Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đánh giá hiệu quả hoạt động của Tòa án Công lý quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.54 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, Tòa án Công lý quốc tế
đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh và phát triển
luật quốc tế. Vai trò này ngày càng được khẳng định vững chắc hơn nữa thông qua
những thành tựu và đóng góp mà Tòa đã làm được trong quá trình hoạt động của
mình. Lòng tin của thế giới đặt vào Liên hợp quốc cũng như vào Tòa án Công lý
quốc tế đã ngày càng được nâng cao so với thời gian trước đây. Tuy nhiên không
thể không đề cập đến những mặt còn hạn chế tồn tại trong hoạt động của Tòa.
Năm 1977 Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc là một sự kiện lịch sử có tính
bước ngoặt đối với nước ta trong quan hệ quốc tế. Việc tạo lập những mối quan hệ
tốt đẹp với các cơ quan của tổ chức này là điều hết sức quan trọng. Trên thực tế
Việt Nam luôn ủng hộ những quyết định mang tính công lý của tổ chức.
Nhận thấy vấn đề “Đánh giá hiệu quả hoạt động của Tòa án Công lý quốc
tế” là một đề tài hết sức thú vị và có giá trị thực tiễn cao. Thông qua việc tìm hiểu
đề tài đã góp phần củng cố và mở rộng hơn vốn kiến thức về luật quốc tế nói chung
và thiết chế tài phán quốc tế Tòa án Công lý Liên hợp quốc nói riêng.
Bài làm của nhóm I-C1 chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót, kính mong nhận được sự quan tâm đóng góp của các thầy cô giáo! Chúng em
xin chân thành cảm ơn!
1
I. MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC
TẾ.
1. Lịch sử hình thành:
Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, tình hình thế giới thay đổi
trong chiến tranh đòi hỏi phải có một tổ chức liên quốc gia mới nhằm duy trì hòa
bình và an ninh quốc tế. Trước tình hình đó Hội Quốc Liên (tiền thân của tổ chức
Liên Hợp quốc ngày nay) đã trở nên lỗi thời và vấn đề đặt ra là có cần duy trì Pháp
viện thường trực quốc tế (tiền thân của Tòa án Công lý quốc tế ngày nay) hay
không? Xung quanh vấn đề này đã có nhiều quan điểm đặt ra và nó chỉ được giải
quyết với các đề nghị của bốn cường quốc: Anh, Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc tại
Dumbarton Oaks (ngày 9 – 10 – 1944) liên quan tới cơ cấu tổ chức của tổ chức


Chính trị toàn cầu mới – Liên hợp quốc. Một trong những nội dung cơ bản của
quyết định này là khẳng định Tòa án Công lý quốc tế là cơ quan pháp lý chính của
Liên hợp quốc. Trên cơ sở đó, tại hội nghị San Francisco năm 1945 với việc thông
qua hiến chương Liên hợp quốc và quy chế của Tòa, Tòa án Công lý quốc tế - cơ
quan pháp lý chính của Liên hợp quốc đã được khai sinh, mở ra một chương mới
trong lịch sử tài phán quốc tế. Tòa chính thức đi vào hoạt động từ ngày 6 - 2 - 1946
và chính thức thay thế Pháp viện thường trực từ ngày 18 - 4- 1946. Trụ sở của Tòa
đặt tại La Hay (Hà Lan).
2. Cơ cấu và thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế
Tòa án Công lý quốc tế là cơ quan tài phán chính của Liên hợp quốc, điều
này được thể hiện rõ trong thẩm quyền, thành phần và tổ chức của Tòa án. Hoạt
động của Tòa án mang tính độc lập trong một khuôn khổ thống nhất chung với các
cơ quan khác của tổ chức Liên hợp quốc. Điều 7 Hiến chương Liên hợp quốc đã
khẳng định rõ ràng, Tòa án Công lý quốc tế là cơ quan chính của Liên hợp quốc.
Ngày 12-11-1974, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 3232
khẳng định lại một lần nữa Tòa án Công lý quốc tế là cơ quan chính của Liên hợp
quốc, có vai trò to lớn trong việc giải quyết hòa bình và các tranh chấp quốc tế.
a) Cơ cấu của Tòa án Công lý quốc tế
2
Tổ chức của Tòa được quy định cụ thể tại chương I của Quy chế Tòa án
Công lý quốc tế, theo đó Tòa án công lý quốc tế là một Hội đồng các thẩm phán
độc lập được lựa chọn không căn cứ vào quốc tịch trong số những người có phẩm
chất đạo đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra ở nước họ để chỉ định giữ chức vụ xét
xử cao nhất, hoặc là những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế ( Điều
2 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế).
Tòa gồm 15 thẩm phán trong đó không thể có 2 người có cùng quốc tịch
(Điều 3). Các thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm và có thể được bầu lại. Tuy nhiên đối
với các thẩm phán của khóa bầu đầu tiên, 5 thẩm phán sẽ hết nhiệm kỳ sau 3 năm
và 5 thẩm phán khác sẽ hết nhiệm kỳ sau 6 năm. Thành viên của Tòa sẽ do Đại hội
đồng và Hội đồng bảo an bầu ra. Bầu cử được tiến hành 3 năm một lần nhằm thay

đổi 1/3 thành phần Tòa với mục đích đổi mới sức mạnh.
Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, thành viên của Tòa bên
cạnh việc đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 2 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế
thì còn được lựa chọn căn cứ vào các tiêu chuẩn mang tính chính trị - pháp lý.
Theo tinh thần của Điều 9 thành phần của Tòa phải phản ánh được các hình thái
văn minh chủ yếu và các hệ thống pháp luật cơ bản của thế giới. Điều này thể hiện
mong muốn các quyết định của Tòa có hiệu lực cao và thu hút được sự tin cậy của
các quốc gia trên thế giới trong việc sử dụng Tòa như một phương tiện hữu hiệu để
giải quyết các tranh chấp quốc tế. Điều này mang nặng tính chính trị và được quyết
định bởi nguyên tắc phân bổ công bằng về mặt địa lý. Theo đó thành phần của Tòa
sẽ có đại diện của các nhóm: Tây Âu và các quốc gia khác, các nước Đông Âu, các
nước Mỹ - La Tinh, các nước Châu Á, các nước Châu Phi.
Khi trở thành thẩm phán của Tòa, các thẩm phán không đại diện cho chính
phủ nào mà là các thẩm phán độc lập. Để đảm bảo sự độc lập này, các thẩm phán
được hưởng các đặc quyền nhất định về vật chất cũng như các quyền ưu đãi và
miễn trừ ngoại giao (Điều 19 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế).
b) Thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế
Thẩm quyền của Tòa được xác định bởi Quy chế và Nội quy của Tòa, trong
đó Quy chế của Tòa kèm theo Hiến chương và là một bộ phận hợp thành của Hiến
3
chương. Còn Nội quy quy định về các nguyên tắc của Tòa khi thực hiện chức năng
của mình. Nội quy của Tòa thông qua ngày 6 – 5 – 1946. Hiện nay quy chế này đã
được sửa đổi 2 lần vào năm 1972 và 1978 với mục đích cải tổ thủ tục tranh tụng
trước Tòa đơn giản và nhanh chóng hơn.
Trên cơ sở đó Tòa án Công lý quốc tế có 2 thẩm quyền chính sau: Thứ nhất
là giải quyết, phù hợp với quy chế của mình các tranh chấp giữa các quốc gia và
đưa ra các kết luận tư vấn về các vấn đề pháp lý mà Đại hội đồng, Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc cũng như các cơ quan khác của Liên hợp quốc, các tổ chức chuyên
môn được phép của Đại hội đồng yêu cầu. Ngoài ra, Tòa còn có thẩm quyền phụ:
Chỉ định các Chánh án của Tòa trọng tài, Ủy ban Trọng tài hoặc hòa giải và các Ủy

viên khi cần hoặc theo yêu cầu của các quốc gia…
* Thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
Chức năng chính của Tòa là giải quyết hòa bình, trên cơ sở Luật quốc tế, các
tranh chấp pháp lý quốc tế phát sinh giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Tòa
giúp Liên hợp quốc đạt được một trong những nhiệm vụ cơ bản của mình là giải
quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo đúng những nguyên tắc của
công lý và của pháp luật quốc tế.
Theo quy định của Tòa, một tranh chấp pháp lý là “sự bất đồng trên một
quan điểm của luật hay sự kiện, một sự đối kháng, một sự đối lập nhau giữa các lập
luận pháp lý hoặc quyền lợi”.
Các thành viên của Liên hợp quốc là các quốc gia đầu tiên được sử dụng cơ
chế giải quyết tranh chấp của Tòa. Quốc gia không phải là thành viên của Liên hợp
quốc cũng có thể yêu cầu Tòa giúp đỡ với điều kiện trước tiên là họ phải chấp nhận
quy chế của Tòa. Và chỉ có các quốc gia mới có quyền kiện ra Tòa để giải quyết
các tranh chấp pháp lý giữa họ. Khoản 1 Điều 34 Quy chế của Tòa không cho phép
các tổ chức quốc tế xuất hiện trước Tòa với danh nghĩa nguyên đơn hay bị đơn.
Khi có tranh chấp, Tòa có thể có hoặc không có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đó. Cơ sở thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó của Tòa là sự thỏa thuận rõ
ràng đồng ý thẩm quyền của Tòa. Thẩm quyền này được thiết lập theo 3 phương
thức:
4
+ Chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc: đó là việc các quốc gia
tranh chấp với nhau thỏa thuận thỉnh cầu, đề nghị Tòa xem xét phân giải tranh
chấp giữa họ. Trong thỏa thuận ghi rõ đối tượng tranh chấp, các câu hỏi cần giải
quyết, phạm vi thẩm quyền của Tòa, phạm vi luật áp dụng.
+ Chấp nhận thẩm quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế: đó là việc
trong các điều ước song phương, đa phương, các bên đã thỏa thuận trù định về một
điều khoản đặc biệt rằng khi có xảy ra tranh chấp trong việc giải quyết và thực hiện
điều ước quốc tế, một bên có thể đưa tranh chấp ra trước Tòa. Số lượng các điều
ước quốc tế có điều khoản xác lập trước thẩm quyền của Tòa đã lên tới hơn 400

trường hợp và đã có 60 nước thể hiện ý chí của mình chấp nhận trước thẩm quyền
bắt buộc của Tòa trong các hiệp ước song phương.
+ Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa: Với việc vai
trò của Tòa ngày càng tăng thì số lượng các quốc gia chấp nhận cơ chế của Tòa sẽ
ngày càng tăng. Tại khoản 2 Điều 36 quy định như sau: “ Các nước thành viên của
Quy chế này bất kỳ lúc nào cũng có thể tuyên bố rằng họ thừa nhận bắt buộc, toàn
hiệu lực và không cần một thỏa thuận đặc biệt nào, đối với một nước khác bất kỳ
cũng chấp nhận một nghĩa vụ như vậy, thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với tất cả
các tranh chấp pháp lý…”
Cơ chế này cho phép quốc gia có thể viện dẫn đến sự giúp đỡ của Tòa để
phân giải một tranh chấp đối với một quốc gia khác có cùng lập trường về thẩm
quyền của Tòa.
*Thẩm quyền đưa ra các kết luận tư vấn :
Tại Chương IV Quy chế của Tòa đã quy định cụ thể hơn về thẩm quyền này
của Tòa. Cơ chế này chỉ được dành cho các cơ quan chính của Liên hợp quốc và
các tổ chức chuyên môn được Đại hội đồng cho phép. Các quốc gia không có
quyền yêu cầu này về các tranh chấp của mình. Theo quy định tại Điều 96 của
Hiến chương thì Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an có quyền yêu cầu tư vấn bất kỳ
một vấn đề pháp lý nào, trong khi đó các tổ chức chuyên môn chỉ được yêu cầu tư
vấn những vấn đề trong phạm vi hoạt động của mình. Tuy nhiên, tại Điều 65 của
Quy chế lại đưa ra một phạm vi rộng hơn; “Tòa án có thể đưa ra những kết luận tư
5
vấn về một vấn đề pháp lý bất kỳ nào theo yêu cầu của một cơ quan hoặc tổ chức
bất kỳ được chính Hiến chương Liên hợp quốc, hoặc phù hợp với các điều khoản
của Hiến chương Liên hợp quốc, cho phép yêu cầu một kết luận tư vấn”.
II. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ
Thực tế trong hơn 50 năm tồn tại của mình, tuy số lượng vụ việc được đưa ra
giải quyết tại Tòa không lớn nhưng đối với kết quả giải quyết của Tòa, ngoài việc
xem xét các tranh chấp quốc tế phát sinh, Tòa đã đóng góp nhiều ý kiến tư vấn về
pháp lý cho Liên hợp quốc cũng như góp phần phát triển Luật quốc tế và khoa học

pháp lý quốc tế. Điều này lý giải tại sao, dù con đường tài phán quốc tế thông qua
Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc không phải là phương pháp hòa bình
được sử dụng thường xuyên trong quan hệ giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể
Luật quốc tế nhưng Tòa vẫn tồn tại và phát huy vai trò quan trọng của mình trong
quan hệ quốc tế hiện đại.
Hiệu quả hoạt động của Tòa án Công lý quốc tế được biểu hiện ở nhiều mặt
khác nhau nhưng chủ yếu ở các phương diện sau đây:
1. Tòa án Công lý quốc tế - cơ quan thi hành Luật quốc tế nhằm giữ gìn
hòa bình và an ninh quốc tế
Tại Điều 1 của Hiến chương Liên hợp quốc đã đề ra 4 mục đích chính của
tổ chức này trong đó nhiệm vụ cơ bản nhất là: “Duy trì hòa bình và an ninh quốc
tế…, phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hòa bình…, điều chỉnh hoặc giải quyết
các tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa lại sự phá hoại
hòa bình bằng phương pháp hòa bình…”
Như đã khẳng định ở trên, Tòa án Công lý quốc tế là cơ quan chính của Liên
hợp quốc. Không phải là tổ chức lập pháp, Tòa án Công lý quốc tế là một cơ quan
tài phán, đưa ra các phán quyết và kết luận tư vấn trong chừng mực thẩm quyền
cho phép. Tuy nhiên, ngày nay không có một cơ quan tài phán nào giải quyết các
vấn đề của cộng đồng quốc tế trong một chỉnh thề và được các quốc gia sử dụng
một cách chung nhất trong việc bảo vệ những giá trị tốt đẹp của Luật quốc tế như
Tòa án Công lý quốc tế.
6

×