Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hoạt động quản lý kinh doanh vàng ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.52 KB, 96 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT








NGUYỄN BẢO NGỌC




HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KINH DOANH VÀNG
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP






LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC









Hà Nội – 2010



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





NGUYỄN BẢO NGỌC






HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KINH DOANH VÀNG
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP



Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 603850



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG




Hà Nội - 2010




1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có
thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƢỜI CAM ĐOAN



Nguyễn Bảo Ngọc


2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ nhiệt tình của Quý thầy cô Khoa Luật-
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Luật- Đại
học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi
suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Cô
đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Đỗ Việt Cường và
Chị Nguyễn Thị Hà Ngân – những người đồng nghiệp đa
̃
hươ
́
ng dâ
̃
n, ch bảo
và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu và số liệu t ại Ngân Hàng Nhà
nước.
Xin gư
̉
i lời cảm ơn tới bạn b , các anh chị em trong lớp cao học 14
chuyên ngành Luật kinh tế.
Xin chân tha
̀

nh ca
̉
m ơn gia đình đa
̃
luôn ơ
̉
bên ca
̣
nh đô
̣
ng viên va
̀
tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể yên tâm ho
̣
c tâ
̣
p làm việc và hoàn thành
luâ
̣
n văn.
Hà Nội ngày 03 tháng 12 năm 2010

3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 6

MỞ ĐẦU 7
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH VÀNG VÀ QUẢN LÝ
KINH DOANH VÀNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG 10
1.1. Tổng quan về kinh doanh vàng 10
1.1.1. Vai trò của vàng và hoạt động kinh doanh vàng 10
1.1.2. Hoạt động kinh doanh vàng 11
1.1.3. Lịch sử tiền tệ của vàng 18
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh vàng 20
1.2. Tổng quan về quản lý kinh doanh vàng của Ngân hàng trung ƣơng. 22
1.2.1. Chức năng quản lý của Ngân hàng Trung ƣơng đối với hoạt động kinh
doanh vàng 22
1.2.2. Mô hình quản lý hoạt động kinh doanh vàng của một số nƣớc trên thế
giới 25
CHƢƠNG 2 – THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM 35
2.1. Khái quát pháp luật về quản lý kinh doanh vàng 35
2.2. Pháp luật Việt Nam công nhận quyền sở hữu và kinh doanh vàng
của các tổ chức, cá nhân 38
2.2.1. Nội dung chính của Nghị định 63/1993/NĐ-CP 38
2.2.2. Thực trạng thi hành Nghị định 63/1993/NĐ-CP 39
2.2.3. Đánh giá hoạt động của thị trƣờng vàng, giai đoạn 1993-1999 40
2.2.4. Những kết quả đạt đƣợc của Nghị định 63/1993/NĐ-CP 47
2.2.5. Những hạn chế của Nghị định 63/1993/NĐ-CP và nguyên nhân 49
2.3. Điều kiện đăng ký kinh doanh vàng 52
2.3.1. Nội dung nghị định 174/1999/NĐ-CP, Nghị định 64/2003/NĐ-CP 52

4
2.3.2. Tình hình thực hiện 53
2.4. Tổ chức sàn giao dịch vàng 58
2.4.1. Quá trình hình thành và phát triển của các Sàn giao dịch vàng. 58

2.4.2. Phân loại các sàn giao dịch vàng 60
2.4.3. Quy định của Sàn giao dịch vàng ACB 60
2.4.4. So sánh Mô hình hoạt động của Sàn giao dịch vàng Thƣợng Hải và Sàn
giao dịch vàng ở Việt Nam 61
2.4.5. Đánh giá hoạt động của Sàn giao dịch vàng 63
2.5. Quan hệ giữa quản lý hoạt động kinh doanh vàng và thực thi chính
sách tiền tệ quốc gia 74
CHƢƠNG 3 – ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 76
3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật 76
3.1.1. Ảnh hƣởng của hoạt động đầu tƣ vàng của NHTW ở một số nƣớc trên
thế giới 76
3.1.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý
vàng 76
3.1.3. Định hƣớng công tác quản lý thị trƣờng vàng trong nƣớc thuộc thẩm
quyền quản lý của NHNN 78
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản lý kinh doanh vàng . 80
3.2.1. Tổ chức kinh doanh vàng 80
3.2.2. Biện pháp nới lỏng quản lý cụ thể 82
3.2.3. Sàn giao dịch vàng 83
3.2.4. Phối hợp hoạt động của các cơ quan 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DTNHNN
Dự trữ ngoại hối nhà nƣớc

GETF
Quỹ đầu tƣ vàng
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
NHNN
Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM
Ngân hàng thƣơng mại
NHTW
Ngân hàng trung ƣơng
PBOC
Ngân hàng Trung ƣơng Trung Hoa
SGE
Sàn giao dịch vàng Thƣợng Hải
TCTD
Tổ chức tín dụng
TTNTLNH
Thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng

6
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Những mốc quan trọng trong lịch sử tiền tệ của vàng……………18
Bảng 1.2 Một số Sở giao dịch hàng hóa lớn có giao dịch vàng trên thế giới 23
Bảng 2.1 Thống kê tổng số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng 41
Bảng 2.2 Hạn ngạch vàng qua các năm…………………………………… 57

















7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, vai trò của các ngân hàng trung ƣơng đã
có sự thay đổi rất lớn nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008 đã
tác động mạnh mẽ tới việc điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng trung
ƣơng, dẫn đến yêu cầu cấp thiết trong việc mở rộng vai trò của các ngân hàng
trung ƣơng nhằm đảm bảo ổn định hệ thống tài chính và giám sát hệ thống
một cách hiệu quả. Với chức năng là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ quốc
gia, hầu hết ngân hàng Trung ƣơng các nƣớc đều có chính sách quản lý đối
với hoạt động kinh doanh vàng thông qua việc quản lý vàng thuộc dự trữ
ngoại hối quốc gia và quản lý thị trƣờng trong nƣớc.
Tại Việt Nam, sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của hệ thống
tài chính nói riêng đã đặt ra yêu cầu cần phải có quy định cụ thể hơn về trách
nhiệm, thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) với vai trò
là một ngân hàng trung ƣơng, và các cơ quan liên quan trong việc hoạch định
và thực thi chính sách tiền tệ, cũng nhƣ hoạt động kinh doanh vàng hiện nay.

Những năm gần đây, biến động mạnh của giá vàng tại các thị trƣờng
trong nƣớc và quốc tế, kéo theo những bất ổn trên các sàn vàng và trong các
giao dịch vàng tài khoản ở Việt Nam trong khi nhà nƣớc vẫn chƣa có biện
pháp nhằm kiểm soát các hoạt động này. Không có ngành kinh doanh nào bất
ổn và nhiều rủi ro nhƣ kinh doanh vàng ở Việt Nam. Thời gian qua đã có
hàng loạt vụ kiện tụng, tranh chấp, mà cuối cùng nhà đầu tƣ đều chấp nhận
thua cuộc, mất toàn bộ vốn liếng trên sàn vàng, bởi vì chƣa có pháp luật điều
chỉnh hoạt động này, và đại bộ phận nhà đầu tƣ còn thiếu hiểu biết sâu sắc về
lĩnh vực này.

8
2. Mục đích, lý do chọn đề tài
Có thể nói, đây là thời điểm thích hợp để đánh giá vai trò của vàng và
hoạt động kinh doanh vàng đối với kinh tế thế giới nói chung, và nền kinh tế
Việt Nam nói riêng. Các nhà quản lý, lập chính sách và kinh doanh tại Việt
Nam luôn đặc biệt quan tâm đến tác động của giá vàng trong việc điều hành
chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Trung ƣơng, cũng nhƣ hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại.
Mục đích lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoạt động quản lý kinh doanh
vàng ở nƣớc ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp” là tìm hiểu và làm rõ tình
hình kinh doanh vàng & quản lý kinh doanh vàng của Ngân hàng Trung ƣơng
thông qua việc ban hành các chính sách, trên cơ sở đó nhằm mục đích đƣa ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vàng.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Chỉ trong một thời gian ngắn, vốn kiến thức và khả năng phân tích
tổng hợp của bản thân còn nhiều hạn chế, do đó tôi chỉ xin trình bày trong
Luận văn này tình quản lý hoạt động kinh doanh vàng ở nƣớc ta hiện ta dƣới
góc độ là một chức năng của Ngân hàng trung ƣơng thông qua việc ban hành
các chính sách để quản lý đối với thị trƣờng vàng trong nƣớc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

Trong luận văn, tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: phân
tích, so sánh, thống kê, tổng hợp. Với những kiến thức, những tài liệu tích lũy
đƣợc trong quá trình học tập từ những năm tháng là sinh viên, học viên tại
Khoa Luật- ĐHQGHN; bằng khả năng tổng hợp; liên kết logic; đánh giá vấn
đề trên cơ sở lý luận biện chứng, tôi mạnh dạn đƣa ra những quan điểm, ý
kiến của cá nhân mình.
5. Bố cục của luận văn

9
Chƣơng 1 Tổng quan về kinh doanh vàng & quản lý kinh doanh vàng của
Ngân hàng Trung ƣơng.
Chƣơng 2 Thực trạng hoạt động quản lý kinh doanh vàng tại Việt Nam hiện
nay.
Chƣơng 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vàng.
Do thời gian có hạn, trình độ nghiên cứu, khả năng đánh giá, nhìn nhận
vấn đề còn nhiều hạn chế nên Luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành từ phía quý thầy cô và bạn
bè để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

10
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH VÀNG VÀ
QUẢN LÝ KINH DOANH VÀNG CỦA NGÂN HÀNG
TRUNG ƢƠNG
1.1. Tổng quan về kinh doanh vàng
1.1.1. Vai trò của vàng và hoạt động kinh doanh vàng
Vàng vừa có vai trò là một hàng hóa đặc biệt vừa có vai trò là tiền tệ.
1.1.1.1. Vai trò hàng hóa của vàng
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, đƣợc trao đổi, mua bán nhằm
thỏa mãn nhu cầu nào đó của con ngƣời. Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị
sử dụng - ích dụng của hàng hóa thỏa mãn nhƣ cầu nào đó của con ngƣời và

giá trị - lao động xã hội của ngƣời sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Với cách hiểu này, vàng đƣợc coi là một loại hàng hóa do có đầy đủ hai thuộc
tính kể trên.
Giá trị sử dụng của vàng rất đa dạng. Vàng trƣớc tiên đƣợc dùng làm
đồ trang sức, mỹ nghệ do vàng có mầu sắc rực rỡ, dễ gia công và không bị ăn
mòn. Đồ trang sức bằng vàng từ lâu đã đƣợc ƣa chuộng nhờ tính thẩm mỹ và
độ bền của màu vàng, là biểu tƣợng của sự giàu có và quyền lực. Ngày nay,
với sự phát triển của trình độ kim hoàn, sản phẩm trang sức bằng vàng có mẫu
mã ngày càng phong phú, thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời tiêu dùng và
do đó nhu cầu vàng trang sức vẫn không ngừng tăng cao ở các quốc gia.
Ngoài đƣợc sử dụng làm đồ trang sức, vàng còn là nguyên liệu quan
trọng trong các ngành dƣợc, thực phẩm, cơ khí và điện tử.
1.1.1.2. Vai trò tiền tệ của vàng
Vàng có đầy đủ chức năng của tiền tệ đó là: thƣớc đo giá trị, phƣơng
tiện thanh toán, phƣơng tiện cất trữ và tiền tệ thế giới. Vàng đƣợc dùng để
làm chuẩn đo giá trị của các tài sản khác đặc biệt là tài sản có giá trị lớn nhƣ

11
nhà cửa, đất đai…Việc sử dụng vàng là thƣớc đo giá trị chung cho tất cả các
loại hàng hóa giúp cho việc trao đổi đƣợc thực hiện dễ dàng thông qua
phƣơng tiện thanh toán là vàng.
Ngoài ra, vàng còn là phƣơng tiện cất trữ phổ biến hơn bất kỳ loại tiền
tệ nào do tính chất vật lý bền vững trƣớc nguy cơ xảy ra thiên tai, chiến tranh,
hỏa hoạn. Đồng thời, tiền vàng khác tiền giấy ở chỗ tiền vàng luôn giữ đƣợc
giá trị lâu dài, không phải là tài sản nợ của bất kỳ quốc gia nào do đó giá trị
tiền vàng không phụ thuộc vào tình hình chính trị và sự kiểm soát của các
quốc gia nhƣ tiền giấy [12]. Đó chính là lý do vàng đƣợc lựa chọn là phƣơng
tiện cất trữ phổ biến đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hay leo thang
chính trị.
Vàng cũng đóng vai trò tiền tệ thế giới do vàng đƣợc chấp nhận thanh

toán ở các quốc gia, không phân biệt biên giới lãnh thổ. Do vậy, vàng thƣờng
đƣợc ngân hàng trung ƣơng các nƣớc nắm giữ một tài sản dự trữ quốc tế bên
cạnh các đồng tiền mạnh để hỗ trợ cán cân thanh toán trong trƣờng hợp đối
mặt với khủng hoảng, thiên tai hay chiến tranh.
1.1.2. Hoạt động kinh doanh vàng
Việt Nam là nƣớc chủ yếu nhập khẩu vàng để tiêu thụ trong nƣớc,
theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nƣớc hàng năm Việt Nam nhập
khẩu khoảng từ 50-60 tấn vàng, lƣợng vàng khai thác trong nƣớc không đáng
kể, chỉ đạt 1-2 tấn/năm [15]. Do đó, lƣợng vàng nằm trong dân còn rất lớn,
chƣa huy động đúng mức nguồn vốn đầy tiềm năng này để đầu tƣ phát triển
kinh tế, trong khi đó Việt Nam hàng năm phải tiêu tốn hàng triệu USD để
nhập khẩu vàng. Trong thời gian vừa qua, giá vàng quốc tế biến động không
ngừng khiến các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, kể cả ngƣời dân có tích trữ vàng gặp nhiều khó khăn do chƣa có điều

12
kiện sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh
doanh vàng [12].
Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành quyết định 03/2006/QĐ-NHNN
ngày 18/01/2006 [10] cho phép các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng có đủ
điều kiện đƣợc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài. Đây là bƣớc đi
tích cực của Cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh vàng theo hƣớng hội nhập quốc tế. Quyết định này mới chỉ quy định
hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài, tuy đang ở phạm vi,
mức độ hẹp nhƣng đã góp phần gắn kết thị trƣờng vàng Việt Nam với thị
trƣờng vàng quốc tế.
Tuy nhiên, trƣớc những diễn biến phức tạp và những rủi ro trong hoạt
động của sàn giao dịch vàng, ngày 06 tháng 01 năm 2010 Ngân hàng Nhà
nƣớc đã ban hành thông tƣ số 01/2010/TT-NHNN [16] bãi bỏ quyết định
03/2006/QĐ-NHNN. Sự ra đời của thông tƣ 01/2010/TT-NHNN đã gây ra

nhiều tranh cãi trong cách thức quản lý các sàn giao dịch vàng hiện nay của
cơ quan có thẩm quyền.
1.1.2.1 Lý do đầu tư vào vàng
Vàng đã hấp dẫn nhà đầu tƣ trong nhiều thế kỷ qua và vẫn là công cụ
đầu tƣ hấp dẫn các nhà đầu tƣ hiện đại mặc dù vai trò tiền tệ của vàng đã giảm
bớt và nhu cầu về vàng vật chất đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng không lớn nhƣ
các hàng hóa thông thƣờng khác. Chính tính chất đặc biệt của vàng vừa là tiền
tệ vừa là hàng hóa là lý do hấp dẫn các nhà đầu tƣ khi muốn tìm kiếm lợi
nhuận từ chênh lệch giá vàng và phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tƣ.
- Đầu tư vàng để hưởng chênh lệch giá:
Cũng giống nhƣ hoạt động đầu tƣ vào cổ phiếu, trái phiếu hay đầu tƣ
vào thị trƣờng hàng hóa, nhà đầu tƣ lựa chọn vàng với kỳ vọng vào sự tăng
giá của loại tài sản này. Mặc dù giá vàng thƣờng xuyên biến động, khó dự báo

13
nhƣng những nhà đầu tƣ có kinh nghiệm sẽ tận dụng chính đặc điểm thƣờng
xuyên biến động này của giá vàng để tìm kiếm chênh lệch giá trong chiến
lƣợc đầu tƣ ngắn hạn.
Đồng thời, do sản lƣợng khai thác không phải vô tận trong khi nhu cầu
về vàng vật chất phục vụ các ngành công nghiệp, dƣợc phẩm vẫn tăng lên đều
đặn thì xu hƣớng vàng tăng giá trong dài hạn là hiển nhiên.
Do đó, cả nhà đầu tƣ ngắn và dài hạn đều có thể tìm đến vàng nhƣ là
công cụ đầu tƣ nhằm hƣởng chênh lệch giá.
- Đầu tư vào vàng như phương tiện phòng ngừa rủi ro:
Một danh mục đầu tƣ bao gồm vàng thƣờng lành mạnh và ít biến động
hơn danh mục đầu tƣ không chứa vàng do đầu tƣ vào vàng sẽ hạn chế rủi ro
lạm phát khi tiền tệ mất giá và rủi ro giảm giá danh mục tài sản.
Do vàng là một loại hàng hóa nên khi xảy ra lạm phát khiến đồng tiền
mất giá, giá cả hàng hóa tăng cao thì giá vàng cũng sẽ tăng. Nhờ đó, danh
mục đầu tƣ gồm tiền và vàng sẽ hạn chế đƣợc rủi ro lạm phát. Đặc biệt, vàng

là công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro mất giá của đồng đô la Mỹ hơn bất
kỳ tài sản nào khác do giá vàng phụ thuộc chặt chẽ và diễn biến theo chiều
ngƣợc với giá USD [12].
Đồng thời, với vai trò tiền tệ, vàng là công cụ phòng ngừa rủi ro giảm
giá của danh mục tài sản. Giá vàng ít biến động hơn so với các chỉ số giá cả
hàng hóa và chứng khoán. Do vậy, trong trƣờng hợp do diễn biến kém khả
quan của tình hình kinh tế dẫn tới sự sụt giảm của các loại chứng khoán, dầu
mỏ hay các hàng hóa khác thì vàng sẽ đóng vai trò hạn chế sự sụt giảm giá trị
của toàn bộ danh mục.
Nhƣ vậy, nhờ tính chất vừa là hàng hóa vừa là tiền tệ nên khi có diễn
biến bất thƣờng đối với giá trị tiền tệ hay giá cả hàng hóa thì giá vàng vẫn

14
đƣợc củng cố, nhờ đó sẽ hạn chế đƣợc rủi ro tổng thể đối với toàn bộ danh
mục đầu tƣ.
 Các hình thức kinh doanh vàng:
Hình thức kinh doanh vàng ngày càng phát triển đa dạng và phong
phú cùng với sự phát triển của thị trƣờng tài chính nói chung. Về cơ bản, nhà
đầu tƣ có thể kinh doanh vàng vật chất hoặc vàng tài khoản thông qua các
hình thức dƣới đây:
 Kinh doanh vàng vật chất:
Kinh doanh vàng vật chất là việc nhà đầu tƣ mua và nắm giữ vàng vật
chất dƣới dạng tiền vàng, vàng thỏi, vàng miếng nhằm bảo toàn giá trị hoặc
bán ra khi có biến động có lợi về giá. Việc mua bán vàng vật chất sẽ đi cùng
với việc giao nhận vàng trên thực tế. Hoạt động này có thể diễn ra tại các cửa
hàng kinh doanh vàng bạc nhỏ lẻ đối với thị trƣờng chƣa phát triển nơi nhà
đầu tƣ trực tiếp tới cửa hàng để mua bán vàng hoặc thông qua các sàn giao
dịch kim loại quý tại các thị trƣờng phát triển. Lúc này, vàng đƣợc giao dịch
cũng nhƣ các loại hàng hóa thông thƣờng khác.
Ƣu điểm của kinh doanh vàng vật chất là nhà đầu tƣ có thể bảo toàn

lƣợng vàng vật chất nắm giữ và hạn chế rủi ro khi có biến động lớn về giá do
nhà đầu tƣ sử dụng 100% vốn của mình để thực hiện hoạt động đầu tƣ mà
không sử dụng đòn bẩy tài chính do các tổ chức kinh doanh vàng cung cấp.
Tuy nhiên, mua bán vàng vật chất phát sinh những chi phí đáng kể liên quan
tới giao nhận, bảo quản. Đồng thời, việc không sử dụng đòn bẩy tài chính
cũng hạn chế quy mô giao dịch của các thành viên trên thị trƣờng.
 Gửi tiết kiệm vàng

15
Gửi tiết kiệm vàng là việc nhà đầu tƣ gửi tiết kiệm bằng vàng tại các
ngân hàng có uy tín và đƣợc nhận lãi nhƣ các khoản tiền gửi thông thƣờng
khác. Đến kỳ đáo hạn, nhà đầu tƣ có thể rút cả gốc lẫn lãi bằng vàng.
Ƣu điểm của hình thức gửi tiết kiệm vàng là nhà đầu tƣ vẫn có thể bảo
toàn đƣợc trạng thái vàng vật chất mà họ muốn duy trì, vừa có thể hƣởng lãi
từ tài khoản gửi tiết kiệm, đồng thời hạn chế đƣợc rủi ro và chi phí trong việc
tự cất trữ vàng. Ngoài ra, mặc dù đã đƣợc gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại các ngân
hàng nhƣng tính thanh khoản của vàng trên tài khoản tiết kiệm vẫn đƣợc bảo
đảm thông qua việc mua bán, chuyển nhƣợng hay cầm cố các chứng chỉ tiền
gửi do ngân hàng huy động phát hành.
Tuy nhiên, do tính an toàn tƣơng đối cao nên mức lợi nhuận thu đƣợc
từ việc gửi tiết kiệm vàng thƣờng thấp hơn các hình thức kinh doanh khác.
 Cho vay vàng:
Cho vay vàng là việc ngƣời nắm giữ vàng cho ngƣời có nhu cầu sử
dụng hoặc đầu tƣ vay trong kỳ hạn và với mức lãi suất nhất định đƣợc quy
định tại hợp đồng vay. Hợp đồng cho vay thƣờng đƣợc ký kết giữa bên cho
vay là các Ngân hàng Trung ƣơng và bên vay là các định chế tài chính trung
gian (ngân hàng, công ty tài chính…) hoặc giữa bên cho vay là các định chế
tài chính trung gian và bên đi vay là các tổ chức kinh doanh vàng.
Lợi ích của việc cho vay vàng cũng tƣơng tự gửi tiết kiệm vàng. Đó là
khả năng bảo toàn trạng thái vàng vật chất, thu lãi từ hợp đồng vay và hạn chế

rủi ro, chi phí bảo quản vàng vật chất. Ngoài ra, cho vay vàng thƣờng có mức
lợi tức cao hơn so với gửi tiết kiệm vàng.
Tuy nhiên, tính thanh khoản của hợp đồng cho vay vàng thấp hơn so
với gửi tiết kiệm vàng do bên cho vay không thể lấy lại lƣợng vàng cho vay
trƣớc khi hợp đồng vay đến hạn trong khi ngƣời gửi tiết kiệm có thể rút gốc

16
trƣớc kỳ đáo hạn. Điều này ảnh hƣởng tới quyết định cho vay vàng của các
nhà đầu tƣ khi cân nhắc tính thanh khoản của tài sản.
 Mua các chứng ch quỹ đầu tư vàng:
Quỹ đầu tƣ vàng (GETF) là quỹ đầu tƣ huy động vốn của nhà đầu tƣ
để kinh doanh vàng vật chất. Các quỹ đầu tƣ phát hành chứng chỉ quỹ để huy
động vốn và niêm yết chứng chỉ quỹ trên các sàn chứng khoán lớn trên thế
giới nhƣ một loại chứng khoán. Các nhà quản lý GETF là những chuyên gia
kinh doanh vàng, họ theo dõi sát biến động giá vàng và kiếm lời từ những
biến động này. Hiện nay, trên thế giới có các chứng chỉ GETF nổi tiếng đang
đƣợc giao dịch nhƣ Gold Bulltion Securities, SPDR Gold Trust, Dubai Gold
Securities, Gold Bulltion Securities Australia, NewGold…, trong đó SPDR
Gold Trust là quỹ đầu tƣ vàng vật chất lớn nhật thế giới. Chứng chỉ Quỹ này
hiện đang đƣợc niêm yết tại thị trƣờng chứng khoán New York, Singapor,
Nhật Bản và Hồng Kông.
Nhà đầu tƣ mua chứng chỉ quỹ đầu tƣ vàng sẽ thu đƣợc lợi nhuận từ
chênh lệch giá mua bán chứng chỉ quỹ và lãi đầu tƣ hàng năm theo quyết định
của hội nghị nhà đầu tƣ. Giá chứng chỉ quỹ biến động phụ thuộc vào kết quả
kinh doanh của quỹ thể hiện qua sự biến động của tổng tài sản ròng. Tài sản
ròng của quỹ ngày càng tăng thì giá chứng chỉ quỹ đó sẽ có xu hƣớng tăng và
ngƣợc lại.
Ƣu điểm của hình thức kinh doanh này là nhà đầu tƣ có thể tham gia
vào thị trƣờng vàng vật chất một cách gián tiếp, tận dụng đƣợc trình độ, kinh
nghiệm của các nhà quản lý quỹ cũng nhƣ giảm thiếu chi phí trong giao nhận,

bảo quản vàng vật chất. Do vậy, hiệu quả kinh doanh thƣờng cao hơn so với
việc nhà đầu tƣ cá nhân trực tiếp tham gia kinh doanh vàng vật chất, đặc biệt
với những nhà đầu tƣ nhỏ lẻ, không có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh

17
vàng. Đồng thời, tính thanh khoản của chứng chỉ đã đƣợc niêm yết trên các sở
giao dịch chứng khoản là cao.
Tuy nhiên, nhà đầu tƣ khi mua chứng chỉ quỹ sẽ không chắc chắn thu
đƣợc một tỷ lệ lợi nhuận nhất định nhƣ gửi tiết kiệm hoặc cho vay vàng. Nhà
đầu tƣ sẽ gặp rủi ro không bảo toàn đƣợc tài sản khi quỹ hoạt động không
hiệu quả, tài sản ròng ngày càng sụt giảm. Do vậy, nhà đầu tƣ cần lựa chọn
những quỹ có uy tín, kết quả hoạt động tốt, có chế độ công bố thông tin minh
bạch, rõ ràng để ủy thác đầu tƣ.
 Kinh doanh vàng trên tài khoản:
Khác với kinh doanh vàng vật chất thông qua 4 hình thức nhƣ đã nêu
ở trên, kinh doanh vàng trên tài khoản là việc nhà đầu tƣ mở tài khoản (thông
thƣờng mở 01 tài khoản vàng và 01 tài khoản tiền với số dƣ nhất định ban đầu
để thực hiện đầu tƣ) tại các ngân hàng hay tổ chức đƣợc phép kinh doanh
vàng và tiến hành các giao dịch mua bán trên tài khoản để đầu cơ chênh lệch
giá. Kinh doanh vàng tài khoản không đi kèm với việc giao nhận vàng trên
thực tế, tài khoản vàng chỉ sử dụng để ghi chép việc mua bán các giao dịch
vàng mà không đƣợc rút, chuyển nhƣợng hay chuyển thành vàng vật chất. Do
đó, đây đơn thuần chỉ là hoạt động đầu cơ chênh lệch giá hay một công cụ đầu
tƣ tài chính phái sinh từ hoạt động kinh doanh vàng vật chất.
Thông thƣờng, các tổ chức cung cấp dịch vụ kinh doanh vàng tài
khoản sẽ cung cấp đòn bẩy tài chính cho các nhà đầu tƣ thông qua việc quy
định tỷ lệ ký quỹ. Chẳng hạn, nếu tỷ lệ ký quỹ là 10% thì nhà đầu tƣ có số dƣ
tƣơng đƣơng 10 lƣợng vàng sẽ đƣợc phép vay 90 lƣợng để giao dịch với trị
giá lên tới 100 lƣợng.
Kinh doanh vàng trên tài khoản là kênh đầu tƣ tài chính hấp dẫn giúp

nhà đầu tƣ có thể tối đa mức lợi nhuận thu đƣợc bằng việc sử dụng đòn bẩy

18
tài chính. Đồng thời không phát sinh các chi phí vận chuyển, bảo quản vàng
vật chất.
Tuy nhiên, kinh doanh vàng trên tài khoản đi kèm với sử dụng đòn
bẩy tài chính cao tiềm ẩn rủi ro thua lỗ lớn đối với nhà đầu tƣ đặc biệt là nhà
đầu tƣ thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vàng do giá
vàng biến động thƣờng xuyên và rất khó dự báo.
1.1.3. Lịch sử tiền tệ của vàng
Việc sử dụng vàng nhƣ một loại tiền tệ đã trải qua quá trình lịch sử lâu
dài. Lịch sử tiền tệ của vàng có thể tóm tắt nhƣ trong bảng sau:
Bảng 1.1 Những mốc quan trọng trong lịch sử tiền tệ của vàng
5000 năm trƣớc Công nguyên
Vàng là phƣơng tiện trung gian
trao đổi.
600 năm trƣớc Công nguyên
Electrum- hợp kim tự nhiên giữa
vàng và bạc dùng để đúc những đồng
tiền đầu tiên tại Thổ Nhĩ Kỳ.
500 năm trƣớc Công nguyên
Những đồng tiền đầu tiên đƣợc
đúc bằng vàng nguyên chất với trọng
lƣợng và độ tinh khiết đƣợc đảm bảo
1300-1400 sau Công nguyên
Thời kỳ của tiền giấy cùng với
những đồng tiền vàng, bạc và tiền
kim loại khác.
Từ năm 1850
Chuyển từ chế độ song bản vị tiền

vàng và bạc sang chế độ bản vị đơn:
Chế độ bản vị vàng đầy đủ.
Sau năm 1941
Chuyển đổi dần sang chế độ bản

19
vị vàng khối, giấy bạc đƣợc đảm bảo
bằng vàng khối với tỷ lệ do pháp luật
quy định.
Sau năm 1925
Chuyển dần sang chế độ bản vị
vàng chuyển đổi, nguồn dự trữ tiền tệ
có thể giữ dƣới dạng tiền đảm bảo
bằng vàng. Sau năm 1940, đồng tiền
duy nhất các Ngân hàng trung ƣơng
có thể dùng để mua vàng là USD với
bản vị chuyển đổi giá ngang nhau là
35USD/oz.
Từ năm 1968
Bãi bỏ chế độ giá vàng ấn định
35USD/oz. Thị trƣờng vàng chia
thành Thị trƣờng chính thức cho các
giao dịch của Ngân hàng trung ƣơng
tự do cho các thành viên khác.
Năm 1971
Mỹ bỏ chế độ chuyển đổi USD ra
vàng.
Năm 1973
Các Ngân hàng trung ƣơng đƣợc
quyền bán vàng ra thị trƣờng tự do,

chế độ tỷ giá thả nổi.
Năm 1978
Các NHTW đƣợc mua vàng từ thị
trƣờng tự do. Các nhà kinh doanh tƣ
nhân và chính thức đƣợc tự do kinh
doanh vàng.

20
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Lịch sử tiền tệ của
vàng, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội [13].
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh vàng
Không tính những biến động về sản lƣợng khai thác tại một thời điểm
nào đó hoặc nhu cầu vàng trang sức tăng theo mùa nhƣ lễ hội, cƣới hỏi vào
cuối năm có thể tác động nhất định tới giá vàng, những yếu tố cơ bản ảnh
hƣởng tới tâm lý tích trữ hoặc bán ra vàng của nhà đầu tƣ gồm:
- Biến động của đồng đô la Mỹ
Đồng đô la Mỹ mất giá sẽ khiến giá vàng quy đổi ra USD tăng lên và
ngƣợc lại. Do vậy, giá vàng sẽ có xu hƣớng tăng khi nhà đầu tƣ kỳ vọng vào
sự giảm giá của đồng bạc xanh khi nhìn vào các chỉ số kinh tế nhƣ lạm phát,
lãi suất tiền gửi của Mỹ… Kỳ vọng lạm phát tăng trong tƣơng lai dẫn tới lo
ngại về sự mất giá của USD sẽ khiến nhà đầu tƣ từ bỏ đầu tƣ vào đồng tiền
này. Tƣơng tự nhƣ vậy, khi lãi suất USD thấp sẽ khiến đồng tiền này trở
thành kênh đầu tƣ kém hấp dẫn hơn so với các đồng tiền khác, từ đó có thể
dẫn tới sự giảm giá của đồng USD. Tóm lại, bất kể yếu tố nào có thể ảnh
hƣởng tới sự lên giá hay mất giá của đồng USD đều là yếu tố ảnh hƣởng tới
giá vàng.
- Biến động của các thị trường hàng hóa
Do vàng vừa có vai trò hàng hóa vừa có vai trò tiền tệ nên sự biến
động giá cả trên thị trƣờng hàng hóa ảnh hƣởng rất lớn tới giá vàng. Khi giá
các hàng hóa chủ chốt nhƣ dầu thô sụt giảm thì nhà đầu tƣ sẽ tìm đến hàng

hóa khác thay thế hoặc đầu tƣ vào thị trƣờng tiền tệ. Trong cả hai trƣờng hợp
này thì vàng vẫn là một kênh đầu tƣ thay thế hấp dẫn.
- Biến động của thị trường chứng khoán (thị trường vốn)

21
Bên cạnh thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng hàng hóa, thị trƣờng vốn cũng
là một kênh thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tƣ. Do đó, sự biến động
của thị trƣờng chứng khoán toàn cầu đặc biệt là thị trƣờng chứng khoán Mỹ là
yếu tố quan trọng tới tâm lý của nhà đầu tƣ. Sự sụt giảm của các chỉ số chứng
khoán do tín hiệu bi quan về triển vọng phát triển của các doanh nghiệp sẽ
khiến các nhà đầu tƣ tìm đến các kênh đầu tƣ thay thế khác trong đó có vàng.
Đồng thời, thị trƣờng chứng khoán với tƣ cách là hàn thử biểu của nền kinh tế
nếu liên tục đi xuống sẽ là dấu hiệu không khả quan cho sự phát triển của các
nền kinh tế, từ đó gây cho nhà đầu tƣ tâm lý ngại đầu tƣ vào các tài sản rủi ro
và tìm đến công cụ an toàn hơn là vàng.
- Diễn biến bất thường của nền kinh tế
Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng hoặc có xảy ra chiến tranh, thiên
tai, hỏa hoạn… thì vai trò của vàng với tƣ cách là phƣơng tiện cất trữ giá trị
đƣợc đánh giá cao hơn bao giờ hết. Kinh tế khủng hoảng khiến tiền giấy mất
giá hoặc biến cố thay đổi về chính trị có thể gây nguy cơ biến đồng tiền của
chế độ cũ trở thành vô giá trị thì tích trữ vàng rõ ràng là sự lựa chọn an toàn.
Bên cạnh các trƣờng hợp đó, khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn có thể gây hƣ hỏng
tiền giấy nhƣng vàng thì không.
Do vậy, để đề phòng các trƣờng hợp khẩn cấp, bất thƣờng xảy ra đối
với nền kinh tế nhƣ các trƣờng hợp kể trên, dân chúng đặc biệt là chính phủ
các nƣớc thƣờng có tâm lý tích trữ vàng vì vàng luôn là vàng, luôn giữ đƣợc
giá trị trong mọi trƣờng hợp và là tiền tệ quốc tế trong trao đổi hàng hóa giữa
các quốc gia. Điều này lý giải tại sao giá vàng thƣờng lên cao kỷ lục trong
những thời kỳ khủng hoảng, chẳng hạn khủng hoảng tài chính thế giới bùng
nổ năm 2008 đã đẩy giá vàng vƣợt qua mốc 1.000USD/1ounce.

Nhƣ vậy, giá vàng thƣờng xuyên biến động do phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố kinh tế, chính trị khác nhau. Khi giá vàng biến động sẽ tác động mạnh

22
đến mặt bằng giá trong nƣớc, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh,
đến hoạt động ngân hàng do đó tác động đến việc điều hành chính sách tiền
tệ.
1.2. Tổng quan về quản lý kinh doanh vàng của Ngân hàng trung ƣơng
1.2.1. Chức năng quản lý của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động
kinh doanh vàng
Nhƣ đã phân tích tại vai trò của vàng, một trong hai vai trò quan trọng
của vàng là vai trò tiền tệ. Trên thực tế, mặc dù vai trò tiền tệ của vàng có
giảm theo thời gian nhƣng không thể hoàn toàn mất đi đặc biệt là chức năng
cất trữ giá trị và tiền tệ quốc tế. Do vậy, với chức năng là cơ quan thực thi
chính sách tiền tệ quốc gia, hầu hết ngân hàng Trung ƣơng các nƣớc đều có
chính sách quản lý đối với hoạt động kinh doanh vàng thông qua việc quản lý
vàng thuộc dự trữ ngoại hối quốc gia và quản lý thị trƣờng trong nƣớc.
Đối với hoạt động quản lý vàng thuộc dự trữ ngoại hối quốc tế, hầu
hết ngân hàng trung ƣơng các nƣớc đều đƣợc giao quản lý tài sản dự trữ trong
đó có vàng để thực thi chính sách tiền tệ.
Đối với quản lý kinh doanh vàng trên thị trƣờng vàng trong nƣớc, tùy
vào từng mức độ sử dụng vàng nhƣ một loại tiền tệ ở từng quốc gia mà chính
sách quản lý cũng khác nhau.
Ở những nƣớc phát triển, giá trị đồng nội tệ ổn định hoặc có đồng nội
tệ là đồng tiền tự do chuyển đổi, thị trƣờng tài chính và các công cụ đầu tƣ tài
chính phát triển thì vàng chỉ đóng vai trò là hàng hóa hoặc công cụ đầu tƣ tài
chính thông thƣờng. Do vậy, thƣờng không còn hạn chế đối với hoạt động
kinh doanh vàng ở các thị trƣờng này. Ở rất nhiều nƣớc, vàng đƣợc giao dịch
nhƣ hàng hóa tại các Sở giao dịch hàng hóa chính thức. Các Sở giao dịch
hàng hóa đƣợc thành lập dƣới dạng công ty, có tƣ cách pháp nhân độc lập, do

tƣ nhân đầu tƣ 100% hoặc kết hợp giữa vốn tƣ nhân và Nhà nƣớc. Hoạt động

23
của Sở do các Ủy ban chuyên trách nhƣ Ủy ban chứng khoán và hàng hóa
giám sát và quản lý. Khi đó, NHTW không thực hiện chức năng quản lý đối
với hoạt động kinh doanh vàng. Dƣới đây là một số Sở giao dịch hàng hóa lớn
có giao dịch vàng trên thế giới:
Bảng 1.2 Một số Sở giao dịch hàng hóa lớn có giao dịch vàng trên
Thế giới
Sở giao dịch
Tên viết tắt
Địa điểm
Hàng hóa giao dịch
New York Mercantile
Exchange (CME Group)
NYMEX
New York,
US
Energy, Precious
Metans, Industrial
Metans
Dubai Gold &
Commodities Exchange
DGCX
Dubai
Precious Metals
Hong Kong Mercantile
Exchange
KHMEx
Hong kong

Gold
Multi Commodities
Exchange
MCX
India
Energy, Precious
Metals, Metals,
Agricultural
National Multi-
Commodities Exchange
of India Ltd
NMCE
India
Precious Metals,
Metals, Agricultural
National Commodities
Exchange Limited
NCEL
Pakistan
Precious Metals,
Agricultural
Tokyo Commodities
Exchange
TOCOM
Pakistan
Energy, Precious
Metals, Industrial
Metals, Agricultural

×