Cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và
tiếng Việt
Nguyễn Thị Thu Hương
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận án TS ngành: Lý luận ngôn ngữ; Mã số: 60 22 01 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Hoàng Văn Vân, PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Điểm luận lại các cách tiếp cận khác nhau về cấu trúc gây khiến - kết
quả trong ngôn ngữ học. Mô tả cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và
tiếng Việt trên hai bình diện ngữ nghĩa (nội dung) và ngữ pháp (hình thức). Đối
chiếu nhằm chỉ ra những tương đồng và khác biệt về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp
của cấu trúc này trong tiếng Anh và tiếng Việt. Khảo sát cách thức chuyển dịch
các cấu trúc gây khiến - kết quả từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.
Keywords: Cấu trúc câu; Tiếng Anh; Tiếng Việt; Ngữ pháp
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng một nội dung là người thợ săn đã bắn chết con cáo chúng ta có thể có
những cách diễn đạt sau:
(0.1a) Con cáo chết vì người thợ săn đã bắn nó.
(0.1b) Người thợ săn đã bắn con cáo nên con cáo chết.
(0.1c) Người thợ săn đã bắn chết con cáo.
Khác với các câu (0.1a) và (0.1b) sử dụng các liên từ để chỉ mối quan hệ nguyên
nhân (người thợ săn bắn con cáo) và kết quả (con cáo chết) với hình thức là một câu
ghép, câu (0.1c) lại biểu hiện mối quan hệ này bằng một câu đơn có vị ngữ gồm một vị từ
ngoại động biểu thị nguyên nhân (bắn) và một vị từ trạng thái biểu thị kết quả (chết).
Trong các tài liệu ngôn ngữ học, kiểu cấu trúc kiểu này thường được gọi là cấu trúc gây
khiến (causative constructions) hoặc cấu trúc gây khiến - kết quả (causative - resultative
constructions).
1
1
.Thuật ngữ construcrion có thể được dịch là cấu trúc hoặc kết cấu. Trong luận án này chúng tôi dùng thuật ngữ cấu
trúc để dịch construction, còn thuật ngữ kết cấu được dùng để dịch thuật ngữ structure.
Theo McCawley (1968), xét về mặt nghĩa biểu hiện, cấu trúc gây khiến - kết quả
là cấu trúc bao gồm hai sự kiện nguyên nhân và kết quả. Về mặt thời gian, sự kiện
nguyên nhân phải xảy ra trước sự kiện kết quả, về mặt lô gích, việc xảy ra sự kiện kết quả
phụ thuộc hoàn toàn vào sự kiện nguyên nhân, có nghĩa là mối liên hệ của hai sự kiện
phải nằm trong phạm vi cho phép người nói suy luận rằng sự kiện kết quả không thể xảy
ra ở thời điểm mà sự kiện nguyên nhân chưa xảy ra. Xét các câu tiếng Anh (và các câu
dịch tiếng Việt tương đương) sau đây:
(0.2) I caused John to go.
(Tôi đã làm cho John đi rồi.)
(0.3) I opened the door.
(Tôi mở cửa.)
(0.4) I sent John to the drugstore.
(Tôi phái John đến cửa hàng dược phẩm (và John đã đến đó).)
Cấu trúc gây khiến - kết quả đã được chú ý từ lâu trong ngôn ngữ học và gần đây
đã trở thành chủ đề của nhiều cuộc tranh luận của nhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp. Để
góp phần làm sáng tỏ thêm các đặc điểm loại hình và phổ niệm của cấu trúc gây khiến -
kết quả, chúng tôi chọn cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt làm đề
tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng
Việt hiện đại. Về phạm vi nghiên cứu, luận án giới hạn vào nghiên cứu các đặc điểm ngữ
nghĩa và các phương thức thể hiện cấu trúc gây khiến - kết quả trong câu đơn tiếng Anh
và tiếng Việt.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
a. Điểm luận lại các cách tiếp cận khác nhau về cấu trúc gây khiến - kết quả trong ngôn
ngữ học.
b. Mô tả cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt trên hai bình diện ngữ
nghĩa (nội dung) và ngữ pháp (hình thức);
c. Đối chiếu nhằm chỉ ra những tương đồng và khác biệt về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp
của cấu trúc này trong tiếng Anh và tiếng Việt.
d. Khảo sát cách thức chuyển dịch các cấu trúc gây khiến - kết quả từ tiếng Anh sang
tiếng Việt và ngược lại.
4. Ý nghĩa của luận án
Về mặt lý luận, luận án sẽ góp phần làm rõ hơn các đặc điểm phổ niệm và loại
hình của cấu trúc gây khiến - kết quả; chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt trong
tiếng Anh và tiếng Việt để từ đó làm rõ sự khác biệt về mặt loại hình giữa hai ngôn ngữ.
Về thực tiễn, luận án sẽ góp phần giúp người dạy và học tiếng Anh và tiếng Việt
có cái nhìn đầy đủ và hệ thống hơn về cấu trúc gây khiến - kết quả của hai ngôn ngữ Anh
- Việt.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án là phương pháp mô tả và so sánh đối
chiếu. Bên cạnh đó các thủ pháp phân tích quen thuộc như phân loại, thống kê, mô hình
hoá, cải biến, tỉnh lược, chêm xen, v,v
6. Ngữ liệu
Ngữ liệu được sử dụng để minh hoạ và dẫn chứng được lấy từ một số tác phẩm
văn học song ngữ, một số từ điển tiếng Anh, từ điển Anh - Việt, từ điển Việt - Anh; các
sách tiếng Anh và tiếng Việt do người bản ngữ viết; các bài báo về cấu trúc gây khiến -
kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt được đăng trên các tạp chí ngôn ngữ học trong và
ngoài nước.
7. Cái mới của luận án
Đây là luận án đầu tiên phân tích đối chiếu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng
Anh và tiếng Việt.
Luận án đã phát hiện ra những tương đồng và dị biệt trong cách sử dụng các kiểu
cấu trúc ngữ pháp để thể hiện ý nghĩa gây khiến - kết quả giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Luận án cũng đã tìm hiểu cách thức chuyển dịch cấu trúc gây khiến - kết quả giữa hai
ngôn ngữ.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm bốn chương như sau:
Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết của luận án và tình hình nghiên cứu. Chương 2
khảo sát cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh ở hai bình diện kết học và nghĩa
học; Chương 3 khảo sát cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt theo cách tiếp cận
của chương 2; Chương 4 thảo luận những nội dung chính được nghiên cứu ở chương 2 và
chương 3, thiết lập những điểm tương đồng và dị biệt của cấu trúc gây khiến - kết quả
trong hai ngôn ngữ Anh và Việt ở hai bình diện kết học và nghĩa học; sau đó luận án đề
xuất cách thức chuyển dịch cấu trúc gây khiến - kết quả giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Phần kết luận tóm tắt lại những nội dung chính được nghiên cứu trong luận án,
nêu một số hạn chế của luận án và gợi ý hướng nghiên cứu trong tương lai.
CHƢƠNG 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tình hình nghiên cứu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh
Đến nay đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về cấu trúc gây khiến - kết
quả trong các ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Anh nói riêng, đáng chú ý là: William
Frawley (1992), Talmy (1988), Lewis (1973), Jae Jung Song (1991, 2001, 2005), Anna
Wierzbicka (1987, 1988, 1996, 2006), Cliff Goddard (1997, 1998, 2005), Jasper Holmes
(1999).
Luận án đã trình bày bốn hướng tiếp cận khác nhau của các tác giả: (i) cách tiếp
cận theo hướng lôgíc học, (ii) cách tiếp cận theo hướng ngữ nghĩa, (iii) cách tiếp cận theo
hướng chức năng, và (iv) cách tiếp cận theo hướng loại hình.
1.2. Các quan niệm về cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt
Trong Việt ngữ học, mặc dù còn ít những công trình nghiên cứu về cấu trúc gây
khiến -kết quả, một số tác giả như Nguyễn Kim Thản (1977/ 1999), Cao Xuân Hạo và
Nguyễn Thị Quy (1995), Nguyễn Minh Thuyết (1998), Nguyễn Văn Hiệp (1998), Diệp
Quang Ban cũng đã sơ bộ đề cập đến cấu trúc này khi nghiên cứu về động từ và cấu trúc
câu tiếng Việt.
1.3. Cơ sở lí thuyết về cấu trúc gây khiến - kết quả
1.3.1. Định nghĩa cấu trúc gây khiến - kết quả
Theo Nedjalkov và Silnitsky (1973: 1), Comrie (1989: 165 - 166), cấu trúc gây
khiến - kết quả là một thuật ngữ ngôn ngữ học chỉ một tình huống lớn, phức tạp bao gồm
2 tình huống nhỏ hay 2 sự kiện thành phần: (i) sự kiện nguyên nhân trong đó người gây
ra hành động làm một việc gì đó để đưa đến một sự kiện khác tức là tác động gây khiến,
và (ii) sự kiện được gây ra trong đó người thực hiện hành động thực hiện một hành động
hay tiến hành một sự thay đổi về điều kiện hay trạng thái như là hành động kết quả của
người gây ra, tức là kết quả gây khiến. Ví dụ:
(1.33) Elizabeth made the chef eat the leftovers.
(Elizabeth buộc người đầu bếp phải ăn những thức ăn thừa.)
1.3.2. Nhận diện cấu trúc gây khiến - kết quả
Các công trình nghiên cứu về cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh cho
thấy, để nhận diện kiểu cấu trúc này các nhà nghiên cứu thường dựa vào các đặc điểm
chung về (i) cấu trúc lôgíc, (ii) cấu trúc ngữ nghĩa, và (iii) hình thức cú pháp của nó.
1.4. Quan điểm và cách tiếp cận của luận án về cấu trúc gây khiến - kết quả
Từ những điều được trình bày trong các mục trên, chúng tôi xác lập một quan
điểm về cấu trúc gây khiến - kết quả và cách tiếp cận đối với cấu trúc gây khiến - kết quả
trong luận án như sau.
Xét về mặt ngữ nghĩa, chúng tôi tán thành quan điểm cho rằng cấu trúc gây khiến
- kết quả luôn bao gồm hai sự kiện là nguyên nhân, tức tác động gây khiến và kết quả,
trong đó sự kiện nguyên nhân xảy ra trước và vì thế dẫn đến sự kiện kết quả. Ví dụ:
(1.44) Fred moved the vase.
(Fred di chuyển cái lọ.)
(1.45) Họ đánh chết con chó.
Hai sự kiện này phải thoả mãn các điều kiện cần và đủ về mặt thời gian và không
gian.
Về mặt ngữ pháp, nếu bỏ qua những sự khác biệt về hình thái học, trong tiếng Anh
và tiếng Việt, cấu trúc gây khiến - kết quả có các hình thức cú pháp điển hình sau đây:
(i) Một câu đơn có vị ngữ là động từ gây khiến;
(ii) Một câu đơn có chứa một động từ gây khiến và một động từ; (iii) Một câu đơn
mở rộng có bổ ngữ là một mệnh đề.
Khi nghiên cứu về cấu trúc gây khiến - kết quả chúng ta phải nghiên cứu ở hai cấp
độ. Có những động từ mà một mình nó đã có ý nghĩa gây khiến - kết quả như: to break
(làm vỡ), to boil (đun sôi), to widen (làm rộng ra)… hoặc có những sự kết hợp của hai
động từ mang ý nghĩa gây khiến - kết quả.
Luận án kết hợp cách tiếp cận theo hướng ngữ nghĩa - chức năng để tìm hiểu mặt
ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả với cách tiếp cận theo hướng loại hình để khảo
sát những cách thể hiện khác nhau về mặt hình thức của cấu trúc này.
1.5. Tiểu kết
CHƢƠNG 2 KHẢO SÁT CẤU TRÚC GÂY KHIẾN - KẾT QUẢ
TRONG TIẾNG ANH
Chương này chúng tôi tiến hành mô tả các đặc điểm về mặt ngữ nghĩa và cú pháp
của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh.
2.1. Đặc điểm chung của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh
Cấu trúc ngữ nghĩa của quá trình gây khiến - kết quả trong tiếng Anh bao gồm các
yếu tố (i) tác thể (agent), (ii) bị thể (patient), (iii) hành động/quá trình gây khiến được tác
thể thực hiện, (iv) kết quả của hành động/quá trình gây khiến
Đề cập đến hình thức cú pháp của cấu trúc gây khiến kết quả, Chappell (1978) đã
lập một danh sách gồm 12 dạng về cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh rất chi
tiết.
2.2. Các kiểu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh
Dựa vào cách phân loại củaCliff Goddard, luận án đã phân biệt 3 loại cấu trúc gây
khiến - kết quả sau:
2.2.1. Cấu trúc khiến - kết quả hình thái học
Cấu trúc gây khiến - kết quả hình thái học có động từ vị ngữ là một từ đơn trong
đó nghĩa gây khiến - kết quả được thể hiện bằng một hình vị hay một cách kết hợp theo
kiểu hình thái học. Ví dụ:
I cleaned the windows this morning.
(Sáng nay tôi đã lau cửa sổ.)
Luận án chia các động từ tham gia vào cấu trúc này thành 3 nhóm:
(i) Những động từ làm thay đổi trạng thái và tính chất của bị thể.
(ii) Những động từ mang ý nghĩa làm thay đổi sự toàn vẹn về mặt vật chất của bị thể.
(iii) Những động từ mang ý nghĩa làm thay đổi vẻ bên ngoài của bị thể.
2.2.2. Cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính
Cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính là những cấu trúc có động từ vị ngữ là
những động từ như kill (giết chết) và feed (cho ăn). Những động từ này xuất hiện trong
mối quan hệ ngữ nghĩa trực tiếp với những động từ khác như die (chết) và eat (ăn). Cấu
trúc này có dạng Chủ ngữ - Động từ - Tân ngữ.
Xét về mặt nghĩa nói chung, chúng tôi sẽ chia các động từ thành 3 nhóm chính:
(i) Những động từ chỉ sự tác động về mặt vật lý và liên quan đến sự toàn vẹn về mặt vật
chất của một vật thể.
(ii) Những động từ làm thay đổi trạng thái của vật thể.
(iii) Những động từ làm thay đổi vị trí của vật thể.
2.2.3. Cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp
Cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp có một động từ liên quan đến nghĩa gây
khiến - kết quả; thông thường thì động từ này có vai trò như một động từ chính với một
nghĩa khác (nhưng thường là có liên quan). Ví dụ như động từ “make” (làm) trong tiếng
Anh có thể là một động từ gây khiến - kết quả trong cấu trúc I made him work (Tôi bắt
anh ấy làm việc) hay là một động từ chính theo đúng nghĩa của nó như trong cấu trúc I
made a cake (Tôi làm một cái bánh). Những cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp điển
hình có tính sản sinh (productive).
(2.53) I made him wash the car.
(Tôi bắt anh ấy rửa xe cho tôi.)
Cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp chiếm số lượng nhiều nhất trong cấu trúc gây
khiến - kết quả của tiếng Anh và được tóm tắt như sau:
Nhó
m
Những động từ
tiêu biểu của
từng nhóm
Dạng cấu trúc
Ý nghĩa
I
make, force,
cause, drive,
tempt, get, have
N
1
V
1
N
2
(to)
V
2
Mang nghĩa ép
buộc nhiều.
II
let, permit,
allow
N
1
V
1
N
2
(to)
V
2
Mang ý nghĩa
cho phép,
nhượng bộ hay
yêu cầu tuân
thủ một quy
định.
III
prevent, stop,
save, rescue,
realease
N
1
V
1
N
2
from
V
2-ing
Mang ý nghĩa
ngăn cản.
IV
insist on/ upon
N
1
V
1
on/
Mang ý nghĩa
là nhất định
upon N
2
V
2-ing
bắt người khác
theo mình.
CHƢƠNG 3 KHẢO SÁT CẤU TRÚC GÂY KHIẾN - KẾT QUẢ
TRONG TIẾNG VIỆT
Trong chương này, chúng tôi tiến hành khảo sát cấu trúc gây khiến - kết quả trong
tiếng Việt. Dựa trên kết quả phân tích mô tả các đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa này,
các cấu trúc gây khiến - kết quả của tiếng Việt sẽ được phân chia thành thành hai loại: (i)
Cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp và (ii) Cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính.
3.1. Vấn đề nhận diện cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt
Luận án đã trình bày quan điểm của Nguyễn Thị Quy về việc phân biệt cấu trúc gây
khiến - kết quả và cấu trúc cầu khiến.
Trong luận án này, chấp nhận quan điểm của Nguyễn Thị Quy, chúng tôi phân biệt
cấu trúc cầu khiến với cấu trúc gây khiến - kết quả và không đưa kiểu câu này vào diện
khảo sát.
3.2. Đặc điểm chung của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt
3.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt
Tán thành quan điểm của Diệp Quang Ban, đi sâu phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của
các sự kiện thành phần chúng tôi thấy cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt cũng
bao gồm các thành tố ngữ nghĩa cần yếu là: tác thể, tác động gây khiến, bị thể và kết quả.
3.2.2. Đăc điểm ngữ pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt
3.2.2.1. Mô hình cú pháp của cấu trúc gây khiến kết quả trong tiếng Việt
Xét theo thành tố cú pháp, cấu trúc gây khiến - kết quả chỉ có 3 thành phần chính
là S V O, nhưng cũng có những kết cấu có 4 thành phần chính là S V
1
V
2
O hoặc S
1
V
1
O/ S
2
V
2
. Ví dụ:
(3.41) Tây đốt nhà.
(3.43) Nó bẻ gãy cái thước.
(3.45) Nó bẻ cái thước gãy.
Cấu trúc gây khiến - kết quả của tiếng Việt có thể được chia thành hai loại chính
như sau:
(i) Cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính.
(ii) Cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp.
3.3. Các kiểu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt
3.3.1. Cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính
Cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính là những cấu trúc chứa các động từ tác động
gây khiến hai diễn tố: tác thể (chủ thể gây khiến) và bị thể. Ví dụ :
(3.54) Mụ đàn bà giết chồng.
Xét về mặt cấu trúc, cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính bao gồm hai kiểu: (i) có
từ/ cụm từ làm chủ ngữ và (ii) có cụm chủ-vị làm chủ ngữ.
Đặc trưng nghĩa học của cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính được tóm tắt
trong bảng dưới đây:
Loại cấu trúc gây khiến –
kêt quả từ vựng tính
Ví dụ
1
Chứa động từ huỷ diệt
(3.63) Mụ đàn bà giết
chồng.
2
Chứa động từ
làm cho đối
tượng có biến
đổi về trạng
thái vật chất
Bao hàm
công cụ
trong
nghĩa
(3.65) Bác vẫn tranh thủ
cắt tóc, cạo râu cho anh em
trong khám.
Không
bao hàm
công cụ
trong ý
nghĩa
(3.64) Hôm qua các cháu
về chơi nên bà tôi đã giết
gà để làm cơm.
(3.72) Nam mở cửa sổ.
4
Chứa động từ tác động
biểu hiện những cử động
và tư thế của các bộ phận
cơ thể.
(3.80) Bác Tiêu bặm môi.
3.3.2. Cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp
Cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp tiếng Việt trong tiếng có các dạng thức cú pháp
được tóm tắt trong bảng sau:
Dạng thức cú pháp
Ví dụ
V
2
là động
từ
N
1
l
S
1
V
1
S
2
V
2
(3.86a) Tôi đánh con rắn chết.
(3.87a) Tôi ngồi xuống bẻ dóng mía
gãy đôi.
(3.99) Anh khoả tay xuống nước làm
đò
chao nghiêng. (Nguyễn HuyThiệp)
S
1
V
1
V
2
S
2
(3.86b) Tôi đánh chết con rắn
(3.84) Tôi đánh vỡ cái chén.
(3.100) Trời! Anh ấy dám đập vỡ
bình.
(Nguyễn Huy Thiệp)
V
2
là
tính từ
(A)
S
1
V S
2
A
(3.90) Nó làm tường bẩn
(3.89) Tôi làm nó buồn.
S
1
V A
S
2
(3.90) Nó làm bẩn tường
(3.101) Hoa nở (làm) đỏ vườn.
Đặc trưng ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp :
Kiểu nghĩa gây khiến - kết quả
Ví dụ
1
Dẫn đến sự biến đổi mang tính vật
lý.
(3.87a) Tôi ngồi xuống bẻ dóng mía gãy
đôi.
2
Dẫn đến sự biến đổi về trạng thái
tinh thần và tính chất.
(3.104) Lên cơn bà xé quần áo nát
bươm.
Động từ làm chủ yếu được dùng trong cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp. Ví dụ:
(3.99) Anh khoả tay xuống nước làm đò chao nghiêng.
(3.108) Có một người đàn bà đến làm cho tôi đau.
3.3. Tiểu kết
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU - CHUYỂN DỊCH CẤU TRÚC GÂY
KHIẾN - KẾT QUẢ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
Trong chương này, chúng tôi sẽ tiến hành đối chiếu những đặc trưng về cấu tạo và
ngữ nghĩa của chúng để tìm hiểu những điểm giống và khác nhau của cấu trúc này trong
hai ngôn ngữ và đề xuất cách thức chuyển dịch cấu trúc gây khiến - kết quả trong hai
ngôn ngữ.
4.1. Đối chiếu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt
4.1.1. Những điểm tƣơng đồng giữa cấu trúc gây khiến - kết quả của tiếng Anh và
tiếng Việt
4.1.1.1. Sự tƣơng đồng về mặt ngữ nghĩa
a. Cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt đều diễn đạt hai sự kiện xảy
ra có liên hệ với nhau. Sự kiện thứ nhất là nguyên nhân và sự kiện thứ hai là hệ quả. Hai
sự kiện xảy ra có liên quan với nhau cả về mặt thời gian, không gian, lôgíc; cấu trúc gây
khiến - kết quả trong hai ngôn ngữ đều có các thành tố ngữ nghĩa cần yếu là tác thể, bị
thể, tác động (hành động/ quá trình) gây khiến, và kết quả gây khiến.
b) Ở cấu trúc gây khiến - kết quả của cả hai ngôn ngữ tác thể thường là con người nhưng
cũng có trường hợp là động vật hoặc bất động vật.
c) Ở cấu trúc gây khiến - kết quả của cả hai ngôn ngữ, tác động gây khiến đều là hành
động (+ chủ ý) hoặc quá trình (- chủ ý) do tác thể thực hiện lên đối tượng bị tác động, tức
là bị thể.
d) Ở cấu trúc gây khiến kết quả của hai ngôn ngữ đều có thành tố nghĩa kết quả gây
khiến xảy ra ở bị thể do tác động gây khiến của tác thể.
e) Ở cả hai ngôn ngữ, một số động từ có mang nghĩa gây khiến - kết quả hay không là do
ý nghĩa khi sử dụng.
f) Ở cả hai ngôn ngữ, một số động từ bao gồm cả nghĩa công cụ trong nghĩa tác động gây
khiến của nó
4.1.1.2. Sự tƣơng đồng về mặt ngữ pháp
a) Cấu trúc gây khiến ở dạng chủ động của cả hai ngôn ngữ đều có các thành tố ngữ
nghĩa được mã hoá tương tự nhau về mặt ngữ pháp.
b) Tương ứng, nếu bỏ qua sự khác biệt về mặt hình thái học và các biến thể trật tự phái
sinh thì ở cả hai ngôn ngữ cấu trúc gây khiến kết quả chủ động đều có các mô hình cú
pháp điển hình là S
1
V S
2
, S
1
V
1
S
2
V
2
và S
1
V S
2
A.
c) Hầu hết các cấu trúc gây khiến - kết quả chủ động ở hai ngôn ngữ đều có thể chuyển
đổi thành các cấu trúc bị động tương ứng.
4.1.2. Những nét khác biệt giữa cấu trúc gây khiến- kết quả tiếng Anh và tiếng Việt
4.1.2.1. Những khác biệt về mặt ngữ pháp của cấu trúc gây khiến- kết quả trong
tiếng Anh và tiếng Việt
a. Xét về mặt hình thái - cú pháp, cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh được chia
ra thành 3 loại sau:
(i) Cấu trúc gây khiến- kết quả hình thái học
(ii) Cấu trúc gây khiến- kết quả từ vựng tính
(iii) Cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp
Tiếng Việt chỉ bao gồm 2 loại:
(i) Cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính
(ii) Cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp
b. Trong tiếng Anh, cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp được chia thành bốn tiểu loại,
ngược lại trong tiếng Việt, kiểu cấu trúc này chỉ có 2 dạng khác nhau về vị trí của V
2
.
c. Sự khác biệt thứ ba về mặt ngữ pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả là cấu trúc gây
khiến - kết quả cú pháp trong tiếng Anh không có hiện tượng thay đổi trật tự của V
2
như
tiếng Việt.
d. Trong tiếng Anh, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, cấu trúc gây khiến - kết quả
trong tiếng Anh bao gồm cả cấu trúc cầu khiến.
Ngược lại, trong tiếng Việt, cấu trúc gây khiến kết quả được phân biệt với cấu trúc cầu
khiến do những sự khác biệt về đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của hai loại cấu trúc.
e. Điểm khác biệt thứ năm về mặt ngữ pháp của cấu trúc gây khiến- kết quả trong tiếng
Anh và tiếng Việt nằm ở cách thức biểu hiện các cấu trúc gây khiến kết quả trực tiếp và
gián tiếp.
f. Trong tiếng Anh, động từ tham gia vào cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính không
kết hợp với động từ khác. Tuy nhiên, hiện tượng này có trong tiếng Việt và khi đó cấu
trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính sẽ trở thành cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp.
g) Điểm khác biệt quan trọng cuối cùng về mặt ngữ pháp như là hệ quả của tất cả những
khác biệt trên là tiếng Anh có 12 dạng cấu trúc gây khiến - kết quả còn tiếng Việt có 14
dạng.
4.1.2.2. Những điểm khác biệt về ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả trong
tiếng Anh và tiếng Việt
a. Thứ nhất, ý nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh rộng hơn tiếng Việt.
b. Trong tiếng Anh, các động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể không tạo thành một
nhóm riêng và không thuộc nhóm động từ tham gia vào cấu trúc gây khiến - kết quả.
c. Thứ ba, trong tiếng Anh các tác động gây khiến có kết quả là biến đổi mang tính vật lý
thường được biểu hiện bằng các cấu trúc - gây khiến kết quả từ vựng tính thì trong tiếng
Việt, các tác động gây khiến - kết quả này lại thường được diễn tả bởi các cấu trúc gây
khiến - kết quả cú pháp.
d. Thứ tư, cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp trong tiếng Anh mang nghĩa ngăn cản,
cho phép, khuyến khích ai đó làm gì.
e. Cấu trúc gây khiến - kết quả hình thái học trong tiếng Anh thường diễn tả những thay
đổi về tính chất, trạng thái của bị thể.
4.2. Khả năng chuyển dịch cấu trúc gây khiến - kết quả giữa tiếng Anh và tiếng Việt
4.3. Một số đề xuất liên quan đến việc dạy, học và dịch cấu trúc gây khiến - kết quả
trong tiếng Anh và tiếng Việt
4.4. Tiểu kết
KẾT LUẬN
Cách diễn đạt tác động gây khiến và kết quả gây khiến là hiện tượng phổ quát của
mọi ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên, do đặc điểm loại hình và thuộc tính của từng ngôn
ngữ mà việc diễn đạt này được thể hiện qua những phương thức khác nhau. Có những
ngôn ngữ có nhiều cách diễn đạt thông qua những cách khác nhau như tiếng Anh, tiếng
Pháp hay có những ngôn ngữ chỉ có một cách diễn đạt bằng tiền tố, trung tố, hậu tố hay
phụ tố chu cảnh như các ngôn ngữ Guaranis, Nancowry, Basque hay Alutor, …Ngoài
những điểm chung giống nhau mỗi ngôn ngữ riêng biệt lại có những đặc điểm riêng phụ
thuộc vào loại hình ngôn ngữ. Để phần nào giúp những người quan tâm đến cấu trúc gây
khiến - kết quả nói chung và cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt
nói riêng, luận án này đã nghiên cứu, khảo sát và phân tích cấu trúc gây khiến - kết quả
trong tiếng Anh và tiếng Việt trên nguyên tắc là kết hợp lý luận với miêu tả và phân tích.
1. Luận án đưa ra cách nhìn tổng quan về cấu trúc gây khiến - kết quả và trình bày một số
quan niệm tiêu biểu của các tác giả về cấu trúc này từ những cách tiếp cận khác nhau.
Sau khi khảo sát sự phân tích của một số tác giả, luận án đưa ra định nghĩa về cấu trúc
gây khiến - kết quả và một số khái niệm có liên quan. Từ những điều được trình bày
trong các mục trên, chúng tôi xác lập một quan điểm về cấu trúc gây khiến - kết quả và
cách tiếp cận đối với cấu trúc gây khiến - kết quả của luận án.
Xét về mặt ngữ nghĩa, chúng tôi tán thành quan điểm cho rằng cấu trúc gây khiến -
kết quả luôn bao gồm hai sự kiện là tác động gây khiến (nguyên nhân) và kết quả. Hai sự
kiện này phải thoả mãn các điều kiện cần và đủ về mặt thời gian và không gian. Hai sự
kiện được cho là gây khiến - kết quả trực tiếp hay gián tiếp là phụ thuộc vào khoảng cách
về thời gian và không gian giữa chúng.
Về mặt ngữ pháp, nhìn chung trong tiếng Anh và tiếng Việt, cấu trúc gây khiến -
kết quả có các hình thức cú pháp điển hình sau đây:
(i) Một câu đơn có vị ngữ là động từ gây khiến (They cut meat. - Họ thái thịt.), (ii) Một
câu đơn có chứa một động từ gây khiến và một động từ chỉ quá trình/ trạng thái. (Nó làm
hỏng cái kính.); và (iii) Một câu đơn mở rộng có bổ ngữ là một mệnh đề.(The teacher
made the student read the text. - Giáo viên đã yêu cầu sinh viên đọc bài khóa.)
Về mặt ngữ nghĩa cũng như cú pháp, động từ vị ngữ đóng vai trò rất quan trọng
trong cấu trúc gây khiến - kết quả, nếu có 2 động từ thì động từ chính phải là động từ
ngoại động chỉ hành động nguyên nhân và động từ thứ hai là động từ chỉ hành động, quá
trình hoặc trạng thái kết quả, hiện thực hóa kết quả tác động của động từ thứ nhất. Nếu
chỉ có 1 động từ trong cấu trúc gây khiến - kết quả thì nghĩa gây khiến và nghĩa kết quả
đều hàm ẩn trong cùng một động từ. Cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và
tiếng Việt sẽ được nghiên cứu ở hai cấp độ: (i) những cấu trúc có một động từ mang ý
nghĩa gây khiến - kết quả như: to break (làm vỡ), to boil (đun sôi), to widen (làm rộng
ra)… và (ii) những cấu trúc có sự kết hợp của hai động từ mang ý nghĩa gây khiến - kết
quả, chẳng hạn như:
(1.53) The nurse made the patient move.
(Người y tá làm cho bệnh nhân di chuyển.)
2. Luận án đã tiến hành khảo sát cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh. Xét về ngữ
nghĩa, cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh bao gồm tác thể, bị thể, tác động gây
khiến và kết quả gây khiến. Về mặt ngữ pháp, tiếng Anh có 3 dạng thức chính là (i) cấu
trúc gây khiến - kết quả hình thái học, (ii) cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính và
(iii) cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp. Luận án đã tiến hành khảo sát cấu trúc và ngữ
nghĩa của 3 loại cấu trúc gây khiến - kết quả vừa nêu trong tiếng Anh.
3. Tương tự như tiếng Anh, xét về mặt ngữ nghĩa, cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng
Việt cũng bao gồm tác thể, bị thể, tác động gây khiến và kết quả gây khiến. Về mặt ngữ
pháp, do đặc điểm loại hình nên tiếng Việt chỉ có 2 loại cấu trúc gây khiến - kết quả: (i)
cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính và (ii) cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp. Các
đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa của 2 loại cấu trúc gây khiến - kết quả này và hiện
tượng ngữ pháp hoá của một số động từ gây khiến - kết quả trong tiếng Việt cũng đã
được đề cập đến trong luận án.
4. Luận án đã tiến hành đối chiếu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng
Việt để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của cấu trúc này trong hai ngôn ngữ.
Về mặt nghĩa biểu hiện, cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt
đều diễn tả hai sự kiện xảy ra có liên hệ với nhau. Sự kiện thứ nhất, tác động gây khiến,
là nguyên nhân của sự kiện thứ hai. Sự kiện thứ hai xảy ra phụ thuộc hoàn toàn vào sự
kiện thứ nhất và cả hai sự kiện có liên quan với nhau cả về mặt thời gian, không gian,
logic. Ví dụ Tôi hất đổ ly nước. Bốn thành tố ngữ nghĩa chính (tác thể, bị thể, tác động
gây khiến, và kết quả gây khiến) đều có mặt trong cấu trúc gây khiến - kết quả của cả
tiếng Anh và tiếng Việt. Tác thể thường là con người nhưng cũng có trường hợp là động
vật hoặc bất động vật. Tác động gây khiến đều là hành động (+ chủ ý) hoặc quá trình (-
chủ ý) do tác thể thực hiện lên bị thể. Một số động từ trong hai ngôn ngữ có mang nghĩa
gây khiến - kết quả hay không là do ý nghĩa khi sử dụng.
Về mặt ngữ pháp, ở dạng chủ động của cả hai ngôn ngữ, cấu trúc gây khiến - kết quả
đều có các thành tố ngữ nghĩa được mã hoá tương tự nhau về mặt ngữ pháp. Tác thể
thường được biểu hiện bằng một chủ ngữ có hình thức là danh từ/ danh ngữ hay cụm chủ
- vị. Tác động gây khiến được biểu hiện bằng một động từ vị ngữ. Bị thể được biểu hiện
bằng một danh từ/ danh ngữ. Thành tố nghĩa kết quả hoặc hàm ẩn trong ý nghĩa của vị
ngữ gây khiến hoặc được biểu thị hiển ngôn bằng một vị ngữ thứ hai có hình thức là động
từ hay tính từ. Cấu trúc gây khiến kết quả chủ động đều có các mô hình cú pháp điển hình
là SV O, S
1
V
1
S
2
V
2
và S
1
V S
2
A.
5. Bên cạnh những điểm tương đồng nêu trên, cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng
Anh và tiếng Việt còn có những điểm khác biệt như sau:
Về mặt ngữ pháp, do sự khác biệt về mặt loại hình giữa hai ngôn ngữ, cấu trúc gây
khiến - kết quả trong tiếng Anh được chia ra thành 3 loại: (i) cấu trúc gây khiến- kết quả
hình thái học, (ii) cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính và (iii) cấu trúc gây khiến -
kết quả cú pháp. Trong khi đó, cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt chỉ gồm 2
loại: (i) cấu trúc gây khiến- kết quả từ vựng tính và (ii) cấu trúc gây khiến - kết quả cú
pháp. Cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp được phân ra thành 4 loại:
S
1
V
1
S
2
to V
2
S
1
V
1
S
2
into V
2
S
1
V
1
S
2
from V
2-ing
S
1
V
1
that S
2
V
2
Khác với tiếng Anh, cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp trong tiếng Việt chỉ được
phân ra thành hai dạng:
S
1
V
1
S
2
V
2
S
1
V
1
V
2
S
2
Cũng do khác biệt về mặt loại hình mà tiếng Anh Anh có 12 dạng cấu trúc gây khiến -
kết quả và tiếng Việt có 14 dạng.
Khi đề cập đến vai trò của các động từ, chúng tôi thấy rằng những động từ tham
gia vào cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính trong tiếng Anh không kết hợp với động
từ khác. Tuy nhiên, hiện tượng này có trong tiếng Việt và khi đó cấu trúc gây khiến - kết
quả từ vựng tính sẽ trở thành cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp.
Về mặt ngữ nghĩa
- Ý nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh rộng hơn tiếng Việt, bao gồm
cả các hoạt động cầu khiến.
- Các động từ chỉ hoạt động của các bộ phận cơ thể trong tiếng Việt được xếp vào nhóm
động từ tham gia vào cấu trúc gây khiến - kết quả.
- Những biến đổi mang tính vật lý trong tiếng Anh thường được biểu hiện bằng các cấu
trúc - gây khiến kết quả từ vựng tính còn trong tiếng Việt trong tiếng Việt các tác động
gây khiến - kết quả này lại thường được diễn tả bởi các cấu trúc gây khiến - kết quả cú
pháp.
6. Dựa trên những điểm tương đồng và khác biệt, luận án đã đề xuất các phương thức
chuyển dịch cấu trúc gây khiến - kết quả giữa 2 ngôn ngữ. 7. Thông qua việc phân tích và
đối chiếu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt luận án đã đạt được
một số kết quả sau:
- Trình bày quan điểm của một số các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng về cấu trúc gây khiến -
kết quả trong tiếng Anh.
- Bước đầu đưa ra một cái nhìn tổng quan về cấu trúc gây khiến - kết quả của tiếng Việt
trong sự so sánh với cấu trúc này của tiếng Anh.
- Luận án đã rút ra được một số điểm tương đồng và dị biệt của cấu trúc gây khiến - kết
quả giữa hai ngôn ngữ.
8. Ngoài những kết quả đạt được chúng tôi thấy luận án còn tồn tại một số hạn chế như
chưa có nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng
Việt nên tài liệu tham khảo phần tiếng Việt còn quá ít vì thế chúng tôi phân tích cấu trúc
gây khiến - kết quả của tiếng Việt chủ yếu dựa vào việc quan sát và phân tích các ví dụ
kết hợp với việc nghiên cứu cấu trúc gây khiến - kết quả của tiếng Anh.
9. Luận án sẽ đạt được kết quả tốt hơn và giúp cho những người quan tâm đến vấn đề này
có thêm tài liệu tham khảo nếu được triển khai theo hướng so sánh hoặc đối chiếu cấu
trúc gây khiến - kết quả trong hai ngôn ngữ Anh và Việt. Sau này, khi đã có nhiều nghiên
cứu về cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt thì một luận án chuyên sâu về cấu
trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt sẽ là một công trình có giá trị đối với những
người quan tâm.
References
TIẾNG VIỆT
1. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ Pháp Tiếng Việt, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ Pháp Việt Nam - Phần Câu, Nhà Xuất Bản Đại Học Sư
Phạm, Hà Nội.
3. Diệp Quang Ban (1987), Câu đơn tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ Pháp Tiếng Việt Phổ Thông, tập 2, Nxb ĐH và THCN,
Hà Nội.
5. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ Pháp Tiếng Việt, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà
Nội, Hà Nội.
6. Đỗ Hữu Châu, (1981), Từ Vựng Ngữ Nghĩa Tiếng Việt, NXB Giáo Dục Hà Nội.
7. Nguyễn Hồng Cổn (2005), DịchThuật: Bản Chất và Một Số Mô Hình Lý Thuyết, Một
số khuynh hướng nghiên cứu mới trong Việt ngữ học, Viện TT Khoa học Xã hội.
8. Nguyễn Hồng Cổn (2004), Cơ Sở Ngôn Ngữ Học Của Nghiên Cứu Dịch Thuật và Bộ
Môn Dịch Thuật Học, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11.
9. Nguyễn Hồng Cổn (2001), Vấn Đề Tương Đương Trong Dịch Thuật, Tạp chí Ngôn
ngữ, số 11.
10. Nguyễn Đức Dân (1987), Lô Gích - Ngữ Nghĩa - Cú Pháp, NXB ĐH & THCN, Hà
Nội.
11. Nguyễn Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan, (1998), Cơ sở tiếng Việt, Nhà Xuất
Bản Giáo dục, Hà Nội.
12. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ Pháp Tiếng Việt - Từ Loại, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc
Gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Triết (2003), Dẫn
Luận Ngôn Ngữ Học, Tái bản lần thứ 8, NXB Giáo dục, Hà Nội,
14. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ Vựng Học Tiếng Việt, NXB Đại học và trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
15. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ Sở Ngôn Ngữ Học,NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Halliday, M.A.K (1998), Dẫn Luận Ngữ Pháp Chức Năng, (Hoàng Văn Vân dịch),
Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia, Hà Nội.
17. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt - Sơ Thảo Ngữ Pháp Chức Năng, Quyển 1, NXB
KHXH, Hà Nội.
18. Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng (2005), Từ Điển Thuật Ngữ Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu
Anh - Việt, Việt – Anh, NXB KHXH, Hà Nội.
19. Cao Xuân Hạo, Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm (1992), Ngữ
Pháp Chức Năng Tiếng Việt. Quyển 1 - Câu Trong Tiếng Việt - Cấu Trúc - Nghĩa -
Công Dụng, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
20. Đào Thanh Lan (2004), Phân tích sắc thái nghĩa cầu khiến của các động từ: ra lệnh,
cấm, cho phép, yêu cầu, đề nghị, khuyên, mời chúc, xin trong câu tiếng Việt, Tạp chí
Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1.
21. Đào Thanh Lan (2000), Những Nghiên Cứu Bước Đầu Về Câu Cầu Khiến tiếng Việt
Dưới Góc Độ Ngữ Pháp Chức Năng, Ngữ học trẻ 2000.
22. Đoàn Thị Hồng Lan (2001), Khảo Sát Đặc Điểm Cấu Trúc, Ngữ Nghĩa Của Cấu
trúc Gây Khiến - Kết Quả Trong Tiếng Việt (Khoá Luận Tốt Nghiệp). Khoa Ngôn
Ngữ Học - ĐH KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội.
23. Lê Hồng Nhung, Nguyễn Thị Tú Anh( Lớp:K51 CLC Ngôn ngữ học) (2008), Khảo
Sát Về Phân Biệt Cấu trúc Gây Khiến - Kết Qủa
Với Cấu trúc Khiên Động (Báo Cáo Khoa Học), Trường ĐHKHXH & NV, Hà Nội.
24. Hoàng Phê (1975), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Hoàng Phê chủ biên, Bùi Khắc
Viện, Đào Thản , Nhà Xuất Bản Khoa học xã hội, - Hà Nội.
25. Hoàng Phê (Chủ biên) (2000), Từ Điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng,
Trung tâm Từ điển học, Hà Nội.
26. Hoàng Phê (Chủ biên) (1999), Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nhà Xuất bản Văn Hoá
Thông Tin, Hà Nội.
27. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ Pháp Tiếng Việt: Câu, NXB ĐH & THCN, Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Quy (1995), Vị Từ Hành Động Tiếng Việt Và Các Tham Tố Của Nó, Nhà
Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.
29. Sausure.F.D (1973), Giáo Trình Ngôn Ngữ Học Đại Cương, NXB KHXH, Hà Nội.
30. Stankêvich.N.V (1982), Loại Hình Các Ngôn Ngữ, NXB ĐH & THCN, Hà Nội.
31. Hứa Ngọc Tân (2004), Một Số Nhận Xét Bước Đầu Về Cấu trúc Gây Khiến - Kết
Quả Trong Tiếng Việt, (Khoá Luận Tốt Nghiệp), Khoa Ngôn Ngữ Học - ĐH
KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội.
32. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
33. Nguyễn Kim Thản (1981), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Tổng hợp, Tp Hồ Chí
Minh.
34. Lê Quang Thiêm (1987), Về vấn đề nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Khoa học Xã
hội, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 6.
35. Lê Quang Thiêm (1998), Thử nghiệm một ngữ pháp đối chiếu Việt – Anh, Hội nghị
quốc tế Việt Nam học.
36. Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
37. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành Phần Câu Tiếng Việt, NXB
ĐHQG Hà Nội.
38. Hoàng Tuệ (2001), Tuyển tập ngôn ngữ học, Nxb. Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh, Tp. Hồ Chí minh.
39. Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú (1962), Giáo trình về Việt ngữ, Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
40. Uỷ ban Khoa học Xã hội (1983) Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
41. Hoàng Văn Vân (2005), Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt: mô tả theo quan
điểm chức năng hệ thống, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
42. Hoàng Văn Vân (2005), Nghiên cứu dịch thuật, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
43. Hoàng Văn Vân (2006), Chuyển tác và khiến tác: hai mô hình giải thích thế giới kinh
nghiệm trong ngôn ngữ, Ngôn ngữ, 2006, số 9.
TIẾNG ANH
43. Alexander, L.G. (1988), Longman English Grammar, Longman, London.
44. Altenberg, Bengt & Sylviane Granger 2002, Lexis in Contrast: Corpus-Based
Approaches, John Benjamins, Amsterdam.
45. Chafe, Wallace L. (1970), Meaning and the Structure of Language, The University of
Chicago Press, Chicago.
46. Chomsky, N. (1965), Aspects of the Theory of Syntax, MIT Press, Cambridge,
Massachusett.
47. Chomsky, N. (1972), Deep Structure, Surface Structure, and Semantic Interpretation.
48. Chomsky, N. (1975), The Logical Structure of Linguistic Theory, The University of
Chicago Press, Chicago.
49. Comrie, B. (1976), The Syntax of Causative Construction: Cross-language
Similarities and Divergencies, Academic Press, San Diego.
50. Comrie, B. (1974), Causative and Universal Grammar. Transaction of the
Philological Society, In Press.
51. Comrie, B. (1989), Language Universals And Linguistic Typology: Syntax And
Morphology, University of Chicago Press.
52. Comrie, B. (2000), Causatives and Transitivity, John Publishing Company,
Benjamins.
53. Dik, Simon. (1989), The Theory of Functional Grammar, Part 1: The Structure of the
Clause, Foris Publication, Dordrecht.
54. Dixon, R.M.V. (1991), A New Approach to English Grammar on Semantic Principles
, Oxford University Press, Oxford.
55. Downing, Angela and Philip Locke. (1995), A University Course in English
Grammar, Phoenix ELT, Hertfordshire.
56. Eagleson, Robert D. (1983), Grammar, its nature and terminology, Pearson
Education (US).
57. Evans, N. (1995), A Grammar of Kayardild.
58. Fillmore, C.J. (1971), Studies in Linguistic Semantics, Holt Rinehart & Winston,
New York.
59. Foley, William A. and van Valin, Robert D. Jr. (1984), Functional Syntax and
Universal Grammar, Cambridge University Press, New York.
60. Fordo, J.A. (1970), Three reasons for not deriving “kill” from “cause to die”.
Linguistic Inquiry.
61. Frawley, William. (1992), Linguistic Semantic, Lawrence Erlbaum Associates
Publishers, Hillsdale, New Jersey.
62. Gilquin , Gaëtanelle. (2003), Causative Get and Have - So Close, So Different,
Journal of English Linguistics, Vol. 31, No. 2, 125-148.
63. Givon, Talmy. (1979), English Grammar, A Function-based Introduction, vol. 1-2,
John Benjamins Publishing Company, Amsterdam.
64. Givon, Talmy. (1979), Syntax and Semantics, vol. 12, Discourse and Syntax,
Academic Press, New York.
65. Givon, T. (1984), Syntax, a functional-typological introduction (volume 1), John
Benjamins publishing company, Amsterdam/Philadenlphia.
66. Goddard, C. (1997), Studies in the Syntax of Universal Semantic Primitives. Special
Issue of Language Sciences, 19(3).
67. Goddard, Cliff. (2005), The lexical semantics of culture, Language Sciences 27, 51-
73.
68. Goddard, C. (ed. with Nicholas Evans) (1992), Special edition on 'Aboriginal
linguistics'. Australian Journal of Linguistics 12(1).
69. Goddard, Cliff. (1997), The universal syntax of semantic primitives, Language
Sciences 19(3), 197-207.
70. Goddard, C. (1998), Semantic Analysis: A Practical Introduction, Oxford University
Press, Oxford.
71. Goddard, C. (2005), The languages of East and Southeast Asia, Oxford University
Press, Oxford.
72. Goddard, C, Anna Wierzbicka. (2002), Meaning and Universal Grammar, John
Benjamins publishing company, Amsterdam/Philadenlphia.
73. Goddard, C, Anna Wierzbicka. (1994), Semantic and Lexical Universals – Theory
and Empirical Findings, John Benjamins, Amsterdam.
74. Holmes, J. (1999), “The syntax and semantics of causative verbs”, (Abstract).
75. Hornby, A. S. (1954), A Guide to Patterns and Usage in English, Oxford University
Press, London.
76. Jackendoff, R. (1995), Semantic Structures, The MIT Press, Cambridge.
77. Jackendoff, R. (1983), Semantics and Cognition, The MIT Press, Cambridge.
78. Kemmer, S and Arie Verhagen. (1994), The grammar of causatives and the
conceptual structure of events, Cognitive Linguistics 5.
79. Kwon, Nayoung. (2004), A Semantic and Syntactic Analysis of Vietnamese
Causatives, UC-San Diego.
80. Kwon, Nayoung . (2004), A Semantic and Syntactic Analysis of the Causative
Structure in Vietnamese, UC-San Diego.
81. Lyons, J. (1968), Introduction to the Theoretical Linguistics, Cambridge University
Press, New York.
82. Lyons, J. (1977), Semantics, vol.1 and vol.2, Cambridge University Press, New York.
83. Lyons, J. (1995), Linguistics Semantics, An Introduction, Cambridge University
Press, New York.
84. McCawley, J.D. (1968), The Phonological Component of a Grammar of Japanese,
Mouton, The Hague.
85. McCawley, J.D. (1976), Grammar and Meaning: Papers on Syntactic and Semantic
Topics, Academic Press, New York.
86. Moore, John and Maria Polinsky. (2003), The Nature of Explanation in Linguistic
Theory, The University of Chicago Press.
87. Morgan, J. (1969), On Arguing About Semantics, Papers in Linguistics.
88. Murphy, Raymond. (1998), Essential Grammar in Use, Self study reference and
Practice book for elementary students, Cambridge University Press, Cambridge.
89. Nedjalkov, V. P. and G.G. Silnitsky. 1973, The typology of morphological and
lexical causatives.
90. Shibatani, M. (1973), A Linguistic Study of Causative Constructions, Ph.D.
Dissertation, Uni. Of California, Berkely.
91. Shibatani, M. (1999), Approaches To Language Typology, Oxford University Press,
USA.
92. Shibatani, T. (1996), Grammatical Constructions: Their Form And Meaning, Oxford
University Press, USA.
93. Shibatani, T. (2002), The Grammar of Causation and Interpersonal Manipulation
(Typological Studies in Language), John Benjamins Publishing Co.
94. Shibatani, M. (1976), Syntax and Semantic. The Grammar of Causative
Constructions, volume 6, Academic Press, San Diego.
95. Song, J.J. 1996, Causatives and causation: a universal- typological perspective,
Longman, London.
96. Song, J.J. (2001), Linguistic Typology: Morphology and Syntax, Chapter 4, Chapter
6, Longman, New York.
97. Song, J.J. (2001), Toward a typology of causative constructions, Lincom Europa,
München.
98. Song, J.J. (2005), Causatives, Semantics of. Encyclopedia of Language and
Linguistics, Second Edition. Keith Brown (ed.), Elsevier, 265-268, Oxfor.
99. Song, J.J. (1991), Causatives and universal grammar: an alternative interpretation,
Transactions of the Philological Society 89:65-94.
100. Song, J.J. (1990), On the rise of causative affixes: a universal-typological
perspective, Lingua 82:151-200.
101. Stalnaker, R. (1968), A Theory of Conditionals, In N. Rescher (ed.), Studies in
Logical Theory.
102. Talmy, L. (1988), "Force Dynamics in Language and Cognition". MIT Press,
Cambridge.
103. Toops, Gary H. (1993), Causative constructions in the Upper Sorbian literary
language.
104. Wierzbicka, A. (1988), The Semantics of Grammar, John Benjamins, Amsterdam.
105. Wierzbicka, A. (1987), English Act Verbs, Academic Press.
106. Wierzbicka, A. (1996), Semantics: Primes and Universals, Oxford University
Press, New York.
107. Wierzbicka, A. (2006), English: Meaning and Culture, Oxford University Press,
USA.
108. Cambridge Advanced Learner’s Dictionary, Cambridge University Press.
NGUỒN DẪN LIỆU
109. Austen, Jane. (2005), Kiêu Hãnh và Định Kiến, (Pride and Prejudice). (Diệp Minh
Tâm dịch), Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn - Công Ty Phát Hành Sách Hà Nội.
110. Austen, Jane, Pride and Prejudice, Wordsworth Editions.
111. Ban, Diệp Quang. (2004), Ngữ Pháp Tiếng Việt, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội.
112. Cưới Đêm (Tập Truyện Ngắn) (2001), Nhà Xuất Bản Văn Học.
113. English - Vietnamese Dictionary.
114. Tạ Kim Hùng, Vỡ Giấc Mộng Vàng, Nhà Xuất Bản Công An Nhân Dân.
115. Ma Văn Kháng, Mùa Lá Rụng Trong Vườn, Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn.
116. Tác Phẩm Được Giải Thưởng Tự Lực Văn Đoàn (2001), Nhà Xuất Bản Văn Học,
Hà Nội.
117. Nguyễn Ngọc Tâm, Nước Mắt Cửu Vạn, Nhà Xuất Bản Lao Động.
118. Thackeray, W.M. Hội Chợ Phù Hoa, Tập 1, (Trần Kiêm dịch), (Vanity Fair), Nhà
Xuất Bản Văn Học.
119. Thackeray, W.M. Hội Chợ Phù Hoa, Tập 2, (Trần Kiêm dịch), (Vanity Fair), Nhà
Xuất Bản Văn Học.
120. Thackeray, W.M. Vanity Fair, Wordsworth Editions.
121. Nguyễn Huy Thiệp (Tập Truyện Ngắn), Mưa Nhã Nam , Nhà Xuất Bản Văn Học.
122. Tuyển Tập Nam Cao (1999), Tập 2, Nhà Xuất Bản Văn Học, Hà Nội.
123. Tuyển Tập Nguyễn Công Hoan, Tập 1, Nhà Xuất Bản Văn Học.
124. Cambridge Advanced Learner’s Dictionary, Cambridge University Press.