Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đặc điểm thành phần loài và phân bố của động vật nguyên sinh bộ tintinnida ở vịnh hạ long – bái tử long, quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 91 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



ĐINH VĂN NHÂN



ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA ĐỘNG VẬT
NGUYÊN SINH BỘ TINTINNIDA Ở VỊNH HẠ LONG – BÁI TỬ
LONG, QUẢNG NINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC






Hà Nội – 2014

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





Đinh Văn Nhân


ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA ĐỘNG VẬT
NGUYÊN SINH BỘ TINTINNIDA Ở VỊNH HẠ LONG – BÁI TỬ
LONG, QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60420103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Xuân Quýnh
TS.NCVC. Chu Văn Thuộc

Hà Nội – Năm 2014

iii
LỜI CÁM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Xuân Quýnh và TS.NCV. Chu Văn Thuộc cùng toàn thể các thầy, cô giáo, các cán
bộ trong Bộ môn Động vật không xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác
giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Tác giả cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm đề tài hợp tác Quốc

tế theo nghị định thư Việt – Pháp “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của muội than tới hệ
vi sinh vật và môi trường biển Vịnh Hạ Long nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển” và phòng Sinh vật Phù du và Vi sinh vật biển, Viện Tài
Nguyên và Môi trường biển, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá
trình thực hiện luận văn này.
Trong thời gian làm luận văn, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình
của các cô, chú, anh, chị và các bạn đồng nghiệp trong Viện Tài nguyên và Môi
trường Biển. Tác giả xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin gửi lời cám ơn đến tất cả người thân, bạn bè, đã luôn động viên và
giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Học viên


Đinh Văn Nhân

iv
MỤC LỤC

Trang
Lời cám ơn
iii
Mục lục
iv
Danh mục các bảng
viii
Danh mục các hình
ix

Chữ viết tắt
xii
Mở đầu
1
Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu
3
1.1. Tình hình nghiên cứu bộ Tintinnida trên thế giới
3
1.2. Tình hình nghiên cứu bộ Tintinnida ở Việt Nam
5
1.3. Điều kiện tự nhiên của vung nghiên cứu
5
1.3.1. Vị trí địa lý và đặc trưng vùng nghiên cứu
5
1.3.2. Đặc điểm môi trường nước vùng nghiên cứu
6
1.3.2.1. Đặc điểm thủy lý –thủy hóa
6
1.3.2.2. Nồng độ Oxy hòa tan (DO) và các chất dinh dưỡng trong nước
8
1.3.2.3. Đặc điểm của vi tảo ở khu vực nghiên cứu
10
1.4. Đặc điểm hình thái ngoài của bộ Tintinnida
11
1.4.1. Vị trí phân loại của bộ Tintinnida
11
1.4.2. Một số đặc điểm của bộ Tintinnida
11
Chƣơng 2. Tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
15

2.1. Đối tượng nghiên cứu
15
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
15

v
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
15
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
16
2.3. Phương pháp nghiên cứu
17
2.3.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
17
2.3.1.1. Phân vùng và chọn điểm thu mẫu
17
2.3.1.2. Phương pháp thu mẫu và cố định mẫu
18
2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
19
2.3.2.1. Xử lý mẫu
19
2.3.2.2. Phân tích mẫu định tính
19
2.3.2.3. Phân tích mẫu định lượng
20
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
21
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
23

3.1. Đặc điểm thành phần loài của bộ Tintinnida ở vùng nghiên cứu
23
3.1.1. Thành phần loài của bộ Tintinnida
23
3.1.2. Dẫn liệu về một số loài thường gặp
27
3.1.2.1. Loài Leprotintinnus nordqvisti Kofoid & Campbell, 1929
27
3.1.2.2. Loài Leprotintinnus elongatus Skryabin and Al-Yamani, 2007
28
3.1.2.3. Loài Tintinnopsis tocantinensis Kofoid & Campbell, 1929
28
3.1.2.4. Loài Tintinnopsis karajacensis Brandt, 1906
29
3.1.2.5. Loài Tintinnopsis radix Brandt, 1907
30
3.1.2.6. Loài Tintinnopsis nucula (Fol) Brandt, 1906
31
3.1.2.7. Loài Tintinnopsis beroidea Hada, 1938
31
3.1.2.8. Loài Tintinnopsis mortensenii Schmidt, 1901
32

vi
3.1.2.9. Loài Tintinnopsis bermudensis Brandt, 1906
33
3.1.2.10. Loài Tintinnopsis fimbriata Meunier, 1919
33
3.1.2.11. Loài Tintinnopsis rotundata Kofoid & Campbell, 1929
34

3.1.2.12. Loài Tintinnopsis schotti Brandt, 1906
35
3.1.2.13. Loài Stennosemella ventricosa Jörgensen, 1924
36
3.1.2.14. Loài Wangiella dicollaria Nei,1934
36
3.1.2.15. Loài Codonellopsis sp
37
3.1.2.16. Loài Metacylis pithos Skryabin and Al-Yamani, 2006
38
3.1.2. 17. Loài Metacylis tropica Duran, 1957
38
3.1.2.18. Loài Favella ehrenbergii Jörgensen, 1924
39
3.1.2.19. Loài Amphorellopsis acuta Kofoid & Campbell, 1929
40
3.1.2.20. Loài Eutintinnus lususundae Kofoid & Campbell, 1929
41
3.2. Đặc điểm phân bố của bộ Tintinnida theo không gian ở vùng nghiên
cứu
41
3.2.1. Đặc điểm phân bố theo không gian (mặt rộng)
41
3.2.1.1. Phân bố thành phần loài
41
3.2.1.2. Phân bố mật độ cá thể
42
3.2.2. Đặc điểm phân bố theo tầng nước
44
3.2.2.1. Phân bố số lượng loài

44
3.2.2.2. Phân bố mật độ cá thể
46
3.3. Biến động của bộ Tintinnida theo thời gian ở vùng nghiên cứu
48
3.3.1. Biến động theo mùa
48
3.3.1.1. Biến động số lượng loài
48

vii
3.3.1.2. Biến động mật độ cá thể
49
3.3.2. Biến động theo tháng
50
3.3.2.1. Trạm HL02
55
3.3.2.2. Trạm HL04
56
3.3.2.3. Trạm HL08
57
3.3.2.4. Trạm HL13
58
3.3.3. Biến động theo ngày đêm
59
3.4. Một số nhận xét về mối tương quan giữa mật độ cá thể của Tintinnid
với một số yếu tố môi trường và vi tảo ở vung nghiên cứu
61
Kết luân và kiến nghị
65

Tài liệu tham khảo
67
Phụ lục 1

Phụ lục 2





viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Một số thông số thủy lý, thủy hóa ở vùng nghiên cứu
7
Bảng 1.2. Nồng độ Oxy và các chất dinh dưỡng trong nước ở khu vực
nghiên cứu
8
Bảng 1.3. Mật độ vi tảo ở khu vực nghiên cứu
10
Bảng 2.1. Tọa độ của các trạm khảo sát trong khu vực nghiên cứu
16
Bảng 2.2. Ý nghĩa thống kê của hệ số R ở các độ tin cậy
21
Bảng 3.1. Thành phần loài động vật lông bơi Tintinnid ở Vịnh Hạ Long –
Bái Tử Long
23
Bảng 3.2. Đa dạng giống, loài thuộc các họ của bộ Tintinnida ở vùng
nghiên cứu

26
Bảng 3.3. Biến động số loài theo thời gian tại khu vực nghiên cứu
51
Bảng 3.4. Bảng ma trận hệ số tương quan R giữa mật độ Tintinnid với các
yếu tố môi trường và vi tảo ở vùng nghiên cứu
62
Bảng 3.5. Bảng ma trận trị số p giữa mật độ Tintinnid với các yếu tố môi
trường và vi tảo ở vùng nghiên cứu
63


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1. Các số đo cơ bản của vỏ giáp (Họ Metacylididae)
12
Hình 1.2. Hình thái ngoài của họ Xystonellidae
12
Hình 1.3. Hình thái ngoài của họ Codonellidae (Giống Tintinnopsis)
13
Hình 1.4. Hình thái ngoài của họ Tintinnidiidae (Giống Leprotintinnus)
13
Hình 1.5. Hình thái ngoài của họ Tintinnidae (Giống Eutintinnus)
13
Hình 1.6. Hình thái ngoài của họ Dictyocystidae (Giống Wangiella)
14
Hình 1.7. Hình thái ngoài của họ Codonellopsidae
14
Hình 2.1. Vị trí các trạm khảo sát trong khu vực nghiên cứu

15
Hình 2.2. Dụng cụ thu mẫu và thao tác thu mẫu ngoài thực địa
18
Hình 2.3. Các dụng cụ phân tích mẫu
20
Hình 3.1. Leprotintinnus nordqvisti Kofoid & Campbell, 1929
27
Hình 3.2. Leprotintinnus elongatus Skryabin and Al-Yamani, 2007
28
Hình 3.3. Tintinnopsis tocantinensis Kofoid & Campbell, 1929
29
Hình 3.4. Tintinnopsis karajacensis Brandt, 1906
29
Hình 3.5. Tintinnopsis radix Brandt, 1907
30
Hình 3.6. Tintinnopsis nucula Brandt, 1906
31
Hình 3.7. Tintinnopsis beroidea Hada, 1938
32
Hình 3.8. Tintinnopsis mortensenii Schmidt, 1901
32
Hình 3.9. Tintinnopsis bermudensis Brandt, 1906
33
Hình 3.10. Tintinnopsis fimbriata Meunier, 1919
34
Hình 3.11. Tintinnopsis rotundata Kofoid & Campbell, 1929
35

x
Hình 3.12. Tintinnopsis schotti Brandt, 1906

35
Hình 3.13. Stennosemella ventricosa Jörgensen, 1924
36
Hình 3.14. Wangiella dicollaria Nei,1934
36
Hình 3.15. Codonellopsis sp
37
Hình 3.16. Metacylis pithos Skryabin and Al-Yamani, 2006
38
Hình 3.17. Metacylis tropica Duran, 1957
39
Hình 3.18. Favella ehrenbergii Jörgensen, 1924
39
Hình 3.19. Amphorellopsis acuta Kofoid & Campbell, 1929
40
Hình 3.20. Eutintinnus lususundae Kofoid & Campbell, 1929
41
Hình 3.21. Phân bố số lượng loài Tintinnid theo không gian ở khu vực vịnh
Hạ Long – Bái Tử Long
42
Hình 3.22. Phân bố mật độ cá thể Tintinnid theo không gian ở khu vực vịnh
Hạ Long – Bái Tử Long (cá thể/lít)
43
Hình 3.23. Phân bố số lượng loài Tintinnid theo tầng nước tại các trạm trong
khu vực nghiên cứu
45
Hình 3.24. Phân bố số lượng loài Tintinnid theo tầng nước trong các tháng ở
khu vực nghiên cứu
46
Hình 3.25. Phân bố mật độ cá thể Tintinnid theo tầng nước tại các trạm trong

khu vực nghiên cứu
47
Hình 3.26. Phân bố mật độ cá thể Tintinnid theo tầng nước trong các tháng ở
khu vực nghiên cứu
47
Hình 3.27. Biến động số lượng loài Tintinnid theo mùa tại các trạm ở khu
vực nghiên cứu
49
Hình 3.28. Biến động mật độ Tintinnid theo mùa ở khu vực nghiên cứu
50

xi
Hình 3.29. Biến động số loài và mật độ cá thể theo tháng ở khu vực nghiên
cứu
50
Hình 3.30. Biến động số loài và mật độ Tintinnid theo tháng tại trạm HL02
56
Hình 3.31. Biến động số loài và mật độ Tintinnid theo tháng tại trạm HL04
57
Hình 3.32. Biến động số loài và mật độ Tintinnid theo tháng tại trạm HL08
57
Hình 3.33. Biến động số loài và mật độ Tintinnid theo tháng tại trạm HL13
58
Hình 3.34. Biến động số lượng loài và mật độ Tintinnid theo ngày đêm
60


xii
CHỮ VIẾT TẮT


AE
(Aboral end of lorical): Đuôi vỏ giáp
AF
(Aboral flare): Vành đuôi (đế)
AH
(Aboral horn): Gai đuôi
B
(Bowl): Bầu cơ thể
BL
(Length of bowl): Chiều dài của bầu cơ thể
BTNMT
Bộ Tài nguyên Môi trường
C
(Collar): Cổ
Chl a
Chlorophyll a
CL
(Length of collar): Chiều dài của cổ
DO
Nồng độ ôxy hoà tan
F
(Fenestrae): Lỗ thoáng
GHCP
Giới hạn cho phép
HL
Hạ Long
L
(Hyaline lorica): Vỏ giáp trong suốt
M
(Membranelles): Màng bơi

Ma
(Macronucleus): Nhân lớn
MC
Mặt cắt
mg/l
Miligam trên lít
Mi
(Micronucleus): Nhân nhỏ
MR
Mặt rộng
MT
(Maximum transdiameter): Đường kính lớn nhất của bầu
cơ thể

xiii
N
Ni tơ
NTU
Đơn vị đo độ đục (1 NTU= 1mg SiO2/ L)
OD
(Oral diameter): Đường kính miệng
OE
(Oral end of lorica): Miệng vỏ giáp
OF
(Oral flare): Vành miệng
OR
(Oral rim): Rìa miệng
P
Phốt pho
Pe

(Pedicel): Cuống gắn
Pri
(Primary oral rim): Miệng sơ cấp
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
S
(Secondary oral rim): Miệng thứ cấp
S‰
Độ mặn
T11/12, T12/12
Tháng 11, 12 năm 2012
T1/13, T2/13,…T10/13
Tháng 1,2,…tháng 10 năm 2013
tb/l
Tế bào trên lít
TL
(Total length of lorica): Chiều dài cơ thể
t
0
C
Nhiệt độ
vc
Vô cơ
μg/l
Microgam trên lít
μM/l
Micromol trên lít




1
MỞ ĐẦU

Động vật nguyên sinh là một hợp phần rất quan trọng trong quần xã động vật
nổi nói riêng và trong các hệ sinh thái ven bờ nói chung. Chúng là một mắt xích
quan trọng trong chuỗi thức ăn của thủy vực, chúng tiêu thụ các chất dinh dưỡng
hòa tan, mùn bã hữu cơ, vi khuẩn, tảo,… và tiếp đó chúng sẽ là nguồn thức ăn quan
trọng cho Động vật phù du có kích thước lớn hơn, mà đặc biệt là ấu trùng của tôm,
cua, cá,… Kể cả giai đoạn trưởng thành của một số loài cá ăn nổi, động vật ăn
lọc,v.v.
Trên thế giới việc nghiên cứu thành phần loài của trùng Lông bơi (bộ
Tintinnida) đã được tiến hành từ rất sớm. Từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, đã
có nhiều công trình công bố về thành phần loài của bộ Tintinnida, điển hình là các
công trình của Fol (1881, 1883 và 1884) [7, 8, 40]; Daday (1886, 1887) [35, 36],
Brandt (1896, 1906) [32, 33], Jorgensen (1924) [9], Kofoid và Campbell (1929)
[15], Hada (1932, 1935, 1937, 1938, 1964) [10, 11, 12, 13, 14], Chia Chi Wang
(1936) [27], … và gần đây nhất phải kể đến các công trình công bố của Yamaji
(1973) [30], Chihara và Murano (1997) [5] và Al-Yamani và công sự (2011) [2].
Ở Việt Nam, nghiên cứu về trùng Lông bơi chỉ được thực hiện sau khi Viện
Hải dương học Nha Trang được thành lập (1923) bởi các chuyên gia người nước
ngoài. Đó là các công trình công bố của Rose (1926) [44], Dawydoff (1936) [43] và
Shirota (1966) [25]. Cho đến nay ở nước ta chưa có một công trình nào được công
bố do các tác giả người Việt Nam thực hiện.
Ở miền Bắc Việt Nam nói chung và vịnh Hạ Long nói riêng đã có rất nhiều
những công trình công bố về tài nguyên sinh vật, môi trường, địa chất, địa mạo,…
được thực hiện bởi rất nhiều các đề tài, dự án do các viện nghiên cứu trong và ngoài
nước thực hiện. Nhưng cho đến nay, nghiên cứu về trùng Lông bơi ở khu vực này
vẫn chưa được thực hiện và cũng chưa có bất kỳ một công bố nào về chúng.

2

Từ những lý do trên, đề tài luận văn: “Đặc điểm thành phần loài và phân bố
của Động vật nguyên sinh bộ Tintinnida ở vịnh Hạ Long – Bái Tử Long, Quảng
Ninh” đã được đặt ra với mục đích:
- Có được bộ số liệu về thành phần loài của bộ Tintinnida ở khu vực nghiên
cứu, bổ xung thành phần loài cho khu hệ động vật phù du ở khu vực vịnh Hạ Long
– Bái Tử Long nói riêng và khu hệ động vật phù du biển Việt Nam nói chung.
- Tìm hiểu về đặc điểm phân bố cơ bản của bộ Tintinnida ở vịnh Hạ Long –
Bái Tử Long.
Luận văn này là một trong những nội dung chính của đề tài hợp tác quốc tế
theo nghị định thư giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp: “Nghiên cứu sự ảnh hưởng
của muội than tới hệ vi sinh vật và môi trường biển vịnh Hạ Long nhằm đề xuất các
giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường biển” do TS. NCVC. Chu Văn Thuộc
làm chủ nhiệm. Chủ nhiệm đề tài đã đồng ý cho phép sử dụng các kết quả nghiên
cứu của đề tài để xây dựng nên bản luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhưng kết quả thu được chắc chắn vẫn còn có những khiếm khuyết, tác giả rất mong
nhận được sự ủng hộ và góp ý chân thành của các thầy cô giáo, các anh chị và các
bạn.

3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỘ TINTINNIDA TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới việc nghiên cứu ngành trùng Lông bơi Ciliophora nói chung và
bộ Tintinnida nói riêng đã được tiến hành từ rất sớm. Rất nhiều các công trình
nghiên cứu về phân loại và mô tả các loài thuộc bộ Tintinnida đã được công bố.
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, các công bố chủ
yếu tập trung vào nghiên cứu thành phần loài và mô tả chi tiết các loài thuộc họ
Tintinnidae trong đó điển hình là các tác giả: Hermann Fol (1881, 1883 và 1884) đã
mô tả tổng cộng 15 loài ở Vịnh Villefranche, Pháp [7, 8, 40]; Eugen v, Daday
(1886, 1887) mô tả 69 loài ở Vịnh Neapel thuộc Địa Trung Hải [35, 36]; Karl
Brandt (1896, 1906, 1907) mô tả kèm hình vẽ rất tỉ mỉ của hơn 100 loài thuộc bộ

Tintinnida ở biển Atlantic [32, 33, 34]; Jorgensen (1924) cũng đã mô tả 91 loài
thuộc họ Tintinnidae ở biển Địa Trung Hải [9],v.v Từ mẫu vật thu được trong
chuyến khảo sát Agassiz tới vùng nhiệt đới phía Đông Thái Bình Dương (1904 –
1905), hai tác giả Kofoid và Campbell (1929) đã công bố tổng số 697 loài, 51 giống
và 11 họ thuộc phân bộ Tintinnoinea ở cả môi trường nước ngọt và biển [15].
Trong đợt khảo sát ở rạn san hô Great Barrier Reef (Úc), với các trạm quan
trắc hàng tuần, 1 trạm nằm ở mũi Bedford, 1 trạm nằm ở đảo Lizard và 3 trạm nằm
ngoài rạn trong khoảng thời gian từ tháng 7/1928 đến tháng 7/1929, Marshall
(1934) đã đưa ra danh mục và mô tả 56 loài Tintinnid thuộc 24 giống và 12 họ ở
khu vực biển san hô này [16].
Từ chuyến thám hiểm Carnegie được thực hiện trên tàu Carnegie kéo dài 376
ngày từ ngày 11/5/1928 đến ngày 28/10/1929 với tổng quãng đàng di chuyển
44.877 dặm, đi vòng quanh Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, thu mẫu ở các
tâng nước khác nhau trên tổng số 162 trạm thu mẫu. Đến năm 1942, Campbell đã
công bố danh mục và mô tả chi tiết 128 loài, 26 giống và 13 họ thuộc bộ Tintinnida
ở hai vùng biển này [4].

4
Ở Châu Á, nghiên cứu về đối tượng này muộn hơn so với các khu vực khác
trên thế giới. Đầu tiên có thể kể đến là cụm công trình công bố của Yoshine Hada từ
năm 1932 đến năm 1938 cụ thể như sau: Năm 1932 ông đã phát hiện 23 loài thuộc 8
họ trong đó có 7 loài mới ở khu vực biển Okhotsk và vùng lân cận [10]; năm 1935
phát hiện 39 loài trong đó có 2 loài mới gặp ở các khu vực biển Đông (South china
sea), Java, Celebes và Sulu theo hải trình từ Nhật Bản đến phía Đông Ấn Độ Dương
[11]; năm 1937 mô tả 50 loài ở vịnh Akkeshi, Nhật Bản, đã bổ xung 11 loài mới
cho khoa học và 15 loài chưa từng nhận diện ở Nhật Bản [12]; năm 1938 mô tả 101
loài ở khu vực nhiệt đới phía tây Thái Bình Dương (có 7 loài mới) [13]. Tiếp đến là
công trình của Nie (1934) mô tả 17 loài thuộc 7 họ 5 giống ở vịnh Amoy, Trung
Quốc trong chuyến khảo sát từ 8/7 đến 20/8/1933 ở vịnh này [19]. Chia Chi Wang
(1936) đã phát hiện 15 loài (có 5 loài mới) thuộc phân bộ Tintinnoinea ở vịnh Pê-

Hai, Trung Quốc [27]. Đến năm 1947, Nie và Cheng đã mô tả 45 loài ở quanh đảo
Hải Nam trong đó ghi nhận được 1 giống mới (Marshallia) và 10 loài mới cho khoa
học trong đợt khảo sát kéo dài 2 năm 1933-1934 ở nhiều địa điểm khác nhau quanh
đảo Hải Nam, Trung Quốc [20].
Từ thập niên 50 của thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX, các công trình công bố
về mô tả loài thuộc bộ Tintinnida có phần ít hơn giai đoạn trước. Một số công bố có
thể kể đến là công trình nghiên cứu của Chiang Sieh Chih (1956) mô tả 21 loài
Tintinnid ở nước ngọt thuộc 2 tỉnh Kiangsu và Anhui, Trung Quốc, trong đó có 15
loài mới [24]. Duran (1957) mô tả được 22 loài thuộc 12 giống 10 họ vùng biển
Puerto Rico [37]. Hada (1964) mô tả được thêm 3 loài mới trong tổng số 25 loài
được nhận diện ở khu vực biển nội địa thuộc vịnh Hiroshima, Nhật Bản [14].
Cosper (1972) mô tả 21 loài trong hệ thống vịnh St. Andrew, Florida Mỹ, trong đó
có 8 loài trước đó chưa được công bố ở khu vực này và 2 loài chưa được xác định
tên thuộc giống Metacylis đã được mô tả [6]. Isamu Yamaji (1973) đã mô tả 135
loài trong 11 họ thuộc bộ Tintinnida ở biển Nhật Bản [30]. Mitsuo Chihara và
Masaaki Murano (1997) mô tả 132 loài ở Nhật Bản [5].

5
Những năm đầu thế kỷ XXI đến nay, công trình đầu tiên có thể kể đến là của
Balkis (2009) trong đợt điều tra khảo sát theo mùa tại 3 trạm ở vịnh Edremit Thổ
Nhĩ Kỳ, ông đã công bố được 16 loài thuộc 10 giống 7 họ [3]. Gần đây nhất là công
bố của Al-Yamani và công sự (2011), mô tả 73 loài, 24 giống và 11 họ ở khu vực
ven biển Kuwait [2] và Zaid và Hellal (2012) đã công bố 92 loài thuộc 30 giống, 13
họ ở ven bờ biển đỏ Hurghada, Ai Cập [31].
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỘ TINTINNIDA Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, nghiên cứu về trùng Lông bơi chỉ được thực hiện sau khi Viện
Hải dương học Nha Trang được thành lập (1923) bởi các chuyên gia người nước
ngoài. Đó là các công trình công bố của Rose (1926) với 6 loài ở vịnh Nha Trang
[44]; Dawydoff (1936) công bố 12 giống cũng ở khu vực này [43]. Công trình đáng
chú ý nhất ở Việt Nam cho đến nay là của Shirota (1966), dựa vào quá trình thu

thập mẫu ở các vực nước ven bờ từ Huế vào tới mũi Hà Tiên (Kiên Giang) ông đã
phân tích và công bố 72 loài Tintinnid kèm theo các hình vẽ minh họa của chúng
[25].
Nhìn chung, cho đến nay ở Việt Nam nói chung và miền Bắc Việt Nam nói
riêng chưa có bất kỳ một công bố nào về mô tả thành phần loài cũng như phân bố
của bộ Tintinnida do các tác giả Việt Nam thực hiện. Chính vì vậy, đây sẽ là nghiên
cứu đầu tiên về thành phần loài và phân bố của bộ Tintinnida ở miền Bắc Việt Nam.
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Vị trí địa lý và đặc trƣng vùng nghiên cứu
Vịnh Hạ Long nằm ở Đông Bắc Việt Nam, từ 20°43' đến 21°09' độ vĩ Bắc và
từ 106°56' đến 107°37' độ kinh Đông. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 150km về phía
Đông – Đông Bắc. Toàn khu vực có diện tích khoảng 1.553 km
2
, bao gồm gần
2.000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, phần lớn là đảo đá vôi. Vùng lõi của vịnh có diện
tích 334 km
2
với 775 hòn đảo (hình 2.1). Đây là thuỷ vực tương đối kín, ít có sự
trao đổi nước với bên ngoài mặc dù biên độ dao động của thuỷ triều là tương đối
lớn. Địa hình của khu vực vịnh Hạ Long – Bái Tử Long khá phức tạp với rất nhiều
các đảo lớn nhỏ phân bố rải rác. Vì vậy, mặc dù là vũng nước mở thông ba mặt với

6
Vịnh Bắc Bộ nhưng có nhiều đảo đá vôi che chắn phía ngoài nên đây là vực nước
khá yên tĩnh, sự trao đổi nước với bên ngoài cũng bị hạn chế phần nào [1].
Nền đáy ở vịnh Hạ Long – Bái Tử Long tương đối bằng phẳng và nông, độ
sâu phổ biến trong khoảng từ 2-7m, một số khu vực có độ sâu lớn hơn là các lạch
hẹp và luồng tàu [1].
1.3.2. Đặc điểm môi trƣờng nƣớc vùng nghiên cứu
Để đánh giá đặc điểm môi trường nước khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã tham

khảo các kết quả nghiên cứu của đề tài hợp tác quốc tế theo nghị định thư giữa Việt
Nam và Cộng hòa Pháp “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của muội than tới hệ vi sinh vật
và môi trường biển vịnh Hạ Long nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển” (năm 2012 - 2013). Dưới đây là một số kết quả đánh giá sơ lược
chất lượng nước được thu thập từ đề tài này.
1.3.2.1. Đặc điểm thủy lý –thủy hóa
- Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước biển tại khu vực vịnh Hạ Long – Bái Tử Long
có giá trị trung bình năm là 24,92
0
C (bảng 1.1). Nhiệt độ nước biển thấp thường gặp
ở các tháng mùa đông và thấp nhất vào tháng 12/2012 với nhiệt độ dao động trong
khoảng 16,48 – 19,03
0
C và cao nhất gặp ở các tháng mùa hè từ tháng 6 - 9/2013 với
khoảng nhiệt độ dao động từ 27,63 – 30,69
0
C. Đặc biệt vào tháng 7/2013 nhiệt độ
luôn ở mức trên 30
0
C, vượt giới hạn cho phép với nước biển ven bờ theo QCVN 10:
2008/BTNMT (30
0
C).
- Độ đục: Độ đục ở khu vực nghiên cứu dao động rất lớn từ 1,06 – 113,61
NTU, trung bình năm là 10,32 NTU (bảng 1.1). Độ đục cao nhất quan sát được ở
trạm cửa Lục (HL02) vào tháng 8/2013 với 113,61 NTU. Trạm HL02 là trạm nằm ở
vị trí giữa cửa Lục, nơi đón nhận lượng vật chất lơ lửng cũng như lượng phù sa lớn
từ lục địa bởi hệ thống sông của huyện Hoành Bồ và các địa phương khác ở lân cận
đổ ra. Mặt khác, tháng 8 là tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm,
thường đạt trên 500mm [39], chính vì vậy lượng phù sa và vật chất lơ lửng trong

tháng này đổ ra càng nhiều qua cửa Lục. Điều này chính là nguyên nhân chính dẫn
đến độ đục vào tháng này ở trạm HL02 là cao nhất trong năm. Ngoài tháng 8/2013,

7
tháng 3/2013 cũng là tháng có độ đục tương đối cao, dao động trong khoảng 5,92 –
92,69 NTU. Nguyên nhân có thể là do thời điểm tiến hành khảo sát nghiên cứu ngay
trong đợt mưa của tháng này.
Bảng 1.1. Một số thông số thủy lý, thủy hóa ở vùng nghiên cứu
Thông số
Trạm
Nhiệt độ
(
0
C)
Độ muối
(‰)
Độ đục
(NTU)
HL02
Thấp nhất
17,08
0,01
5,08
Cao nhất
30,69
29,93
113,61
Trung bình
24,65
17,76

18,16
HL04
Thấp nhất
16,82
0,62
2,28
Cao nhất
30,63
31,45
30,13
Trung bình
25,07
22,82
8,67
HL08
Thấp nhất
16,74
0,39
1,18
Cao nhất
30,26
31,79
15,61
Trung bình
25,18
25,60
5,20
HL13
Thấp nhất
16,48

15,52
1,06
Cao nhất
30,22
31,69
92,69
Trung bình
24,79
27,66
9,24
Trung bình năm
24,92
23,46
10,32
- Độ muối: Độ muối trung bình năm ở vịnh Hạ Long – Bái Tử Long là
23,46‰ và có khoảng dao động rất lớn trong năm (từ 0,01 – 31,79‰) (bảng 1.1).
Tháng có độ muối thấp nhất là tháng 3/2013 với độ muối tầng mặt dao động trong
khoảng 0,01 – 15,52‰ (thấp nhất ở trạm HL02 với độ muối là 0,01‰), tháng có độ
muối thấp tiếp theo là tháng 8/2013 với độ muối dao động từ 1,85 – 24,83‰ (thấp
nhất là trạm HL02 ). Sở dĩ tháng 3 có độ muối thấp như thế là do việc khảo sát
nghiên cứu ở tháng này ngay trong đợt mưa như đã nói ở trên và tháng 8 là tháng có
lượng mưa trung bình cao nhất năm nên đây cũng là tháng có độ muối tương đối
thấp. Trạm cửa Lục (HL02) do thường xuyên nhận lưu lượng nước ngọt đổ ra từ

8
sông nên đây cũng là trạm có độ muối trung bình năm thấp nhất trong 4 trạm nghiên
cứu hàng tháng. Trong tất cả các tháng quan trắc, tháng 1/2013 là tháng có độ muối
cao nhất dao động trong khoảng 29,81 – 31,79‰.
- pH: Nước biển khu vực nghiên cứu có giá trị pH trung bình 7,7 vào tháng
10/2012 (dao động từ 7,17 – 8,1) và 7,42 (dao động từ 6,81 – 8,11) vào tháng

5/2013. Theo ngày đêm giá trị pH dao động trong khoảng 8,02 – 8,34 vào tháng
10/2012 và 6,78 – 7,75 vào tháng 5/2013.
1.3.2.2. Nồng độ Oxy hòa tan (DO) và các chất dinh dưỡng trong nước
* DO: Nồng độ oxy hoà tan trong nước ở khu vực nghiên cứu dao động trong
khoảng lớn, từ 4,0 đến 8,86 mg/l, trung bình năm là 6,24 mg/l (bảng 1.2). Nồng độ
oxy hòa tan có giá trị lớn nhất ở khu vực giữa vịnh với giá trị lớn nhất đo được tại
trạm HL04 (8,56 mg/l) và HL08 (8,86 mg/l) vào tháng 8/2013.
Bảng 1.2. Nồng độ Oxy và dinh dưỡng trong nước ở khu vực nghiên cứu

DO
(mg/l)
NO
3
-
+
NO
2
2-
(µM/l)
NH
4
+

(µM/l)
PO
4
3-

(µM/l)
SiHO

4
3-
(µM/l)
N (vc)
(µM/l)
P (vc)
(µM/l)
HL02
Min
4,00
0,50
0,57
0,00
1,61
5,66
0,06
Max
7,70
52,80
24,77
0,33
68,41
35,59
2,25
TB
5,86
10,15
6,70
0,08
28,04

12,72
0,47
HL04
Min
4,11
0,25
0,35
0,00
1,21
6,36
0,04
Max
8,56
17,90
10,71
0,19
64,86
38,08
1,22
TB
6,15
5,10
2,62
0,08
22,91
10,87
0,43
HL08
Min
4,15

0,17
0,44
0,01
1,48
5,28
0,08
Max
8,86
12,05
2,94
0,22
47,63
22,49
1,02
TB
6,50
2,64
1,59
0,11
15,74
8,97
0,40
HL13
Min
4,27
0,33
0,17
0,00
1,34
4,93

0,10
Max
7,57
9,92
2,71
0,22
39,29
12,87
1,16
TB
6,46
2,31
1,55
0,09
14,86
8,49
0,39
TB năm
6,24
5,05
3,12
0,09
20,39
10,26
0,42

9

* NO
3

-
+ NO
2
2-
: Hàm lượng NO
3
-
+ NO
2
2-
trong nước biển khu vực dao động
trong khoảng từ 0,17 đến 52,8 µM/l, trung bình là 5,05 µM/l (bảng 1.2). Hàm lượng
NO
3
-
+ NO
2
2-
cao nhất ở cửa Lục với hàm lượng 52,8 µM/l. Trong cả năm, tháng
8/2013 có hàm lượng NO
3
-
+ NO
2
2-
cao nhất với hàm lượng dao động 6,83 – 52,8
µM/l. Hàm lượng này có giá trị trung bình năm cao nhất ở cửa Lục (10,15 µM/l) và
càng ra xa bờ thì giá trị này càng giảm.
* NH
4

+
: Hàm lượng NH
4
+
trong nước biển khu vực nghiên cứu dao động trong
khoảng 0,17 – 24,77 µM/l, trung bình là 3,12 µM/l (bảng 1.2).Cũng giống như hàm
lượng NO
3
-
+ NO
2
2-
, hàm lượng NH
4
+
có giá trị trung bình năm cao nhất ở cửa Lục
(6,7 µM/l) và giảm dần ra ngoài xa bờ.
* PO
4
3-
: Hàm lượng PO
4
3-
trong nước ở khu vực dao động trong khoảng 0 –
0,33 µM/l, trung bình năm là 0,09 µM/l (bảng 1.2). Hàm lượng PO
4
3-
đạt giá trị cao
nhất trong năm tại cửa Lục vào tháng 9/2013, với hàm lượng 0,33 µM/l. Trong năm,
hàm lượng PO

4
3-
thấp nhất vào tháng 7 và 8/2013, với hàm lượng dao động từ 0 –
0,05 µM/l.
* N vô cơ: Hàm lượng N vô cơ trong nước ở khu vực dao động lớn trong năm
từ 4,93 – 38,08 µM/l, trung bình là 10,26 µM/l. Trong năm, hàm lương N vô cơ có
giá trị trung bình cao nhất tại cửa Lục và giảm dần khi ra ngoài xa bờ.
* P vô cơ: Hàm lượng P vô cơ cũng có sự dao động lớn trong năm ở khu vực
nghiên cứu, với hàm lượng dao động từ 0,04 – 2,25 µM/l, trung bình là 0,42 µM/l.
Cũng giống như N vô cơ, ham lượng P vô cơ cũng có giá trị trung bình năm cao
nhất ở cửa Lục (0,47 µM/l) và giảm dần khi ra ngoài xa bờ.
* SiHO
4
3-
: Hàm lượng muối SiHO
4
3-

ở khu vực nghiên cứu cũng có khoảng
dao động lớn trong năm từ 1,21 – 68,41 µM/l, trung bình là 20,39 µM/l. Hàm lượng
của muối này cũng có giá trị trung bình cao nhất tại cửa Lục (28,04 µM/l) và cũng
giảm dần khi ra ngoài xa bờ.

10
Sở dĩ các dạng chất dinh dưỡng này ở khu vực xa bờ có giá trị thấp hơn khu
vực giữa vịnh và gần bờ là do ở những khu vực gần bờ và giữa vịnh thường xuyên
đón nhận lượng vật chất lơ lửng hữu cơ từ lục địa đổ ra.
1.3.2.3. Đặc điểm của vi tảo ở khu vực nghiên cứu
* Tảo Picophytoplankton: Mật độ tảo Picophytoplankton trung bình năm ở
vịnh Hạ Long – Bái Tử Long là 6013 tb/ml, dao động trong khoảng 61 – 16790

tb/ml (bảng 1.3). Mật độ trung bình năm cao nhất ở cửa Lục (6439 tb/ml) và giảm
dần khi ra ngoài xa bờ.
Bảng 1.3. Mật độ vi tảo ở khu vực nghiên cứu

Tảo Pico
(tb/ml)
Tảo Nano
(tb/ml)
Tảo Micro
(tb/l)
Chlorophyll a
(µg/l)
HL02
Thấp nhất
61
43
780
2,19
Cao nhất
16790
5630
197120
34,92
Trung bình
6439
2221
43499
9,81
HL04
Thấp nhất

1461
1068
1580
2,31
Cao nhất
14208
3876
133920
20,29
Trung bình
6151
2181
30723
7,14
HL08
Thấp nhất
1085
438
1500
2,31
Cao nhất
14877
15243
91360
1312,78
Trung bình
5931
2906
15410
157,66

HL13
Thấp nhất
661
500
1180
1,05
Cao nhất
15714
6310
34500
11,05
Trung bình
5530
2052
7845
3,59
Trung bình năm
6013
2340
24369
44,55
* Tảo Nanophytoplankton: Mật độ của tảo Nanophytoplankton trong năm ở
vùng nghiên cứu dao động trong khoảng từ 43 – 15243 tb/ml, trung bình là 2340
tb/ml (bảng 1.3). Mật độ trung bình của tảo Nanophytoplankton ở khu vực giữa
vịnh và cửa Lục cao hơn khu vực phía ngoài.

11
Cả tảo Picophytoplankton và tảo Nanophytoplankton đều có mật độ thấp nhất
vào tháng 6/2013 gặp ở trạm HL02
* Tảo Microphytoplankton: Mật độ trung bình của tảo Microphytoplankton ở

khu vực nghiên cứu có giá trị là 24369 tb/l, dao động trong khoảng từ 780 – 197120
tb/l (bảng 1.3). Cũng giống như tảo Picophytoplankton, tảo Microphytoplankton có
mật độ trung bình cao nhất ở cửa Lục và giảm dần ở những khu vực xa bờ hơn. Mật
độ của tảo Microphytoplankton có giá trị thấp nhất vào tháng 8/2013, với 780 tb/l
và gặp ở cửa Lục.
* Chlorophyll a: Hàm lượng Chlorophyll a ở vịnh Hạ Long – Bái Tử Long
trong năm có khoảng dao động lớn từ 1,05 – 1312,78 µg/l, trung bình là 44,55 µg/l.
Cũng giống như tảo Nanophytoplankton, hàm lượng chlorophyll a trung bình năm ở
giữa vịnh và cửa Lục cao hơn khu vực phía ngoài biển.
Tóm lại, những đặc điểm môi trường nước và sinh vật kể trên có thể trực tiếp
hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến phân bố thành phần loài và mật độ cá thể Tintinnid ở
khu vực nghiên cứu. Điều này sẽ được đề cập ở những phần tiếp theo.
1.4. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI NGOÀI CỦA BỘ TINTINNIDA
1.4.1. Vị trí phân loại của bộ Tintinnida
Ngành Ciliophora (Doflein, 1901) Copeland, 1956
Phân ngành Intramacronucleata Lynn, 1996
Lớp Spirotrichea Bütschli, 1889
Phân lớp Choreotrichia Small & Lynn, 1985
Bộ Tintinnida Kofoid & Campbell, 1929
1.4.2. Một số đặc điểm của bộ Tintinnida
Trùng Lông bơi bộ Tintinnida có khả năng tạo ra vỏ giáp có dạng cứng hoặc
mềm để bảo vệ cơ thể. Vỏ giáp có thể trong suốt hoặc không trong suốt che phủ các
bộ phận trong cơ thể. Cơ thể Tintinnid được gắn chặt vào vỏ giáp với một nhánh
của tế bào được gọi là cuống gắn. Trùng Lông bơi (Tintinnid) sử dụng màng bơi để
di chuyển trong nước, mỗi một màng bơi được hình thành bởi các lông mao (lông

12
bơi) liên kết với nhau, Tintinnid có thể rời bỏ vỏ giáp của chúng để làm một vở giáp
mới ngay sau đó, nó thường khác với vỏ giáp ban đầu [1]. Đặc điểm hình thái ngoài
của một số họ trùng Lông bơiđược trình bày trong các hình sau:









Hình 1.1. Các số đo cơ bản của vỏ giáp (Họ Metacylididae)
OD - Đường kính miệng; MT - Đường kính lớn nhất của bầu cơ thể; CL - Chiều
dài của cổ; BL - Chiều dài bầu cơ thể; TL - Tổng chiều dài vỏ giáp (cơ thể).
(Nguồn: Al-Yamani và công sự, 2011 [1] )








Hình 1.2. Hình thái ngoài của họ Xystonellidae
L - Vỏ giáp trong suốt; OE – Miệng vỏ giáp; AE – Đuôi vỏ giáp; M – Màng bơi;
Ma – Nhân lớn; Mi – Nhân nhỏ; Pe – Cuống gắn; AH – Sừng đuôi, gai đuôi.
(Nguồn: Al-Yamani và công sự, 2011 [1] )
e

×