Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.48 KB, 9 trang )

Đề bài: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn hóa dân tộc là một vấn đề rộng lớn rất phong phú và hức tạp có tác
động to lớn đến sự trường tồn của dân tộc. Cùng với nền kinh tế thị trường thì
các sản phẩm của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa sẽ có cơ hội vào nước
ta. Sự tác động của nền văn hóa bên ngoài vào nền văn hó dân tộc sẽ nảy sinh
những thời cơ và thách thức mới, những thuận lợi và khó khăn mà hậu quả
không những tác động đến nền văn hóa dân tộc mà còn tác động đến tương lai
của đất nước. Vì vậy, trong quá trình hội nhập chúng ta phải biết tiếp thu và phát
huy những mặt tích cực, nhận biết và ngăn chặn, đẩy lùi những mặt tiêu cực của
nền văn hóa bên ngoài. Chính vì thế, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong quá trình hội
nhập quốc tế hiện nay.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc.
Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng
đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, là tổng hòa của tất cả các khía cạnh của
cuộc sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt của cuộc sống cũng mang những
dấu hiệu của văn hóa. Văn hóa không phải giá trị cố định, bất biến mà văn hóa
luôn phát triển. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội
và tồn tại dưới các hình thức như: các công trình kiến trúc, vật dụng, ẩm thực,
ngôn ngữ, tập quán, âm nhạc, tôn giáo….
Bản sắc văn hóa dân tộc là sắc thái gốc, là những đường nét, màu sắc riêng
biệt không thể trộn lẫn của một nền văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc làm nên
cốt lõi vững chắc giúp cho nên văn hóa luôn giữ được tính duy nhất, tính nhất
quán trong quá trình phát triển. Mỗi cá nhân với tư cách là một chủ thể sáng tạo
văn hóa luôn thống nhất cái riêng của bản thân mình và cái chung của dân tộc .
Đề bài: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
vì vậy, bản sắc văn hóa dân tộc luôn chứa đựng cả tính nhân loại, cả tính khu vực
và tính dân tộc.


II. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
1. Khái quát thực trạng về giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập
Quốc tế hiện nay.
Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển
nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn
cho các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng là một Quốc gia chịu sự tác
động rất lớn của quá trình này, nó luôn có những tác động tích cực và tiêu cực
tới vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay.
Thực trạng về giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập Quốc tế
hiện nay có những mặt tích cực được thể hiện ở ý thức phấn đấu cho độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên được nâng
lên một bước. Nhiều nét mới trong giá trị vǎn hóa và chuẩn mực đạo đức từng
bước hình thành. Tính nǎng động và tính tích cực công dân được phát huy, sở
trường và nǎng lực cá nhân được khuyến khích. Không khí dân chủ trong xã hội
tǎng lên. Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập
nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và luôn luôn hướng về cội nguồn, về cách
mạng và kháng chiến, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc,các danh nhân vǎn hóa,
những người có công, giúp đỡ những người hoạn nạn... trở thành phong trào
quần chúng góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập Quốc tế.
Sự nghiệp giáo dục thu được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao
trình độ học vấn của nhân dân. Trên lĩnh vực vǎn học, nghệ thuật, các hoạt động
sáng tạo có bước phát triển mới. Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống được gìn
giữ. Có thêm nhiều tác phẩm có giá trị về đề tài cách mạng và kháng chiến, về
công cuộc đổi mới. Nhiều bộ sưu tập công phu từ kho tàng vǎn hóa dân gian và
vǎn hóa bác học Việt Nam trong nhiều thế kỷ được xuất bản, tạo cơ sở cho việc
Đề bài: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng, học thuật và thẩm mỹ
của dân tộc. Hoạt động lý luận, phê bình đã đạt được những kết quả tích cực,
khẳng định mạnh mẽ vǎn nghệ cách mạng và kháng chiến, đẩy lùi một bước

những quan điểm sai trái. Số đông vǎn nghệ sĩ được rèn luyện và thử thách trong
thực tiễn cách mạng, có vốn sống, giàu lòng yêu nước; trước những biến động
của thời cuộc và những khó khǎn của đời sống vẫn giữ gìn được phẩm chất, kiên
định quan điểm sáng tác phục vụ nhân dân. Thông tin đại chúng ngày càng phát
huy vai trò trong đời sống tinh thần xã hội, giao lưu vǎn hóa với nước ngoài từng
bước được mở rộng. Thể chế vǎn hóa mới khuyến khích nhân dân lao động tham
gia sự nghiệp xây dựng vǎn hóa và tạo điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn
và phát huy bản sắc vǎn hóa dântộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa thế
giới.
Bên cạnh những mặt tích cực trên, thì hội nhập Quốc tế cũng có những tác
động tiêu cực đến sự gìn giữ bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay. Nó được thể
hiện ở những mặt sau: Trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới,
một số người hoài nghi về con đường xã hội chủ nghĩa, phủ nhận phủ nhận con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; phủ nhận lịch sử cách mạng Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Không ít người còn mơ hồ, bàng quan hoặc mất cảnh
giác trước những luận điệu thù địch xuyên tạc, bôi nhọ chế độ ta. Gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sự gìn giữ bản sắc dân tộc ở nước ta. Tệ sùng bái nước ngoài,
coi thường những giá trị vǎn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân
vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp
vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò,
đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma túy, mại dâm và
các tệ nạn xã hội khác gia tǎng. Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến. Nghiêm trọng
hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền. Nạn tham nhũng và hiện tượng
Đề bài: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị, cục bộ, địa phương,
bè phái, mất đoàn kết khá phổ biến. Những tệ nạn đó gây sự bất bình của nhân
dân, làm tổn thương uy tín của đảng và của nhà nước ta. Đời sống vǎn học, nghệ
thuật còn những mặt bất cập. Rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sự
nghiệp cách mạng và kháng chiến vĩ đại của dân tộc và thành quả của đổi mới.

Trong sáng tác và lý luận, phê bình, có lúc đã nảy sinh khuynh hướng phủ nhận
thành tựu vǎn học cách mạng và kháng chiến làm cho chức nǎng giáo dục tư
tưởng và thẩm mỹ của văn học nghệ thuật bị thu giảm. Giao lưu vǎn hóa với
nước ngoài chưa tích cực và chủ động, còn nhiều sơ hở. Số vǎn hóa phẩm độc
hại, phản động xâm nhập vào nước ta còn quá lớn.
Nhìn chung, thực trạng những năm gần đây, không chỉ ở thành thị mà cả
những vùng nông thôn, điều kiện sống, tiện nghi sinh hoạt lối sống đã và đang có
sự thay đổi lớn. Sự thay đổi đó không chỉ ở đời sống vật chất mà ngay cả trong
đời sống tinh thần và cách suy nghĩa của con người. Sự khủng hoảng ở một số
mặt trong nhiều phương tiện đời sống đang hình thành và kiên quan đến từng gia
đình. Trước đây, một số người đi tìm sự phóng đãng của họ ở nước ngoài, thì
nay lối sống đó đã nảy nở ở Việt Nam. Trên một số lĩnh vực lối sống đó đang có
xu hướng khống chế lối sống truyền thống Việt Nam. Nhiều cách sinh hoạt, cách
nghĩ, cách sống…thực sự đang xung đột với chuẩn mực mà nhân dân ta cho là
lành mạnh, Nhiều hiện tượng trước đây hoàn toàn xa lạ thì nay không ít người
xem là chuyện bình thường như: bạo lực, kích dâm, xem tiền là tối thượng…Tất
cả những cái đó nếu không kịp ngăn chặn thì đến một lúc nào đó an ninh của
quốc gia, thậm chí nền độc lập của dân tộc sẽ là cái bia bắn phá, lối sống và văn
hóa dân tộc sẽ bị coi là lạc hậu, lạc lõng. Vậy làm thế nào trong khi hội nhập mà
chúng ta vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc dân tộc đã là vấn đề bức xúc đặt
ra cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hiện nay. Vì mục đích của chúng ta
Đề bài: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
tham gia không chỉ vì một cuộc sống tiện nghi mà còn là phát triên một nền văn
hóa dân tộc Việt Nam ngày càng tiên tiến, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Quan điểm của Đảng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình
hội nhạp Quốc tế hiện nay.
Thứ nhất, Vǎn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Góp phần giữ gìn bản sác dân tộc
trong quá trình hội nhập Quốc tế hiện nay thì Đảng chủ trương làm cho văn hóa
thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành

nền tảng tinh thần bên vững của xã hội nhằm đẩy lùi sự xâm nhập của tư tưởng
văn hóa phản tiến bộ. Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chính là mục tiêu giữ gìn bản sắc
dân tộc Việt Nam. Các nhân tố vǎn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và
hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ
cương,... biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển.
Thứ hai, Nền văn hóa chũng ta xây dựng là nền văn hóa iên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh
hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng
ngàn nǎm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý
chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia
đình-làng xã-Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức
tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong
lối sống... Bản sắc vǎn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện
mang tính dân tộc độc đáo.Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao
lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong vǎn hóa các dân
tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong
phong tục, tập quán, lề thóicũ.
Thứ ba, Nền vǎn hóa Việt Nam là nền vǎn hóa thống nhất mà đa dạng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều

×