố
cấu thành quan trọng của truyện cổ tích. Nó là yếu tố chứa đựng nội dung lại
là yếu tố hình thức của tác phẩm. Do đó, nó thu hút nhiều mối quan hệ với cá
c
yếu tố khác tham gia vào cấu thành tác phẩm đặc biệt là ở phần phát triển
đỉnh điểm và kết thúc của truyện. Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào
các hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam do đó chúng tôi chỉ
đề cập đến những yếu tố, hình thức có liên quan đến các biểu hiện của nó.
Hướng nghiên cứu của bài viết dựa trên cơ sở đi tìm
các mối quan hệ có liên
quan đến các hình thức thưởng phạt để rút ra những đặc điểm của hình thức
thưởng phạt cũng như lý giải chúng ở góc nhìn văn hóa của dân tộc. Cho nên
những vấn đề về kiểu truyện, phân loại, chủ đề…được đề cập đến chỉ hỗ trợ
cho việc đi tìm những đặc điểm và những quan điểm t
hẩm mỹ của dân gian
được gởi gắm thông qua các hình thức thưởng phạt tồn tại trong truyện. Tất cả
những điều trên liên quan trực tiếp đến việc thu thập, lựa chọn nguồn truyện

khảo sát. Do đó, trong chừng mực có thể chúng tôi cũng không loại trừ những
truyện đồng dạng với nhau trong việc khảo sát vì công việc của đề tài bao
hàm
cả quá trình so sánh các hình thức thưởng phạt giữa các dân tộc với nhau.


Do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ có thể lấy truyện khảo sát chủ yếu từ nguồn
truyện cổ tích thần kì của các dân tộc thuộc dạng kết thúc có hậu.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi
sử dụng khoảng 120 truyện của hai
mươi bốn dân tộc anh em để nghiên cứu. Đây là những tộc người tương đối
lớn ở Việt Nam và có đời sống vật chất và tinh thần khá đa dạng, phong phú.
Chúng t
ôi cũng hi vọng và tin tưởng rằng số lượng truyện như thế phần nào
cũng thể hiện những đặc điểm cơ bản nhất của hình thức thưởng phạt của Việt
Nam nói chung và từng nhóm dân tộc nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã sử dụng những phương
pháp nghiên cứu văn học dân gian như phương pháp nghiên cứu liên ngành và
phương pháp so sánh. Chúng tôi cũng đồng thời vận dụng song song các thao
tác khảo sát, thống kê, hệ thống và phâ
n tích để hỗ trợ cho những phương
pháp nêu trên.
Trong
quá trình tìm hiểu các hình thức thưởng phạt cũng như lý giải các
giá trị thẩm mỹ trong quan niệm xưa của dân gian ở các dân tộc khác nhau,
người viết không tùy tiện suy diễn mà đều dựa vào những cơ sở khoa học và ý
nghĩa thực tiễn của những kết luận. Trong quá trình khảo sát, phân tích, đánh
giá, người viết có liên hệ, so sánh hình thức thưởng phạt của các dân tộc với

nhau. Cũng cùng một kiểu truyện tương đồng nhưng các dân tộc khác nhau lại
có hình thức thưởng phạt khác nhau. Kết quả so sánh không những giúp
chúng tôi hiểu biết sâu sắc về các hình thức thưởng phạt của một dân tộc nhất
định m
à còn nhận thức toàn diện, đầy đủ tất cả các đối tượng nghiên cứu. Sau
khi phác họa những đặc điểm
chung của các hình thức thưởng phạt, chúng tôi
mới tiến hành so sánh, đối chiếu những đặc điểm ấy giữa các dân tộc khác
nhau, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt. Và cũng trên cơ sở ấy
chúng tôi lại lý giải tại sao lại có những hiện tượng như vậy.


Bên cạnh đó, các phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích được chúng tôi
tiến hành xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu. Cùng với quá trình khảo sát
ấy, người viết hệ thống, sắp xếp các truyện theo trình tự các khía cạnh của vấn
đề, lọc ra những truyện có chung một mô hình xếp vào một nhóm theo kiểu
xâu chuỗi chứ không đi vào từng dân tộc cụ thể tránh sự trùng lặp không cần
thiết.
Từ việc xác định được hình thức thưởng phạt, lập m
ô hình, nghiên cứu
mô típ, người viết dựa vào đó phân tích, lý giải để rút ra những nhận định
khách quan, khoa học tránh được lối áp đặt, suy diễn. Chúng tôi cũng hy vọng
và mong muốn rằng, tất cả những phương pháp và thao tác nghiên cứu đã
được đề cập ở trên sẽ nghiên cứu đúng bản chất của sáng tác dân gian, đặc
biệt là các vấn đề cụ thể của thể loại truyện cổ tích.
5. Nguồn dẫn liệu
Kết quả của bài viết dựa vào hầu hết các tuyển tập truyện cổ của các d
ân
tộc, bao gồm trước và sau năm 1975. Từ những tuyển tập đó chúng tôi rút ra
được 120 truyện của hai mươi bốn dân tộc khác nhau. Cụ thể nguồn dẫn liệu

như sau:
Danh mục truyện chọn k
hảo sát
Gồm
có 120 truyện của hai mươi bốn dân tộc trên đất nước Việt Nam.
1. Dân tộc Kinh
1. Sự tích chim tu hú
2. Sự tích con m
uỗi.
3. Sự tích con khỉ.
4. Sự tích con mối hay Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho.
5. Bốn người bạn.
6. Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ.
7. Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng.


8. Ông thần núi xanh và anh chàng họ Lục
9. Lấy chồng dê
10. Mụ dì ghẻ ác nghiệt hay Sự tích con dế.
11. Cô gái muốn lấy chồng hoàng tử
12. Ai mua hành tôi hay Lọ nước thần.
13. Bính và Đinh.
14. Cây khế.
15. Của Thiên trả Địa.
16. Bán tóc đãi bạn.
17. Hai cô gái và cục bướu
18. Sọ Dừa.
19. Cây tre trăm đốt.
20. Chữa bệnh cho Long Vương.
21. Tấm Cám.

22. Con chim khách nhiệm mầu.
23. Tiêu diệt mãng xà
24. Người con út hiếu thảo.
25. Thạch Sanh.
26. Bốn cô gái m
uốn lấy chồng hoàng tử.
27. Chàng đốn củi và con tinh.
28. Hà rầm hà rạc.
29. Hai ông trạng nhỏ.
30. Vua Quạ.
2. Dân tộc Mèo (H’Mông)
1. Kho vàng của mặt trời.
2. Y Đam và nàng H’bia.
3. Người chồng bội bạc.


4. Người anh tham lam.
5. Người tham
vỡ bụng.
6. Túi da cáo và lưỡi câu gai.
7. Nàng mù và anh chàng thong manh.
8. Ở ác gặp ác.
9. Sính Lữ cứu con Ngọc Hoàng.
10. Nàng Hoa Lược.
11. Hòn gạch nên nghĩa vợ chồng.
12. Chàng rể bảy.
13. Sự tích cây chuối rừng.
3. Dân tộc Khm
er
1. Bốn chàng hói.

2. Chau Bay Cà Đâng hay Chàng Cơm Cháy.
3. Sóc lành, S
óc ác hay Sự tích hoa cỏ may.
4. Niêng Mô-mắc -
mê -đa hay Cô gái mồ côi.
5. Chau Sanh và Chau Thong.
6. Mê Núp.
7. Hai cây khế.
8. Cối xay thần.
9. Niềng Kòn-Tuốc và Niềng Chông-Ầng-Kam.
4. Dân tộc Thái
1. Lúa ch
àng Nai.
2. Chàng Hoa Đất.
3. Nàng Khao, Nàng Đăm.
4. Ý Noọng, Ý Ưởi.
5. Tham thì thâm.
6. Chàng Rùa.


7. Nàng Han.
8. Nàng tiên trứng.
5. Dân tộc Vân Kiều
1. Ta lăn, Ta lê.
2. Sự tích chim thù thì.
3. Cá bống t
hần.
4. Rú Roọc Xađie.
5. Xi Piệc Nhe Nhe.
6. Piềng Riềng.

7. Anh em mồ côi và con ếch nhỏ.
6. Dân tộc Dao
1. Cối đá đổi vàng.
2. Con cày hương biết hát.
3. Mồ côi và tên nhà giàu xấu bụng.
4. Ba sợi râu của sư tử.
5. Chiếc khăn thêu.
6. Chàng Lùn.
7. Dân tộc Chàm
1. Phò m
ã Sọ Dừa.
2. Xin chôn ở núi vàng.
3. Nàng ngón út.
4. Da Rác lấy chồng tiên.
5. Vua quạ
8. Dân tộc Nùng
1. Người nghèo lấy được con vua.
2. Ò Pẻn, Ò Kín.
3. Tài Xì Phoòng.


4. Chim phàng náo.
9. Dân tộc Chăm Hơ-roi.
1. Em
bé và con chim vàng anh.
2. Pơ - ria, Pơ - ró.
3. Chàng lười.
4. Chàng Rít.
10. Dân tộc Tày
1. Tua Gia, Tua Nhi

2. Hố vàng hố bạc.
3. Hoàng tử Rù
a Trắng.
4. Chuyện Hột Nhồi.
11. Dân tộc Gia Rai
1. Chàng Lợn.
2. Bà Pôm và Y Rít.
3. H’Bia Rác lấy chồng chồn.
12. Dân tộc Cơ tu
1. A lan và A ly
2. Ông Hùi.
3. Mụ dì ghẻ ác độc và hai đứa con chồng.
13. Dân tộc Ê-đê
1. H’
Bia Ngo.
2. Ru
m Dú với gái nhà trời.
14. Dân tộc Giáy
1. Hai anh em
mồ côi.
2. Bảy chị em
.
3. Quả bầu ước.
15. Dân tộc H’



1. Nàng tiên thứ chín
2. Hai dòng suối
3. Ú và Cao

16. Dân tộc Xơ – đăng
1. Quả dưa dại.
2. Chàng Rùa.
3. Lưỡi búa của thần sét.
17. Dân tộc Ba-na
1. Hơ-lúi.
2. Cóc và H’Bia Phu.
18. Dân tộc Cao Lan
1. Chú ba lấy vợ
2. Ho
àng tử rắn.
19. Dân tộc Pu Péo

1. Ính và Inh.
2. Hai anh em mồ côi.
20. Dân tộc Mường
1. Chàng Sơn.
2. Hai đứa mồ côi và bà dì ghẻ.
21. Dân tộc Ka-dong
1. Y-
zật Y- noók.
2. Chàng cóc.
22. Dân tộc Phù Lá
1. Mồ côi lấy con vua.
23. Dân tộc Lô Lô
1. Vùi và Lu.
24. Dân tộc X’
rê.



1. Gơ-lui Gơ-lát.
6. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm có 109 trang (không kể Phụ lục). Ngoài Phần mở đầu (18
trang) và Phần kết luận (3 trang), luận văn gồm hai chương sau đây:

Chương 1: Đặc diểm các hình thức thưởng- phạt trong truyện cổ tích

Việt Nam.
Trong
chương này, luận văn có nhiệm vụ đi tìm các đặc điểm của hình thức
thưởng- phạt trong truyện cổ tích Việt Nam. Từ những nguồn truyện đọc
được, chúng tôi thống kê, sắp xếp chúng theo từng nhóm
riêng: nhóm truyện
chỉ có một hình thức thưởng, nhóm truyện chỉ có một hình thức phạt và nhóm
truyện có hình thức thưởng và phạt. Sau đó, luận văn đi vào miêu tả từng
nhóm có chứa các hình thức thưởng phạt như đã phân loại trên và tìm ra
nguyên tắc, cách thức thưởng và phạt trong từng nhóm nhỏ. Thông qua đó,
chúng tôi cố gắng lập sơ đồ, mô hình hóa các hình thức thưởng phạt của l
oại
hình tự sự gian dân này. Và từ đó chúng tôi đưa ra những đặc điểm của các
hình thức thưởng – phạt.
Để làm đư
ợc nhiệm vụ này, chúng tôi đã tiến hành những bước như sau:
1.1. Giới thuyết về hình thức thưởng – phạt
1.2. Phân loại, m
iêu tả các hình thức thưởng – phạt.
1.3. Đặc điểm các hình thức thưởng – phạt.
Chương 2: Mối quan hệ giữa các hình thức thưởng- phạt và những mô
típ tiêu biểu.
Nhiệm vụ của chương l

à đi tìm những mô típ tiêu biểu tham gia vào trong
sự phát triển cốt truyện có mối quan hệ với các hình thức thưởng - phạt. Các
mô típ này là mục đích và công cụ để nhân vật giành được phần thưởng, sự
chiến thắng cuối cùng và tiêu diệt cái ác, cái xấu xa. Luận văn cũng xác định


rõ những mô típ cơ bản để tạo nên kiểu truyện có kết thúc có hậu rồi miêu tả,
tìm đặc điểm và vai trò của chúng. Từ đó, luận văn chỉ ra được mối liên hệ
giữa các mô típ và những hình thức thưởng – phạt. Trong quá trình tiến hành
luận văn bước đầu có so sánh, đối chiếu việc sử dụng các mô típ thưởng –
phạt ở các dân tộc có nguồn truyện khảo sát để thấy được nét độc đáo riêng.
Theo đó, chương hai này có những nội dung sau:
1.1 Các mô típ ban
thưởng
1.1.1 Mô típ “Phương tiện thần kì”
1.1.1.1. Mô típ “Con vật thiêng có phép”
1.1.1.2. Mô típ “Báu vật thần kì”
1.1.2. Mô típ “Người trợ giúp thần kì

1.1.3. Mô típ “Hóa thân nhiều lần”
1.1.4. Mô típ “Kết hôn và lên ngôi”
1.1.4.1. Mô típ “Người trần kết hôn với tiên”
1.1.4.2. Mô típ “ Người trần kết hôn với người thủy cung”
2.1. Mô típ trừng phạt
2.1.1. Mô típ “ Sự bắt chước không thành công”
2.1.2. Mô típ “Cái chết và
sự biến hình”.










Chương 1
:
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HÌNH THỨC
THƯỞNG PHẠT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
VIỆT NAM

Truyện cổ tích là tấm gương phản chiếu một cách phong phú và chân thực
đời sống dân tộc. Trong t
hể loại này, bên cạnh những phần tưởng tượng chen
lẫn với tâm lý chất phác, ngây thơ, tác giả dân gian bao giờ cũng thể hiện
niềm tin vào khả năng, tài nghệ khéo léo của con người cho đến những phẩm
chất tốt đẹp của họ. Vì vậy, phần lớn kết cục của truyện cổ tích, kẻ có tội
không tránh khỏi hì
nh phạt thích đáng bất kể kẻ có tội ấy thuộc tầng lớp nào
trong xã hội. Hình phạt cho kẻ ác thường rất khốc liệt, có khi tương xứng với
tội ác mà chúng gây ra thậm chí có lúc còn khủng khiếp hơn nhiều lần, còn
người lương thiện, dù là kẻ yếu, cuối cùng cũng chiến thắng và được nhận
phần thưởng. Phần thưởng cũng vô cùng xứng đáng, thỏa mãn ước mơ của
dân gian: giàu sang, sung sướng, hạnh phúc tột đỉnh. Cổ tích thường kết thú
c
bằng hai mô típ song song: cái thiện được ban thưởng, cái ác bị trừng phạt.
Nhờ kiểu kết cấu này mà truyện cổ tích sau khi khép lại đã mở ra cho người
đọc một thế giới kỳ diệu. “… Trong truyện cổ tích người ta bay lên không
trung ngồi trên một tấm thảm biết bay, đi đôi hia bảy dặm, phục sinh người

chết bằng cách rưới nước thần vào người họ, trong một đêm thôi cũng xây
dựng được những l
âu đài. Và nói chung truyện cổ tích mở trước mắt tôi một
cuộc sống có một lực lượng tự do, không biết sợ sệt đang tồn tại và hoạt
động, mơ tưởng đến một cuộc đời tốt đẹp hơn.”(Gorơki)
1



1
Dẫn theo

Đinh Gia

Khánh, Chu Xuân Diên (1977), Văn học dân gian Việt Nam, Tập II, NXB Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, tr 48.


1.1. Giới thuyết về thưởng- phạt
Truyện cổ tích được xây dựng trên những chân lý, niềm
tin giản dị của
nhân dân về điều thiện tất sẽ chiến thắng còn cái ác nhất định sẽ bị trừng trị.
Phần cuối của kiểu truyện kết thúc có hậu thường là sự đổi đời. Kết thúc
truyện bằng hình thức thưởng- phạt thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của nhân gian
khi đọc truyện cổ tích.
1.1.1. Thưởng
Nhìn
chung trong kết cấu truyện cổ tích thường thấy phần thưởng thường
dành cho nhân vật chính diện nằm ở cuối chặng đường đi tìm hạnh phúc (nằm
ở kết truyện). Các hình thức ấy biểu hiện đa dạng nhưng thống nhất. Mỗi khi

nhân vật vượt qua những khó khăn hay thử thách nào đó thì lập tức được trao
cho báu vật hay phương tiện t
hần kì để giành chiến thắng cuối cùng. Sự trợ
giúp này tiếp sức cho nhân vật vượt qua khó khăn để giành lấy phần thưởng
cuối cùng. Người em (trong truyện “Chữa bệnh cho Long Vương” của dân
tộc Kinh) liên tiếp có được những vận may từ con cầy hương biết múa và
những hóa thân của nó. Con cầy hương đã giúp anh có được nửa bầy trâu do
người lái buôn tặng thoát khỏi cảnh nghèo khó. Từ cái máng lợn (hóa th
ân
của con cày hương), anh nuôi trâu, nuôi lợn lớn nhanh như thổi. Cái lược chải
vào đầu làm mái tóc xanh và mượt hơn. Từ cái răng còn sót lại của lược
người em lấy làm cần câu thì câu được nhiều cá hơn và sau đó anh vì may
mắn có cơ hội gặp Long Vương để có hạnh phúc tột đỉnh sau này. Còn anh
chàng họ Lục trong “Ông Thần núi xanh và anh chàng họ Lục” may mắn
được ông Thần núi xanh kết bạn và giúp đỡ cho anh bộ óc thông minh để thi
đỗ Trạng nguyên có cơ hội thay đổi toàn bộ cuộc đời của mình. Sự trợ giúp
của những lực lượng siêu nhiên ban cho người lương thiện là những phương
tiện hoặc báu vật thần kì. Bằng những phương tiện như cung tên, chiếc lọ
chứa nước thần, cây đàn thần có khi
cả lốt rùa, lốt cóc xấu xí, họ vượt qua


những chặng thử thách, đi tiếp cho đến hết chặng đường đấu tranh gian khổ
của mình.
Từ biểu hiện trên,
chúng tôi quan niệm, thưởng trong cổ tích được hiểu là
ước mơ của dân gian đã được thỏa mãn và đó là sự hạnh phúc, niềm vui, sự
giàu sang phú quý, danh vọng và quyền lực ….Tất cả dành cho những con
người có phẩm chất đạo đức, có cách ứng xử phù hợp với đạo lý làm người.
Phần thưởng dành cho nhân vật cũng đồng nghĩa với sự đền bù: đền bù cho

những gi
an truân, tủi nhục mà nhân vật đã trải qua. Đôi khi đó chính là trao
trả lại những gì mà họ đáng được hưởng, những gì vốn là của họ. Tất cả
chính là ước nguyện của nhân vật đã trở thành hiện thực. Kết thúc truyện theo
chiều hướng mơ ước mang tính lãng mạn của dân gian.
Người em
(trong “ Cây khế” của dân tộc Kinh) phải trải qua nhiều tủi
nhục khi cha mẹ mất đi. Anh chỉ nhận được một túp lều tranh và một cây khế
còn bao nhiêu tài sản cha mẹ để lại, người anh lấy hết. Cuối cùng, anh có
được cuộc sống giàu có nhờ con chim phượng hoàng thần kỳ giúp đỡ. Còn
người anh tham lam phải chuốc lấy hậu quả thảm thương: rơi xuống biển chết
do lấy quá nhiều vàng. Và người em
lấy lại được tất cả những gì thuộc về
mình và sống hạnh phúc. Đó là sự ban thưởng cho người hiền lành, thật thà,
chăm lao động. Phần thưởng là sự đền bù cho những tháng ngày lao động vất
vả của người em. Người em (trong truyện Sự tích chim thù thì- dân tộc Vân
Kiều) cũng bị anh hắt hủi, giành hết gia tài khi cha mẹ mất đi. Nhờ chăm chỉ
lao động và gặp nhiều m
ay mắn, cuối cùng anh lại có nhiều nhà cửa ngang
dọc, to lớn, trâu bầy lợn đàn nhung nhúc, có cuộc sống sung sướng lại cưới
được con gái Dàng.
Nhiều khi phần thưởng là lên ngôi vua
, làm trạng nguyên, có nhiều của cải
và giàu sang tột bậc chưa hẳn là giấc mơ cuối cùng, chưa hẳn là cao quý nhất.
Dân gian chỉ nhận những gì xứng đáng với mình, xứng đáng với khả năng của


mình. Họ có thể chối bỏ của cải, vật chất, quyền lực ngay cả khi lên ngôi vua,
giàu có nhất bản làng. Những ước mơ xứng với cuộc sống thực tại thoát ra
khỏi cảnh nghèo hèn, làm ăn thuận lợi, đủ sống và được làm chủ bản thân của

mình. Có khi là sự ban tặng, cho nhân vật những gì mà họ không có, chỉ mơ
ước thôi. Dân gian thường ban tặng cho nhân vật lý tưởng sắc đẹp tuyệt đối
(mang một diện mạo mới- thường là trở nên xinh đẹp hơn…), sự thông m
inh,
tài trí, sự giàu sang phú quý, có sức khỏe vô địch, có hạnh phúc tột đỉnh (việc
kết hôn với công chúa, cô gái đẹp hay hoàng tử, được bầu làm Xuất hoặc làm
Anha)… Và bao giờ cũng vậy phần thưởng cuối cùng là cao quý nhất, lớn
nhất mà nhân vật đã đạt được. Dân gian nhiều khi chối bỏ cả chức tước và địa
vị để sống cuộc sống thanh bình, yên ổn.
Cuối cùng, hai con người hiền lành, tốt bụng (t
rong truyện “Rú Roọc và
Xađie” của dân tộc Vân Kiều) nên vợ chồng, dựng nhà bên bờ suối bốn mùa
có gió hát bên bờ lau, có chim ca trong rừng rậm. Họ yêu thương nhau hơn cả
chim triền, chim cuốc sánh đôi giữa rừng có bếp lửa vây quanh giữa nhà cùng
với tiếng cười, lời âu yếm của vợ chồng lại có tiếng khóc của trẻ con, ấm áp

hạnh phúc vô cùng. Họ không phải lo sợ sự chia cắt, lo sợ người chị của mình
hãm hại nữa.

truyện cổ tích thể hiện niềm tin của dân gian về sự công bằng, về sự
chiến thắng cuối cùng của cái thiện cho nên nhân vật chính diện bao giờ cũng
là nhân vật được dân gian trao cho phần thưởng xứng đáng. Trong truyện cổ
tích, chúng tôi nhận thấy những nhân vật được ban thưởng trước hết là n
hững
người có nguồn gốc xuất thân và cuộc đời đau khổ, bất hạnh. Đó là những con
người có hình dạng xấu xí, người mang lốt vật (Sọ Dừa, nàng Cóc, nang Út
trong ống tre, chàng Rùa, chàng Rắn, chàng Trăn, cu Vách- Ốc Sên, chàng
Gù, chàng Ghẻ, em bé Nhọ Nồi…) nhưng ẩn chứa bên trong là những tấm
lòng nhân ái cao đẹp. Hay đó còn là những con người vừa có sức mạnh thể



lực và phẩm chất đạo đức: chàng trai khỏe, bảy anh tài, chàng Húc núi, anh
Vật voi, anh Vít ngọ cây đa, anh Siêng, anh Lười …. Bên cạnh đó, nhân vật
chính còn là người có địa vị thấp hèn trong gia đình và ngoài xã hội: người
mồ côi, người em út, người con riêng, người đày tớ, người vợ lẽ… Họ có
hoàn cảnh sống và nghề nghiệp của gia đình thấp kém: người mồ côi, anh trai
cày, người nông dân, người tiều phu…Một kiểu người khác cũng được dân
gian chú ý đến là người có đức hạnh, mưu trí. Có thể nói họ thường sống lẻ
loi, không có tài sản, không nơi nương tựa, có địa vị thấp ké
m, bị thua thiệt,
bị ức hiếp áp bức, bóc lột, chịu hết oan uổng này đến nỗi cơ cực khác. Nhưng
họ cũng có những phẩm chất tốt đẹp của người dân lân động nghèo: thật thà,
hiền lành, chất phát, chăm chỉ và rất giỏi chịu đựng. Bên cạnh đó họ còn là
những con người giàu mơ ước, có kh
át vọng sống mãnh liệt. Nhưng khi
những người bất hạnh này gặp khó khăn, trở ngại đều được ông Bụt, bà Tiên,
những con vật thiêng hiện ra giúp đỡ và cho họ một cuộc sống hạnh phúc.
Như vậy, có thể nói, những nhân vật cổ tích mang trong mình những tín hiệu
thẩm mỹ riêng, đó là nhân vật nghèo khổ bất hạnh và tốt đến mức lý tưởng.
R.Gamd
atốp, nhà thơ lớn của Liên Xô đã viết rất đúng rằng: “Trong những
lâu đài, cung điện, người ta không sáng tác truyện cổ tích. Truyện cổ tích
không cần thiết cho những kẻ sống ở đấy”.
1

Trong
thế giới cổ tích, mọi việc diễn ra và kết thúc của những xung đột
theo xu hướng mà nhân dân mong muốn như thế hoặc tin như thế đều là nhờ
ở sự can thiệp của một loại nhân vật đặc biệt. Nhân vật này thường trợ giúp
hoặc trao phần thưởng cho nhân vật chính diện gồm có: Long Vương và các

âm binh, âm tướng ở cõi âm, các thần sông nước, ông Bụt, bà Tiên, các vị
thần (Thổ thần, thần núi…), có khi người giúp đỡ là Vua, là Xuất, A-nha có

1
R.Gamadatốp, Bài ca về những truyện cổ tích của tuổi thơ tôi, Chuyển dẫn theo Đỗ Bình
Trị - Trần Đình Sử, Sách đã dẫn, tr. 150.

×