Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

Phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không (trong tiếng Việt và tiếng Anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 245 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN KIM LOAN





PHÉP LỊCH SỰ VÀ HIỆU QUẢ
TRONG GIAO TIẾP HÀNG KHÔNG
(TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH)


Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 62. 22. 01.10



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN













Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN KIM LOAN





PHÉP LỊCH SỰ VÀ HIỆU QUẢ
TRONG GIAO TIẾP HÀNG KHÔNG
(TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 62. 22. 01. 10




LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Đinh Lê Thư




Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của tôi.
Các kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được ai khác công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.


TP.HCM, ngày 19 tháng 5 năm 2015,
Người thực hiện,



Nguyễn Kim Loan



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với Cô hướng dẫn: PGS.
TS Đinh Lê Thư, người đã trực tiếp hướng dẫn và luôn chỉ bảo cho tác giả từ những
bước đầu ban đầu khó khăn, động viên tác giả về mọi mặt để tác giả có thể hoàn

thành được luận án.
Tác giả cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các Thầy Cô tại Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP.HCM vì đã truyền đạt cho tác giả những
kiến thức quý báu để tác giả có thể phát triển được đề tài của luận án.
Tác giả cũng xin được cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo Học viện Hàng không Việt Nam vì đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập.
Và cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các anh chị em đồng nghiệp, bạn bè và
những người thân trong gia đình vì đã luôn động viên và giúp đỡ tác giả thực hiện
luận án.
Cuối cùng, tác giả cũng xin cảm ơn tất cả các bạn sinh viên, học sinh Học viện Hàng
không Việt Nam vì đã giúp đỡ tác giả trong việc thu thập nguồn ngữ liệu cho luận án.
MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY VÀ DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 11
4.1. Phương pháp nghiên cứu
4.2. Nguồn tư liệu ngôn ngữ
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 13

5.1. Ý nghĩa khoa học
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
6. Bố cục của luận án 14
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT 16
1.1. Giao tiếp 17
1.1.1. Vai giao tiếp và quan hệ giao tiếp
1.1.2. Nhân tố giao tiếp 18
1.1.3. Hoàn cảnh giao tiếp 21
1.1.4. Chiến lược giao tiếp
1.2. Nguyên lý lịch sự / phép lịch sự (principle of politeness) 23
1.2.1. Các cách tiếp cận về phép lịch sự
1.2.2. Thể diện 27
1.2.3. Hành vi làm phương hại (Hành vi đe dọa - Face Threatening Act) 28
1.2.4. Giữ thể diện (face saving) 29
1.3. Chiến lược hiệu quả trong giao tiếp 32
1.3.1. Nguyên lý cộng tác (Cooperative principles) trong hội thoại
1.3.2. Hai nguyên lý: Số lượng (Quantity- Q) và Quan hệ (Relation-R) 33
1.3.3. Lí thuyết quan yếu (Relevance theory) 34
1.3.4. Chiến lược hiệu quả trong giao tiếp hàng không 35
1.4. Một số vấn đề khác có liên quan đến luận án 38
1.4.1. Lý thuyết về dịch thuật
1.4.2. Lý thuyết về lỗi 40
Tiểu kết 43
Chương 2: PHÉP LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP HÀNG KHÔNG
(TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG CÂU NGHI VẤN ) 45
2.1. Đặc điểm giao tiếp hàng không và các quy trình phục vụ
2.1.1. Đặc điểm giao tiếp hàng không
2.1.2. Giao tiếp hàng không trong các quy trình phục vụ hành khách 47
2.2. Chiến lược lịch sự trong giao tiếp hàng không qua hành động ngôn từ
mời, yêu cầu, đề nghị được thể hiện trong câu nghi vấn tiếng Anh

và tiếng Việt 53
2.2.1. Quan niệm về chiến lược
2.2.2. Khái quát về câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Anh
trên bình diện ngữ dụng
2.2.2.1. Khái niệm về câu nghi vấn và các quan niệm về câu
nghi vấn trong tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng
2.2.2.2. Khái niệm về câu nghi vấn và các quan niệm về câu
nghi vấn trong tiếng Anh trên bình diện ngữ dụng 58
2.3. Các hành động ngôn từ mời, yêu cầu, đề nghị trong giao tiếp
hàng không 66
2.3.1 Hành động mời
2.3.2. Hành động yêu cầu 71
2.3.3. Hành động đề nghị 79
2.4. Những điểm tương đồng và khác biệt của các loại câu nghi vấn
trong tiếng Anh và tiếng Việt trong giao tiếp hàng không từ góc độ lịch sự 85
2.4.1. Những điểm tương đồng
2.4.2. Những điểm khác biệt 86
Tiểu kết 88
Chương 3: CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ TRONG GIAO TIẾP HÀNG KHÔNG
(TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG CÂU ĐẶC BIỆT) 90
3.1. Khái niệm “hiệu quả” trong giao tiếp nói chung và trong giao tiếp
hàng không nói riêng
3.1.1. Khái niệm “hiệu quả” trong giao tiếp nói chung
3.1.2. Khái niệm “hiệu quả” trong giao tiếp hàng không nói riêng 91
3.2. Khái niệm về câu đặc biệt theo quan niệm của các nhà ngôn ngữ học 92
3.3. Câu đặc biệt trong giao tiếp hàng không theo quan niệm của tác giả
luận án 95
3.4. Những tình huống trong giao tiếp hàng không thường dùng câu đặc biệt
và không dùng dạng lịch sự 97
3.4.1. Trong kiểm soát không lưu (Air Traffic Control)

3.4.2. Trong khẩn cấp và khẩn nguy (Urgent & Emergency) 118
Tiểu kết 124
Chương 4: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÉP LỊCH SỰ VÀ HIỆU QUẢ
TRONG GIAO TIẾP HÀNG KHÔNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG 125
4.1. Thực trạng sử dụng phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không
của học viên Học viện Hàng không Việt Nam
4.1.1. Khảo sát gián tiếp 126
4.1.1.1. Khảo sát kỹ năng sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt
một cách lịch sự dựa vào các tình huống giao tiếp hàng không
4.1.1.2. Khảo sát kỹ năng dịch Anh - Việt và Việt – Anh 139
4.1.1.3. Khảo sát kỹ năng sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt một
cách hiệu quả dựa vào các tình huống giao tiếp hàng không 145
4.1.2. Khảo sát trực tiếp qua ghi âm 150
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng giao tiếp ngôn ngữ lịch sự và hiệu quả
và chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong ngành hàng không 162
4.2.1. Tầm quan trọng của hướng tiếp cận giao tiếp liên văn hóa trong
việc dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ
4.2.2. Chiến lược dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ theo hướng tiếp cận
giao tiếp liên văn hóa 169
Tiểu kết 173
KẾT LUẬN 174

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 179
TÀI LIỆU THAM KHẢO 180
PHỤ LỤC 185
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Quy ước trích dẫn
Tài liệu trích dẫn được ghi theo số thứ tự tương ứng tài liệu của nó trong danh mục
TÀI LIỆU THAM KHẢO trong dấu ngoặc vuông, ví dụ [125], nếu dẫn có số trang

thì số trang được ghi được theo sau dấu phẩy “,” phía sau số thứ tự tài liệu tham khảo
của tác giả đó trong phần tài liệu tham khảo và được đặt trong dấu ngoặc vuông.
Ví dụ: “A” [19, tr.45]: nghĩa là “A” được trích dẫn từ tài liệu số 19 trong TÀI LIỆU
THAM KHẢO và trích ở trang 45.
Dẫn chứng trích nguyên văn của tác giả được đặt trong dấu ngoặc kép. Phần trích dẫn
sẽ được đặt trong dấu ngoặc kép nếu trích dẫn nguyên văn không quá 3 dòng. Tài
liệu được trích dẫn nhiều hơn 3 dòng sẽ được dẫn thành một đoạn in nghiêng, lùi vào
lề trái 2 cm.
Tài liệu tham khảo được ghi theo tên tác giả và năm xuất bản tạp chí, ấn phẩm, các
công trình khoa học được công bố và xuất bản. Tên tác giả đứng trước và kế đến là
năm xuất bản sách của tác giả trong dấu ngoặc đơn.
Danh mục tài liệu tham khảo được chia làm hai phần gồm các tài liệu bằng tiếng Việt
và các tài liệu bằng tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác. Các tác giả là người Việt Nam
được xếp theo thứ tự abc theo tên và các tác giả người nước ngoài được xếp theo thứ
tự abc theo họ trong phần tài liệu tham khảo. nếu tác giả có trên một tài liệu trong
cùng một năm thì sau năm có thêm ký tự a, b, c…
Ví dụ: Nguyễn Đức Dân (1998a), (1998b)…
2. Quy ước đánh số
Các ví dụ in nghiêng đánh số từ nhỏ đến lớn xuyên suốt chuyên đề, từ ví dụ 1 đến ví
dụ n. Các biểu đồ minh họa được đánh số riêng cho từng chương. Ví dụ, các biểu đồ
trong Chương 1 được quy ước đánh số từ (1.1), (1.2), (1.3)…đến (1.n).
Các bảng minh họa cho phương pháp định lượng trong luận án sẽ được đánh dấu theo
từng chương. Chẳng hạn, Chương 1 sẽ bắt đầu từ Bảng 1.1 và Biểu đồ 1.1, Chương 2
sẽ bắt đầu từ Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.1.
Các ví dụ minh họa được in nghiêng và đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn trong toàn
chuyên đề. Các cụm từ hoặc câu được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc ngược
lại được in nghiêng.
Trong chuyên đề còn có một số thuật ngữ tiếng Việt có đối chiếu với thuật ngữ bằng
tiếng Anh trong phần chính văn của chuyên đề, phần thuật ngữ tương ứng bằng tiếng
Anh sẽ nằm trong ngoặc đơn, phía sau thuật ngữ bằng tiếng Việt để tiện việc đối

chiếu. Ví dụ: Tiền giả định (presupposition).
Những thuật ngữ dành cho tiếng Việt đối chiếu với tiếng Anh để giải thích và các
bảng biểu phức tạp và dài dòng đều được xếp vào phần Phụ lục của chuyên đề.
Trong chuyên đề, các bảng tính của chương trình Excel và SPSS trong máy tính, có
định dạng mặc định là dấu chấm ngăn cách phần số nguyên phía trước và phần số
thập phân phía sau. Ví dụ, trong bảng tính, số 2.52 được hiểu theo quy ước là 2,52;
có nghĩa là giữa phần nguyên và phần thập phân được ngăn cách bằng dấu phẩy
(2,52).
3. Quy ước đánh dấu
Dấu * : từ, cụm từ hoặc câu không chấp nhận được
Dấu Ø : từ, cụm từ hoặc câu bị bỏ trống
Dấu → : suy ra
Dấu / : hoặc là, hay là
Dấu → : được đổi thành, được chuyển thành (một chiều)
Dấu ↔ : ngữ liệu được chuyển dịch qua lại 2 chiều tương đương từ Anh sang
Việt (ngoặc ngược lại)


DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN




Số thứ
tự
Viết tắt Viết đầy đủ bằng tiếng Anh Viết đầy đủ bằng tiếng Việt
1.


A Agent Nhân viên

2.


ATC Air Traffic Controller Kiểm soát viên không lưu
3.


C Subject Chủ ngữ
4.


C-V Subject - Object Cấu trúc chủ- vị
5.


ICAO International Civil Aviation
Organization
Tổ chức hàng không dân dụng
quốc tế
6.


IATA International Air Transport
Association
Hiệp hội vận tải hàng không
quốc tế
7.


FA Flight Attendant Tiếp viên hàng không

8.


G Ground Control Kiểm soát viên mặt đất
9.

HĐNT Speech Act Hành động ngôn từ
10.


P Passenger Hành khách
11.


PL Pilot Phi công
12.


Sp Speaker Người nói
13.


T Air Traffic Tower Đài kiểm soát không lưu
14.


V Object Vị ngữ
DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN





Số thứ
tự
Viết tắt Viết đầy đủ bằng tiếng Anh Viết đầy đủ bằng tiếng Việt
15.


A Agent Nhân viên
16.


ATC Air Traffic Controller Kiểm soát viên không lưu
17.


C Subject Chủ ngữ
18.


C-V Subject - Object Cấu trúc chủ- vị
19.


ICAO International Civil Aviation
Organization
Tổ chức hàng không dân dụng
quốc tế
20.



IATA International Air Transport
Association
Hiệp hội vận tải hàng không
quốc tế
21.


FA Flight Attendant Tiếp viên hàng không
22.


G Ground Control Kiểm soát viên mặt đất
23.

HĐNT Speech Act Hành động ngôn từ
24.


P Passenger Hành khách
25.


PL Pilot Phi công
26.


Sp Speaker Người nói
27.



T Air Traffic Tower Đài kiểm soát không lưu
28.


V Object Vị ngữ
DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN

A. Bảng
trang
1. Bảng 1.1: So sánh đặc trưng của lịch sự tích cực và lịch sự tiêu cực
29
2. Bảng 2.1: Quy trình phục vụ khách quốc nội và khách quốc tế
47
3. Bảng 2.2: Bảng so sánh cách sử dụng động từ ngữ vi “invite”
và “mời” trong hành động ngôn từ mời trong tiếng Anh và tiếng Việt
70
4. Bảng 3.1: Bảng chữ cái và số đếm theo quy định của Tổ chức Hàng
Không Dân dụng quốc tế (International Civil Aviation Organization
- ICAO. 99
5. Bảng 3.2: Bảng thuật ngữ chuẩn trong kiểm soát không lưu.
102
6. Bảng 3.3: Bảng mệnh lệnh áp dụng trong trường hợp khẩn nguy
122
7. Bảng 4.1: Bảng thống kê hành động ngôn từ mời trong tiếng Anh 128
8. Bảng 4.2: Bảng thống kê Hành động ngôn từ mời trong tiếng Việt 130
9. Bảng 4.3: Bảng thống kê Hành động ngôn từ yêu cầu trong tiếng Anh 132
10. Bảng 4.4: Bảng thống kê Hành động ngôn từ yêu cầu trong tiếng Việt 134
11. Bảng 4.5: Bảng thống kê Hành động ngôn từ đề nghị trong tiếng Anh 136
12. Bảng 4.6: Bảng thống kê Hành động ngôn từ đề nghị trong tiếng Việt 138

13. Bảng 4.7: Bảng thống kê lỗi trong bản dịch 140
14. Bảng 4.8a: Bảng phân tích lỗi dịch Việt – Anh dựa trên kết quả
khảo sát 141
15. Bảng 4.8b:Bảng phân tích lỗi dịch Anh - Việt dựa trên kết quả khảo sát 142
16. Bảng 4.9: Bảng thống kê kết quả kỹ năng sử dụng thuật ngữ chuyên
ngành trong giao tiếp hàng không 145
17. Bảng 4.10 : Bảng đáp án gợi ý 149
18. Bảng 4.11: Bảng thống kê các câu cần khảo sát trích từ ghi âm 150
19. Bảng 4.12: Bảng so sánh sự tương quan giữa mức độ lịch sự,
bình thường và không lịch sự trong tiếng Anh 153
20. Bảng 4.13: Bảng so sánh sự tương quan giữa mức độ lịch sự,
bình thường và không lịch sự trong tiếng Việt 155
21. Bảng 4.14: Ba nội dung chính của hướng tiếp cận giao tiếp liên
văn hóa 162
22. Bảng 4.15: So sánh nguyên tắc lịch sự trong xưng hô của người Việt
và người Anh (và người dân các nước nói tiếng Anh) 168
23. Bảng 4.16: Sơ đồ hướng tiếp cận lấy kĩ năng làm trung tâm 172

B. Biểu đồ
1. Biểu đồ 4.1a: Biểu đồ Hành động ngôn từ mời trong tiếng Anh 129
2. Biểu đồ 4.1b: Biểu đồ % Hành động ngôn từ mời trong tiếng Anh
3. Biểu đồ 4.2a: Biểu đồ Hành động ngôn từ mời trong tiếng Việt 131
4. Biểu đồ 4.2b: Biểu đồ % Hành động ngôn từ mời trong tiếng Việt
5. Biểu đồ 4.3a: Biểu đồ Hành động ngôn từ yêu cầu trong tiếng Anh 133
6. Biểu đồ 4.3b: Biểu đồ % Hành động ngôn từ yêu cầu trong tiếng Anh
7. Biểu đồ 4.4a: Biểu đồ Hành động ngôn từ yêu cầu trong tiếng Việt 135
8. Biểu đồ 4.4b: Biểu đồ % Hành động ngôn từ yêu cầu trong tiếng Việt
9. Biểu đồ 4.5a: Biểu đồ Hành động ngôn từ đề nghị trong tiếng Anh 137
10. Biểu đồ 4.5b: Biểu đồ % Hành động ngôn từ đề nghị trong tiếng Anh
11. Biểu đồ 4.6a: Biểu đồ Hành động ngôn từ đề nghị trong tiếng Việt 138

12. Biểu đồ 4.6b: Biểu đồ % Hành động ngôn từ đề nghị trong tiếng Việt 139
13. Biểu đồ 4.7a : Biểu đồ thống kê kỗi trong bản dịch 140
14. Biểu đồ 4.7b: Biểu đồ % thống kê lỗi trong bản dịch 141
15. Biểu đồ 4.8 a : Biểu đồ thống kê số câu đúng trong bảng sử dụng 146
16. Biểu đồ 4.8b : Biểu đồ % thống kê số câu đúng trong bảng sử dụng 147
17. Biểu đồ 4.9 a: Biểu đồ thống kê mức độ lịch sự trong tiếng Anh 154
18. Biểu đồ 4.9b: Biểu đồ % mức độ lịch sự trong tiếng Anh
19. Biểu đồ 4.10a : Biểu đồ thống kê mức độ lịch sự trong tiếng Việt 155
20. Biểu đồ 4.10b : Biểu đồ phần trăm mức độ lịch sự trong tiếng Việt 156






1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp là một trong những vấn đề thiết yếu được
đề cập đến trên bình diện ngữ dụng. Trong giao tiếp xã hội, không riêng gì giao tiếp
hàng không, yếu tố lịch sự luôn được coi trọng. Trong tình huống bình thường thì
yếu tố lịch sự được đặt lên hàng đầu để làm hài lòng khách hàng. Tuy nhiên, trong
tình huống khẩn nguy và trong kiểm soát không lưu thì chiến lược lịch sự có khi
phản tác dụng, thay vào đó là chiến lược hiệu quả. Trong giao tiếp hàng không bằng
tiếng Anh, tính lịch sự được thể hiện phần lớn qua câu nghi vấn, và tính hiệu quả
được thể hiện chủ yếu qua việc sử dụng cấu trúc câu đặc biệt, câu tỉnh lược, và các
thuật ngữ chuyên ngành.
Ngành hàng không của nước ta nói riêng và của thế giới nói chung rất coi trọng yếu
tố an toàn, lịch sự và hiệu quả. Để bảo đảm tính an toàn cho các chuyến bay, ngoài
việc thực hiện đúng quy trình an toàn bay dựa trên các quy định theo tiêu chuẩn

quốc tế thì giao tiếp liên lạc giữa kiểm soát viên không lưu và phi công phải đạt
được tính hiệu quả cao, hoặc giao tiếp giữa tiếp viên với hành khách cũng phải đạt
được tính hiệu quả cao khi cần sơ tán gấp hành khách ra khỏi máy bay khi máy bay
gặp tình huống khẩn nguy.
Vì các lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài Phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp
hàng không (trong tiếng Việt và tiếng Anh) làm đề tài của luận án.
Ngành hàng không của nước ta còn non trẻ so với ngành hàng không của các nước
khác nên rất cần nhiều nghiên cứu để hoàn thiện và phát triển. Từ trước đến nay có
nhiều đề tài nghiên cứu về ngành hàng không chủ yếu là về kỹ thuật và kinh tế, ít có
đề tài nghiên cứu về ngôn ngữ giao tiếp hàng không (trừ dự án nghiên cứu về vấn
đề giao tiếp ngôn ngữ trong ngành công nghiệp hàng không: “Việc kém tiếng Anh -
ngôn ngữ của hàng không toàn cầu – trong giao tiếp giữa một số phi công và kiểm
soát không lưu làm tăng nguy cơ mất an toàn” đang được Cơ quan Hàng không dân
dụng Anh nghiên cứu).


2
Cho nên, đây có lẽ là lần đầu tiên đề tài Phép lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp
hàng không (trong tiếng Việt và tiếng Anh) được trở thành một đối tượng nghiên
cứu riêng cho một luận án khoa học tại Việt Nam. Đề tài này có tính cấp thiết cho
việc nâng cao chất lượng giảng dạy và sử dụng tiếng Anh chuyên ngành hàng
không cho các đối tượng là nhân viên hàng không đang làm việc theo chuyên môn
phục vụ hành khách, kiểm soát không lưu và phi công. Một đề tài như vậy sẽ rất cần
thiết và chắc hẳn sẽ chứa đựng những vấn đề phức tạp nhưng không kém phần lý
thú. Những điều đó đã thôi thúc tác giả luận án quyết tâm thực hiện đề tài nghiên
cứu này. Luận án hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc về lý
thuyết cũng như thực tiễn có liên quan đến việc sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh
một cách lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không.
Cũng xuất phát từ những trăn trở về vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy và sử
dụng tiếng Anh một cách lịch sự và hiệu quả, tác giả của luận án đã mạnh dạn giới

thiệu hướng tiếp cận giao tiếp liên văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh trong môi
trường giao tiếp hàng không. Hy vọng rằng kết quả của luận án sẽ được sử dụng để
phục vụ đắc lực cho học viên cũng như cho giáo viên dạy tiếng Anh của ngành hàng
không nói riêng và cho giáo viên dạy tiếng Anh nói chung.
Phạm vi giới hạn của đề tài
Vì đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành ngôn ngữ học so sánh đối chiếu cho nên
luận án được đặt trong phạm vi giới hạn: tập trung nghiên cứu về giao tiếp với các
tín hiệu bằng ngôn ngữ (trong tiếng Việt và tiếng Anh), chỉ đề cập đến và không
nghiên cứu sâu về giao tiếp phi ngôn ngữ. Giao tiếp hàng không là giao tiếp trong
môi trường liên văn hóa, (chủ yếu qua kênh giao tiếp nghe – nói), trong đó yếu tố
lịch sự được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, luận án chú trọng khảo sát về phép lịch sự
trong các tình huống giao tiếp được thể hiện qua các hành động ngôn từ như: mời,
yêu cầu và đề nghị dưới hình thức câu nghi vấn là chủ yếu (vì trong tiếng Anh, tính
lịch sự được diễn đạt phần lớn ở dạng câu nghi vấn). Tuy nhiên, trong một số
trường hợp, các loại câu khác vẫn được đề cập đến vì giao tiếp nói chung và giao


3
tiếp hàng không nói riêng là hoạt động giao tiếp hai chiều, đa chiều. Mặc khác,
ngành hàng không rất chú trọng đến tính hiệu quả trong giao tiếp, cho nên luận án
đồng thời cũng nghiên cứu về chiến lược hiệu quả trong liên lạc hàng không qua
việc sử dụng câu đặc biệt, câu tỉnh lược và thuật ngữ chuyên ngành.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cách thức thể hiện phép lịch sự và hiệu quả
trong giao tiếp hàng không thông qua việc sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh của các
nhân viên đang làm việc trong ngành hàng không và học viên tại Học viện Hàng
không Việt Nam. Đối tượng tham khảo và đóng góp ý kiến cho kết quả khảo sát của
luận án là các giáo viên người Việt, các giáo viên người Anh và các giáo viên từ các
nước nói tiếng Anh đang giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Hàng không.
2. Lịch sử vấn đề
Khi nói về các công trình của các tác giả trong nước về lĩnh vực ngữ dụng học có

thể kể đến một số tác giả sau đây:
1. Diệp Quang Ban [2, tr. 21- 23] có cách nhìn về chức năng của ngôn ngữ trong
giao tiếp như sau:
Chức năng của ngôn ngữ dùng trong việc diễn đạt các quan hệ xã hội và các thái độ
của các cá nhân có tên gọi là chức năng liên nhân (interpersonal function) còn gọi
là chức năng tương tác (hay chức năng bộc lộ, hay chức năng biểu cảm, hay chức
năng bộc lộ - xã hội).
2. Đỗ Hữu Châu [3, tr.72-90], quan niệm rằng phạm trù xưng hô hay phạm trù ngôi
bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức tự đưa
mình và đưa người đang giao tiếp với mình vào diễn ngôn (tức tự xưng và đối
xưng). Phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp ngay trong cuộc giao tiếp đang
diễn ra với điểm gốc là người nói. Khi vai trò của người nói luân chuyển thì ngôi
thứ nhất và ngôi thứ hai cũng thay đổi theo. Trong các từ xưng hô của tiếng Việt, có
những từ chuyên ngôi là những từ chỉ dùng cho một ngôi (ví dụ như tôi, tớ, mày) và
những từ kiêm ngôi là những từ được dùng cho nhiều ngôi (ví dụ như người, ta,
mình).


4
3. Nguyễn Đức Dân [5, tr.6, 17, 24, 65, 142-151] đã tổng kết sơ bộ những công
trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có liên quan đến ngữ dụng học trong sơ
đồ “phổ hệ” ngữ dụng học và đưa ra một số lý luận chung quanh vấn đề lý thuyết
của J. Searle. Ông cũng tổng kết những công trình nghiên cứu khác có liên quan đến
nguyên lý lịch sự như của các tác giả Brown P. và Levinson S. (1987) khi tiếp cận
về phép lịch sự như một hành vi giữ thể diện. Ông cũng đề cập đến các công trình
có liên quan đến nguyên lý lịch sự và cũng cùng quan điểm với các tác giả R.
Lakoff (1973, 1989), Leech G. (1983), khi bàn về phép lịch sự dưới góc độ phương
châm hội thoại.
4. Nguyễn Thiện Giáp [12, tr.105-123, 134-144] cũng đồng quan điểm với các tác
giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo về khái niệm hành động giữ

thể diện (Face saving act) và hành động đe dọa thể diện (Face threatening act).
Ông cho rằng “Thể diện là hình ảnh bản thân trước công chúng của một cá nhân,
nó liên quan đến ý thức xã hội và tình cảm của mỗi cá nhân và mong muốn được
người khác tri nhận” [12, tr.104]. Theo ông, để thể hiện phép lịch sự khi có khoảng
cách xã hội, người ta thể hiện sự hiểu biết về thể diện của người đối thoại bằng cách
sử dụng những kính ngữ. Ngược lại, khi đạt đến mức độ thân tình, người ta thể hiện
phép lịch sự bằng việc dùng các từ ngữ có tính thân mật, gần gũi.
Khi bàn về phép lịch sự ông cũng khẳng định rằng từ xưng hô là một phương tiện
để thể hiện lịch sự dương tính [12, tr. 111]. Nếu nói trống không:
Cho mượn cái bút!
sẽ là không lịch sự, nhưng nếu có dùng các đại từ nhân xưng, tên riêng, các từ chỉ
quan hệ họ hàng, và các từ chỉ chức tước địa vị, thì sẽ lịch sự hơn. Tùy theo quan hệ
trong giao tiếp mà người nói chọn từ xưng hô cho thích hợp, chẳng hạn như:
Anh (chị) ơi, cho em mượn cái bút!
Lựa chọn “từ” hay “vị từ” thích hợp theo phép lịch sự cũng là cách tạo sự gắn bó
giữa người nói và người nghe. Ngoài ra, các tiểu từ tình thái, chẳng hạn: nào,
nhé,… cũng là phương tiện thể hiện lịch sự dương tính. Trong khi đó, chiến lược


5
lịch sự âm tính đòi hỏi phải nói hay làm một cái gì đó để chứng tỏ mình không
muốn can thiệp vào quyền tự do hành động và quyền không bị áp đặt của người
khác. Trong hội thoại người ta có thể thấy chiến lược âm tính thể hiện ở cách nói
ngập ngừng, lưỡng lự:
Tôi có thể hỏi anh là… nếu anh thừa bút… anh… có thể cho mượn…,
và bao gồm cả cách nói vô nhân xưng:
Ở đây không hút thuốc.
5. Nguyễn Văn Khang [19, tr.204 -215], cho rằng cách xưng gọi là một trong
những yếu tố quyết định thái độ giao tiếp của một người, với các thang độ lịch sự
như trang trọng/ khách sáo hay thân mật/ suồng sã … trong tất cả các loại câu khi

giao tiếp. Một trong những vấn đề trong đó mà luận án quan tâm khảo sát là vị trí
của các từ dùng để xưng lẫn gọi trong câu nghi vấn và ảnh hưởng của nó trên thang
độ lịch sự trong giao tiếp. Vấn đề cách dùng từ ngữ xưng hô trong các hành động
ngôn từ là những vấn đề thuộc ngữ dụng học có liên quan đến việc giữ thể diện của
người nghe, đồng thời cũng chính là những vấn đề thuộc về thái độ, tình cảm mà
người nói và người nghe cần phải dựa trên một chuẩn mực tối thiểu của xã hội khi
giao tiếp.
Vì thế, thông qua cách sử dụng từ xưng hô có thể thấy được thái độ, quan điểm của
các thành viên tham gia giao tiếp. Đây chính là một trong những lý do giải thích vì
sao người Việt rất quan tâm đến tuổi của khách thể giao tiếp để chọn lựa cách xưng
hô cho phù hợp với tuổi tác và vị thế trong các vai giao tiếp cụ thể. Chẳng hạn, nếu
A xưng anh và gọi B là em: thể hiện A > B (lớn tuổi hơn và thể hiện tình cảm).
Nhưng nếu A xưng tôi và gọi B là em: thể hiện A > B (lớn tuổi hơn và thể hiện
khoảng cách).
Một số tác giả nghiên cứu về câu hỏi chính danh và không chính danh trong
cả hai ngôn ngữ trên bình diện kết học và ngữ nghĩa - ngữ dụng trong những năm
gần đây có thể kể đến:


6
1. Lê Đông [9] đã nghiên cứu về ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi chính danh (trên
ngữ liệu tiếng Việt).
2. Cao Xuân Hạo [14, tr. 391-412], khi nghiên cứu về câu nghi vấn trong “Tiếng
Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng”, đã phân ra hai loại: câu nghi vấn chính danh
và câu nghi vấn không chính danh.
Theo ông, ý nghĩa của câu nghi vấn chính danh có thể được xác định thông qua sự
tương ứng giữa câu hỏi và câu đáp. Các câu nghi vấn không chính danh cũng được
ông đề cập đến khi bàn đến các giá trị ngôn trung khác của câu nghi vấn trong tiếng
Việt, chẳng hạn như câu hỏi có giá trị cầu khiến, khẳng định, phủ định, cảm thán,
phỏng đoán hay ngờ vực, ngần ngại.

3. Nguyễn Thúy Oanh [22] đã có những đóng góp tổng kết các dạng thức của câu
hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt.
4. Nguyễn Thị Thìn [34] đã nghiên cứu và khảo sát một số biểu thức của các dạng
câu nghi vấn không thường dùng để hỏi trong tiếng Việt, qua đó đã đưa ra một số
kiểu câu nghi vấn trích từ các tác phẩm văn học có tần số xuất hiện cao và phân tích
về ngữ nghĩa - ngữ dụng của một số kiểu câu nghi vấn này trong tiếng Việt.
5. Nguyễn Đăng Sửu [23], [24], [25], [26] đã có những đóng góp về mặt phân loại
các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn dựa trên một số tác phẩm và phân loại tần số
xuất hiện của mỗi loại trên cứ liệu khảo sát trong tiếng Anh và tiếng Việt.
6. Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Minh Thuyết [16] đã đưa ra các quan niệm
thuyết phục về các vấn đề cơ bản của thành phần câu tiếng Việt như định nghĩa
thành phần câu, danh sách thành phần câu và tiêu chí xác định.
Mặt khác, có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về hành động ngôn từ trong
giao tiếp thuộc về các tác giả như:
1. Nguyễn Thị Lương [20] đã có những nghiên cứu liên quan đến câu đặc biệt qua
“Câu tiếng Việt”. Tuy nhiên, việc dạy và học câu không dừng lại ở việc phân tích


7
cấu trúc ngữ pháp và nghĩa tường minh mà cần phát hiện ra nghĩa hàm ẩn của câu
và cơ sở nhận diện chúng.
2. Dương Thị Thu Nhung [21] đã cho thấy sự phong phú về các biểu thức mời
trong tiếng Việt trong công trình nghiên cứu với nội dung: “Lịch sự ngôn từ trong
nghi thức lời mời tiếng Việt”.
3. Tạ Thị Thanh Tâm [27], [28], [29] đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai
giao tiếp và phép lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Việt.
Khi nói về các công trình của các tác giả nước ngoài về lĩnh vực ngữ dụng
học, có thể kể đến:
1. Grice H.P. [47] đã khởi xướng ra nguyên lý cộng tác (hội thoại) vào năm 1975,
và đã phát triển và bổ sung hai nguyên lý này vào năm 1978 và 1981, gồm:

- Nguyên lý cộng tác (Coorperative Principle): “Hãy làm cho phần đóng góp của
mình ở giai đoạn mà cuộc hội thoại được xem xét đúng như mục đích hay phương
hướng mà cuộc thoại đòi hỏi và mình đã chấp nhận tham gia.” [47, tr. 45].
- Bốn phương châm: Phương châm lượng (Quanlity maxim), Phương châm chất
(Quality maxim), Phương châm quan yếu (Relevance maxim), Phương châm cách
thức (Manner maxim).
Các phương châm hội thoại là những nguyên tắc giúp cho cuộc thoại có thể diễn
tiến bình thường. Tuy nhiên, trong đa số các cuộc thoại có thực, người ta có thể
không tuân theo chúng. Trường hợp này xảy ra khi có sự xuất hiện của hàm ngôn
hội thoại bởi vì nếu cứ nói đúng các phương châm này, thì ngôn ngữ sẽ không còn
hàm ngôn hội thoại nữa.
2. Leech N.G. [53, tr.138-149] cũng đề cập về nguyên tắc hợp tác gồm bốn phương
châm như trên và nguyên tắc lịch sự gồm các phương châm: khéo léo, hào hiệp, tán
đồng, khiêm tốn, thiện cảm, và âm điệu của giọng nói nhằm tối thiểu hóa những
cách thể hiện bất lịch sự và tối đa hóa những cách thể hiện lịch sự.


8
Quy tắc lịch sự theo Leech [53, tr.261] được quan niệm như sau: “niềm tin, ý nghĩ,
cách hiểu của mình về điều mình sẽ nói là lịch sự hay không lịch sự, chứ không phải
nói về cái không lịch sự hay lịch sự đã thể hiện ra rồi.”. Ngoài một số phương
châm phụ, quy tắc lịch sự của Leech cũng bao trùm 6 phương châm lớn: Phương
châm khéo léo (Tact maxim); Phương châm rộng lượng (Generosity maxim);
Phương châm tán thưởng (Approbation maxim); Phương châm khiêm tốn (Modesty
maxim); Phương châm tán đồng (Agreement maxim); và Phương châm thiện cảm
(Sympathy maxim). Mặc dù khả năng ứng dụng của các phương châm trên đối với
các hành động tại lời còn hạn chế nhưng tác giả đã nêu lên hiệu lực lịch sự của các
hành động ngôn từ với chủ thể giao tiếp.
3. Brown B. & Levinson C.S. [40] đã phát triển và trình bày những phương diện
căn bản của “thể diện”. Hai tác giả đã phân biệt hai phương diện của thể diện, đó là

thể diện dương (possitive face) hay còn được gọi là thể diện tích cực, và thể diện âm
(negative face) hay còn được gọi là thể diện tiêu cực. Thể diện dương là những điều
mà ai cũng muốn mình được khẳng định, được người khác tôn trọng, cho nên ai
cũng tự đánh giá cao vể bản thân mình. Thể diện âm là những điều mà ai cũng
muốn mình không bị người khác cản trở trong hành động.
Nhìn chung, phần lịch sử vấn đề đã khái quát một số công trình nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước về ngữ dụng học. Tuy nhiên, những công trình vừa
nêu trên có tính tổng quát trong phạm vi giao tiếp ngôn ngữ nói chung, chưa cụ thể
về giao tiếp trong một ngành nghề riêng biệt.
Hiện nay, vấn đề giao tiếp ngôn ngữ trong ngành công nghiệp hàng không đang
được nghiên cứu bởi Cơ quan Hàng không dân dụng Anh. Một dự án nghiên cứu
sâu rộng sẽ tìm hiểu xem việc kém tiếng Anh - ngôn ngữ của hàng không toàn cầu –
khi giao tiếp giữa một số phi công và kiểm soát không lưu, dẫn đến gia tăng nguy
cơ mất an toàn như thế nào. Dự án nhằm tìm hiểu cách thức, và phương pháp của
việc duy trì sự rõ ràng trong giao tiếp, nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ vấn đề ngôn
ngữ có liên quan đến nguy cơ dẫn đến tai nạn, hoặc sự cố nghiêm trọng. Cơ quan


9
Hàng không dân dụng Anh cho biết có bằng chứng cho thấy trình độ tiếng Anh
hàng không trong tiêu chuẩn giao tiếp của ngành công nghiệp hàng không (theo quy
định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - International Civil Aviation
Organization - ICAO) - không phải luôn luôn đạt mức cần thiết giữa một số phi
công hoạt động ở Anh, và một số kiểm soát không lưu làm việc quốc tế. Chương
trình nghiên cứu này được tài trợ bởi Bộ Giao thông vận tải Anh dưới sự bảo trợ
của Chương trình An toàn nước Anh, được thực hiện bởi Tiến sĩ Barbara Clark, một
nhà ngôn ngữ học và nhân chủng học chuyên về thông tin liên lạc hàng không và an
toàn tại Queen Mary, Đại học London. Thiết lập ra chương trình nghị sự của dự án,
Tiến sĩ Clark cho biết: “Dự án này cho thấy Vương quốc Anh cho rằng cần phải
duy trì thông tin liên lạc rõ ràng trong ngành hàng không, và coi nó như là một vấn

đề trọng yếu. Tuy hầu hết các tương tác giữa phi công và kiểm soát viên không lưu
xảy ra không có bất kỳ sự mơ hồ hoặc hiểu lầm nào, nhưng vẫn còn có những
trường hợp mà ý nghĩa không rõ ràng, và những sai lầm có thể xảy ra. Do tính chất
toàn cầu của ngành hàng không và nhiều nền văn hóa khác nhau của phi công và
kiểm soát viên không lưu, có thể sẽ có một số hiểu lầm xảy ra.”.
Tóm lại, mặc dù đã có nhiều công trình tiếng Việt và tiếng Anh thuộc ngành
ngữ dụng học và một số vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của ngành
này của một số tác giả trong và ngoài nước, nhưng cho đến nay, đề tài Phép lịch sự
và hiệu quả trong giao tiếp hàng không (trong tiếng Việt và tiếng Anh) chưa có
tác giả nào nghiên cứu. Vì vậy, đề tài này là đề tài đầu tiên có liên quan đến lĩnh
vực ngữ dụng học được nghiên cứu trong phạm vi giao tiếp của một ngành nghề
trong xã hội: ngành hàng không.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là:
1. Tìm hiểu các chiến lược lịch sự và hiệu quả trong môi trường giao tiếp hàng
không thông qua so sánh tiếng Việt và tiếng Anh trên bình diện ngữ nghĩa -
ngữ dụng,


10
2. Tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của các hình thức thể hiện tính
lịch sự và hiệu quả trong câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh,
3. Nêu lên những điểm nổi bật của câu đặc biệt, câu tỉnh lược và thuật ngữ
chuyên ngành trong giao tiếp hàng không.
4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ một cách lịch
sự và hiệu quả trong giao tiếp cũng như chất lượng giảng dạy giao tiếp bằng
tiếng Anh nói chung và trong ngành hàng không nói riêng.
Để đạt được mục đích đã nêu, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
1. Khái quát tính lịch sự và các chiến lược lịch sự trong giao tiếp thông thường.
2. Phân tích tính lịch sự và các chiến lược lịch sự trong các tình huống giao tiếp

hàng không qua các hành động ngôn từ mời, yêu cầu, và đề nghị trong cả hai
ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
3. Khái quát tính hiệu quả và các chiến lược hiệu quả trong giao tiếp thông
thường.
4. Phân tích tính hiệu quả và các chiến lược hiệu quả trong giao tiếp hàng
không qua các tình huống khẩn nguy.
5. Khảo sát và phân tích các lỗi thường gặp trong giao tiếp hàng không, nêu lên
biện pháp khắc phục, và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giảng
dạy tiếng Anh giao tiếp hàng không nói riêng và cho người Việt học tiếng
Anh nói chung.
Để vào tập trung vào 5 nhiệm vụ nghiên cứu kể trên, luận án được thực hiện nhằm
trả lời 5 câu hỏi sau:
1. Các hình thức diễn đạt tính lịch sự trong tiếng Việt và tiếng Anh có những
tương đồng và khác biệt nào?


11
2. Sự khác biệt của những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ lịch sự trong giao tiếp
sẽ làm cho sinh viên chuyên ngành hàng không học tiếng Anh gặp khó khăn
như thế nào?
3. Các hình thức đặc biệt diễn đạt tính hiệu quả trong tiếng Việt và tiếng Anh
có những đặc điểm gì?
4. Tình huống giao tiếp hàng không nào mà trong đó các vai giao tiếp không
thể áp dụng chiến lược lịch sự?
5. Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, các đề xuất nào sẽ giúp nâng cao việc
giảng dạy các kĩ năng sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt trong giao tiếp hàng
không cho sinh viên chuyên ngành hàng không nói riêng và cho người Việt
học tiếng Anh nói chung?
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa - ngữ dụng: Luận án sử dụng phương pháp
phân tích ngữ nghĩa - ngữ dụng để khái quát các chiến lược lịch sự và hiệu quả
trong giao tiếp.
- Phương pháp đối chiếu: Luận án sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để giải
thích và chứng minh những điểm tương đồng và khác biệt của các hình thức thể
hiện tính lịch sự và hiệu quả trong giao tiếp hàng không trong tiếng Anh và tiếng
Việt.
- Thủ pháp thống kê: Luận án sử dụng thủ pháp thống kê để tổng hợp và thống kê
dữ liệu bằng chương trình Excel.
4.2. Nguồn tư liệu ngôn ngữ
Nguồn tư liệu ngôn ngữ phục vụ cho nghiên cứu trong luận án này gồm:
a. Tài liệu giảng dạy
- Các câu thể hiện tính lịch sự và hiệu quả bằng tiếng Anh trong các sách:

×