Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Báo cáo khoa học Âm Hán-Việt trong Chuyến đi Bắc-kỳ năm Ất-Hợi (1876) của Trương Vĩnh Ký

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 16 trang )

ÂM HÁN - VIỆT TRONG “CHUYẾN ĐI BẮC-KỲ NĂM ẤT-HỢI (1876)”
CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ
1


Kondo Mika
2


1. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bài viết này tôi phân tích âm Hán Việt trong “Chuyến đi Bắc-kỳ năm ất-hợi
(1876)” là một tác phẩm của Trương Vĩnh Ký để làm bước đầu của việc nghiên cứu quá trình
hình thành phương ngữ Nam bộ.
Miền Nam Việt Nam là vùng đất tương đối mới, lịch sử của miền này với tư cách là một
bộ phận của Việt Nam chỉ đến khoảng bốn năm thế kỷ, do đó phương ngữ của miền Nam cũng
hình thành và phát triển trong vòng thời gian ngắn này (Bùi Khánh Thế 1998: 161, Hoàng Thị
Châu 2004: 91, Trần Thị Ngọc Lang 1995: 7). Với lịch sử ngắn như thế mà hệ thống ngữ âm
phương ngữ Nam bộ có nhiều sự khác biệt với hệ thống ngữ âm phương ngữ tiếng Việt khác,
nhất là hệ thống vần. (Hoàng Thị Châu 2004: 181). Các nhà nghiên cứu phương ngữ học Việt
Nam cho rằng nguyên nhân hình thành phương ngữ Nam bộ chủ yếu là do sự phân chia lãnh thổ
chính trị - hành chính và quá trình hội tụ của nhiều ngôn ngữ và phương ngữ khác nhau (Huỳnh
Công Tín 2007: 41-42, Nguyễn Văn Ái 1987: 9, Trần Thị Ngọc Lang 1995: 7). Các nhà nghiên
cứu đều đưa ra một ý kiến cho rằng ngôn ngữ và phương ngữ của những người di cư tới vùng đất
mới đã tác động đến ngữ âm của miền này, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải thích cụ thể
là có sự ảnh hưởng của ngôn ngữ hoặc phương ngữ nào và chịu ảnh hưởng ra sao. Chính vì thế
chúng tôi cần phải tìm hiểu thêm về nguyên nhân hình thành phương ngữ Nam bộ.
Bước thứ nhất để quay trở về lịch sử hình thành phương ngữ Nam bộ là dựa vào những
tài liệu chữ quốc ngữ được viết ở miền Nam vào cuối thế kỷ 19. Trương Vĩnh Ký (Sau đây xin
viết tắt là T.V. Ký) là một nhà trí thức vào thời đó. Quê ông ở tỉnh Vĩnh Long
3
, vì vậy ông vốn là


người nói phương ngữ Nam bộ. Ông hiểu rõ về sự khác biệt giữa các phương ngữ tiếng Việt.
Trong “Abrégé de grammaire annamite” và “Cours d’annamite parlé (vulgaire)” ông đã viết về
đặc trưng của phương ngữ Nam bộ là không có sự đối lập âm cuối n/ng và t/c, thanh ngã và
thanh hỏi thành một (T.V. Ký 1883:12, 1894: 9). Nhưng ông là một người hết sức cố gắng truyền
bá chữ quốc ngữ và giáo dục tiếng Việt, cho nên ông có thể ý thức về chính tả rất cao, và hệ
thống chữ quốc ngữ mà T.V. Ký dùng khá gần hệ thống chữ quốc ngữ hiện nay. Tuy nhiên trong
văn bản của T.V. Ký cũng có một số từ viết bằng âm khác với âm trong tiếng Việt chuẩn (Tiếng
Việt dựa trên cách chính tả hiện đại).
Trong tiếng Việt, những từ có nguồn gốc là từ Hán được coi là từ Hán Việt và gọi cách
đọc từ Hán là âm Hán Việt hoặc cách đọc Hán Việt. Âm Hán Việt rất quan trọng vì ngữ âm Hán
Việt là một bộ phận của hệ thống ngữ âm tiếng Việt, nên hiểu được lịch sử hình thành âm Hán
Việt thì có thể góp phần hiểu rõ hơn toàn bộ lịch sử ngữ âm tiếng Việt (Nguyễn Tài Cẩn 1979:
18). Đồng thời, khi khảo sát về những yếu tố không chuẩn như phương ngữ thì phải có tiêu
chuẩn vững chắc để khẳng định cái nào là chuẩn, cái nào là không chuẩn. Khi khảo sát về từ

1
Đây là bản đã được chỉnh sửa bài báo cáo “Âm Hán Việt trong phương ngữ Nam bộ Việt Nam vào cuối thế kỷ 19”
mà tôi đã phát biểu tại Hội thảo quốc tế về nghiên cứu so sánh nhân văn Đài Việt năm 2010, Trường Đại Học Thành
Công, Đại Loan, 17/10/2010. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp hết sức quý báu của Thầy Nguyễn
Ngọc Thơ, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TPHCM.
2
Đại học Osaka, Nhật Bản
Email:
3
Hiện nay thuộc vào tỉnh Bến Tre
thuần Việt thì tiêu chuẩn đó chỉ có tiếng Việt chuẩn, nhưng khi khảo sát về từ Hán Việt thì có thể
thêm một tiêu chuẩn nữa là ngữ âm tiếng Hán trung đại. Vào thời đại sau, để thống nhất cách
chính tả, âm Hán Việt được “chuẩn hóa”, tức là được chỉnh lại sao cho theo đúng quy luật như
các công trình của Đào Duy Anh (1950), Lê Ngọc Trụ (1972a, 1972b). Những tài liệu được soạn
trước giai đoạn đó như tác phẩm của T.V. Ký rất có thể phản ánh âm Hán Việt chưa được “chuẩn

hóa”.
Ở đây tôi đưa ra một giả thuyết là âm Hán Việt trong tác phẩm của T.V. Ký phản ánh
một phần của tiếng nói ở miền Nam vào thời đó. Để chứng minh giả thuyết này, tôi thu thập các
từ Hán Việt trong tác phẩm văn xuôi của T.V. Ký là “Chuyến đi Bắc kỳ năm ất-hợi (1876)” (Sau
đây tôi xin viết tắt là CĐBK) và phân tích bằng cách so sánh âm trong tác phẩm, âm trong tiếng
Việt chuẩn và âm trong tiếng Hán trung đại.

2. ÂM HÁN - VIỆT TRONG “CHUYẾN ĐI BẮC-KỲ NĂM ẤT-HỢI (1876)”
Thông qua CĐBK chúng ta có thể thấy rằng T.V Ký diễn đạt theo hệ thống chữ quốc
ngữ tương đối giống với hệ thống hiện nay đến mức không thể tin rằng văn bản này được viết
hơn 100 năm trước. Văn bản trong CĐBK có 3 đặc điểm là; sử dụng nhiều từ vựng phương ngữ
Nam bộ như “ rủ nhau đi coi cảnh chùa ” (tr.5, d.10), “Tôi mắc quan lãnh-sự mời ăn cơm, "
(tr.6, d.41); có một số ngữ pháp và ngữ nghĩa khác với tiếng Việt hiện đại như “ ăn ngon cơm
lắm.” (tr.4, d.11); có một số từ có âm khác với âm theo tiếng Việt hiện đại như “chúa-nhựt [chủ
nhật]” (tr.7, d.14).
Tôi thu thập các từ Hán Việt trong CĐBK rồi phân tích và xem xét những âm có sự khác
nhau giữa từ trong tác phẩm và tiếng Việt chuẩn. Tôi thu thập được 905 từ Hán Việt không trùng
nhau từ CĐBK. Trong đó có 707 từ là những từ Hán Việt mà tôi có thể biết được chữ Hán nào
tương ứng với chúng. So sánh chúng với tiếng Việt chuẩn và tiếng Hán trung đại để biết đặc
trưng của chúng từ 3 góc độ là thanh mẫu, vận mẫu
4
và thanh điệu. Theo kết quả so sánh, chúng
tôi chia các âm Hán Việt thành 6 nhóm:
(Ở đây tôi lấy cách phân chia từ vào 6 nhóm theo vận mẫu làm ví dụ. Cách chỉ ví dụ là:
[chữ Hán tương ứng với âm đó] âm trong CĐBK: âm theo tiếng Việt tiêu chuẩn (âm đúng theo
quy luật tương ứng với hệ thống ngữ âm tiếng Hán trung đại) )

Nhóm A1: Những âm trong CĐBK giống với âm theo tiếng Việt chuẩn và âm đó là âm
theo đúng quy luật.
VD: [歌] -a / /: -a / / (-a / /)

Nhóm A2: Những âm trong CĐBK khác với âm theo tiếng Việt chuẩn nhưng cả hai âm đó
đều là âm theo đúng quy luật.
VD: [周] -âu /ə(w/: -u /u/ (-âu /ə(w/, -u /u/, -ưu /w/)
Nhóm B1: Những âm trong CĐBK giống với âm theo tiếng Việt chuẩn nhưng âm đó là âm
không theo đúng quy luật.
VD: [号] -iêu /iew/: -iêu /iew/ (-ao / w/)
Nhóm B2: Những âm trong CĐBK khác với âm theo tiếng Việt chuẩn và cả hai âm đó là
âm không theo đúng quy luật.
VD: [合] -iêp /iep/: -ơp /əp/ (-am/-ap / m/,/ p/)

4
Thanh mẫu và vận mẫu là thuật ngữ của ngữ âm học tiếng Hán tương đương với phụ âm đầu và vần trong tiếng
Việt.
Nhóm C: Những âm trong CĐBK là âm theo đúng quy luật mà âm theo tiếng Việt chuẩn
thì không đúng.
VD: [進] -ân /ə(n/: -iên /ien/ (-ân /ə(n/)
Nhóm D: Những âm trong CĐBK là âm không theo đúng quy luật mà âm theo tiếng Việt
chuẩn thì đúng.
VD: [泰] -ơi /əj/: -ai / j/ (-ai / j/)

Dưới đây là kết quả đối chiếu các âm Hán Việt trong CĐVK với âm theo tiếng Việt
chuẩn và hệ thống ngữ âm tiếng Hán trung đại. Tôi xin sử dụng ký hiệu phiên âm theo Shimizu
(2007).



Như đã thấy trong bảng kết quả đối chiếu trên, về cả 3 mặt thanh mẫu, vận mẫu và thanh

điệu, đều có một xu hướng là đa số từ thuộc vào A1. Điều đó chứng tỏ rằng âm Hán Việt có cơ
sở là hệ thống ngữ âm tiếng Hán trung đại, nên tính vững chắc của chúng rất cao. Tiếp theo là
những từ thuộc vào nhóm B1, những từ này từ thời đó đến bây giờ không theo đúng quy luật mà
theo âm quen dùng.
Ở đây vẫn còn 53 từ thuộc vào các nhóm còn lại, nhóm A2, B2, C và D. Trong 53 từ đó
có 40 từ có thể giải thích lý do biến đổi âm là phương ngữ Nam bộ.

3. NHỮNG TỪ CÓ ÂM CÓ THỂ CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ
3.1. Biến thể ngữ âm trong phương ngữ Nam bộ
Trần Thị Ngọc Lang cho rằng giữa hai phương ngữ; phương ngữ Bắc bộ và phương ngữ
Nam bộ có những từ mà “một trong hai từ là biến thể ngữ âm của từ kia” (1995: 59). Trong âm
Hán Việt trong CĐBK của tôi cũng có những âm trùng nhau với thí dụ mà Trần Thị Ngọc Lang
đưa ra. Dưới đây tôi xem xét những từ như thế.
3.1.1 Âm chính
a/ /: i/i/ thinh [青] (tr.15, d.19), sanh [生] (tr.14, d.22), chánh [正] (tr.16,
d.15), chánh [政] (tr.4, d.4)
VD: sanh [生]
“Sanh ư Quảng-đông, tử tại Hà-nội, gia-quan ư Triều-tuiến [tiên].” (tr.14, d.22)
Đây là câu người Trung Quốc bình luận về lễ tang trọng thể của người Hà Nội. Âm “-
anh” xuất hiện ở một chỗ nữa là trang 23 dòng thứ 37, đố cũng là một câu trong bài thơ: “Thị
thánh-hiền vi vạn thế sanh dân” [是聖賢爲万勢生民]. Trong văn xuôi thì có một chỗ từ này
xuất hiện nhưng ở chỗ đó lại dùng am “-inh”: trang 23 dòng thứ 23 có câu “D.C.G sinh ra”. Petit
dictionnaire française-annamite
5
ghi là “naître: sanh (sinh ra)”, “naissance: sự sinh (sanh) ra”
(tr.477), dùng cả 2 âm.
[生] là âm vần Canh (Khai, Tam). Trong những vần nhiếp Ngạnh có một đối lập là tam
đẳng (âm có giới âm /j/) và nhị đẳng (âm không có giới âm /j/). Nhưng trong tiếng Việt chỉ có
giới âm duy nhất là /w/, nó cách xa với /j/ rất nhiều, vì thế người Việt Nam đọc âm không có giới
âm /j/ bằng nguyên âm rộng hơn, đọc âm có giới âm /j/ bằng nguyên âm hẹp hơn để giữ đối lập

đó. Vần “-anh” và “-inh” là một trong những đối lập đó. Theo quy luật thì phải đọc [生] là “sinh”
vì [生] là âm tam đẳng. Sự lẫn lộn vần này là một hiện tượng phá đối lập này.

a/ /: ô/o/ bổn[本] (tr.21, d.41)
VD: “2. Thiện-bổn huyện, 10 tổng, 88 xã, thôn, trang, trại.” (tr.21, d.41)
Trong tác phẩm này cả 2 âm “bổn” và “bản” đều xuất hiện. Ở trang 24 dòng thứ 10 có
câu “Tâm giả nhân chi bản dã [心者人之本也]” . Hiện nay cũng có một số từ có âm là “bổn”
6

nhưng chủ yếu là “bản”. Tuy nhiên trong từ điển Việt-Bồ-La
7
ghi là “bổn” (tr.53), “nhịt bổn”

5
Trương Vĩnh Ký 1884 “Petit dictionnaire française-annamite” Imp. de la Mission; Imp. C. Ardin, 1937. Sau đây tôi
xin gọi tắt là “Petit dic.”.
6
Trung Tâm Từ Điển Học 2007 “Từ Điểm Tiếng Việt” NXB Đà Nẵng (Sau đây gọi tắt là TĐTV) có từ “bổn phận
[ ]” trên trang 137.
7
Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Dỗ Quang Chính dịch 1991 “Từ điển An nam- Lusitan-La tin” NXB khoa học xã
hội; Arexandre de Rhodes 1651 “Dictionarivm Annamitivm Lvsitanvm, et Latinvm” Sau đây gọi tắt là từ điển
VBL.
(tr.553) và trong Petit dic. thì ghi là “essence: bổn-tính, căn-bổn” (tr.325) . Hơn nữa Từ điển từ
ngữ Nam bộ
8
cũng ghi là “bổn” (tr. 198).
âu/ə(w/: u/u/ châu [周] (tr.9, d.13)
VD: “Cái hồ Tây ở tại huyện Vĩnh-thuận, phía tây thành Hà-nội; kể châu-vi nó được 20 dặm,
nước sâu từ 1 thước cho đến một trượng; thuở xưa tên nó kêu là Lảng-bạc.” (tr.9, d.13)

[周] là âm vần Vưu (Khai, Tam), cả âm “-âu” cả âm “-u” đều là âm theo quy luật. Nhưng
TĐTV chỉ ghi là âm “chu” thôi. Còn “Tự Điển Việt-Hoa-Pháp” của Gustave Hue ghi là “châu
vi” (tr. 147) và Petit dic. ghi là “circonférence: vòng tròn (châu-vi. c
9
)” (tr. 204).

ơ/ə/: â/ə(/ chơn [真] (tr.27, d.13)

nhơn[人] (tr.22, d.12)

nhơn [仁] (tr.12,
d.31)

nhơn [因] (tr.3, d.3)
VD: nhơn [人]
“Tỉnh nầy là hùng tỉnh thứ nhứt [nhất] Bác-kì [Bắc-kì]: ruộng-nương tốt, nhơn-vật thạnh
[thịnh], buôn-bấn [buôn-bán] lớn, chơi-búa đông.” (tr.22, d.12)
Như “công-nhân” (tr. 23, d. 25), “Tâm giả nhân chi bản dã” (tr. 24, d.10), ở chỗ khác thì
đọc chữ [人] là “nhân” hết. [人] là âm vần Chân (Khai, Tam). Cách viết của những âm thuộc vào
vần Chân hay bị lẫn lộn. Không chỉ ở trong CĐBK mà còn trong từ điển VBL cũng vậy
10
. Petit
dic. cũng ghi là “amitié: ngãi-nhơn” (tr. 35).
Cũng có thể hiểu rằng biến âm này xảy ra do kiêng gọi thụy hiệu của Nguyễn Phúc
Lan(1635-1648) là Nhân chiêu vương [仁昭王] (Ngô Đức Thọ 1997:121).

ơ/ə/: a/ / thới [泰](tr.24, d.19)

giái [械](tr.6, d.35)
VD: giái [械]

“Lo rèn khí-giái, lập binh.” (tr.6, d.35)
[械] là âm Giai vần (Khai, Nhị), vần theo quy luật là “-ai”. Có nghĩa là âm giái [

] là âm
theo đúng quy luật, còn âm theo tiếng Việt chuẩn, “-ơi” là âm không theo quy luật.
Âm này bị kiêng vì âm này trùng với tên của vợ chúa Nguyễn Phúc Nguyên (tại vị 1614-
1635) là Nguyễn Thị Giai [阮氏佳]. Thời đại nhà Nguyễn có khuynh hướng kiêng âm giống với
âm tên húy
11
, nên có khả năng là vào thời đó ngoài trừ “giai”, người ta kiêng âm “giái” nữa, và
đọc chệch là “giới”, rồi âm đó được giữ lại đến hiện nay.
Từ điển VBL cũng ghi là “khí giái” (tr. 367) và Petit dic. ghi là “arme: khí-giái (giới.
T
12
)” (tr. 59), theo cách hiểu của T.V.Ký thì âm “giới” là âm theo phương ngữ Bắc bộ.

ơ/ə/: ư// thơ [書] (tr.10, d.11)
VD: “Kể lấy được thơ thấy ba Hớn ở Bác-ninh mời qua một bữa chơi cho biết xứ.” (tr.10,
d.11)
Có khả năng là vì âm “thư” trùng với tên của Trương Thị Thư [張氏書] là vợ của
Nguyễn Phúc Thụ (tại vị 1725-1738) nên người ta kiêng dùng âm “thư” mà đọc “thơ”.

8
Huỳnh Công Tín 2007 “Từ điển từ ngữ nam bộ” NXB Khoa học và xã hội (Sau đây gọi tắt là TĐNB)
9
Ký hiệu “c” có nghĩa là “caractères chinois (expression en caractères chinois)” (Petit dic.), tức là từ ngữ gốc Hán.
10
Xin hãy tham khảo Shimizu (1999: 65-70)
11
Thực ra không có lệnh kiêng âm gần húy nhưng trên thực tế có một số âm gần húy đã bị kiêng như “Huế” (Nguồn

gốc của “Huế” là “hóa” của Thuận Hóa. Âm “hóa” bị kiêng vì giống âm húy “hoa” của mẹ vua Thiệu Trị, Hồ Thị
Hoa.)
12
Ký hiệu “T” có nghĩa là “expression tonkinoise” (Petit dic.), tức là âm theo phương ngữ Bắc bộ.
Petit dic. ghi là “lettre: thơ (thư, T.)” (tr.434), theo cách hiểu của T.V. Ký thì âm “thư” là
âm theo phương ngữ Bắc bộ.

ư//: â/ə(/ nhựt [日] (tr.7, d.14)

nhứt [一] (tr.3, d.17)
VD: nhựt [日]
“Sáng ra chúa-nhựt [chủ-nhật] xem lễ tại nhà đức thầy.” (tr.7, d.14)
Âm “nhựt” xuất hiện ở hai chỗ khác nữa. Một chỗ là trang 25 dòng thứ 26 “Nhựt-nam
ngươn [nguyên] chúa [chủ] thần bút”, còn một chỗ kia là ở trang 23 dòng thứ 38 có một câu
trong văn vần là “đức dữ nhật tân”.
Từ điển VBL ghi là “nhịt”, “nhệt” (tr. 553), còn Petit dic. ghi là “jour: ngày (nhựt. c)”,
“journal: nhựt-trình, nhựt-báo” (tr.424).

ươ/ə/: a/ / xang [昌] (tr.13, d.5)

tràng [場] (tr.31, d.29)
VD: xang [昌]
“Nam-xang nước lụt lắm ốc nhồi (lồi)” (tr.13, d.5)
Từ [昌] xuất hiện ở trong ba địa danh. Nhưng ở trong hai địa danh kia thì đọc “xương”
như “Thọ-xương” (tr.9, d.35), “Kiến-xương” (tr.21 d.34).
Âm [昌] là âm Dương vần (Khai, Tam) Như nhiếp Ngạnh, nhiếp Đãng cũng có đối lập
giữa âm có giới âm /j/ và âm không có giới âm /j/. Âm theo quy luật thì đọc âm có giới âm /j/ là
“-ương” và âm không có giới âm /j/ là “-ang”. Đọc [昌] là “xang” là một hiện tượng phá đối lập
này.
Cũng có khả năng là âm này cũng chịu ảnh hưởng của việc kiêng huy. Con trai của Lê

Thái Tông (tại vị 1433-1442) là Lê Khắc Xương [黎克昌].
3.1.2. Thanh điệu
hỏi/ sắc xí [侈] (tr.14, d.21)
VD: “Việc tang-tế hay làm trọng-thể xa-xí quá.” (tr.14, d.21)
[侈] có âm Xương mẫu (Thứ Thanh), Thượng thanh, thanh điệu theo quy luật là thanh
hỏi. Trong 12 âm Thứ Thanh, Thượng thanh có 5 âm không theo đúng quy luật và trong đó 4 âm
là thanh sắc như “xí [侈]”, nhưng 4 âm còn lại đó thì thuộc vào nhóm B1.
Petit dic. cũng ghi là “luxe: sự xa-xí” (tr. 442).

nặng/ sắc lúc [録] (tr.7, d.4)
VD: “Rồi cầm ở lại dùng cơm với người, có cố Mĩ (P. Landais) là thầy chính sở Hà-nội
và cố Phước (P. Bonfils) là kí-lúc người đồng bàn trò-chuyện vui-vẻ lám [lắm].” (tr.7, d.6)
Petit dic. ghi là “secrétaire: thơ-kí [thư-kí], kí-lục” (tr.618). Nhưng trong “Poème Kim
Vân Kiều Truyện” (T.V. Ký 1875) Ký phiên âm [録] là “lúc” như “Phong tình cổ lúc còn truyền
sử xanh” [風情古録群傳史


](tr.13).

ngã/ sắc miễu [廟] (tr.6, d.3)
“Ngoài cửa có cái hồ Hoàn-gươm [Hoàn-Kiếm] rộng-lớn; giữa hồ lại có cái cù-lao nhỏ-
nhỏ [nho-nhỏ] có cất cái miễu Ngọc-sơn, cây cối im-rợp huyền-vũ coi tươi-tốt.” (tr.6, d.3)
[廟] có âm Minh mẫu (Thứ Trọc), Khứ thanh, thanh điệu theo quy luật là thanh nặng.
Thanh ngã trong âm xuất hiện trong CĐBK “miễu” và thanh sắc trong âm theo tiếng Việt chuẩn
“miếu”, cả hai đều là âm không theo đúng quy luật.
“Miễu” được ghi trong TĐNB (tr.828) và Petit dic. cũng ghi là “temple: chùa-miễu” (tr.
651), “pagode: chùa, miễu, đền, tháp” (tr.502).
3.2. Chữ húy
Có những 24 từ trong 40 từ có âm chịu sự ảnh hưởng của phương ngữ Nam bộ có thể
biến thể ngữ âm do hiện tượng kiêng dùng chữ húy:

Châu [周] (tr.9, d.13), thơ [書] (tr.10, d.11), hiệp [

] (tr.27, d.17), ngãi [義] (tr.14, d.34),
giái [械] (tr.6, d.35), tấn [進] (tr.9, d.37), thinh [青] (tr.15, d.19), thới [泰] (tr.24, d.19), bửu [寶]
(tr.26, d.26), huỳnh [黄] (tr.29, d.15), kiểng [景] (tr.5, d.29), ngươn [元] (tr.25, d.26), xang [昌]
(tr.13, d.5), võ [武] (tr.5, d.18), thiềng [城] (tr.14, d.3), chơn [真] (tr.27, d.13), nhơn [人] (tr.22,
d.12), nhơn [仁] (tr.12, d.31), nhơn [因] (tr.3, d.3), phước [福] (tr.12, d.19), ngạt [月] (tr.26,
d.26), thoại [瑞] (tr.19, d.16), thiệt [実] (tr.23, d.21), qườn [拳] (tr.15, d.27).
Có một số nhà nghiên cứu cho rằng con cháu chúa Nguyễn là vua triều đình Nguyễn, vì
thế có nhiều trường hợp âm húy trong đời chúa Nguyễn tồn tại lâu dài và trở thành một yếu tố
quan trọng của phương ngữ Nam bộ (Ngô Đức Thọ 1997: 180, Trần Thị Ngọc Lang 1995 :61),
nhưng trong CĐBK không chỉ có âm kiêng húy vào thời đại chúa Nguyễn và triều đình Nguyễn
mà còn những âm kiêng vào thời đại khác như là triều đình Trần, Lê, Mạc v.v Hơn nữa, trong
CĐBK T.V. Ký biểu hiện một từ bằng cách phiên âm cả âm kiêng húy cả âm không kiêng húy.
Có nghĩa là ông biết rằng người ta không cần kiêng nguyên dạng của âm đó vào thời đó nữa
nhưng cứ dùng âm kiêng húy. Vì vậy có khả năng là âm húy dễ được bảo tồn trong phương ngữ
Nam bộ.
VD: kiểng [景]
“Đã nên là một kiểng sơn-thủy quá vui quá đẹp; phải mà sửa-soạn bồi-bổ cho hẳn-hoi, thì
lại càng ra xinh ra đẹp hơn nữa bội phần.” (tr.5, d.29)
Trong CĐBK, tôi có thể thấy cả 2 dạng là “cảnh” và “kiểng”. Có hai chỗ ghi niên hiệu
Cảnh hưng; một chỗ là “cảnh hưng” (tr.9, d.25), một chỗ kia là “kiểng hưng” (tr.21, d.25)
Âm này trùng với tên húy Cảnh [煚] của Trần Thái Tông [陳太宗] (tại vị 1225-1258),
nên có khả năng là do việc kiêng húy âm “cảnh” thành “kiểng”.
Petit dic. ghi là “paysage: cảnh sơn-thủy” (tr.515), “parterre: vườn hoa, sân kiểng (cảnh)
” (tr.510).
3.3. Những âm có thể phản ánh âm thanh thực tế trong phương ngữ Nam bộ
3.3.1. Âm chính mất đối lập âm dài và âm ngắn
Có một số âm khác với âm theo tiếng Việt chuẩn cho biết hiện tượng nguyên âm ngắn
hợp nhất với nguyên âm dài.

ơ/ə/: â/ə
(
((
(
/
chơn [真] (tr.27, d.13), nhơn [人] (tr.22, d.12), nhơn [仁] (tr.12, d.31), nhơn [因] (tr.3,
d.3)
Có một số âm được ghi bằng “-ơn” trong CĐBK mà âm theo tiếng Việt chuẩn thì phải
được ghi bằng “-ân”. Nhưng không phải là nhất định như vậy mà là mỗi từ được viết bằng cả “-
ơn” lẫn “-ân”, và không thấy nguyên nhân nào để xảy ra sự phân biệt hai vần này. Tuy nhiên,
còn từ Thuần Việt có vần trùng với vần này thì ông nhất quán viết bằng “-ơn” (VD: chơn thì đi
dép (tr.8, d.15) v.v ), Vì vậy có thể là thường viết bằng “-ơn” theo cách phát âm của mình mà
đối với âm Hán Việt thì có ý thức đến âm theo quy luật, nên cũng có chỗ dùng chữ theo âm quy
luật.
VD: chơn [真]
“Đời Hùng-vương là bộ Cửu-chơn; đời Triệu võ-đế là quận Cửu-chơn.” (Trang 27 dòng
thứ 13)
Cũng có thời đại không dùng âm này để kiêng húy, nhưng đó là âm kiêng huý vào thời
vua Thành Thái (tại vị 1889-1906), có nghĩa là thời đại sau CĐBK. Vì thế có thể nói rằng biến
thể ngữ âm này đã xảy ra mà không liên quan đến âm kiêng huý.
Từ điển VBL ghi rằng “chên” (tr.102) còn Petit dic. ghi rằng “naïvement: chơn-chất (c)”
(tr.477).
a/



/: ă/


 (

((
(
/
Bác [北] (tr.19, d.23), đác [得] (tr.25, d.2), khác [刻] (tr.25, d.36), sác [色] (tr.14, d.26)
Những từ có âm theo tiếng Việt chuẩn là “ă” mà trong CĐBK dùng “a”. Hiện tượng “ă”
thành “a” này cũng có thể xảy ra do dấu phụ bị xóa trong quá trình biên soạn hoặc in ấn. Nhưng
không có dấu thanh điệu và dấu phụ nào khác hay bị rơi như “ă”, nên tôi không nghĩ rằng hiện
tượng này chỉ xảy ra vì lý do trên.
Trong phương ngữ Nam bộ, trước âm cuối /j/ và /w/, đối lập âm dài “a” và âm ngắn “ă”
biến mất (Huỳnh Công Tín 2007: 48). Trong âm thuần Việt cũng có ví dụ như thế là “ra mát
quan lớn” (tr.4, d.2), “lám” (tr.13, d.20) v.v Như hiện tượng đó, có khả năng là trước âm cuối
khác cũng không có sự biến mất của đối lập âm dài và ngắn rõ ràng.
VD: bác [北]
“Tỉnh Hải-dương ở phía đông đất Bác-kì, có núi-non sông-biển, tốt thế hiểm địa lám
[lắm]. ” (tr.19, d.23)
Từ “bắc [北]” được dùng rất nhiều lần trong CĐBK và cũng có chỗ ghi là “bác” như
trang 5 dòng thứ 17, trang 7 dòng thứ 29 v.v còn có chỗ ghi là “bắc” như trong chủ đề trang 3,
trang 8 dòng thứ 28 v.v Xem CĐBK được thu vào Bằng Giang 1994
13
thì tất cả đều đã được
sửa thành “bắc”.
3.3.2. Biến mất giới âm /w/
VD: ngạt [月]
“ngoài cửa động có đề thơ lại có hiệu 寶天洞主大順三年二月Bửu[Bảo]-thiên-động-
chúa-đề. Đại-thuận tam niên nhị ngạt. Vân vân…” (tr.26, d.26)
Theo quy luật thì cách đọc từ [月] phải đọc là “nguyệt”. Nhưng do kiêng húy của họ
ngoại của nhà Trần mà [月] đã được đọc chệch thành “ngoạt” (Ngô Đức Thọ 1997: 49). Từ điển
VBL ghi rằng “ngǒật”, “ngǒệt” (tr. 532) và Petit dic. ghi rằng “lune: mặt trăng, trăng, (nguyệt, c
ngoạt, c)” (tr. 441).
Có khả năng là vì trong phương ngữ Nam bộ, giới âm /w/ không được phát âm (Huỳnh

Công Tín 2007:48

Hoàng Thị Châu 1989:94) , nên chữ “o” bị rơi.
3.3.3. Thanh ngã và thanh hỏi thành một
VD: ngủ [五]
“Cửa ngủ môn xuất nhập đạo cung môn,” (tr.24, d.30)
Xem bản Bằng Giang 1994 thì chỗ này được sửa thành thanh ngã như “cửa ngũ môn”
(tr. 283).
Trong CĐBK có một số âm có thanh hỏi mặc dù theo âm tiếng Việt chuẩn thì đáng lẽ
được đánh dấu ngã. Ngoài trừ ví dụ trên, cũng có ví du khác là “mảng-cầu” (tr.26, d.1), “giờ thứ
1 rưởi” (tr.30, d.3) v.v

13
Đây là bản CĐBK được đánh máy lại theo bản “Bulletin de la sociestee des Études indochinoise” 1929 .,Tome,
No3, pp.5-35 (bản quốc ngữ ), pp.37-76 (bản tiếng Pháp, Trương Vĩnh Tống dịch). Ở đây, những sự sai lầm được
sửa theo cách chính tả tiếng Việt chuẩn.

4. KẾT LUẬN
Sau khi phân tích âm Hán Việt được thu thập từ CĐBK như trên, tôi xin đưa ra kết luận
sau:
1) Chữ quốc ngữ của T.V. Ký đã có hệ thống khá đầy đủ đến mức so sánh với hệ thống chữ
quốc ngữ hiện nay cũng không có nhiều sự khác biệt. Mặc dù ông là người miền Nam và tự
mình hiểu rõ về đặc trưng của phương ngữ của mình, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến
cách chính tả của mình mấy.
2) Thông qua kết quả so sánh âm Hán Việt xuất hiện trong CĐBK với âm trong tiếng chuẩn và
hệ thống ngữ âm tiếng Hán trung đại, có thể thấy được tỉ lệ tương ứng của âm Hán Việt và hệ
thống ngữ âm tiếng Hán trung đại khá cao.
3) Tuy nhiên xem xét kỹ thì vẫn có thể thấy được những chỗ mà T.V. Ký đã dùng âm khác với
âm trong tiếng Việt chuẩn hoặc hệ thống ngữ âm tiếng Hán trung đại. Và những âm đó có
yếu tố gần với phương ngữ Nam bộ hiện nay. Có thể những âm đó phản ánh những đặc trưng

của phương ngữ Nam bộ vào thời đó. Những đặc trưng đó gồm ba trường hợp như sau:
trường hợp thứ nhất là dùng biến thể ngữ âm, trường hợp thứ hai là chữ huý, còn trường hợp
thứ ba là những âm phản ánh âm thanh được phát âm trên thực tế.
Thông qua việc phân tích âm Hán Việt trong tác phẩm CĐBK tôi đã chứng minh được
rằng âm Hán Việt trong tác phẩm của T.V. Ký có những yếu tố phản ánh âm trong phương ngữ
Nam bộ. Sau này tôi sẽ áp dụng các đặc trưng mà tôi đã làm sáng tỏ trong bài viết này vào cả từ
thuần Việt để mở rộng phạm vi nghiên cứu. Và tôi sẽ tham khảo các tác phẩm khác của T.V. Ký
và các tư liệu đương thời để làm sáng tỏ tình hình phương ngữ Nam bộ vào cuối thế kỷ 19. Tôi
rất mong công trình nghiên cứu này có thể góp phần hiểu rõ toàn bộ lịch sử phương ngữ Nam bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
Bằng Giang 1994 “Sương mù trên tác phẩm Trương Vĩnh Ký” NXB Văn học
Bùi Khánh Thế 1998 “Từ tiếng Sài Gòn đến tiếng nói thành phố Hồ Chí Minh” Trần Văn
Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình “Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh II Văn
học” NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Đào Duy Anh 1950 “Hán-Việt từ-điển” NXB Minh Tân
Gustave Hue 1971 “Tự Điển Việt-Hoa-Pháp” Nhà sách Khai-trí ;Imp. Trung Hòa, 1937
Hoàng Thị Châu 1989 “Tiếng Việt trên các miền đất nước (phương ngữ học)” NXB Khoa
học xã hội
2004 “Phương ngữ học tiếng Việt” NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Huỳnh Công Tín 2007 “Từ điển từ ngữ nam bộ” NXB Khoa học và xã hội
KONDO Mika, Lệ Ngọc Chánh Tín 2010 “Âm Hán Việt trong phương ngữ Nam bộ Việt Nam
vào cuối thế kỷ 19” Hội thảo quốc tế về nghiên cứu so sánh nhân văn Đài Việt năm 2010,
Trường Đại Học Thành Công, Đại Loan, 17/10/2010
Lê Ngọc Trụ 1972a “Chánh-tả Việt-ngữ” Nhà sách Khai-Trí
1972b “Việt Ngữ chánh-tả tự vị” Nhà sách Khai-Trí
Ngô Đức Thọ 1997 “Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại” NXB Văn Hóa
Nguyễn Văn Ái, Lê Văn Đức, Nguyễn Công khai 1987 “Sổ tay phương ngữ Nam bộ” NXB Cửu

long
Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính dịch 1991 “Từ điển An nam- Lusitan-La tin”
NXB khoa học xã hội; Alexandro de Rhodes 1651 “Dictionarivm Annamitivm Lvsitanvm, et
Latinvm”
Trần Thị Ngọc Lang 1995 “Phương ngữ Nam bộ” NXB Khoa Học Xã Hội
Trung Tâm Từ Điển Học 2007 “Từ điển tiếng Việt” NXB Đà Nẵng
Trương Vĩnh Ký 1881“Chuyến đi Bắc kỳ năm ất-hợi (1876)” P.J.Honey dịch và soạn 1982
“Voyage to Tonking in the year of At-hoi(1876)” University of London
1875 “Poème Kim Vân Kiều Truyện” Bản in nhà nước

Tài liệu tiếng Pháp
Henri Maspero 1912 “Études sur la phonétique histrorique de la langue annamite. Les
initiales” BEFEO, t. XII.
Trương Vĩnh Ký 1883 “Gammaire de la langue Annamite” Bản in nhà-hàng C.guilland et
martinon
1884 “Petit dictionnaire française-annamite” Imp. de la Mission; Imp. C. Ardin,
1937
1894 “Cours d’Annamite parlé (vulgaire)” Imp. Nouvelle; Nhà in Duc-Luu-
Phuong, 1937

Tài liệu tiếng Nhật
HIRAYAMA Hisao 1967 “Ngữ âm của tiếng Hán trung đại” (中古漢語の音韻) USHIJIMA
Tokuji, KOSAKA Jyunichi, TODO Akiyasu “Ngôn ngữ -Tập luận văn Trung Quốc 1-”,
Taisyukan-syoten
KONDO Mika 2010 “Cách đọc Hán Việt ở miền Nam Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 -thông qua
“Chuyến đi Bắc-kì năm Ất-hợi (1876)” của Trương Vĩnh Ký-”
(19世紀後半のベトナム南部における漢越音

Trương Vĩnh Ký “Chuyến đi Bắc-kì năm Ất-
h


ợi(1876)”

), Luận văn tốt nghiệp, Khoa tiếng Việt, Trường Đại Học Osaka
MINEYA Toru 1972 “Nghiên cứu cách đọc Hán Việt” (越南漢字音の研究), Pháp nhân
Toyo bunko
SHIMIZU Masaaki 1999 “Âm Hán Việt trong từ điển Alexandre de Rhodes” (Alexandre de
Rhodesの辞書に見るベトナム漢字音について) “Đông Nam Á –lịch sử và văn hóa-” No.28
2007 “Giơi thiệu khái quát tình hình điều tra các phương ngữ tiếng Việt và các
ngôn ngữ Việt-Mường” (ベトナム語諸方言及びベト ムオン諸語調査概況) Linguistic
circle for the study of Eastern Eurasian languages, Trường Đại Học Aoyamagakuin, 23/12/2007

Tài liệu tiếng Trung
Vương lực 1958 “Nghiên cứu Hán Việt” (漢越語研究) “Tập luận văn lịch sử tiếng Hán”
pp.290-406, NXB Khoa học

SUMMARY

Sino-Vietnamese phonology in Truong Vinh Ky's "Chuyến đi Bắc-kỳ năm Ất-
hợi (1876)"


Kondo Mika
Osaka University, Japan

In this paper I analyzed Sino-Vietnamese words contained in the work “Chuyến đi Bắc-kỳ năm
ất-hơi(1876)” written by Truong Vinh Ky in 1876.

The author of this work, Truong Vinh Ky, who was from the Mekong delta region, was an
intellect known as a journalist, an interpreter, a linguist, and so on, during the French colonial

period. In his work, there are some words with different spellings from modern Vietnamese. It is
probable that they reflect phonological features of the tongue he spoke, the language of the
Southern Vietnamese.

First, I collected 707 Sino-Vietnamese syllables from the work. Second, I compared these
syllables with the corresponding sounds of Middle Chinese, which are regarded as the origin of
Sino-Vietnamese sounds, and the sounds of modern standard Vietnamese. Third, the sounds
supposed to be influenced by the dialect were analyzed.

This study concludes as follows:

1) His writing shows us that the system of quốc ngữ (the official language), the Vietnamese
writing system based on Latin alphabets, was already almost the same as what we see today.

2) Sino-Vietnamese sounds correspond well to sounds of Middle Chinese.

3) Some Sino-Vietnamese words do not have stable spellings because they were pronounced
differently in Southern Vietnamese. There are three cases: first case is phonological variation of
Southern Vietnamese, second case is maintenance of the sounds which were changed in order to
avoid taboo words, and third case is reflection of the sounds which the Southern Vietnamese
pronounced.



×