Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tâm lí học đại cương_ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.83 KB, 7 trang )

Câu hỏi :
Có người cho rằng: “ Trong điều kiện của KHKT và công nghệ hiện đại phát
triển như ngày nay thì giai cấp công nhân ngày càng bị teo đi. Vì thế, họ không
còn sứ mệnh lịch sử nữa.” Điều đó đúng không? Vì sao?
Trả lời:
“Trong điều kiện của khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại phát triển như
ngày nay thì giai cấp công nhân ngày càng bị teo đi. Vì thế, họ không còn sứ mệnh
lịch sử nữa.” Điều này là sai. Vì:
1. Quan niệm của Mác về giai cấp công nhân:
Để tìm hiểu bản chất giai cấp công nhân là gì, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xét
trên 2 tiêu chí:
Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất: Giai cấp công
nhân là lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất
công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao.
Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: đó là những người
lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị
nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư.
Vậy: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát
triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với
nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; là
lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng
chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”
Giai cấp công nhân trong XHCN là những người đã cùng nhân dân lao động
làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, làm chủ quá trình sản xuất và phân
phối, không còn bóc lột. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, khi nền kinh tế còn tồn
tại nhiều thành phần thì còn một bộ phận công nhân làm thuê trong các doanh
nghiệp tư nhân bị bóc lột giá trị thặng dư
Giai cấp công nhân trong xã hội Tư bản:
+ Là những người trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính
chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao.


+ Là những người không có TLSX, phải đi làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư
bản và bị tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
Quan niệm hiện nay về giai cấp công nhân (NQTW VI khóa X):
Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao
gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các
loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh
và dịch vụ có tính chất công nghiệp.
2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân lao
động: là người sáng tạo chân chính ra lịch sử; là người có vai trò quyết định sáng
tạo công cụ sản xuất, giá trị thặng dư, chính trị xã hội. Khi trong xã hội còn tồn tại
giai cấp bóc lột trong một phương thức sản xuất với điều kiện phương thức sản
xuất đó còn giữ vị trí tiên tiến, do đó phải đảm bảo quy luật lịch sử. Hay nói cách
khác, nội dung tổng quát sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: xoá bỏ chế
độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức bóc lột, nghèo nàn
lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản văn minh.
Nội dung thực chất của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở đây chính
là:
Trong lĩnh vực kinh tế: giai cấp công nhân tiến hành xoá bỏ chế độ
tư hữu tư nhân tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu tư liệu sản xuất, nâng
cao năng suất lao động thoả mãn từng bước nhu cầu phát triển của nhân dân. Sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong lĩnh vực này chỉ rõ mục tiêu cuối cùng
của giai cấp công nhân, thoả mãn nhu cầu ngày càng đầy đủ hơn: làm theo năng
lực, hưởng theo nhu cầu. Do đó nó cần phải được thực hiện một cách lâu dài, gian
khổ, trải qua từng bước cụ thể. Xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất;
xây dựng chế độ công hữu là quá trình phù hợp nhưng phải dần dần từ từ.
Trong lĩnh vực chính trị: giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp
thống trị trong xã hội. Đó là phải đập tan chính quyền tư sản; xây dựng chính
quyền nhà nước (nền chuyên chính vô sản): thực chất là để đảm bảo quyền lực

chính trị thuộc về nhân dân, giữ vai trò quan trọng là công cụ xây dựng xã hội
mới, là kiểu nhà nước: nhà nước nửa nhà nước và nhà nước tự tiêu vong.
Trong lĩnh vực xã hội đó là: phải tiến hành xoá bỏ giai cấp bóc lột;
phải tiến hành xoá bỏ giai cấp nói chung, tạo ra sự bình đẳng trong quan hệ giữa
người với người. Ở đây xoá bỏ giai cấp bóc lột với tư cách là giai cấp chứ không
xoá bỏ các cá nhân vì họ có thể là những cá nhân có ích trong xã hội mới.
Có thể nói nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bao gồm bốn sự
nghiệp. Đó là sự nghiệp giải phóng giai cấp; sự nghiệp giải phóng xã hội, dân tộc;
sự nghiệp giải phóng người lao động; và sự nghiệp giải phóng con người. Đây
chính là nấc thang phát triển trong sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội. Sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân phải được thực hiện trên toàn thế giới.Và để
thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một quá trình lâu dài, gian
khổ, phức tạp, nên những người cộng sản phải kiên trì, không nóng vội, nó phải
đợc tiến hành hai giai đoạn: tập trung lực lượng để giành chính quyền và tập trung
lực lượng để xây dựng chế độ xã hội mới.
3.Trong thời đại ngày nay, giai cấp công nhân vẫn là lực lượng đi đầu trong
quá trình xây dựng và bảo vệ chế độ mới, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nên cơ cấu
kinh tế, cơ cấu xã hội đã có những biến đổi mới làm cho giai cấp công nhân hiện
đại khác với giai cấp công nhân cổ điển ở thời kì thế kỉ 19 như: Tỉ lệ số người làm
dịch vụ so với số người sản xuất trực tiếp tăng lên; trình độ văn hóa chung và tay
nghề chuyên môn cao hơn; mức thu nhập khá hơn trước, làm cho một bộ phận
người lao động trở thành trung lưu hóa. Một bộ phận trong giai cấp công nhân đã
mua cổ phần và được chia lợi nhuận với giai cấp tư sản. Tầng lớp quản lý ngày
càng có vai trò quan trọng và kiêm nhiều chức năng phụ của giới chủ. Những biểu
hiện trên đây chứng tỏ giai cấp công nhân ngày càng phát triển, chứ không phải
"teo đi" như một số người quan niệm.
Ở thế kỷ XIX giai cấp công nhân chủ yếu là lao động chân tay, điều kiện sản
xuất lúc đó còn hạn chế. Ngày nay trong điều kiện mới, khi lực lượng sản xuất
đang trên đà phát triển mạnh, giai cấp công nhân không chỉ bao gồm những người

lao động chân tay mà còn cả lao động trí óc thông qua các máy điện toán với
những thành tựu của tin học. Giai cấp công nhân có sự phát triển về chất lượng để
đảm đương được nhiệm vụ của mình trong điều kiện mới, hay nói cách khác “công
nhân hóa trí thức” và “trí thức hóa công nhân” là xu thế tất yếu của nền đại công
nghiệp, của quá trình tự động hóa, tin học hóa. Giai cấp công nhân đang lớn lên
với đội ngũ trí thức của mình và giai cấp công nhân luôn luôn là người trực tiếp
sản xuất, tham gia vào quá trình tạo ra những giá trị vật chất, những của cải to lón
cho xã hội.
Giai cấp công nhân bao gồm những người lao động trong lĩnh vực công
nghiệp, dịch vụ công nghiệp; những nhà nghiên cứu, sáng chế, áp dụng những
thành tựu của khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất; những kỹ sư, kỹ thuật
viên, cán bộ kỹ thuật thực hiện chức năng của công nhân lành nghề trong sản xuất
và tái sản xuất của cải vật chất. Giai cấp công nhân có mặt trong các ngành kinh
tế: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, trong
đó công nhân công xưởng, nhà máy sản xuất công nghiệp hiện đại, tiên tiến là bộ
phận nòng cốt, tiêu biểu cùng với quá trình phát triển của giai cấp công nhân, bộ
phận trí thức gắn trực tiếp với lao động công nghiệp, với quy trình sản xuất công
nghiệp tạo ra của cải vật chất cho xã hội cũng nằm trong nội dung khái niệm giai
cấp công nhân.
Trong điều kiện ngày nay, cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại rất đa
dạng, có nhiều trình độ khác nhau và không ngừng biến đổi theo hướng không
thuần nhất: Công nhân kỹ thuật ngày càng tăng công nhân ngày càng được nâng
cao về trình độ, đóng vai trò chính trong quá trình phát triển, công'nhân truyền
thống giảm dần. ở các nước tư bản phát triển “công nhân áo xanh” chỉ chiếm 12 -
15% tổng số công nhân (l). ở Italia công nhân kỹ thuật cao “công nhân áo trắng”
chiếm 53% tổng số công nhân. ở Nhật 90% công nhân có trình độ đại học. ở Tây
Ban Nha công nhân kỹ thuật chiếm 53%. Công nhân làm việc trong các ngành
dịch vụ tăng lên xấp xỉ 50% tổng số công nhân (2). Mặc dù một số ít trong giai cấp
công nhân có cổ phần trong các xí nghiệp của tư bản, nhưng về cơ bản giai cấp
công nhân vẫn bị bóc lột, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, sự phân biệt giàu

nghèo và tình trạng bất công xã hội vẫn tăng lên, bản chất bóc lột giá trị thặng dư
vẫn tồn tại, dù được biểu hiện dưới hình thức tinh vi hơn. Cả sự bần cùng hóa
tuyệt đối lẫn bần cùng hóa tương đối của giai cấp công nhân vẫn đang tồn tại. Tuy
đại bộ phận tầng lớp trí thức và lao động có kỹ năng đang có việc làm được cải
thiện mức sống và gia nhập vào tầng lớp trung lưu, nhưng vẫn không xóa được sự
phân hóa giàu nghèo. Chính những nhà xã hội học tư sản tiến bộ đã chứng minh ở
các nước tư bản hiện nay sự bóc lột còn cao hơn và với cơ chế càng tinh vi hơn
thời Mác. Tỉ lệ m/v thời Mác là 1/1 thì thời nay là 3/1.
Như vậy dù mức sống có cao hơn trước, dù công nhân có được tham gia
quản lý thông qua đại biểu trong hội đồng xí nghiệp theo “chế độ tham dự” và
“chế độ ủy nhiệm”' nhưng họ vẫn là người làm thuê bán sức lao động, ý chí của
chủ nghĩa tư bản vẫn là quyền lực chi phối, tầng lớp “nhà quản lý” vẫn chỉ là kẻ
phụ thuộc vào giới chủ. Giai cấp công nhân vẫn luôn là lực lượng sản xuất cơ bản
và trực tiếp, vẫn là giai cấp tiên phong trong xã hội. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân không thể chuyển vào tay một giai cấp hay tầng lớp xã hội nào khác:
Những chỉ dẫn cơ bản về đặc trưng bản chất của giai cấp công nhân của Mác - ăng
Ghen - Lênin đưa ra vẫn là cơ sở phương pháp luận để xem xét, phân tích giai cấp
công nhân hiện đại trong các quốc gia tư bản chủ nghĩa phát triển hay trong những
nước đang tiếp tục con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nước thế giới thứ
ba và toàn thế giới nói chung, trước đây cũng như hiện nay.
Sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại và toàn
cầu hóa đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản
phát triển làm cho giai cấp công nhân trải qua những biến động cả về cơ cấu, số
lượng và chất lượng. Những biến đổi về cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề nghiệp của
giai cấp công nhân diễn ra theo chiều hướng tăng tỉ lệ công nhân trong các ngành
dịch vụ và các ngành sản xuất công nghiệp có sử dụng công nghệ cao-“ công nhân
cổ trắng”, giảm tỉ lệ lao động ở các ngành sản xuất công nghiệp truyền thống- “
công nhân cổ xanh”. Sự phân hóa về mức thu nhập giữa những người làm việc ở
các ngành khác nhau cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng…
Trước những biến động ấy, các lí luận gia tư sản cho rằng, giai cấp công

nhân hiện nay đang dần dần bị biến mất, “bị hòa tan” vào các giai cấp khác trong
xã hội; rằng giai cấp công nhân hiện đại biến thành “giai cấp trung sản”. Bên cạnh
đó lại có quan điểm nhấn mạnh: trong điều kiện khoa học và công nghệ trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp, sự kết tinh của trí tuệ trong một sản phẩm hàng hóa
nhiều lên đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn và chuyên môn cao, đã
dẫn đến quá trình tri thức hóa công nhân. Quan diểm này muốn phủ nhận sứ
mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, việc tri thức hóa công
nhân không có nghĩa là biến giai cấp công nhân thành trí thức và do đó không có
sứ mệnh lịch sử không còn thuộc về giai cấp công nhân.
Thực tế cho thấy, giai cấp công nhân trong chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là
lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đội
ngũ giai cấp công nhân hiện đại bao gốm đa số là công nhân kỹ thuật các loại trực
tiếp tham gia sản xuất vật chất và những kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp vận hành
quy trình sản xuất. Mặt khác, do đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại nên cơ cấu giai
cấp công nhân thế giới đang được bổ sung ngày càng nhiều những người lao động
có trình độ học vấn cao mà một số công trình nghiên cứu gọi họ là “ công nhân- trí
thức” và “ trí thức- công nhân”. Bộ phận này vừa sản xuất, vừa phát minh lí
thuyết. Ngoài ra, bộ phận công nhân dịch vụ ngày càng tăng trong các lĩnh vực
liên quan đến các quy trình sản xuất có tính công nghiệp hiện đại. Bên cạnh các bộ
phận công nhân như đã nêu, vẫn còn một bộ phận công nhân lao động giản đơn
mà chu yếu ở các nước đang phát triển. Số liệu thông kê của Tổ chức Lao động
Thế giới (ILO) và Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, nếu năm 1900 trên thế giới
mới có 80 triệu công nhân, đến năm 1990 có 615 triệu, thì năm 203 con số đó đã
lên đến 800 triệu người. Như vậy, giai câp công nhân hiện đạivẫn tiếp tục phát
triển chứ không hề bị thu hẹp hoặc “mất đi” như sự tuyên truyền của các họ giả tư
sản nhằm phủ nhận cơ sở xã hội giai cấp của các Đảng Cộng Sản. Sự phát triển về
số lượng và chất lượng lên một trình độ mới của giai cấp công nhân là hoàn toàn
phù hợp với xu hướng chủ đạo trong lịch sử phát triển của giai cấp công nhân thế
giới. Chất lượng của giai cấp công nhân ngày càng được nâng cao và được biểu
hiện thông qua sự cải thiện rõ rệt về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, mức

sống, điều kiện làm việc,…
Cùng với sự biến đổi về cơ cấu và thành phần, trong nội bộ giai cấp công
nhân cũng nảy sinh sự phân hóa không chỉ về thu nhập, mức sống, mà còn cả về
lập trường quan điểm chính trị do thay đổi về nhu cầu lợi ích, quan niệm, hệ giá
trị… Điều này đặt ra những vấn đề không đơn giản cho các Đảng Cộng Sản, cho
cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân trong chủ nghĩa tư bản hiện đại
đồng thời làm xuất hiện một xu hướng nổi bật – sự đa dạng của các hình thức đấu
tranh mới. Tuy cơ cấu giai cấp công nhân biến động mạnh mẽ, nhưng nó không
xóa bỏ sự phân chia cơ bản về giai cấp – xã hội trong chủ nghĩa tư bản. Bán sức
lao động vẫn là phương thức tồn tại và đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân
hiện đại: chiếm đoạt giá trị thặng dư vẫn là nguồn thu nhập, nguồn sống cơ bản
của giai cấp tư sản. Song, do mức độ xã hội hóa, toand cầu hóa nền sản xuất ngày
càng cao, nên không phải lúc nào người lao động làm thuê cũng nhận ra một cách
trực tiếp và đầy đủ sự bóc lột ngày càng tinh vi của giới chủ tư bản.
Trên cơ sở quan điểm tiếp cận của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công
nhân và những biểu hiện mới của nó trong điều kiện cách mạng khoa học – công
nghệ và toàn cầu hóa hiện nay, có thể thấy : Dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công
nhân bao gồm những người lao động sản xuất vật chất chủ yếu trong các quy trình
sản xuất và các hoạt động dịch vụ trực tiếp trong công nghiệp hay có tính chất
ngày càng hiện đại. Họ là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu
sản xuất chủ yếu, phải làm thêm cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư.
Họ là lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến trong xã hội tư bản, trực tiếp sản xuất ra
của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội, là động lực chính của tiến trình lịch
sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Quan niệm này vừa phản ánh được
những tiêu chí đặc trưng của giai cấp công nhân, vừa phản ánh quá trình phát
triển, biến động của giai cấp công nhân hiện đại, đồng thời cũng phù hợp với
nguyên tắc cơ bản của phương pháp luận duy vật lịch sử.
Với những thay đổi trong cơ cấu, lao động trí óc ngày càng tăng và dần
thay thế lao động giản đơn, cơ bắp, số lượng công nhân truyền thống giảm dần và
thay thế vào đó là công nhân các ngành mới. Khoa học và công nghệ tác động

trực tiếp vào quá trình sản xuất làm giảm bớt đáng kể chi phí năng lượng, nguyên
liệu và xức lao động bằng cách thay thế lao động sống bằng lao động vật hóa,
nhiều chức năng trí tuệ của con người được chuyển giao cho phương tiện kĩ thuật.
Giai cấp công nhân Việt Nam đã và đang là lực lượng xã hội đi đầu trong
công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong điều kiện
hiện nay chúng ta phải xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam tiên tiến, hiện đại,
đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa, hội nhập với bên ngoài nhằm phát huy tốt
nhất bản chất và những đặc điểm của giai cấp công nhân
Ở nước ta, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, qua mấy
chục năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành chiến tranh giành độc
lập hoàn toàn, thống nhất đất nước và tiến lên chủ nghĩa xã hội trên cả nước, nền
kinh tế căn bản vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp, nhiều phần lạc hậu, cơ sở vật
chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội có được xây dựng bước đầu nhưng chưa được
bao nhiêu. Trong sự nghiệp đổi mới, sau khi thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã
hội, nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với
phát triển kinh tế tri thức. Theo chủ trương của Đảng, đến năm 2020, nước ta mới
căn bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Xét về quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, nước ta còn đang trong
cuộc cách mạng công nghiệp, có phần còn ở giai đoạn công nghiệp hóa cổ điển,
nhưng cố gắng "đi tắt, đón đầu", tiến vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại và
tiếp cận kỷ nguyên thông tin, bước đầu xây dựng kinh tế tri thức. Cơ cấu ngành
nghề kinh tế - kỹ thuật dần dần có sự chuyển đổi theo hướng: tăng dần dịch vụ và
công nghiệp, thu hẹp dần nông nghiệp. Hiện nay, lao động nông nghiệp đóng góp
khoảng 20% GDP cả nước; đến năm 2020, có thể giảm xuống còn 10% (đương
nhiên, giá trị tuyệt đối vẫn tăng), có nghĩa là khi đó dịch vụ và công nghiệp có thể
lên tới 80% - 90%. Những thành tựu của cách mạng tin học đang xâm nhập nhiều
vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế, nhất là các lĩnh vực bưu chính - viễn thông, ngân
hàng, hàng không, nông nghiệp, dịch vụ. Công nghệ thông tin đang trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng hằng năm vào loại cao nhất và
đóng góp ngày càng nhiều vào GDP cả nước. Từ đó, dần dần hình thành một cơ

cấu đội ngũ lao động và công nhân mới ở nước ta.
Vai trò của giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước:
- Giai cấp công nhân Việt nam hiện nay gồm những người lao động chân tay
và lao động trí óc, làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ công nghiệp
thuộc các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, hay trong khu vực tư nhân, hợp tác
liên doanh với nước ngoài; là lực lượng sản xuất cơ bản của đất nước.
- Giai cấp công nhân Việt nam là người đại biểu chân chính cho lợi ích của
dân tộc, giai cấp công nhân Việt nam là giai cấp duy nhất lánh đạo cách mạng
Việt nam mang lại độc lập tự do cho dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng
CNXH. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân cùng toàn thể dân tộc đã
giành nhiều thắng lợi trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã
hội chủ nghĩa.
- Trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ công nhân Việt nam đang là lực lượng đi
đầu trong dự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là cơ sở xã hội chủ
yếu nhất trong liên minh công nhân- nông dân- trí thức, nền tảng của khối đại
đoàn kết dân tộc Việt nam.
Như vậy, trong điều kiên cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và toàn
cầu hóa, cùng với những điều chỉnh của nhà nước tư sản, thì cơ cấu số lượng của
giai cấp công nhân biến động tăng, giảm ở từng ngành, ngề, khu vực khác nhau.
Song thực tiễn đã chứng minh vai trò của giai cấp công nhân trong mọi mặt của
đời sống kinh tế- xã hội là rất to lớn và không ngừng suy giảm. Trong bối cảnh tác
động mạnh mẽ của cách mạng khoa học – công nghệ và toàn cầu hóa, giai cấp
công nhân không chie biến động về số lượng theo hướng tăng lên mà chất lượng
cũng được nâng cao. Do làm việc trong điều kiện máy móc hiện đại với cường độ
trí tuệ và năng lực cao, do phải bươn chải để khỏi bị chìm xuống đáy xã hội, người
công nhân buộc phải nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn. Quá trinh vận động
của giai cấp công nhân , như phân tích ở trên, chứng tỏ giai cấp công nhân vẫn
luôn là lực lượng tiên tiến của xã hội, không chỉ trong thời đại công nghiệp mà cả
ở thời đại khoa học- công nghệ hiện đại và toàn cầu hóa. Mặt khác, cũng không

thể phủ nhận sự biến động trong thành phần của giai cấp công nhân hiện nay đã
làm thay đổi nhất định điều kiện kinh tế, xã hội của từng bộ phận công nhân.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học; NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2008
2. Tiểu luận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
/>GCCN?from_email_04_friend_send=1&emid=4605816
3. Bài giảng chuyên đề chính trị cuối khóa.
http://74.125.153.132/search?
q=cache:abv8j_ZcLPkJ:baigiang.wru.edu.vn/moodledata/67/chuyendechinhtric
uoikhoacnxhCD.doc+vai+tro+cua+giai+cap+cong+nhan+trong+su+nghiep+co
ng+nghiep+hoa+hien+dai+hoa+dat+nuoc&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

×