Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 230 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ VÂN ANH






TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ
TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ





LUẬN ÁN TIẾN SĨ: NGỮ VĂN











THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2015





ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ VÂN ANH





TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ
TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ


Chuyên ngành: Lí Luận Ngôn ngữ
Mã số: 62220101



LUẬN ÁN TIẾN SĨ: NGỮ VĂN




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh
2.TS Nguyễn Văn Lập



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Huỳnh Thị Hồng Hạnh và Tiến sĩ
Nguyễn Văn Lập.
Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng
được công bố dưới bất cứ hình thức nào.

Tác giả luận án



Nguy
ễn Thị Vân Anh






























LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, được sự giúp đỡ của Nhà trường và các
Phòng, Ban, Bộ môn tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo Nghiên cứu sinh.

Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng sau Đại học,
Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi đượ
c thực hiện và hoàn thành
luận án tiến sĩ.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh và TS. Nguyễn Văn Lập - những người
Thầy - những Nhà khoa học đã trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành
luận án tiến sĩ này.
Tôi vô cùng biết ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và các đồng
nghiệp trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Tác giả luận án



Nguyễn Thị Vân Anh








MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.
Lí do chọn đề tài 2
2. Lịch sử vấn đề 4

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Ý nghĩa và đóng góp của luận án
7
7. Cấu trúc của luận án 8
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 9
1.1. Các định hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu
9
1.1.1 Tín hiệu và tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ 9
1.1.1.1 Tín hiệu 9
1.1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ 12
1.1.1.3 Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ 15
1.1.1.4 Một số vấn đề tín hiệu văn chương - tín hiệu ca dao 23
1.1.2 Lí thuyết tri nhận 26

1.2 Cơ sở phân chia các trường tín hiệu thẩm mĩ 28
1.2.1 Khái niệm trường nghĩa 28
1.2.2 Các tiêu chí phân lập trường nghĩa 29
1.2.3 Các loại trường nghĩa 30
1.2.4 Ngữ nghĩa của trường nghĩa
31
1.3 Một số vấn đề về ngữ cảnh của các tín hiệu thẩm mĩ 31

1.4 Vùng đất và ca dao Nam Trung Bộ 32
1.4.1 Vùng đất Nam Trung Bộ 33
1.4.2 Ca dao Nam Trung Bộ 35

Tiểu kết 38
Chương 2: BIỂU HIỆN HÌNH THỨC CỦA CÁC TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ

TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ 38
2.1 Biểu hiện của các tín hiệu thẩm mĩ qua thể thơ 40
2.2 Biểu hiện của các tín hiệu thẩm mĩ qua trường nghĩa 46
2.2.1 Biểu hiện
của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên 50
2.2.2 Biểu hiện của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa vật thể nhân tạo 70


2.2.3 Biểu hiện của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa thực vật 70
2.2.4 Biểu hiện của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa động vật 80
Tiểu kết 89

Chương 3: BIỂU HIỆN Ý NGHĨA CỦA CÁC TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ
TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ 90
3.1 Ý nghĩa - cái được biểu đạt của tín hiệu ca dao
90
3.2 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ 92
3.2.1 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên 92

3.2.1.1 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ trời 94
3.2.1.2 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ núi 98
3.2.1.3 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ biển 102
3.2.1.4 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ gió 106
3.2.1.5 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ trăng 109
3.2.2 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa vật thể nhân tạo
112
3.2.2.1 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ nhà 112
3.2.2.2 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ áo 115
3.2.2.3 Ý nghĩa Tín hiệu thẩm mĩ thuyền - đò - ghe 117
3.2.2.4 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ chén - bát - đĩa - nồi - mâm -đũa 121

3.2.2.5 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ cầu 123

3.2.3 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa thực vật 126
3.2.3.1 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ cây 126
3.2.3.2 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ lúa 129
3.2.3.3 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ dừa 131
3.2.3.4 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ cau 134
3.2.3.5 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ tre 136

3.2.4 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa động vật 138
3.2.4.1 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ chim 138
3.2.4.2 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ cá 141
3.2.4.3 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ gà 144
3.2.4.4 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ rồng 146
3.2.4.5 Ý nghĩa của ín hiệu thẩm mĩ heo 149

Tiểu kết 151


Chương 4: ĐẶC TRƯNG CỦA TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ TRONG
CA DAO NAM TRUNG BỘ 152
4.1 Cơ sở tạo tính đa nghĩa thẩm mĩ của các tín hiệu thẩm mĩ trong
ca dao Nam Trung Bộ
152
4.1.1 Đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng của tư duy nghệ thuật ca dao Nam Trung Bộ 154
4.1.2 Đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng của nội dung ca dao Nam Trung Bộ 157
4.1.3 Đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng của văn bản ca dao Nam Trung Bộ 157
4.1.4 Đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng tiếp nhận văn bản ca dao Nam Trung Bộ 160
4.2 Ca dao là phương tiện phản ánh văn hóa 161
4.2.1 Hệ thống cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tín hiệu thẩm mĩ

trong ca dao Nam Trung Bộ
162
4.2.2 Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao Nam Trung Bộ 176
4.3 Nghệ thuật ca dao - phương tiện phản ánh văn hóa Nam Trung Bộ 187
4.3.1 Sử dụng các môtip 187
4.3.2 Sử dụng các biện pháp tu từ 188
4.3.3 Hòa thanh 189
4.3.4 Giàu tính cường điệu khuếch đại
191
4.3.5 Giàu tính so sánh và cụ thể 191
4.3.6 Giàu tính dí dỏm, hài hước 192
4. 4 Ứng dụng nguyên lí tín hiệu học vào phân tích một bài ca dao
trong chương trình Ngữ văn Phổ thông trung học 194
Tiểu kết 199
KẾTLUẬN 200
TÀI LIỆU THAM KHẢO 206

















QUI ƯỚC VIẾT TẮT

- BTKH: Biến thể kết hợp
- BTQH: Biến thể quan hệ
- BTTV: Biến thể từ vựng
- TH: Tín hiệu
- THTM: Tín hiệu thẩm mĩ
- THVC: Tín hiệu văn chương
- THNN: Tín hiệu ngôn ngữ.
- THNNTM: Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ
- YNBT: Ý nghĩa biểu trưng
- YNTM: Ý nghĩa thẩm mĩ
- cbđ: Cái biểu đạt
-
cđbđ: Cái được biểu đạt
- đvị: Đơn vị
- Ts: Tần suất



















DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1:
Bảng thống kê tần suất, xếp thứ hạng từ 1 đến 22 các THTM trong
trường nghĩa hiện tượng tự nhiên 50
Bảng 2: Bảng thống kê tần suất của 40 THTM trong trường nghĩa
vật thể nhân tạo 60
Bảng 3: Bảng thống kê tần suất, xếp thứ hạng từ 1 đến 47 các THTM trong
trường nghĩa thực vật 70
Bảng 4:
Bảng thống kê tần suất, xếp thứ hạng từ 1 đến 47 các THTM trong
trường nghĩa động vật 80
Bảng 5: Bảng thống kê địa danh gắn với ý nghĩa của các THTM trong
ca dao Nam Trung Bộ 168
Bảng 6: Bảng thống kê từ địa phương trong ca dao Nam Trung Bộ 170






















DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Hình 1: Biểu đồ so sánh sự xuất hiện các THTM thuộc 4 trường nghĩa
trong ca dao Nam Trung Bộ 46
Hình 2: Sơ đồ khái quát về hình thức ngôn ngữ biểu đạt của các THTM
thuộc các trường nghĩa 47
Hình 3: Biểu đồ so sánh số bài ca dao của THTM/ tổng số bài ca dao trường
nghĩa hiện tượng tự nhiên trong ca dao Nam Trung Bộ 51
Hình 4: Biểu đồ so sánh số lần xuất hiện của 5 THTM/ tổng số lần xuất
hiện của 22 THTM thuộc tr
ường nghĩa hiện tượng tự nhiên 51
Hình 5: Sơ đồ khái quát các THTM thuộc trường nghĩa vật thể nhân tạo
trong ca dao Nam Trung Bộ 59
Hình 6: Biểu đồ so sánh số bài ca dao của THTM/ tổng số bài ca dao trường
nghĩa vật thể nhân tạo trong ca dao Nam Trung Bộ 61

Hình 7: Biểu đồ so sánh số lần xuất hiện của 5 nhóm THTM/ tổng số lần xuất
hiện của 40 THTM thuộc trường nghĩa vật thể nhân tạo 62
Hình 8: Biểu đồ so sánh s
ố bài ca dao của THTM/ tổng số bài ca dao trường
nghĩa thực vật trong ca dao Nam Trung Bộ 72
Hình 9: Biểu đồ so sánh số lần xuất hiện của 5 THTM/ tổng số lần xuất
hiện của 47 THTM thuộc trường nghĩa thực vật 72
Hình 10: Biểu đồ so sánh số bài ca dao của THTM/ tổng số bài ca dao trường
nghĩa động vật trong ca dao Nam Trung Bộ 82
Hình 11: Biểu đồ so sánh số lần xuất hiện của 5 THTM/ tổng số lầ
n xuất
hiện của 47 THTM thuộc trường nghĩa động vật 82
Hình 12: Mô hình giao tiếp cơ bản 90
Hình 13: Mô hình khái quát về ý nghĩa thẩm mĩ của các TH 92

































1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, ngôn ngữ học đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng những
yêu cầu bức thiết của thực tế đời sống xã hội loài người trong thời kì hội nhập. Nằm
trong quỹ đạo ấy, ngữ nghĩa- ngữ dụng học, tín hiệu học đang là một trong những vấn đề
cốt lõi cần được quan tâm nghiên cứu. Đ
ã có nhiều công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa,
ngữ dụng và về tín hiệu của ngôn ngữ, nhưng những vấn đề về mối quan hệ giữa lí
thuyết tín hiệu học với góc độ tạo nghĩa của ngôn ngữ, giữa ngôn ngữ với những đặc
trưng văn hóa dân tộc vẫn chưa được nghiên cứu triệt để. Đólà lí do thứ nhất chúng tôi
chọn đề tài“Tín hiệ

u ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ” để nghiên cứu
với mong muốn đóng góp một tiếng nói chung cho vấn đề này.
Tín hiệu ngôn ngữthông thường khi đi vào thơ ca đã được chuyển hóa thành tín
hiệu nghệ thuật, tín hiệu thẩm mĩ- ngôn ngữ hay còn gọi là tín hiệu văn chương. Tín
hiệu ngôn ngữ nói chung và tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ nói riêng vừa là phương
tiện,công cụ, vừa là mục đích của các tác phẩm v
ăn học. Hệ thống ý nghĩa của tín hiệu
ngôn ngữ và tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ sẽ góp phần cấu thành giá trị tư tưởng, giá trị
nghệ thuật của tác phẩm văn học - ca dao, một thể loại văn học dân gian. Đó chính là lí
do thứ hai chúng tôi chọn đề tài này.
Văn hóa mỗi địa phương từ trong nguồn cội nảy sinh, đã gắn bó sâu sắc với tâm
hồn và vận m
ệnh của dân tộc. Văn hóa địa phương vừa mang trong mình những nét
chung của văn hóa dân tộc, vừa có những nét riêng biệt độc đáo đậm đà bản sắc riêng.
Tìm hiểuca dao Nam Trung Bộ dưới góc nhìn của tín hiệu học, chúng tôi muốn khám
phá cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc, độc đáo về phương thức thể hiện, cũng như nội dung
hiện thực và nghệ thuật biểu hiện của nó.
Một lí do n
ữa để chúng tôi nghiên cứu đề tài này là ý thức hướng về cội nguồn
truyền thống văn hóa dân gian mà cụ thể là đi vào tìm hiểu tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ
trong ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi muốn hiểu hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc, hiểu hơn về một thể loại văn học truyền thống, hiểu hơn về chính mình,
khẳng đị
nh sự hiện diện của chúng ta trong thế giới ngày hôm qua và ngày mai.
Lí do thứ tư, chúng tôi mong muốn góp thêm một cách tiếp cận tác phẩm văn học
từ góc nhìn tín hiệu học. Các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học chính là “chìa
khóa” để khám phá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Cụ thể hơn là ứng dụng những
2



kết quả nghiên cứu vào việc đọc, hiểu các tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm ca dao
nói riêng.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài“Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong
ca dao Nam Trung Bộ” nhằm phác họa một bức tranh toàn cảnh về hệ thống tín hiệu
ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao của vùng đất này.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu ngôn ngữ của ca dao nói riêng, ngôn ngữvăn chương nói chung có
rất nhiề
u hướng đi, song những năm gần đây, nhiều vấn đề của văn học đang được soi
rọi dưới góc nhìn của ngôn ngữ học; trong đó vấn đề lí thuyết về tín hiệu tỏ ra rất có ưu
thế.
Thuật ngữ THTM xuất hiện cùng với khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu
mĩ học và nghệ thuật từ những năm giữa thế kỷ XX và được ti
ếp nhận vào Việt Nam từ
những năm 70 qua những bản dịch của Iu.A. Philipiep [12], M.B. Khrapchenkô [63],
Ch.Morric [50].
Ở Việt Nam, vấn đề tín hiệu và tín hiệu thẩm mĩ đã được nhiều nhà nghiên cứu
đề cập như Đỗ Hữu Châu với bài viết: Lý thuyết hệ thống trong ngôn ngữ học dưới ánh
sáng của phương pháp luận khoa học của Mác [14] và Những luận điểm về cách tiếp
cậ
n ngôn ngữ học các sự kiện văn học [19], Nguyễn Lai: Từ một số luận điểm của Mác
suy nghĩ về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ [67], Hoàng Trinh: Từ kí hiệu học đến thi
pháp học [148], Trương Thị Nhàn: Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ
không gian trong ca dao [87], Mai Thị Kiều Phượng:Tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ
v
ăn học [110],Bùi Minh Toán: Từ tín hiệu ngôn ngữ đến tín hiệu thẩm mĩ trong văn
chương [142].
Năm 1977 trên báo Văn nghệ, tác giả Hoàng Tuệ có bài nghiên cứu “Tín hiệu và
biểu trưng”. Tác giả đã nêu và phân tích nhiều ví dụ để minh chứng cho mối quan hệ
giữa tín hiệu và biểu trưng. Tác giả viết:“tín hiệu bao hàm mối quan hệ X-A, mối quan

hệ đã được xã hội chấp nhận r
ất lâu đời. Chính vì vậy mà có đời sống xã hội, và cũng
nhờ vậy, đời sống xã hội mới phát triển”. Tác giả kết luận rằng: “vấn đề rõ ràng là
thuộc phạm vi ngôn ngữ học, chứ không phải ở ngoài. Đúng hơn, đây là ngôn ngữ học
trong sự gắn bó với tâm lý học, và chính thông qua mối quan hệ này mà ngôn ngữ với
tư duy, với đời sống xã hội, là không tách nhau: cũng vậy, ngôn ng
ữ với thơ văn, và
ngôn ngữ với các loại hình nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, âm nhạc”[156, 1121].
Trong những năm gần đây, nhiều luận án triển khai theo hướng nghiên cứu này
cũng đã khẳng định được ý nghĩa thực tiễn của hướng nghiên cứu văn học từ góc độ
3


ngôn ngữ học, đồng thời đã có những đóng góp quan trọng cho lí thuyết tín hiệu thẩm
mĩ. Việc vận dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mĩ và nghiên cứu văn chương phát triển
nhanh với những luận án, luận văn của các tác giả Lê Thị Tuyết Hạnh: Một số tín hiệu
thẩm mĩ trong thơ XuânQuỳnh (1990), Lê Thị Hồng: Tìm hiểu vấn đề tín hiệu thẩm m
ĩ
trong thơ Huy Cận (1993), Đinh Văn Thiện: Khảo sát các nét nghĩa biểu trưng của các
từ chỉ hiện tượng thiên nhiên (1993), Trương Thị Nhàn: Tìm hiểu giá trị biểu trưng của
một số từ chỉ hiện tượng thiên nhiên trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (1984).
Những công trình nghiên cứu này đã góp thêm tiếng nói đối với các vấn đề tín hiệu
thẩm mĩ văn chương.
Luận án ti
ến sĩ của tác giả Trương Thị Nhàn“Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ của tín
hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao”đã vận dụng các cơ sở lí thuyết về tín hiệu, về
hệ thống, trường nghĩa, về ngôn ngữ liên hội để xem xét các tín hiệu thẩm mĩ văn
chương.
Tác giả Phạm Thị Kim Anh với bài viết “Hình thức ngôn ngữ và ý nghĩa biểu
trưng c

ủa tín hiệu thẩm mĩ “Liễu” trong thơ mới” [2,18] đã tiến hành xem xét một tín
hiệu văn chương cụ thể là tín hiệu “liễu” trong thơ mới dưới góc nhìn của tín hiệu học.
Tác giả đã nêu các hình thức ngôn ngữ làm thành mặt cái biểu đạt của tín hiệu “liễu”
trong mỗi lần xuất hiện. Qua đó, tác giả nghiên cứu nội dung ý nghĩa từ những hình
thức vật ch
ất của tín hiệu “liễu”, khái quát chúng thành các ý nghĩa thẩm mĩ của tín
hiệu.
Tác giả Hoàng Trinh trong “Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh”
(2003) ở phần thứ hai “Kí hiệu học: những vấn đề liên quan đến thi pháp học” đã nêu
những vấn đề: đặc thù của một kí hiệu; tính một nghĩa và tính đa nghĩa của kí hiệu ngôn
ngữ: nghĩa biểu thị và nghĩa m
ở rộng hay nội hàm, hình thức và thể chất của kí hiệu,
ngôn ngữ - lời - ngôn ngữ - từ - văn bản, các mã - mã thẩm mĩ. Đây được xem là nền
tảng lý luận để tiếp cận tác phẩm văn học - thơ theo tinh thần của thi pháp học dựa vào
kí hiệu học. Và ở phần ba tác giả trình bày: “Đọc thơ theo thi pháp học dựa vào kí hiệu
học” để làm sáng tỏ những vấn đề
nêu trước đó.
Mai Thị Kiều Phượng với cuốn sách “Tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn học”
(2008) đã có những đóng góp nhất định vào nghiên cứu mảng tín hiệu thẩm mĩ, đồng
thời là bằng chứng khẳng định ưu thế của hướng nghiên cứu này.
Tác giả Bùi Minh Toán với bài nghiên cứu “Từ tín hiệu ngôn ngữ đến tín hiệu
thẩm mĩ trong văn chương”
[142,1] đã đề cập đến sự chuyển hóa của tín hiệu ngôn ngữ
thành tín hiệu thẩm mĩ có sự thay đổi về chất. Tác giả phân chia tín hiệu thẩm mĩ theo
4


hai cấp độ là vi mô (tín hiệu đơn) và vĩ mô (tín hiệu phức).Ở bài nghiên cứu này, tác giả
đã nêu các tính chất chủ yếu của tín hiệu thẩm mĩ: tính hình tuyến, tính có lí do, lí giải
được, tính hàm súc, tính cá thể, tính dân tộc, tính biểu cảm, tính hệ thống. Và ở mỗi tính

chất, tác giả sử dụng chất liệu văn học phân tích hết sức sâu sắc để thấy được sự hòa
quyện của các tính chất đó
ở cả tín hiệu thẩm mĩ vi mô và vĩ mô của nghệ thuật văn
chương.
Các công trình nêu trên đề cập một cách khá đầy đủ và có hệ thống về những đặc
trưng của tín hiệu thẩm mỹ (THTM) cùng cách tiếp cận ngôn ngữ - THTM trong tác
phẩm văn học. Kết quả của những công trình đó sẽ là cơ sở, tiền đề để chúng tôi tham
khảo thực hiện đề tài của mình.
Thể loại ca dao có rất nhiều công trình nghiên cứu. Chẳng hạn như: “Về một
phương diện nghệ thuật trong ca dao tình yêu” (1990) của Trần Thị An, “Ngôn ngữ ca
dao Việt Nam”(1991) của Mai Ngọc Chừ, “Hình tượng khăn, nón, áo trong ca dao- dân
ca Việt Nam” (1991) của Nguyễn Văn Hùng, “Con thuyền trong ca dao dân ca Việt
Nam” (1991) của Lê Minh Tiệp, “Ca dao của một vùng đất” (1994) của Thạch Phương,
in trong cuốn sách Ca dao Nam Trung Bộ, “Về ca dao x
ứ Nghệ” của Ninh Viết Giao
(1996) trong cuốn sách do ông chủ biên “Kho tàng ca dao xứ Nghệ”, “Sự khác nhau
giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc”của Nguyễn Phương Châm, “Biểu tượng
cây đa” của Nguyễn Phương Châm,“Bước đầu so sánh những sắc thái miền Trung qua
bốn vùng dân ca: Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Trị Thiên, Nam Trung Bộ” của Lê Văn
Hảo, “Cây đa- biểu tượng truyền thố
ng của làng quê Việt Nam” của Thu Hương, “Hình
ảnh cây bần trong ca dao” của Duy Khôi
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về ca dao dưới góc độ của văn học vô cùng
phong phú và tập trung chủ yếu ở mảng ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ. Số lượng các công
trình nghiên cứu về ca dao Nam Trung Bộ nói chung còn rất hạn chế. Như vậy có thể
khẳng định những công trình nghiên cứu về ca dao Nam Trung Bộ dưới góc nhìn ngôn
ngữ, cụ thể là dưới góc
độ lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ vẫn còn vắng bóng.
Nghiên cứu đề tài “Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung
Bộ”,chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng nói mới cho hướng nghiên cứu về hiện

tượng văn học rất đỗi phức tạp và lý thú vẫn còn để ngỏ này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tiến hànhtìm hiểu các đơn vị ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung
Bộ trong môi tr
ường giao tiếp đặc biệt- giao tiếp nghệ thuật thơ ca. Đó là việc nghiên
5


cứu mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ - hệ thống với thực tiễn hành chức của ngôn
ngữ trong một loại hình văn học cụ thể: ca dao.
Mục đích của đề tài là tiến hành tìm hiểu các hình tượng nghệ thuật được thể hiện qua
các tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ. Từ đó, đưa ra những nhận
định chung về một hệ thống tín hiệ
u ngôn ngữ được chuyển hóa như thế nào để trở
thành một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ biểu đạt những giá trị thẩm mĩ - nghệ
thuật ca dao.
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể trước hết là hệ thống hóa các lý thuyết về tín hiệu,
tín hiệu ngôn ngữ, tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ, lí thuyết tri nhận, các nội dung về trường
nghĩa, ngữ cả
nh, mối quan hệ giữa trường nghĩa với các vấn đề về văn học, ngôn ngữ
học, tín hiệu thẩm mĩ, tín hiệu ca dao
Tiếp đến, áp dụng lý thuyết trên vào miêu tả các đơn vị ngôn ngữ thuộc các
trường nghĩa cụ thể trong ca dao Nam Trung Bộ đó là: trường nghĩa hiện tượng tự
nhiên, trường nghĩa vật thể nhân tạo, trường nghĩa thực vật và trường ngh
ĩa động vậtvề
hình thức biểu đạt và nội dung ý nghĩa, miêu tả và phân tích xem chúng đã được sử
dụng, vận hành và biến đổi như thế nào qua mỗi hình thức biểu đạt.
Việc nghiên cứu hình thức biểu đạt và ý nghĩa thẩm mĩ của các tín hiệu ngôn ngữ
trong ca dao Nam Trung Bộ nhằm chỉ ra được mối quan hệ gắn bó giữa con người với
môi trường cũng như vai trò củ

a tự nhiên trong tư duy nghệ thuật của những sáng tác
dân gian. Cũng từ đó chỉ ra những đặc trưng của các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao
Nam Trung Bộ.
Nghiên cứu những tín hiệu thẩm mĩ điển hình trong ca dao Nam Trung Bộ,
chúng ta sẽ nhận thấy dấu ấn văn hóa của vùng đất này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do số lượng các câu ca dao khảo sát rất lớn và các tín hiệu khảo sát cótính chất
đa dạng, phức tạp nên chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu những tín hiệu thẩm mĩ điển
hình, tiêu biểu, những tín hiệu có tần suất cao và có giá trị biểu trưng phong phú đại
diện cho mỗi trường nghĩa trong ca dao Nam Trung Bộ.Chúng được coi là các “tiêu
điểm” (focus), các từ trung tâm, từ điển hình đểxét toàn diện các mặt ngôn ngữ- văn
hóa- văn học của một trường nghĩa cụ thể.
Hay có th
ể nói, những tín hiệu chúng tôi nghiên cứu được xem như một hệ thống
tín hiệu thẩm mĩ đặc thù, phản ánh bản sắc văn hóa Nam Trung Bộ bằng hình thái thẩm
mĩ- ngôn ngữ ca dao.
6


Trong quá trình phân tích các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ,
chúng tôi có đối sánh với những tín hiệu ca dao ở các vùng miền khác để thấy được tính
chất dung hợp của chúng cũng như những sự khác biệt nhất định. Chính sự khác biệt đó
góp phần giúp cho ta nhận ra bản sắc văn hóa phong phú đa dạng của mỗi cộng đồng
người Việt, mà cụ thể ở đây là văn hóa của người dân Nam Trung Bộ.
Nguồ
n tư liệu được sử dụng trong luận án là:
1. Nhiều tác giả, (2006), Ca dao, dân ca đất Quảng, Nxb Đà Nẵng.
2. Hoàng Chương, Nguyễn Có, (1997), Bài chòi và dân ca Bình Định, Nxb Sân
khấu.
3. Nguyễn Định, chủ biên, (2002), Văn học dân gian Sông Cầu, UBND Huyện

Sông Cầu.
4. Nguyễn Đình Tư, (1965), Non nước Phú Yên, Nxb Tiền Giang.
5. Nguyễn Đình Tư, (2003), Non nước Khánh Hòa, Nxb Thanh niên.
6. Thạch Phương - Ngô Quang Hi
ển, (1994), Ca dao Nam Trung Bộ, Nxb Khoa học
xã hội, H.
7. Bùi Nguyễn Hương Trà, (2004), Sắp xếp và phân loại ca dao lưu truyền ởHuyện
Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Quy Nhơn.
8. Trương Thị Kim Chánh, (2010), Phân loại và bước đầu đánh giá ca dao sưutầm
và lưu truyền ở tỉnh Bình Định, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Quy
Nhơn.
9. Nhiề
u tác giả - Khoa Ngữ văn, Trường Đại họcQuy Nhơn, (2011), Ca dao Nam
Trung Bộ.
Dựa vào những tư liệu trên, chúng tôi thu thập được 4.537bài ca dao chứa tín
hiệu cần nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu luận án dựa trên sự kết hợp của các phương pháp:
5.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tín hiệu thẩm mĩ (THTM) ca dao.
Các THTM này tồn tại luôn luôn gắn chặt với môi trường vă
n hóa, gắn liền với những
yếu tố về địa lí, lịch sử Vì vậy cần phải sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Nghiên cứu tổng kết những vấn đề lý luận của ngôn ngữ học truyền thống và hiện đại về
các lĩnh vực: từ vựng, ngữ pháp, phân tích văn bản, ngữ dụng học, tín hiệu học kết hợp
với thành t
ựu liên ngành về lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ, lí thuyết tri nhận, thi pháp học, lí
luận văn học Chúng tôi đi đến tiếp cận, luận giải được đối tượng nghiên cứu.
7



5.2 Chúng tôi vận dụng các phương pháp, thủ pháp, thao tác nghiên cứu ngôn
ngữ đặc thù: thống kê, phân loại. Phương pháp này cho phép luận án tính toán được số
lần xuất hiện của các THTM, nhận biết đâu là những THTM đặc trưng của ca dao Nam
Trung Bộ. Khi vận dụng phương pháp phân tích định lượng này, chúng tôi tán thành ý
kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính trong “Văn hóa dân gian- Những phương
pháp nghiên cứu”: Kết quả của việc thống kê khách quan cho phép nhà nghiên cứu đi
đến những kết luận, những khái quát khoa học, tránh được những suy luận chủ quan, gò
ép
5.3.Từ những dữ liệu thống kê,luận án vận dụng phương pháp miêu tả vàphân
tích đểmiêu tả các hình thức biểu đạt ngôn ngữ, các bình diện ý nghĩa, phân tích ngữ
nghĩa, ngữ cảnh, phân tích mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa các mặt của từng đơn vị,
tìm ra sự đồng nhấ
t và đối lập giữa các nghĩa trong hệ thống và nghĩa trong hoạt động,
nghĩa từ điển và nghĩa nghệ thuật của các THTM đang nghiên cứu. Để làm rõ hơn cái
hay, cái đẹp trong khả năng thể hiện nghĩa của các THTM, chúng tôi đã vận dụng
phương pháp phân tích ngữ cảnh.
5.4. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụngphương pháp so sánh. Phương pháp này
được sử dụng khi cần thiế
t để so sánh THTM trong ca dao Nam Trung Bộ với các
THTM trong ca dao vùng miền khác để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa
chúng. Từ đó, chúng tôi nêu đặc trưng của THTM trong ca dao Nam Trung Bộ.
6.Ý nghĩa và đóng góp của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề lý thuyết về
ngôn ngữ nhìn từ góc độ thực tiễn: bản chất THTM mà cụ thể ở đây là THTM trong ca
dao Nam Trung Bộ.
Cũng là lần đầu tiên, các THTM đ
iển hình của các trường nghĩa: hiệntượng tự
nhiên, vật thể nhân tạo, thực vật, động vậttrong ca dao Nam Trung Bộ được miêu tả cả
bề rộng lẫn chiều sâu, từ hình thức biểu đạt đến nội dung ý nghĩa, từ bình diện ngôn ngữ
thông thường đến bình diện ngôn ngữ nghệ thuật, từ các ý nghĩa cơ sở đến những ý

nghĩa nghệ thuật c
ụ thể, mới mẻ, sinh động.
Và cũng từ những ý nghĩa chung và riêng đó, luận án chỉ ra những đặc trưng của
các THTM trong ca dao Nam Trung Bộ có so sánh với ca dao các vùng miền khác.
Kết quả nghiên cứu, một mặt góp phần làm cụ thể hơn việc đọc ca dao theo thi
pháp tín hiệu học, mặt khác góp thêm tiếng nói vào công cuộc nghiên cứu lịch sử phát
triển ngôn ngữ thơ ca, phát triển nhận thức thẩm mĩ của dân tộc. Qua
đó còn góp phần
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ trong quan hệ liên ngành.
8


Trong xu thế dạy học tích hợp: ngôn ngữ- văn chương- văn hóa, một vấn đề
trọng tâm là phương pháp giải mã ngữ nghĩa nghệ thuật- văn hóa ( YNTM) của các
THTM, các hình tượng nghệ thuật phải tiến hành như thế nào để đạt hiệu quả. Đặc biệt
với ca dao- thể loại văn học dân gian đóng một vai trò rất quan trọng trong sự hình
thành và phát triển nền văn học của dân t
ộc. Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là
những gợi dẫn hữu ích góp phần nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn hữu quan.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Trong chương này, chúng tôi đề cập đến những vấn đề lí luận cơ bản, làm tiền đề
cho đề tài nghiên cứu như: tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ, tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ, tín
hiệu ca dao, tri nhận, trường nghĩa, ngữ cảnh, về vùng đất Nam Trung Bộ và ca dao
Nam Trung Bộ.
Chương 2: Biểu hiện hình thức của các tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca
dao Nam Trung Bộ
Trình bày những biểu hiện hình thức của các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Nam
Trung Bộ là nội dung chính của chương 2. Trong đó có 2 biểu hiện: thông qua thể thơ


ca dao và các phương tiện ngôn ngữ làm thành bình diện hình thức vật chất biểu đạt của
các THTM điển hình thuộc 4 trường nghĩa(hiện tượng tự nhiên, vật thể nhân tạo, thực
vật, động vật)trong ca dao Nam Trung Bộ.
Chương 3: Biểu hiện ý nghĩa của các tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca
dao Nam Trung Bộ
Trên cơ sở hình thức biểu hiện của các tín hiệu thẩm mĩ, ở ch
ương này, chúng tôi
trình bày những biểu hiện ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ. Chúng tôi tiến hành mô tả,
phân tích ý nghĩa thẩm mĩ của 20 THTM được coi là điển hình trong ca dao Nam Trung
Bộ.
Chương 4: Đặc trưng của tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam
Trung Bộ
Từ những biểu hiện hình thức và biểu hiện ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ
trong ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi nêu những đặc trưng của ca dao vùng đất này.





9
















Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Các định hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu
1.1.1 Tín hiệu và tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ
1.1.1.1 Tín hiệu
a. Khái niệm tín hiệu
Trong thực tế cuộc sống, chúng ta đã sử dụng nhiều tín hiệu (TH) như: tiếng
trống báo hiệu giờ học, hệ thống biển báo giao thông, các kí hiệu toán học, vật lý học…
như vậy con người đã dùng một cái gì đó làm TH thay thế cho một cái gì khác hay mộ
t
khái niệm trừu tượng. Từ đó, có nhiều quan niệm khác nhau về TH.
Khái niệm TH được nhắc đến lần đầu tiên trong học thuyết về tín hiệu ngôn ngữ
của F.de Saussure. Theo ông, TH có hai mặt cái biểu đạt (cbđ- hình thức vật chất cảm
tính) và cái được biểu đạt (cđbđ - nội dung ý nghĩa). Hai mặt này “gắn bó khăng khít
với nhau và đã có cái này là có cái kia” [112,121]. Sau này, Ch.S.Pierce đã đưa thêm
vào cấu trúc nhị diệ
n nhân tố thứ ba là cái lí giải (interpretant) [17,712]. Nhưng phải đến
khi Ch.W.Morris hệ thống hóa và xây dựng một lý thuyết tổng quát về TH thì ba chiều
của TH mới thực sự có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đặc biệt
với ngành tín hiệu học [17,702]. Cả Ch.W.Morris cũng như Ch.S.Pierce chia ra ba
chiều của TH: thứ nhất là chiều kết học nghiên cứu các TH trong mối quan hệ với các
TH khác, thứ hai là chiều nghĩa học nghiên cứ
u các TH trong mối quan hệ với các sự

10


vật ở bên ngoài hệ thống TH, thứ ba là chiều dụng học nghiên cứu các TH trong những
mối quan hệ với người sử dụng nó.
Theo F. Guiraud:“Một TH…là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi
ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác”[17,706].Đây là một quan niệm rộng bởi TH
được hiểu bao gồm cả những TH hiểu theo nghĩa hẹp, cả những TH “nhận biết” và TH
“giao tiếp” có tính chất b
ản năng của loài vật.Vì thế, một đám mây đen báo hiệu trời sắp
mưa, đám khói bay lên cho biết ở đó có lửa, vết xe trên cát chứng tỏ có người vừa đi
qua…đều có khả năng trở thành TH.
Còn A.Schaff định nghĩa TH theo nghĩa hẹp:“Một sự vật vật chất hay thuộc tính
của nó, một hiện tượng thực tế sẽ trở thành TH nếu như trong quá trình giao tiếp, nó
được các nhân vật giao tiếp sử dụng trong khuôn khổ của một ngôn ngữ để truyền đạt
một tư tưởng nào đó về thực tế, tức về thế giới bên ngoài hay về những cảm thụ nội
tâm”[17,707]. Như vậy, A.Schaff chỉ thừa nhận là TH khi nó mang chức năng giao tiếp
được con người sử dụng nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình trong đời sống.
Dù TH đượ
c hiểu theo nghĩa hẹp hay rộng thì các ý kiến đều thống nhất cho rằng
TH là khái niệm quan hệ không phải là khái niệm tự thân, muốn một cái gì đó trở thành
TH thì nó phải nằm trong một hệ thống nhất định và có mối quan hệ với các sự vật
khác.
Để thuận tiện trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi lấy định nghĩa rộng của F.
Guiraud làm xuất phát điểm bởi vì nó có tác dụng phát hiện ra những đặc trưng TH h
ọc
của các TH ngôn ngữ.Như vậy, một sự vật muốn trở thành TH phải thỏa mãn các điều
kiện sau đây:
- TH phải có tính vật chất. Vật chất là một sự vật hoặc một thuộc tính vật chất
như ánh sáng, màu sắc, âm thanh, vật thể…Nghĩa là, người ta có thể nghe được, nhìn

thấy được, sờ thấy được. Đồng thời thuộc tính vật chất
ấy của TH phải có khả năng kích
thích vào giác quan con người và được con người cảm nhận bằng giác quan của chính
mình. Ở đây, chúng ta cần phân biệt TH của loài người với TH cũng được cảm nhận bởi
giác quan của loài vật, thực chất đấy chỉ là phản xạ có điều kiện của loài vật mà thôi.
- TH phải gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó. Hay nói cách
khác TH phải mang nghĩa…Định ngh
ĩa của F. Guiraud cũng đã chỉ rõ: Ý nghĩa của cái
chỉ ra trong TH bao giờ cũng là một thực thể tâm lý thuộc tinh thần. Chẳng hạn hệ
thống đèn giao thông màu đỏ, màu vàng, màu xanh đóng vai trò là cbđ. Nó mang chức
năng gợi ra ý nghĩa về mặt tinh thần, cụ thể là truyền tải nội dung “đứng lại”, “chuẩn
bị”, “đi”…
11


- TH phải được chủ thể tiếp nhận và lý giải được, nói rõ hơn cái quan hệ, cbđ và
cđbđ phải được chủ thể nhận thức và lĩnh hội. Muốn thế quan hệ giữa vỏ vật chất của
TH và nội dung của TH phải dựa trên quy ước có ý thức của con người hoặc xã hội,
được con người nhận thức và lĩnh hội. Có như vậy, con người m
ới có khả năng hiểu
được mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ.
Ví dụ 1: Một hồi chuông dài đối với học sinh là báo hiệu hết giờ học nhưng có
thể lại là TH tập hợp quân đối với các quân binh. Ví dụ 2: Tia sáng lọt qua khe cửa vào
phòng đối với một đứa trẻ sơ sinh chưa phải là TH bởi vì đứa trẻ chưa lý giải được cái
gì về tia sáng mặc dù tia sáng v
ẫn kích thích cảm quan của đứa trẻ và gây được những
phản ứng nhất định. Nhưng đối với người lớn, tia sáng là TH bởi vì họ có thể rút ra một
ý nghĩa nào đó, như “trời đã sáng”, “có người vừa mở cửa”, “sắp đến giờ
đilàm”…[15,54].
- TH phải nằm trong một hệ thống nhất định và có đặc điểm khác biệt với các

yếu tố khác cùng hệ th
ống. Đây là điều kiện bắt buộc một cách hiển nhiên đối với những
TH giao tiếp do con người đặt ra. TH sẽ không còn là TH khi tách khỏi hệ thống bởi giá
trị của nó có được là nhờ vào mối quan hệ của nó với các TH khác trong hệ thống. Mặt
khác, một điều kiện hiển nhiên đó là hệ thống phải là một tổng thể bao gồm nhiều yếu tố
và các yếu t
ố nằm trong quan hệ đối lập nhằm tạo ra giá trị khu biệt của TH trong hệ
thống.
b. Phân loại tín hiệu
Các nhà nghiên cứu TH học đã phân các TH thành những phạm trù (hay loại)
khác nhau.K.Buhler chia các TH thành: Symbole (TH chỉ ra sự vật, đối tượng),
Symptome (TH bộc lộ trạng thái tâm sinh lí, tư tưởng, tình cảm của người nói), Signal
(TH gây tác động tâm sinh lí cho người nghe) [17,711].
Ch.S.Pierce phân chia TH thành ba loại chính: Hình hiệu (icones), chỉ hiệu
(index), và ước hiệu (symbol) dự
a theo tiêu chuẩn quan hệ giữa cbđ và cđbđ mà F.de
Saussure đã đưa ra. Theo đó, đại đa số TH ngôn ngữ (THNN) là thuộc loại ước hiệu, loại
TH mà mối quan hệ cbđ và cđbđ là hoàn toàn võ đoán, không giải thích được nguyên do.
Loại TH này sẽ mất tư cách là TH nếu không có người lí giải [17,711].
Morris dựa vào mối quan hệ giữa TH với các loại sự vật mà chúng biểu thị để
chia TH thành hai loại: các chỉ hiệu
(Single indexes)và định hiệu (Singnes
caracterisant).Tiếp theo, ông lại phân chia các định hiệu ra thành hình hiệu và biểu
trưng (symbole) [17,712].
12


A.Schaff xuất phát từ cơ sở chỉ xem TH gắn liền với chức năng giao tiếp, nên
ông tiến hành phân loại như sau: đầu tiên ông phân TH thành TH nhân tạo và TH tự
nhiên (TH đích thực). TH tự nhiên lại được chia thành TH từ và TH thực có khả năng

bộc lộ nhất định. TH thực có khả năng bộc lộ nhất định lại được chia thành lệnh hiệu và
định hi
ệu. Các định hiệu lại được chia thành định hiệu đích thực và Symbole [17,713].
P.Guiraud từ năm 1950 đã đưa ra bảng phân loại TH. Ông phân chia TH dựa trên
mối quan hệ giữa thực tế với nhận thức của con người. Trong đó, tác giả quan tâm tới
những TH biểu hiện (TH không giao tiếp). Những TH biểu hiện về bản chất là các hình
hiệu và chức năng của chúng không phải là công cụ giao tiếp mà là công c
ụ để phản
ánh, miêu tả thực tế khách quan. Ví dụ như bức ảnh, bản nhạc Chúng là sản phẩm của
các loại hình nghệ thuật và thuộc đối tượng nghiên cứu của nghệ thuật học. P.Guiraud
tiếp tục phân chia TH thành TH tự nhiên và TH nhân tạo. Trong TH nhân tạo ông lại
phân chia thành TH giao tiếp và TH không giao tiếp. Ông còn dựa theo đặc tính thể chất
của TH mà phân chia các TH thành TH thị giác, TH thính giác, TH xúc giác. Theo
đặc
tính chuyển mã hay chưa chuyển mã, ông chia các TH thành TH thứ cấp (còn gọi là kí
hiệu) và TH sơ cấp P. Guiraud cũng chỉ ra sự xâm nhập lẫn nhau của các loại tín hiệu
[17,714].
Đỗ Hữu Châu cũng đã đưa ra bảng phân loại TH theo quan điểm riêng của mình.
Theo ông, TH là một thực thể đa diện cho nên căn cứ vào các phương diện khác nhau có
thể định ra các tiêu chí phân loại khác nhau. Mỗi lần vận dụng một tiêu chí phân loại là
có một kết quả phân loại. Những tiêu chí phân loại mà Đỗ Hữu Châu đưa ra là: 1/ Dựa
vào đặc tính thể chất của cái biểu hiện, 2/ Dựa vào nguồn gốc của tín hiệu, 3/ Dựa vào
mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện, 4/ Căn cứ vào chức năng xã hội
của tín hiệu [17, 716-718].
Dựa vào mặt thể chất của TH có thể phân chia ra được các loại TH như: tín hiệu màu
sắ
c, tín hiệu âm thanh Trong đó THNN được coi là một loại TH đặc biệt.
1.1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ
Ngôn ngữ cũng là một TH bởi ngôn ngữ đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một
TH. Trong thực tế giao tiếp, ngôn ngữ bao gồm ba mối quan hệ chính: quan hệ giữa TH

với TH, quan hệ giữa TH với thực tế và quan hệ giữa TH với nhân vật giao tiếp. Ba quan
hệ này lập thành ba bình diện tạo nên b
ản chất của THNN:kết học, nghĩa học và dụng
học. Ba bình diện này luôn được đặt trong mối quan hệ khăng khít với nhau.
F.de Saussure xác định THNN như sau: “Tín hiệu ngôn ngữ kết liền thành một
không phải một sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với một hình ảnh âm thanh,
13


hai yếu tố này gắn bó khăng khít với nhau và đã có cái này phải có cái kia. Trong đó
khái niệm được gọi là cái được biểu đạt (cđbđ) và hình ảnh âm thanh được gọi là cái
biểu đạt (cbđ )”[112,121].Nó như hai mặt của một tờ giấy, hễ mất mặt này thì mặt kia
không thể tồn tại, hay nói cách khác, THNN là một tổng thể hai mặt không thể tách rời.
Từ đó F.de Saussure đã chỉ ra hai đặc điể
m của THNN: tính võ đoán và tính hình
tuyến.Tính võ đoán, hiểu theo F.de Saussure là mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ hoàn toàn
không có một lý do xác đáng nào. Nghĩa là, nếu không có cbđ này thì có thể sử dụng cbđ
khác làm vỏ cho các đơn vị ngôn ngữ mà người ta vẫn có thể hiểu nếu như cấp cho
chúng các thế đối lập cần thiết nhằm xác định giá trị của đơn vị đó.
Ch.S. Pierce cũng có quan niệm tương tự. Ông cho rằ
ng đại đa số THNN thuộc
loại ước hiệu, loại TH mà mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ là hoàn toàn võ đoán, không
giải thích được nguyên do. Loại TH này sẽ mất tư cách là TH nếu không có cái lí giải.
F.de Saussure chỉ rõ rằng “Thường người ta không nói bằng TH riêng lẻ, mà bằng
từng nhóm TH, từng khối có tổ chức, vốn cũng là TH” [17,221].Sau này, Ch.W. Morris
cũng đồng tình với F.de Saussure về quan điểm cho rằng tất cả các TH đề
u nằm trong
quan hệ với các TH khác và quy định lẫn nhau [17,712]. Do đó, các TH luôn nằm trong
một hệ thống nhất định. Ngôn ngữ là một loại TH đặc biệt nên nó cũng lập thành một hệ
thống với những cấp độ và quan hệ đặc thù của ngôn ngữ.

Trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Đỗ Hữu Châu coi ngôn ngữ là hệ
thống TH sơ cấp được xây dự
ng với những thể chất tinh thần và vật chất. Đó là những
âm thanh do bộ máy cấu âm của con người tạo ra. Ông đặc biệt lưu ý vấn đề chức năng
và đặc tính đa chức năng của các THNN so với các hệ thống TH nói chung và TH
mang chức năng giao tiếp nói riêng. Nếu như các TH khác ở từng hệ thống chỉ thực hiện
được một chức năng TH học thì ngôn ngữ không chỉ thuầ
n túy mang chức năng giao
tiếp mà đồng thời còn là công cụ để tư duy, để tổ chức xã hội, để duy trì sự sống của
con người và còn mang chức năng thi pháp Trong đó, chức năng giao tiếp được coi là
chức năng xã hội quan trọng nhất của ngôn ngữ.
Vì vậy, THNN vừa là TH giao tiếp, vừa có thể là TH nhận thức, TH biểu hiện
v.v Riêng đối với chức năng giao tiếp, cũng có sự phân biệ
t các chức năng khác nhau
có liên quan đến các nhân tố khác nhau của hoạt động giao tiếp: chức năng miêu tả,
chức năng dụng học, chức năng phát ngôn, chức năng cú học.
Từ các phương diện chức năng khác nhau của ngôn ngữ có thể xác định ý nghĩa
TH của chúng trên tất cả những đơn vị mang ý nghĩa (tức các đơn vị có hai mặt): từ,
cụm từ, câu, đoạn văn, vă
n bản. Một từ, ngữ hay một câu nói nào đó có thể vừa mang
14


những thông tin về sự vật, hiện tượng được nói đến, vừa bộc lộ những đặc điểm về địa
phương, về nghề nghiệp, về trạng thái tâm lí của người nói v.v Chẳng hạn, khi đọc
những câu ca dao sau: Trăm năm dẫu lỗi hẹn hò/ Cây đa, bến cũ con đò còn đưa/ Cây
đa, bến cũ, đường xưa/Con đ
ò còn đó người chưa thấy về. Có thể nói, làng quê truyền
thống Bắc Bộ nào cũng có hình ảnh cây đa cổ thụ ở đầu làng. Chính vì vậy từ bao đời
nay, mỗi người Việt chúng ta đều coi cây đa như một biểu tượng. Ý nghĩa biểu tượng

đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, là sức sống dẻo dai. Cùng với sự trường tồn ấ
y cây
đa như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của
đất trời. Cây đa còn là biểu tượng tâm linh con người, “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo
cây đề”. Trong ca dao Bắc Bộ có bộ 3 biểu tượng Cây đa- Giếng nước- Sân đình, mỗi
biểu tượng mang một nội dung ý nghĩa riêng biệt nhưng có thế thấy, ở đâu có cây
đa là
có giếng nước hoặc sân đình và ở đó có sự giao lưu, sinh hoạt, trao đổi. Với người dân
Bắc Bộ, cây đa là nơi sinh hoạt chung, bình đẳng với tất cả mọi người “không tiền ngồi
gốc cây đa, có tiền thì hãy lân la vào làng” và cây đa còn là nơi hẹn hò, còn là minh
chứng tình yêu của các đôi trai gái:Cây đa rụng lá sân đình/ Rụng bao nhiêu lá thương
mình bấ
y nhiêu; Cây đa trốc gốc đi rồi/ Đò đưa bến khác anh ngồi đợi ai.Cây đa luôn là
biểu tượng đẹp, biểu tượng này có sức sống bền lâu trong văn học dân gian và trong tâm
hồn mỗi con người Việt Nam.
Ở bất kỳ cấp độ nào, mỗi THNN đều phải bao hàm một hình thức ngữ âm (cbđ)
tương ứng với một nội dung ngữ nghĩa (cđbđ
), và giá trị của THNN cũng do những mối
quan hệ thuộc hệ thống ngôn ngữ quy định. Vậy những mối quan hệ hệ thống của
THNN là những quan hệ nào? F.de Saussure đã nêu hai loại quan hệ chung nhất, đó
là:1) Quan hệ đồng nhất - đối lập và quan hệ khác biệt; 2) Quan hệ hình tuyến và quan
hệ trực tuyến [15,145].
Trong ngôn ngữ học hiện đại, các nhà nghiên cứu còn đề cập đến các loại quan
hệ nh
ư: quan hệ tôn ti (giữa các cấp độ của ngôn ngữ) và quan hệ hiện thực hóa (giữa
bình diện trừu tượng và bình diện cụ thể, giữa điển dạng và hiện dạng).
Chính các nguyên tắc đồng nhất và đối lập, kết hợp (hay tuyến tính) và liên
tưởng (hay trực tuyến), điển dạng (hay hằng thể) và hiện dạng (hay biến thể) trong hệ
thống ngôn ngữ sẽ là những cơ
sở lý thuyết quan trọng giúp chúng ta lí giải về các

THNN trong quá trình hoạt động thực hiện các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp,
trong đó có giao tiếp nghệ thuật (giao tiếp của văn học) có liên quan đến những nhiệm
vụ mà luận án cần giải quyết.

×