Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG -Giới thiệu với du khách nước ngoài về Văn Miếu Quốc Tử Giám khi học English 9- Unit 1- A visit from a pen pal qua sử dụng kiến thức Lịch sử, giáo dục công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.31 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
PHÒNG GD & ĐT QUẬN HOÀNG MAI


- Trường: THCS Lĩnh Nam
- Địa chỉ: P. Lĩnh Nam- Q. Hoàng Mai- Hà Nội
- Điện thoại: 043 6446243
- Email:
Thông tin về học sinh:
Họ và tên : Đỗ Thanh Hiền
Ngày sinh : 06/09/2000
Lớp : 9A1

Năm học 2014 - 2015
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
DÀNH CHO HỌC SINH THCS
TÌNH HUỐNG DỰ THI:
“Giới thiệu với du khách nước ngoài về
Văn Miếu Quốc Tử Giám khi học
English 9- Unit 1- A visit from a pen pal”

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN
MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC
TẾ DÀNH CHO HỌC SINH THCS
1. Tên tình huống:
Giới thiệu với du khách nước ngoài về Văn Miếu Quốc Tử Giám khi
học English 9- Unit 1- A visit from a pen pal qua sử dụng kiến thức
Lịch sử, giáo dục công dân.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:


- Củng cố ngữ pháp, sử dụng kiến thức lịch sử, giáo dục công dân nâng
cao khả năng viết và kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh trong những tình huống
thực tế giới thiệu những thắng cảnh Hà Nội cho du khách nước ngoài .
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
Cách áp dụng kiến thức lịch sử, giáo dục công dân trong tìm kiếm thông
tin nâng cao trình độ môn Tiếng Anh bằng các bài viết, bài nói giới thiệu
về một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, trường đại học đầu tiên của Việt
Nam- Văn Miếu Quốc Tử Giám.
- Lịch sử Hà Nội lớp 7: Giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám: Hướng
dẫn học sinh có những thông tin cơ bản về Văn Miếu như: lịch sử hình
thành và phát triển; Quần thể kiến trúc Văn Miếu; Văn Miếu thờ những ai;
giá trị lịch sử và hiện tại của Văn Miếu.
- Lịch sử lớp 9: Lịch sử Việt Nam thế kỷ X- XIX: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu kỹ hơn về giá trị lịch sử của Văn Miếu trong tổng thể lịch sử Việt
Nam.
- Giáo dục công dân 9: Bài 7: “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc”: giúp học sinh tìm hiểu về truyền thống hiếu học của người
dân Việt Nam. Hàng năm, thành phố Hà Nội thường vinh danh thủ khoa
tại Văn Miếu nhằm phát huy truyền thống hiếu học đó.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Nghiên cứu kĩ các kiến thức môn Lịch sử, Giáo dục công dân theo nội
dung chủ đề viết và nói cho lần này là: bài viết và nói giới thiệu với du
khách nước ngoài về một thắng cảnh ở Hà Nội- Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Sau đó có thể thuyết trình trước lớp, đi thực tế nâng cao kỹ năng viết và
nói- kỹ năng mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Anh hiện nay từ đó nâng
cao kết quả học tập bộ môn Tiếng Anh .
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Mô tả quá trình thực hiện, các tư liệu được sử dụng, các ứng dụng
môn Lịch sử, Giáo dục công dân trong việc giải quyết tình huống:

Trong quá trình học Tiếng Anh được sự hướng dẫn của các thầy cô bộ
môn em thấy mục tiêu của việc học ngoại ngữ chính là phát triển kỹ năng
nói cho học sinh trong thực tế cuộc sống, các tình huống giao tiếp, các
đoạn văn trong sách giáo khoa luôn hướng chúng em đến một cuộc sống
văn minh, hiện đại, giàu văn hóa, kinh tế phát triển nhưng không quên lịch
sử, nguồn cội, bản sắc văn hóa của quê hương. Ngoài ra, xã hội càng phát
triển thì việc giao lưu kinh tế, văn hóa ngày càng được mở rộng. Hơn nữa,
hàng ngày em thấy có rất nhiều người nước ngoài đến Việt Nam, việc đầu
tiên họ làm là đến thăm các nơi thờ tự của Việt Nam như đình, đền, chùa,
miếu để tìm hiểu về nền văn hóa phong phú của nước ta. Vậy tại sao học
sinh chúng em – thế hệ học sinh được học Tiếng Anh từ những ngày đầu
cắp sách đến trường – lại không góp phần nhỏ vào việc truyền bá nền văn
hóa phong phú này cho bạn bè nước ngoài, thêm nữa em đã sử dụng được
vốn ngoại ngữ kết hợp với những kiến thức Lịch sử, Giáo dục công dân
mà chúng em được học trên ghế nhà trường phổ thông để thực hiện mục
tiêu chính của việc học Tiếng Anh – Tự tin giao tiếp bằng Tiếng Anh.
Khi được học: English 9- Unit 1- A visit from a pen pal
Bài học gồm 5 tiết:
- Tiết 1: Kể về chuyến đi thăm một số địa danh của một người bạn
nước ngoài và cảm xúc của bạn về thắng cảnh ở Hà Nội và
chuyến đi thăm Việt Nam này.
- Tiết 2: Luyện nói với tình huống để biết tại sao những người bạn
nước ngoài lại yêu thích ở Việt Nam.
- Tiết 3: Bài đọc viết về đất nước Malaysia.
- Tiết 4: Viết một bức thư kể về một chuyến đi thăm một địa danh
nào đó của đất nước Việt Nam mến yêu của chúng ta.
- Tiết 5: Khi kể lại những chuyến đi, một phần ngữ pháp quan
trọng khác hẳn với Tiếng Việt là phải dùng thì quá khứ của động
từ để kể nên tiết này chúng em được ôn lại thì quá khứ thường.
Khi học tiết 1+2 em thấy phải làm thế nào để các bạn nước ngoài có thêm

nhiều hiểu biết hơn về Việt Nam không chỉ là đi thăm các thắng cảnh mà
là ý nghĩa nhân văn, lịch sử và cả truyền thống của con người Việt Nam
qua các thắng cảnh này.
Đến tiết 3 làm em nghĩ đến SGK đã có cả một bài viết chung chung giới
thiệu về đất nước Malaysia, tại sao em không viết giới thiệu về Việt Nam
đặc biệt là về các thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội- Thành phố vì hòa
bình- nơi em đang sống và luôn tự hào về thủ đô mến yêu này.
Tiết 4+5: Đã khắc sâu thêm lòng ham muốn và em thấy đã có đủ bản lĩnh
viết và áp dụng bài viết của mình vào thực tế với sự giúp đỡ nhiệt tình của
giáo viên dạy Lịch sử, Giáo dục công dân và đặc biệt là sự trợ giúp đặc
biệt của cô giáo dạy môn Tiếng Anh.
Em đã áp dụng kiến thức những môn trên để viết giới thiệu về nhiều thắng
cảnh của Hà Nội. Dưới đây em xin kể về quá trình viết giới thiệu về Văn
Miếu Quốc Tử Giám và áp dụng của em với bài viết này để phát triển
kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh chúng em trong cuộc sống.
Xuất phát điểm cho bài viết này là cô giáo Tiếng Anh của chúng em muốn
có một sản phẩm sau khi học Unit 1. Cô giao cho chúng em viết giới thiệu
về một thắng cảnh của Hà Nội để giới thiệu với những người bạn nước
ngoài. Bài nào hay cô sẽ cho chúng em đi thực tế tại Văn Miếu Quốc Tử
Giám- Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam- nơi hàng ngày có rất niều
người nước ngoài để chúng em thực tế áp dụng bài viết Tiếng Anh đó để
phát triển khả năng giao tiếp, thích thú hơn khi được tự tin dùng Tiếng
Anh trong thực tế.
5.1. Em đã sử dụng thông tin có được trong chương trình lịch sử Hà
Nội lớp 7: “Giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám”
Khi viết giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám cùng với cuốn lịch sử Hà
Nội em đã nhận được những thông tin chung về Văn Miếu như Văn Miếu
là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội,
nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ
tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia

đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn,
khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn
Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của
Việt Nam. Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ
hai đời Lý Thánh Tông. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc
Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở
Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại
quyền quý . Năm Nguyên Phong thứ 3- 1253, vua Trần Thái Tông đổi
Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái
các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Đời Trần Minh Tông, Chu Văn
An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy
trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ
Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Đi từ ngoài vào trong du khách có thể thấy lần lượt: Văn Hồ, Văn Miếu
Môn, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Giếng Thiên Quang, bia Tiến sĩ,
Đại Thành môn, khu điện thờ, Đền Khải Thánh- Quốc Tử Giám, Nhà Tiền
Đường, Nhà Hậu Đường.
5.2. Em sử dụng phần lịch sử Việt Nam thế kỷ X-XIX:
Với những kiến thức lịch sử thu được ở phần này em đã thấy được giá trị
lịch sử của Văn Miếu Quốc tử Giám để đưa vào bài viết của mình.
- Bia tiến sĩ Văn Miếu gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia đề
danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà
Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám,
Hà Nội. Bia được đặt trên lưng rùa đá để biểu thị sự trường tồn
của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của
đất nước trong suốt 300 năm. 82 bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử
Giám (Hà Nội) là những tấm bia tiến sĩ duy nhất trên thế giới có
bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong
các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779) mà còn
ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục

và đào tạo, sử dụng nhân tài, do đó có tác động to lớn đối với xã
hội đương thời và hậu thế. Các bài văn bia còn ghi rõ ngày tháng
dựng bia, tên của người soạn văn bia, người dựng bia. Điều này
khẳng định tính xác thực, nguyên bản và duy nhất của tư liệu.
Các văn bia đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất
nước biên soạn nên về cơ bản chúng là những tác phẩm văn học
vô giá.
- Với những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc được lưu giữ, Văn
Miếu – Quốc Tử Giám trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách
trong và ngoài nước khi tới thăm Hà Nội để tìm hiểu về những
giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt còn lưu lại trong từng
phiến đá, từng kiến trúc hài hòa, độc đáo trong tổng thể kiến trúc
của Văn Miếu. Đối với người dân Hà Nội nói riêng và người dân
trên khắp đất nước Việt Nam, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di
sản văn hóa, là biểu tượng của tinh thần học tập không ngừng
nghỉ, biểu tượng cho ý chí vươn lên của thể hệ trẻ tiếp nối truyền
thống quý báu của dân tộc.
5.3. Em sử dụng phần Giáo dục công dân 9: Bài “Kế thừa và phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc”
Trong bài này em thấy con người Việt Nam có nhiều truyền thống khác
nhau như truyền thống yêu nước, truyền thống lao động sản xuất, truyền
thống văn hóa nghệ thuật… nhưng khi nhắc đến Văn Miếu Quốc Tử Giám
thì truyền thống hiếu học luôn được đề cao. Chính vì vậy hàng năm, thành
phố Hà Nội thường vinh danh những thủ khoa các trường Đại học, cao
đẳng tại sân Thái Miếu- Văn Miếu.
Em cũng tìm hiểu thêm những thông tin trên mạng Internet trang
vi.wikipedia.org (Bách khoa toàn thư mở) để có được thêm những chi tiết
thú vị và cập nhật hơn vào bài viết của mình và làm cho bài nói có tính
thời sự hơn.
Sau khi đã tập viết dưới dạng bài nói, bài giới thiệu cùng với sự giúp đỡ

nhiệt tình của cô giáo Tiếng Anh về cả vốn từ lẫn ngữ pháp và cách diễn
đạt, em đã được trình bày trước lớp , được cô giáo nhận xét cho em về
phong thái, ngữ điệu, cử chỉ thì sau đó được thực tế giới thiệu cho du
khách nước ngoài tại Văn Miếu trong một buổi ngoại khóa môn Tiếng
Anh, lớp chúng em thấy tự tin hơn nhiều và chúng em càng ngày càng
học tốt hơn môn Tiếng Anh, hiểu rõ hơn mục đích của chương trình dạy
và học Tiếng Anh hiện nay- học để giao tiếp.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
- Sử dụng các kiến thức môn Lịch sử, Giáo dục công dân trong các bài
viết giới thiệu về các thắng cảnh ở Hà Nội đặc biệt về Văn Miếu Quốc Tử
Giám bằng Tiếng Anh sau đó giới thiệu với du khách nước ngoài em thấy
thật hữu ích , giúp em không chỉ nắm chắc kiến thức lịch sử, giá trị văn
hóa, truyền thống tốt dẹp của dân tộc mà còn rèn kỹ năng mềm cho chúng
em tự tin sử dụng vốn Tiếng Anh của mình để trao đổi, thảo luận, trình
bày ý kiến, quan điểm, nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh- một yêu
cầu thiết yếu cho việc dạy và học Tiếng Anh trong các trường phổ thông ở
Việt Nam hiện nay. Kết quả học tập bộ môn Tiếng Anh của bản thân em
ngày càng được nâng lên rõ rệt, đặc biệt với kỹ năng viết và nói. Em luôn
đạt kết quả tốt trong môn tiếng Anh và tự tin với vốn Tiếng Anh của mình.
Vừa qua, em đã tham gia và đạt điểm khá cao trong kỳ thi OLYMPIC
Tiếng Anh trên mạng Internet.

×