BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ KIỀU NGA
QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN
TRONG “BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN” CỦA
PH.ĂNGGHEN VÀ VẬN DỤNG VÀO XÂY DỰNG
THÀNH PHỐ MÔI TRƯỜNG Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng – Năm 2014
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN HỒNG LƯU
Phản biện 1: TS. Lê Thị Tuyết Ba
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thế Tư
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại Đại học Đà
Nẵng vào ngày 19 tháng 6 năm 2014.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin học liệu – Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề môi trường, phát triển và bảo vệ môi trường hiện nay,
đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng trong sự phát triển bền vững
của mỗi quốc gia, dân tộc. Đà Nẵng là thành phố trẻ đang trên đà
phát triển nhanh và hướng tới sự phát triển bền vững. Mục đích
hướng tới của thành phố miền Trung này là phát triển thành phố môi
trường, thành phố đáng sống.
Trong di sản của các vị thủy tổ sáng lập ra chủ nghĩa Mác, Ph
Ăngghen là người có công bàn đến khá nhiều vấn đề liên quan đến
môi trường tự nhiên trong mối quan hệ với con người. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu và kế thừa tư tưởng của Ph. Ăngghen về vấn đề này
để vận dụng vào xây dựng thành phố môi trường ở Đà Nẵng hiện
nay, theo tôi là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu xây dựng một thành phố
môi trường ở Đà Nẵng hiện nay, trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ
giữa con người và tự nhiên trong tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên"
của Ph.Ăngghen, nhằm đưa ra những giải pháp cho hoạt động bảo vệ
môi trường đảm bảo sự hài hòa giữa con người và tự nhiên cho sự
phát triển bền vững của thành phố. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài
“Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong “Biện chứng của tự
nhiên” của Ph.Ăngghen và vận dụng vào xây dựng thành phố môi
trường ở Đà Nẵng hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu quan hệ giữa con người và tự nhiên
2
trong “Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen và thực trạng môi
trường ở Đà Nẵng, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm
xây dựng thành phố môi trường ở Đà Nẵng hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những quan điểm của Ph.Ăngghen về tự nhiên,
về con người và mối quan hệ giữa con người với môi trường sống,
làm cơ sở lý luận khoa học cho việc nhận thức vấn đề này trong giai
đoạn hiện nay.
- Liên hệ thực tiễn công tác bảo vệ môi trường trong tiến trình
xây dựng một thành phố môi trường ở Đà Nẵng hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp cho hoạt động bảo vệ môi trường
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng trong
thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quan điểm của Ph.Ăngghen về mối
quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên mà chủ yếu là mối quan
hệ giữa con người với môi trường sống. Trên cơ sở đó nghiên cứu
thực trạng của vấn đề môi trường tại thành phố Đà Nẵng trong 10
năm trở lại đây nhằm góp phần xác định đúng những phương hướng
và giải pháp để vận dụng vào xây dựng thành phố môi trường ở Đà
Nẵng hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật; các
quan điểm của Đảng, Nhà nước và của Thành phố Đà Nẵng về vấn
đề phát triển và bảo vệ môi trường, luận văn sử dụng các phương
pháp logic và lịch sử; phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh đối
chiếu nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1. Luận văn phân tích một cách cụ thể mối quan hệ biện chứng
giữa con người với tự nhiên trên lập trường triết học Mác - Lênin.
2. Liên hệ thực tiễn tình hình phát triển kinh tế xã hội và quá
trình xây dựng thành phố môi trường của Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp cho việc thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi
trường sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của thành
phố.
3. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy
và học tập một số nội dung về mối quan hệ giữa con người với môi
trường tự nhiên và sự phát triển bền vững.
4. Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo và cung cấp
các luận cứ cho việc đề ra các chủ trương, chính sách đối với công
tác bảo vệ môi trường sinh thái ở thành phố Đà Nẵng nhằm hướng tới
một sự phát triển bền vững.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung luận văn gồm 03 chương, 09 tiết.
7. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
* Các công trình nghiên cứu về quan hệ giữa tự nhiên và con
người như: Nguyễn Trọng Chuẩn, Một số vấn đề về Triết học – Con
người – Xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2002. Hồ Sĩ Quý (chủ
biên), Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong sự phát triển xã
hội. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2000.
* Các công trình nghiên cứu về môi trường và môi trường tự
nhiên, môi trường sinh thái như: Phạm Thị Ngọc Trầm, “Xây dựng
đạo đức sinh thái - một trách nhiệm xã hội của con người đối với tự
nhiên”, tạp chí Triết học số tháng 6/2009.
4
* Các công trình nghiên cứu về giáo dục, bảo vệ môi trường,
giáo dục đạo đức sinh thái như: Đỗ Huy, “Giáo dục đạo đức sinh thái
và xây dựng môi trường văn hoá trong lịch trình thế kỷ XXI”, tạp chí
Lý luận chính trị tháng 2/2007. Nguyễn Công Thảo, Phạm Thị Cẩm
Vân (2013), “Nghiên cứu môi trường dưới góc độ nhân học ở
phương Tây và Việt Nam”, Khoa học xã hội Việt Nam, tr 92-104.
* Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững nhìn từ
góc độ quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và về
phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên như: Lưu Đức Hải
và Nguyễn Ngọc Sinh, “Quản lý môi trường cho sự phát triển bền
vững”, năm 2005. Hoàng Đình Cúc “Phát triển bền vững ở Việt Nam
- một số vấn đề lý luận và thực tiễn” tạp chí triết học số 8/2009.
Nguyễn Văn Thanh, Xây dựng mô hình kinh tế sinh thái hiện đại
trong chiến lược phát triển đất nước, Tạp chí Cộng sản, số 802, năm
2009…
* Các công trình nghiên cứu theo hướng kết hợp phát triển
kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường tự nhiên ở thành phố Đà Nẵng
như: Trần Hồng Lưu (chủ biên) (2013), Đà Nẵng - Thành phố phát
triển bền vững, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội. Các văn
kiện, báo cáo và quyết định liên quan đến việc xây dựng Đà Nẵng trở
thành Thành phố môi trường vào năm 2020.
5
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CỦA PH.ĂNGGHEN VỀ CON NGƢỜI, TỰ NHIÊN
1.1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1.1.1. Tiểu sử của Ph.Ăngghen
Ph. Ăngghen sinh ngày 28-11-1820 ở Bac-men (Barmen). Bố
của ông là một chủ xưởng dệt lớn ở Phổ lúc bấy giờ.
Năm 1837 Ăngghen phải thôi học trung học để làm kinh doanh.
Ông tự học sử học, triết học, văn học, ngôn ngữ, thơ ca và thường
xuyên đến Đại học Beclin để nghe giảng và thảo luận về triết học.
Năm 1844, Ăngghen sang Paris gặp Mác và từ đó hai ông trở
thành đôi bạn thân thiết, cộng tác chặt chẽ với nhau trong hoạt động
khoa học và cách mạng.
Tình bạn của hai ông được đánh giá là một trong những tình
bạn có tính huyền thoại của thời cận đại.
Các tác phẩm tiêu biểu của Ph. Ăngghen: Tình cảnh của giai
cấp công nhân ở Anh (1842), Những phác thảo phê phán môn kinh tế
chính trị học, Gia đình thần thánh (1845, viết chung với C.Mác), Hệ
tư tưởng Đức (1845-1846, viết chung với C.Mác), Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản (1848, viết chung với C.Mác), Chống Đuy-rinh
(1818), Nguồn gốc gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà nước (1884), Lút-
vích Phơ-bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1866),
Biện chứng của tự nhiên (1873-1883), Vấn đề nông dân ở Pháp và
Đức (1894), và nhiều bài báo, tác phẩm có giá trị khác.
1.1.2. Tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của
Ph.Ăngghen
Taïc pháøm âæåüc Ph.Ăngghen viãút vaìo nhæîng nàm 1873-1883.
Taïc pháøm chæa hoaìn thaình, nhæng noï coï yï nghéa to låïn trong
6
kho tng l lûn Mạc-Lãnin. Nọ cung cáúp cho chụng ta kiãøu máùu vãư
viãûc váûn dủng phẹp biãûn chỉïng trong quạ trçnh phán têch, khại quạt
cạc thnh tỉûu ca khoa hc tỉû nhiãn, vảch ra phỉång hỉåïng cho khoa
hc tỉû nhiãn phạt triãøn. Nọ cung cáúp nhiãưu váún âãư thãú giåïi quan v
phỉång phạp lûn biãûn chỉïng duy váût.
* Nội dung cơ bản trong tác phẩm:
- Những sơ thảo đề cương (từ trang 455-457)
- Lời nói đầu (từ trang 458-483)
- Bìa tựa cũ của cuốn “Chống Đuy-ring” về biện chứng (từ
trang 484-495)
- Khoa học tự nhiên trong thế giới thần linh (từ trang 496-509)
- Phép biện chứng (từ trang 510-518)
- Phép biện chứng (từ trang 694-735)
- Những hình thái vận động cơ bản (từ trang 519)
- Khoa học tự nhiên và triết học (từ trang 681-693)
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA PH.ĂNGGHEN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA TỰ NHIÊN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA LỒI NGƢỜI
1.2.1. Quan điểm của Ph.Ăngghen về sự phát triển của tự nhiên
- Ph.Ăngghen đã kế thừa một cách có hệ thống và có cơ sở từ
những phát minh khoa học lúc bấy giờ để nghiên cứu về sự phát triển
của thế giới tự nhiên, về vũ trụ và sự hình thành con người.
- Ph. Ăngghen đã phác hoạ ra bức tranh về sự tiến hố của giới
tự nhiên.
1.2.2. Quan điểm của Ph.Ăngghen về sự ra đời của lồi ngƣời
Ph.Ăngghen đã phân tích một cách logic về q trình tiến hố
của thế giới sinh vật (chất an-bu-min ÷ tế bào đầu tiên ÷ các lồi sinh
vật ngun thuỷ ÷ cây cỏ đầu tiên ÷ động vật đầu tiên÷ các lồi có
7
xương sống÷ con người)
Con người và giới tự nhiên được hình thành từ những chất cơ
bản chất, qua quá trình vận động và biến đổi từ đó mới hình thành
nên giới tự nhiên và con người.
Con người trở thành người với một điểm xuất phát là từ một
loài vượn người, qua thời gian với sự tác động của nội và ngoại cảnh,
loài vượn người này dần dần trở thành người như bây giờ.
1.2.3. Vai trò của lao động trong việc chuyển biến từ vƣợn
thành ngƣời
- Ph. Ăngghen cho rằng: Lao động tạo ra dáng đi thẳng, lao
động rèn luyện cơ năng và giác quan, bàn tay của con người.
- Thông qua lao động, con người ngày càng hiểu rõ và nắm bắt
được bản chất của tự nhiên, làm chủ được tự nhiên, phát hiện ra được
những đặc tính mới của tự nhiên.
- Lao động và ngôn ngữ là hai yếu tố chủ yếu giúp con vượn
phát triển thành con người.
- Sự phát triển của bộ óc, của các giác quan và ý thức của con
người cũng đã tác động trở lại đến lao động và ngôn ngữ, không
ngừng thúc đẩy cho lao động và ngôn ngữ tiếp tục phát triển.
- Sự tác động qua lại giữa các yếu tố tự nhiên và xã hội thúc đẩy
quá trình phát triển của con người với tốc độ ngày càng nhanh hơn.
- Con người thống trị được tự nhiên nhờ có lao động, bắt tự
nhiên phục vụ cho mục đích của mình.
1.3. QUAN ĐIỂM CỦA PH.ĂNGGHEN VỀ QUAN HỆ GIỮA
CON NGƢỜI, XÃ HỘI, TỰ NHIÊN
1.3.1. Vai trò của các yếu tố con ngƣời, xã hội và tự nhiên
trong hệ thống con ngƣời – xã hội – tự nhiên
- Con người và xã hội không chỉ là một bộ phận của tự nhiên.
8
Hơn thế tự nhiên – con người – xã hội nằm trong một chỉnh thể thống
nhất.
- Tự nhiên là toàn thể thế giới vật chất vô cùng, vô tận. Sự vận
động của vật chất trong giới tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo
quy luật tiến hóa của sự sống trong những điều kiện nhất định, cuối
cùng con người đã xuất hiện từ động vật bậc cao, từ vượn người.
- Sự xuất hiện của con người trên trái đất không chỉ kết quả
của các quy luật sinh học mà quan trọng hơn là kết quả của quá trình
lao động.
- Sự hình thành con người gắn liền với sự hình thành các quan
hệ giữa người với người. Xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ
và những quan hệ của các cá nhân, và xã hội được xem là sản phẩm
của sự tác động qua lại của những con người.
- Con người và giới tự nhiên thống nhất ở tính vật chất. Con
người không đối lập với tự nhiên, mà là một bộ phận hữu cơ của giới
tự nhiên.
- Con người và giới tự nhiên có mối quan hệ biện chứng, quy
định lẫn nhau, cả hai nằm trong hệ thống tự nhiên - xã hội.
- Với tư cách là một bộ phận đặc thù của tự nhiên, vừa là sản
phẩm của sự tác động qua lại giữa người và người để tồn tại và phát
triển, xã hội vừa phải tuân theo những quy luật của tự nhiên, vừa phải
tuân theo những quy luật chỉ vốn có đối với xã hội.
- Con người là sản phẩm của tự nhiên. Con người tạo ra xã hội.
Con người vốn tồn tại trong tự nhiên nhưng sau khi tạo ra xã hội thì
lại không thể tách rời xã hội.
Chính vì thế ta có thể nói rằng con người còn là hiện thân của
sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên.
9
1.3.2. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa con
ngƣời, xã hội và tự nhiên
a. Quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình
độ phát triển của xã hội
- Tự nhiên chịu sự tác động của con người, của xã hội phụ
thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, mà tiêu chí đánh giá của
trình độ xã hội chính là phương thức sản xuất. Xã hội càng văn minh,
con người càng phát triển thì sự tác động của con người đến tự nhiên
càng mạnh.
- Nếu con người hành động vượt quá giới hạn dẫn đến phá vỡ
hệ thống thì chính con người đã tự phá vỡ chính cái cơ sở tự nhiên và
cơ sở xã hội cho sự tồn tại của họ.
- Quan hệ giữa con người và tự nhiên được hình thành thông
qua lao động sản xuất, thông qua hoạt động cải biến tự nhiên. Lao
động và tự nhiên là hai yếu tố mà ngay từ đầu và mãi mãi đã đảm bảo
cho sự tồn tại và sự phát triển của con người trong xã hội.
- Sự khác biệt giữa con người và động vật thông qua sự tác
động vào tự nhiên.
- Loài người từ thuở “ấu thơ” và thời nay đều chịu sự tác động
bởi tự nhiên nhưng tuỳ theo mức độ.
- Tình trạng con người và xã hội bị thiên nhiên “trả thù” và bị
tổn thương trong lịch sử.
b. Quan hệ giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ
nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn.
- Trình độ nhận thức có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến
quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, nhất là sự nhận thức các quy luật và
vận dụng chúng vào trong hoạt động thực tiễn của con người.
- Quá trình lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên của con
10
người là hoạt động có ý thức, họ biết được hậu quả của quá trình
chinh phục đó. Quá trình nhận thức được hậu quả không đơn giản chỉ
một sớm một chiều con người có thể thấy được, đòi hỏi phải trải qua
một quá trình lâu dài.
- Bên cạnh khả năng nhận thức hậu quả, đòi hỏi con người phải
có biện pháp thực tế để ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
- Vai trò của CNTB đối với môi trường tự nhiên.
- Tầm quan trọng của việc nhận thức quy luật của giới tự nhiên
và sử dụng những quy luật cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội
trong mối quan hệ hài hòa tự nhiên - xã hội.
11
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG SINH THÁI Ở THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
2.1. VÀI NÉT VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Về điều kiện tự nhiên: Thành phố Đà Nẵng có vị trí chiến lược
quan trọng, nằm ở vị trí trung điểm của cả nước. Địa hình thành phố
Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung
ở phía Tây và Tây Bắc. Đà Nẵng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như
Nam Ô, Xuân Thiều, bán đảo Sơn Trà, Bà Nà Núi Chúa, Ngũ Hành
Sơn, bãi tắm Mỹ Khê, Bảo tàng Điêu khắc Chăm… Đà Nẵng cũng là
nơi có nhiều di tích văn hóa của các dân tộc do nhiều thế hệ để lại.
Về đặc điểm kinh tế - xã hội: Toàn thành phố có 08 đơn vị
hành chính cấp quận, huyện gồm: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà,
Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, huyện Hòa Vang và huyện đảo
Hoàng Sa.
Kinh tế phát triển tương đối toàn diện, đạt tốc độ tăng trưởng
khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng: dịch vụ - công
nghiệp – nông nghiệp, với tỷ trọng tương ứng trong GDP là 50,5%;
46,5% và 3%. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 2.015
USD, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và 1,6 lần mức bình quân chung
cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố trong những năm
gần đây khá ổn định. Nhiều dự án lớn, nhiều nhà máy, khu công
nghiệp, khu kinh tế được đầu tư mới, nâng cấp.
2.2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI MÔI
TRƢỜNG SINH THÁI Ở ĐÀ NẴNG
2.2.1. Quá trình đô thị hóa
Quá trình đô thị hóa có tác động không nhỏ đến chất lượng
12
môi trường thành phố.
Cùng với quá trình đô thị hóa: các chất thải rắn, phế thải xây
dựng, đổ phế thải không đúng nơi quy định là nguyên nhân gây mất
mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường.
Với tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh và mạnh, quá trình quy
hoạch và phát triển đô thị ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua
đã có những tác động đến môi trường và hệ sinh thái, diện tích đất
nông nghiệp giảm, hoạt động nông nghiệp bị thu hẹp diện tích do quá
trình đô thị hóa.
2.2.2. Phát triển du lịch, dịch vụ
- Đà Nẵng có nhiều điều kiện để phát triển du lịch dịch vụ: Với
vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, có sự ưu đãi của thiên nhiên (biển Đà
Nẵng)
- Du lịch Đà Nẵng đã có những bước tiến mạnh, là khu vực
nằm trong cụm du lịch tổng hợp quốc gia Cảnh Dương - Hải Vân -
Non Nước và là trung tâm du lịch thể thao biển của cả nước.
- Có nhiều dự án phát triển du lịch ven biển, ven sông, góp
phần nâng cao chất lượng dịch vụ thu hút khách du lịch, nhưng cũng
tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và cảnh quan.
Nguyên nhân gây ô nhiễm: lượng nước thải tự thấm và thải ra
môi trường xung quanh, hệ thống xử lý nước thải xây dựng chưa
đúng quy chuẩn (không có bể tách mỡ, bể chứa không đúng quy
cách, nước thải sau xử lý không được kiểm soát, ý thức của các
doanh nghiệp, cũng như các cơ sở dịch vụ du lịch về một nền du lịch
bền vững, “du lịch sinh thái” vẫn chưa đầy đủ…)
2.2.3. Phát triển công nghiệp
Phát triển công nghiệp có chuyển biến tích cực, nhưng cũng
gây sức ép lên môi trường không khí, nước thải, chất thải rắn, đặc
13
biệt góp phần gia tăng lượng khí nhà kính.
Trong những năm qua, ngành công nghiệp xây dựng thành
phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.
Sự phát triển công nghiệp ở Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tạo công
ăn việc làm cho hơn 60.000 lao động, thực hiện chiến lược xoá đói
giảm nghèo và thực hiện di dời rất nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi
trường trong nội thành vào khu công nghiệp. Tuy nhiên mặt trái của
hoạt động này còn nhiều bất cập và thiếu sự đồng bộ.
2.2.4. Các hoạt động kinh tế khác
- Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình
quân của Đà Nẵng 5 năm (2006 - 2010) đạt khoảng 11,2% cao hơn
bình quân cả nước là 1,9 lần. Trong ba năm 2008-2010 và 2013 Đà
Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đứng đầu cả nước.
Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện
môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "thành phố đáng
sống" của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố chưa khấu
trừ những tổn thất về môi trường. Vì vậy, cũng không thể khẳng định
tốc độ tăng trưởng của thành phố là toàn diện trên các mặt tăng
trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
- Quá trình hội nhập: Kinh tế Đà Nẵng đã và đang hội nhập sâu
rộng và hiệu quả với kinh tế các nước trong khu vực và thế giới. Quá
trình hội nhập thời gian qua đã góp phần giải quyết được việc làm,
giúp đổi mới công nghệ, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, nguy cơ ô nhiễm môi trường từ bên ngoài sẽ gia tăng và
rất khó kiểm soát (nhập khẩu phế liệu có rác, công nghệ lạc hậu, hàng
hoá kém chất lượng và không đảm bảo, di nhập sinh vật ngoại lai, sản
phẩm biến đổi gen…)
14
- Giao thông vận tải: Hoạt động giao thông vận tải đường bộ ở
Đà Nẵng đã được cải thiện. Diện mạo của thành phố đã thay đổi,
nhưng cũng gây sức ép lên môi trường không khí và góp phần gia
tăng lượng khí nhà kính. Diện tích đất giao thông trên tổng diện tích
đất thành phố Đà Nẵng vẫn thấp hơn so với tiêu chuẩn quốc gia và
mật độ đường giao thông phân bố không đều giữa trong và ngoài nội
thành. Việc phát triển nhanh các tuyến đường giao thông trọng yếu,
số lượng xe máy trong thời gian qua gây ô nhiễm bụi và tiếng ồn kéo
dài ở một số khu vực của thành phố gây ô nhiễm không khí khu vực
nội thành và khí nhà kính.
- Sử dụng năng lượng: Hoạt động của ngành điện cũng đang
và sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường (luôn vượt chỉ tiêu
phân bổ). Việc sử dụng năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt ở Đà
Nẵng cũng có những tác động đến chất lượng môi trường không khí.
Việc bố trí các bốt phân phối điện có chỗ chưa hợp lý dẫn đến
mất an toàn và ảnh hưởng đến mỹ quan du lịch của thành phố.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của
thành phố được khai thác nhiều trong thời gian qua. Mặt trái của nó
chưa được nhìn nhận và đánh giá một cách nghiêm túc, dẫn đến sự
thiếu bền vững hiện nay và trong tương lai gần.
Nhiều dự án khai thác trái phép không đúng quy hoạch, khai
thác vượt mức sản lượng cho phép, kiểm soát chưa chặt chẽ tại các
vùng cần bảo vệ môi trường nghiêm ngặt. Việc khai thác và cấp phép
khai thác chưa đánh giá đúng vị trí vai trò của tài nguyên đối với môi
trường sống sinh vật.
2.2.5. Vấn đề dân số
Mật độ dân số khu vực nội thành hiện nay là 3.202,64
người/km
2
, cao gấp 1,12 lần so với thời điểm năm 2004. Có sự dịch
15
chuyển rõ ràng giữa nông thôn và thành thị. Sự phân bố dân số trong
vùng nội thành không cân đối giữa các quận, huyện, mật độ dân số
của các quận Thanh Khê (18.380,34 người/km2), Hải Châu
(8.901,17người/km2), cao hơn so với các quận, huyện khác trong khu
vực nội thành. Sự tập trung quá đông dân số ở một vài khu vực sẽ tạo
nên những áp lực lớn cho môi trường.
2.3. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG SINH THÁI Ở ĐÀ NẴNG
HIỆN NAY VÀ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ
2.3.1. Môi trƣờng nƣớc
Nguồn nước mặt ở các sông đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, chất
lượng nước sông Phú Lộc bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Khai thác, sử dụng và bảo vệ hồ đầm chưa hợp lý nên tình
trạng ô nhiễm vẫn xảy ra liên tục (thời điểm trước năm 2006), có nơi
ô nhiễm đến mức báo động và diễn biến ô nhiễm thay đổi theo mùa.
Nguồn nước suối ở bán đảo Sơn Trà, Bà Nà – Núi Chúa và
sông Nam - sông Bắc là những nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng
cho thành phố. Tuy nhiên việc phát triển thuỷ điện trên lưu vực sông
Vu Gia (Quảng Nam) làm cho nguồn nước ở vùng hạ lưu thuộc thành
phố Đà Nẵng bị ảnh hưởng.
Nước ngầm nhiều khu vực bị ô nhiễm như Hòa Khánh, Ngũ
Hành Sơn, Cẩm Lệ.
Môi trường nước biển có nguy cơ ô nhiễm là thực trạng cần
được xem xét một cách nghiêm túc.
Nguồn gây ô nhiễm nước do: ảnh hưởng của phát triển thuỷ
điện, chất thải sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp, chất thải từ hoạt động
tàu thuyền, chất thải từ hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,
nước rỉ từ bãi rác Khánh Sơn
16
2.3.2. Môi trƣờng không khí
- Toàn thành phố có 525,889 km đường bộ, trong đó có 69,126
km đường quốc lộ, 45km đường sắt, 162,7km đường sông, đặc biệt
Đà Nẵng có sân bây quốc tế.
- Hoạt động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp và xây
dựng là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, ô nhiễm không khí do làng nghề
Non Nước ở Đà Nẵng cũng là vấn đề đáng quan tâm hiện nay.
2.3.3. Môi trƣờng đất
Quá trình phát triển xã hội với sự tác động mạnh mẽ của con
người đối với môi trường đất nhằm phục vụ nhu cầu của con người
đã gây nên tình trạng tài nguyên đất bị ô nhiễm.
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường đất:
các chất thải sinh hoạt, chất thải từ hoạt động công nghiệp, bãi rác,
chất độc hóa học, nông nghiệp, chất thải trong xây dựng, nước thải
công nghiệp, bệnh viện v.v
Ô nhiễm đất còn do chất độc hoá học tồn lưu từ thời chiến
tranh gây ô nhiễm nặng đất ở khu vực ven sân bay Đà Nẵng.
2.3.4. Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học
Thành phố Đà Nẵng có đặc thù đa dạng về địa hình, là nơi giao
thoa của các tiểu vùng khí hậu, điều đó đã dẫn đến đa dạng về các
kiểu hệ sinh thái.
Đà Nẵng có sự đa dạng về văn hóa cũng như các loại hình sản
xuất nông nghiệp, nên các hệ sinh thái nông nghiệp ở đây cũng có độ
đa dạng sinh học cao.
Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục
vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du
lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho thành phố các khu rừng tự
nhiên đặc sắc (khu Bà Nà – Núi Chúa, khu Bán đảo Sơn Trà và khu
Nam Hải Vân)
17
CHƢƠNG 3
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG CỦA ĂNGGHEN VỀ QUAN HỆ
GIỮA CON NGƢỜI VỚI TỰ NHIÊN VÀO XÂY DỰNG
THÀNH PHỐ MÔI TRƢỜNG Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
3.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Để có thể công bố “Đà Nẵng - thành phố môi trường” vào
năm 2020, mục tiêu tổng quát mà Thành phố cần đạt được là:
- Tạo nên một danh hiệu “thành phố môi trường” cho thành
phố Đà Nẵng, tạo sự an toàn về sức khoẻ và môi trường cho người
dân, các nhà đầu tư, cho du khách trong và ngoài nước khi đến với
thành phố Đà Nẵng;
- Ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường tại
các khu dân cư, khu công nghiệp, vùng ven biển; Đảm bảo chất
lượng môi trường nước, đất, không khí đặc biệt chú trọng đến vấn đề
ô nhiễm không khí do giao thông vận tải, xử lý nước thải công
nghiệp và chất thải nguy hại;
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, làm
cho ý thức bảo vệ môi trường trở thành thói quen, đi sâu vào nếp
sống của mọi tầng lớp xã hội
3.2. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
- Xây dựng thành phố môi trường trên cơ sở phát huy nội lực,
huy động toàn dân kết hợp với quản lý đa ngành, đa mục tiêu.
- Giải quyết tốt và hài hoà mối quan hệ giữa khai thác và sử
dụng nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế xã hội gắn với công tác
bảo vệ môi trường.
- Kết hợp giữa phân vùng và qui hoạch giao thông trong đó ưu
18
tiên cho các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, các
giải pháp môi trường và các giải pháp hạn chế sự gia tăng mật độ
phương tiện giao thông đô thị.
- Xây dựng các khu đô thị mới chất lượng cao đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt của nhân dân.
- Bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, tính đa dạng sinh học;
bảo vệ và phát triển các di sản văn hoá, làm đẹp cảnh quan đô thị.
- Xây dựng và hình thành lối sống văn minh, văn hoá đô thị
bảo vệ môi trường trong công đồng người dân thành phố.
- Cần tranh thủ nguồn vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế,
đồng thời mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế.
3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG THÀNH PHỐ
MÔI TRƢỜNG Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
3.3.1. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đối với Đà
Nẵng phải thực sự khoa học
- Các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà
Nẵng phải có những quy định cụ thể, buộc các dự án trong phát triển
kinh tế - xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Phải thể hiện rõ những kế hoạch cụ thể về đầu tư xây dựng
sớm và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở
từng quận huyện, khu dân cư trong những năm trước mắt và hướng
tới tương lai lâu dài, phải mang tính thiết thực.
- Phải thể hiện rõ chính sách phát triển chung, chính sách phát
triển riêng, cụ thể trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở
những địa bàn mà trình độ phát triển kinh tế cũng như trình độ dân trí
thấp.
19
- Nên hướng vào việc tập trung đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh
tế vùng ven đô, nông thôn, miền núi; hướng vào việc xây dựng và
thực hiện tốt các chính sách xã hội như chính sách xóa đói, giảm
nghèo, các chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình…
3.3.2. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tự nhiên ở thành phố Đà Nẵng
- Những văn bản chỉ đạo việc bảo vệ môi trường sinh thái cho
các quận huyện thực sự khoa học.
- Tăng cường phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện rộng
rãi các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của
thành phố về công tác bảo vệ môi trường.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường trên địa bàn thành phố, rà soát sửa đổi, thay thế các văn
bản không còn phù hợp với tình hình thực tế. Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra và kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn.
- Tăng cường, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường
từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường theo hướng tinh gọn
nhưng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho Sở Tài nguyên và
Môi trường, các Phòng quản lý tài nguyên và môi trường cấp quận,
huyện.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên, đảm bảo
khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên nước…
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện cam kết về bảo vệ môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất,
20
kinh doanh, dịch vụ phát sinh chất thải sản xuất.
3.3.3. Không ngừng phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng
cao đời sống cho nhân dân
Thứ nhất: Đà Nẵng cần thiết phải tận dụng tối đa mọi nguồn
lực (vốn, công nghệ, con người…) để phát triển kinh tế với tốc độ
nhanh và bền vững nhất.
Thứ hai, Đà Nẵng cần tiếp tục ổn định xã hội, nâng cao đời
sống tinh thần cho nhân dân.
3.3.4. Tăng cƣờng công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về
kết hợp giữa phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng tự
nhiên cho các nhà quản lý, các cấp chính quyền và quần chúng
nhân dân
Đối với các nhà quản lý các cấp chính quyền:
- Thứ nhất: Tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt và các cán
bộ đầu ngành của các cấp chính quyền trong thành phố về những nội
dung liên quan đến phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Thứ hai: Tổ chức các buổi tham quan các mô hình phát triển
kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái điển hình, tiên tiến ở
những địa phương làm tốt công tác này.
Đối với quần chúng nhân dân:
+ Về nội dung giáo dục: Các cấp chính quyền, đoàn thể, các
nhà quản lý cần phổ biến, quán triệt rộng rãi các Nghị quyết của
thành phố, các chương trình hành động và Đề án về “xây dựng Đà
Nẵng – Thành phố Môi trường” đến người dân.
+ Về phương thức giáo dục: Hình thành và tăng cường năng
lực cho cán bộ, bộ phận tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong các
cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở từng địa phương.
21
+ Về phương pháp giáo dục: Có thể thông qua giáo dục bằng
lý thuyết (qua các cơ sở giáo dục, các buổi tập huấn, qua hội nghị,
hội thảo, tuyên truyền…) hoặc qua hoạt động thực tiễn (sản xuất vật
chất, sinh hoạt xã hội…) để nâng cao nhận thức cho nhân dân.
3.3.5. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và nâng cao
trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng đối với việc bảo vệ môi
trƣờng tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế
* Giải pháp về phát huy vai trò làm chủ của nhân dân đối với
việc bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế
- Giúp cho nhân dân hiểu được trách nhiệm xã hội của mình và
khuyến khích họ tham gia vào công tác xây dựng thành phố môi
trường sinh thái.
- Tăng cường, cải tiến các hoạt động mạng tính dân chủ cao.
- Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân chia sẻ thông tin, chuyển
giao, hợp tác các phương pháp quản lý, bảo vệ môi trường tự nhiên
trong phát triển kinh tế.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân trong
công tác bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển kinh tế.
* Giải pháp về nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa
phương đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái
- Cần có cơ chế phân cấp quản lý về bảo vệ môi trường sinh
thái cho các cơ quan ban ngành.
- Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh
tế của mình mà Thành phố sẽ giao trách nhiệm cụ thể cho chính
quyền cấp quận huyện, phường xã trong việc bảo vệ môi trường sinh
thái.
- Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý
môi trường tại quận huyện, phường xã đặc biệt là đối với các khu vực
22
xung yếu về môi trường, mở rộng đội ngũ cán bộ làm công tác môi
trường tới cấp nhỏ nhất (cấp tổ).
- Phải kiên quyết xử lý kịp thời nghiêm minh, đúng pháp luật
các vụ việc vi phạm, nhất là các vụ nghiêm trọng về phát triển kinh tế
gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường tự nhiên.
3.3.6. Xây dựng lực lƣợng cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ môi
trƣờng thực sự vững mạnh
Xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường giỏi,
công bộc, tận tụy, đủ sức đảm đương trọng trách cấp trên giao phó.
Tăng cường số lượng cán bộ quản lý nhà nước về môi trường các
cấp. Tạo điều kiện tối thiểu để các cán bộ làm công tác môi trường
được đi học nâng cao trình độ quản lý và bảo vệ môi trường nhằm
đáp ứng tình hình thực tế. Nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống và
điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về môi
trường các cấp. Tạo điều kiện thuận lợi, trang thiết bị, phương tiện
làm việc tốt cho cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường, trang bị điều
kiện kỹ thuật cho lực lượng cảnh sát môi trường tại các địa phương…
3.3.7. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực phát triển
kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng tự nhiên
Thứ nhất: Đà Nẵng cần phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ
các điều ước, công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Tăng cường
các hoạt động hợp tác quốc tế song phương, đa phương về môi
trường. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, thực hiện tốt công tác
tăng cường nội luật hóa các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường
mà Việt Nam đã phê chuẩn.
Thứ hai: Đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục và áp dụng các tiêu
chuẩn quốc tế, khu vực về môi trường cho các tổ chức, cá nhân, mọi
người dân biết để thực hiện theo.
23
Thứ ba: Xây dựng chiến lược hợp tác và huy động tối đa các
nguồn lực khu vực và quốc tế, chú trọng nâng cao năng lực xây dựng
các chương trình, dự án, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn
tài trợ quốc tế cho bảo vệ môi trường.
Thứ tư: Tăng cường hợp tác với quốc gia có chung đường biên
giới như ký kết các dự án đầu tư có hiệu quả với nước tham gia để
bảo vệ môi trường khu vực biên giới và kiểm soát ô nhiễm xuyên
biên giới.
Thứ năm: Học hỏi kinh nghiệm các nước đi trước cách xử lý
các điểm nóng về môi trường, cách xử lý các tổ chức và cá nhân gây
ô nhiễm môi trường…