Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

BÁO CÁO KHOA HỌC " NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 17 trang )



1
NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG GỢI Ý
CHÍNH SÁCH
ThS. Chu Khánh Lân
Học viện Ngân hàng
Giá cả hàng hóa thế giới đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008 trước khi giảm
mạnh do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đây là một trong những
yếu tố khiến cho lạm phát của Việt Nam duy trì ở mức thấp trong năm 2009. Tuy nhiên, kể
từ đầu năm 2010 trở lại đây, giá cả hàng hóa đã tăng cao đột biến cộng với việc mức độ
mở cửa cao của nền kinh tế Việt Nam (tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP lớn hơn 150%) đã
khiến chi phí nguyên vật liệu đầu vào của những ngành sản xuất sử dụng hàng nhập khẩu
tăng lên, tạo áp lực tăng giá trong nước. Bài viết nhằm phân tích nguyên nhân dẫn tới
lạm phát cao tại tại Việt Nam trong những năm gần đây và một số gợi ý chính sách.
1. NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
1.1. Chính sách kinh tế theo đuổi mức tăng trưởng cao
Do sự chậm lại trong quá trình cải cách kinh tế từ năm 1996 và tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á năm 1997, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam cuối những năm 1990 đã chững lại đi kèm với hiện tượng thiểu phát trong giai
đoạn từ năm 1999 đến năm 2001. Nhằm khôi phục đà tăng trưởng kinh tế, Chính phủ
Việt Nam đã thực hiện liên tiếp chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ
(CSTT) theo hướng nới lỏng; chi Ngân sách Nhà nước (NSNN), tỷ lệ đầu tư trên GDP,
cung tiền (M2) tăng liên tục (xem Hình 1). Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc
dân (GDP) đạt mức trên 7%; tuy nhiên, đi kèm với mức tăng trưởng này là lạm phát
tăng cao nhất từ năm 1996 trở lại, ở mức 9,5% vào năm 2004.
Hình 1. Tăng trưởng GDP và tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư trên GDP giai đoạn 1998-
2010

Nguồn: ADB statistics



2
Sau khi kiềm chế lạm phát thành công xuống mức 6,6% vào năm 2006 (trong khi
tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt mức cao là 8,2%), Chính phủ Việt Nam đã định
hướng tiếp tục theo đuổi chính sách kinh tế tăng trưởng cao nhằm nhanh chóng hoàn
thành mục tiêu kế hoạch 5 năm (2006- 2010). Tỷ lệ đầu tư bắt đầu vượt xa tỷ lệ tiết
kiệm, đi kèm với chi NSNN tăng cao lên mức gần 30% GDP, NSNN liên tục chịu
thâm hụt, cung tiền gia tăng mạnh. Tỷ lệ đầu tư/GDP tăng lên 43% cho thấy tăng
trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào tăng đầu tư. Đặc biệt, cung tiền tăng
từ 33,59% lên 46,12% trong năm 2007 do luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp tăng
đột biến, trong khi hiệu quả can thiệp trung hòa của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) là không cao; cùng với đó là tăng trưởng tín dụng đạt mức 53,9% do hậu quả
của chính sách mở rộng tín dụng thiếu kiểm soát. Kết quả tất yếu là tăng trưởng kinh
tế đạt mức cao nhất trong vòng một thập kỷ trở lại, đạt mức 8,5%, đi kèm lạm phát ở
mức 2 con số vào năm 2007, mở đầu cho một giai đoạn kinh tế vĩ mô đầy biến động
gần đây.
Hình 2. Tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp từ năm 1998 đến 2010

Nguồn: IMF World Economic Outlook
Hình 2 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm dần qua các năm đi cùng với sự tăng
lên của tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2000 đến 2005. Giảm thất nghiệp xuống
mức tự nhiên, Chính phủ đã có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong khi vẫn duy trì
tỷ lệ lạm phát trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên vào
khoảng 5%, thì việc Chính phủ cố gắng tăng tỷ lệ lao động đã không đem lại hiệu quả
như mong đợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2005 tới 2007 chỉ tăng nhẹ, còn lạm
phát lại nhích dần qua các năm.
Từ năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cùng một lúc chịu sự tác động từ các bất ổn
trong nước và quốc tế. Cụ thể, bắt đầu từ nửa đầu năm 2008 lạm phát trong nước tăng
đột biến, cộng với tình hình thiếu hụt thanh khoản trong hệ thống ngân hàng khiến cho
Chính phủ phải đặt nhiệm vụ chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu.



3
Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách vừa mới đạt được chưa lâu thì những dư chấn từ
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lại tác động dữ dội đến kinh tế trong nước, cộng
với hậu quả của chính sách thắt chặt tiền tệ có phần quá mức trong giai đoạn trước đó
đã khiến cho nền kinh tế rơi vào trạng thái giảm phát trong những tháng cuối năm
2008. Mặc dù chịu tác động bởi những khó khăn cộng hưởng như vậy, nhưng kết thúc
năm 2008 và 2009, nền kinh tế Việt Nam vẫn “cán đích an toàn” với tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế đạt mức tương ứng là 6,3% và 5,32% và lạm phát ở mức 19,90% và 6,52%. Để
tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong các năm tiếp theo, Chính phủ đã thực hiện
CSTK và CSTT nới lỏng thông qua các gói kích cầu; chi NSNN vượt ngưỡng 30%
GDP, chênh lệch giữa tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư được nới rộng ra gần 10% GDP, cung
tiền và tín dụng tăng trưởng mạnh. Hậu quả của CSTK mở rộng là sự gia tăng thâm
hụt ngân sách và tăng nợ công (xem Hình 4), tạo áp lực lớn lên nền kinh tế khi các
khoản nợ đến hạn trong tương lai.
Hình 3. Tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
giai đoạn 1998-2010

Nguồn: ADB statistics
Tóm lại, trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, Chính phủ đã theo đuổi tăng trưởng
kinh tế ở mức cao, dường như vượt quá tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam. Mô hình
tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng đầu tư, đặc biệt thông qua tăng trưởng tín dụng và
chi tiêu của khu vực kinh tế Nhà nước đi kèm với thâm hụt NSNN, trong khi hiệu quả
đầu tư ngày càng giảm. Cơ cấu trong tăng trưởng kinh tế đã dịch chuyển từ khu vực
công nghiệp vốn là nền tảng cho sự phát triển kinh tế giai đoạn trước đây sang khu vực
dịch vụ (xem Hình 3) cho thấy tiềm năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam dựa trên
sản xuất công nghiệp đã bị chững lại. Cộng với những biến động bất lợi của nền kinh
tế thế giới như khủng hoảng tài chính, suy thoái kép và nợ công tăng cao, chính sách
theo đuổi tăng trưởng cao đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều hệ lụy, đặt ra

bài toán nan giải cho bộ máy điều hành nền kinh tế.


4
1.2. Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Khi nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng cao từ năm 2001 tới năm
2006 cùng việc hội nhập vào nền kinh thế giới thông qua việc trở thành thành viên của
WTO vào năm 2006, thì Chính phủ Việt Nam nên có những bước đi thận trọng trong
điều hành vĩ mô, việc bảo đảm ổn định kinh tế- xã hội phải là ưu tiên hàng đầu. Có thể
nhìn nhận một thực tế là những năm qua, việc phối kết hợp giữa các công cụ chính
sách ở nước ta còn khá nhiều vấn đề nổi cộm, thậm chí chồng chéo, vô tình làm mất
hiệu lực của nhau nhằm tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô.
Hình 4. Vay nợ Chính phủ ròng, giá trị nợ ròng và tổng nợ từ năm 2001 đến 2010

Nguồn: IMF World Economic Outlook
Để ổn định kinh tế vĩ mô thì rất cần một sự phối hợp hài hòa giữa điều hành
CSTK và CSTT, kể cả về thời điểm và liều lượng của hai chính sách này. Tuy nhiên,
trong vòng 5 năm trở lại đây, điều hành chính sách kinh tế vĩ mô không đạt được yêu
cầu này. Chẳng hạn, trong một số giai đoạn, Chính phủ luôn đặt mục tiêu kiểm soát
lạm phát, song các CSTT và tài khóa ít gắn kết nhau để hướng tới thực thi tốt mục tiêu
này, mà thậm chí lại còn gây trở ngại lẫn nhau. Cụ thể, dù nền kinh tế Việt Nam trải
qua lạm phát cao vào nửa đầu năm 2008, Chính phủ vẫn thực hiện CSTK theo hướng
mở rộng, chi NSNN đạt 51,8% dự toán chi NSNN, tăng 26,26% so với cùng kỳ năm
trước, trong khi đó CSTT lại được điều hành theo hướng thắt chặt, M2 chỉ tăng 3,31%
so với cuối năm 2007. Hệ quả là hệ thống ngân hàng Việt Nam chịu áp lực thanh
khoản, đẩy lãi suất huy động và cho vay lên cao, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp. Nửa sau năm 2008, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái
do hệ quả của CSTT thắt chặt và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới,
CSTT lại được sử dụng để kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại, cung tiền tăng tới
20,70% so với cuối năm 2007. Như vậy, trong cùng một năm, lượng tiền trong lưu

thông đã bị thu hẹp rồi mở rộng với tốc độ mạnh, khiến cho thị trường tiền tệ và thị
trường vốn rơi vào tình trạng căng thẳng, rối loạn.


5
Trong khi CSTT bị sử dụng quá mức để chống lạm phát và suy giảm kinh tế, thì
CSTK không có sự điều chỉnh linh hoạt tương ứng. Sự thiếu hiệu quả trong trao đổi
thông tin và thực hiện chính sách được đề cập đến như là một nguyên nhân của thực tế
này. Hơn nữa, việc Chính phủ phát hành trái phiếu để tăng chi tiêu công đã dẫn tới sự
phân bổ vốn không hiệu quả giữa các khu vực trong nền kinh tế; đặc biệt là việc sử
dụng vốn trái phiếu chính phủ thiếu hiệu quả tại các tập đoàn kinh tế Nhà nước- nơi
vốn dĩ không có sự linh hoạt trong môi trường kinh tế vĩ mô biến động như các doanh
nghiệp tư nhân, không thể hiện tốt vai trò là tấm đệm cho nền kinh tế khi nền kinh tế
gặp những cú sốc. Ngoài ra, việc tăng cường phát hành trái phiếu Chính phủ còn khiến
cho mặt bằng lãi suất của nền kinh tế tăng lên, gây khó khăn cho việc vay vốn duy trì
và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như làm giảm đi
lượng vốn huy động dùng để cho vay của hệ thống ngân hang, khiến hiệu quả điều
hành CSTT của NHNN bị hạn chế phần nào. Việc bội chi NSNN ở mức cao (xem hình
4) ngay cả trong thời kỳ có lạm phát cũng đã phần nào làm giảm hiệu quả của CSTK
lẫn CSTT khi Chính phủ cần thực hiện các chính sách kìm chế lạm phát.
Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1998- 2010
Năm
Tăng GDP
% Tiết kiệm
% Đầu tư
Lạm phát
M2 growth
% Chi NSNN
1998
5.8%

23.77%
29.05%
9.20%
25.57%
20.34%
1999
4.8%
27.35%
27.63%
0.10%
39.28%
21.21%
2000
6.8%
31.25%
29.61%
-0.60%
56.25%
22.59%
2001
6.9%
31.30%
31.17%
0.80%
25.53%
24.37%
2002
7.1%
32.53%
33.22%

4.00%
17.65%
24.16%
2003
7.3%
31.49%
35.44%
3.00%
24.94%
26.43%
2004
7.8%
33.46%
35.47%
9.50%
29.45%
26.19%
2005
8.4%
34.70%
35.57%
8.40%
29.74%
27.30%
2006
8.2%
35.11%
36.81%
6.60%
33.59%

27.55%
2007
8.5%
35.19%
43.13%
12.60%
46.12%
29.41%
2008
6.3%
31.24%
39.71%
19.90%
20.31%
27.73%
2009
5.3%
29.25%
38.13%
6.52%
28.99%
31.80%
2010
6.8%
30.95%
38.88%
11.75%
33.30%
30.66%
Nguồn: ADB statistics

Trong năm 2010, khi tình hình lạm phát có xu hướng giảm đi thì nhằm đạt được
mức tăng trưởng cao như mục tiêu đề ra là 6,5%, Chính phủ đã tiến hành nới lỏng
CSTK và CSTT; chi NSNN đạt 30,66% GDP; M2 tăng 33,3% (theo công bố của
ADB) và tăng 25,3% (theo công bố của NHNN), cao hơn mức chỉ tiêu đặt ra là 20%;
tương tự, dư nợ tín dụng tăng 29,81%, cao hơn mức chỉ tiêu đặt ra là 25%. Hệ quả của
việc theo đuổi tăng trưởng cao thông qua sử dụng hai chính sách mở rộng là lạm phát
tăng cao trở lại vào cuối năm 2010 cho tới giữa năm 2011; mặc dù vậy, chi NSNN 6
tháng đầu năm 2011 vẫn tăng 33,03% so với cùng kỳ năm trước, lại một lần nước tạo
áp lực lên việc điều hành CSTT.


6
Qua phân tích có thể nhận thấy, mức sản lượng thực tế của Việt Nam đã ở gần
mức sản lượng tiềm năng, trong khi năng suất lao động và đổi mới khoa học kỹ thuật
chưa có bước chuyển đổi mạnh mẽ, thì việc Chính phủ gia tăng chi tiêu không đem lại
nhiều hiệu quả. Khi mức sản lượng nhỏ hơn nhiều so với mức sản lượng tiềm năng thì
việc Chính phủ gia tăng chi tiêu sẽ làm tăng sản phẩm quốc dân; ngược lại, khi mức
sản lượng đã đạt gần mức tiềm năng thì việc cố gắng duy trì mức sản lượng cao hơn
mức sản lượng tiềm năng sẽ gây ra lạm phát trong nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam
không hấp thụ và sử dụng hiệu quả lượng vốn đầu tư lớn đã được thể hiện ở tốc độ
tăng trưởng GDP chậm lại và chỉ số ICOR tăng liên tiếp trong các năm trở lại đây (hệ
số ICOR của Việt Nam trong các năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 6,58; 8,03 và
6,2, theo CIEM). Điều này cũng đồng nghĩa với sự mất cân đối giữa lượng tiền trong
nền kinh tế và sản lượng hàng hóa dịch vụ được tạo ra, lạm phát cao xảy ra liên tiếp là
điều không thể tránh khỏi, đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng đình trệ- stagflation (xem
Hộp 1).
Hộp 1. Tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ tới sản lượng và lạm phát thông
qua mô hình AD- AS
CSTK và CSTT được thực hiện theo hướng nới lỏng liên tục trong giai đoạn năm 2008
tới 2010 nhằm phục hồi nền kinh tế vốn chịu hậu quả của suy thoái trong nước và

nước ngoài do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra (nền kinh tế đạt mức sản
lượng thấp hơn mức sản lượng tiềm năng ). Đường LM dịch chuyển sang phải do
tăng lượng cung ứng tiền thông qua CSTT nới lỏng. Đường IS dịch chuyển sang phải
do hai nhân tố chính là tăng chi tiêu Chính phủ và tăng đầu tư do giảm lãi suất thông
qua tăng cung ứng tiền tệ. CSTK và CSTT nới lỏng đẩy đường cầu đến , nền
kinh tế đạt mức sản lượng cao hơn mức sản lượng tiềm năng . Nếu quá trình mở
rộng tiền tệ và tài khóa dừng lại ở đây thì nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh về mức sản
lượng tiềm năng và lạm phát không xảy ra. Thực tế xảy ra đối với nền kinh tế Việt
Nam là chính sách theo đuổi tăng trưởng kinh tế cao liên tiếp được sử dụng (tăng
trưởng tín dụng, và thâm hụt NSNN đều ở mức cao trong suốt hai năm 2009 và
2010) để cố gắng duy trì mức sản lượng tại .
Hình 5. Tác động của CSTK và CSTT mở rộng tới sản lượng và giá cả của nền
kinh tế Việt Nam giai đoạn từ năm 2009 tới 2011


7

Tác động của quá trình này tới nền kinh tế gồm hai ảnh hưởng. Thứ nhất, vì tăng
trưởng tín dụng và đầu tư của Nhà nước tăng cao, hiệu quả đầu tư giảm sút do nền kinh tế
không hấp thụ được vốn và trình độ công nghệ kĩ thuật lạc hậu làm cơ cấu tín dụng
chuyển từ hoạt động sản xuất sang tập trung vào hoạt động phi sản xuất. Thứ hai, mức giá
cả tăng lên dẫn đến kỳ vọng về lạm phát tăng cao trong công chúng, dẫn tới lãi suất huy
động và cho vay dần tăng lên nhằm bảo đảm mức lãi suất thực cho nhà đầu tư. Những kỳ
vọng không sáng sủa về nền kinh tế và những biến động bất lợi từ nền kinh tế thế giới
khiến cho nhu cầu đầu tư và tiêu dùng giảm xuống. Độ dốc của đường tổng cầu và tổng
cung tăng lên do các yếu tố co giãn của đầu tư và sản xuất thay đổi. Khi Chính phủ thực
hiện biện pháp thắt chặt CSTK và CSTT nhằm đối phó với lạm phát bắt đầu tăng cao cùng
với tác động của việc tăng giá cả hàng hóa thế giới từ bên ngoài, đường tổng cung và tổng
cầu dịch chuyển sang trái (chi tiêu Chính phủ giảm, đầu tư tự định và biên của tư nhân
giảm do giá cả tăng, kỳ vọng về kết quả đầu tư và rủi ro trong đầu tư tăng lên). Đường

tổng cầu cắt đường tổng cung tại điểm cân bằng mới, tại đó mức giá là cao
hơn mức giá ban đầu và tại mức sản lượng thấp hơn mức sản lượng ban đầu .
1.3. Các nhân tố khác ảnh hưởng tới lạm phát của Việt Nam
Giá cả hàng hóa thế giới đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008 trước khi giảm
mạnh do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đây là một trong những
yếu tố khiến cho lạm phát của Việt Nam duy trì ở mức thấp trong năm 2009. Tuy nhiên,
kể từ đầu năm 2010 trở lại đây giá cả hàng hóa đã tăng cao đột biến (xem Hình 6) cộng
với việc mức độ mở cửa cao của nền kinh tế Việt Nam (tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP lớn
hơn 150%) đã khiến chi phí nguyên vật liệu đầu vào của những ngành sản xuất sử dụng
hàng nhập khẩu tăng lên, tạo áp lực tăng giá trong nước.
Hình 6. Diễn biến giá cả hàng hóa thế giới, giá lương thực và giá dầu thô
giai đoạn 2006- 2011


8

Nguồn: Indexmundi.com
Tỷ giá và chính sách ngoại thương cũng là những nhân tố có tác động nhất định tới
lạm phát. Trung bình hai năm 2009 và 2010, VND mất giá khoảng 10% mỗi năm so với
USD; tuy vậy, đồng nội tệ vẫn bị định giá thực cao so với ngoại tệ. Hình 7 cho thấy lạm
phát ở Việt Nam cao hơn nhiều so với CPI của Mỹ, trong khi tỷ giá danh nghĩa chỉ được
điều chỉnh tăng chậm khiến cho tỷ giá thực giảm xuống tới 0,7, làm xói mòn sức cạnh
tranh thương mại quốc tế của Việt Nam. Đầu năm 2011, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá
liên ngân hàng USD/VND từ mức 18.932 lên 20.693, tương đương tăng 9,3%; nhưng do
lạm phát tại thời điểm hiện nay vẫn ở mức cao nên tỷ giá thực vẫn ở mức thấp, chưa thúc
đẩy được hoạt động xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam hiện nay vẫn
dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên để xuất khẩu. Thu nhập từ khu vực khai thác tài
nguyên tăng lên làm tăng tiêu dùng, là tác nhân khiến mặt bằng giá cả tăng, gây khó khăn
hơn nữa cho khu vực xuất khẩu dựa trên sản xuất để tạo ra giá trị gia tăng trong sản phẩm.
Trong khi đó, việc giảm giá nội tệ đã dẫn tới giá cả hàng hóa nhập khẩu quy đổi ra

nội tệ tăng lên, làm tăng mặt bằng giá cả trong nền kinh tế thông qua cơ chế lan truyền tới
các mặt hàng có yếu tố đầu vào nhập khẩu. Tuy nhiên, cần chú ý rằng việc sử dụng chính
sách tỷ giá để kìm chế lạm phát chỉ là giải pháp phụ so với CSTK và CSTT vì mục đích
chính của chính sách tỷ giá phải là thúc đẩy hoạt động ngoại thương theo hướng có lợi cho
tăng trưởng kinh tế. Việc điều chỉnh tỷ giá là cần thiết để ổn định thị trường ngoại hối
nhưng, thời điểm tiến hành chưa thực sự hợp lý khi nền kinh tế đang chịu lạm phát ở mức
cao, làm giảm hiệu quả của các chính sách khác.
Hình 7. Diễn biến CPI ở Mỹ, Việt Nam và tỷ giá thực USD/VND hàng quý
giai đoạn 2003- 2010


9

Nguồn: Bureau of Labor Statistics, Tổng cục thống kê, Thống kê tài chính quốc tế và tính
toán của tác giả
Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng thiết yếu như điện, than, xăng, dầu được điều
chỉnh tăng theo lộ trình giá thị trường đã góp phần gây ra tình trạng lạm phát ở Việt Nam.
Thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi cũng như thời tiết diễn biến bất thường
cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn cung lương thực thực phẩm, tạo áp lực lên giá cả thị
trường.
Thực hiện chính sách tăng lương tối thiểu vào những thời kỳ xảy ra lạm phát cũng
có ảnh hưởng tới lạm phát và lạm phát kỳ vọng. Cụ thể, đầu năm 2008 lương tối thiểu
được điều chỉnh tăng từ mức 450.000 VND lên 540.000 VND trong bối cảnh lạm phát
tăng cao; hoặc đề xuất tăng lương tối thiểu từ 830.000 VND lên 1.050.000 VND vào năm
2012 khi mà lạm phát 9 tháng đầu năm 2010 là 16,63% so với cuối năm 2010. Việc tăng
lương tối thiểu sẽ có tác động tâm lý tới giá cả hàng hóa ngay trong ngắn hạn và tăng mức
lạm phát kỳ vọng của người dân trong trung và dài hạn. Đây là sự phối hợp thiếu tính
đồng bộ giữa chính sách tiền lương và CSTK, CSTT trong kìm chế lạm phát.
Yếu tố mùa vụ trong lạm phát cũng được đề cập đến như là một nhân tố tác động tới
mức gia tăng lạm phát cao từ nửa cuối năm 2010 đến nửa đầu năm 2011. Tác giả thực

hiện kiểm định Kruskal-Wallis nhằm kiểm tra yếu tố mùa vụ tồn tại trong số liệu CPI từ
khoảng thời gian tháng 01/2004 đến tháng 09/2011 với kết quả Prob thu được của thống
kê Kruskal-Wallis bằng 0,0004. Như vậy, với mức tin cậy 99%, có thể khẳng định có yếu
tố mùa vụ trong chuỗi dữ liệu lạm phát của Việt Nam. Thực hiện phân tích bằng mô hình
cộng tính để tách yếu tố mùa vụ và phương pháp lọc Hodrick-Prescott để tách thành phần
chu kỳ và xu thế của số liệu CPI thu được kết quả trình bày trong Hình 8. Yếu tố mùa vụ
trong lạm phát tăng cao trong các giai đoạn từ tháng 12 cho đến tháng 2 và tháng 5, giảm
xuống từ tháng 6 cho đến tháng 11. Ngoài ra, Hình 8 còn cho thấy xu thế tăng của lạm
phát trong giai đoạn từ năm 2006 cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái
tăng trưởng quá mức tiềm năng, dễ rơi vào tình trạng lạm phát. Thành phần chu kỳ có mối
quan hệ khá chặt chẽ với tốc độ tăng trưởng M2 với độ trễ khoảng 2 quý, khi mà NSNN


10
liên tục rơi vào thâm hụt thì việc nới lỏng CSTT sẽ có tác động mạnh làm tăng lạm phát
(đặc biệt ở hai năm 2007 và 2008).
Hình 8. Yếu tố mùa vụ, chu kỳ và xu thế trong lạm phát của Việt Nam
giai đoạn 2004- 2011

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tín dụng/GDP cao nhất so với những
nước đang phát triển ở Châu Á chỉ sau Trung Quốc. Tăng trưởng tín dụng cao không chỉ
đến từ sự mở rộng của khu vực tư nhân và khu vực nước ngoài mà còn đến từ việc mở
rộng CSTK và tăng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực, theo
báo cáo thường niên của NHNN, cho thấy tín dụng phi sản xuất đã tăng nhanh chóng từ
năm 2008, từ mức 7,63% lên lần lượt 13,2%, 20,05% vào các năm 2009 và 2010; thời
điểm cần phải thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện tình hình kinh tế
đang suy thoái. Việc tín dụng phi sản xuất tăng cao vào thời điểm đó sẽ làm giảm hiệu quả
của đầu tư, làm chậm quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế Việt Nam đồng thời là một
nhân tố gây ra lạm phát trong tương lai.

Trong những thời kỳ thắt chặt tín dụng, lãi suất cao trở thành nhân tố gây ra lạm
phát do làm tăng chi phí vay nợ của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế khả năng duy trì và
mở rộng hoạt động kinh doanh. Nếu thắt chặt tín dụng một cách quá gay gắt thì còn có thể
dẫn tới tình trạng kinh tế đình trệ đi kèm với lạm phát cao (stagflation). Khi thị trường
chứng khoán suy giảm, khả năng huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu
của doanh nghiệp gặp khó khăn, các doanh nghiệp buộc phải quay sang tín dụng ngân
hàng, chấp nhận mức lãi suất cao và phải tăng giá sản phẩm đầu ra để bảo toàn lợi nhuận.
Điều này rất đúng với tình hình kinh tế hiện tại của Việt Nam khi tăng trưởng kinh tế phụ
thuộc nhiều vào hoạt động mở rộng đầu tư thông qua kênh tín dụng ngân hàng.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI LẠM
PHÁT VIỆT NAM


11
2.1. Phương pháp, mô hình và số liệu
Để nhận diện những nhân tố tác động và đo lường mối quan hệ giữa các nhân tố và
lạm phát tại Việt Nam, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển. Các nhân tố
ảnh hưởng tới lạm phát được nhận định là cung tiền (M2), đầu tư xây dựng cơ bản
(XDCB), thâm hụt NSNN (TH), lãi suất (LS), lạm phát kỳ vọng, giá cả hàng hóa thế giới
(WP), tỷ giá (EX); trong đó, lạm phát kỳ vọng được đại diện bằng mức lạm phát trong quá
khứ. Vì các tác động của chính sách kinh tế cùng cú sốc nội sinh và ngoại sinh tới lạm
phát có độ trễ nên các biến trễ tới 1 năm được đưa vào mô hình.
Số liệu về cung tiền, lãi suất và tỷ giá được thu thập từ Thống kê tài chính quốc tế-
International Financial Statistics và báo cáo của NHNN; số liệu về lạm phát, đầu tư xây
dựng cơ bản và thâm hụt NSNN được thu thập từ Thống kê hàng tháng của Tổng cục
Thống kê; số liệu về giá hàng hóa thế giới được thu thập từ website indexmundi.com. Số
liệu để phân tích là chuỗi số liệu thời gian được thu thập theo quý từ quý 1 năm 2004 đến
quý 2 năm 2011, thời kỳ mà lạm phát luôn thường trực và ở mức cao so với thời kỳ trước
đó.
Hình 9. Chỉ số giá tiêu dùng so với tháng trước và với tháng cùng kỳ năm trước

giai đoạn 2009- 9/2011

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả
Mô hình ước lượng với CPI là biến phụ thuộc có dạng như sau:

Nhằm loại bỏ các hồi quy giả mạo trong các phương trình, tác giả thực hiện kiểm
định tính dừng Augumented Dickey- Fuller với tất cả các biến trong mô hình, độ trễ trong
kiểm định được lựa chọn theo tiêu chuẩn Schwarz Information. Kết quả cho thấy các
chuỗi số liệu lạm phát, cung tiền, xây dựng cơ bản, lãi suất, tỷ giá là không dừng nhưng
khi lấy sai phân bậc nhất của tất cả các chuỗi dữ liệu thì đều là các chuỗi dừng với mức ý


12
nghĩa 1%, 5% và 10% (xem Phụ lục 2). Vì vậy, mô hình được điều chỉnh lại có dạng như
sau:

Phương pháp Bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) được áp dụng để ước
lượng các hệ số. Các kiểm định, như Kiểm định White Heteroskedaticity về hiện tượng
phương sai sai số thay đổi, kiểm định Jarque-Bera về phân phối của phần dư và kiểm định
Breusch-Godfrey về hiện tượng tự tương quan, được sử dụng để phát hiện các khuyết tật
trong mô hình.
2.2. Kết quả mô hình hồi quy
Tác giả hồi quy lạm phát trên các biến giải thích trong cùng kỳ và các biến trễ tới
một năm. Các biến không có ý nghĩa thống kê bị loại bỏ ra khỏi mô hình, các biến có ý
nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10% được giữ lại và trình bày tại bảng 2. R-squared và
R-squared điều chỉnh lần lượt là 89% và 84%; mô hình giải thích tốt những biến động của
lạm phát tại Việt Nam. Các phương pháp kiểm định khuyết tật cho thấy, mô hình không
có khuyết tật phương sai sai số thay đổi, tự tương quan và phần dư có phân phối chuẩn
(xem Bảng 3).
Dựa trên kết quả hồi quy, tác giả đưa ra một số kết luận về các tác nhân gây ra lạm

phát ở Việt Nam trong thời kỳ năm 2004- 2011 như sau:
Tăng trưởng cung tiền có tác động làm tăng lạm phát sau một quý. Như vậy, CSTT
ở Việt Nam có độ trễ nhất định, hoàn toàn phù hợp với các lý thuyết kinh tế và thực tế
diễn ra tại Việt Nam trong thời kỳ từ năm 2004 tới năm 2011. Do thực thi CSTT cần thời
gian mới có tác động làm tăng hoặc kìm chế lạm phát nên điều hành CSTT đòi hỏi NHNN
phải có sự chủ động nhằm đưa ra các biện pháp giảm cung tiền khi lạm phát còn đang
nhen nhóm tăng; một khi lạm phát đã xuất hiện, cần phải có thời gian thì chính sách mới
đạt được hiệu quả.
Bảng 2. Kết quả ước lượng mô hình sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất
Dependent variable
D(CPI)
Method
Least Squares
Independent variable
Coefficient
t-Statistic
Prob.
C
-0,00552000
-0,63087

D(M2(-1))
0,00000023
2,786798
**
D(XDCB)
-0,00000162
-4,02049
***
D(TH)

0,00000103
2,812106
**
D(TH(-1))
0,00000111
3,393761
***
D(LS)
0,73895700
2,567806
**
D(CPI(-1))
1,16198200
5,795737
***
D(CPI(-2))
-0,43007600
-2.49455
**
D(WP)
0,09182800
2,859495
**


13
Observations
27 after adjustments
F-statistic
18,34365

R-squared
0,89074
Log likelihood
76,33387
Adjusted R-squared
0,84218
Akaike info criterion
-4,98769
Durbin-Watson stat
0,01754
Schwarz criterion
-4,55575
***, **, *: có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10%
Tăng đầu tư xây dựng cơ bản có tác động làm giảm lạm phát ngay trong quý thực
hiện. Khi Chính phủ tăng chi tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng thì có tác động trực tiếp làm
tăng sản lượng của nền kinh tế cũng như hỗ trợ gián tiếp các ngành nghề kinh tế khác phát
triển thông qua hiệu ứng lan truyền, cải thiện sự mất cân đối giữa lượng hàng hóa và
lượng cung tiền trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, tác động tích cực của tăng đầu tư xây dựng cơ bản sẽ bị triệt tiêu nếu như
đi kèm với nó là thâm hụt NSNN. Kết quả mô hình hồi quy cho thấy, thâm hụt NSNN có
tác động ngay lập tức và kéo dài khi làm tăng lạm phát trong quý hiện tại và quý sau
đó. Điều này là phù hợp với thực tế của Việt Nam khi đầu tư công bị đánh giá là kém hiệu
quả và nền kinh tế đã tiệm cận với mức sản lượng tiềm năng. Xét tới tác động của CSTK
và CSTT tới lạm phát thông qua các hệ số ước lượng cho thấy tác động của CSTK tới lạm
phát là cao hơn nhiều so với tác động của CSTT.
Lãi suất có tác động ngay lập tức làm tăng lạm phát trong quý giống như đã đề
cập ở trên. Mặc dù lãi suất cao vẫn được cho là kìm chế lạm phát nhưng thực tế tại Việt
Nam không như vậy. Lãi suất tăng cao làm tăng chi phí tài chính của doanh nghiệp vốn dĩ
phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng đồng thời làm tăng kỳ vọng lạm phát, từ đó tạo
áp lực tăng lạm phát trong nền kinh tế. Lãi suất tăng cao cũng một phần do việc gia tăng

phát hành trái phiếu Chính phủ để tài trợ cho chi NSNN. Tăng chi NSNN khiến lãi suất thị
trường tăng lên, khiến đầu tư tư nhân bị ảnh hưởng thông qua hiệu ứng chèn lấn, tác động
tiêu cực đến sản xuất và làm tăng lạm phát.
Lạm phát ở Việt Nam có quán tính cao, lạm phát ở thời kỳ trước một quý có tác
động làm tăng lạm phát ở quý sau, đồng thời công chúng có xu hướng nhạy cảm với lạm
phát trong quá khứ khi dự báo về lạm phát trong tương lai. Chỉ sau hai quý thì tác động
này mới được giảm đi một phần. Điều này chỉ ra rằng lạm phát chỉ giảm xuống khi Chính
phủ thành công trong việc duy trì lạm phát ở mức thấp trong một thời gian dài ít nhất là
hai quý. Một khi lạm phát đã xuất hiện thì việc kìm chế thành công lạm phát đòi hỏi cần
có sự phối hợp đồng bộ và có giữa CSTK và CSTT nhằm giảm lạm phát liên tục trong
thời gian nhất định thì mới đạt được kết quả.
Bảng 3. Các kiểm định khuyết tật của mô hình
White Heteroskedasticity Test:












F-statistic
1,395345
Probability
0,301420
Obs*R-squared

18,64746
Probability
0,287368










Histogram- Normality Test:




14










Jarque-Bera

0,504606
Probability
0,777009










Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:











F-statistic
0,206533
Probability
0,655248
Obs*R-squared

0,324086
Probability
0,569163










Giá cả hàng hóa thế giới tăng tác động làm tăng lạm phát trong nền kinh tế ngay
trong quý. Điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế khi nền kinh tế Việt Nam là một nền
kinh tế mở, chi tiêu dùng cho hàng nhập khẩu và chi nhập khẩu nguyên vật liệu (nhiều
hơn là máy móc thiết bị hay công nghệ để nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất) phục
vụ sản xuất đều ở mức cao. Giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng làm tăng chi phí sản xuất và
doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá bán hàng hóa đầu ra tăng nhằm bảo đảm lợi nhuận
ở mức hợp lý.
Tác động của tỷ giá tới lạm phát là không đáng kể. Lý do là tỷ giá tăng (các yếu tố
khác không đổi) làm tỷ giá thực tăng, kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, thúc đẩy
hoạt động sản xuất trong nước đã trung hòa hiệu ứng làm tăng giá cả hàng hóa trong nước.
3. GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM KÌM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ
VĨ MÔ
Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô nên là ưu tiên hàng đầu đối với Chính phủ Việt
Nam trong thời điểm hiện nay. Do Việt Nam đang rơi vào trạng thái tăng trưởng kinh tế
suy giảm đi kèm với lạm phát cao trong khi mức sản lượng của nền kinh tế đã tiệm cận
với mức sản lượng tiềm năng, các chính sách kích thích nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu
tăng trưởng ngắn hạn sẽ lại gây ra lạm phát cao trong thời kỳ sau đó. Muốn đạt được mức

tăng trưởng cao trong trung và dài hạn thì trong ngắn hạn phải ổn định nền kinh tế, đầu tư
vào nâng cao trình độ lao động, đổi mới phương thức lao động, hiện đại hóa công nghệ; từ
đó hiệu quả đầu tư mới được nâng cao, tạo tiền đề cho tăng trưởng sau này. Một khi đã
xác định được các mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ thì Chính phủ cần thực hiện các
chính sách kinh tế vĩ mô một cách kiên định tránh rơi vào tình trạng theo đuổi các mục
tiêu ngắn hạn mà bỏ qua các mục tiêu trung dài hạn. Để ổn định kinh tế trước những cú
sốc tích cực, NHNN có thể thực hiện một trong hai biện pháp sau:
Hình 10. Cú sốc tích cực trong điều kiện duy trì lãi suất cố định


15

Hình 10 và 11 miêu tả tác động của hai loại CSTT tới sản lượng và giá cả khi nền
kinh tế đối mặt với cú sốc cầu tích cực. Ban đầu đường cầu dịch chuyển sang phải tới
, khiến đường cầu tiền dịch chuyển sang đường . Nếu CSTT được điều
hành theo hướng tăng cung tiền từ tới để duy trì lãi suất, đường tổng cầu sẽ
tiếp tục dịch sang phải tới . Nền kinh tế đạt mức sản lượng và giá cả cao hơn nhưng
phải đối mặt với mức biến động cao hơn.
Hình 11. Cú sốc tích cực được trung hòa bằng CSTT

Để ổn định nền kinh tế khi đối mặt với cú sốc cầu tích cực như chi tiêu Chính phủ
tăng, giảm thuế, tiêu dùng tự định và đầu tư tăng, xuất khẩu ròng tăng…, NHNN nên thực
hiện CSTT thắt chặt (đường cung tiền dịch chuyển tới ). Lãi suất cao sẽ có tác
động lấn át hoàn toàn mức tăng của tiêu dùng và đầu tư, ngăn đường tổng cầu dịch
chuyển sang phải; nền kinh tế duy trì mức sản lượng và giá cả ban đầu trước khi xảy ra cú
sốc.


16
Chính phủ cần phải khôi phục lại lòng tin của công chúng, đặc biệt là của các nhà

đầu tư, vốn đã bị xói mòn nhiều sau một thời kỳ dài kinh doanh trong một nền kinh tế có
quá nhiều biến động. Thực tế dễ nhận ra là sụt giảm niềm tin của công chúng với sự ổn
định kinh tế vĩ mô và điều hành chính sách vĩ mô đã trở thành một trở ngại trong việc
thực hiện thành công các chính sách kinh tế vĩ mô. Duy trì nền kinh tế ổn định trong
một thời gian dài là rất cần thiết để lấy lại lòng tin của nhà đầu tư, tạo điều kiện cho
Chính phủ thực hiện các chính sách và đạt được mục tiêu đề ra trong dài hạn.
Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm CSTK,
CSTT và các chính sách khác như chính sách ngoại thương, chính sách tiền lương…
nhằm hạn chế hiện tượng các chính sách thực hiện không nhất quán, làm giảm hiệu
quả của chính sách khác như đã xảy ra trong thời gian vừa qua khi đặt áp lực lớn lên
điều hành CSTT khi mà CSTK luôn theo hướng nới lỏng. Hiệu quả phối hợp cần được
nhấn mạnh ở liều lượng của chính sách, tránh những cú sốc có thể xảy ra khi thực hiện
chính sách với liều lượng quá mạnh như trong năm 2008; và ở thời điểm thực hiện
ngay từ khâu xây dựng và hoạch định chính sách. Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các
cơ quan Chính phủ trong đó có cơ quan giữ vai trò đầu mối trong phối hợp thực thi
chính sách và trao đổi thông tin là cần thiết.
Tập trung giảm thâm hụt NSNN thông qua việc nâng cao hiệu quả đầu tư của khu
vực kinh tế Nhà nước; loại bỏ các dự án không hiệu quả; tiến hành giải thể, mua bán,
sáp nhập các doanh nghiệp nhà nước hoạt động yếu kém nhằm tập trung vốn đầu tư
vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Khi đó, hiệu quả của đầu tư công sẽ lan truyền sang các
khu vực kinh tế khác, tạo điều kiện phát triển sản xuất, gia tăng sản lượng và giảm áp
lực lạm phát. Hạn chế việc phát hành trái phiếu Chính phủ để tài trợ cho chi tiêu
NSNN cũng góp phần làm giảm mặt bằng lãi suất của nền kinh tế, giảm chi phí tài
chính và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp.
Điều hành CSTT phải quan tâm tới tác động có độ trễ của cung tiền tới lạm phát;
vì vậy, cần có sự chủ động trong điều hành CSTT cũng như có khả năng dự báo tốt
lạm phát để có biện pháp can thiệp kịp thời với liều lượng phù hợp. Khi lạm phát đã
xảy ra thì để kiềm chế thành công, NHNN cần phải thực hiện kiên định CSTT một
cách thận trọng nhằm giữ lạm phát thấp trong một thời kỳ tương đối dài do lạm phát
trong quá khứ có tác động tới lạm phát trong kỳ hiện tại. Khi nền kinh tế xảy ra lạm

phát mà NHNN mới bắt đầu tiến hành CSTT thắt chặt thông qua giảm cung tiền thì sẽ
làm lãi suất tăng lên, dẫn đến tăng lạm phát. Giảm cung tiền cần thời gian dài hơn để
kiềm chế lạm phát so với việc gây ra áp lực làm tăng lạm phát do mức lãi suất cao.
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành (2011), Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2010: Phát hiện mới từ những bằng chứng mới, Những vấn đề Kinh


17
tế và Chính trị thế giới, số 4, tháng 4/2011.
- Trịnh Thị Ái Hoa (2011), Ảnh hưởng của những hạn chế trong chính sách và điều
hành chính sách tới ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian qua, Tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế, số 395, tháng 4/2011.
- Khuất Duy Tuấn (2011), Bàn về sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách
tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 4, tháng
2/2011.
Phụ lục 1. Mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy

CPI
XDCB
TH
LS
WP
EX
M2
Mean
1,5113
24.608
16.028
0,0909

0,0447
16.858
1.260.343
Median
1,3915
21.414
13.653
0,0763
0,0571
16.081
1.182.491
Maximum
2,3041
57.291
55.624
0,1700
0,2793
20.924
2.449.745
Minimum
1,0490
8.028
293
0,0597
-0,4418
15.618
404.094
Std. Dev.
0,3646
12.185

11.324
0,0310
0,1287
1.486
685.388
Skewness
0,4351
0,8395
1,5091
1,3113
-1,7332
1,5264
0,4025
Kurtosis
1,9813
3,0200
6,0736
3,7183
8,2482
4,1610
1,8214
Observations
30
30
30
30
30
30
30
Phụ lục 2. Kiểm định tính dừng các biến sử dụng trong mô hình hồi quy

Null Hypothesis: D(CPI) has a unit root
Null Hypothesis: D(XDCB) has a unit
root
Null Hypothesis: D(TH) has a unit root
Exogenous: Constant
Exogenous: Constant
Exogenous: Constant
Lag Length: 1 (Automatic based on
SIC, MAXLAG=7)
Lag Length: 2 (Automatic based on
SIC, MAXLAG=7)
Lag Length: 2 (Automatic based on
SIC, MAXLAG=7)
Augmented Dickey-
Fuller test statistic
t-Statistic
Augmented Dickey-
Fuller test statistic
t-Statistic
Augmented Dickey-
Fuller test statistic
t-Statistic
-2,684*
-6,495***
-9,458***
Test
critical
values
1% level
-3,711

Test
critical
values
1% level
-3,711
Test
critical
values
1% level
-3,711
5% level
-2,976
5% level
-2,981
5% level
-2,981
10% level
-2,627
10% level
-2,627
10% level
-2,627
Null Hypothesis: D(LS) has a unit root
Null Hypothesis: D(WP) has a unit root
Null Hypothesis: D(M2) has a unit root
Exogenous: Constant
Exogenous: Constant
Exogenous: Constant
Lag Length: 1 (Automatic based on
SIC, MAXLAG=7)

Lag Length: 1 (Automatic based on
SIC, MAXLAG=7)
Lag Length: 1 (Automatic based on
SIC, MAXLAG=7)
Augmented Dickey-
Fuller test statistic
t-Statistic
Augmented Dickey-
Fuller test statistic
t-Statistic
Augmented Dickey-
Fuller test statistic
t-Statistic
-4,748***
-6,127***
-3,626**
Test
critical
values

1% level
-3,711
Test
critical
values

1% level
-3,711
Test
critical

values

1% level
-3,711
5% level
-2,976
5% level
-2,976
5% level
-2,976
10% level
-2,627
10% level
-2,627
10% level
-2.627
***, **, *: có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10%

×