Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.34 KB, 5 trang )

BÀI LÀM
Chế định “Thông báo tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố mất tích, tuyên bố chết”
trong bộ Luật dân sự có ý nghĩa quan trọng, vì trong quan hệ dân sự, mối quan hệ về
quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các cá nhân gắn bó chặt chẽ với nhau, việc một người vắng
mặt ở nơi cư trú trong một thời gian dài mà không có tin tức chứng minh rằng người dó
còn sống hay đã chết sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các chủ thể liên quan khác. Các qui định
trong chế định này nhằm giúp cho các giao dịch dân sự được diễn ra thông suốt, bảo vệ
được quyền, lợi ích của những người liên quan và của chính người vắng mặt.
Trong thực tế có những trường hợp, vì lí do khác nhau (những rủi ro, chiến tranh, tai
nạn và kể cả nguyên nhân do chính cá nhân đó tạo ra) đã không thể xác định được cá nhân
đó còn sống hay đã chết. Dưới đây là tình huống cụ thể về một cá nhân mất tích trong thời
gian dài và có đầy đủ các điều kiện để tòa án tuyên bố cá nhân mất tích.
Tình huống: Anh T và chị A lấy nhau được 5 năm nhưng chưa có con. Do bất hòa
trong gia đình, tháng 9/2006, chị A đã bỏ nhà đi biệt tích. Kể từ đó, anh T không có tin tức
xác thực của chị nữa. Anh T đã cho đăng báo tìm người thân, và mọi cách tìm vợ trên mọi
phương tiện thông tin đại chúng, nhờ người quen biết hỏi thăm. Tháng 2/2009, chồng chị
là anh T vì muốn xin ly hôn với vợ đã làm đơn gửi tòa án nhân dân quận, huyện nơi anh
đang cư trú để yêu cầu tòa án tuyên bố vợ mình đã mất tích. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là
chứng cứ để chứng minh vợ anh đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác
thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc anh đã áp dụng đầy
đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Anh đã làm đơn yêu cầu công an phường xác nhận
việc này và xác nhận thời điểm đã xóa tên khỏi hộ khẩu để tòa án làm căn cứ tuyên bố mất
tích. Sau khi thụ lý, tòa án sẽ ra quyết định thông báo tìm kiếm người mất tích trên báo
của trung ương trong 3 số liên tiếp và đài phát thanh hoặc đài truyền hình trung ương 3 lần
trong 3 ngày liên tiếp. Sau 4 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo đầu tiên mà vợ anh
không trở về hoặc có tin tức báo về thì tòa án sẽ họp xét đơn yêu cầu tuyên bố công dân
mất tích của anh theo khoản 1 Điều 78 BLDS năm 2005. Và sau đó, anh có thể tiếp tục
làm thủ tục xin ly hôn với người vợ đã được tòa án tuyên bố mất tích.
1
Theo khoản 1 Điều 78 BLDS “Khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên , mặc dù đã
áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng


dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết, thì
theo yêu cầu của người có quyền, lợi cích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất
tích, thời hạn 2 năm được tính từ ngày có tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác
định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng
tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối
cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối
cùng”, trong trường hợp này, chị A đã biệt tích từ 9/2006, tính đến năm 2009 là 3 năm,
không có một tin tức nào về việc chị A còn sống hay đã chết. Và theo điều 52 BLDS thì
chị A cũng không có mặt tại nơi cư trú trong một thời gian dài (3 năm). Như vậy, chị A đã
đủ điều kiện để tòa án tuyên bố mất tích. Chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố một người
mất tích: người có quyền, lợi ích liên quan, đây là những người có mối liên hệ nào đó
(theo quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự
hoặc các quan hệ khác) mà quyền lợi của họ bị ảnh hưởng do sự vắng mặt của chủ
thể. Cũng trong trường hợp này, anh T chồng chị A có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố chị
A mất tích.
Việc tuyên bố như vậy dẫn đến một số hậu quả pháp lí nhất định như: Tạm thời định
chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là mất tích, tuy nhiên quyết định này không làm
chấm dứt tư cách chủ thể của chị A; tài sản của chị A được giao cho người có nghĩa vụ
khác quản lí; trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là mất tích xin li hôn,
Tòa án giải quyết cho li hôn.
- Về vấn đề tài sản của người bị tuyên bố là mất tích được qui định cụ thể trong Điều
79 và các Điều 75, 76, 77 BLDS. Theo khoản 1 Điều 75 BLDS quy đinh “Theo yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư
trú cho những người sau đây quản lí:
a) Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lí thì người được ủy quyền tiếp
tục quản lí;
2
b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lí;
c) Tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lí thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lí; nếu vợ hoặc
chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con đã

thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lí”
Như vậy, ở tình huống trên, tài sản của chị sẽ được một số người có quyền, lợi ích
liên quan quản lí như người được ủy quyền, chủ sở hữu chung, anh T chồng chị với những
nghĩa vụ và quyền quản lí tài sản được quy định trong Điều 76 và Điều 77.
- Về vấn đề giải quyết đơn li hôn của anh T, sau khi tòa án có tuyên bố mất tích với
chị A, đơn xin ly hôn sẽ được tòa án giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 78 BLDS:
“Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án
giải quyết cho ly hôn”. Và theo quy định tại đoạn 2 Điều 79 BLDS, số tài sản của chị A sẽ
được giao cho cha mẹ của chị A (vì chị A không có con), nếu không có những người này
sẽ giao cho người thân thích của chị A quản lí, nếu không có người thân thích thì tòa án sẽ
chỉ định người khác quản lí tài sản.
Ở tình huống trên, nếu tiếp tục không có tin tức gì của chị A trong vòng ba năm nữa
mà những người có quyền, lợi ích liên quan có yêu cầu, tòa án có thể xem xét, tuyên bố
một người là đã chết theo điểm a khoản 1 Điều 81 BLDS: “…Sau ba năm, kể từ ngày
quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức
xác thực là còn sống”. Hậu quả pháp lí trong trường hợp này đương nhiên là có sự khác
biệt với hậu quả pháp lí của người bị tuyên bố mất tích, cụ thể được quy định trong Điều
82 BLDS với 2 vấn đề: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
- Quan hệ nhân thân được quy định tại khoản 1 Điều 82 BLDS: “Khi quyết định của
Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia
đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như người đã chết”
- Quan hệ tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 82 BLDS: “Quan hệ tài sản của
người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản
của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế”. Pháp luật về thừa
kế được quy định tại Phần thứ tư của BLDS.
3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nôi, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2009.
2. Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005.

3. Các webside: www.ecolaw.vn
www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com
4

5

×