Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Quy hoạch và lập kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh hạ long, quảng ninh đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.58 KB, 58 trang )

Bộ khoa học và công nghệ

D tho 1

Đề tài 17/2004/HĐ-ĐTNĐT
Hợp tác Việt Nam Hoa Kỳ theo Nghị định th

Quy hoạch và lập kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ
vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
Cơ quan chủ trì
Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản

Báo cáo chuyên đề
đánh giá môi trờng tổng thể Vùng Bờ
VịNH Hạ LONG - QUảNG NINH

Ngời thực hiện:
ThS. Đào Thị Thuỷ
Trung tâm Khảo sát Nghiên cứu T vấn Môi
trờng biển
(Viện Cơ học)

7507-4
08/9/2009

Hà nội, 2005


CC CH VIT TT
BOD
BQL


COD
DO
FFI
GHCP
HR
HST
HIO
HC BVTV
KLN
NTTS
NĐM
NĐN
RSH
RNM
TSS
TTKHCNQN
T-N
T-P
TCVN
TQTMTB
WHO

Nhu cầu ô xy sinh học
Ban Quản lý (vịnh Hạ Long)
Nhu cầu ô xy hóa học
Ô xy hòa tan
Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật Quốc tế
Giới hạn cho phép
Hệ số rủi ro
Hệ sinh thái

Phân Viện Hải dơng học Hải Phòng
Hoá chất Bảo vệ thực vật
Kim loại nặng
Nuôi trồng thủy sản
Nồng độ môi trờng đo đạc
Nồng độ môi trờng ngỡng
Rạn san hô
Rừng ngập mặn
Chất rắn lơ lửng
Trung tâm ứng dụng Tiến bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trờng Quảng Ninh
Tổng ni-tơ
Tổng phốt- pho
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trạm quan trắc môi trờng biển
Tổ chức Y tế Thế giới


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Giá trị tổng đa dạng H’ tại trạm Cửa Lục quan trắc trong thời kỳ
nước lớn tại các thời điểm năm 2003.
Bảng 2. Số lượng động vật đáy tại trạm Cửa Lục năm 2003
B¶ng 3. Sản lợng khai thác cá nổi và cá đáy của khu vực vịnh Hạ Long

5
6
7

Bng 4. Cỏc loi HST t ngập nước vùng triều của vịnh hạ Long và
vịnh Bãi Cháy


8

Bảng 5. Dân số và mật độ dân số các huyn, th
Bảng 6. Thải lợng chất ô nhiễm vào vịnh Hạ Long do dân số

9
11

Bng 7. Lng rỏc thi c thu gom năm 2004 so với năm 1997

11

Bảng 8. Hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2001-2004

12

Bảng 9. Chất thải rắn phát sinh từ tàu du lịch và từ đảo

13

Bảng 10. Nước thải và các chất ô nhiễm phát sinh từ tàu du lịch hoặc từ
đảo

13

Bảng 11. Ước tính thải lượng ơ nhiễm từ khách du lịch lưu lại khách sạn

14


Bảng 12. Tổng thải lượng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động du lịch

14

Bảng 13. Thành phần và thải lượng nước thải từ các cơ sở công nghiệp ở
TP. Hạ Long

15

Bảng 14. Thải lượng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động công nghiệp tại Hạ
Long và Cẩm Phả

16

Bảng 15. Ước tính thải lượng ơ nhiễm phát sinh do khai thác than

17

Bảng 16. Diện tích NTTS năm 2005

19

Bảng 17. Tổng thải lượng ô nhiễm do NTTS

20

Bảng 18. Tổng thải lượng ô nhiễm phân tán

21


Bảng 19. Tổng thải lượng ô nhiễm từ các nguồn chính vào khu vực vịnh
Hạ Long

21

B¶ng 20. Nồng độ mơi trường và hệ số rủi ro (HR) của các chất dinh
dưỡng trong nước biển Vịnh Bãi Cháy

22

Bảng 21. Nồng độ môi trường và hệ số rủi ro của các chất dinh dưỡng
trong nước biển Vịnh Hạ Long

23


Bảng 22. Kết quả tính HR của DO, BOD, COD trong nước biển Vịnh Bãi
Cháy

24

Bảng 23. DO/ BOD trong nước biển vịnh Hạ Long

25

Bảng 24. Kết quả tính HR do TSS trong nước biển vịnh Bãi Cháy

26

Bảng 25a. Kết quả đo TSS trong nước biển vịnh Hạ Long 2002-2004


27

Bảng 25b. Kết quả tính HR do coliform và fecal coliform

28

Bảng 26. Kết quả tính HR do hố chất BVTV trong nước
B¶ng 27. Kết quả tính HR do hoá chất BVTV trong mô hải sản

30

Bng 28. Kt qu tớnh HR do kim loi nng trong nc vnh Bói Chỏy
Bảng 29. Hàm lợng kim loại nặng tại vùng bờ vịnh Hạ Long năm 2002
vµ 2003

30
32
33

Bảng 30. Kết quả tính HR của kim loại nặng trong trầm tích Vịnh Bãi
Cháy

34

Bảng 31. Kết quả tính HR do dầu mỡ trong nước và trầm tích vịnh Bãi
Cháy

35


Bảng 32. Dầu mỡ trong nước và trầm tích trạm Ca Lc 2002-2004
Bảng 33. Hàm lợng dầu trong nớc ven bờ vịnh Hạ Long năm 1998

36
36

Bảng 34. Chlorophyll-a trong nớc ven bờ vịnh Hạ Long năm 2004

38

Bng 35. Thc vt phù du trong nước

39

Bảng 36. Động vật phù du trong nc
Bảng 37. Diện tích rừng ngập mặn ở Quảng Ninh

39
41
44

Bảng 38. Tỷ lệ phủ của san hô và các dạng chất đáy khác dọc theo mặt cắt
đẳng sâu
Bảng 39. Tỷ lƯ % ®é phđ cđa mét sè u tè nỊn đáy trên mặt cắt đẳng sâu

44

Bảng 40. Hiện trạng xói lë bê biĨn Qu¶ng Ninh.

46


Bảng 41. Tóm tắt kết quả đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ
Long

49


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Vùng nghiên cứu

3

Hình 2.Tỷ lệ khai thác cá biển của các vùng trong cả nước 2003

7

Hình 3.Cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh qua các năm 2001-2004

10

Hình 4. Sản lượng than ở Quảng Ninh từ 1996-2010

16

Hình 5. Sơ đồ phân bố DO theo độ sâu tại một số trạm trong Vịnh BÃi
Cháy

25

Hỡnh 6: Xu hng tng TSS theo thi gian


27

Hình 7. Khoảng biến thiên và giá trị trung bình của fecal coliform

29

Hỡnh 8. Khong bin thiên của nồng độ kẽm trong nước vịnh Bãi
Cháy theo thời gian từ tháng 3/2001

32


Mục lục
1
2

Giới thiệu............................................................................................................1
Tổng quan về khu vực nghiên cứu.....................................................................2
2.1 Vị trí địa lý.......................................................................................................2
2.2 Đặc điểm tự nhiên............................................................................................2
2.2.2. Địa hình và cấu trúc địa chất....................................................................4
2.2.3. Tài nguyên và các HST tự nhiên..............................................................4

2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội ...................................................................................9
2.3.1. Dân số và cơ sở hạ tầng ...........................................................................9
2.3.2. Cơ cấu sử dụng đất...................................................................................9
2.3.3. Cơ cấu phát triển kinh tế ........................................................................10
3. Nguồn ô nhiễm và áp lực .....................................................................................10
3.1. Nguồn ô nhiễm tập trung ...............................................................................10

3.1.1. Sinh hoạt và đô thị .................................................................................10
3.1.2. Du lịch ....................................................................................................12
3.1.3. Công nghiệp ...........................................................................................15
3.1.4. Đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản (NTTS)...................................19
3.1.5. Đổ chất thải xuống biển ........................................................................20
3.2. Nguồn ô nhiễm phân tán................................................................................21
3.3. Tổng thải lượng ô nhiễm ...............................................................................21
4. Hiện trạng mơi trường......................................................................................22
4.1. Chất lượng nước, trầm tích, sinh vật.............................................................22
4.1.1. Chất dinh dưỡng trong nước ..................................................................22
4.1.2. DO/BOD/COD trong nước ....................................................................24
4.1.3. Tổng chất rắn lơ lửng trong nước (TSS)................................................26
4.1.4. Coliform .................................................................................................28
4.1.5. Hoá chất BVTV......................................................................................29
4.1.6. Kim loại nặng.........................................................................................31
4.1.7. Dầu mỡ trong nước và trầm tích ............................................................35
4.2. Tài nguyên sinh vật........................................................................................38
4.2.1. Chlorophyll-a trong nước.......................................................................38
4.2.2. Thực vật phù du .....................................................................................38
4.2.3. Động vật phù du .....................................................................................39


5.

Tác động đến tài nguyên và môi trường biển ..................................................39

5.1. Tác động đến nguồn lợi hải sản ....................................................................39
5.2. Tác động đến các hệ sinh thái .......................................................................41
5.2.1. Rừng ngập mặn ......................................................................................41
5.2.2. Tác động đến rạn san hô (RSH) ............................................................43

5.2.3. Tác động đến HST cỏ biển ....................................................................45
5.3. Tác động đến quá trình tự nhiên ...................................................................46
6. Đề xuất giải pháp quản lý môi trường vùng bờ vịnh Hạ Long........................47
6.1. Giải pháp kỹ thuật công nghệ: ......................................................................47
6.2. Giải pháp công cụ kinh tế, quy hoạch:..........................................................48
6.3. Giải pháp thể chế chính sách: .......................................................................48
Kết luận ....................................................................................................................48
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................50


Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

1 Giới thiệu
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, những vấn đề môi trường đang ngày
càng trầm trọng và trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Một trong những
mối quan tâm lớn là tài nguyên và môi trường biển đang đứng trước nguy cơ bị suy
thoái do sử dụng chúng khơng hợp lý vì những mục tiêu trước mắt. Trong nhiều
trường hợp, khó có thể nhận ra và đánh giá được mức độ bị tác động của tài
nguyên và môi trường, do tính ngẫu nhiên và khơng đầy đủ của các số liệu có
được. Vì vậy, việc đánh giá những tác động hiện tại và tiềm ẩn đối với các hệ sinh
thái (HST) biển và ven bờ là điều hết sức cần thiết, giúp đưa ra những can thiệp
quản lý kịp thời, nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu những tác động đó. Điều này góp
phần đảm bảo cho sự cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường,
hướng tới phát triển bền vững.
Từ khi vịnh Hạ Long được công nhận là khu Di sản Thiên nhiên của Thế
giới (1994) và thành phố Hạ Long trở thành một trong các trung tâm phát triển của
Vùng Kinh tế Trọng điểm miền Bắc, thì các hoạt động kinh tế - xã hội ở đây diễn
ra sôi động, đặc biệt là ngành du lịch, giao thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ, hải sản,
cơng nghiệp và đơ thị hố. Tất cả các hoạt động này đã gây nhiều vấn đề về suy
thoái chất lượng các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng nước, trầm tích tại khu

vực vịnh Bãi Cháy và vịnh Hạ Long.
Nhiều đợt khảo sát, đo đạc trong khuôn khổ các dự án phát triển, cũng như
các chương trình quản lý mơi trường (trong đó có Dự án JICA) được tiến hành và
cung cấp một khối lượng đáng kể các thông tin về chất lượng môi trường khu vực.
Việc tập hợp các số liệu này để phân tích một cách tổng hợp về hiện trạng và xu
thế môi trường trong khu vực là nhu cầu cấp thiết. Điều này sẽ giúp cho các nhà
quản lý tài ngun và mơi trường có cơ sở khoa học trong việc ra các quyết định và
lập kế hoạch quản lý như quan trắc môi trường, quản lý rủi ro, phân vùng sử dụng,
quy hoạch môi trường, cũng như cân nhắc các dự án phát triển kinh tế - xã hội liên
quan.
Phạm vi nghiên cứu trong chuyên đề này bao gồm vùng bờ vịnh Bãi Cháy
và vịnh Hạ Long: về phần đất liền gồm các khu vực Cẩm Phả, thành phố Hạ Long
và một phần lưu vực sơng thuộc huyện n Hưng và Hồnh Bồ (có ảnh hưởng đến
chất lượng nước biển), về phía biển gồm vịnh Bãi Cháy, vịnh Hạ Long và một
phần vịnh Bái Tử Long). Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là chất lượng nước ven bờ
và các HST biển quan trọng trong các vịnh.
Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề “Đánh giá môi trường tổng thể đối với
vùng vịnh Hạ Long” được thực hiện trên cơ sở điều kiện số liệu, thông tin hiện có,
được thu thập từ các nghiên cứu trước đây và được đánh giá theo phương pháp
Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

1


Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

DPSIR (Driving force – Pressure – State – Impact – Response) với mục tiêu là xác
định được các nguồn ơ nhiễm chính (D), thải lượng từ các nguồn đó đã gây áp lực
như thế nào đối với môi trường biển (P), hiện trạng chất lượng môi trường (S) và
các tác động chính đến các HST và sức khoẻ con người (I), từ đó, đưa ra các kết

luận và đề xuất cho các chương trình quản lý tài ngun và mơi trường (R) nói
chung cũng như cho các kế hoạch kiểm sốt ơ nhiễm, quan trắc và quy hoạch sử
dụng vùng vịnh nói riêng.
Ngồi ra, chun đề còn sử dụng cách tiếp cận đánh giá rủi ro mơi trường
tổng thể để phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các tác nhân và đối tượng chịu tác
động.
Các số liệu và thông tin để đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau:
báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm của Bộ Tài nguyên & Môi trường và của
tỉnh quảng Ninh; các kết quả khảo sát, quan trắc của các chương trình quan trắc
mơi trường quốc gia và của tỉnh Quảng Ninh; các chương trình quan trắc của các
dự án phát triển và nhiều tài liệu nghiên cứu đã cơng bố khác. Tuy nhiên, vẫn cịn
thiếu nhiều thông tin, số liệu về xu thế diễn biến theo không gian, thời gian và
trong một số trường hợp, độ tin cậy về xác suất chưa cao.

2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đơng Bắc của Việt Nam, trải dài từ 1060 đến
1080 Kinh độ Đông và từ 200 đến 21045’ Vĩ độ Bắc, có bờ biển dài hơn 250km với
hàng nghìn đảo lớn, nhỏ.
Vùng bờ vịnh Hạ Long về phía biển bao gồm vịnh Bãi Cháy - là một vịnh
nửa kín, nối với vịnh Hạ Long qua eo Cửa Lục, vịnh Hạ Long và một phần vịnh
Bái Tử Long. Về phía đất liền, vùng này bao gồm các thị trấn lớn là Bãi Cháy và
Cẩm Phả của Thành phố Hạ Long. các khu đơ thị mới của Hồnh Bồ và Yên Hưng,
nằm ngay bên bờ của các vịnh và có các hoạt động kinh tế xã hội ảnh hưởng mạnh
đến chất lượng mơi trường trong các vịnh (hình 1).
2.2 Đặc điểm tự nhiên
2.2.1. Khí tượng thuỷ văn
Vùng bờ vịnh Hạ Long nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai
mùa rõ rệt: mùa đơng lạnh, mùa hè nóng. Các tháng có lượng mưa nhiều nhất từ
tháng 5 đến tháng 9 (mùa mưa) và các tháng có lượng mưa ít nhất từ tháng 10 đến

tháng 12 (mùa khơ). Nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm dao động trong
khoảng 200C- 270C. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1.685,4 mm và đạt
Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

2


Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

giá trị trung bình tháng cao nhất vào tháng 7 là 390,9 mm, thấp nhất vào tháng 12
là 28,1 mm (tại trạm Bãi Cháy). Số ngày mưa trung bình trong năm là 118,9 ngày.
Hình 1: Vùng nghiên cứu

Hệ thống sơng ngịi trong vùng thường có độ dốc khá lớn theo hướng Tây
Bắc và Đông Bắc chảy vào vịnh Bãi Cháy và vịnh Hạ Long. Các con sơng chính
gồm Trới, Míp, Man, Vũ Oai, Diễn Vọng và Mơng Dương. Diện tích lưu vực các
con sơng này khoảng 2.250km2. Mỗi khi có mưa lũ, lượng đất đá bị bào mịn từ
vùng đất nơng nghiệp, rừng và các khu khai thác than trên thượng nguồn theo các
dịng chảy sơng thốt xuống biển, làm gia tăng các chất ơ nhiễm vào vịnh Bãi Cháy
và vịnh Hạ Long.
Hàng năm, vào tháng 6 đến tháng 10, trong vùng thường có lốc, áp thấp
nhiệt đới và bão đổ bộ vào. Vùng biển Quảng Ninh mỗi năm trung bình chịu ảnh
hưởng của 5 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, thường xảy ra vào tháng 8, 9. Tính
từ 1954 đến 2001 (47 năm) có cả thảy 53 cơn bão đổ bộ vào vùng biển Quảng
Ninh. Trong số đó, có 15 cơn bão lớn (cường độ từ 30mb trở lên). Các cơn bão lớn
gây ra lụt lội và thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt ở vùng ven biển.
Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

3



Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

Thủy triều khu vực Quảng Ninh thuộc chế độ nhật triều đều; phần lớn các
ngày trong tháng (trên dưới 25 ngày) có một lần nước lên và một lần nước xuống,
số ngày còn lại là bán nhật triều có hai lần nước lên và xuống trong một ngày
[OCDI và Nippon Koei, 1995]. Biên độ triều vùng này thuộc loại lớn nhất nước ta,
đạt từ 3,5 - 4,1 m vào kỳ nước cường. Khi triều lên, nước từ vịnh Hạ Long chảy
vào vịnh Bãi Cháy, và khi triều kiệt thì nước rút từ vịnh Bãi Cháy dồn sang vịnh
Hạ Long. Vì vậy, mà chất lượng nước của hai vịnh này ảnh hưởng và tác động qua
lại lẫn nhau, đặc biệt là độ đục và chất rắn lơ lửng là hai thông số rất được quan
tâm trước tiên khi đánh giá chất lượng nước của hai vịnh này.
2.2.2. Địa hình và cấu trúc địa chất
Dải ven bờ vịnh Hạ Long về phía Bắc và phía Tây có nhiều đồi núi thấp với
độ cao chỉ khoảng dưới 200m. Dải đất hẹp ven bờ vịnh là vùng đất phát triển các
khu đô thị, công nghiệp và cảng biển. Rừng ngập mặn (RNM) phân bố chủ yếu ở
vùng ven bờ vịnh Bãi Cháy, chiếm khoảng 29% diện tích đất ngập nước của vịnh
này. Loài cây phát triển chủ yếu là sú, vẹt cao khơng q 3m; chúng có tác dụng
chắn sóng tốt, “bẫy phù sa” từ sông ra và là nơi sinh cư của nhiều loài thuỷ sản.
Phần bờ bên trong của các vịnh được cấu tạo bởi đá gắn kết yếu, tuổi Neôgen
thuộc hệ tầng Nà Dương gồm cuội kết, sỏi kết và sét than. Phần bờ bên ngồi vịnh
cịn có các bãi triều cao và bãi triều thấp có hoặc khơng có thực vật ngập mặn. Đáy
biển và bãi triều được bao phủ bởi cát, phù sa thô và lớp bùn lắng pelitic.

Do có địa hình chủ yếu là đồi núi và dốc như vậy, kết hợp với các hoạt động
từ thượng nguồn như khai thác than làm mất lớp phủ thực vật, nên hàng năm, nhất
là vào mùa mưa, lượng đất đá rửa trôi theo nước mưa tràn xuống vùng nước ven
biển rất lớn, làm gia tăng đáng kể hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước.
2.2.3. Tài nguyên và các HST tự nhiên
Thực vật phù du

Thành phần lồi và mật độ của thực vật phù du có sự biến đổi giữa hai mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa có 166 lồi thuộc 6 hệ sinh vật phù du. Hệ
Bacillariophyta có nhiều lồi nhất (128 lồi, chiếm 77% tổng số), Dinophyta với
33 loài (20%), Cyanophyta với 2 loài (1%). Mật độ tế bào ở tầng đáy từ 33.170 đến
157.020 tế bào/l. Có 10 lồi tảo có hại họ Dinphyta, nhưng mật độ tảo loại này rất
thấp, cao nhất là 800 tế bào/l thuộc nhóm Dinophisis caudata. Mùa khơ có 126
lồi, trong đó Silic Bacillariophyceae có nhiều chủng loại nhất (98 chủng loại,
chiếm 77,8% tổng số), loài Dinophyceae với 26 chủng loại (20,6%). Mật độ tế bào
ở lớp mặt từ 8.960 đến 146.280 tế bào/l và ở lớp đáy là từ 3.720 đến 145.000 tế
bào/l. Có thể thấy, mật độ thực vật phù du thấp và khu vực nghiên cứu chưa bị ảnh
hưởng bởi sự phú dưỡng.
Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

4


Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

Động vật phù du
Theo nghiên cứu của JICA (1999), trong khu vực nghiên cứu có 106 lồi
động vật phù du đã được ghi nhận. Trong đó, có 63 lồi động vật thân giáp, 17 lồi
giáp xác, 4 loài Chaetognatha, nhuyễn thể và Cladocera, 3 loài Colenterata và
Tunicata, 2 loài Awstracoda và một loài ấu trùng cá được phát hiện.
Theo kết quả quan trắc của TQTMTB Đồ Sơn năm 2003, giá trị đa dạng sinh
học H’ tại trạm Cửa Lục khá cao so với các điểm quan trắc khác, trung bình tầng
mặt là 2,55 và tầng đáy là 2,18 ; điều này cho thấy động vật phù du trong vùng khá
đa dạng và phong phú (bảng 1).
Bảng 1: Giá trị tổng đa dạng H’ tại trạm Cửa Lục quan trắc trong thời kỳ nước lớn
tại các thời im nm 2003.
TT

1
2
3
4

Thời điểm quan trắc
Tháng 2/2003
Tháng 5/2003
Tháng 8/2003
Tháng 11/2003
Trung bình

Tầng đáy
2,19
2,48
1,53
2,51
2,18

Tầng mặt
2,1
1,83
2,92
3,34
2,55

Nguồn: TQTMTB Đồ Sơn, 2003

ng vt ỏy
Trong vựng nghiên cứu đã phát hiện được 208 loài động vật đáy (JICA1999). Trong số đó, nhuyễn thể (thân mềm) - molluscs có số lượng lồi cao nhất

(92 lồi), giáp xác - Crustaceans (Crustacea 23 loài) và da gai - Echinoderm có số
lồi thấp nhất (15 lồi). Ước tính có 169 loài sống ở các vùng nước RNM, 104 loài
sống ở đáy mềm và 99 loài sống ở các RSH cứng. Mật dộ động vật đáy cũng khác
nhau ở các môi trường sống khác nhau: 110 đến 4242 con/m2 ở vùng nước có bờ
biển RNM, 85 đến 530 con/m2 ở các sinh cảnh đáy mềm và 9 đến 98 con/kg san
hô chết ở đáy RSH cứng.
Kết quả quan trắc số lượng động vật đáy tại trạm Cửa Lục năm 2003 được
thể hiện qua bảng 2.

Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

5


Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

Bảng 2. Số lượng động vật ỏy ti trm Ca Lc nm 2003
Thời gian
Tháng
2/2003
Trung bình
Tháng
5/2003
Trung bình
Tháng
8/2003
Trung bình
Tháng
11/2003
Trung bình


Đợt
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3

Số loài
5
4
5
4,7
7
5
6
6
5
4
3
4
7
8

3
6

con/m2
140
120
140
133,3
200
120
260
193,3
180
140
160
160
160
160
60
126,6

mg/m2
12798
5836
21892
13508,7
28506
7602
14238
16782

7214
3542
3712
4822,6
39438
10998
5668
18701,3

H
2,13
1,92
2,11
2,05
2,65
2,25
2,41
2,44
2,20
1,84
1,56
1,87
2,75
3,00
1,58
2,45

Nguồn: TQTMTB Đồ Sơn, 2003,

Ngun li thuỷ sản

Nguồn lợi thuỷ sản khu vực nghiên cứu bao gồm các đối tượng chính như
cá, tơm, cua nhuyễn thể (chân bụng và hai mảnh vỏ) và giun nhiều tơ.
Nguồn lợi cá vịnh Hạ Long được thống kê (FFI -2003) gồm 189 lồi thuộc
24 giống, 66 họ. Mơi trường sống quan trọng của cá là HST RNM, đầm lầy (77
loài), RSH (18 loài), rạn đá (21 loài), vịnh và vũng (122 lồi), và các khu vực có
đáy bùn cát (20 lồi). Khu vực nghiên cứu có ba bãi sinh sản quan trọng của cá là
Cửa Lục - Tuần Châu - Đầu Bê (đối với cá nổi), RSH và khu vực nước gần kề (đối
với cá đáy) và khu vực Ngọc Vừng – Cống Đỏ, là bãi sinh sản của cá mú và cá chỉ
vàng.
Năng suất nguồn lợi thuỷ sản bãi triều lầy và RNM của khu vực vịnh Hạ
Long được ước tính vào khoảng 30 g/m2/năm. Tổng sản lượng thuỷ sản có thể khai
thác của khu vực vào khoảng 2.352 tấn, chiếm 1,5% tổng sản lượng cá nổi và 8,1%
sản lượng cá đáy của khu vực vịnh Bắc bộ (bảng 3). Riêng nguồn lợi cá biển khai
thác của khu vực Quảng Ninh (Đông Bắc Bộ) chiếm 2% tổng sản lượng cá biển
của cả nước (hình 2).

Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

6


Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

Hình 2. Tỷ lệ khai thác cá biển của các vùng trong cả nước 2003
Tû lÖ khai thác cá biển theo vùng 2003

5%

Đồng băng sông Hồng


2%
10%

40%

Đông bắc
Bắc Trung bộ
Duyên hải Nam trung bộ
Đông Nam bộ
22%

21%

Đồng bằng sông Cửu
Long

Ngun: Niờn giỏm thng kờ 2004

Bảng 3. Sản lợng khai thác cá nổi và cá đáy của khu vực vịnh Hạ Long (tấn/năm)
TT
Loại hình mặt nớc
1
RNM
2
BÃi triều lầy
3
Ao đầm nớc lợ
Tổng số
Nguồn: FFI, 2003


Vịnh BÃi Cháy
655,2
419,7
193,2
1268,1

Vịnh Hạ Long
113,7
932,7
37,5
1083,9

Tổng
768,9
1352,4
230,8
2352,1

Cỏc ti nguyên khác
Tại khu vực vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, đã phát hiện được 3 lồi rùa
biển: vích (Chelonia mydas), đồi mồi Eretmochelys imbricata và đồi mồi dứa
(Lepidochelys olivacea). Ngoài ra, đã phát hiện một số loài thú biển q hiếm sinh
sống như bị biển (Dugong Dugon), cá ơng sư Neophocaena phocaenoids, cá heo
Ocrcaella brevirostris và cá heo lưng gù ấn độ Thái Bình Dương (Sousa Chinensis)
và nhiều lồi khác sống trong hang động.
Hệ sinh thái
Vùng bờ nghiên cứu có các HST vùng triều năng suất cao và phong phú
nguồn lợi như đất ngập nước, RNM, bãi triều lầy, thảm cỏ biển, RSH,...

Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh


7


Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

Nghiên cứu riêng khu vực vịnh Hạ Long, diện tích đất ngập nước rộng
khoảng 32.500ha, chiếm 81,2% tổng diện tích đất ngập nước. Trong đó, diện tích
các nhóm đất ngập nước theo từng loại được cho trong bảng 4.
Bảng 4. Các loại HST đất ngập nước vựng triu ca vnh h Long v vnh
Bói Chỏy
TT
I
1
2
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
III
1
2

3
4
5
6
IV
1
2
3
4

Vịnh Hạ Long
HST
Diện tích
% tổng
(ha)
DT
ĐNN có thực vật
379
1,2
ĐNN có thực vật dầy
357
1,1
ĐNN có thực vật tha
22
0,1
ĐNN thuỷ triều không có 3.426,7
10,7
thực vật
BÃi cát cao triều
57

0,2
BÃi bùn lầy cao triều
122
0,4
BÃi bùn lầy thấp triều
3.109
9,7
Đồng bằng vùng triều
Mũi cát vùng triều
BÃi cát thấp triều
57
0,2
BÃi biển
24
0,1
BÃi vỏ nhuyễn thể
2.7
0,0
BÃi đá mài mòn
24
0,1
BÃi đá cuội
13
0,0
Lạch vùng triều
18
0,1
ĐNN vĩnh cửu
27.748
86,6

Rạn san hô
120
0,4
Thuỷ vực nớc 0-6 m sâu
21.384
66,7
Kênh triều
5.414
16,9
Hồ nớc mặn
40
0,1
Thảm cỏ biển
670
2,1
BÃi đá ngập
120
0,4
HST t ngp nc
Đất ngập nớc nhân tạo
502
1,6
Ao NTTS mặn, lợ
417
1,3
Ao nuôi nhuyễn thể
80
0,2
Ao nuôi trai ngọc
5

0,0
t canh tỏc nụng nghip
100
Tổng số
32.056

Vịnh BÃi Cháy
Diện tÝch
% tỉng
(ha)
DT
2.184
29,1
1.597
21,3
587
7,8
2.354
31,4
265
14
1.399
13
14

3,5
0,2
18,7
0,2
0,2


3
646
799

0,0
8,6
10,7

798

10,6

1
2.163
2.001
146

0,0
28,8
26,7
1,9

16
7.500

0,2
100

Ngn: Ngun Chu Håi vµ CTV, 1997


Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

8


Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

Các loại HST có giá trị sinh thái, cảnh quan và du lịch là loại đất ngập nước
có RNM dày đặc (khoảng 357 ha), bãi bùn triều thấp (3.109 ha), bãi biển (24 ha),
RSH (120 ha) và các hồ nước mặn (40 ha).
Diện tích đất ngập nước của khu vực vịnh Bãi Cháy vào khoảng 7.500ha,
chiếm 18,8% tổng diện tích đất ngập nước của khu vực vùng triều nghiên cứu.
Diện tích các nhóm đất ngập nước theo từng loại được trình bày trong bảng 4.
2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội
2.3.1. Dân số và cơ sở hạ tầng
Bao quanh các vịnh là Thành phố Hạ Long, Thị xã Cẩm Phả với tổng dân số
(đến 31 tháng 12 năm 2004) là 351.840 người. Chi tiết về diện tích, dân số và mật
độ dân số của các thành phố, thị xã này được cho trong bảng 5.
Bảng 5. Dân số và mật độ dân số các huyện, thị
Huyện, thị

Diện tích
(km )

(người)

Mật độ dân số
(người/km2)


Tồn tỉnh

5900

1.071.016

182

Thành phố Hạ Long

208,7

193.575

925

Thị xã Cẩm Phả

335,8

158.265

471

Vïng nghiªn cøu

544,5

351.840


646

2

Dân số

Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2004
Tốc độ tăng dân số trong vài năm trở lại đây (so với năm 1998) là
2,68%/năm ở thành phố Hạ Long và 1,03%/năm ở Cẩm Phả cho thấy q trình đơ
thị hố và phát triển kinh tế thị trường có sức hút lớn tại khu vực này.
2.3.2. Cơ cấu sử dụng đất
Đất dùng cho nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ khoảng 2-8%, chủ yếu dùng
cho trồng lúa hoặc cây ăn quả lâu năm. Đất ở và đất đặc dụng chiếm khoảng 43% ở
Hạ Long và 33% ở Cẩm Phả, chủ yếu được sử dụng cho xây dựng, vận tải, tưới
tiêu, dân cư đô thị và khai thác khống sản. Cịn lại là đất rừng và đất khơng sử
dụng. Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá và phát triển kinh tế tăng
nhanh, cơ cấu sử dụng đất cũng chuyển dịch theo hướng giảm diện tích đất rừng và
đất nơng nghiệp, tăng diện tích đất ở, đất cho các khu cơng nghiệp, cảng và khai
thác khống sản.

Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

9


Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

2.3.3. Cơ cấu phát triển kinh t
Từ 2001 đến 2004, cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo hớng giảm tỷ
trọng phát triển ngành nông - lâm - ng nghiệp, tăng tỷ trọng phát triển công

nghiệp và xây dựng cơ bản. Hình 3 chỉ ra cơ cấu kinh tế của tỉnh trong các năm từ
2001-2004.
Hỡnh 3. Cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh qua các nm 2001-2004
Cơ cấu kinh tế Quảng ninh qua các năm 2001-2004
100%
80%

38.5

39.2

38.4

37.5

Công nghiệp,
XDCB

60%
40%

Dịch vụ

52.3

52.1

53

54.2


9.2

8.6

8.7

8.3

2001

2002

Nông, lâm,
ng nghiệp

20%
0%

2003

2004

Ngun: Niờn giỏm thng kờ Qung Ninh 2004

3. Nguồn ô nhiễm và áp lực
3.1. Nguồn ô nhiễm tập trung
3.1.1. Sinh hoạt và đô thị
Đây là nguồn ô nhiễm quan trọng, gây tác động lớn đến môi trường qua
nước thải, rác thải từ sinh hoạt của dân cư trong vùng, kể cả dân du cư sống trên

các thuyền bè, sinh hoạt của thuỷ thủ và dân sống trên các đảo.
Sức ép dân số và tốc độ tăng dân số, đặc biệt ở các khu vực tập trung dân cư
sát bờ biển của Thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả làm gia tăng lượng chất thải
trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Cho đến nay, lượng nước thải mới chỉ
thu gom và xử lý được là 2500m3/ngày, lượng nước thải chưa qua xử lý được thải
trực tiếp vào môi trường biển hoặc vào sông hay hệ thống cống rãnh rồi chảy ra
biển. Các chất ơ nhiễm chính trong dịng nước thải sinh hoạt bao gồm: BOD, COD,

Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

10


Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

SS, T-N, T-P, dầu thải và các chất hữu cơ. Các thơng số chính được ước tớnh theo
bng sau (bng 6).
Bảng 6. Thải lợng chất ô nhiễm vào vịnh Hạ Long do dân số
Chỉ tiêu

Hệ số
(WHO)

BOD
COD
TSS
T-N
T-P

0,05

0,022
0,038
0,009
0,001

H s ra
trụi
0,20
0,70
0,70
0,90
1,00

Tải lợng ô nhiễm vo vịnh do
dân số (kg/ngày)

4.661
7.178
12.398
3.775
466

Ngoi các chất ơ nhiễm cơ bản nói trên, coliform cũng cần được quan tâm,
bởi dòng thải chảy qua khu vực bãi tắm hoặc các khu đánh bắt và nuôi trồng hải
sản ven biển.
Chất thải rắn từ nguồn sinh hoạt
Theo chương trình nghiên cứu thí điểm của KAMPSAX International (1997)
thì tổng lượng rác thải phát sinh từ các hộ gia đình, vệ sinh đường phố, chợ, cơ
quan và bệnh viện được ước tính là 650g/người/ngày. Chỉ tính riêng khu vực Hạ
Long và Cẩm Phả thì lượng rác phát sinh năm 2004 so với năm 1997 được trình

bày trong bảng 7.
Bảng 7. Lượng rác thải được thu gom năm 2004 so với năm 1997 (kg/ngày)
Khu vực
Bãi Cháy
Cẩm Phả
Tổng cộng

Số dân
1997
2004
45.380 234.791
111.040 158.265
271.380 393.056

Phát sinh
1997
2004
29.497 152.614
72.176 102.872
176.397 255.486

Thu gom
2004
64.097
30.861
94.959

Ghi chú: Tỷ lệ thu gom rác của Bãi Cháy và Cẩm Phả tương ứng là 42% và 30%.
Với tỷ lệ thu gom rác chỉ đạt 42% ở Hạ Long và 30% ở Cẩm Phả thì lượng
rác chưa được thu gom của hai khu vực đô thị lớn này là 255,5 tấn/ngày. Số lượng

rác này phần lớn được chơn lấp tại các hộ gia đình và ủ phân, một phần được tái sử
dụng, còn lại bị vứt trôi nổi và bị cuốn trôi ra sông, biển. Đây là nguồn gây ô
nhiễm rất lớn cho môi trường nước biển ven bờ.

Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

11


Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

3.1.2. Du lịch
Tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng phát triển mạnh du lịch, do có nhiều cảnh
quan đẹp và các bãi tắm. Ngành du lịch mang lại lợi ích kinh tế cao cho tỉnh, đồng
thời cũng thúc đẩy các ngành kinh tế khác như thương mại, dịch vụ, nông nghiệp,
công nghiệp, giao thông biển,....cùng phát triển. Các hoạt động du lịch sinh thái
cịn góp phần bảo vệ môi trường và cảnh quan tự nhiên. Tuy nhiên, với sự gia tăng
khách du lịch, có khả năng vượt quá năng lực tải của môi trường và xã hội, thì các
tác động xấu sẽ xảy ra. Bảng 8 cho thấy sự gia tăng lượng khách du lịch qua các
năm từ 2001-2004 của Quảng Ninh.
Bảng 8. Hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2001-2004
Năm
Chỉ tiêu

2001

Số khách du lịch
- Khách quốc tế

2002


2003

2004

1.977.646 2.351.309 2.500.636 2.675.000
679.555

909.343 1085.811 1.046.000

- Khách trong nước 1.298.091 1.441.966 1.414.825 1.629.000
Tổng doanh
(triệu đồng)

thu

468.262

742.102

874.275 1.060.000

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2004
Dự báo đến năm 2010, lượng khách du lịch có thể tăng đến 4 triệu
người/năm (mức tăng 10%/năm). Để đáp ứng xu thế đó, các quần thể du lịch đã ra
đời, như khu Bãi Cháy – Hùng Tang, đảo Tuần Châu, và nhiều tuyến du lịch biển
đến các đảo như tuyến ra Ngọc Vừng, Quan Lạn được mở thêm.
Lượng khách du lịch bằng thuyền trên khu di sản thế giới khá lớn. Năm
2003, lượng khách đến thăm các đảo của vịnh Hạ Long lên tới 1.555.800 lượt
khách; hơn 99.000 lượt tầu du lịch cập bến hang động, điểm du lịch tham quan trên

vịnh. Trung bình có khoảng 4000 lượt người/ngày. Dọc ven bờ vịnh có hàng trăm
khách sạn lớn nhỏ hoạt động với lượng khách lưu trú cao, trung bình trên 10.000
người/ngày) (BQL vịnh Hạ Long, 2004).
Mức tăng này sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành du lịch, nhưng đồng
thời cũng gây sức ép đến cơ sở hạ tầng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tác
động không nhỏ đến môi trường do rác thải, nước thải từ các khu vực du lịch, bãi
tắm; do dầu thải, chất thải từ các tàu thuyền du lịch chưa được xử lý, thải trực tiếp
Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

12


Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

ra biển, làm vẩn đục một số khu vực nước nông và nơi neo đậu tàu thuyền. Ngoài
ra, hoạt động du lịch cũng gây sức ép lớn đến tài nguyên, làm suy thoái các sinh
cảnh và suy giảm nguồn lợi sinh vật trong các HST ven bờ, do gia tăng nhu cầu
thực phẩm, đồ lưu niệm và do chưa có ý thức bảo vệ chúng.
Lượng chất thải rắn phát sinh do khách du lịch trên tàu và trên đảo được ước
tính trong bảng 9.
Bảng 9. Chất thải rắn phát sinh từ tàu du lịch và từ đảo
Thông số
Đơn vị
Lượng chất thải phát sinh/đầu Kg/người/ngày
người
Số khách du lịch
Khách/ngày
Lượng chất thải từ tàu
Kg/ngày
Lượng chất thải từ đảo

Kg/ngày
Tổng lượng chất thải phát sinh
Kg/ngày
(*): BQL VHL 2004

1998
0,11

2003
0,12

750
82,5
82,5
165

4000 (*)
480
480
960

Lượng nước thải phát sinh do khách du lịch trên tàu, trên đảo và lưu tại
khách sạn được ước tính trong bảng 10, 11.
Bảng 10. Nước thải và các chất ô nhiễm phát sinh từ tàu du lịch hoặc từ đảo
Thông số
Đơn vị
1998
2003
Số khách du lịch
Khách/ngày

750
4000(*)
3
Tổng lượng nước thải(**)
m /ngày
19,5
104
BOD
Kg/ngày
5,5
29,3
COD
Kg/ngày
2,5
13,3
SS
Kg/ngày
4,5
24
T-N
Kg/ngày
1
5,5
T-P
Kg/ngày
0,6
(*): BQL VHL 2004
(**): Lượng nước thải phát sinh trên tàu hoặc đảo ước tính bằng 30% của dân địa
phương


Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

13


Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

Bảng 11. Ước tính thải lượng ô nhiễm từ khách du lịch lưu lại khách sạn
ChØ tiªu HƯ sè (WHO) Hệ số rửa trơi Thải lượng ô nhiễm do
khách du lịch (kg/ngày)
BOD
0,04
0,20
88
COD
TSS
T-N
T-P

0,02
0,03
0,007
0,0008

0,70
0,70
0,90
1,00

154

231
69

9
Ghi chú: trung bình 10.995 người/ngày khách lưu trú và đơn vị thải lượng ô nhiễm
bằng 80% dân địa phương
Tổng thải lượng chất ô nhiễm phát sinh do hoạt động du lịch được đưa ra
trong bảng 12.
Bảng 12. Tổng thải lượng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động du lịch
Thông Thải lượng ô nhiễm do Thải lượng ô nhiễm
số khách du lịch (kg/ngày) do du lịch tàu và đảo
(kg/ngày)
BOD
88
59
COD
154
27
SS
231
48
T-N
69
11
T-P
9
1

Tổng thải lượng ô
nhiễm (kg/ngày)

147
181
279
80
10

Như vậy, nếu khơng có quy hoạch phát triển du lịch, nếu khơng tính tốn
lượng khách phù hợp với khả năng chịu tải của các bãi tắm, khu nghỉ mát, các đảo
và nếu khơng có nội quy nghiêm ngặt về thải dầu, chất thải lỏng và các chất thải
rắn từ các tàu thuyền du lịch, thì nguy cơ lớn về suy giảm chất lượng nước tại các
khu du lịch đó là khó tránh khỏi.
Ngoài ra, mặt tiêu cực của phát triển du lịch còn ở chỗ:
- Làm hạ thấp mực nước ngầm, tăng mức độ nhiễm mặn vào các nguồn nước,
do gia tăng lượng nước ngầm khai thác.

Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

14


Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

- Làm thay đổi cảnh quan và biến dạng cấu trúc bờ biển do lấn biển, xây dựng
các khu du lịch và cơ sở hạ tầng, gây ra xói lở, bồi tụ cục bộ.
- Phá huỷ các sinh cảnh và làm suy giảm nguồn lợi sinh vật trong các HST
ven bờ (một phần phục vụ nhu cầu thực phẩm, đồ lưu niệm, ...)
- Giảm khả năng xử lý chất ô nhiễm của các vùng ven bờ do mất các bãi triều
và rừng ngập mặn (có chức năng bẫy trầm tích và phân huỷ chất ơ nhiễm)
3.1.3. Công nghiệp
Hạ Long là một thành phố mới với nhiều ngành cơng nghiệp phát triển như

khai thác than, cơ khí, năng lượng, cảng và vận tải biển. Ngành công nghiệp có vai
trị rất quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh, chiếm 52-54% GDP hàng năm. Các
khu công nghiệp và các nhà máy lớn đều tập trung ở các vùng ven biển hoặc trên
lưu vực các con sông. Nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất ra đời như KCN Cái
Lân, Hoành Bồ, Lang Bang,… cũng nằm ở ven biển. Do thiếu vốn đầu tư vào máy
móc, thiết bị, cơng nghệ mới về xử lí chất thải, đặc biệt là nước thải, cũng như chi
phí vận hành chúng, nên nước thải không được xử lý (hoặc chỉ được lắng, lọc sơ
bộ) từ các khu công nghiệp và nhà máy cịn thải trực tiếp xuống các con sơng rồi
đổ ra biển hoặc thải trực tiếp ra vịnh. Một phần lớn các chất hữu cơ, kim loại nặng,
dầu mỡ theo dòng chảy sông đổ ra biển, nhất là sau các trận mưa lớn. Chỉ tính
riêng ở Thành phố Hạ Long, mỗi ngày, lượng nuớc thải công nghiệp đổ vào khu
vực vịnh là 59.000m3, còn Thị xã Cẩm Phả: gần 10.000m3, với các chất ô nhiễm
chủ yếu là BOD, COD, NH3, SO4, kim loại nặng và dầu (bảng 13).
Bảng 13. Thành phần và thải lượng nước thải từ các cơ sở công nghiệp
ở TP. Hạ Long
TT

Thành phần

Thải lượng TT Thành phần
(tấn/năm)
1
BOD
3.707,8
8
Cu
2
COD
6.006,1
9

ZN
3 Tổng Phosphorus
3.489,7
10
As
4
Tổng Nitrogen
8.225,5
11
Cd
5
TSS
122.123,6
12
Pd
6
Thuốc trừ sâu
4,10
13
Hg
7
Phân hoá học
483,40
14
Dầu mỡ
Nguồn: Báo cáo quốc gia ô nhiễm biển từ đất liền, 2004.

Thải lượng
(tấn/năm)
1,4

29,5
0,21
0,05
1,0
0,03
844,00

Các chất ô nhiễm chính từ thành phố Hạ Long và Cẩm Phả thải vào môi
trường biển của các vịnh được ước tính trong bảng 14.
Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

15


Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

Bảng 14. Thải lượng ô nhiễm rửa trôi từ công nghiệp của Hạ Long và Cẩm Phả
(tấn/ngày)
Thông số
BOD (kg/ngày)
COD (kg/ngày)
TSS (kg/ngày)
T-N (kg/ngày)
T-P (kg/ngày)

Hạ Long
3.707
6.006
122.124
8.225

3.489

Hệ số rửa trôi

Cẩm Phả
628
1.017
2.069
1.394
591

Tổng

0,5
0,7
0,7
0,8
0,9

2.168
4.916
99.975
7.695
3.673

Khai thác than
Quảng Ninh là nơi tập trung các mỏ than lớn nhất của cả nước với sản lượng
khai thác ngày càng tăng (hình 4). Cho đến nay, đã khai thác được hơn 200 triệu
tấn than với 1,6 tỷ tấn đất đá thải bỏ. Đến 2010, đất đá thải có thể đạt đến con số
700 triệu m3. Thêm vào đó, cơng nghệ rửa than cũng sinh ra 3 triệu tấn cặn lắng

hàng năm. Moong cọc 6 có lượng chất thải rắn làm lấn biển tới 600-700m, làm một
số đảo ven Cẩm Phả nối với đất liền. Mặt khác, lượng đất đá thải này khi bị mưa lũ
cuốn trôi là nguồn gây ô nhiễm lớn cho vùng nước ven bờ, gây bồi lắng, làm tăng
độ đục và chất rắn lơ lửng, ơ nhiễm nước và trầm tích bởi kim loại nặng.
Hình 4. Sản lượng than khai thác tại Quảng Ninh từ 1996-2010 (triệu tấn)

18

16.2

16
12.9

14
12
10

7.9

9.2

8.9

1998

2000

8
6
4

2
0
1996

2005

2010

Nguồn: EVS Quản lý Môi trường biển và ven bờ Hạ Long, 1996.
Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp khai thác Việt Nam, 2001- 2010
Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

16


Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

Theo số liệu điều tra khảo sát của Trung tâm Mơi trường thì hàng năm,
moong Cọc 6 đã thải vào môi trường biển 2.106m3 nước thải, tương ứng với lưu
lượng (55 – 60).103m3/ ngày đêm vào mùa mưa và (16 – 20). 103m3/ ngày đêm vào
mùa khô. Mỏ Mông Dương thải ra từ 3.000 – 6.000 m3/ ngày đêm. Mỏ Thống
Nhất: 1.500 – 2.000 m3/ ngày đêm, khu vực sàng tuyển than Cửa Ông: 3.000 m3/
ngày đêm [1]. Bảng 15 trình bày thải lượng ước tính chất ơ nhiễm do khai thác
than.
Bảng 15. Ước tính thải lượng chất ô nhiễm phát sinh do khai thác than
Tên phụ lưu

BOD

COD


TSS

T-N

T-P

(kg/ngày) (kg/ngày) (kg/ngày) (kg/ngày) (kg/ngày)

Sông Diễn Vọng
Bắc Hồng Gai
Nam Hồng Gai
Lưu vực Hà Tu
Tây Cẩm Phả
Trung Cẩm Phả
Lưu vực Cẩm Phả
Lưu vực Cửa Ồng
Sông Mông Dương
Tổng

979
182
18
194
19
81
34
80
493
2.080


1.453 61.000
267
8.000
25
0
302 25.000
29
2.000
128 12.000
55
6.000
118
5.000
763 59.000
3.140 178.000

1.051
170
13
301
27
135
68
85
738
2.589

304
55

5
67
6
29
13
25
168
671

Nguồn: JICA. 1999

Nước thải mỏ có hàm lượng axit cao, do tác dụng rửa trôi và thấm nên tạo ra
lớp nước có tính axit, hịa tan kim loại nặng và các độc tố khác. Khi thấm tới lớp
nước ngầm, nước axit sẽ làm biến đổi thành phần hoá học nước ngầm và đồng thời
gia tăng tốc độ ăn mòn của đá vôi làm ô nhiễm lớp nước ngầm nhiều hơn.
Do khai thác mỏ, một số khu vực của Quảng Ninh bị ô nhiễm bụi, đất đá thải
và nước thải. Kết quả tích lũy của chúng thường rất nghiêm trọng, bao gồm:
-

Làm mất sinh cảnh vùng ven bờ.
Làm suy giảm chất lượng nước mặt.
Gây ơ nhiễm trầm tích đáy.
Suy giảm các HST quan trọng như RSH, cỏ biển, bãi tôm cá và các loài sinh
vật khác.
- Làm giảm chất lượng khơng khí ở địa phương.

Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

17



Báo cáo chuyên đề: Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh Hạ Long

- Tạo nên những vùng đất khô cằn rộng lớn do phá rừng và bồi lấp trong các
lưu vực sông.
- Giảm vể đẹp cảnh quan của vùng bờ.
Khai thác vật liệu xây dựng
Ngành khai thác vật liệu xây dựng chủ yếu là khai thác đá vôi làm xi măng
phục vụ cho các nhà máy xi măng Hạ Long, Hoành Bồ và Lang Bang trong khu
vực, khai thác sét, cát, sỏi, đá dăm để làm đường và cung cấp vật liệu cho nhà máy
Gạch ngói Giếng Đáy. Các tác động do ngành khai thác vật liệu xây dựng gây ra
bao gồm: mất đất, mất rừng, mất các bãi cát trên sơng và ven biển, gây xói lở và
bồi lắng vùng cửa sông, làm tăng độ đục và chất rắn lơ lửng trong nước do bị rửa
trôi theo nước mưa chảy tràn xuống vùng vịnh.
Cảng/giao thông thủy
Với ưu thế là một vịnh kín gió và nước đủ sâu, ít bị lắng đọng trầm tích,
vịnh Bãi Cháy được chọn làm nơi phát triển hệ thống cảng lớn vào loại nhất của
nước ta, bao gồm cảng vận chuyển hàng hoá, xuất nhập khẩu than, dầu và trung
chuyển, buôn bán với Trung Quốc và các nước khác. Các cảng chính nằm trong
khu vực nghiên cứu bao gồm cảng Cái Lân, cảng Hòn Gai và cảng Xăng dầu B12.
Cảng Cái Lân đang được cải tạo và mở rộng cho phép tàu 5 vạn tấn ra vào
cảng. Đến năm 2010, cảng sẽ có 14 cầu tầu với thơng lượng hàng hố qua cảng đạt
14,3 triệu tấn/năm. Cảng dầu B12 có cơng suất thiết kế 2 triệu tấn/năm, có khả
năng tiếp nhận tàu 3 vạn tấn. Ngồi ra, cảng cịn có hệ thống ống dẫn dầu vào bờ
dài 250km và hệ thống kho chứa xăng dầu 95.000m3. Năm 1996 gần 1,8 triệu tấn
dầu và sản phẩm dầu đã được vận chuyển qua cảng và con số đó sẽ là 3,5-4,0 triệu
tấn vào năm 2010[18].
Với các hoạt động vận tải dầu lớn như vậy, tiềm năng rủi ro do sự cố va
chạm, rò rỉ và tai nạn là rất lớn, nguy cơ tràn dầu và hố chất trong khu vực vịnh
rất cao, có khả năng gây tác động lớn đến chất lượng môi trường nước khu vực.

Cảng Cửa Ơng và Hịn Gai là cảng vừa làm nhiệm vụ xuất khẩu hàng hố,
vừa rót than tiêu thụ nội địa, có khả năng tiếp nhận tàu 15.000 DWT. Cũng như các
cảng khác trong khu vực, tại các cảng này cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao do sự cố
va chạm tàu thuyền, ô nhiễm do dầu, chất rắn lơ lửng và đặc biệt là bụi than.
Mặt khác, hoạt động của tàu thuyền trong du lịch và khai thác hải sản tại
vùng vịnh Hạ Long cũng rất phát triển. Năm 2000, tỉnh Quảng Ninh có 4.347 tàu
thuyền, tổng cơng suất 64.745 CV. Việc chưa có quy định về thu gom, xử lý nước
la canh có lẫn dầu và dầu thải máy của các tàu thuyền, cộng với tình trạng tàu
Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh

18


×