Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tiểu luận kinh tế vi mô Tổng cung và Chu kỳ kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.22 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: SAU ĐẠI HỌC

KINH TẾ VĨ MÔ
Đề tài:Tổng cung và Chu kỳ kinh doanh
Giảng viên : PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao
Lớp : CH16B02
Nhóm : 02
TP Hồ Chí Minh – 06/2015
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 02
1) Lê Quốc Huy
2) Nguyễn Hồng Tuyến
3) Nguyễn Hạ Huyền
4) Phạm Ngọc Trinh
5) Vũ Lê Thu Hà
6) Bùi Quốc Huy
7) Đặng Thị Thu Hà
8) Nguyễn Bình Phương
9) Võ Thị Thủy Tiên
10)Nguyễn Thị Bích Thùy
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quá trình vận động nền kinh tế của một quốc gia có những giai đoạn kinh tế
phát triển thịnh vượng, tăng trưởng đi lên, đến một thời điểm nhất định sự phát triển
đạt đến điểm cực đại, lúc này kinh tế sẽ có khuynh hướng đi xuống. Trong quá trình
nghiên cứu, các nhà kinh tế đã tìm ra được những quy luật vận động của các hoạt
động kinh tế riêng biệt theo những chu kỳ nhất định và tổng hoà sự vận động của
chúng tạo nên những chu kỳ kinh doanh (hay còn gọi là chu kỳ kinh tế).
Để hiểu rõ thêm về các quy luật vận động của chu kỳ kinh tế và kết hợp liên hệ thực


trạng chu kỳ kinh tế của Việt Nam những năm qua biến đổi như thế nào, nhóm chúng
tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Tổng cung và chu kỳ kinh doanh”.
Trên cơ sở những kiến thức đã học được từ môn Kinh tế vĩ mô và sự hướng dẫn, hỗ
trợ của Giảng viên, đề tài đã chỉ ra được tổng cung trong nền kinh tế, các chính sách
chi phối của nhà nước và cũng khái quát được chu kỳ kinh doanh của Việt Nam trong
những năm qua trải qua những giai đoạn tăng trưởng và suy thoái như thế nào.
Nội dung của của đề tài gồm có 3 phần:
CHƯƠNG 1: TỔNG CUNG
CHƯƠNG 2: CHU KỲ KINH DOANH
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN CHU KỲ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM NĂM
1986 - 2014
CHƯƠNG I: TỔNG CUNG
I. Cung cầu lao động
I.1. Các khái niệm
Cung lao động là số lượng lao động mà nền kinh tế có thể cung ứng, tương ứng với
từng mức lương thực tế”.
Cầu về lao động cho biết các hãng kinh doanh cần bao nhiêu lao động tương ứng với
mỗi mức tiền công thực tế, trong các điều kiện khác như vốn, tài nguyên, không đổi
Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền tệ người lao động nhận được do kết quả lao
động của mình
Tiền lương thực tế được biểu hiện bằng số lượng và chất lượng hàng hóa và dịch vụ
mà người lao động trao đổi được thông qua tiền lương danh nghĩa của mình.
Người lao động quan tâm nhất và trước hết là đến tiền lương thực tế vì chính tiền
lương thực tế mới phản ánh mức sống thực tế của họ. Tiền lương thực tế phụ thuộc
vào tiền lương danh nghĩa và sự biến động của giá cả.
Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
Wr = Wn/P = W/P
Wr: Tiền lương thực tế
Wn hoặc W: Tiền lương danh nghĩa
P: Mức giá chung

I.2. Cân bằng cung cầu lao động:
D
n
S
n
W
r
W
0
0
N
0
N
Cung và cầu lao động sẽ quyết định mức lương và số lượng lao động trong một ngành
hay một nền kinh tế.
Tuy nhiên trong một nền kinh tế luôn tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp nhất định . Thất
nghiệp được chia làm 2 loại: Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện
- Thất nghiệp tự nguyện: Là tình trạng thất nghiệp mà ở đó công nhân không muốn
làm việc với mức lương trên thị trường lúc đó.
- Thất nghiệp không tự nguyện: Là tình trạng với mức lương cứng nhắc, không thay
đổi, một quỹ lương nhất định chỉ thuê một số lượng lao động nhất định, số còn lại
muốn đi làm với mức lương đó nhưng không tìm được việc làm
S
L
D
L
W2
W1
w
LD

Ls
L
Thất nghiệp do tiền lương cứng nhắc
I.3. Mối quan hệ giữa tổng cung và thị trường lao động
Tổng cung cho biết mối quan hệ giữa GDP thực mà nền kinh tế sản xuất và mức giá.
GDP thực sản xuất phụ thuộc vào yếu tố đầu vào. Trong số các yếu tố đầu vào quan
trọng nhất là lao động. Do vậy tổng cung có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào
thị trường lao động.
I.4. Quan hệ giữa giá cả, tiền lương, việc làm
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các yếu tố này quyết
định vị trí, độ dốc của các đường tổng cung và tổng cầu.
Về phía cung, giá cả phụ thuộc nhiều vào tiền công, đặc biệt là trong thời gian ngắn
hạn. Vì ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tiền công chiếm tỷ lệ cao
trong giá thành sản phẩm. Tiền công lại phụ thuộc vào trạng thái của thị trường lao
động, tức là tình trạng thất nghiệp và số việc làm của nền kinh tế. Giá cả còn phụ
thuộc vào giá trị của tài sản cố định, tuy nhiên trong thời gian ngắn hạn việc thay đổi
tiền công tiền lương là yếu tố chủ yếu quyết định sự thay đổi của giá cả sản phẩm đầu
ra của nền kinh tế.
Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng tiền công danh nghĩa và giá cả hoàn toàn linh
hoạt, dẫn đến tiền công thực tế sẽ tự điều chỉnh để giữ cho thị trường lao động luôn
cân bằng. Nền kinh tế luôn ở trạng thái toàn dụng nhân công, không có thất nghiệp
không tự nguyện.
Các nhà kinh tế theo trường phái Keynes cho rằng giá cả và tiền công danh nghĩa
không hoàn toàn linh hoạt, thâm chí không thay đổi. Tiền công thực tế do vậy cũng
không thay đổi , thị trường lao động luôn trong tình trạng có thất nghiệp.
So với giá cả hàng hóa thông thường, thì tiền lương có tính cứng nhắc, nó chỉ điều
chỉnh sau 1 đến 3 năm sau khi có hợp đồng lao động mới. Nguyên nhân là: Các doanh
nghiệp trong ngành công nghiệp, họ định ra thang lương rồi thuê công nhân hạn chế
theo mức lương đó. Thang lương có khuynh hướng giữ nguyên trong một năm.
II. Tổng cung

I.1. Khái niệm tổng cung
Tổng cung (ký hiệu là AS) là tổng khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà các
doanh nghiệp sẽ sản xuất và bán ra trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, khả năng
sản xuất và chi phí sản xuất đã chọn.
Tổng cung liên quan đến sản lượng tiềm năng (Q).Sản lượng tiềm năng là mức sản
lượng đạt được trong khi nền kinh tế tồn tại một mức thất nghiệp bằng với thất nghiệp
tự nhiên. Như vậy, Yếu tố nào quyết định mức sản lượng của nền kinh tế? Có thể và
có nên can thiệp vào nền kinh tế thị trường không? Can thiệp bằng cách tác động vào
đâu? Để trả lời câu hỏi điều gì quyết định mức sản lượng của một quốc gia có hai
quan điểm lý thuyết khác nhau: Lý thuyết cổ điển và lý thuyết của J.M. Keynes.
II.1. Lý thuyết cổ điển và lý thuyết của J.M. Keynes
a. Tổng cung theo trường phái cổ điển
Theo trường phái cổ điển trong điều kiện tự do cạnh tranh thì giá cả P và tiền lương
W hoàn toàn linh hoạt, chúng biến động để lập sự cân bằng của tổng cung và tổng
cầu. Đường tổng cung theo trường phái cổ điển là một đường thẳng đứng, cắt trục
hoành tại mức sản lượng tiềm năng Y*. Đường tổng cung theo trường phái cổ điển
dựa trên giả thiết rằng, các thị trường, trong đó đặc biệt là thị trường lao động, luôn
cân bằng. Giá cả hàng hóa được điều chỉnh linh hoạt sao cho số lượng hàng hóa sản
xuất ra đúng bằng số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng mong muốn mua. Tiền công
cũng linh hoạt điều chỉnh cho đến khi nào mọi người muốn làm việc tại mức tiền
công đó đều có việc làm và các doanh nghiệp sử dụng đúng số lao động mà họ muốn
thuê. Khi tiền công được điều chỉnh linh hoạt thì thị trường lao động luôn ở trạng thái
cân bằng, không có thất nghiệp. Nền kinh tế toàn dụng nhân công, nền kinh tế đã sử
dụng hết nguồn lực lao động. Trong ngắn hạn nguồn lao động đã sử dụng hết thì sản
lượng sẽ không tăng nữa và sẽ bằng với mức sản lượng tiềm năng. Từ giả thiết trên
nên đường tổng cung ngắn hạn theo trường phái cổ điển là đường thẳng đứng cắt trục
hoành tại mức sản lượng tiềm năng, mọi sự biến động của tổng cầu chỉ có thể làm
tăng (giảm) mức giá chung nhưng không làm thay đổi sản lượng.
AD
1

AD
0
AS
Yp
Y
P
E
0
E
1
P
1
P
0
Với mức sản lượng Yp cho trước thì khi tổng cầu tăng từ ADo  AD1 chỉ có thể làm
tăng mức giá Po lên P1 xác định vị trí cân bằng Eo  E1 mà không làm thay đổi sản
lượng Yp.
Ý nghĩa của mô hình cổ điển:
Nền kinh tế luôn đạt trạng thái toàn dụng: Toàn dụng lao động là trạng thái mà ở đó,
nền kinh tế ở trạng thái: tất cả mọi người thuộc lực lượng lao động đều có việc làm.
Nền kinh tế chỉ tồn tại thất nghiệp tự nhiên, nguồn nhân lực trong nền kinh tế được sử
dụng đạt hiệu quả tối ưu.
Chính sách kinh tế của chính phủ không có tác dụng. Chính phủ không nên can thiệp
vào nền kinh tế. Vì các chính sách can thiệp của chính phủ chỉ làm tăng giá cả không
làm tăng sản lượng Y.
Nhược điểm của mô hình cổ điển
Không giải thích được tình trạng thất nghiệp cao
Không giải thích được sự sụt giảm sản lượng do sự chậm biến động của giá cả và tiền
lương
b. Tổng cung theo trường phái Keynes

Đường tổng cung Keynes giả định các doanh nghiệp sẽ cung cấp bất kỳ mức sản
lượng yêu cầu nào tại mức giá hiện tại. Điều này xảy ra khi có tỷ lệ thất nghiệp cao và
các doanh nghiệp có thể thuê bất kỳ số lượng lao động nào mà họ muốn tại mức
lương hiện tại.
Trong trường hợp này đường tổng cung là đường nằm ngang tại mức giá ban đầu, có
nghĩa là tổng cung hoàn toàn co giãn theo giá.
Đường tổng cung Keynes dựa trên giả thuyết là các thị trường, đặc biệt là thị trường
lao động, không phải lúc nào cũng cân bằng và trong nền kinh tế luôn có tình trạnh
thất nghiệp.
Quan điểm của Keynes
Giá cả và tiền lương hoàn toàn linh hoạt vì:
- Tiền lương được quy định theo hợp động lao động
- Giá cả một số mặt hàng do chính phủ quy định
- Các tổ chức lớn có quyền quyết định giá cả một số sản phẩm
AS
P
0
AD
1
E
1
Y
p
Y
0
P
AD
0
E
0

Hình:Tổng cung theo quan điểm Keynes
Đường cung về lao động là đường nằm ngang, có độ co giãn hoàn toàn tại mức lương
hiện tại. Do đó, các doanh nghiệp có thể thuê tất cả số lao động muốn mà không ảnh
hưởng đến mức lương (lương không tăng). Như vậy, trong mô hình tổng cung
Keynes, giá cả và tiền lương không đổi.
Ý nghĩa của mô hình Keynes
Thất nghiệp có thể xảy ra, có thể kéo dài
Chính phủ có vai trò quan trọng, can thiệp vào nền kinh tế bằng các chính sách kinh
tế vĩ mô
Nhược điểm:
Không giải thích được hiện tượng nền kinh tế vừa suy thoái vừa lạm phát
Các nhà kinh tế đã sử dụng 2 quan điểm lý thuyết trên để giải thích sự điều chỉnh của
nền kinh tế trong ngắn hạn và trong dài hạn: Trong ngắn hạn tổng cầu sẽ quyết định
sản lượng còn trong dài hạn mức sản lượng tiềm năng sẽ quyết định sản lượng. Từ kết
luận này có thể phân biệt được các chính sách ngắn hạn để điều chỉnh tổng cầu và
chính sách dài hạn tác động đến mức tiềm năng. Mô hình Keynes mô tả hành vi nền
kinh tế trong ngắn hạn, còn mô hình cổ điển mô tả hành vi nền kinh tế trong dài hạn.
Giả sử rằng có sự gia tăng về tổng cầu AD do chi tiêu chính phủ tăng hay cung tiền
tăng, đường AD dịch chuyển sang phải. Tuy nhiên, đường tổng cung Keynes là đường
nằm ngang nên ảnh hưởng dài hạn là sự thay đổi về thu nhập thực tại mức giá hiện tại
P1.
Hình: Chính sách tài khoá và tiền tệ có ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng
Tóm tắt ảnh hưởng của chính sách tài khoá và tiền tệ (mở rộng) theo quan điểm cổ
điển và Keynes
Chính Sách Tổng Cung Sản lượng Lãi Xuất Giá cả
Tài khóa Keynes + + 0
Cổ điển 0 + +
Tiền tệ Keynes + - 0
Cổ điển 0 + +
Chính sách Tổng cung Sản lượng Lãi suất Giá cả

Hai trường hợp đặc biệt trên về đường tổng cung AS phản ánh hai quan điểm khác
nhau về sự hoạt động của giá cả và tiền lương trong nền kinh tế thị trường. Trong mô
hình cổ điển khẳng định rằng những điều chỉnh trong giá cả và tiền lương xảy ra
nhanh chóng (rất linh hoạt) trong khi đó trong mô hình Keynes lại khẳng định giá cả
và tiền lương là cứng nhắc. Sự khác nhau này còn bao hàm cả quan điểm khác nhau
về tốc độ điều chỉnh của nền kinh tế. Trong thực tế, giá cả và tiền lương không hoàn
toàn linh hoạt và cũng không hoàn toàn cứng nhắc. Đường tổng cung AS trong thực tế
phải là một đường dốc lên nhất định.
c. Tổng cung thực tế ngắn hạn
Được xây dựng trên cơ sở kết hợp 3 mối quan hệ sau trong ngắn hạn:
- Giữa việc làm và sản lượng
- Giữa việc làm và tiền công
- Giữa tiền công và giá cả (hay năng suất lao động và giá cả)
Vị trí của đường AS phụ thuộc vào giá cả của thời kỳ trước đó
Đường AS dịch chuyển theo thời gian, phụ thuộc vào sản lượng của nền kinh tế. Nếu
sản lượng kỳ này cao hơn sản lượng tiềm năng, thì sau một thời gian tiền lương sẽ
tăng và giá cả sẽ tăng, đường tổng cung dịch chuyển sang trái
AS
P
0
AD
1
E
1
Y
p
Y
0
Hình: Tổng cung theo thực tế ngắn hạn
CHƯƠNG 2: CHU KỲ KINH DOANH

I. Khái niệm chu kỳ kinh doanh (hay còn gọi là chu kỳ kinh tế)
Nền kinh tế của tất cả các nước thường phải đối mặt với chu kỳ kinh doanh. Liên
quan đến chu kỳ kinh doanh đó là sự đình trệ sản xuất, lạm phát và thất nghiệp. Vậy
chu kỳ kinh doanh là gì? Sau đây nhóm sẽ đi sâu phân tích.
II.2. Chu kỳ kinh doanh hiểu theo nghĩa chung
Khi nghiên cứu chu kỳ kinh doanh, các nhà phân tích xem xét một cách cẩn thận nó
có thể chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ nhưng cũng có thể là rất khốc liệt; sự phục hồi có thể
diễn ra từ từ hoặc cũng có thể là phát triển rất nhanh chóng.

t
Yp
Sản lượng
Một chu kì
Mở rộng sx
đáy
Thu hẹp sx
năm
Y


Theo nghĩa chung nhất thì Chu kỳ kinh doanh được hiểu là sự biến động của các hoạt
động kinh tế ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định, trong đó các giai đoạn tăng trưởng
và các giai đoạn suy giảm luân chuyển lẫn nhau không ngừng.
II.3. Chu kỳ kinh doanh theo quan điểm của các nhà kinh tế
Người ta có thể dễ dàng nhận ra một số biểu hiện của chu kỳ kinh doanh, đặc biệt là
những biểu hiện mang tính đặc thù, nhưng rất khó có thể định nghĩa được một cách
chính xác về chu kỳ kinh doanh. Trong quá trình nghiên cứu những biến đổi rõ rệt của
nền kinh tế, ban đầu các nhà nghiên cứu và các sử gia đều tiến hành những quan sát
trên nhiều khía cạnh khác nhau: từ thời tiết xấu tới các cuộc chính biến, sự ham mê
đầu cơ và những lỗi lo sợ, hoảng loạn. Mục đích của quá trình nghiên cứu này chủ

yếu là để giải thích cho sự khủng hoảng, suy sụp của nền kinh tế.
Nhưng đối với các nhà kinh tế, họ quan tâm đến khái niệm chu kỳ kinh doanh bao
gồm cả những biến động của bản thân các hoạt động kinh tế và những nguyên nhân
khác gây ra chu kỳ kinh doanh. Ví dụ, theo quan điểm của Cassel thời kỳ Tăng vọt là
một thời kỳ tăng đặc biệt về đầu tư vốn cố định; “Thời kỳ Suy giảm hay Suy thoái là
thời kỳ mà sự đầu tư về vốn cố định giảm xuống dưới điểm mà nó đãđạt trước đây.
Điều này có nghĩa là sự thay đổi giữa giai đoạn tăng vọt và sụt giảm nhanh về cơ bản
là sự biến đổi về đầu tư vốn cố định, nhưng nó không liên quan trực tiếp đến những
phần đầu tư khác. Các nhà kinh tế tin rằng những thay đổi về chi phí và giá trị của tư
liệu sản xuất là yếu tố chính lái sự vận động có tính chu kỳ của nền kinh tế.
Việc tìm ra một khái niệm về chu kỳ kinh doanh là rất khó khăn. Tuy nhiên Mitchell
đã tiến hành nghiên cứu theo cách nhận dạng qua kinh nghiệm thực tế những vấn đề
chủ yếu xảy ra trong các quá trình mở rộng và thu hẹp sản xuất và đãđưa ra được một
định nghĩa như sau:
“Chu kỳ kinh doanh là một loại dao động được nhận thấy trong các hoạt động kinh tế
tổng hợp của những quốc gia mà tổ chức công việc chủ yếu của họ diễn ra trong các
đơn vị sản xuất kinh doanh: một chu kỳ gồm có các quá trình mở rộng sản xuất xuất
hiện vào các khoảng thời gian giống nhau ở rất nhiều hoạt động kinh tế, kế theo là
các giai đoạn giảm sút, thu hẹp và các giai đoạn phục hồi tương tự mà những giai
đoạn này hợp nhất vào giai đoạn mở rộng của chu kỳ tiếp theo; quá trình thay đổi
liên tiếp này thường xuyên diễn ra nhưng không mang tính định kỳ; độ dài của các
chu kỳ kinh doanh thường từ hơn 1 năm tới 10 hoặc 20 năm; chúng không thể chia
được thành các chu kỳ ngắn hơn mà những chu kỳ này có những đặc tính tương tự
với biên độ dao động xấp xỉ của chính chúng.”
Điểm chính ở đây là sự cùng vận động của nhiều biến kinh tế hoặc các quá trình kinh
tế xuất hiện mang tính đồng bộ trong quá trình diễn biến của bất kỳ chu kỳ kinh
doanh nào. Rất nhiều loại hoạt động khác nhau có xu hướng phát triển và tác động lẫn
nhau. Trạng thái tự nhiên của chu kỳ kinh doanh phụ thuộc và thay đổi theo những
đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế, xã hội và thể chế chính trị.
III. Các pha của chu kỳ kinh doanh

III.1. Chu kỳ kinh tế bốn pha (bốn giai đoạn)
Giai đoạn 1:Suy thoái (Recession)
Thể hiện rõ nhất là tốc độ tăng trưởng GDP sẽ suy giảm trong trong 2 hay 3 quý liên
tiếp. Trong giai đoạn suy thoái, doanh nghiệp sẽ:
- Cắt giảm nhân viên, tiết kiệm chi tiêu vì doanh thu bị sụt giảm mạnh.
- Hạn chế tích trữ hàng tồn kho.
- Trì hoãn các kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh.
Do bị ảnh hưởng bởi điều này, nhà cung cấp cũng sẽ làm tất cả mọi thứ để “phòng
thân”. Họ cũng cắt giảm chi phí, sa thải nhân viên và đẩy thất nghiệp tăng cao.
Thất nghiệp tăng cao, thu nhập giảm sút sẽ khiến chi tiêu co hẹp. Nền kinh tế vì vậy
sẽ tiếp tục trượt dốc.
Giai đoạn 2: Đáy của suy thoái (Low Point, Depression)
Đặc điểm của nền kinh tế trong giai đoạn này là tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập giảm
sút,nguồn cung hàng hóa ứ đọng, tỷ lệ hàng tồn kho cao.Khi GDP bắt đầu ngừng suy
giảm và bắt đầu tăng trưởng trở lại thì nền kinh tế đã đạt đáy của chu kỳ. Sớm hay
muộn thì cuộc suy thoái cũng sẽ đạt đáy, nhưng việc “nằm “ tại đó trong bao lâu thì
rất khó đoán. Trong cuộc suy thoái của nền kinh tế Mỹ những năm 1930, đáy của chu
kỳ kéo dài hàng năm trời.
Đường khuynh
hướng
Một chu kì
GDP
Thực tế
Thời gian (năm)
Đáy
Đỉnh
Phục hồi
Suy thoái
Hưng thịnh
Đỉnh

Giai đoạn 3: Khuếch trương và Phục hồi (Expansion, Recovery)
Lúc này, GDP bắt đầu tăng trưởng trở lại, và nền kinh tế hồi phục khỏi suy
thoái. Hoạt động kinh doanh bắt đầu tiến triển một chút và doanh nghiệp tuyển lao
động trở lại, tăng lượng đặt hàng từ nhà cung cấp. Những nhà cung cấp này sẽ khởi
động lại việc mở rộng sản xuất và tuyển nhân viên.Nhiều công ăn việc làm hơn sẽ
giúp người lao động cải thiện thu nhập và sau đó tăng chi tiêu, thúc đẩy nền kinh tế
tăng trưởng.
Giai đoạn 4: Đạt đỉnh (Peak)
Lúc này, GDP thực của nền kinh tế ngừng tăng trưởng thêm và bắt đầu có dấu hiệu đi
xuống.
Tại đỉnh của chu kỳ, hoạt động kinh doanh sẽ ngừng mở rộng thêm, việc làm,
tiêudùng và sản xuất của nền kinh tế đạt đến mức cao nhất.Giống như điểm đáy của
suy thoái, thời kỳ đạt đỉnh này có thể dài hoặc ngắn. Khi thời kỳ đạt đỉnh kéo dài thì
chúng ta sẽ được hưởng lợi từ một giai đoạn thịnh vượng của nền kinh tế.
III.2. Chu kỳ kinh tế 3 pha:
Trước đây sự biến động này diễn ra theo trình tự bốn pha lần lượt là suy thoái, khủng
hoảng, phục hồi, và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng
theo nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp lan tràn, các nhà máy đóng cửa hàng
loạt,v.v không xảy ra nữa. Vì thế toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai đoạn
nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái.
- Suy thoái: là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy
định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên
tiếp thì mới gọi là suy thoái.
- Phục hồi: là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước khi suy
thoái.
- Hưng thịnh (bùng nổ):Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức
ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh. Kết thúc pha hưng
thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới.
Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai
pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng). Pha thứ nhất - giai đoạn mở rộng

(thời gian từ điểm cực tiểu đến điểm cực đại; Pha thứ hai - giai đoạn thu hẹp (thời
gian từ điểm cực đại đến điểm cực tiểu).
Đỉnh
Thu hẹp
Suy thoái
Chạm đáy
Phục hồi
Mở rộng
III.3. Chu kỳ kinh tế 6 pha
Idealized six stages of the business
Stage 1
Stage 2
recovery
Stage 3
Stage 4
Bonds
Stage 5
Stage 6
Bonds
Stocks
Stocks
commodities
commodities
recession
Biểu đồ chu kỳ này là dựa trên một mối quan hệ trong liên thị trường theo đánh gia
của Martin Pring. Chu kỳ kinh doanh được thể hiện như sóng hình sin. Ba giai đoạn
đầu tiên là một phần của suy giảm kinh tế (suy yếu, đáy, phục hồi). Giai đoạn 3 cho
thấy kinh tế trong giai đoạn co thắt, nhưng hồi phục sau khi tạo đáy. Khi sóng hình
sin vượt qua trục giữa, nền kinh tế chuyển từ thu hẹp sang ba giai đoạn phát triển kinh
tế (tăng trưởng, đỉnh và suy yếu). Giai đoạn 6 vẫn cho thấy nền kinh tế trong một giai

đoạn mở rộng, nhưng nền kinh tế đã suy yếu ở giai đoạn này sau khi đạt đỉnh ở giai
đoạn 5.
• Giai đoạn 1: cho thấy nền kinh tế thu hẹp và trái phiếu có xu hướng đi lên do
lãi suất giảm. Suy yếu kinh tế dẫn đến việc chính phủ thực hiện các chính sách
nới lỏng tiền tệ và hạ thấp lãi suất, điều này làm tăng đối với trái phiếu.
• Giai đoạn 2: Đánh dấu một đáy trong nền kinh tế và cả thị trường chứng
khoán. Mặc dù điều kiện kinh tế đã ngừng xấu đi nhưng nền kinh tế vẫn không
ở giai đoạn mở rộng hoặc thực sự phát triển. Tuy nhiên, cổ phiếu được dự đoán
một giai đoạn mở rộng của đáy trước khi kết thúc giai đoạn suy yếu (thị trường
chứng khoán thường đi trước nền kinh tế 6-9 tháng).
• Giai đoạn 3: Cho thấy một cải tiến lớn trong điều kiện kinh tế cũng như chu
kỳ kinh doanh chuẩn bị bước vào một giai đoạn mở rộng. Cổ phiếu đã tăng lên
và hàng hóa hiện tại dự đoán một giai đoạn mở rộng và giá có xu hướng đi lên.
• Giai đoạn 4:Đánh dấu một giai đoạn phát triển đầy đủ. Cả cổ phiếu và hàng
hóa đang tăng lên, nhưng trái phiếu lại đi xuống vì việc mở rộng làm tăng áp
lực lạm phát. Lãi suất bắt đầu tăng cao hơn để chống lại áp lực lạm phát.
• Giai đoạn 5: Đánh dấu một đỉnh cao trong tăng trưởng kinh tế và thị trường
chứng khoán. Mặc dùviệc mở rộng tiếp tục, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ
chậm hơn vì lãi suất tăng cao và giá cả hàng hóa tăng cao gây ra nhiều tổn
thất.Cổ phiếu dự đoán một giai đoạn thu hẹp vì đã tạo đỉnh trước khi giai đoạn
mở rộng thực sự kết thúc. Hàng hóa vẫn ở mức cao và tạo đỉnh sau thị trường
chứng khoán.
• Giai đoạn 6: Đánh dấu sự suy giảm trong nền kinh tế như các chu kỳ kinh
doanh chuẩn bị để di chuyển từ một giai đoạn mở rộng sang một giai đoạn suy
thoái. Cổ phiếu có xu hướng đi xuống và giá cả hàng hóa hiện tại cũng thấp
hơn trước nhu cầu giảm từ các nền kinh tế đang xấu đi.
Đây là chu kỳ kinh doanh lý tưởng trong một môi trường lạm phát. Cổ phiếu và trái
phiếu cùng đi lên trong giai đoạn 2 và 3. Tương tự vậy, cả hai đều giảm trong giai
đoạn 5 và 6. Điều này sẽ không phải là trường hợp đúng trong một môi trường giảm
phát, khi trái phiếu và cổ phiếu sẽ di chuyển theo hướng ngược nhau.

Ngoài chu kỳ kinh tế như vừa trình bày, kinh tế học còn nói đến chu kỳ Juglar, chu kỳ
Kuznets, chu kỳ Kondratiev, và chu kỳ Kitchen. Tuy nhiên, ngày nay người ta hầu
như không dùng các chu kỳ này để mô tả xu thế biến động kinh tế nữa do chúng
không còn phù hợp với điều kiện hiện đại.Kinh tế chính trị Marx-Lenin cho rằng một
chu kỳ kinh tế của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa gồm bốn pha là: khủng hoảng, tiêu
điều, phục hồi và hưng thịnh.
IV.Biểu hiện của chu kỳ kinh doanh
Lịch sử phát triển kinh tế của nhiều nước khác nhau, nhất là của những nước công nghiệp
phát triển, đã trải qua nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau. Song thực tế cho thấy, chu kỳ
kinh doanh ở nước nào cũng lặp đi lặp lại không theo một độ dài thời gian giống nhau,
không theo một biên độ dao động giống nhau về các kết quả hoạt động kinh tế vĩ mô như
GDP (theo giá so sánh), thất nghiệp, lạm phát Do vậy, rất khó dự báo trước được với độ
chính xác cao. Sự kế tiếp nhau các chu kỳ kinh doanh có thể được mô tả một cách hình thức
theo đồ thị sau đây:
Ở đồ thị trên:
- Đỉnh là điểm cao nhất mà GDP đạt tới trong một chu kỳ.
- Đáy là điểm thấp nhất mà GDP giảm xuống trong một chu kỳ.
- Giai đoạn suy giảm của chu kỳ được xét là khoảng thời gian giữa đỉnh của chu kỳ
liền trước với đáy của chu kỳ được xét.
- Giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ được xét là khoảng thời gian giữa đáy của chu kỳ
được xét với đỉnh của chu kỳ liền sau.
Mặc dù đãđơn giản hoá thực tế đi rất nhiều, song đồ thị mô tả sự kế tiếp nhau các chu
kỳ kinh doanh được vẽ ở trên cũng chứa đựng ba điểm đáng lưu ý sau:
- Đỉnh được xét đều cao hơn đỉnh liền trước, đáy được xét đều sâu hơn đáy liền sau.
- Giai đoạn tăng trưởng thường dài hơn giai đoạn suy giảm.
- Các chu kỳ kinh doanh thường khác nhau về độ dài thời gian.
Tuy nhiên, Chu kỳ kinh doanh vẫn có những đặc trưng sau đây:
• Đặc trưng thứ nhất: các nhân tố chính thúc đẩy kinh tế phát triển trong một thời
kỳ dài nhiều thập kỷ thường là tiềm năng sản xuất và tổng mức cung, chứ không
phải tổng mức cầu của một năm nào đó. Nguồn gốc làm cho sản lượng tiềm năng

tăng lên thường được phân ra làm hai loại: loại thứ nhất là tăng mức đầu vào
(vốn, lao động, tài nguyên ); loại thứ hai là tiến bộ của các lĩnh vực khoa học
đặc biệt là khoa học công nghệ. Loại nguồn thứ hai có xu hướng vận động đi lên
không ngừng, ngày càng giữ vai trò trọng yếu hơn, nhất là trong những thập kỷ
gần đây.
• Đặc trưng thứ hai: các chủ doanh nghiệp tích luỹ học hỏi thêm được nhiều kinh
nghiệm, tri thức hơn trong việc đối phó với chu kỳ kinh doanh làm cho biến động
kinh tế diễn ra ít sóng gió hơn.
• Đặc trưng thứ ba: có thể là do những cú sốc bên ngoài xảy ra bất thường, không
lệ thuộc vào nội tình bên trong hệ thống kinh tế của mỗi quốc gia.
Trong thực tế, mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh ở nước nào cũng thế, đều có
những hiện tượng đặc thù xảy ra trở thành những đặc điểm để nhận dạng. Như với
giai đoạn suy giảm, thường có những hiện tượng sau xuất hiện:
- Hàng tồn kho thường được thanh toán vào khởi đầu giai đoạn; ít lâu sau đó, vốn đầu tư kinh doanh vào các
nhà máy và các máy móc trang thiết bị cũng giảm mạnh - suy giảm loại vốn này là hiện tượng dễ thấy nhất.
- Cầu về lao động giảm mạnh, đầu tiên là giảm sút về số giờ làm việc bình quân ngày, tuần, tháng , sau đó là
giãn thợ và dẫn đến thất nghiệp cao hơn.
- Giá cả các mặt hàng nhạy cảm thường giảm.
- Lãi kinh doanh giảm mạnh.
- Giá chứng khoán giảm, vì những người đầu tư trên thị trường loại này khá nhạy bén cảm nhận được điềm xấu.
- Yêu cầu tín dụng giảm, kéo theo lãi suất giảm.
Giai đoạn tăng trưởng thì có hình ảnh ngược lại của giai đoạn suy giảm, cho nên
những đặc trưng cho suy giảm xảy ra theo chiều ngược lại ở giai đoạn tăng trưởng.
V. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu
kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp
nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy chu kỳ
kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư
nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng
cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn thu hẹp dẫn đến

những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.
VI.Nguyên nhân và biện pháp đối phó với chu kỳ kinh doanh
VI.1. Nguyên nhân:
Một số lý thuyết chính lý giải nguyên nhân của chu kỳ kinh tế là:
Các lý thuyết nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh thường phân chia các nhân tố gây ra
chu kỳ kinh doanh làm hai loại.
- Các nhân tố bên ngoài hệ thống kinh tế
- Các nhân tố bên trong hệ thống kinh tế
• Lý thuyết tiền tệ: cho rằng chu kỳ kinh tế là do sự mở rộng hay thắt chặt
củachính sách tiền tệ và tín dụng. Đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là nhà kinh
tế học đoạt giải Nobel kinh tế năm 1976, người đứng đầu trường phái
Chicago Milton Friedman. Lý thuyết này tỏ ra phù hợp với cuộc suy thoái
của kinh tế Hoa Kỳ 1981-1982 khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất danh nghĩa
tới 18% để chống lạm phát.
• Mô hình gia tốc – số nhân: do Paul Samuelson đưa ra, mô hình này cho rằng các
biến động ngoại sinh được lan truyền theo cơ chế số nhân kết hợp với sự gia
tốc trong đầu tư tạo ra những dao động có tính chu kỳ của GDP.
• Lý thuyết chính trị: đại diện là cácnhà kinh tế học William Nordhaus, Michał
Kalecki,… Lý thuyết này quy cho các chính trị gia là nguyên nhân gây ra chu kỳ
kinh tế vì họ hướng các chính sách tài khóa và tiền tệ để có thể thắng cử.
• Lý thuyết chu kỳ kinh doanh cân bằng: với những đại diện nhưRobert Lucas,
Jr., Robert Barro, Thomas Sargent…phát biểu rằng những nhận thức sai lầm về sự
vận động của giá cả, tiền lương đã khiến cho cung về lao động quá nhiều hoặc
quá ít dẫn đến các chu kỳ của sản lượng và việc làm. Một trong những phiên bản
của lý thuyết này là tỷ lệ thất nghiệp cao trong suy thoái là do mức lương thực tế
của công nhân cao hơn mức cân bằng của thị trường lao động.
• Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế: lập luận rằng những biến động tích cực
hay tiêu cực vềnăng suất lao động trong một khu vực có thể lan tỏa trong nền
kinh tế và gây ra những dao động có tính chu kỳ. Những người ủng hộ lý thuyết
này lànhà kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2004 Edward Prescott, Charles

Prosser,…
Các nhân tố bên ngoài kinh tế như là chính trị, thời tiết, dân số, chiến tranh,… gây
nên những cú sốc ban đầu. Những cú sốc này sau đó truyền vào nền kinh tế. Các yếu
tố bên trong vốn chứa đựng nhứng yếu tố gây ra chu kỳ kinh doanh, phản ứng lại
khuyếch đại thành những chu kỳ kinh doanh lặp đi lặp lại.
Trong đó một trong những cơ chế gây ra chu kỳ kinh doanh là tác động qua lại giữa
số nhân Keynes và nhân tố gia tốc.
Nguyên nhân số nhân – gia tốc của chu kỳ kinh doanh:
Thuyết mô hình số nhân – gia tốc đề xuất cách giải thích chu kỳ dựa vào một cú sốc
bên ngoài, được lan truyền bởi số nhân cùng với nhân gia tốc, tạo nên sự dao động lên
xuống của sản lượng.
- Số nhân Keynes: là hệ số phản ánh lượng thay đổi của sản lượng khi tổng cầu
thay đổi một đơn vị. Một trong các yếu tố năng động làm thay đổi tổng cầu là đầu
tư của tư nhân (I). Theo Samuelson, sự thay đổi trong đầu tư vừa là nguyên nhân
vừa là kết quả của chu kỳ kinh doanh. Là nguyên nhân bởi vì việc gia tăng hay
giảm bớt đầu tư sẽ dẫn đến sự gia tăng hay sụt giảm của sản lượng. Tác động này
được thể hiện bằn mô hình số nhân Y = m’. AD. Là kết quả vì trong các chu
kỳ kinh doanh, sản lượng liên tục tăng lên và giảm xuống. Khi sản lượng thay đổi,
đầu tư cũng thay đổi theo. Tác động của sản lượng làm thay đổi đầu tư được gọi là
nhân tố gia tốc.
- Nhân tố gia tốc: là một lý thuyết nói về các nguyên nhân quyết định đầu tư ròng.
Đây là nguyên nhân chủ yếu chi phối các chu kỳ kinh doanh. Đầu tư ròng tăng khi
sản lượng tăng (tăng theo mô hình số nhân), thu nhập tăng, đầu tư tăng lại làm cho
sản lượng tăng. Ngược lại đầu tư ròng giảm thì làm cho sản lượng giảm (giảm
theo mô hình số nhân), sản lượng giảm thì đầu tư ròng giảm.
 Samuelson cho rằng sự tương tác giữa số nhân và gia tốc tạo ra chu kỳ kinh
doanh. Cơ chế phối hợp nhân tố gia tốc và mô hình số nhân có thể mô tả như
sau (cơ chế hình thành chu kỳ kinh doanh):
Đầu tư tăng => sản lượng tăng (theo mô hình số nhân) => đầu tư tăng (theo số
nhân gia tốc) => sản lượng tăng ,… đạt đỉnh chu kỳ.

Tiếp đến: Sản lượng ngừng tăng => đầu tư giảm (theo số nhân gia tốc) => sản
lượng giảm (theo mô hình số nhân) => đầu tư giảm (theo nhân tố gia tốc) =>
sản lượng giảm,… chạm đáy chu kỳ. Tiếp đến, đầu tư tăng lên và chu kỳ lại bắt
đầu từ đầu.
Việc phân tích chu kỳ kinh doanh một cách đơn giản như trên, cần được bổ sung thêm
bằng những đặc trưng kinh tế khác nhau của nền kinh tế hiện đại như: Thị trường tài
chính, Lạm phát,… thì các phân tích mới trở nên hoàn chỉnh hơn.
Tuy vậy, cho dù mỗi lý thuyết trên đây đều có tính hiện thực, không có lý thuyết nào
tỏ ra đúng đắn ở mọi lúc, mọi nơi.
VI.2. Biện pháp
Một số biện pháp đối phó với chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh khiến cho kế hoạch kinh doanh của khu vực tư nhân và kế hoạch
kinh tế của nhà nước gặp khó khăn. Việc làm và lạm phát cũng thường biến động theo
chu kỳ kinh tế. Đặc biệt là trong những pha suy thoái, nền kinh tế và xã hội phải gánh
chịu những tổn thất, chi phí khổng lồ. Vì thế, chống chu kỳ là nhiệm vụ được nhà
nước đặt ra. Tuy nhiên, vì cách lý giải nguyên nhân gây ra chu kỳ giữa các trường
phái kinh tế học vĩ mô không giống nhau, nên biện pháp chống chu kỳ mà họ đề xuất
cũng khác nhau.
- Chủ nghĩa Keynes cho rằng chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường không hoàn
hảo, khiến cho tổng cầu biến động mà thành. Do đó, biện pháp chống chu kỳ là sử
dụng chính sách quản lý tổng cầu. Khi nền kinh tế thu hẹp, thì sử dụng các chính
sách tài chính và chính sách tiền tệ nới lỏng. Khi nền kinh tế khuếch trương thì lại
chuyển hướng các chính sách đó sang thắt chặt.
Hình 1: Minh họa một sự suy thoái do tổng cầu giảm: tổng cầu dịch chuyển từ AD
sang AD' khiến cho sản lượng giảm từ Q xuống Q' và giá cả giảm từ P đến P' (lạm
phát giảm).
- Các trường phái theo chủ nghĩa kinh tế tự do mới thì cho rằng sở dĩ có chu kỳ là
do sự can thiệp của chính phủ hoặc do những cú sốc cung ngoài dự tính. Vì thế,
để không xảy ra chu kỳ hoặc để nền kinh tế nhanh chóng điều chỉnh sau các cú
sốc cung, chính phủ không nên can thiệp gì cả. Hình 2 minh họa một trường hợp

suy thoái do tổng cung giảm: vì lý do nào đó (ví dụ giá đầu vào tăng đột biến)
tổng cung giảm từ AS xuống AS' khiến cho sản lượng giảm từ Q xuống Q' nhưng
giá cả lại tăng từ P lên P' (lạm phát tăng).

×