BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:
Chủ đề: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
2.1. Kiến thức:
- Học sinh phát biểu được khái niệm đa dạng của Thực vật là gì?
- Học sinh hiểu được thế nào là thực vật quý hiếm và kể tên được một vài loài thực
vật quý hiếm.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn Toán, Địa lý để thấy được hậu quả của việc tàn
phá rừng, khai thác bữa bãi tài nguyên đối với tính đa dạng của Thực vật.
- Học sinh vận dụng kiến thức môn Văn, giáo dục công dân, mĩ thuật để được các
biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của Thực vật.
2.2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, phân tích, hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng khai thác thông tin, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết các tình huống.
2.3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, đoàn kết nhất trí trong hoạt động nhóm.
- Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi, biểu hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ tài
nguyên, bảo vệ môi trường.
2.4. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
- Bảo vệ nguồn tài nguyên Thực vật sẵn có kết hợp với nhân giống, trồng và chăm
sóc những loại Thực vật với mục tiêu “ trồng cây gây rừng„,“ phủ xanh đồi trọc„.
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA CHỦ ĐỀ:
- Đối tượng dạy học của dự án: học sinh
- Số lượng học sinh: 20 học sinh - Lớp 6A - Trường THCS Viên Nội - Ứng Hòa -
Hà Nội
- Số lớp: 1 lớp
- Khối lớp: 6
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
1
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
- Đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài học:
+ HS đã được áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực,
chủ động và sáng tạo.
+ HS chưa hiểu rõ về ý thức học liên môn các môn học.
+ Dự án thức hiện: Chủ đề “ Bảo vệ sự đa dạng của Thực vật„
IV. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC:
Qua thực tế quá trình giảng dạy trong năm học 2013 – 2014 và 2014 - 2015.
Chúng tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng đổi mới phương
pháp dạy học có tích hợp kiến thức liên môn để giảng dạy, giải quyết một vấn đề
nào đó trong một môn học là việc làm rất hay và hết sức cần thiết. Đặc biệt, thay vì
việc chấp nhận một cách thụ động kiến thức thì thầy và trò cùng tư duy, người thầy
đóng vai trò gợi mở, định hướng kiến thức cho học sinh. Áp dụng dạy học tích hợp
theo hướng dạy học tích cực là chấp nhận một sân chơi “ dân chủ„ , trong đó người
học sinh có quyền đưa ra những phản biện, những tranh cãi để tìm ra được kiến
thức. Vì vậy, đòi hỏi người dạy phải hoàn toàn chủ động và có phông kiến thức đủ
rộng để tự tin trước học sinh. Giúp học sinh tổ chức, hướng dẫn học sinh giải quyết
các tình huống, các vấn đề đặt ra trong bài học một cách nhanh, hiệu quả và chính
xác.
Vì vậy, chúng tôi xin trình bày và thử nghiệm Chủ đề “ Bảo vệ sự đa dạng của
Thực vật„ đối với môn Sinh học 6.
Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp cho học sinh nắm được khái niệm đa
dạng của Thực vật, thế nào là Thực vật quý hiếm, nguyên nhân và hậu quả của việc
khai thác rừng bừa bãi. Đồng thời, giáo dục học sinh ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo
vệ môi trường từ tích hợp các kiến thức liên môn. Từ đó, giúp học sinh linh hoạt,
sinh động trong vốn kiến thức. Tạo hứng thú, ham khám phá, suy nghĩ, tìm tòi và
tiếp cận kiến thức tốt hơn, nhất là vào thực tiễn.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU :
5.1. Giáo viên:
- Tranh, ảnh giới thiệu về giới Thực vật ở một số môi trường sống khác nhau.
- Thông tin, số liệu, tranh ảnh về sự đa dạng Thực vật ở Việt Nam.
- Biểu đồ về sự biến đổi diện tích rừng ở Việt Nam qua các thời kì.
- Tranh ảnh về nguyên nhân, hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi.
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
2
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
- Tranh ảnh về một số loài Thực vật quý hiếm có nguy cơ tiêu diệt.
- Tranh ảnh về các biện pháp bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
- Trang thiết bị dạy học, Atlat địa lý, phiếu Test, ứng dụng CNTT.
5.2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về sự đa dạng của Thực vật.
- Giấy A
4
, màu vẽ, bút chì
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
6.1. Ổn định tổ chức lớp - Kiểm tra sĩ số (1 phút)
6.2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu hỏi: Thực vật có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
Đáp án:
- Thực vật cung cấp ôxi, giúp điều hòa khí hậu.
- Thực vật cung cấp cho con người: lương thực, thực phẩm, làm thuốc, nhiều công
dụng khác …
6.3. Tiến trình dạy - học (41 phút)
Mở bài:
* Khám phá:
GV nêu yêu cầu định hướng của bài học:
Hôm nay cô và các em cùng nhau tìm hiểu kiến thức Chủ đề: BẢO VỆ SỰ ĐA
DẠNG CỦA THỰC VẬT. Để học tốt chủ đề này đòi hỏi chúng ta phải tích hợp
kiến thức của nhiều môn: Toán, địa lý, ngữ văn, giáo dục công dân, mĩ thuật và các
kiến thức cập nhật liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng
* Kết nối:
Chủ đề này được tiến hành trong 1 tiết học 45 phút
6.4. Củng cố
6.5. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
3
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
Chủ đề: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Học sinh phát biểu được khái niệm đa dạng của Thực vật là gì?
- Học sinh hiểu được thế nào là thực vật quý hiếm và kể tên được một vài loài thực
vật quý hiếm.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn Toán, Địa lý để thấy được hậu quả của việc tàn
phá rừng, khai thác bữa bãi tài nguyên đối với tính đa dạng của Thực vật.
- Học sinh vận dụng kiến thức môn Văn, giáo dục công dân, mĩ thuật để được các
biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của Thực vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, phân tích, hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng khai thác thông tin, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết các tình huống.
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, đoàn kết nhất trí trong hoạt động nhóm.
- Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi, biểu hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ tài
nguyên, bảo vệ môi trường.
4. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
- Bảo vệ nguồn tài nguyên Thực vật sẵn có kết hợp với nhân giống, trồng và chăm
sóc những loại Thực vật với mục tiêu “ trồng cây gây rừng„,“ phủ xanh đồi trọc„.
B - CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC ÁP DỤNG:
2.1. Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, các yếu tố xác định sự đa dạng của Thực
vật, về tình hình đa dạng của Thực vật ở Việt Nam.
2.2. Kỹ năng trình bày, suy nghĩ/ý tưởng về bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.
2.3. Kỹ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
2.4. Kỹ năng đề xuất và giải quyết vấn đề để tìm ra giải pháp bảo vệ sự đa dạng của
Thực vật.
C – CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
4
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
3.1. Động não
3.2. Hoạt động nhóm
3.3. Vấn đáp - Tìm tòi
3.4. Trực quan
3.5. Hỏi chuyên gia
3.6. Biểu đạt sáng tạo
3.7. Giải quyết vấn đề
3.8. Tham quan thiên nhiên
D - CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh, ảnh giới thiệu về giới Thực vật ở một số môi trường sống khác nhau.
- Thông tin, số liệu, tranh ảnh về sự đa dạng Thực vật ở Việt Nam.
- Biểu đồ về sự biến đổi diện tích rừng ở Việt Nam qua các thời kì.
- Tranh ảnh về nguyên nhân, hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi.
- Tranh ảnh về một số loài Thực vật quý hiếm có nguy cơ tiêu diệt.
- Tranh ảnh về các biện pháp bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
- Trang thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT.
- Atlat địa lý, phiếu Test.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh ở nhà, bài viết về sự đa dạng của Thực vật, môi trường.
- Giấy A
4
, màu vẽ, bút chì
E - TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp – Kiểm tra sĩ số (1 phút)
- Lớp 6A: có mặt: 20/20 học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu hỏi: Thực vật có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
Đáp án:
- Thực vật cung cấp ôxi, giúp điều hòa khí hậu.
- Thực vật cung cấp cho con người: lương thực, thực phẩm, làm thuốc, nhiều công
dụng khác …
3. Bài mới: (41 phút)
Mở bài:
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
5
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
* Khám phá: (2 phút)
GV: Em hãy kể tên một số loài Thực vật có ở Trường THCS Viên Nội?
GV định hướng cho bài học:
Thực vật ở vườn trường của chúng ta cũng rất đa dạng. Vì vậy, chúng ta cần
phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của Thực vật như thế nào?
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kiến thức Chủ đề: BẢO VỆ SỰ
ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT. Để học tốt bài này thì chúng ta vận dụng kiến thức
của nhiều môn như: Toán, địa lý, ngữ văn, giáo dục công dân, mĩ thuật và cả kiến
thức cập nhật trên các phương tiện đại chúng.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hình thành
và phát triển
năng lực
Hoạt động 1 ( 22 phút) : Tìm hiểu
sự đa dạng của Thực vật, tình
hình đa dạng của Thực vật ở Việt
Nam
GV kết nối: Các em đã được tìm
hiểu về giới Thực vật thông qua
tranh ảnh đã sưu tầm trước ở nhà.
GV: Kể tên những Thực vật mà
em biết ở địa phương? Cho biết
chúng sống ở môi trường nào?
- Cây vải, cây bưởi, nhiều loại rau,
cây cỏ, cây bèo
- Chúng sống ở cả môi trường nước
và đất
GV chiếu hình ảnh một số cây sống
các môi trường khác nhau:
+ Cây bèo, cây hoa súng, cây sen
+ Cây lúa, cây phong lan, cây ăn
quả …
1. Đa dạng của Thực vật là
gì?
Năng lực thu
thập thông tin
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
6
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
+ Cây xương rồng …
GV: Em hãy nhận xét về tình hình
Thực vật ở địa phương?
- Thực vật rất đa dạng
GV yêu cầu HS đọc thông tin mục
1/SGK trang 157.
GV: Đa dạng của Thực vật là gì?
GV: Sự đa dạng của Thực vật
được thể hiện như thế nào? Nêu
ví dụ?
* Số lượng loài và số lượng cá thể
trong mỗi loài:
- Hơn 350 000 loài thực vật hiện
đang tồn tại
- Năm 2004, 287 655 loài được
nhận dạng
+ 253 650 loài có hoa
+ 15 005 loài rêu
+ 11 000 loài dương xỉ
+ 8 000 loài tảo xanh.
* Sự đa dạng về môi trường sống.
Ví dụ: môi trường trên cạn, dưới
nước
GV chiếu hình ảnh các khu rừng
nhiệt đới, sa mạc, hàn đới để
thấy được sự đa dạng của Thực vật.
GV chuyển ý: Đó là sự đa dạng của
Thực vật trên khắp Thế giới. Còn ở
Việt Nam thì sao?
- Là sự phong phú về các loài,
các cá thể của loài và môi
trường sống của chúng.
2. Tình hình đa dạng của
Thực vật ở Việt Nam:
Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
sinh học
Năng lực thu
thập, xử lý
thông tin
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
7
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
GV: Em hãy thử nhận xét xem
Thực vật ở địa phương hay xung
quanh trường như thế nào? (có
phong phú không? Chúng thuộc
những nhóm, ngành nào mà các em
đã được học?)
- Rất phong phú, từ ngành Tảo
(Thực vật bậc thấp) đến Hạt kín
(Thực vật bậc cao).
GV chiếu hình ảnh cây to có rêu
bám trên gốc cây, đầm sen, các loại
cây hoa, ăn quả
GV chuyển ý: Như vậy chúng ta
vừa làm một công việc nhận xét rất
khái quát về tình hình Thực vật ở
địa phương nhưng chúng ta chưa
thể biết được cụ thể Thực vật ở đây
có bao nhiêu loài? Vì muốn thế
phải điều tra và nghiên cứu kỹ. Đó
là công việc của các nhà Thực vật
học khi nghiên cứu Thực vật ở một
vùng nào đó.
GV yêu cầu HS đọc thông tin mục
□/SGK trang 157.
GV: Kể tên những nơi có Thực
vật sống? Cho ví dụ?
- GV chiếu hình ảnh và số liệu
Thực vật rừng ở Việt Nam có
khoảng 12 000 loài.
- Có loài sống dưới nước, đầm lầy,
a. Việt Nam có tính đa dạng
cao về Thực vật:
Năng lực trình
bày suy nghĩ
Năng lực trình
bày, suy nghĩ
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
8
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
trên cạn
(Số liệu mục 1/SGK Sinh 6 trang
11)
GV: Vì sao nói: Việt Nam có tính
đa dạng cao về Thực vật?
- Đa dạng về số lượng loài.
- Đa dạng về môi trường sống.
GV: Việ t Nam là quốc gia nằm ở
vùng nhiệ t đ ớ i , có nhiều điều kiện
cho các sinh vật phát triển và tạo ra
sự phong phú của nhiều loài động
thực vật và nhiều hệ sinh thái khác
nhau
GV chiếu hình ảnh các loại cây và
hoa quanh năm đua sắc. Ví dụ: ở
miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
* Tích hợp Toán 6:
- Học sinh so sánh số liệu:
+ Quyết, Hạt trần, Hạt kín có trên
10 000 loài
+ Rêu, Tảo có tới 1 500 loài
GV chiếu hình ảnh: cây dương xỉ,
cây vạn tuế, cây bưởi
GV chiếu hình ảnh cây rêu, tảo
GV: Em hãy rút ra tổng kết về
tính đa dạng cao của Thực vật ở
Việt Nam?
* Thể hiện qua:
- Số lượng các loài Thực vật
(có khoảng 12 000 loài), trong
đó có nhiều loài có giá trị kinh
tế, khoa học.
- Môi trường sống rất phong
phú: từ dưới nước, trên cạn
Năng lực tư
duy, suy nghĩ,
ý tưởng
Năng lực thu
thập, xử lý
thông tin
Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
sinh học
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
9
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
GV chuyển ý: Qua đọc báo, nghe
đài, các phương tiện thông tin đại
chúng Chúng ta biết hệ Thực vật
của Việt Nam, nhất là Thực vật
rừng đang bị suy giảm mạnh. Ở
Việt Nam trung bình mỗi năm bị
tàn phá từ 100 000 – 200 000 ha
rừng nhiệt đới. Em có thể kể vài
mẩu tin về nạn chặt phá rừng?
GV chiếu hình ảnh về chặt phá
rừng bừa bãi
* Tích hợp Địa lý. Cho biết:
- Vị trí địa lý tự nhiên Việt
Nam/SGK địa 8/Trang 4 và trang
82
- Tỷ lệ bản đồ/SGK địa 6 trang 12
- Các loại ký hiệu bản đồ/SGK địa
6 trang 18.
* Tích hợp Atlat địa lý: Những nơi
có Thực vật được mô tả bằng phần
màu xanh lá cây trên bản đồ.
- Đất, thực vật và động vật/trang 6/
xuất bản tháng 4/1993
- Diện tích rừng/trang 10/xuất bản
tháng 4 năm 1993
- Thực vật và động vật/trang 12/
xuất bản tháng 2 năm 2011.
GV chiếu hình ảnh diện tích rừng
thay đổi trên bản đồ.
tạo ra nhiều sinh cảnh khác
nhau.
Năng lực vận
dụng kiến thức
liên môn
Năng lực tư
duy, so sánh
Năng lực thực
hành Atlat Địa
lý
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
10
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm:
- Phân nhóm trưởng và thư ký hoàn
thành nội dung vào bảng nhóm
- Thời gian hoạt động: 2 phút
Hãy khoanh tròn vào chữ cái in
hoa đầu câu có đáp án đúng nhất:
Câu 1: Những nguyên nhân nào
dẫn tới sự suy giảm tính đa dạng
của Thực vật ở Việt Nam là:
A. Sự khai thác bừa bãi các cây có
giá trị kinh tế và sự tàn phá các khu
rừng để phục vụ đời sống, cháy
rừng.
B. Sự khai thác bừa bãi các cây có
giá trị kinh tế.
C. Sự tàn phá các khu rừng để phục
vụ đời sống.
D. Môi trường sống bị ô nhiễm.
Câu 2: Hậu quả của sự suy giảm
tính đa dạng của Thực vật ở Việt
Nam là:
A. Môi trường sống bị thu hẹp hoặc
mất đi.
B. Nhiều loài trở nên hiếm.
C. Nhiều loài giảm đáng kể về số
lượng.
D. Môi trường sống bị thu hẹp,
nhiều loài số lượng giảm sút trở
nên hiếm, một số loài có nguy cơ
tiêu diệt.
- HS treo bảng nhóm lên bảng.
b. Sự suy giảm tính đa dạng
của Thực vật ở Việt Nam:
* Nguyên nhân:
Năng lực hợp
tác
Năng lực giải
quyết vấn đề
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
11
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
- Đại diện 1 nhóm nhận xét và bổ
sung.
Đáp án: 1.A, 2.D
GV: Nguyên nhân của sự suy
giảm tính đa dạng của Thực vật?
GV chiếu hình ảnh chặt phá rừng,
cháy rừng.
* Tích hợp Địa lý 8, Toán:
GV chiếu biểu đồ cột bài tập
3/SGK địa 8 trang 135. (đơn vị:
triệu ha)
Năm 1943 1993 2001
S rừng 14,3 8,6 11,8
GV: Em hãy cho biết hậu quả của
sự suy giảm tính đa dạng của
Thực vật?
GV chiếu hình ảnh hậu quả của phá
rừng dẫn đến hạn hán, lũ lụt,
sóng thần
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông
tin SGK trang 158.
GV: Thế nào là Thực vật quý
hiếm?
- Thực vật quý hiếm là những loài
Thực vật có giá trị và có xu hướng
ngày càng ít đi do bị khai thác quá
mức.
GV: Kể tên 1 vài cây quý hiếm mà
em biết?
- Do khai thác bừa bãi, tàn phá
tràn lan các khu rừng để phục
vụ nhu cầu đời sống.
* Hậu quả:
- Nhiều loài cây bị suy giảm
đáng kể về số lượng, trở nên
hiếm
- Môi trường sống của chúng
bị thu hẹp hoặc bị mất đi.
- Nhiều loài trở nên quý hiếm,
thậm chí một số loài có nguy
cơ bị tiêu diệt.
Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
sinh học
Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
sinh học
Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
sinh học
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
12
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
GV: Cho biết những loài cây đó
có đang bị khai thác và sử dụng
nhiều không? So với trước đây có
bị khan hiếm đi không?
- Chúng đang ngày càng bị khai
thác triệt để dẫn tới số lượng suy
giảm
- Một số loài Thực vật quý
hiếm: cây trắc, cây tam thất,
cây thông đỏ, cây sưa
Năng lực vận
dụng kiến thức
thực tiễn
Hoạt động 2 ( 10 phút) : Các biện
pháp bảo vệ sự đa dạng của Thực
vật
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông
tin SGK trang 158 - 159.
GV: Kể tên một vài vườn Quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở
nước ta mà em biết?
GV chiếu hình ảnh: vườn Quốc gia
Cúc Phương (Ninh Bình), Nam Cát
Tiên (Lâm Đồng), Cát Bà (Hải
Phòng), rừng ngập mặn Côn Đảo,
Cần Giờ
* Tích hợp Địa lý: Em có biết?
- Trong vườn Quốc gia Cúc
Phương đến năm 2000 đã giám
định được 1983 loài thực vật/22
000 ha rừng. (Bài đọc thêm/ SGK
Địa lý 8 trang 132).
- Vườn Quốc gia Vũ Quang (ở
huyện Vũ Quang và Hương Khê)
có khoảng 300 loại thực vật và
nhiều loại động vật quý hiếm. Đã
phát hiện được 2 loại thú quý hiếm
3. Các biện pháp bảo vệ sự
đa dạng của Thực vật:
Năng lực tư
duy
Năng lực thu
thập, xử lý
thông tin
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
13
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
là Sao La và Mang Lớn. Rừng Vũ
Quang có địa hình núi cao hiểm
trở, tách biệt với xung quanh, khí
hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho
các loại động, thực vật phát triển.
Đây là khu rừng nguyên sinh quý
hiếm còn có ở Việt Nam là một
trong những hệ sinh thái có giá trị
kinh tế, khoa học và cảnh quan.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ
Gỗ cũng là một địa điểm có giá trị
cao, theo số liệu điều tra, tại đây có
hơn 414 loài thực vật, 170 loài thú,
280 loài chim, trong đó có 19 loài
chim được ghi vào sách đỏ Việt
Nam.
GV: Vì sao phải bảo vệ sự đa
dạng của Thực vật?
- Nhắc lại ý đầu mục 2b
GV: Nêu được mối quan hệ giữa
Thực vật - môi trường - con
người?
- Thực vật - môi trường sạch đẹp -
lá phổi xanh của con người và động
vật.
- Vai trò của Thực vật: hạn chế lũ
lụt, hạn hán
GV: Tầm quan trọng của sự đa
dạng của Thực vật?
- Thực vật cung cấp nguồn lâm sản,
nguồn thức ăn, chỗ ở, nơi sinh sản
cho động vật và phục vụ nhu cầu
Năng lực giải
quyết vấn đề
Năng lực tư
duy, so sánh
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
14
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
sống của con người.
GV: Các biện pháp bảo vệ sự đa
dạng của Thực vật?
GV chiếu hình ảnh về xây dựng
khu bảo tồn, tranh ảnh tuyên truyền
bảo vệ Thực vật.
GV chiếu hình ảnh hậu quả của phá
rừng và phần thông tin cập nhật
* Tích hợp Ngữ văn 6, giáo dục
công dân 6:
- Bài 15/SGK Ngữ văn 6 Tập 1
trang 150
- Mục 2/SGK GDCD 6 trang 17
GV chiếu hình ảnh
GV: Là một học sinh em cần phải
làm gì trong việc phát triển và bảo
vệ cây xanh?
* Tích hợp Mỹ thuật:
- Ngăn chặn phá rừng.
- Hạn chế việc khai thác bừa
bãi các loài Thực vật quý
hiếm.
- Xây dựng các vườn Thực
vật, vườn quốc gia …để bảo
vệ các loài Thực vật
- Cấm buôn bán và xuất khẩu
các loài Thực vật quí hiếm đặc
biệt.
- Tuyên truyền, giáo dục rộng
rãi cho mọi người biết không
nên chặt phá rừng bừa bãi.
- Tích cực trồng, chăm sóc,
bảo vệ cây xanh.
- Vẽ tranh cổ động vai trò của
cây xanh, bảo vệ môi trường
Năng lực đề
xuất
Năng lực giải
quyết vấn đề
4. Củng cố: 6 phút
- HS đọc ghi nhớ SGK trang 159, GV chiếu bằng bản đồ tư duy.
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
15
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
- GV yêu cầu HS làm bài tập kiểm tra Test nhanh 2 phút
Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu có đáp án đúng nhất:
Câu 1: Nguyên nhân nào không làm cho Thực vật Việt Nam giảm sút về số
lượng:
A. Khai thác, chặt phá để mưu sinh B. Trồng rừng và cùng bảo vệ rừng.
C. Khai thác những loài cây có giá trị xuất khẩu làm tăng trưởng nền kinh tế.
D. Cháy rừng.
Câu 2: Thực vật quý hiếm là những loài Thực vật:
A. Có giá trị về mặt này hay mặt khác.
B. Có số lượng ít.
C. Khai thác để mưu sinh.
D. Có giá trị về mặt này hay mặt khác và có số lượng ngày càng ít đi do khai thác
quá mức.
Câu 3: Biện pháp không bảo vệ sự đa dạng của Thực vật:
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
16
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
A. Trồng rừng, tuyên truyền bảo vệ rừng, xây dựng các vườn Thực vật, vườn Quốc
gia để bảo vệ các loài Thực vật.
B. Xuất khẩu các loài Thực vật quý hiếm.
C. Cấm khai thác, buôn bán các loài quý hiếm
D. Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của Thực vật.
Đáp án: 1B, 2D, 3B
TRÒ CHƠI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT:
Đoán ô chữ chìa khoá gồm có 9 chữ cái nằm trong các từ khoá có màu đỏ ở các ô
hàng ngang ứng với 6 gợi ý.
- Luật chơi: Cả lớp cùng tham gia, mỗi cá nhân được chọn một hàng ô chữ.
Hàng ngang 1 (gồm 6 chữ cái): Đây là vườn Quốc gia nằm ở Tỉnh Thừa Thiên
Huế, tên của nó có nghĩa là ngựa trắng. BẠCH MÃ
Hàng ngang 2 (gồm 6 chữ cái): Đây là hiện tượng đất bị ảnh hưởng do rừng bị
tàn phá. XÓI MÒN
Hàng ngang 3 (gồm 7 chữ cái): là nước có tính đa dạng cao về Thực
vật. VIỆT NAM
Hàng ngang 4 (gồm 8 chữ cái): Bác hồ là người phát động Tết vào
dịp đầu xuân mới. TRỒNG CÂY
Hàng ngang 5 (gồm 7 chữ cái): Cây xanh nói chung còn được gọi
là THỰC VẬT
Hàng ngang 6 (gồm 6 chữ cái): Khi rừng bị tàn phá, hậu quả là xảy ra các hiện
tượng lũ lụt và HẠN HÁN
Từ khóa: BẢO VỆ RỪNG
GV: Rừng có vai trò quan trọng, chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ rừng.
5. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà: 1 phút
- Trả lời câu hỏi SGK Sinh học 6 trang 159.
- Đọc: em có biết SGK Sinh học 6 trang 159, bài đọc thêm SGK Địa lý 8
trang 132 để hiểu được vai trò của một số khu bảo tồn thiên nhiên.
- Vẽ tranh và nộp về cho lớp trưởng vào ngày hôm sau để lớp trưởng nộp cho
GV mĩ thuật nhận xét và trưng bày.
- Chuẩn bị nội dung chủ đề sau: Chủ đề: Đa dạng sinh học
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
17
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:
Quá trình học tập trong thời lượng 45 phút, các em đã làm
+ Một bài kiểm tra Test nhanh 2 phút về bảo vệ sự đa dạng của Thực vật, bảo vệ
môi trường.
+ Bài tập về nhà: Mỗi học sinh vẽ một bức tranh về những hành động bảo vệ môi
trường. Sau khi thu nộp được giáo viên dạy mĩ thuật nhận xét, đánh giá và trưng
bày tại lớp.
VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH:
Sau khi chấm bài Test nhanh của học sinh, chúng tôi nhận thấy 100% học
sinh đã nhận biết được những hiểu biết về đa dạng của Thực vật. Đặc biệt, các em
đã biết kết hợp các kiến thức các môn Toán, Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân,
Mĩ thuật vào để làm bài.
Kết quả đạt được như sau:
- Điểm 9 – 10: 9 HS (Tỷ lệ: 45% )
- Điểm 7 – 8: 11 HS (Tỷ lệ: 55% )
- Điểm 5 – 6: 0 HS (Tỷ lệ: 0% )
Sau khi nhận xét các bức tranh mà học sinh đã vẽ:
- Mức độ đẹp, ý tưởng sáng tạo: 6 HS (Tỷ lệ: 30% )
- Mức độ trung bình: 14 HS (Tỷ lệ: 70% )
Từ kết quả học tập và những bức tranh của học sinh. Tôi nhận thấy việc tích
hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết,
có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể là dự án của tôi thực hiện thử nghiệm đối
với học sinh lớp 6 đã đạt được khả quan. Năm học 2014 - 2015, tôi xin mạnh dạn
tiếp tục thử nghiệm với các môn học khác để giúp học sinh biết cách tích hợp kiến
thức liên môn để tiếp thu tốt kiến thức và vận dụng giải quyết các tình huống thực
tiễn. Để góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực „ với mục
đích cung cấp cho học sinh “cái cần câu„ chứ không phải là “con cá „.
Trên đây là dự án thử nghiệm của tôi. Mong được sự đóng góp ý kiến của
quý thầy cô giáo để bài dạy càng được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành
cảm ơn!
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
18
BÀI D Ự THI: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*******************************************************************************************
Viên Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2014
Xác nhận của Ban giám hiệu Người viết:
Bùi Thị Sinh
******************************************* ****************************************
Tổ KHTN - Trường THCS Viên Nội Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Sinh
19