Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống Cấm săn bắt và bảo vệ động vật quý hiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.25 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂY
HỒ

BÀI DỰ THI
Vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết tình huống thực tiễn
Trường: THCS Phú Thượng
Địa chỉ: phố Phú Gia, quận Tây Hồ, Hà
Nội
Điện thoại: 0438368847



Nhóm dự thi
1.Họ và tên: Nguyễn Minh Hằng
Ngày sinh: 26 - 8 - 2000
Lớp: 9B
2. Họ và tên: Trần Thu Thảo
Ngày sinh: 6 - 10 - 2000
Lớp: 9B

Tên tình huống:
Cấm săn bắt và bảo vệ động vật quý
hiếm
I. Mục tiêu giải quyết tình huống:

Cấm các hành động săn bắn trái phép động vật quý hiếm, kêu
gọi mọi người
chung tay bảo vệ để góp phần làm cho các loài động vật thêm


phần phong phú,
đa dạng.
II. Các nghiên cứu giải quyết tình huống:
1.Tham khảo, phỏng vấn người có chuyên môn
2. Tìm hiểu ví dụ ngoài thực tế
3. Thống kê và tổng hợp số liệu
4. Áp dụng vào thực tế và thu lại kết quả nhận được
III. Phương pháp giải quyết tình huống:
- Thành lập nhóm
- Thực hành nghiên cứu, tìm hiểu ngoài thực tế hoặc trên
sách báo, ti vi,…
- Đánh giá nghiên cứu và thực hiện những gì đã nghiên cứu
IV. Thuyết minh và trình bày việc giải quyết tình huống:
Trong đời sống, động vật là tài nguyên rất quan trọng, nó làm
môi trường
thiên nhiên thêm phong phú, đa dạng và cân bằng hệ sinh thái.
Nhưng hiện nay, tình trạng săn bắn trái phép những động vật quí
hiếm rất nhiều và diễn ra phức tạp, nó làm ảnh hưởng đến tài
nguyên thiên nhiên, làm giảm số lượng các loài động vật hoang
dã trên toàn thế giới. Chính vì vấn đề này, chúng em đã quyết
định thành lập nhóm để nghiên cứu và thuyết trình về mặt lý
thuyết.
1. Tiến hành các nghiên cứu về mặt lý thuyết:
a) Môi trường sống:
- Môi trường sống là nơi cư trú, sinh sống của không chỉ các loài
động vật mà còn của các loài thực vật.
- Gồm 3 môi trường:
+ Trên bầu trời
+ Trên cạn
+ Dưới biển

b) Nguyên nhân dẫn đến tình trạng động vật bị săn bắn:
- Sở dĩ các loài động vật bị săn bắt không đúng nơi đúng chỗ
là vì chúng thường sở hữu những bộ phận có thể được sử dụng
làm thuốc bổ, chữa bệnh đồng thời nó cũng đem lại giá trị kinh tế
cho con người.
- Do lợi ích cá nhân, sự thiếu ý thức của con người
- Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường
- Mất môi trường sống bởi con người đã gây ra những tác
động tai hại làm biến đổi đặc tính đất đai (phá rừng lấy gỗ, làm
nơi trồng trọt, tốc độ đô thị hóa nhanh)
- Cuộc sống càng hiện đại, phát triển do đó diện tích nhà ở
ngày một
tăng lên khiến môi trường sống của động vật bị thu hẹp
- Tầm hiểu biết của một số tầng lớp người còn hạn chế gây ra
những sai lầm trong cách suy nghĩ khiến họ mê tín dị đoan ( ví
dụ: có người nghĩ rằng sừng tê giác có thể chữa bách bệnh, …)
c) Sách Đỏ:
- Sách đỏ là danh sách các loài động vật, thực vật thuộc loại quý
hiếm, đang bị giảm sút số lượng hoặc có đã nguy cơ tuyệt chủng.
Đây là căn cứ khoa học quan trọng để ban hành những Nghị định
và Chỉ thị về việc quản lý bảo vệ và kịp thời đưa ra những biện
pháp cấp bách nhằm phát triển những loài động thực vật hoang dã
ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
- Sách đỏ Việt Nam: có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong
tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng là tê giác 2
sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá
lợ thân thấp, cá sấu hoa cà, hươu sao.
- Sách đỏ thế giới: 7.180 loài động vật trên tổng số 15.503 nằm
trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng, xấp xỉ 50%. Trong đó, gần
1.000 loài đã tuyệt chủng

d) Một số loài động vật quý hiếm:
* Voi:
Cũng có cảm xúc giống như con người, voi cũng biết buồn,
biết vui và thể hiện cái cảm xúc đó theo cách của riêng mình.
Ví dụ , nó vui khi một chú voi con mới được ra đời cũng như
biết bộc lộ niềm thương tiếc vô hạn khi bất kì 1 chú voi nào
trong đàn bị chết bằng cách đem chúng đi chôn cất. Có lúc,
chúng bắt gặp những chiếc ngà bị vứt lại, chúng dùng vòi nhặt
lên và mang quanh quẩn khu vực đó.
Trái lại với mong muốn của chúng, con người vẫn thản
nhiên săn bắt, giết hại và buôn lậu ngà voi khiến cho tình trạng
trên cứ tiếp diễn, đôi lúc đạt đến mức báo động đỏ. Theo thống
kê, ít nhất 25.000 con voi đã bị giết hại bởi những bọn săn
trộm trong năm qua nếu tính riêng ở châu Phi. Đó là 1 con số
biết nói, nó đã khẳng định con người thực sự quá vô tâm và ích
kỷ!
Có lẽ chúng ta không khỏi đau lòng trước hình ảnh
chú voi con không chịu rời xác mẹ, nó cố đánh thức mẹ nó dậy
trong sự vô vọng và nỗi buồn tột cùng khi mất mẹ
* Tê giác:
Một con tê giác bị cắt lấy sừng


Thực chất, lớp vỏ ngoài của sừng tê giác được hình thành từ
chất sừng, giống như "nguyên liệu" tạo nên móng tay và tóc của
con người. Và theo khoa học, chất sừng không có khả năng chữa
trị bất kỳ một loại bệnh nào. Nếu "chạy theo" quan niệm của
nhiều người rằng sừng tê là một loại thuốc bổ thì tê giác hẳn sẽ là
loài động vật khỏe mạnh nhất hành tinh nhờ… "cắn móng tay"
của chính mình.

Cụ thể, năm 2011, 448 con tê giác ở Nam Phi đã bị sát hại liên
quan tới hoạt động săn bắt trộm của tội phạm so với 333 con tê
giác bị sát hại trong năm 2010, tăng gần 3 lần số tê giác bị sát hại
trong năm 2009 và xấp xỉ 35 lần so với năm 2007. Trong 6 năm
qua, đã có hơn 1.000 con tê giác bị tàn sát bởi các tay săn trộm.
Và ở Việt Nam, loài tê giác một sừng đã chính thức bị tuyệt
chủng
1. Thuyết minh các nghiên cứu giải quyết tình huống:
a) Tham khảo, phỏng vấn người có chuyên môn
b) Tìm hiểu ví dụ ngoài thực tế: Nhằm có cái nhìn khách quan
nhất theo nhiều chiều hướng khác nhau về vấn đề săn bắt động
vật
c) Thống kê và tổng hợp số liệu: Để biết thực trạng số loài động
vật hiện nay và có nguy cơ tuyệt chủng từ đó thấy được mức độ
nghiêm trọng của việc săn bắn, mua bán…
d) Áp dụng vào thực tế và thu lại kết quả nhận được: Sau khi
nhận kết quả tiếp tục tiến hành những biện pháp có tính khả thi,
đề ra những biện pháp mới thay cho những biện pháp không đem
lại hiệu quả cao
2. Tiến hành nghiên cứu chi tiết để giải quyết tình huống:
*Biện pháp:
- Tuyên truyền trên sách báo, các trang mạng xã hội hoặc những
phương tiện truyền thông để mọi người nâng cao ý thức bảo vệ
và nhận ra tác hại của việc săn bắn động vật quý hiếm trái phép.
- Chính quyền địa phương cần có tổ chức ký cam kết với người
dân, họp dân để vận động, giới thiệu các quy định, chính sách,
hành vi bị nghiêm cấm, tấm gương bảo vệ động vật hoang dã…để
người dân tiếp cận thông tin nhằm tạo thói quen tích cực giúp
người dân yêu thích động vật, chăm sóc, bảo vệ, đặc biệt không
tiêu thụ chúng để mọi người không săn bắt.

- Nhận đỡ đầu hoặc nhận nuôi 1 con vật hoang dã hay quí hiếm
nào đó nếu có thể.
- Tham gia 1 tổ chức bảo vệ động vật nào đó để luôn hỗ trợ tích
cực tổ chức bạn đã chọn.
- Lên án những hành vi sai trái với pháp luật.
- Mua sắm có trách nhiệm, không mua các sản phẩm làm từ
động vật để việc buôn bán, săn bắn động vật quý hiếm không còn
là 1 công việc sinh lợi.
- Tiếp tục xây dựng nhiều khu bảo tồn, vườn quốc gia và các
hiệp hội toàn cầu nhằm chấm dứt nạn buôn bán, săn bắt trái phép
động vật hoang dã quí hiếm, chẳng hạn như Liên minh Chống
Buôn bán Bất hợp pháp động vật (CAWT) được thành lập năm
2005 tại Hoa Kì.
- Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh hưởng ứng việc bảo vệ động vật
đặc biệt là những loài quý hiếm.
- Phát động, tổ chức các phong trào tình nguyện viên tham gia
bảo vệ cấm săn bắt động vật bởi mọi lứa tuổi đều có thể góp tiếng
nói và hành động của mình vào vấn đề trên, hoạt động có thể tổ
chức vào ngày cuối tuần.
- Tái chế các điện thoại cũ hoặc không sử dụng để giảm thiểu
nhu cầu với khoáng chất contal – loại quặng được khai thác từ
môi trường sống của động vật, chủ yếu là động vật.
- Giáo dục ý thức cho các em học sinh ngay từ khi ngồi trong
ghế nhà trường .
- Bảo vệ động vật quý hiếm là một vấn đề quan trọng được thế
giới đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, nhà nước ta cũng đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật để răn đe như:
*Luật Hình sự năm 1999:
-Điều 190 quy định về tội vi phạm các quy định về bảo vệ
động vật hoang dã quý hiếm:

1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động
vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc
vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó,
thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không
giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ 2 năm đến 7 năm
a) Có tổ chức
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 20
triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
V. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:

Hãy tưởng tượng 7 tỷ người chúng ta nếu mỗi một người đều
làm 1 hành động dù chỉ là rất nhỏ để bảo vệ động vật mỗi ngày
thì chắc chắn số lượng động vật đặc biệt là những loài quí hiếm
sẽ giảm đi đáng kể. Vì thế, việc “ góp gió thành bão ’’ cũng trở
nên đơn giản hơn rất nhiều.


Chúng đang trông chờ vào một tương lai tốt đẹp hơn mà
tương lai đó
còn một phần phụ thuộc vào con người. Vậy, liệu ta có nỡ chia
rẽ hạnh phúc
của chúng hay cứ tiếp tục những hành vi sai trái
không?


Mọi tạo vật, dù là con người hay không phải con người, đều
bình đẳng về quyền được sống. Nhưng sự thật không như ta nghĩ,
thế giới động vật hoang dã đang ngày càng bị đe dọa nghiêm
trọng bởi những hành vi của chính con người. Nếu không hành
động kịp thời thì chẳng bao lâu nữa, những người bạn trên hành
tinh xanh của chúng ta sẽ dần dần biến mất. Do đó, hãy tạo cho
mình lối sống khoa học và lành mạnh, đừng để phụ thuộc vào
những thang thuốc, sản phẩm làm từ động vật quý hiếm.

Tình huống trên đã giúp chúng em biết sống thực tế hơn, biết
vận dụng kiến thức đã học vào đời sống hàng ngày để có thêm
những kiến thức không chỉ về vấn đề bảo vệ động vật mà còn
nhiều vấn đề khác. Ngoài ra, qua tình huống trên, chúng em cũng
muốn góp phần truyền tải đến mọi người một thông điệp:
“ Bảo vệ động vật quý hiếm chính là bảo vệ nguồn tài nguyên
vô giá của chúng ta ”.Vì vậy, chúng ta hãy nói KHÔNG với
việc săn bắt, mua bán động vật trái phép !

×