Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề cương môn tâm lí học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.85 KB, 9 trang )

ĐỀ CƯƠNG TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não của mỗi cá nhân.
- Có não mới có tâm lí, nhưng có não rồi phải có hiện thực khách quan phản ánh vào
mới có tâm lí.
HTKQ >Não >Tâm lí ( hình ảnh HTKQ)
- Phản ánh là sự tác động giữa 2 hệ thống vật chất. Kết quả để lại trên hệ thống tác động
và hệ thống bị tác động ( VD: Dùng viên phân viết lên nảng, phấn bị mòn, và có chữ
trên bảng; soi gương thì thấy hình ảnh của mình ). Phản ánh là thuộc tính của vật chất.
Có bao nhiêu sự vận động có nhiêu sự phản ánh ( VD: Phản ánh vật lí, phản ánh hoá
học ). Nhưng phản ánh tâm lí khác các dạng trên vì đây là loại phản ánh đặc biệt, phản
ánh của não người- 1 dạng vật chất đặc biệt và chỉ có não người mới có khả năng nhận
sự tác động HTKQ tạo ra trong não hình ảnh của HTKQ (VD: Nghe lời nói dịu dàng ta
có hình ảnh về lời nói đó; sờ tay vào mặt bàn thấy nhẵn hoặc thô ráp )
- HTKQ: Là tất cả những cái tồn tại ngoài ý thức con người trong đó có cái ta nhìn thấy
được, có cái ta không nhìn thất được nhưng chúng đều tồn tại theo quy luật tự nhiên và
XH ( VD: Môi trường, luỹ tre làng, hiện tượng khủng bố, hiện tượng giá cả, đời sống
sinh viên ). HTKQ đó là tác động vào não con người sẽ tạo ra trong não hình ảnh
HTKQ.
- Hình ảnh HTKQ: Đc phản ánh vào trong não của con người mang tính sinh động tích
cực. (VD: về bài tập tấm ảnh giao thông Việt Nam và qua con mắt của du khách nước
ngoài)
Câu 2:Tâm lí người mang tính chủ thể
- Biểu hiện: + Cùng một HTKQ phản ánh vào những chủ thể khác nhau thì cho ta hình
ảnh tâm lí là khác nhau. Từ đó ta tỏ thái độ và hành vi khác nhau đối
với HTKQ.
9
+ Cùng 1 HTKQ phản ánh 1 chủ thể duy nhất ở những thời điểm khác
nhau, hoàn cảnh khác nhau và trạng thái tâm lý khác nhau thì sự
phản ánh tâm lí đó là khác nhau.
+ Tâm lí người là quá trình lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử chuyển
về cho bản thân mình biến thành vốn liếng tinh thần cho bản thân.


HTKQ phản ánh__> Não > hình ảnh HTKQ (mang tính chủ thể)
- Nguyên nhân gây nên tính chủ thể:
 Do yếu tố tự nhiên mỗi con người có cấu tạo giải phẩu não và hoạt động hệ
thần kinh là khác nhau. Chính những yếu tố này cũng tạo nên tính chủ thể
trong tâm lí người.
 Yếu tố XH: Mỗi một con người có điều kiện, hoàn cảnh, vốn sống, kinh
nghiệm sống khác nhau và hoạt động nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi, đặc
điểm riêng của họ khác nhau. Và những yếu tố XH này đóng vai trò quyết
định tạo nên tính chủ thể trong tâm lí con người.
- Khái niệm: Tính chủ thể trong tâm lý con người là quá trình phản ảnh thế giới,
con người đã đưa cái riêng của mình như khả năng nhận thức, hoàn cảnh sống, kinh
nghiệm, hoạt động nghề nghiệp vào trong hình ảnh đó làm cho hình ảnh tâm lí mang
đậm màu sắc cá nhân hay nói một cách khác tâm lý ngừoi là hình ảnh chủ quan về
HTKQ.
- Ý nghĩa thực tiễn: Mỗi một con người đều có cái riêng về trình độ nhận thức,
thái độ, về hoàn cảnh sống cho nên trong cuộc sống ta cần phải tôn trọng cái riêng của
họ, không thể đòi hỏi họ suy nghĩ và hành động theo mình (VD: Tình người cha, ngừoi
mẹ tìm cách để đưa con mình vào học lớp chọn, trường giỏi trong khi con họ không đáp
ứng được)
Câu 3:Tâm lí người mang bản chất XH- lịch sử
a/ Tâm lý người mang bản chất XH
− Tâm lý người có nguồn gốc XH, tâm lý người chỉ được hình thành trong môi
9
trường XH- nơi con người sinh ra, sống và làm việc cho nên sinh ra là hình hài
người nhưng thoát khỏi môi trường cộng đồng người thì không có tâm lí người
(VD: những đứa trẻ từ sơ sinh đã bị vứt vào rừng, động vật nuôi chúng thì
chúng không có tâm lí người)
− Tâm lí không chỉ có nguồn gốc XH mà con mang nội dung XH nghĩa là tâm lí
con người còn phản ánh các quan hệ XH mà họ tham gia ( các quan hệ XH tạo
nên bản chất con người như quan hệ chính trị, đạo đức, pháp quyền phản ánh

trong tâm lý con người)
− Tâm lí con người còn mang cả dấu ấn XH ngay cả những phần tự nhiên của
con người cũng được XH hoá như nhu cầu con người cũng đc XH hoá.
B/ Tâm lí mang tính lịch sử:
− XH loài người luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển kéo theo sự biến đổi
tâm lý con người. Cho nên ở mỗi thời kì lịch sử, giai đoạn lịch sử khác nhau,
tâm lí con người là khác nhau ( VD: Trong chiến tranh, lí tưởng thanh niên là
ra trận “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, còn thanh niên hiện nay là phải có
trình độ, lập nghiệp)
− Mỗi 1 dân tộc khác nhau có những tập tục, văn hoá riêng, những nét tâm lý là
khác nhau (VD: Trọng nam khinh nữ (từ nước phong kiến đi lên) ở phương
Đông và nam nữ bình đẳng ở phương Tây)
− Mỗi 1 hoạt động nghề nghiệp có những đặc điểm, nét tâm lí khác nhau do tính
chất của hoạt động nghề nghiệp
==> Yếu tố XH, lịch sử là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển
tâm lý con người, cho nên để tìm hiểu tâm lý con người, phải hiểu môi trường XH, quan
hệ XH mà họ sống và hoạt động.
Câu 4:Tâm lý được hình thành và bộc lộ trong hoạt động
- Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản
phẩm về phía thế giới và phía con người hay nói cách khác hoạt động là quá trình mà
9
con người tác động vào tự nhiên và xã hội, tác động vào ngừoi khác và chính mình. Đó
chính là quá trình con người chuyển hoá năng lượng lao động và phẩm chất tâm lý để
tạo ra sản phẩm của hoạt động. Trong quá trình này, con người ( chủ thể hoạt động) đã
chuyển những yếu tố tâm lí của bản thân mình để thành sản phẩm hoạt động ( chuyển
khả năng làm việc, cách làm ra sản phẩm, quá trình tiến hành và các phẩm chất như
chăm chỉ, cần chù, óc suy nghĩ, sự sáng tạo để thành sản phẩm). Như vậy sản phẩm của
hoạt động là nơi chứa đựng bộ mặt tâm lí của của chủ thể. Như vậy nhìn vào sản phẩm
ta đánh giá được bộ mặt tâm lý của chủ thể. Quá trình này gọi là quá trình xuất tâm
( tâm lý người được bộc lộ ra bên ngoài)

- Mặt khác, đồng thời với quá trình 1 ( quá trình xuất tâm) thì khi hoạt động con người
còn chuyển vào bản thân mình bản chất của thế giới để biến thành vốn liếng tinh thần
cho bản thân. Người ta gọi quá trình này là quá trình nhập tâm ( tâm lý được hình thành)
VD: Người thợ may muốn cắt may ra sản phẩm là cái áo thì người thợ may chuyển khả
năng cắt may, chăm chỉ, khéo léo ( phẩm chất tâm lý) để thành cái áo. Nhìn vào cái áo
người ta đánh giá được trình độ anh thợ may. Đồng thời khi làm ra cái áo, người thợ
may còn nắm bắt được đặc điểm đặc trưng bản chất của các loại vải (bản chất TG).
Câu 5:So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
a/ Giống nhau: + Là hai giai đoạn nhận thức cao thấp khác nhau trong cùng hoạt động
nhận thức trong đó nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác, tri giác; nhận
thức lý tính bao gồm tư duy và tưởng tượng
+ Nhận thức cảm tính hay lý tính đều là quá trình tâm lý, đều phản ánh chính bản thân
sự vật, hiện tượng và sự hiểu biết của con người về sự vật, hiện tượng tuy nhiên 2 giai
đoạn này cũng có những đặc điểm khác nhau.
B/ Khác nhau
Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính
- Là giai đoạn nhận thức thấp. Nó chỉ phản
ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể của
- Là giai đoạn nhận thức tiếp theo và cao
hơn về chấp so với nhận thức cảm tính. Nó
9
sự vật, hiện tượng vì thế chưa đưa lại sự
hiểu biết sâu sắc về sự vật, hiện tượng.
- Ở nhận thức cảm tính là phản ánh thông
qua hoạt động của các giác quan để nhận
biết sự vật, hiện tượng. Đây là một điểm
hạn chế của nhận thức cảm tính. Nghĩa là
phải có sự vật, hiện tượng trực tiếp tác
động vào các giác quan. Mà trong thực tế
cuộc sống con người đặt ra vấn đề con

người phải nhận thức gián tiếp như làm thế
nào đề nâng cao cuộc sống dân Việt Nam,
làm thế nào để sinh viên có hứng thú hơn
trong học tập
-Phản ảnh cái hiện tại, cái đang tác động
(VD: nhìn thấy cảnh đi lại giao thông trên
đường phố)
- Sản phẩm: là hình tượng
được nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm
tính. Đây là giai đoạn phản ánh những
thuộc tính bản chất bên trong của sự vật,
hiện tượng.
- Nhận thức lý tính, nhận thức sự vật, hiện
tượng gián tiếp thông qua ngôn ngữ và chỉ
có con người mới có khả năng nhận thức
bằng ngôn ngữ. Từ đó giúp con người
không chỉ hiểu biết thế giới mà con cải tạo
thế giới, cải tạo bản thân
- Phản ánh cái mới, cái con người phải tìm
kiếm, cái mà con người xác định qua. (VD:
giải quyết vấn đề ách tắc giao thông ở Hà
Nội vào giờ tan tầm)
- Sản phẩm là khái niệm, phán đoán của
con người về sự vật, hiện tượng tạo ra
những hình ảnh mới đối với loài người, đối
với cá nhân
Kết luận: 2 giai đoạn nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính tuy có nội dung phản ánh
khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đó nhận thức cảm tính
9
là cơ sở, nền tảng để nảy sinh nhận thức lý tính.

VD: Điều tra vụ án mạng, người ta phải điều ra dấu vết còn lại hiện trường, những mối
liên hệ không gian, thời gian sự vật, hiện tượng để đưa nhưng phân tích, phán đoán và
kết luận
Câu 6:So sánh nhận thức và tình cảm
- Nhận thức là quá trình phản ánh HTKQ vào đầu óc con người, đưa lại hiểu biết con
người về sự vật, hiện tượng.
- Tình cảm là thuộc tính tâm lý, nó phản ánh ý nghĩa của sv, hiện tượng liên quan và tình
cảm đều phản ánh HTKQ cụ thể trong đk cụ thể ( VD: nhận thức về dân số Việt Nam
hiện nay là dân số trẻ, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao cung cấp lao động cho mọi
ngành nghề )
a/ Giống nhau: + Cả nhận thức và tình cảm đều phản ánh ý nghĩa của sự vật, hiện
tượng liên quan đến nhu cầu, động cơ con người
+ Đều mang tính XH, thúc đẩy bởi nhu cầu XH ( VD hiện tường cháy rừng, ngập úng )
+ Đều mang tính chủ thể vì mọi sự vật, hiện tượng tâm lý con người mang tính chủ thể.
Nhận thức Tình cảm
- Là quá trình tâm lý, có mở đầu, diễn
biến, kết thúc rõ ràng diễn ra trong một
thời gian ngắn ( VD: Kiến thức học lâu
ngày sẽ quên)
- Nhận thức là phản ánh chính bản thân sự
vật, hiện tượng ( VD: nhận thức về chuyên
ngành QHCC ra trường sẽ làm những gì,
nghề gì?)
- Phạm vi phản ánh của nhận thức rộng
hơn so với tình cảm vì cứ sự vật, hiện
- Là thuộc tính tâm lí , nghĩa là hiện tượng
tâm lí ổn định, bền chặt, khó hình thành,
khó mất đi (VD: Tình cảm của con đối với
cha mẹ không bao giờ phai nhạt)
- Tình cảm phản ánh ý nghĩa sự vật, hiện

tượng liên quan đến nhu cầu, động cơ con
người ( VD: thái độ với chuyên ngành
đang học: ưa thích)
- Phạm vi phản ánh hẹp hơn so với nhận
thức vì không phải tất cả các sự vật, hiện
9
tượng nào tác động vào con người dù trực
tiếp hay gián tiếp, con người đều có nhận
thức về nó (VD: chúng ra nhận thức, biết
nhiều trường đại học ở Việt Nam nhưng
không phải trường nào cũng để lại tình
cảm, ấn tượng sâu sắc)
- Sản phẩm của nhận thức là hình tượng,
biểu tượng, khái niệm (VD: Biết đến ngôi
trường Lê Hồng Phong – Nam Định là
ngôi trường giỏi, nhiều học sinh ưu tú)
- Tính chủ thể không rõ ràng ( bất cứ ai
đều nhận thức rằng chủ nghĩa Mác- Lênin
gồm 3 bộ phận cấu thành)
tượng tác động vào ta, ta đều có tình cảm,
tỏ thái độ mà ta chỉ có tình cảm đối với sự
vật, hiện tượng thoả mãn nhu cầu của
chính mình ( VD: tình cảm bản thân với
ngôi trường cấp 3 mình từng học qua)
- Sản phẩm là rung động ( có tình cảm yêu
mến, gần gũi với mái trường cấp 3 của
mình)
- Rõ ràng hơn, đậm nét hơn, cao hơn so với
nhận thức vì nó nói lên thái độ của chủ thể
đối với sự vật, hiện tượng

C/ Mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm
- Nhận thức là cơ sở để tình cảm phát triển. Nhận thức đúng thì tình cảm đúng, nhận
thức sai thì tình cảm sai. Cơ sở
Nhận thức <========> Tình cảm
chi phối, thúc đẩy
- Tình cảm thúc đẩy, chi phối nhận thức ( VD: môn học ưa thích sẽ hào hứng học hơn)
- Tuy nhiên trong đời sống thực tế, nếu tình cảm quá mạnh, nó có thể làm sai lệch quá
trình nhận thức ( con hát mẹ khen hay)
==> Nhận thức và tìh cảm là 2 hoạt động tâm lí cơ bản con người, có nội dung, phản ánh
khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau.
Câu 7:Đặc điểm nhân cách
a.Tính ổn định của nhân cách
− Nhân cách của con người có tính ổn định mặc dù trong quá trình sống từng nét
nhân cách có thể thay đổi nhưng chúng tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định
9
trong một quãng đời nào đó vì một cấu trúc tương đối ổn định trong một quãng
đời nào đó vì nhân cách cũng như mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động, biến
đổi phát triển theo sự vận động của XH.
− Nhờ tính ổn định của nhân cách, người ta có thể dự đoán được 1 hành vi của 1
nhân cách cụ thể trong 1 tình huống cụ thể ( VD: phân công công việc lớp cho
sinh viên A, người ban cán sự lớp nghĩ đến A có thể hoàn thành công việc)
b/ Tính thống nhất
− Nhân cách con người bao gồm nhiều nét nhân cách, nhiều phẩm chất khác nhau.
Những nét nhân cách này tác động qua lại với nhau, kết hợp qua lại với nhau tạo
thành một nhân cách con người.( VD: Nhân cách của 1 sv E bao gồm nhiều nét
nhân cách như chăm chỉ, tiết kiệm, ham học hỏi, thật thà. Và các nét nhân cách
này kết hợp với nhau tạo nên một thể thống nhất cho nên ta cộng từng nét nhân
cách để ra nhân cách anh E)
− Khi đánh giá nhân cách con người, ta không xem xét từng nét nhân cách rời rạc,
không đánh giá bản thân nhân cách này là tốt hay xấu mà phải xem xét nó trong

sự kết hợp với những nét nhân cách khác và mục đích gì.
C/ Tính tích cực hoạt động
− Tính tích cực nhân cách còn được thể thông qua hoạt dộng của mỗi cá nhân đã
vượt qua những khó khăn và trở ngại để đạt được mục đích. Điều đó thể hiện tính
tích cực ( để đỗ được đại học, các sinh viên đều phải trải qua quá trình ôn thi đại
học thức khuya, dậy sớm, chăm chỉ học)
− Nguồn gốc của tính tích cực hoạt động là nhu cầu. Mỗi một cá nhân trong quá
trình sống và hoạt động đã biết lựa chọn nhu cầu cho phù hợp với hoạt động của
mình, hoạt động của mình, hướng nhu cầu của mình cho phù hợp với sự phát triển
của XH. Điều đó thể hiện tính tích cực ( VD với tư cách là sinh viên nhu cầu học
tập là nhu cầu cơ bản nhất)
d/ Tính giao lưu
9
− Nhân cách của con người được hình thành và phát triển thông qua giao tiếp.
Không có giao tiếp, giao lưu không có nhân cách
− Thông qua giao tiếp, ta soi mình với người khác, đánh giá người khác. Từ đó ta
điều chỉnh hành vi của mình làm cho nhân cách phát triển. Mặt khác thông qua
gia tiếp ta lĩnh hội chuẩn mực đạo đức. Thông qua những dẫn chứng thực tế lĩnh
hội các chuẩn mực XH về cho bản thân mình. Từ đó cho con người nhận thức
đúng đắn về chuẩn mực XH mong muốn thực hiện chuẩn mực đó.
9

×