MỤC LỤC Trang
A/ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG 4
I. Giải thích một số khái niệm liên quan
II. Cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động
1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
2. Thời hiệu khiếu nại 5
3. Thủ tục giải quyết khiếu nại
3.1. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu 6
3.2. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lần tiếp theo 8
3.3. Căn cứ để xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng
4. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
9
B. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Nêu thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp của HĐHG và nhận xét
về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp trên của HĐHG của Cty B
1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của HĐHG
1.2.Thủ tục giải quyết tranh chấp của HĐHG 10
1.3. Nhận xét thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp của HĐHG Cty B
2. Những thỏa thuận của anh C và công ty có hợp pháp không? Tại sao? 11
3. Theo quy định của pháp luật lao động, hành vi nghỉ việc của anh C có
thể bị xử lí như thế nào?
12
4. Giải quyết quyền lợi cho anh C trong các trường hợp
- Anh C trở lại công ty B làm việc;
- Anh C không trở lại công ty B làm việc.
13
Danh mục tài liệu tham khảo 17
BÀI TẬP SỐ 16
1. Trình bày cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động? (4 điểm)
2. Tình huống: (6 điểm)
Anh C làm việc ại Công ty giấy B từ tháng 1/1995, theo hợp đồng lao
động không xác định thời hạn, được phân công làm việc tại Phân xưởng đo
lường tự động. từ tháng 2/2008, anh C được chuyển sang làm thủ kho ở Tổng
kho vật tư của Công ty B.
1
Tháng 4/2008, anh C có đơn tố cáo cho rằng ông H là nhân viên phòng vật
tư đã giả mạo chữ ký của anh để nhập hàng. Khi anh C cho rằng ông H đã giả
mạo chữ kí thì giữa hai người đã xảy ra xô xát và anh C đã xé tờ hóa đơn mà anh
cho là có sự giả mạo chữ ký. Ngày 7/5/2008, Công ty B đã tổ chức họp kiểm
điểm anh C và ông H, đồng thời tạm đình chỉ công tác của hai người để chờ cơ
quan công an giám định chữ ký.
Ngày 15/5/2008, cơ quan giám định khoa học hình sự thuộc công an tỉnh P
có kết luận giám định, kết quả cho thấy hai chữ ký là của cùng một người. Ngày
20/5/2008, Công ty đã mời anh C đến để thông báo về kết luận nói trên và yêu
cầu anh C viết kiểm điểm nhưng C không chấp nhận và còn gây mất trật tự nơi
làm việc. Sau sự việc này, C không đi làm.
Ngày 10/6/2008, Hội đồng kỉ luật của công ty đã họp và đề nghị xử lý kỉ
luật anh C bằng hình thức sa thải vì lí do C tự ý bỏ việc và giải quyết chế độ trợ
cấp thôi việc cho C. Ngày 20/6/2008, Giám đốc công ty B ra quyết định kỉ luật
sa thải C, gửi quyết định kỉ luật cho C và yêu cầu C đến nhận tiền trợ cấp nhưng
C vẫn không đến.
Ngày 10/7/2008, sau khi nhận được quyết định sa thải, anh C yêu cầu Hội
đồng hòa giải lao động cơ sở của công ty B giải quyết vì cho rằng việc sa thải
của công ty B với anh là vi phạm pháp luật, anh không có lỗi gì. Ngày
13/7/2008, Hội đồng hòa giải tiến hành phiên họp hòa giải nhưng đại diện của
công ty B vắng mặt. Ngày 15/7/2008, Hội đồng hòa giải triệu tập lần hai, nhưng
công ty B không đến nên Hội đồng hòa giải lập biên bản hòa giải không thành.
Anh C đã kiện ra tòa án. Tại TAND huyện, các bên đạt được thỏa thuận:
- Anh C được trả lương làm thêm giờ.
- Anh C được thanh toán tiền nghỉ phép năm 2008.
- Anh C được thanh toán tiền thưởng của năm 2008.
- Anh C được thanh toán trợ cấp thôi việc.
2
- Anh C đồng ý để công ty B không trả tiền bồi thường trong thời gian
không được làm việc và công ty B sẽ nhận C trở lại làm việc.
Yêu cầu:
a) Nêu thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp của HĐHG và nhận xét về
thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp trên của HĐHG công ty B? (1,5 điểm)
b) Những thỏa thuận của anh C và công ty B có hợp pháp không? Tại sao? (1,5
điểm)
c) Theo quy định của pháp luật lao động, hành vi nghỉ việc của anh C có thể bị
xử lí như thế nào? Tại sao? (1,5 điểm)
d) Hãy giải quyết quyền lợi cho anh C trong các trường hợp:
- Anh C trở lại công ty làm việc;
- Anh C không trở lại công ty B làm việc. (1,5 điểm)
3
BÀI LÀM
A/ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG
I. Giải thích một số khái niệm liên quan
Tại điều 4 chương I Nghị định số 04/2005/NĐ-CP ngày 11/01/2005 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về khiếu
nại, tố cáo về lao động thì:
- Khiếu nại là việc người lao động, tập thể lao động yêu cầu cá nhân, cơ
quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động
khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Người khiếu nại là người lao động, tập thể lao động thực hiện quyền
khiếu nại.
- Người bị khiếu nại là người sử dụng lao động có quyết định, hành vi bị
khiếu nại
- Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại.
- Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải
quyết của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật bao gồm: quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp
theo mà trong thời hạn do pháp luật quy định, người khiếu nại không khiếu nại
tiếp; quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
II. Cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động (được quy định trong
NĐ 04/2005 NĐ-CP ngày 11/01/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của bộ luật lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động)
1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
4
Người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu của
người lao động, của tập thể lao động.
Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động có quyền tiếp nhận và giải
quyết khiếu nại về lao động theo quy định của pháp luật.
Chánh thanh tra Sở có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động mà
người sử dụng lao động hoặc Thanh tra viên lao động đã giải quyết nhưng còn
khiếu nại.
Chánh thanh tra Bộ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động mà
Chánh thanh tra Sở đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định giải quyết của
Chánh thanh tra Bộ là quyết định giải quyết cuối cùng.
2. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết
định lao động hoặc biết được có hành vi lao động.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi
xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện
được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian trở ngại đó không tính
vào thời hiệu khiếu nại.
3. Thủ tục giải quyết khiếu nại
Người khiếu nại tự mình thực hiện quyền khiếu nại, nếu không có thể
thông qua người đại diện hợp pháp theo pháp luật (bao gồm cha, mẹ đối với
người lao động chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ;
người được toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và
những chủ thể khác theo quy định của pháp luật) hoặc theo uỷ quyền (được xác
lập bằng văn bản uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện).
Người khiếu nại phải có đơn ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại, họ, tên,
địa chỉ, lý do, nội dung khiếu nại; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sử dụng lao
động bị khiếu nại; yêu cầu của người khiếu nại. Đơn phải do người khiếu nại ký
5
hoặc điểm chỉ và phải được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
giải quyết.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn khiếu nại
thuộc thẩm quyền giải quyết phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người
khiếu nại bằng văn bản. Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết thì thông
báo và hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền giải quyết,
đồng thời gửi kèm các giấy tờ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có).
Việc thông báo chỉ thực hiện một lần với một vụ việc khiếu nại. Đối với đơn vừa
có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại có trách nhiệm giải quyết nội dung khiếu nại, đồng thời chuyển nội
dung tố cáo cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với
người khiếu nại; đối với khiếu nại của tập thể lao động thì phải có sự tham gia
của đại diện công đoàn cơ sở, đối với những nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ
sở thì phải có đại diện của người lao động (công đoàn cấp trên) có sự tham gia
của hoà giải viên lao động hoặc tổ chức đoàn thể quần chúng khác. Việc giải
quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu phải bằng quyết định giải
quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo có thể giữ nguyên,
sửa đổi, huỷ bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định
giải quyết khiếu nại lần trước đó, chấm dứt hành vi bị khiếu nại, giải quyết các
vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại.
3.1. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu
Người lao động, tập thể lao động khiếu nại lần đầu về quyết định lao động,
hành vi lao động của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động hoặc
thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra (sau đây viết tắt là người giải
quyết khiếu nại lần đầu) phải tiếp nhận, giải quyết theo trình tự:
6