Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích khách thể và đối tượng tác động của tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.1 KB, 10 trang )

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an
ninh, trật tự xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật XHCN. Xã hội càng phát triển thì hoạt động của tội phạm càng tinh vi
xảo quyệt, việc xác định tội phạm vì thế cũng phức tạp hơn. Các nhà làm
luật, các nhà áp dụng pháp luật phải dựa vào nhiều căn cứ dể xác định, phân
loại tội phạm. Tội phạm được phân loại ra sao? Xác định thế nào? Bài làm
sau đây về đề số 1 sẽ trả lời các câu hỏi vừa nêu.
NO2-TL1 NHÓM 3
1
BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2
II. NỘI DUNG.
1. Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS hãy xác định trường hợp phạm tội
của A thuộc loại tội phạm nào?
 Theo nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của BHS năm 1999 của
Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân tối cao số 01/2006/NQ - HĐTP
mục 5 có viết: “ về tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 48 và một số điều luật trong phần các tội phạm của
BLHS. Chỉ áp dụng tình tiết “ phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi có
đầy đủ các điều kiện sau đây:
a. Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã
bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án
tích;
b. Người phạm tội đều lấy các phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của


việc phạm tội làm nguồn sống chính”.”
Trong vụ án trên ta thấy:
- Hai chị em A và B đã 7 lần mua được 7 chiếc xe máy bằng vàng giả. Điều
này thỏa mãn điều kiện a của nghị quyết.
- A là người không có nghề nghiệp,điều này thỏa mãn điều kiện b của nghị
quyết.
Vậy, hành vi của A mang tính chuyên nghiệp.
 Tính tổ chức: A đã tổ chức thực hiện tội phạm qua những công đoạn:
+ Tìm kiếm những người đăng quảng cáo bán xa trên mạng.
NO2-TL1 NHÓM 3
2
BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2
+ Thỏa thuận mua bán
+ Đánh tráo vàng thật thành vàng giả trong khi trả tiền cho bên bán.
A đã dùng thủ đoạn xảo quyệt trong hành vi: lợi dụng bên bán mất
cảnh giác để đánh tráo vàng thật thành vàng giả với tổng tài sản chiếm đoạt
được là 121.000.000 đồng.
Từ sự phân tích trên và căn cứ vào các mục a, b, đ, e khoản 2 Điều
139 BLHS ta xác định được hành vi của A đã cấu thành tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Theo khoản 2 Điều 139 BLHS quy định: “Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm tù:
a. Có tổ chức
b. Có tính chuyên nghiệp
c. Tái phạm nguy hiểm
d. Lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan tổ
chức
đ. Dùng thủ đoạn xảo quyệt
e. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới 200
triệu đồng

g. Gây hậu quả nghiêm trọng
2. Phân tích khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong
trường hợp này.
a) Khách thể.
NO2-TL1 NHÓM 3
3
BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ
xã hội được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội
đã được xác định trong Điều 8 – BLHS. Hành vi bị coi là tội phạm, theo luật
hình sự Việt Nam, là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho một trong những
quan hệ xã hội đã được xác định đó.
Các loại khách thể của tội phạm: khách thể chung, khách thể loại và
khách thể trực tiếp.
- Khách thể chung
Theo luật hình sự Việt Nam, khách thể chung của tội phạm là những
quan hệ xã hội đã được xác định trong điều 1 và điều 8 BLHS. Đó là độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc; chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tự
do tài sản…..
Trong tình huống mà đề bài đưa ra, khách thể chung của tội phạm là
quan hệ tài sản. Cụ thể: hai chị em A và B đã dùng vàng giả để mua xe máy
cũ cuả những người đăng quảng cáo trên báo hàng ngày. Như vậy, hành vi
chiếm đoạt tài sản của hai chị em A và B đã xâm hại tới khách thể chung mà
luật hình sự bảo vệ.
Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều xâm hại đến khách thể chung,
cũng đều xâm hại đến một trong những quan hệ xã hội đã được xác định tại
điều 8 BLHS. Bằng thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản ta nhận thấy A và B

đã xâm hại tới khách thể là quan hệ sở hữu.
- Khách thể loại
NO2-TL1 NHÓM 3
4
BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hai chị em A và B được quy
định tại khoản 2 Điều 139 BLHS chương XIV: các tội xâm phạm sở hữu.
Theo định nghĩa: khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ cùng
tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại
của các nhóm tội phạm. Như vậy với tội chiếm đoạt tài sản thì hành vi của A
và B được xếp cùng nhóm xâm phạm sở hữu.
- Khách thể trực tiếp
Khách thể trực tiếp của tội phạm trước hết phải là những quan hệ xã
hội bị tội phạm cụ thể trực tiếp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Chính
qua sự gay thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại này mà tội phạm xâm hại đến
khách thể loại và khách thể chung. Trong tình huống này, hành vi lừa đảo
chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho chủ sở hữu. Như vậy khách thể trực tiếp
của loại hành vi phạm tội này là quan hệ sở hữu. Bởi bản chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thể hiện đầy đủ qua
sự xâm hại quan hệ sở hữu.
b) Đối tượng tác động:
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội
phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Các bộ phận của khách thể có thể bị tác động là:
- Chủ thể của các quan hệ xã hội: trong tình huống này, chủ thể của các quan
hệ xã hội chính là những người sở hữu tài sản- chiếc xe máy- mà hai chị em
A, B đã lừa hòng chiếm đoạt.
NO2-TL1 NHÓM 3
5

×