Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Báo cáo khoa học Tìm hiểu giá trị chữ Nôm được bảo tồn trong tư liệu mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.18 KB, 18 trang )

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CHỮ NÔM ĐƯỢC BẢO TỒN TRONG TƯ LIỆU MỘC
BẢN CHÙA VĨNH NGHIÊM TỈNH BẮC GIANG

Tỳ Kheo Ni: Hạnh Tâm
1


Kho tàng mộc bản Hán Nôm Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang đang bảo tồn một di sản văn
hóa dân tộc với những văn bản đặc sắc. Tổng tập “ Yên Tử Nhật Trình” được khắc trên hai mươi
mốt bản gỗ có thể là một tác phẩm kinh điển của nền văn học chữ Nôm Việt Nam. Chữ Nôm
được sử dụng trong “ Yên Tử Nhật Trình” mang những giá trị ngôn ngữ dân tộc đặc biệt. Công
trình sáng tạo ngôn ngữ của tác phẩm góp phần tiếp nối ngôn từ tiếng Việt cổ thành chữ Nôm và
chuyển tiếp sang tiếng Việt dưới dạng ngữ nghĩa. Tiến trình của sự chuyển tiếp và dung hòa
ngôn ngữ góp phần tạo nên cơ sở ngữ nghĩa của văn học chữ Nôm và tiếng Việt ngày nay.
Văn tự trong“ Yên Tử Nhật Trình” là một trong những chất liệu sáng tạo nghệ thuật ngôn
từ. Nghệ thuật ngôn từ này đã biểu đạt thành công giá trị nhân văn về chữ “ lòng” với biểu
tượng “ sen lòng” của người Việt Nam. Nếp sống với chữ “ rèn lòng làm Bụt” đã thấm sâu vào
đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam và các cộng đồng
người Việt trên thế giới. “Yên Tử Nhật Trình” là tổng tập các tác phẩm thơ phú Nôm lớn, mang
nhiều cứ liệu sinh động, cung cấp cho người sau tư liệu cơ sở về các lãnh vực xã hội của Việt
Nam thời phong kiến, để nghiên cứu tiến trình phát triển tiếng Việt và cơ sở triết học nhân văn
của con người Việt Nam.
Người Việt Nam hôm nay đã lựa chọn hoa sen là quốc hoa của đất nước và con người Việt
Nam. Sự kiện này góp phần chứng minh giá trị chữ Nôm và ý nghĩa nhân văn “sen lòng” đã và
đang được người Việt trân trọng gìn giữ và phát huy. Tác phẩm“ Yên Tử Nhật Trình” mang
những giá trị vô giá. Bài viết chỉ nêu được một số giá trị nhỏ. Người viết mong sao ý tưởng suy
nghĩ về giá trị chữ Nôm trong tư liệu mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang được nhiều nhà
ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ quan tâm nghiên cứu.

1. BẢN KHẮC IN “YÊN TỬ NHẬT TRÌNH”
Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang đang bảo tồn một di sản văn hóa đặc biệt gồm ba nghìn không


trăm năm mươi bản khắc chữ Hán và chữ Nôm. Kho tàng mộc bản Hán Nôm này lưu trữ các nội
hàm nhân văn Việt Nam với những văn bản Hán Nôm đặc sắc.Trong số các văn bản Hán Nôm
được bảo tồn, tổng tập chữ Nôm “ Yên Tử Nhật Trình” được khắc trên hai mươi mốt bản gỗ có
thể là một văn bản chữ Nôm kinh điển của kho tàng văn tự chữ Nôm Việt Nam. Với nhận định
ban đầu về giá trị ngôn ngữ của tác phẩm “ Yên Tử Nhật Trình” , người viết tiếp tục tham khảo
bản in dập từ mộc bản để tìm hiểu các giá trị của văn bản.
Mộc bản là công trình sáng tạo nghệ thuật của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử mang tầm vóc
quốc gia dân tộc và nhân loạt. Bản khắc chữ Nôm “ Yên Tử Nhật Trình ” là tư liệu quí giá để
nghiên cứu về Việt Nam học. Bản khắc mang giá trị dân tộc đặc thù, với kỉ thuật khắc in truyền
thống lưu giữ tinh hoa phi vật thể. Kết tinh và thành tựu các công nghệ truyền thống nghề trồng
cây lấy gỗ, làm giấy, chế mực, khắc gỗ, v.v làm cơ sở cho công nghệ in ấn hiện đại, là nguồn
gốc in ấn cổ của thế giới hiện đại, cống hiến cho tiến trình phát triển văn minh của cộng đồng các
dân tộc Việt và nhân loại. Chữ Nôm là công cụ giao lưu văn minh và văn hóa của con người qua
các thời đại, hình thành phong tục tập quán và ý thức hệ Việt Nam. Những phong tục tập quán

1
Khoa Ngữ văn Đông Á, Đại học Quốc lập Cao Hùng, Đài Loan
Email:
không chỉ ảnh hưởng tích cực đến tiến trình phát triển tư duy của người Việt mà cả nhân dân các
nước trên thế giới.
Bản khắc là tư liệu sống về nghệ thuật khắc in truyền thống của những nghệ nhân Việt Nam
và nghề làm giấy Dó của người dân vùng Bắc Ninh Bắc Giang. Tổng tập “ Yên Tử Nhật Trình”
là tác phẩm văn bản Nôm của Người Việt thời Trần và thời Lê nói về lịch sử thiền học Phật giáo
Việt Nam “Trúc Lâm Yên Tử”, đồng thời là hơi thở nhân văn của dân tộc Việt Nam. “ Yên Tử
Nhật Trình” không chỉ là viên ngọc nhân văn của Việt Nam mà còn là tài sản chung của những
cộng đồng dân cư khu vực Đông Nam Á và Châu Á.
1.1. Nghệ thuật khắc in truyền thống
“Yên Tử Nhật Trình” là tác phẩm do Vua Phật thời Trần và thiền sư Chân Nguyên thời Lê
sáng tác. Nội dung cung cấp một nguồn tư liệu gốc quan trọng không riêng cho Phật giáo, mà
cho hầu hết các ngành khoa học xã hội nghiên cứu về lịch sử, đất nước, xã hội, văn hóa con

người Việt Nam thời Đại Việt.
Bản tâm của mộc bản khắc tựa đề “Yên Tử Nhật Trình ” ý chỉ con đường giác ngộ hay
hành trình giác ngộ của ba vị vua đầu triều Trần, đặc biệt là vua Phật Trần Nhân Tông. Núi Yên
Tử là ngọn núi thiêng của người dân Việt. Nơi đây các vị vua triều đại nhà Trần Việt Nam đã
sáng lập và truyền thừa dòng thiền Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử mang đậm sắc thái Việt Nam và
Á Đông.“Yên Tử Nhật Trình ” là ngọn đèn tâm sáng ngời soi rọi dòng sông “lòng trong sáng ”
của nhân văn Việt Nam. Ánh sáng này đã duy trì và tỏa sáng nền văn hóa dân tộc Việt.
Các mộc bản “ Yên Tử Nhật Trình” đều được khắc trên vật liệu là gỗ thị. Loại gỗ quý với
đặc tính mềm, mịn, dai, dễ khắc, ít cong vênh, khó nứt. Chữ được khắc nổi và khắc ngược (âm
bản) để khi in ra giấy Dó sẽ có được mặt chữ xuôi. Chữ Nôm được khắc trên hai mặt gỗ, kiểu
chữ chân phương, sắc nét. Mỗi mặt là hai trang sách. Mỗi bản khắc in “ Yên Tử Nhật Trình” là
một tác phẩm điêu khắc gỗ hoàn chỉnh.
Các mộc bản “ Yên Tử Nhật Trình” tinh xảo đến mức những người thợ khắc ngày nay đều
không dám tin là mình có thể phục chế được một bản khắc như mộc bản Vĩnh Nghiêm Bắc
Giang. Nghề khắc gỗ phát triển cùng với nghề làm giấy Dó. Nghệ thuật truyền thống khắc in và
làm giấy Dó không đơn thuần là khắc in và tạo ra sản phẩm vật thể. Nhà Chùa khắc in bản gỗ để
mong truyền bá được di sản văn hóa dân tộc. Nhà Sư một đời làm người thợ khắc in để “ rèn
lòng làm Bụt”. Người dân bình thường cung tiến tiền của để in “ Yên Tử Nhật Trình” vì muốn
làm điều báo ân báo hiếu với ông bà cha mẹ.
Riêng về truyền thống khắc in này cũng là đề tài để những nhà nghiên cứu có thể chuyên
sâu tìm hiểu về đạo lí “ tri ân báo ân, uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam”. Hơn thế nữa,
khi đối chiếu với bản khắc với bản in dập vào đầu thế kỉ hai mươi đang được lưu trữ tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam, có thể khẳng định bộ mộc bản là nguyên gốc từ khi khắc, chưa
hề sửa chữa và thay đổi. Bao nhiêu năm qua, dân tộc Việt đã trải qua hai cuộc chiến tranh chống
Pháp và chống Mỹ để dành lại quyền độc lập – tự do – dân chủ của mình. Trong bom đạn, trong
chiến tranh, các nhà Sư và người dân Bắc Giang đã đối mặt với giặc ngoại xâm, giặc dốt và giặc
đói để giữ gìn mộc bản. Mộc bản không bị thực dân Pháp tiêu hủy. Mộc bản không bị người dân
chẻ làm củi nhóm bếp. Mộc bản giữ trong lòng linh hồn ngôn ngữ và văn hóa Việt vượt qua mọi
nguy nan để tồn tại cùng dân tộc. Không ít những người tham gia giữ gìn mộc bản đã qua đời
nhưng con cháu họ, người Việt Nam hôm nay cũng sẽ học theo ông cha mình để gìn giữ di sản

văn hóa dân tộc.
Từ năm 1897 đến năm 1917, thực dân Pháp đã lập chế độ “ bảo hộ ” cai trị Việt Nam và các
xứ Đông Dương. Chúng đã áp dụng chính sách bần cùng hóa nhân dân Việt Nam về kinh tế, áp
bức về tinh thần và nô dịch về văn hóa. Ở mọi thời điểm, chữ quốc ngữ còn là dân tộc còn. Thực
dân Pháp dùng nhiều thủ đoạn tiêu hủy ngôn ngữ Nôm, đồng thời thủ tiêu tinh thần và truyền
thống văn hóa của dân tộc Việt. Số phận của những bản khắc “ Yên Tử Nhật Trình” trước 1932
khó được an toàn. Việc tổ chức khắc bản in “ Yên Tử Nhật Trình” vào năm 1932 chắc chắn là
một việc làm cấp bách và đầy ý chí gìn giữ và truyền bá di sản văn hóa dân tộc. Nghệ thuật khắc
in truyền thống không chỉ lưu truyền một ngành nghề mà còn gìn giữ tinh thần và ý chí bất khuất
của một dân tộc.Việc duy trì hoạt động ấn loát kinh sách được tiến triển song hành với việc bảo
tồn và phát huy giá trị ngôn ngữ và văn hóa .
1.2. Tiêu đề “ Yên Tử Nhật Trình”
Các nhà nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn chuyên về Hán Nôm và Thiền thường chọn
tiêu đề của văn bản này là “ Thiền Tông Bản Hạnh”, một tổng tập thơ chính trong tổng tập “Yên
Tử Nhật Trình” để làm tiêu đề. Một công trình nghiên cứu, phiên âm, chú giải về “Yên Tử Nhật
Trình” của nhà nghiên cứu chữ Nôm Hoàng Thị Ngọ xuất bản vào năm 2009 cũng lấy tựa đề “
Thiền Tông Bản Hạnh” đặt tên cho tập “Yên Tử Nhật Trình”.
Tác phẩm thơ Nôm “ Thiền Tông Bản Hạnh” là một tác phẩm chính trong tổng tập “ Yên
Tử Nhật Trình”, rất có thể các bản in về “ Yên Tử Nhật Trình” trước năm 1932 chọn tiêu đề là
“ Thiền Tông Bản Hạnh” chứ không phải là “ Yên Tử Nhật Trình”.Năm 2010, sau khi cùng với
các chuyên viên văn hóa của sở văn hóa tỉnh Bắc Giang tiếp cận, nghiên cứu và kĩ thuật số hóa
kho tư liệu mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang, chúng tôi y cứ theo bản khắc để xác định “
Yên Tử Nhật Trình” làm tiêu đề của văn bản Nôm .Văn Bản “Yên Tử Nhật Trình” được khắc tại
chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang năm 1932 là bản khắc tái bản lần thứ ba đang được bảo tồn hoàn
chỉnh. Thứ tự trong tổng tập bản khắc “ Yên Tử Nhật Trình” gồm lời dẫn Yên Tử nhật
trình,Thiền tông bản hạnh, Yên Tử nhật trình, Thiếu thất phú, Thiền tịch phú.
Tiêu đề tác phẩm thường được khắc ở vị trí bản tâm. Trong bản khắc lời dẫn Yên Tử Nhật
Trình thì tiêu đề khắc ở bản tâm là “ Yên Tử Nhật Trình”.Trong đó văn bản thơ Nôm lục bát
“Thiền tông bản hạnh” đã được chính hoà thượng Chân Nguyên viết về lịch sử dòng thiền “ Trúc
Lâm Yên Tử ”. Trong lời dẫn bản khắc, tỳ kheo Thanh Hanh cho biết: Bản khắc “ Yên Tử Nhật

Trình ” tại chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang năm 1932 y cứ vào bản in sưu tầm được. Bản sưu tầm
được là văn bản in từ bản khắc do các vị sư chùa Hoa Yên núi Yên Tử chủ trì in khắc năm 1805.
Bản khắc in của các vị Sư chùa Hoa Yên khắc đã bị mất, vì vậy tỳ kheo Thanh Hanh đã tổ chức
khắc mộc bản “ Yên Tử Nhật Trình ” tại chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang năm 1932 để lưu truyền
rộng rãi cho nhân dân.
Người trực tiếp chấp bút lời dẫn bản khắc tại chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang năm 1932 là vị
tỳ kheo tự Thanh Hanh đã ghi thời gian bắt đầu của công trình khắc in là tháng 3 năm 1932. Có
hai giả thiết trong việc khắc tiêu đề: một là bản khắc trước đó đã chọn “Yên Tử Nhật Trình” làm
tiêu đề; hai là sư Thanh Hanh quyết định không theo tiêu đề “Thiền Tông Bản Hạnh” mà chọn “
Yên Tử Nhật Trình” làm tiêu đề cho văn bản. Nếu giả thiết một là đúng thì chẳng có gì thảo luận
thêm; nếu giả thiết hai là đúng thì chúng ta cần đặt vấn đề tại sao không chọn tiêu đề “Thiền
Tông Bản Hạnh” mà chọn tiêu đề “ Yên Tử Nhật Trình” ?
Y cứ vào nội dung bản khắc, chúng ta có thể nhận định việc sư Thanh Hanh chọn “ Yên Tử
Nhật Trình”hay chọn “Thiền Tông Bản Hạnh” làm nhan đề đều có sự suy xét và cân nhắc. Tiêu
đề của lời dẫn tổng tập văn bản “ Yên Tử Nhật Trình” là “ Yên Tử Sơn Trần Triều Thiền Tông
Chỉ Nam Truyền Tâm Quốc Ngữ Hạnh”. Tiêu đề này cho chúng ta lời giải thích tại sao tổng tập
văn bản được chọn tên là “ Yên Tử Nhật Trình”. Nội dung của “ Thiền Tông Bản Hạnh” trong “
Yên Tử Nhật Trình” là kim chỉ nam của thiền Trúc Lâm Yên Tử được viết bằng chữ Nôm, chữ
quốc ngữ của người Việt. Văn bản thơ Nôm “ Thiền Tông Bản Hạnh” trong “ Yên Tử Nhật
Trình” là văn bản do thiền sư người Việt sáng tác. Ngôn ngữ và nội dung văn bản Nôm này hoàn
toàn khác với “ Yếu chỉ thiền tông ” của các ngôn ngữ khác. Hơn thế nữa ngoài văn bản chính “
Thiền Tông Bản Hạnh” còn có thêm các văn bản phụ khác vì vậy chọn tiêu đề “ Yên Tử Nhật
Trình” là hợp lí hơn.
Xét về giá trị nội dung, bối cảnh sáng tác và lịch sử của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử thì
tựa đề “ Yên Tử Nhật Trình” là tựa đề có thể biểu đạt hết ý nghĩa nội hàm của văn bản. Nội
dung của “ Yên Tử Nhật Trình” không chỉ là yếu chỉ của thiền Phật giáo. Yên Tử Nhật Trình
chính là “Con đường giải thoát giác ngộ”, nếp sống nhân văn mà các vị vua Phật Việt Nam thời
Trần đã nhận thấy và truyền bá cho người dân Việt.
Bản khắc theo văn bản của các vị Sư chùa Hoa Yên cho chúng ta suy luận sự chỉnh sửa và
phụ thêm của bản khắc sẽ không nhiều bởi lẽ người xưa vốn có truyền thống “ tôn trọng di sản

của các bậc tiền bối”, họ không thể vô cớ, tùy tiện thêm hay bớt những gì của tiền nhân để lại, có
chăng là sự cố gắng tìm những chữ nghĩa thích hợp thay thế cho những con chữ đã bị mất trong
văn bản. Tuy nhiên con chữ dễ dàng bị mất trên bản khắc nhưng vẫn được lưu giữ trên bản in, vì
vậy dường như không có sự chỉnh sửa con chữ, nếu có sự thay đổi là sự đưa thêm vào bản khắc
các tác phẩm đã sưu tầm. Bản khắc “ Yên Tử Nhật Trình” y cứ vào bản in để khắc, chứ không
dựa vào bản khắc gỗ vì vậy sự thay đổi mặt chữ là điều không thể xảy ra.Bản sưu tầm thường là
bản in trên giấy Dó vì vậy nếu thất lạc hay giấy bị rách thì sẽ mất một vài chữ ở vị trí góc giấy,
hoặc mất nguyên cả vài dòng, nửa trang giấy hay cả trang giấy ít khi mất một hai chữ trong một
câu. Việc khắc sửa hoặc bù vào những chữ đã mất chỉ có thể xảy ra ở thời gian bảo tồn về sau,
còn trong thời gian khắc in thì có thể khẳng định bản khắc thường khắc đúng theo bản in.
Văn bản chữ Nôm in bằng giấy Dó từ bản khắc “ Yên Tử Nhật Trình ” chính là tác phẩm “
Thiền Tông Bản Hạnh” được nghiên cứu và lưu truyền trước đây. Theo cứ liệu hiện được bảo
tồn tại chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang thì văn bản có nhan đề là “ Yên Tử Nhật Trình ” chứ không
phải là “ Thiền Tông Bản Hạnh”. Về mặt tư liệu nghiên cứu, chúng ta cần phải y cứ vào dữ liệu.
Trong thực tế tiếp cận văn bản, nhận thấy bản in giấy Dó “ Yên Tử Nhật Trình ” do cán bộ ngành
văn hóa Bắc Giang thực hiện vào năm 2010 từ mộc bản Vĩnh Nghiêm Bắc Giang rõ và đầy đủ
nội dung văn bản hơn các bản in điện tử “ Thiền Tông Bản Hạnh” khác.
Về lịch sử phát triển ngôn ngữ và lịch sử phát triển tư tưởng của Phật giáo Trúc Lâm Yên
Tử và văn hóa dân tộc Việt, việc chọn “ Yên Tử Nhật Trình ” làm tiêu đề là điều tất yếu vì nội
dung của văn bản nói về lịch sử phát triển của một thiền phái Phật giáo Việt Nam tại quần thể
núi Trúc Lâm Yên Tử. Kim chỉ Nam của thiền Trúc Lâm Yên Tử chính là triết lí sống “ rèng
lòng làm Bụt ” của người Việt Nam. Những nét đặc trưng trên hoàn toàn khác biệt với thiền tông
của Phật giáo các nước khác. Nếu tiếp tục dùng tiêu đề “ Thiền Tông Bản Hạnh” thì theo thời
gian, thế hệ trẻ Việt Nam và những người quan tâm đến thiền học trên thế giới sẽ dễ ngộ nhận và
cho rằng “ Thiền Tông Bản Hạnh” cũng giống như các tác phẩm “ Thiền Tông Yếu Chỉ ” của các
nước khác. Việc kế thừa, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc thiết thật và hữu hiệu nhất
chính là sự điều chỉnh kịp thời. Văn bản chữ Nôm “ Yên Tử Nhật Trình ” đã có y cứ rõ theo bản
khắc, vì vậy văn bản cần được giới thiệu với tiêu đề “ Yên Tử Nhật Trình ” chứ không phải là “
Thiền Tông Bản Hạnh” như trước đây .


2. GIÁ TRỊ VĂN BẢN
Chữ Nôm là công cụ ngôn ngữ giao lưu văn minh và văn hóa của người Việt. Công cụ ngôn
ngữ này đã góp phần hình thành hình thái văn hóa văn minh lúa nước của con người Việt Nam
qua các thời đại. “ Yên Tử Nhật Trình” không chỉ ảnh hưởng tích cực đến tiến trình phát triển tư
duy của người Việt, mà còn tác động đến sự phát triển tư duy của nhân dân các nước trên thế
giới theo chiều hướng tích cực. “ Yên Tử Nhật Trình” đang được lưu giữ nguyên vẹn cùng với
nguồn sống phát triển toàn diện của Việt Nam hôm nay.
Bản khắc “Yên Tử Nhật Trình ”giúp các nhà nghiên cứu có thêm nguồn sử liệu quý giá về sự
phát triển của ngôn ngữ Việt. Cụ thể là sự phát triển của chữ Nôm trong lịch sử quá trình phát triển
của hệ thống văn tự Việt Nam. Âm Tiếng Việt từ thời Việt cổ với chữ Việt cổ đã được ghi chép lại
phần nào bằng chữ Nôm. Chữ Nôm hình thành có hệ thống và phát triển mạnh trong dòng văn học
Việt Nam. Chữ Nôm đi vào lòng dân với các thể loại thơ Nôm lục bát và lục bát biến thể dễ nghe dễ
nhớ. Điển hình trong “Yên Tử nhật trình”, chữ Nôm đã thể hiện tốt vai trò chức năng của một ngôn
ngữ độc lập và hoàn chỉnh. Chức năng ngôn ngữ độc lập của chữ Nôm chính là cơ sở tạo nên ngữ
nghĩa của tiếng Việt hiện nay.
Sự tìm hiểu giá trị văn bản của “ Yên Tử Nhật Trình” trong bài viết này chưa thể đi sâu
nghiên cứu chi tiết các lãnh vực ngôn ngữ. Việc nghiên cứu sâu về các giá trị ngôn ngữ còn chờ
đợi sự nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học. Bài viết chỉ có thể nêu một số suy nghĩ về những
khả năng có thể khai thác nghiên cứu từ tư liệu bản khắc chữ Nôm. Những suy nghĩ của người
viết sẽ không đủ tính thuyết phục về mặt nghiên cứu, chỉ như viên đá nhỏ rơi vào mặt nước
mong gây sự chú ý của các nhà nghiên cứu về khoa học xã hội nhân văn.
2.1. Cầu nối giữa tiếng Việt cổ và tiếng Việt hiện nay
Các bản khắc Yên Tử Nhật Trình bằng chữ Nôm là tư liệu gốc để nghiên cứu chức năng cầu
nối của chữ Nôm giữa tiếng Việt Cổ và Tiếng Việt hiện đại. Trong bốn mươi hai trang chữ, chỉ
có trang chữ đầu tiên và một nửa trang chữ cuối cùng là lời tựa và lời kết là văn của người chịu
trách nhiệm thực hiện bản khắc được khắc chữ Hán. Hai trang chữ này cần phải dịch âm đọc
Hán Việt và nghĩa tiếng Việt, ngoài ra bốn mươi trang chữ còn lại là chữ Nôm không cần chuyển
dịch âm đọc tiếng Việt mà không cần dịch nghĩa tiếng Việt, nếu đọc đúng theo mạch văn chữ
nôm thì tiếp cận được ngữ nghĩa văn bản. Khi phổ cập cho nhiều người đọc thì chỉ cần giải thích
phương ngữ của một số từ nhưng không cần phiên dịch vì chữ Nôm tự thân chính là chữ quốc

ngữ của người Việt trong thời kì đầu. Người đời nay không biết chữ Nôm nhưng khi nghe lời
văn Nôm vẫn dễ dàng hiểu được nội dung .
Chữ Nôm là công cụ ngôn ngữ giúp người Việt tích lũy trí tuệ và truyền thừa trong cộng
đồng xã hội. Chữ Nôm được hình thành trong môi trường văn hóa văn minh lúa nước sông
Hồng, sinh mạng chữ Nôm và sinh mạng văn hóa Việt Nam liên quan và ảnh hưởng qua lại một
cách mật thiết. Ngôn ngữ quan hệ mật thiết với sự tư duy của con người nên tìm hiểu giá trị về
ngôn ngữ như chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, ngữ dụng, v.v thì sẽ sáng tỏ được nếp tư duy của
người Việt trong mọi lãnh vực của cuộc sống.
Văn tự, ngữ nghĩa và âm vị của “Yên Tử Nhật Trình” là một mắc xích trung gian quan
trọng trong quá trình phát triển tiếng Việt. Quá trình phát triển tiếng Việt bắt đầu từ chữ Việt cổ
đến giai đoạn thu nhận nguồn chữ Hán. Tiếp theo là quá trình sáng tạo chữ Nôm và hình thành
tiếng Việt trên cơ sở phiên âm la tinh, chuyển tải ngữ nghĩa của tổng thể hòa nhập của tiếng Việt
cổ, tiếng Hán, Hán Nôm, Hán Việt, thuần Việt và từ ngữ tiếp nhận từ tiếng các nước trên thế
giới.
Vốn chữ Nôm “Yên Tử Nhật Trình” là cứ liệu giúp người nghiên cứu ngôn ngữ tìm hiểu
được lịch sử phát triển tiếng Việt và sự ảnh hưởng qua lại giữa tiếng Việt với các ngữ hệ khác
trong khu vực Đông Nam Á ở thời kì đầu kỉ nguyên cho đến thế kỉ thứ XV.Sự tồn tại của tổng
tập “Yên Tử nhật trình” chứng minh chữ Nôm không phải là một loại “tử ngữ”mà là một “sinh
ngữ”. Sinh mạng của “sinh ngữ” chữ Nôm được tiếp tục bảo tồn và phát huy trên cơ sở tiếng
Việt hiện đại. Nếu Việt Nam không bị Pháp xâm lược, rất có thể chữ Nôm sẽ tiếp tục phát triển
công năng ngôn ngữ dân tộc với sinh mạng ngôn ngữ độc lập.
Khi chữ Nôm không được tiếp tục sử dụng trong các loại văn bản của xã hội Việt Nam,
người ta cho rằng chữ Nôm đã bị mai mốt. Thật tế cho thấy, sinh mạng ngữ nghĩa và ngữ dụng
của chữ Nôm vẫn tiếp tục được duy trì dưới hình thức chữ Việt phiên âm theo kí tự la tinh. Ngày
nay, khi tiếp cận bản khắc Yên Tử Nhật Trình, nếu tiếp cận đúng ngữ cảnh và ngữ nghĩa của chữ
Nôm thì lời văn Nôm mang ý nghĩa trong sáng rõ ràng dễ hiểu mà không cần phải giải thích
nhiều.
Điều thú vị là trong một cuộc hội thảo khoa học về “ Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang và
Thiền phái Trúc Lâm trong quá trình phát triển Phật Giáo Việt Nam”, nhà nghiên cứu ngôn ngữ
Nguyễn Văn Xuyền đã có bài viết tái hiện ngữ cảnh một số trích đoạn văn bản “ Yên Tử Nhật

Trình ” chữ Nôm dưới hình thức văn bản chữ Việt Cổ. Đồng thời “ Yên Tử Nhật Trình ” đã
được một số nhà nghiên khác khảo cứu chuyển viết âm đọc “Yên Tử Nhật Trình” bằng tiêu đề “
Thiền Tông Bản Hạnh ”ra tiếng Việt hiện đại. Những công trình nghiên cứu trên cho chúng ta cơ
sở khẳng định chữ Nôm là cầu nối giữa chữ Việt Cổ và chữ Việt hiện đại. Chữ Nôm đã và đang
duy trì ngữ nghĩa và ngữ dụng của chữ Việt Cổ suốt từ quá khứ cho đến hiện tại .
Chữ Việt hiện đại sử dụng kí tự phiên âm la tinh nhưng ý nghĩa của ngôn từ chủ yếu vẫn là
ngữ nghĩa của chữ Nôm. Chữ Nôm ở những thế kỉ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa thế kỷ XIX luôn
đóng vai trò chuyển tải và biểu đạt nếp tư duy của người Việt. Tiếng Việt theo kí hiệu phiên âm
la tinh thay thế chữ Nôm. Chữ Việt thực hiện được chức năng thay thế kí hiệu mặt chữ Nôm
nhưng phải dựa vào ngữ nghĩa có sẵn của chữ Nôm mới có thể tiếp tục duy trì chức năng ngôn
ngữ của tiếng Việt. Nói cách khác tiếng Việt hiện đại mà người Việt đang sử dụng là một ngôn
ngữ có xác chữ Việt mang hồn chữ Nôm. Tiếng Việt viết theo kí tự phiên âm la tinh nhưng ghi
lại âm đọc của chữ Nôm, vì vậy có thể nói chữ Nôm tuy không được dùng trong văn bản hành
chính nhưng ngữ nghĩa chữ Nôm vẫn được tiếp tục sử dụng và phát huy chức năng ngôn ngữ
trong lớp áo chữ Việt hiện đại. Ngày nay, chúng ta có thể tiếp cận tất cả các chữ Nôm trong văn
bản Nôm “ Yên Tử Nhật Trình” và viết ra tiếng Việt một cách dễ dàng vì ngữ nghĩa và ngữ dụng
của chữ Nôm cũng chính là ngữ nghĩa và ngữ dụng của tiếng Việt.
Chúng ta không có được tư liệu âm thanh của người Việt cổ nhưng từ tác phẩm chữ Nôm
“Yên Tử Nhật Trình” có thể cho chúng ta nhiều dữ liệu để nghiên cứu quy luật phát triển chữ
Nôm, hệ thống ngữ âm, kết cấu ngữ pháp, từ vựng và quá trình hình thành chữ Nôm. Căn cứ vào
văn bản quy luật âm vận và vần của “ Yên Tử Nhật Trình” để nghiên cứu bản sắc chữ Nôm trong
dòng phát triển tiếng Việt.
Từ chữ Nôm có thể tái hiện chữ Việt cổ, từ chữ Nôm có thể dùng kí tự của chữ Việt ghi âm
đọc chữ Nôm mà không cần phải chuyển dịch nghĩa. Những mối tương quan văn tự trên đủ để
xác định chữ Nôm không phải là ngôn tự nước ngoài, chữ Nôm chính là ngôn ngữ của người
Việt sáng tạo. Chữ Nôm là cầu nối chuyển nhịp giữ chữ Việt cổ và tiếng Việt đang tồn tại. Ngữ
nghĩa chữ Nôm chính là cơ sở ngữ nghĩa của tiếng Việt, văn bản chữ Nôm trong “ Yên Tử Nhật
Trình ” là cứ liệu để chứng minh về vai trò ngữ nghĩa của chữ Nôm trong tiếng Việt. Chữ Nôm
là căn cứ để chúng ta tìm về nguồn gốc tiếng Việt và là cơ sở nghiên cứu ngữ âm và ngữ nghĩa
của tiếng Việt hiện đại.

Trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam có từ “âm Hán Việt” để chỉ những từ dùng kí tự
phiên âm la tinh theo hệ thống kí tự chữ Việt để ghi những từ có gốc nghĩa từ chữ Hán, tại sao
không xuất hiện từ âm Nôm Việt. Nhóm từ âm Hán Việt để nhận mạnh những từ có yếu tố Hán
ngữ do người Việt tiếp nhận từ chữ Hán. Tiếng Việt hiện nay vẫn có thể ghi âm chữ Hán nhưng
phải qua hai bước phiên âm và dịch nghĩa. Điều này cho thấy tiếng Hán hoàn toàn là một ngoại
ngữ đối với người Việt Nam. Trong khi đó Chữ Nôm thì trực tiếp dùng kí tự phiên âm la tinh
viết ra chữ Việt và viết âm đọc như thế nào thì tương ứng nghĩa tiếng Việt mà không cần phải
dịch nghĩa lại, có chăng là sự giải thích để cho những người Việt thời nay hiểu về cách dùng ngữ
nghĩa của xã hội người Việt trước đây.
Toàn bộ chữ Nôm đều được dùng hệ thống kí tự chữ Việt để ghi chép nhưng không hề xuất
hiện khái niệm chữ “ Nôm Việt”. Rõ ràng chữ Nôm vốn là chữ của người Việt sáng tạo và chiếm
phần lớn số lượng từ trong vốn tiếng Việt, vì vậy chữ Nôm hiển nhiên chuyển tải nếp tư duy của
người Việt; văn Nôm chắc chắn là ngôn ngữ biểu đạt nội hàm nhân văn của người Việt, tiêu biểu
là đạo lí sống “ rèn lòng” làm chuẩn mực cho đạo đức xã hội.
Sự tồn tại của tổng tập “ Yên Tử Nhật Trình”có sức ảnh hưởng lớn trong nền văn học Việt.
Là một tác phẩm điển hình trong sự thành công ứng dụng các ngôn ngữ ngoại lai và Việt hóa
thành công ngôn ngữ thuần Việt.Văn học chữ Nôm phong phú ngôn ngữ dân tộc Việt, phản ánh
hiện thực xã hội Việt Nam một cách sống động. Sự hoàn chỉnh về ngôn ngữ khẳng định truyền
thống văn học của dân tộc Việt Nam phong phú , đa nguyên và đa dạng. Chữ Nôm là nền tảng
cho tiến trình phát triển tiếng Việt hiện đại với phương thức biểu đạt trong sáng và ý thức thẩm
mỹ cao. Góp phần phong phú công cụ và chất liệu sáng tác của văn học Việt Nam.
Sự ra đời và phát triển của tác phẩm thơ Nôm“ Yên Tử Nhật Trình” chính là sự kế thừa và
phát huy truyền thống văn học Việt . Truyền thống văn học luôn dung hòa và tiếp nhận những
tinh hoa mới để thăng hóa giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên một bản sắc văn hóa Việt Nam
vừa truyền thống vừa đa nguyên phong phú. Văn Nôm kế thừa truyền thống văn học của người
Việt Cổ, kết hợp với văn tự chữ Hán, sáng tạo hoàn chỉnh hệ thống ngôn ngữ chữ Nôm.Văn học
Nôm phản ảnh đời sống, tâm tư tình cảm của xã hội người Việt, ý thức thẩm mỹ. Nội dung và
hình thức mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
Vốn chữ Nôm trong “ Yên Tử Nhật Trình ”giữ một vai trò lớn và không thể thiếu trong việc
khảo cứu văn học, lịch sử và văn hoá Việt Nam cổ. Đồng thời chữ Nôm cũng là một công cụ cần

thiết cho việc khảo cứu tiến trình phát triển của tiếng Việt. Văn học chữ Nôm phản ánh sinh
động đời sống vật chất và tinh thần của người Việt đương thời. Sự hình thành chữ Nôm là thành
quả nghiên cứu nghệ thuật ngôn ngữ và là nhu cầu tất yếu của đời sống xã hội Đại Việt.
2.2. Công cụ biểu đạt ý thức hệ tư duy của người Việt
Thật là ấn tượng khi đọc những vần thơ Nôm lục bát trong “ Yên Tử Nhật Trình”. Những
dòng thơ cho người đọc, người nghe cảm nhận một mối thân thiết gần gũi như chính hơi thở của
mình, như câu ca dao của mẹ đất mẹ nước. Âm điệu trong câu thơ như được truyền từ trên cánh
đồng, trên sông nước, dưới ánh trăng, dưới gốc đa giếng nước, bên ao làng, trong thôn xóm.Chất
nhân văn trong ngôn từ giúp người đọc khám phá những vẻ đẹp rất thực trong cuộc sống bình
thường, làm phong phú nhận thức của con người, nâng cao đời sống tinh thần và bồi đắp tâm hồn
con người ngày càng tốt đẹp hơn. Những lời văn đủ các cung bậc diễn tả chữ lòng, hội tụ giá trị
tinh thần truyền thống của dân tộc, tạo nên sức cuốn hút, hấp dẫn mọi thế hệ, là sự gắn kết mạch
nguồn dân tộc từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
“ Yên Tử Nhật Trình” là công cụ ngôn ngữ được sử dụng làm công cụ ngôn ngữ truyền bá
tư tưởng “ Bụt chính là lòng” để truyền dạy cho người dân nếp sống “ rèn lòng làm Bụt ” trong
tác phẩm khẳng định chữ Nôm là chữ quốc ngữ. Khẳng định tính độc lập tự chủ về ngôn ngữ của
dân tộc.Câu cú từ ngữ và lối hành văn trong “ Yên Tử Nhật Trình” cơ bản là lối văn của văn học
dân gian Việt Nam. Các tác giả dùng các từ,tiếng, âm thanh, âm điệu , cảnh vật rất phong phú.
Đặc biệt là cách chuyển biến và ứng dụng các khái niệm, thuật ngữ nhà Phật có nguồn gốc từ
âm Phạn, Hán như “ Buddha, Amitabha, 如來, 太虛 v.v ” thành lời của các câu văn Nôm rất
nhuần nhị , tinh tế và dễ hiểu như “ Bụt, A Di Đà, Như Lai, thái hư v.v ”. Nghệ thuật ngôn từ
trong tác phẩm thơ Nôm “ Yên Tử Nhật Trình” chứng minh cụ thể về sự phong phú ngữ nghĩa
và âm sắc của ngôn từ. “ Yên Tử Nhật Trình” có nhiều ngôn từ mang tính ẩn dụ, có giá trị tạo
hình, biểu đạt một trạng thái cảm xúc khi người ta mải mê đi tìm những thứ hão huyền mà quên
mất hiện thực trước mắt. Lời thơ đầy hình ảnh ẩn dụ “ Pháp ấn như thị làu làu chân không”
nhưng lại hàm chứa một triết lý nhân sinh rất Việt Nam.
Văn tự trong“ Yên Tử Nhật Trình” là một trong những chất liệu sáng tạo nghệ thuật ngôn
từ. Nghệ thuật ngôn từ này đã biểu đạt thành công giá trị nhân văn về chữ “ Tâm” với biểu
tượng “ sen lòng” của người Việt Nam. Nếp sống với chữ “ Tâm chữ lòng” đã thấm sâu vào đời
sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam và các cộng đồng người

Việt trên thế giới. Văn tự “ Yên Tử Nhật Trình” là kết tinh tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử
và triết lí văn hóa dân gian Đại Việt, kế thừa văn ngôn Việt cổ, kết hợp âm chữ Hán, sáng tạo
ngôn từ chữ Nôm, xiển dương tư tưởng “Sen lòng” của Phật giáo Đại Việt.
2.3. Lời thơ dân gian
Lời Lục bát trong tác phẩm là những bức tranh của những hình ảnh đẹp. Vẻ đẹp không dừng
lại ở phong cảnh thiên nhiên mà còn khắc họa được chiều sâu tâm hồn con người qua những
trạng thái cảm xúc, lúc thì mềm mại, uyển chuyển , lúc lại thẳng thắn dứt khoát. Tứ thơ
Phu thê nghĩa cả chí tình
Đến khi số hết một mình Diêm La
Chẳng ai thay được đâu là
Ruộng nương lại để người ta ăn rồi
Cảm xúc rất sâu rất tình cảm nhưng rất hiện thực, vợ chồng tình sâu nghĩa nặng nhưng khi hết số
thì chẳng ai chết thay cho ai được. Lục bát và lục bát biến thể “ Yên Tử Nhật Trình” khá thành
công qua những tứ thơ như:
Non cao rừng quạnh dã hoa,
Sơn trùng vạn lũy quốc gia đỗ ngồi
Hoặc:
Rầm rà hàng trúc hàng thông
Thế gian đến đấy thì lòng đã thanh
Suối đàn tiếng nhạc tình tình
Chim kêu vượn hót đã thanh lòng thiền
Đã tác động mạnh vào cả thị giác, thính giác và cảm giác. Đọc những tứ thơ, người ta có thể hình
dung ngay ra một không gian trong lành đầy tiết tấu âm nhac của thiên nhiên. Lục bát trong
“Yên Tử Nhật Trình ” phảng phất phong vị ca dao cổ, tuy nhiên hình ảnh thơ lại là một kiểu ẩn
dụ làm người đọc phải suy nghĩ. Suy nghĩ về nếp sống “Lấy Phật làm Lòng” từ cuộc sống hàng
ngày trong gia đình, trong xóm làng như :
Sơn vốn vô Phật làm song
Phật ở trong lòng Bụt tại mỗ tâm
Ai ai đạt giả đồng đồ
Mỗi người mỗi có minh châu trong nhà

Hoặc:
Vạn dân kính ngưỡng Khang Cù
Nhà nhà thờ Bụt nam mô Di Đà
Thiên hạ phủ, huyện, lộ, châu
Hưng sùng đạo Bụt thành đô trong ngoài
Thiên hạ học đạo mọi nơi
Trai Tăng kiến Phật nối đời Thiền Tông
Lục bát Nôm “ Yên Tử Nhật Trình” là hồn thơ dân tộc, mang đậm nét nhân văn của nền văn
minh nông nghiệp, đã phát triển hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức, trải qua bao thăng trầm
lịch sử, được giữ gìn cho đến ngày nay .Những tứ thơ trong “Yên Tử Nhật Trình ” vừa hàm ẩn
chiều sâu tư tưởng, tình cảm con người vừa hình ảnh hóa bức tranh cuộc sống trong một tổng thể
nghệ thuật ngôn từ, có khả năng chuyển tải và tôn vinh nét đẹp văn hóa và sức mạnh trí tuệ của
dân tộc. Ý Tứ lời thơ ẩn chìm trong câu chữ, làm sáng lên tư tưởng nhân văn “ rèn lòng làm Bụt
”. Tứ của “ Yên Tử Nhật Trình” ít hiển hiện mà nó ẩn vào những hình ảnh trừu tượng, tạo nên
một thứ tình cảm bàng bạc, nửa hiện thực, nửa siêu nhiên, nửa đời thường, nửa tâm linh. Trạng
thái tình cảm ấy mang phong vị dân dã của làng quê với hàng loạt thi liệu có tính ước lệ như sân
nhà, khóm trúc, bụi hoa nhưng lại lột tả những ý tưởng tâm linh sâu sắc như:
Niềm lòng vặc vặc
Giác tính quang quang
Chăng còn bỉ thử
Tranh nhân chấp ngã
Trần duyên rũ hết
Thị phi chăng hề
Rèn một tấm lòng
Đêm ngày đon đả
Ngồi trong trần thế,
Chẳng quản sự đời
Vẳng vẳng ngàn kia
Dầu lòng dong thả
Hoặc:

Quên ngọc thực
Bỏ hương giao
cắp nạnh cà một lon
Tương một lọ
Mõ gỗ mít dáng quả đào đánh bóng
Dùi mộc khua vang cả một xuân vần
Hồ Liên Bạch hoa khai trăm đóa
Cá vàng bơi dưới suối tung tăng
Bờ hải đường hoa nở sum sê
Chim Đổ Quyên đậu đầu cành hót vang
Luận ngày một bữa cơm chay
Cả tháng đôi tuần trà mật
Ngồi áng cỏ một mình hóng mát
Tay phong phanh quạt lá đi quanh nhà bách bộ tiêu cơm
Tứ thơ và ý thơ của “ Yên Tử Nhật Trình” hồn nhiên chất phác với những cung bậc âm
vang từ những rung động của các tâm hồn người bình dân trong cuộc sống với những rung cảm
của những tấm lòng trong sạch, của tâm thức con người trước thiên nhiên, vũ trụ và hiện thực
cuộc sống. Từ ngữ trong “ Yên Tử Nhật Trình” mang đặc trưng phương ngữ của vùng đồng bằng
sông Hồng và đã theo chân người Việt đi vào vùng ca dao dân ca của mọi miền đất nước.
Lời văn của “ Yên Tử Nhật Trình” mộc mạc chân chất nhưng thâm sâu và triết lí .Triết lí
chuyển tải nhân văn đạo đức “sống với cả tấm lòng”của một dân tộc, một đất nước.Người Việt
Nam ngày nay có thể đọc “ Yên Tử Nhật Trình ” để tìm lại dấu tích của tổ tiên mình, tái hiện lại
đời sống của dòng tộc mình qua muông thú, qua cây cỏ, côn trùng mà phần nào đó đã bị mai một
sau nhiều trăm năm. Tìm lại dấu tích tổ tiên chính là con đường trở về cội nguồn để xem xét lòng
mình và học cách sống cùng thiên nhiên một cách tinh tế và chất phác hơn.
“ Yên Tử Nhật Trình” đã chứa hết tinh tuý mà người dân xưa đã chắt lọc được khi nói về
quê hương đất nước và con người Việt Nam. Bao nhiêu câu chữ là bấy nhiêu vẻ đẹp thiên nhiên
và nét đẹp tâm hồn của người Việt, hàm súc, cô đọng, ý vị và thấm sâu vào lòng người.“Yên Tử
Nhật Trình” kế thừa và phát triển được những tinh hoa của thi pháp ca dao cổ. Thể lục bát, thể
thơ vần giàu hình ảnh, chẳng những ý tứ phong phú mà còn hàm chứa tư tưởng nhân văn vượt

thời đại.
Vần thơ của “Yên Tử Nhật Trình”đã đạt đến độ nhuần nhuyễn với những khám phá hiện
thực và tâm linh thông qua các biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng, phúng dụ. Tứ thơ “Yên Tử
Nhật Trình” ẩn tiềm một ngọn lửa đam mê về ngôn từ dân gian, làm cho thể loại thơ vốn được
xem là hồn dân tộc trở thành tác phẩm kinh điển trong dòng văn Nôm Việt Nam.“ Yên Tử Nhật
Trình” là tác phẩm văn Nôm mang đặc trưng riêng về bản sắc và nền văn hoá của dân tộc Việt.
Sự tồn tại nguyên vẹn của tác phẩm mộc bản là một sự tự hào dân tộc. Nội dung của “ Yên Tử
Nhật Trình” chính là nội hàm nhân văn Việt Nam.Vốn chữ Nôm trong “ Yên Tử Nhật Trình” đúc
kết những kinh nghiệm trong cuộc sống thiết thực của xã hội đương thời và được lưu truyền cho
đến hôm nay.
Ngày nay chúng ta đã tận mắt nhìn thấy văn bản khắc in từ mộc bản tác phẩm chữ Nôm với
thể thơ lục bát. Ngẫm nghĩ gần cả ngàn năm những thể thơ lục bát này chắc chắn được trích đoạn
và chuyển tải trong lời dạy, lời ru con của cha của mẹ của ông của bà. Sự tồn tại của “ Yên Tử
Nhật Trình” là một sinh mạng ngôn ngữ và văn hóa tất yếu, mà chúng ta khó mà phân biệt được
đâu là ngôn ngữ dân gian và đâu là ngôn ngữ hàn lâm; vì vậy không có lí do gì không đưa những
câu lục bát Nôm này vào trong giáo trình ngữ văn tiếng Việt.
2.4. Chất liệu của Dân ca quan họ Bắc Ninh Bắc Giang
Ngôn ngữ là một phần công cụ của văn học nghệ thuật, chữ Nôm là ngôn ngữ sử dụng chính
của cộng đồng dân cư vùng châu thổ sông Hồng. Yếu tố này là cơ sở để khẳng định chữ Nôm là
công cụ ngôn ngữ của nghệ thuật ca trù và quan học Bắc Ninh Bắc Giang. Bắc Ninh Bắc Giang
là một trong những vùng đất trung tâm của châu thổ sông Hồng. Vùng đất này gắn liền với núi
non Yên Tử và là quê hương của những làn điệu Dân ca quan họ và Ca trù. Nghệ thuật này đã
được thế giới công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nếu đối chiếu lời của các bài quan họ trong sự phát triển của Tiếng Việt, có thể nhận xét
Dân ca quan họ và chữ Nôm cùng phát triển song song đến đỉnh cao vào giữa thế kỉ XVIII. Yế tố
này là khả năng có thể nghiên cứu để khẳng định chữ Nôm chính là công cụ ngôn ngữ của dân ca
quan họ.Trong thời Pháp thuộc, chữ Nôm không được sử dụng trên văn bản hành chính xã hội.
Người Việt đã dồn hết sinh mạng ngữ nghĩa của chữ Nôm qua dạng truyền khẩu theo ngôn từ
của Dân ca quan họ và ca trù để giữ gìn ý chí, tinh thần và văn hóa dân tộc.
Ngữ nghĩa và âm vận thơ của “ Yên Tử Nhật Trình” gồm các thể loại gieo vần lục bát, phụ

thêm loại thơ vần sáu chữ năm chữ và bốn chữ. Thể loại thơ vần sáu tám và lời thuật ngắn sáu
chữ, năm chữ bốn chữ là thể loại ngôn ngữ của văn học dân gian Việt Nam, cũng chính là thể
loại ngôn từ của Dân ca quan họ. Sự giống nhau về thể loại và cách gieo vần, càng khẳng định sự
liên quan mật thiết giữa ngôn từ chữ Nôm trong “ Yên Tử Nhật Trình” và Dân ca quan họ Bắc
Ninh Bắc Giang.
Liền Anh Liền Chị khi hát Dân ca quan họ thường sử dụng những thể thơ và ca dao nhất
định của người Việt, phần lớn là thể lục bát, lục bát biến thể, bốn từ hoặc bốn từ hỗn hợp. Họ sử
dụng có chọn lọc những câu thơ, ca dao được trau chuốt, từ ngữ trong sáng, mẫu mực. Nội dung
các bài ca thể hiện các trạng thái tình cảm của con người bằng những ngôn từ giàu tính ẩn dụ.
Thiết nghĩ vốn ngôn từ ẩn dụ trong Dân ca quan họ và ca trù phần nhiều đều có trong ngôn từ ẩn
dụ của “ Yên Tử Nhật Trình”. Vốn chữ Nôm “ Yên Tử Nhật Trình” ảnh hưởng văn hoá phi vật
thể trên bình diện sâu rộng và phong phú: tiếng nói, chữ viết, ngữ văn truyền miệng, tác phẩm
văn học - nghệ thuật, diễn xướng dân gian, nếp sống, lễ hội, văn học nghệ thuật dân gian. Vốn từ
ngữ trong tổng tập bản khắc cũng chính là một phần thực thể của văn hóa phi vật thể Quan họ
Bắc Ninh.
Yên Tử là quần thể núi non thuộc tỉnh Bắc Ninh Bắc Giang xưa và nay. Bắc Ninh và Bắc
Giang là một trong những khu vực trung tâm của vùng châu thổ sông Hồng. Sự phát triển của
lịch sử, ngôn ngữ, văn học nghệ thuậtv.v đều nằm trong một chỉnh thể phát triển văn hóa liên
đới. Ca trù và dân ca quan học Bắc Ninh Bắc Giang là di sản văn hóa phi vật thể của không gian
văn hóa lúa nước sông Hồng.Thật tế cho thấy sinh mạng của ca trù và dân ca quan họ Bắc Ninh
Bắc Giang có sức sống vượt biên giới và đã được thế giới công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại. Từ những tương quan liên đới của sự phát triển văn hóa giúp nhận định vị trí văn
hóa của ca trù và quan họ Bắc Ninh Bắc Giang cũng là cơ sở cho người viết nghiên cứu những
giá trị của chữ Nôm trong “ Yên Tử Nhật Trình”. Hướng nghiên cứu chú trọng khảo cứu và
chứng minh từ ngữ của chữ Nôm trong văn bản “ Yên Tử Nhật Trình ” là nguồn chất liệu ngôn
ngữ của nghệ thuật ca trù và quan học Bắc Ninh Bắc Giang.

3. NỘI HÀM NHÂN VĂN
Viên ngọc trong triết lý nhân văn “ Yên Tử Nhật Trình” chính là tấm lòng sống ở đời mà
không nhiễm trần, cho nên có được cái lòng vui với đạo xuất thế, thành tựu hạnh phúc chơn thật

ngay trong hiện đời. Bằng chính cuộc sống của mình, vua Phật đã truyền bá khắp trong dân gian
lối sống “Rèn lòng làm Bụt”, quay về nội tâm để sống tự tại thân tâm, an nhàn thể tánh cho chính
mình, cho gia đình, quê hương và đất nước. Trong văn hóa Việt Nam người ta thường nói đến
tấm lòng để chỉ cho cái tâm cái tánh. Đạo lý về tấm lòng, về chữ tâm được thể hiện nhiều trong
“Yên Tử Nhật Trình’’. Khái niệm “ sen lòng” chính là nhân phẩm con người, giá trị con người
được lấy chuẩn mực từ tấm lòng hiếu thảo của người con. Ngoài việc hiếu thảo với cha mẹ,
người ta còn phải sống trải lòng với bà con xóm làng.Tấm lòng là tình thương mẫu tử, là sự cảm
thông giữa người với người. Tấm lòng là cả đời sống tình cảm con người rất thật nhưng lại rất
tâm linh. Có thể nói “Yên Tử Nhật Trình’’ đã chọn “ đoá sen lòng ” làm biểu tượng cho nếp sống
tự tại và nếp nghĩ giải thoát của người Việt Nam.
3.1. Biểu tượng “sen lòng”
Hoa sen là một loài hoa hiện hữu rất thực trong cuộc sống vật chất và tinh thần của người
Việt. “ Yên Tử Nhật Trình” đã biểu đạt thành công nội hàm nhân văn “Rèn lòng làm Bụt” với
biểu tượng “Đóa sen lòng”. “Đóa sen lòng” là một biểu tượng về nếp sống giác ngộ giải thoát mà
“ Yên Tử Nhật Trình” gọi là “Rèn lòng làm Bụt”. Giá trị của nếp sống này vượt phạm trù tôn
giáo, vượt thời đại, vượt thời gian không gian và đầy sức sống, sáng tạo, khoa học và tích cực
nhập thế.
Tâm không phải là hoạt động tuần hoàn của tim trong cơ thể con người. Tâm là hoạt động
tâm lý của hệ tim mạch, kết hợp với hệ thần kinh ẩn trong năm căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tiếp
xúc với năm trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, tạo nên sự nhận biết của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý,
phát sinh ra buồn vui mừng giận, thích thú đắm trước, nhàm chán ghét bỏ, tạo tác, hưởng thụ
v.v Tổng hợp các trạng thái trên tạm gọi là tâm, chữ tâm này người Việt gọi là “ Tấm lòng”.
Tấm lòng này được hình tượng hóa bằng biểu tượng hoa “ sen lòng”.
Biểu tượng “ sen lòng ” và khái niệm sống với “ tấm lòng trong sạch” không xa lạ gì với đời
sống con người Việt Nam. Người ta thường hay dùng từ tấm lòng, lòng dạ để nói về cái tâm, cái
tánh.Tâm tánh chính là nội dung triết học nhân sanh trong các hệ tư tưởng của nhân loại. Người
dân bình thường nói về tâm tánh theo kinh nghiệm cảm nhận của mình trong cuộc sống. Các nhà
tư tưởng nói về tâm tánh bằng hệ thống kinh nghiệm tâm linh được thành lập truyền thừa và phát
huy qua nhiều thế hệ. Các nhà tâm lý học có cách thuyết minh về tâm tánh bằng các nghiên cứu
khoa học sanh mạng. Các nhà khoa học và công nghệ thông tin nói về tâm tánh bằng những phát

minh khoa học và các sáng tạo phần mềm công nghệ tin học.v.v Dân tộc Việt Nam nói về “ tấm
lòng” bằng biểu tượng “ đóa sen lòng”.
Cách sử dụng chữ “ lòng” thay vì dùng chữ “ trí ” hay chữ “ tâm” để biểu tượng cho hoạt
động trí tuệ về nội hàm nhân văn về nếp sống trọng đạo đức và có ý chí v phần nào giúp chúng ta
xác định được bản sắc văn hóa Việt Nam trong chữ Nôm và tiếng Việt ngày nay. Bản sắc văn
hóa gắn liền với nếp tư duy và và hoàn cảnh giao tiếp của người Việt để hình thành phong cách
ngôn ngữ. Người Việt đã quen dùng những từ chỉ bộ phận của nội tạng con người như bụng, dạ,
ruột, gan, lòng v.v để biểu đạt những khái niệm về tình cảm và phạm trù tư duy trí tuệ.
Có thể nói cách sử dụng chữ “ lòng” đã trở thành hiện tượng nghệ thuật ngôn ngữ đặc trưng
trong văn bản “ Yên Tử Nhật Trình”. Chữ “ lòng” như là mật mã giúp mở ra hướng nghiên cứu
và tìm hiểu về mối quan hệ mật thiết giữa chữ Nôm và văn hóa Việt. Chữ Nôm không chỉ là
phương tiện, công cụ để suy nghĩ và giao tiếp của người Việt mà còn là quan niệm của chính
người Việt với tư cách là chủ thể tri nhận. Từ điển hình hiện tượng ngôn ngữ chữ “ lòng” có thể
cho phép chúng ta nhận định chữ Nôm là chất liệu ngữ nghĩa cơ sở của tiếng Việt; cũng là linh
hồn của dân tộc Việt. Biểu tượng đóa “ sen lòng” chính là biểu tượng bản sắc ngôn ngữ và văn
hóa dân tộc Việt.
Biểu tượng “ sen lòng” là biểu tượng của đời sống tình cảm và trí tuệ của con người Việt
Nam. Sự hiện hữu của một biểu tượng đóa “sen lòng” là ý thức sống động trong lòng người,
trong cuộc sống, mọi lúc mọi nơi. Sự hiện hữu này đã cho người Việt có một nếp sống quen nhìn
và suy ngẫm về “ tấm lòng” để sống phấn đấu và phục vụ chính mình, chính dòng họ mình , cho
xóm làng, quê hương đất nước. Cái “tấm lòng” của người Việt như sợi dây vô hình liên kết tổ
tiên ông bà với con cháu đang sống và ảnh hưởng cả những thế hệ chưa chào đời theo chiều
hướng tình cảm thiêng liêng và gắn bó. “ Tấm lòng” làm cho con người sống thông cảm, hiểu,
tha thứ và yêu thương nhau , động viên nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc đời để
đối mặt và nhìn thẳng vào lòng mình, nhìn thẳng vào thực tại của cuộc sống. Tấm lòng này
chính là “ lòng thiền”.Chỉ có đóa sen lòng của lòng thiền mới mang đầy đủ nét đẹp tâm linh của
con người, đẹp từ trong nếp sống, nếp suy nghĩ cho đến lời ăn tiếng nói hàng ngày. Hoa “sen
lòng” biểu tượng của “ tấm lòng trong sạch” của dân tộc Việt.
Tâm hoa ứng miệng nói năng mọi lời.
Chân hoa sắc tức thị không

Người Việt Nam hôm nay đã bình chọn hoa Sen là Quốc Hoa của đất nước và con người
Việt. Sự kiện này chứng minh những giá trị chữ Nôm và ý nghĩa nhân văn “sen lòng” đã và đang
được người Việt trân trọng gìn giữ và phát huy. Biểu tượng “ đóa sen lòng” là khuôn mẫu về đạo
đức để phát huy nhân cách của người Việt. “Sen lòng” là nguồn gốc của trí tuệ và nhân văn Đại
Việt. Trong quá khứ Hoa sen là biểu tượng về trí tuệ, niềm tin và lòng nhân ái của người Việt,
những thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau cũng sẽ chọn hoa sen là biểu tượng “Sen
lòng” cho chính mình.
3.2. Nếp sống về một chữ “ lòng”
Nếp sống “Rèn lòng làm Bụt” không phải là một lý thuyết suông, cũng không phải là một
cảnh giới siêu nhiên. Đóa “ sen lòng” là thực tại chân lí cuộc sống, là hiện hữu cho những ai biết
dừng chân, ý thức được chính mình, quay về với nguồn tâm, nhìn lại và nghe hiểu tánh giác của
chính lòng mình. Sống theo nhân văn “ sen lòng” chính là sự thực nghiệm và nhìn thẳng thực tại
của cuộc sống của chính mỗi một con người.
Về mặt từ ngữ và câu cú, chữ lòng xuất hiện dày đặc trong tác phẩm với những cung bậc và
trạng thái khác nhau của lòng. Liên kết chuỗi những câu biểu đạt chữ lòng thì chúng ta sẽ cảm
nhận hết được giá trị sống nhân văn của chữ “ lòng” vô cùng tinh tế.
Ý sự chư Tổ truyền lòng
Rầm rà hàng trúc hàng thông
Thế gian đến đấy thì lòng đã thanh
Lòng vua đến đấy một đường vui thay
Lòng bằng mây nước chẳng lo điều gì
Vua thấy Thầy nói mở lòng
Thiền tông chỉ bảo thấp cao sự lòng
Sơn vốn vô Phật làm song
Phật ở trong lòng Bụt tại mỗ tâm
Tâm nguồn không tịch vô vi
Ngộ được tức thì quả chứng Như Lai
Thấy vua tụng niệm Thiên Ban lòng sầu
Trần ngôn thống thiết thấp cao mọi lòng
Lòng vua chẳng toan về rày

Lòng lo thảm thiết một khi trình Thầy
Lòng muốn tu đạo nguyện Thầy dạy sao
Được lòng thiên hạ mới lường rằng “Bay”
Đồng lòng mong muốn của dân
Chúc mong đạo Bụt lại toan sự lòng
Vua ngồi tức lự trầm ngâm
Hoát nhiên đại ngộ mới thâm vào lòng
Ngõ được bát nhã tâm tông
Vạn pháp diệu dụng tự tính hiển dương
Bản lai thanh tịnh chân thường
Viên minh phổ chiếu đường đường tịch quang
Lại toan học đạo tu thân phát lòng
Thánh Tông đắc đạo mừng thay thốt rằng
Tiền đăng lại điểm hậu đăng
Một bồ đề nở những lòng ông cha
Thánh mẫu là mẹ lòng hòa có nhân
Lòng vua thấy vậy cực mừng
Thái Tử lòng muốn tu hành
Lòng hằng vẫn nhớ tông phong nhà Thiền
Tuổi cha già cả trong lòng khá thương
Lòng Vua thấy vậy thương thay
Đầu Đà hành hóa thăm lòng thế gian
Điều ngự giảng hết thiền quan mọi lòng
Tổ đã truyền lòng chớ có hồ nghi
Lòng tao quảng độ chúng sinh
Đầu Đà khổ hạnh giáo thanh truyền đời
Có lời được nhủ tiêu hao mọi lòng
Đến Vân Tiêu tự trong lòng thương thay
Bảo Sát lòng thương xót xa
Bảo sát ngẫm được trong lòng biết hay

Chẳng mặc mỗ pháp mới thông lòng thiền
Pháp Loa tao đã truyền lòng
Làm đệ nhị tổ nối dòng Như Lai
Muốn được lên Bụt phát lòng xuất gia
Kinh nhàn đọc sách, trọng lòng rồi, trọng nữa hoàng kim
Miễn được lòng rồi
Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây Phương
Miễn cúc một lòng
Sạch giới lòng chùi giới tướng, nội ngoại nên bồ tát trang nghiêm
Xem phỏng lòng kinh, lời Bụt thốt dễ cho thấy dấu
Tan hỷ xã, nhuyễn từ bi, nội tự tại, kinh lòng hằng đọc
Rèn lòng làm Bụt, chỉn sá tu một sức dồi mài
Vương lão chém mèo, rạt lẩy lòng ngừa thủ tọa
Nhân lòng ta vướng chấp khôn thông
Mặt thánh lòng phàm, thật cách nhẫn vàn vàn thiên lý
Đắc ý trong lòng
Rèn một tấm lòng
Dầu lòng dong thả
Vân thủy bằng lòng
Lòng chẳng có kể
Biết được lòng thương
Bắt miệng suy lòng
Lòng nguyện độ chúng sinh trầm nhược
Dẫu người quyết lòng học đạo
Ai ai cũng có tấm lòng nhưng tấm lòng trong sáng thì cần phải được rèn liên tục từ trong
cuộc sống ở mọi lúc và mọi nơi.Sự trong sáng của “ tấm lòng” giúp con người tồn tại trong vũ
trụ với tư cách là một chủ thể năng động, có tư duy và sáng tạo. Ở trạng thái nổ lực tâm linh nhất
định, sự trong sáng của tâm của “tấm lòng” sẽ là một trường năng lượng nhân sinh gồm cả thể và
dụng. Năng lượng nhân sinh này chính là khí lực vận hành ý nghĩa nhân văn “ Bụt ở trong lòng”
của dân tộc Việt nam nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng.

Tu dưỡng cho “ lòng trong sáng” chính là chủ thể trong triết học của vua Phật Trần Nhân
Tông được ghi chép trong “ Yên Tử Nhật Trình”.Chủ thể tấm lòng này được phát huy trên cơ sở
sinh mạng con người, trong mối liên quan nhân duyên của nhân sanh và vũ trụ.Triết học “Phật ở
trong lòng Bụt tại mỗ tâm.” chỉ cho con người phương pháp sống hướng nội để rèn lòng trong
sáng ngay giữa cuộc đời mà tỏ ngộ các mối tương quan duyên khởi để có được tấm lòng an vui
và chia xẻ trong cuộc sống.
Lối sống “ rèn lòng làm Bụt” là lối sống rất bình dị nhưng rất triết học của chủ thể nhân
văn “ Yên Tử Nhật Trình”. Chủ thể này là tiếng nói hòa chung vào đời sống nhân sanh của nền
triết học phương đông, cũng chính là tiếng nói tự thể của hệ tư tưởng độc lập tự do của dân tộc
Việt. Nguồn tâm hay “ tấm lòng” được chuyển tải qua lời thơ Nôm lục bát Việt Nam có nguồn
gốc từ nội dung tâm tánh trong tư tưởng Phật giáo Việt Nam được truyền từ Ấn Độ vào, nhưng
trong thực tiển “ Yên Tử Nhật Trình” thì sự rèn luyện “ lấy Phật làm lòng” chính là tấm lòng
trong sáng của bản thể Như Lai tạng Phật giáo mang sắc thái Việt Nam.
“ Yên Tử Nhật Trình” xuất hiện chữ “ lòng” với tầng số cao, và chữ “ lòng” được biểu đạt ở
các trạng thái tâm lí với những cung bậc khác nhau, tất cả sự biểu đạt về chữ lòng với các thủ
pháp hình tượng, hoán dụ, so sánh v v. đều nhằm mục đích biểu đạt chủ thể nhân văn “sen lòng”
của người Việt.Tu tâm rèn lòng là động cơ làm xoay chuyển bánh xe triết học “ Trúc Lâm Yên
Tử” trong dòng chảy sinh tồn và phát triển độc lập tự do về lãnh thổ, ngôn ngữ và tư tưởng văn
hóa của dân tộc Việt Nam.
Ai cũng có “ tấm lòng” nhưng phần nhiều người ta vẫn có thói quen đi tìm cái gọi là “ tấm
lòng” từ một khách thể bên ngoài chính mình. Ít ai dũng cảm tin rằng chính mình có “ Sen lòng”,
càng không dám tin bản thân mình đủ trí tuệ để pháp huy năng lượng siêu việt của nội tâm.
Trước thật tế đó, vua Phật Trần Nhân Tông đã khẳng định cho mọi người hiểu đúng giá trị chủ
thể của con người trong mối tương quan giữa con người và thế giới tự nhiên; trong mối tương
quan giữa con người và cộng đồng; trong mối tương quan duyên khởi của chính con người.
Tấm lòng trong sạch của con người chính là tâm Phật và tánh Pháp. Từ việc khẳng định
chính “ lòng” là Phật đồng nghĩa với việc vua Phật đã nâng giá trị chủ thể của con người cao
bằng giá trị giải thoát giác ngộ của Phật. Từ giá trị chủ thể giác ngộ của mỗi con người, vua Phật
tiếp tục chỉ cho mọi người thấy nguyên nhân tại sao con người cứ luẩn quẩn mãi trong vòng xoáy
của cuộc sống. Sự luẩn quẩn trong vòng xoáy cuộc đời làm cho mình và người đều đau khổ.

Cùng chung một cuộc sống, người ta cảm thấy khổ khi lòng đầy những nỗi niềm, người ta thấy
thanh thản khi lòng trong sáng vô tư.
Nếp sống “ rèn lòng làm Phật” để lại dấu ấn đặc sắc nhất trong lịch sử tư tưởng VN, triết lí
“rèn lòng” không khuyến khích người dân lìa bỏ cuộc sống gia đình, cộng đồng và xã hội, mà tu
dưỡng tâm tính, chú trọng nhân nghĩa ngay chính trong hiện thật cuộc sống, không phân biệt
giàu nghèo sang hèn, luôn quay về sống với “ nguồn tâm”.Nhân văn sống “rèn lòng làm Phật”
đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Hiểu
hết giá trị của chữ “ lòng” thì mới có thể khám phá và phát hiện những vẻ đẹp nhân văn trong
cuộc sống của các dân tộc Việt. Đời sống với một “ tấm lòng” hiện lên qua những rung cảm
mãnh liệt, tinh tế đa dạng, độc đáo và sâu sắc, tô đậm thêm vẻ đẹp con người, bộc lộ hết chất
nhân văn của dân tộc Việt.
Nói đến chất nhân văn trong “ Yên Tử Nhật Trình” là nói đến vẻ đẹp Con Người cả hình
thức lẫn nội dung, từ bên ngoài đến bên trong, từ hiện thực đến tâm hồn. Chất nhân văn đem đến
nhận thức và rung động về con người, theo khuynh hướng ca ngợi, trân trọng, thương yêu, tin
tưởng. Nếp sống nhân văn “rèn lòng làm Phật” giúp con người luôn ý thức gìn giữ tấm lòng và
diệt trừ tất cả những tâm niệm đen tối tiềm tàng trong lòng của mỗi một con người. Đặc biệt,
“tấm lòng chân thật” luôn được đề cao trong bất kì hoàn cảnh nào.
Cái đẹp của triết lí “ tấm lòng” chính là sức sống và nét hài hoà giữa con người với thiên
nhiên và vũ trụ. Thiên nhiên trong “ Yên Tử Nhật Trình” được mô tả ở nét tinh tế, gợi cảm và trữ
tình nhất, gắn với cảm quan thẩm mĩ dân gian cụ thể, tinh lọc. Thậm chí có những câu chỉ tả
cảnh nhưng vừa đọc là đã cảm nhận được cả những nét hữu tình của thiên nhiên lẫn tấm lòng
gắn bó với thiên nhiên của con người.“ Yên Tử Nhật Trình” là tiếng lòng chân chất của “ tâm”,
làm đẹp thêm tâm hồn con người trong những ân tình nhắn nhủ hướng về quê hương,đất nước và
con người. Những con người cùng tổ cùng tông, cùng đồng điệu về cảm xúc cuộc sống. “ Yên
Tử Nhật Trình” hướng tới những giá trị tâm linh ổn định, vững bền: thương người, tương thân
tương ái, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau. Tất cả vì hạnh phúc an vui của quốc gia của cộng đồng và
của mỗi một gia đình, mỗi một con người.
Nếp sống “ rèn lòng làm Bụt” đã để lại dấu ấn đặc sắc nhất trong lịch sử tư tưởng Việt Nam,
nếp nghĩ “chính Bụtt là lòng” không khuyến khích người dân lìa bỏ đời sống gia đình, cộng
đồng và xã hội. Ngược lại nếp sống “ rèn lòng làm Bụt” khuyên người tu dưỡng tâm tính, chú

trọng nhân nghĩa ngay chính trong hiện thật cuộc sống, không phân biệt giàu nghèo sang hèn,
luôn quay về sống với “ tấm lòng trong sáng” .

4. SUY NGHĨ THAY LỜI KẾT
“ Yên Tử Nhật Trình” được sáng tác bằng chữ Nôm, một ngôn ngữ của dân tộc Việt.
Các tác giả ý thức rõ trong việc dùng ngôn ngữ dân tộc để truyền bá giáo dục tư tưởng “ Bụt ở
trong lòng, rèn lòng làm Bụt” cho nhân dân Đại Việt. Chỉ có người biết yêu giống thương nòi
mới có thể khéo léo sử dụng ngôn từ quen thuộc dễ hiểu, dễ nhớ để khai mở trí tuệ cho người
dân bằng thông điệp của tấm lòng đến với tấm lòng,Lòng Vua Lòng Người giải thoá đến với
Lòng Dân Lòng Người lương thiện .
“ Yên Tử Nhật Trình ” có giá trị lịch sử trong truyền thống văn hóa dân tộc.Chân lý của
đạo Phật chính là chân lí của cuộc sống, vì giải thoát giác ngộ có được từ chính cuộc sống. Con
người nhìn nhận và dứt trừ phiền não ngay trong cuộc sống thì thể nghiệm được giác ngộ. Đạo
và đời tuy hai mà một, chính từ yếu tố nhân văn này mà Đạo Phật Việt Nam từ Trúc Lâm Yên
Tử cho đến nay luôn đồng hành cùng dân tộc trong mối quan hệ đồng đẳng và liên kết mật thiết “
Đạo pháp và dân tộc”. Đạo pháp không thể thiếu dân tộc, dân tộc cũng không thể thiếu đạo pháp.
Nếp suy nghĩ “Phật ở trong lòng” là một tư tưởng sống trí tuệ và lạc quan. Con người hiểu
rõ chính Phật là lòng nên nhân biết mỗi người đều có sẵn khả năng thành Phật. Nhân gian Việt
Nam thường có lời nhắc nhở những người hướng ngoại tìm Phật : “Phật trong nhà không cầu, đi
cầu Thích Ca ngoài đường”. Đặc Điểm này chuẩn bị cho con người một niềm tin mạnh mẽ và
đầy trí tuệ vào khả năng, tiềm lực của bản thân để sống và khắc phục mọi khó khăn.
Trong “Yên Tử Nhật Trình” vua Phật nói Bụt ở trong lòng. Mầm giác ngộ tức là Phật tánh
vốn sẵn có trong lòng mọi người. Nơi nào có người nơi đó có Phật có chùa, vì vậy trên thế giới
chỉ có Việt Nam sở hữu những ngôi “chùa làng”. Chùa làng là chùa của dân, nơi nào có sông có
chợ, có cây đa bến nước sân đình thì nơi đó có ngôi chùa làng, có giếng nước làng. Chính những
ngôi chùa làng, những giếng nước làng là những đạo tràng mở suốt ngày đêm để cho dân làng
đến mà “ soi lòng mở dạ”. Nhân văn “Bụt chính là lòng” đưa chùa từ núi cao xuôi về đồng bằng,
thỉnh sư từ rừng sâu về với dân làng, khơi mầm trí tuệ giải thoát cho mọi người ngay trong chính
cuộc sống của mỗi một con người trong dân gian.
Tổng tập “ Yên Tử Nhật Trình” mang những giá trị vô giá. “ Yên Tử Nhật Trình” có giá trị

về khảo cứu di tích văn hóa tâm linh với quần thể thực vật phong phú thuận tiện cho việc bảo vệ
và phát triển du lịch sinh thái và tâm linh. Tạo cơ sở ổn định và phát triển của ngành kinh tế công
nghiệp không khói của Việt Nam ngày nay.
Nếp sống“ rèn lòng làm Bụt” là các lối sống ứng xử giữa người với người, người với xã hội,
người với môi trường và cách nhìn nhận và điều hòa chính tâm ý và hành động của chính mỗi
một con người. Nếp sống này đã được chắt lọc và ứng dụng vào đời sống văn hóa và tinh thần
của người dân, góp phần giáo dục nhân cách cho người Việt với bản sắc ngôn từ Việt. Nếp sống
“ rèn lòng làm Phật” mang đặc trưng riêng biệt của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử nằm trong trong
nguồn nhân văn văn hóa Việt Nam.
Con người muốn có trí tuệ thì phải biết rèn lòng. Rèn lòng là học và sửa tâm để trừ sự ngu
dốt, để trí tuệ sáng suốt. Thân tâm sáng suốt thì dứt được các cái “niềm” vô minh phiền não. Các
niềm đau khổ đã dứt thì “ lòng trong sáng”. “ Tấm lòng” được rèn luyện cụ thể qua hành động
giữ các phạm trù cơ bản về đạo đức. Bỏ ác hành thiện thì cõi lòng mới thanh thản nhẹ nhàng.
Lòng thanh thản thì trí sáng suốt và thông hiểu nguồn gốc căn nguyên và nhân duyên của các
mối tương quan trong cuộc sống. Hiểu được cuộc sống thì mới có thể sống cân bằng trong các
mối quan hệ xã hội, có như vậy mới ung dung tự tại.
“ Yên Tử Nhật Trình” là một tư liệu vô cùng quí giá để con người Việt Nam hôm nay
nghiên cứu về văn hóa văn minh của dân tộc mình.Người Việt vẫn đang sử dụng tiếng Việt hàng
ngày, số ngôn từ tiếng Việt chuyển tải ngữ nghĩa chữ Nôm chiếm hơn một nửa, nhưng rất ít
người ý thức được mình đang sử dụng ngữ nghĩa chữ Nôm của tổ tiên để lại. Việc “ tư liệu hóa
và kĩ thuật số hoá” văn bản “ Yên Tử Nhật Trình”nói riêng và các tác phẩm văn Nôm nói chung
là điều cần được chính phủ và nhân dân Việt Nam quan tâm. Mong sao bộ giáo dục nước Cộng
Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cần có những quan tâm khuyến khích và chỉ đạo kịp thời về
việc chuyển tải ngữ nghĩa văn Nôm sang chữ Việt, soạn thảo và đưa các tác phẩm văn Nôm điển
hình, cụ thể là “ Yên Tử Nhật Trình ” vào giáo trình giảng dạy tiếng Việt ở các cấp và các
phương tiện truyền thông đại chúng. Việc làm này sẽ giúp cho công dân Việt Nam , đặc biệt là
thanh thiếu niên nhi đồng được học, hiểu và phát triển văn hiến của dân tộc mình. Di sản văn hóa
chữ Nôm và nhân văn “ rèn lòng trong sáng ”chính là tư lương cho người Việt trẻ trên bước
đường đưa văn hóa Việt Nam hội nhập vào di sản văn hóa nhân loại.
“Yên Tử Nhật Trình” ghi chép về phong cảnh thiên nhiên, địa chí và địa chất liên quan đến

châu thổ sông Hồng. Nội dung cho biết Yên Tử là nơi hội tụ yếu tố “ Địa linh nhân kiệt”. Nếu
chú trọng yếu tố này thì kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài của khu vực đồng bằng Bắc bộ sẽ đầu
tư và xây dựng song song với bảo tồn sinh thái môi trường để giảm bớt những thiệt hại do lũ lụt
và hạn hán gây nên. Lợi nhuận từ việc chú trọng giữ gìn và bảo vệ sinh thái môi trường không
tính được bằng số tiền nhưng có thể nhận biết được từ chất lượng sống của cộng đồng dân cư.
Giáo dục ý thức giữ gìn yếu tố “ Địa linh nhân kiệt của quần thể núi non Yên Tử” chính là
việc làm cụ thể và gấp rút để giữ gìn nguồn nước sạch và không khí trong lành, duy trì lá phổi
sạch xanh cho đồng bằng Bắc bộ, đảm bảo sức khỏe cho người dân. Các dự án phát triển kinh tế
được tiến hành song song với kế hoạch bảo tồn và gìn giữ sinh thái môi trường sẽ góp phần
không nhỏ cho sự nghiệp giữ gìn môi trường xanh cho Việt Nam, Đông Nam Á, Châu Á và nhân
loại.
“Yên Tử Nhật Trình” là bài học làm người cho mọi con người. Bài học này dạy con người sống
tôn trọng thiên nhiên; sống hòa mình với thiên nhiên theo đạo lí làm người của các cộng đồng
dân tộc sống trong khu vực châu thổ sông Hồng; sống và làm việc với quyền lợi nghĩa vụ phù
hợp theo đạo đức và khả năng cống hiến của chính mỗi một con người. “Yên Tử Nhật Trình” là
cẩm nang về văn hoá giáo dục nhân bản Việt Nam. Không khuyên người đi tu mà khuyên người
tu sửa mình ngay chính trong sự sống, cống hiến và phục vụ cho dân cho nước và cho nhân loại.
Sự tồn tại của tác phẩm đã là một minh chứng cho ý thức bảo tồn văn hóa ngôn ngữ và phát triển
đất nước với ý chí, tư tưởng, tôn chỉ, đường lối và nếp tư duy Việt trong dòng chảy lịch sử phát
triển ngôn ngữ văn hóa của Người Việt qua nhiều thời đại.

SUMMARY

Research on the value of demotic character preserved in the wood carving
stock at Vĩnh Nghiêm pagoda, Bắc Giang province
Buddhist Nun: Thich Hanh Tam
Kaohsiung National University, Taiwan

The Chinese Transcribed Vietnamese woodblock storehouse at Vĩnh Nghiêm Pagoda, Bắc Giang
Province is preserving a national cultural heritage that holds several excellent works. Among the

Chinese transcribed Vietnamese documents, “Yên Tử Spiritual Journey” which was engraved on
forty-two woodblocks could be a classic works of Chinese transcribed Vietnamese literature.

The Demotic character used in “Yên Tử Spiritual Journey” holds unique national linguistics
value. These creative works contributed to a transition by selectively combined ancient
Vietnamese language with Chinese Vietnamese sounds. The result of this transition and language
harmony contributed to laying the foundation of the meanings of the Demotic character literature
and today’s Vietnamese language.

The writing in “Yên Tử Spiritual Journey” is one of the creative word craft materials. This word
craft has successfully manifested the humanism value of “the Heart” through the symbol of the
“inner lotus” of the Vietnamese people. The Vietnamese way of life, of living with “the Heart”
has deeply absorbed into the spiritual life of the communities of ethnicities dwelling in the
territory of Vietnam and the Vietnamese communities all over the world.

Today, The Vietnamese people have chosen the lotus as the national flower of the country and
the people of Vietnam. This event has proved that the Demotic script has been the perception and
thinking vehicle of the Vietnamese people. The value of the Demotic script and the meaning of
“the inner lotus” has been and continued to be treasured and brought into play by the Vietnamese
people.

The “Yên Tử Nhật Trình” works holds immeasurable value. This article has mentioned only a
small part of it. The author wishes that the thought on the value of the Demotic script in the
woodblock documentation at Vĩnh Nghiêm Pagoda, Bắc Giang will capture the attention of
many linguists and language educators to research into this subject.

Key words: Demotic character, Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang

×