Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CÁC BÀI CẢM THỤ VĂN HỌC LỚP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.52 KB, 19 trang )

CÁC BÀI CẢM THỤ VĂN HỌC LỚP 5
• ĐỀ BÀICâu 1. Đoạn văn:
“ Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe.
Trong vườn, lắc lư những chùm xoan vàng lịm không trông thấy cuống như
những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu
đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín
vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo.
Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi
áo nắng vẫy vẫy … Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ thường”.
(Quang cảnh làng mạc ngày mùa – Tô Hoài).
Trong đoạn văn, chỉ bằng màu vàng nhưng tác giả đã vẽ nên một bức tranh
quang cảnh làng mạc ngày mùa hết sức sinh động và hấp dẫn người đọc. Em
hãy giải thích vì sao?
Bài làm : . Trong đoạn văn, chỉ với màu vàng nhưng tác giả đã vẽ lên một
bức tranh quang cảnh làng mạc ngày mùa hết sức sôi động và hấp dẫn người
đọc bởi vì mỗi màu vàng đều được tác giả miêu tả bằng những sắc độ khác
nhau phản ánh đúng đặc điểm của mỗi sự vật ở làng quê. Qua đó, ta thấy
được sự phong phú và đa dạng của màu sắc ở làng quê và tấm lòng yêu và
gắn bó sâu sắc với quê hương của tác giả.
Câu 4.
“Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập trong thung
Và tiếng nhạc ngựa rung
Suốt triền rừng hoang dã”.
(Phía trước cổng trời - Nguyễn Đình Ảnh)
Chỉ bằng bốn câu thơ nhưng tác giả đã miêu tả được một bức tranh
tương đối hoàn chỉnh về vẻ đẹp của phía trước cổng trời với không gian trải
rộng (của triền rừng, của vạt nương, của thung lúa), với màu sắc ấp ủ lên
hương (màu mật, màu lúa chín) và vang vang trong đó là một không gian rất
đặc trưng và quen thuộc của vùng núi rừng (tiếng nhạc ngựa rung). Bức tranh
tĩnh lặng nhưng ẩn chứa một sức sống nội lực, một vẻ đẹp lắng sâu, tinh tế …


Câu 2. Nêu cảm nhận của em về cái hay của biện pháp tu từ được sử dụng
trong câu văn: “Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì
những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ”:
Bài làm
- Đây là một biện pháp so sánh hay và độc đáo.
- Hình ảnh so sánh rất đẹp, “chẳng khác gì những cây nến khổng lồ”.
- Qua hình ảnh so sánh đó, tác đã gợi tả được hình ảnh sinh động, ngay
thẳng, đầy sức sống của những thân cây tràm.
Câu 3. Hãy cảm nhận về cái hay, cái đẹp của hai câu thơ sau:
Trái đất ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung.
(Xuân Diệu
Bài làm
Câu thơ đã sử dụng phép tu từ so sánh để tạo nên một hình ảnh rất độc đáo ấn
tượng. Trái đất là một hình ảnh rộng lớn, trừu tượng bỗng trở nên hữu hình
cụ thể và sinh động hơn qua hình ảnh so sánh đó. Qua đó, ta thấy, Trái Đất
hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, tươi đẹp. Ta nghĩ đến trách nhiệm của mình
phải bảo vệ vẻ đẹp đó.
Câu 5. Từ “vàng rợi” trong câu sau có thể thay bằng từ nào: “Chỉ có mấy
vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa các giang sơn vàng rợi” của rừng khộp theo
tưởng tượng của em trong một vài câu sau.
Bài làm : Từ “vàng rợi” trong câu: “Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên
giữa cái giang sơn vàng rợi” có thể thay bằng những từ sau: vàng rực, vàng
óng, vàng ối …
Hãy miêu tả lại “cái giang sơn vàng rợi” của rừng khộp theo tưởng
tượng của em trong một vài câu văn:
“Rừng khộp hiện lên như một giang sơn vàng rợi trước mắt chúng
tôi. Màu vàng của những chiếc lá khộp sáng trên cành cây, óng trên những
lối đi. Màu vàng của nắng hòa màu lá tạo nên một bức tranh tươi tắn. Thỉnh
thoảng, lại nhìn thấy những đốm vàng đang di động, chạy nhảy. Ấy chính là

những chú nai vàng ngơ ngác. Quang cảnh rừng thật sinh động và ấm áp
biết bao!”.
Câu 6. Cho đoạn thơ sau:
“Tiếng việt gợi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xào xạc gió thổi giữa cau tre

Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bên lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê”
(Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)
a. Em hãy miêu tả lại bức tranh làng quê với những âm thanh, hình
ảnh mà Tiếng Việt đã gợi nên.
b. Nhận xét về những âm thanh và hình ảnh đó.
Bài làm. Gợi ý:
a) Làng quê Việt Nam hiện lên như một bức tranh đa dạng màu thanh, màu
sắc. Trong bóng hoàng hôn tím sẫm, những cánh cò trắng muốt như đang
chuyên chở ráng chiều bay. Những chú nghé tắm mát xong lưng bùn còn ướt
đẫm. Thoảng đâu đây tiếng gió xào xạc trên cầu tre, tiếng thoi đưa xé lụa.
Âm vang trong không gian là tiếng gỗ nhọc nhằn trưa vắng.
b) Nhận xét về những âm thanh và hình ảnh: đó là những hình ảnh và âm
thanh thân thuộc của làng quê Việt Nam. Nó gợi lên vẻ đẹp bình dị và sự gắn
bó, yêu mến đến mức máu thịt của tác giả với quê hương.
Câu 7. Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng ba câu đơn liên tiếp trong
đoạn văn: “Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm”.
Bài làm. Tác dụng của việc sử dụng ba câu đơn liên tiếp trong đoạn
văn “Gió thơm. Đất trời thơm”.
- Làm cho câu văn trở nên có nhạc điều quyến luyến, bay bổng.

- Diễn tả được hương thơm của thảo quá đã bao trùm khắp không gian rộng
lớn từ đất trời thiên nhiên cho đến thôn xóm con người. Hơn thế nữa ta còn
cảm nhận được độ nồng nàn, đậm đặc của hương thơm ấy khi nó nhuốm
hương lên tất cả.
Câu 8. Nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của câu văn sau.
“Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm
thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng”.
Bài làm Gợi ý:
- Câu văn sử dụng những hình ảnh so sánh bất ngờ, thú vị. Màu đỏ “cho
chót” của thảo quả thật rực rỡ. Màu đỏ ấy như chứa cả sức nóng của lửa,
chứa cả sự tươi mới lộng lẫy của của nắng. Nó là vẻ đẹp tinh túy của thiên
nhiên.
- Từ “rực lên” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh được sự xuất hiện đột ngột,
kỳ diệu và sắc đỏ tươi tắn của thảo quả.
- ẩn đằng sau câu văn là cái nhìn say mê, bất ngờ của tác giả trước vẻ đẹp của
thảo quả. (“tựa như đột ngột”).
Câu 9. Có thể thay thế từ “bập bùng” trong hai câu thơ sau bằng từ nào:
“ Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban”.
Em hãy chỉ ra cái hay của từ “bập bùng”?
Bài làm Có thể thay thế từ “bập bùng” trong hai câu thơ sau bằng từ “đỏ
tươi”:
“Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban”
Cái hay của từ “bập bùng” là:
+ Đây là từ láy thường để miêu tả ánh lửa. Do đó dùng từ bập
bùng, tác giả đã ngầm so sánh bông hoa chuối đẹp như hình ảnh của một
ngọn lửa.
+ Bởi thế, nó vừa miêu tả được sắc màu tươi tắn của hoa chuối nổi
bật giữa núi rừng thăm thẳm, vừa miêu tả được sự lay động của hoa chuối.

Hoa chuối như một ngọn lửa ẩn mmình chốn rừng sâu mà chỉ những chú ong
chăm chỉ, cần cù mới tìm được.
Câu 10.
Bông cúc là nắng làm hoa
Bướm vàng là nắng bay xa, lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị, trái hồng là nắng của cây.
(Lê Hồng Thiện)
a. Cách cảm nhận về màu sắc thiên nhiên của tác giả ở đoạn thơ trên
có gì độc đáo?
b. Qua đó, em có suy nghĩ gì về tình cảm tác giả dành cho thiên
nhiên?
c. Viết đoạn văn bày tỏ cảm nghĩ của em về cái hay, cái đẹp ở đoạn
thơ trên.
Bài làm Bông cúc là nắng làm hoa
Bướm vàng là nắng bay xa, lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị, trái hồng là nắng của cây.
(Lê Hồng Thiện)
a) Cách cảm nhận về màu sắc thiên nhiên của tác giả ở đoạn thơ trên
độc đáo ở chỗ:
+ Còng cảm nhận về nắng nhưng tác giả đã nhìn ra những sắc nắng
khác nhau từ thiên nhiên được ủ trong bông cúc, bướm vàng, lúa chín, trái
thị, trái hồng thông qua một loạt các biện pháp tu từ so sánh.
+ Như vậy, nắng hiện lên với vẻ đẹp khác nhau: nắng ủ trong sắc màu
của hoa, nắng ủ trong trái chín. Nắng gần gũi và tỏa ấm cho cuộc sống con
người và con người cũng đang tạo ra nắng.
b) Qua đó, em thấy được tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên là
tình cảm yêu mến, say mê.
Câu 11. Em hãy viết lên những cảm nghĩ của mình khi đọc xong đoạn thơ:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
(Việt Nam thân yêu - Nguyễn Đình Thi)
Bài làm . Gợi ý:
- Đoạn thơ đã nêu cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp của Việt Nam
thông qua một loạt các từ láy: “mênh mông”, “rập rờn”. Đó là hình ảnh quê
hương mang vẻ đẹp trù phú, thơ mộng với những cánh đồng lúa bao la,
những cánh cò mềm mại trắng muốt bay lượn. Đóa là hình ảnh đỉnh núi lắng
sâu trong sương mờ. Tất cả gợi nên vẻ đẹp thanh bình, mộng mơ của quê
hương.
- Qua đó gửi gắm niềm tự hào, yêu mến thiết tha của tác giả.
Câu 12. Điệp ngữ “Dưới bóng tre” trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ
kính. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà,
dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang.
(Cây tre Việt Nam - Thép mới)
Bài làm. Gợi ý Điệp ngữ “Dưới bóng tre” trong đoạn văn trên nói lên sự gắn
bó của tre với người dân Việt Nam. Bóng tre đã bao trùm, chở che cho cuộc
sống của người dân từ xưa và mọi sinh hoạt của con người đều diễn ra dưới
bóng tre. Bóng tre là người bạn thân thiết, là nơi lưu giữ những truyền thống
văn hóa lâu đời của cha ông.
Câu 13. Em hãy trình bày những cảm nhận của em về hình ảnh:
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh …
(Về với ngôi nhà đang xây - Đồng Xuân Lan)
Bà làm . Gợi ý:
- Đây là hình ảnh so sánh hết sức độc đáo. So sánh “ngôi nhà” với
“trẻ nhỏ”, trên cơ sở nét tương đồng: chúng lớn lên cùng trời xanh. Ngôi nhà

đang được xây dựng vươn lên cao mài. Trẻ nhỏ được nuôi dưỡng dần cũng
lớn khôn. Hình ảnh so sánh xuất phát từ cái nhìn của trẻ thơ: ngộ nghĩnh, hồn
nhiên.
Câu 15. Giọng thơ của thầy giáo hẳn phải diễn cảm lắm! Giọng đọc
ấy lúc trầm lúc bổng, lúc thiết tha, nhẹ nhàng, lúc mạnh mẽ như một bản
nhạc vậy. (đỏ nắng – xanh cây, vọng, êm êm, rào rào…).
- Giọng đọc ấy đã khơi lên trong cậu học trò nhỏ những hình ảnh thân
thuộc mà cũng hết sức thú vị, hấp dẫn của cuộc sống.
- Nghe thầy đọc thơ, cả một không gian thân thuộc của gian nhà như
đang có sự chuyển mình kì diệu. Cây thêm xanh mượt, nắng thêm lung linh
(đỏ nắng). Bức tranh thiên nhiên có sắc đỏ rực rỡ, nóng bỏng và có cả sắc
xanh dịu dàng, mát mắt. Hai sắc màu ấy hài hòa, tôn vinh nhau tạo cho bức
tranh sự sinh động và lôi cuốn.
- Nghe thầy đọc thơ, tưởng như con sông quê đang êm đềm chảy
trước mắt. Trền con sông quê, những con thuyền khua mái chèo khuấy động
mặt nước yên tĩnh. Tiếng nước càng làm tăng thêm vẻ thanh bình của chốn
quê hương. Nghe thầy đọc thơ, bao kỉ niệm về người bà thân yêu ùa về. Ôi
nhớ xiết bao giọng nói êm êm của bà!
- Sang đến câu thơ sau, không gian thời gian chuyển một cách bất
ngờ, tự nhiên mà thú vị (đêm: Nghe trăng thở động tàu dừa → cơn mưa rào
mạnh mẽ:Rào rào nghe chhuyển cơn mưa giữa trời. ). Nghe thầy đọc thơ mà
cả một không gian trữ tình hiện ra trước mắt. Biện pháp nhân hóa khiến trăng
hiện lên thật sống động. Ánh trăng tỏa sáng lung linh, trăng trao nghiêng vệt
sáng trên tàu dừa. Trăng đang thở? Trăng khiến cả tàu dừa rung rung. Cái
chuyển động khẽ khàng ấy được thu gọn trong một từ rất đắt: “động”. Từ
“động” giúp ta cảm nhận được sự sống đang chuhyển mmình trong vạn vật
hữu linh. Nó giúp ta nhận ra những rung cảm tinh tế của cậu học trò nhỏ.
- Câu thơ cuối bất ngờ, đột ngột, nhịp điệu nhanh mạnh như thể tính
cách của mưa rào vậy. Câu thơ cũng là cao trào của cảm xúc.
- Tiêng thơ của thầy đã khơi lên trong lòng cậu học trò những rung

cảm tinh tế, giúp em biết yêu hơn cuộc sống xung quanh, yêu hơn những con
người quê hương. Và với giọng đọc truyền cảm ấy, thầy giáo đã truyền tới
học sinh tình yêu với quê hương, đất nước, đã nhen lên trong chúng nnhwngx
mầm xanh thơ văn.
- Qua bài thơ, ta thấy thần đồng thơ Trần Đăng Khoa là người có tâm
hồn tinh tế, nhạy cảm và cũng hết sức trong sáng, có khả năng ngôn ngữ
phong phú, linh hoạt.
Câu 14. Em hãy cho biết, tiếng vọng để lại trong tâm trí của tác giả là gì?
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.
Tiếng vọng - Nguyễn Quang Thiều)
BL 14. Gợi ý:
Tiếng vọng để lại trong tâm trí của tác giả là:
- Sự ám ảnh về cái chết của con chim sẻ nhỏ Sự hối hận vì mình đã
không giúp nó.
Câu 15. Cho đoạn thơ sau:
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
(Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa)
Giọng đọc thơ của thầy là một giọng đọc như thế nào? Giọng đọc ấy
đã gợi cho cậu trò nhỏ Đăng Khoa những hình ảnh nào đẹp đẽ? Nêu cái hay
cái đẹp của mỗi hình ảnh đó.
BL 15. Giọng thơ của thầy giáo hẳn phải diễn cảm lắm! Giọng đọc ấy lúc
trầm lúc bổng, lúc thiết tha, nhẹ nhàng, lúc mạnh mẽ như một bản nhạc

vậy. (đỏ nắng – xanh cây, vọng, êm êm, rào rào…).
- Giọng đọc ấy đã khơi lên trong cậu học trò nhỏ những hình ảnh thân
thuộc mà cũng hết sức thú vị, hấp dẫn của cuộc sống.
- Nghe thầy đọc thơ, cả một không gian thân thuộc của gian nhà như
đang có sự chuyển mình kì diệu. Cây thêm xanh mượt, nắng thêm lung linh
(đỏ nắng). Bức tranh thiên nhiên có sắc đỏ rực rỡ, nóng bỏng và có cả sắc
xanh dịu dàng, mát mắt. Hai sắc màu ấy hài hòa, tôn vinh nhau tạo cho bức
tranh sự sinh động và lôi cuốn.
- Nghe thầy đọc thơ, tưởng như con sông quê đang êm đềm chảy
trước mắt. Trền con sông quê, những con thuyền khua mái chèo khuấy động
mặt nước yên tĩnh. Tiếng nước càng làm tăng thêm vẻ thanh bình của chốn
quê hương. Nghe thầy đọc thơ, bao kỉ niệm về người bà thân yêu ùa về. Ôi
nhớ xiết bao giọng nói êm êm của bà!
- Sang đến câu thơ sau, không gian thời gian chuyển một cách bất
ngờ, tự nhiên mà thú vị (đêm: Nghe trăng thở động tàu dừa → cơn mưa rào
mạnh mẽ:Rào rào nghe chhuyển cơn mưa giữa trời. ). Nghe thầy đọc thơ mà
cả một không gian trữ tình hiện ra trước mắt. Biện pháp nhân hóa khiến trăng
hiện lên thật sống động. Ánh trăng tỏa sáng lung linh, trăng trao nghiêng vệt
sáng trên tàu dừa. Trăng đang thở? Trăng khiến cả tàu dừa rung rung. Cái
chuyển động khẽ khàng ấy được thu gọn trong một từ rất đắt: “động”. Từ
“động” giúp ta cảm nhận được sự sống đang chuhyển mmình trong vạn vật
hữu linh. Nó giúp ta nhận ra những rung cảm tinh tế của cậu học trò nhỏ.
- Câu thơ cuối bất ngờ, đột ngột, nhịp điệu nhanh mạnh như thể tính
cách của mưa rào vậy. Câu thơ cũng là cao trào của cảm xúc.
- Tiêng thơ của thầy đã khơi lên trong lòng cậu học trò những rung
cảm tinh tế, giúp em biết yêu hơn cuộc sống xung quanh, yêu hơn những con
người quê hương. Và với giọng đọc truyền cảm ấy, thầy giáo đã truyền tới
học sinh tình yêu với quê hương, đất nước, đã nhen lên trong chúng nnhwngx
mầm xanh thơ văn.
- Qua bài thơ, ta thấy thần đồng thơ Trần Đăng Khoa là người có tâm

hồn tinh tế, nhạy cảm và cũng hết sức trong sáng, có khả năng ngôn ngữ
phong phú, linh hoạt.
Câu 16.
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi …… ”
(Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông)
a. Hình ảnh ánh nắng được diễn tả qua câu thơ nào? Cách diễn tả ấy
có gì độc đáo?
b. Trong lời nói ngây thơ của người con, em cảm nhận được điều
gì? Hãy bày tỏ suy nghĩ của em về điều đó.
BL 16. Gợi ý: “Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Để con đi …… ”
(Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông)
a) Hình ảnh ánh nắng được diễn tả qua câu thơ “Ánh nắng chảy đầy
vai”.
Cảnh diễn đạt ấy độc đáo. Bởi ánh nắng thường được cảm nhận qua
mắt nhìn (thị giác). Trong câu thơ trên ánh nắng lại được cảm nhận qua đôi
vai: “chảy đầy vai” (cảm xúc). Qua cách miêu tả đó, ánh nắng hiện ra thật
mềm mại, dịu dàng, ánh nắng làm sáng lên vẻ đẹp của con người.
b) Trong lời nói ngây thơ của người con, ta cảm nhận được một ước
mơ râts trong sáng và thánh thiện. Ước mơ đó gắn liền với cánh buồm trắng,
với khát vọng đi xa đến những chân trời mới. Đó cũng là ước mơ một tâm
hồn trong trắng, ham hiểu biết, muốn khám phá những bí ẩn của thế giới.
Chúng ta cần trân trọng, nâng niu và chắp cánh cho những ước mơ
này.

Câu 17. “ Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Rèm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ …

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai …”
(Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)
BL 17. Gợi ý: “ Dòng sông mới điệu làm sao

Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai …”

Bài thơ sử dụng rộng rãi biện pháp nhân hóa. Những từ ngữ thường được
dùng để miêu tả hành động, tính cách của con người được gắn cho dòng
sông: điệu, mặc áo lụa đào, áo xanh….mặc cài lên màu áo, thêu trước ngực,
nép, mặc áo hoa, mặc áo đen….Nhà thơ thật khéo léo sử dụng biện pháp
nhân hóa khiến hình ảnh dòng sông hiện lên rất sinh động, phong phú và hấp
dẫn. Nhan đề "Dòng sông mặc áo" rất hay, duyên dáng và nên thơ. Dòng
sông được nhân hóa trở nên điệu đà, thích làm đẹp, làm duyên như thiếu nữ.
Mỗi sự chuyển biến của thời gian trong ngày là một thời điểm để dòng sông
diện một bộ áo quyến rũ.
Dưới ánh nắng sáng hồng, tươi mới của buổi bình minh, dòng sông

"mới" điệu làm sao trong tà áo dài thướt tha, mềm mại, và cũng ửng hồng
đầy sức sống.
Trưa về, dòng sông rộng bao la theo mây trời, sông kheo thêm chiếc
áo xanh biếc, tươi sáng, mới mẻ.
Khi hoàng hôn buông xuống cũng là lúc sông khoác lên mình màu áo
hây hây ráng vàng như một tà áo lụa quý phái.
Rồi khi màn đêm buông, dòng sông thoắt có y phục mới: chiếc áo tím
có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô lấp lánh. Dòng sông hiện
lên với vẻ đẹp bí ẩn, kiêu sa đầy quyến rũ.
Đêm về khuya, sông trở nên kín đáo, lặng lẽ "nép trong rừng bưởi" và
giản dị trong chiếc áo màu đen. Và có lẽ, dòng sông về đêm cũng giống như
mùa đông ẩn giấu sức sống vào bên trong những cành khô, để khi mùa xuân
về, sức sống ấy mới trào lên thành những mầm non mơn mởn.
Sáng sớm hôm sau, thật bất ngờ:
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp là đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai…".
Có lẽ dòng sông duyên dáng và làm ngất ngây tâm hồn người đọc
nhất là hình ảnh dòng sông vào buổi sáng nay.
Cái đẹp đến thật bất ngờ, đầu tiên nó làm ta "ngẩn ngơ" bởi hương
thơm nồng nàn, nguyên khiết. Và rồi nàng thiếu nữ dòng sông hiện ra rạng
ngời, thánh thiện và đầy sức sống. Chiếc áo nangd diện mới kì diệu làm sao!
Nó được ủ hương từ hoa bưởi và nó được dệt nên từ những bông hoa bưởi
trắng ngần. Ta như đứng trước một dòng sông cổ tích:
Đẹp lắm em ơi! Con sông Ngàn Phố
Trắng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau.
Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện cách quan sát, miêu tả sinh
động của tác giả rất chính xác, tinh tế. Qua đó, ta thấy được tình yêu thắm
thiết của tác giả dành cho dòng sông quê hương mình.

Câu 18. Cho bài ca dao: “Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”
(Ca dao)
a. Tìm từ trái nghĩa trong bài ca dao trên. Theo em, những từ trái
nghĩa đó còn ẩn chứa nét nghĩa nào khác? Bài ca dao đã khẳng định phẩm
chất tốt đẹp nào của hình tượng “con cò”?
b. Hãy tìm một số câu tục ngữ có nội dung gần gũi với bài ca dao.

BL 18.
a) Từ trái nghĩa trong bài ca dao trên là: trong và đục.
"Trong": Tinh khiết, không có gợn, mắt thường có thể nhìn thấu qua
được, ở đây không dừng lại ở việc chỉ tính chất, màu nước mà nó còn để chỉ
phẩm chất trong sáng, cao đẹp.
"Đục" có nhiều gợn nhỏ vẩn lên làm cho mờ, không trong suốt. Ở đây
còn ngầm chỉ sự xấu xa.
Con cò khi cận kề cái chết vẫn muốn chọn một cái chết cao đẹp, trong
sạch chứ không muốn chết một cách xấu xa, tanh bẩn.
Qua đó ta thấy, con cò có phẩm chất trong sáng, thanh cao.
b) Tục ngữ có nội dung gần gũi với bài ca dao:
Chết trong còn hơn sống đục.
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Chết đứng còn hơn sóng quỳ.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 19. Trong bài “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ”, nhà
thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”.
Ý nghĩa của từ “mặt trời” trong hai câu thơ có gì khác nhau? Từ đó, em có
cảm nhận gì về tình cảm mà người mẹ dành cho con nhỏ của mình?
BL 19. Trong bài "Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ", nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm có viết:
"Mặt trời (1) của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời (2) của mẹ, em nằm trên lưng"
Ý nghĩa của từ "mặt trời" trong hai câu thơ trên:
Mặt trời (1): Mặt trời của tự nhiên, mang ánh sáng cho vạn vật trên trái đất.
Mặt trời (2): Con của mẹ.
Cách gọi đầy âu yếm "Mặt trời của mẹ" thể hiện mẹ rất yêu em bé. Nừu mặt
trời trên cao đem lại ánh sáng, cung cấp sự sống cho muôn loài thì em là
nguồn sống của mẹ, là hi vọng, hạnh phúc và niềm tin của mẹ.
Câu 20. Khổ thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện
pháp tu từ đó.
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc.
(Mầm non - Võ Quảng)
BL 20.
- Khổ thơ trên sử dụng biện pháp nhân hóa rất thú vị.
- Những từ ngữ cho ta biết điều đó là: nghe thấy, vội, đứng dậy, khoác áo.
- Biện pháp nhân hóa đã giúp ta cảm nhận hình ảnh mầm non lớn lên chân
thực và sinh động. Mầm non như một con người, nó biết lắng nghe những
dung động của cuộc sống vui tươi. Nó mang trong mình sức sống căng trào.
Và nó lớn lên yêu đời, lạc quan, đường hoàng (nó đứng dậy giữa trời).
Hình ảnh thơ đẹp, trong sáng rất gần với vẻ đẹp tâm hồn thiếu nhi. Có lẽ vì
thế mà đoạn thơ đã khơi gợi chí tưởng tượng phong phú và lòng mến yêu
cuộc sống của các “mầm non đất nước”.

Câu 21. Cho đoạn thơ:
“Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha”
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Niềm vui đất nước độc lập được thể hiện qua những từ ngữ và hình
ảnh như thế nào?
BL 21.
Niềm vui đất nước được độc lập được thể hiện qua những từ ngữ: reo
vui (khác rồi), qua tư thế đường hoàng, tự chủ (đứng giữa núi đồi), qua niềm
vui trào dâng (vui nghe).
Ngoài ra, niềm vui ấy còn được thể hiện qua một loạt hình ảnh thiên
nhiên tươi tắn, sống động: “Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.”
Đó là cả thế giới thiên nhiên đang xôn xao trong gió lộng tự do. Một
thiên nhiên mới mẻ, khoác lên mình chiếc áo mới vui tươi. Sắc màu cuối
đoạn thật thanh tân “trong biếc” và tiếng nói cười mới vui vẻ, hạnh phúc và
đáng yêu sao “thiết tha”! Hai chữ “thiết tha” đã gói ghém được biết bao say
sưa, ngây ngất, tin yêu của con người. Giờ là mùa thu nhưng không khí
không ảm đạm, trầm buồn như mùa thu trước. Tất cả như đang reo ca khúc
ca tự do, độc lập. Lời thơ thật giản dị mà ý thơ lung linh, ảo giác.
Câu 22. “ Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng … nhớ một vùng núi non …”
(Cửa sông - Quang Huy)
a. Khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ, thành ngữ nào?

b. Qua đoạn thơ, em thấy cửa sông có những tình cảm, cảm xúc nào?
Tình cảm ấy có gì đáng quý và đáng trân trọng?
c. Cách diễn tả tình cảm trong đoạn thơ có gì sâu sắc?
BL 22. “Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng … nhớ một vùng núi non …”
(Cửa sông - Quang Huy)
a. Khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ, tục ngữ:
Lá rụng về cội. Uống nước nhớ nguồn.
b. Qua đoạn thơ, ta thấy cửa sông cũng có nỗi nhớ, tình cảm gắn bó như con
người. Sự gắn bó với cội nguồn của cửa sông thật bền chặt, thủy chung
“chẳng dứt cội nguồn” và nỗi nhớ về một vùng núi non, về khởi nguồn sinh
ra mình thật da diết, chân thành: “Bỗng … nhớ một vùng núi non …”. Tình
cảm ấy rất đáng quý và đáng chân trọng bởi nó chân thành, tha thiết, tình
nghĩa. Qua tình cảm của dòng sông, ta thêm thấm thía hơn tình yêu với
nguồn cội, với tổ tiên và với đất nước.
c. Cách diễn tả tình cảm trên rất sâu sắc. Biện pháp nhân hóa (chẳng dứt cội
nguồn, giáp mặt, nhớ) khiến hình ảnh cửa sông hiện lên thật sinh động, có
tâm tư tình cảm như con người. Ngoài ra, tác giả đã mượn hình ảnh cửa sông
nhớ thương mà nói về tình cảm của những con người sống ở cửa sông với đất
liền. Mượn tình cảm của dòng sông mà truyền cho ta bài học sâu sắc của đạo
làm người: phải biết ơn nguồn cội. (câu thơ như kể lại cho ta truyền thuyết
“Con Rồng cháu Tiên”). Do đó, câu thơ không rơi vào giáo điều khô khan
mà nồng ấm tình cảm. Nó như lời tâm tình chia sẻ và có khả năng khơi gợi
nhịp rung đồng điệu trong trái tim người đọc.
Câu 23. Cho đoạn văn:
“Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ
vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ
sở tới tận chân trời góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với

niềm tự hào sâu sắc”.
a. Xác định từ cùng nghĩa trong đoạn văn trên. Qua đó em có nhận xét gì về
khả năng dùng từ ngữ của tác giả?
b. Tìm từ láy có trong đoạn văn trên.

BL 23.
“Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ
vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ
sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự
hào sâu sắc”
a. Các từ ngữ cùng nghĩa trong đoạn văn trên là:
giàu đẹp, gấm vóc
oanh liệt, vẻ vang
quê hương, xứ sở, Tổ quốc, đất nước, non sông
đi xa quê hương, chân trời góc bể
Qua đó, ta thấy khả năng dùng từ ngữ rất phong phú và linh hoạt của tác giả.
b. Từ láy có trong đoạn văn trên là: vẻ vang, sâu sắc.
Câu 24.
“Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”
(Tiếng hát mùa gặt - Nguyễn Duy)
Đoạn thơ đã gợi cho em hình ảnh và cảm xúc nào? Cách miêu tả của
tác giả có gì đặc sắc?
BL 24.
Đoạn thơ đã vẽ nên một bức tranh ngày mùa đẹp. Qua đó thể hiện được niềm
vui rộn ràng của những người nông dân vì vụ mùa bội thu.
Cách dùng từ “phả” rất hay và độc đáo. Ánh nắng rực rỡ không phải trên trời
chiếu xuống mà nó được “phả” từ dưới cánh đồng lên. Từ “phả” vừa gợi ra

không gian của một cánh đồng bát ngát, vừa báo hiệu lúa đã chín vàng. Bức
tranh có nắng, có màu vàng gắt đậm thì lại có sắc trắng của cánh cò và cơn
gió mát lành làm dịu lại. Hình ảnh cánh cò thật thi vị và nên thơ: “Cánh cò
dẫn lúa qua thung lúa vàng”. Tưởng như tác giả chớp được cái phút hồn
nhiên của cảnh vật. Cánh cò chao nghiêng, gió nghiêng nghiêng và cả cánh
đồng lúa cũng dạt về một phương xao động.
Câu thơ tiếp theo, nhà thơ lại thổi hồn cho gió. “Gió nâng tiếng hát chói
chang”. Cả không gian tràn ngập lời ca tiếng hát.
Đó là tiếng hát vui mừng vì vụ mùa bội thu, cũng có thể là tiếng hát vút cao
của những cô bá nông nhân khích lệ nhau lao động. Tiếng hát ấy thật yêu
đời, khỏe khoắn.
Câu thơ cuối, hình ảnh thơ lấp loáng ánh sao. Những lưỡi liềm cũng sáng lên
như những tia chớp nhỏ, cần mẫn “liếm ngang chân trời”. Qua hình ảnh ấy ta
thấy được hình ảnh của những người nông dân chăm chỉ, cần cù.
Bốn câu thơ, cứ một dòng gợi ý niệm cao lại một dòng gợi ý niệm rộng. Sự
kết hợp của chúng mở ra một không gian rộng lớn, sống động của những
mùa gặt hái nơi đồng quê.
Ẩn đằng sau câu thơ là cái nhìn say sưa, là niềm vui lây của tác giả với niềm
vui của các bác nông dân trong vụ mùa bội thu.
Câu 25
Nhắn tin cho tác giả
Phan Thị Báu @ 19:47 14/01/2012
Số lượt xem: 23441
Số lượt thích: 9 người (Trần Văn Giáp, Trong Tien Anh, Vũ Nhân Văn, )

Kích
thước
font
Đường dẫn: p
Gửi ý kiến

Chào mừng quý vị đến với website của
Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải
được các tài liệu của Thư viện về máy tính của mình.
Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem
phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái.
Bản quyền thuộc về
Website được thừa kế từ Violet.vn, người quản trị: Phan Thị Báu

×