Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tăng cường kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại công ty cổ phần may Trường Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.07 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


NGUYỄN THỊ THẮM



TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ
SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
TRƯỜNG GIANG


Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2013
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



Người hướng dẫn khoa học
:
TS. NGUYỄN PHÙNG



Phản biện 1: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI



Phản biện 2: GS. TS. ĐẶNG THỊ LOAN



Lu

n v
ă
n
đ
ã
đượ
c b

o v

t

i H

i
đồ
ng ch

m Lu

n
văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

họp tại Đại học Đà
Nẵng vào ngày 05
tháng 6 năm 2013.



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Muốn hạ thấp giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm
thì đầu tiên các doanh nghiệp cần phải kiểm soát tốt chi phí sản
xuất; trong đó tăng cường công tác kiểm soát nội bộ về chi phí
sản xuất là điều cấp thiết nhất. Tuy nhiên, có rất ít doanh nghiệp ở
Việt Nam quan tâm đến công tác kiểm soát nội bộ chi phí sản
xuất.
Công ty cổ phần may Trường Giang là một doanh nghiệp
chuyên sản xuất và gia công các sản phẩm may xuất khẩu và nội
địa, có bề dày trên 30 năm trong lĩnh vực may gia công hàng xuất
khẩu. Những hạn chế nổi bật trong quy trình KSNB chi phí sản
xuất tại Công ty:
+ Nguồn nguyên vật liệu của Công ty mua cả trong nước và
cả nhập khẩu nên khó khăn.cho công tác quản lý.
+ Khâu giám sát quá trình sản xuất còn lơ là, chỉ mang tính
hình thức. Việc phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan
đến quá trình sản xuất còn nhọc nhằn, làm cho quá trình kiểm soát

chi phí dễ xảy ra rủi ro.
+ Công ty chưa lập báo cáo kế toán quản trị phục vụ cho
công tác kiểm soát chi phí. Công ty chưa đi vào phân tích chi
phí sản xuất thực tế phát sinh để tìm hiểu nguyên nhân và
hướng giải quyết. Công ty mới chỉ dừng lại ở việc đối chiếu, so
sánh gi
ữa số liệu thực tế với dự toán. Do đó, thông tin cung cấp
không đáp ứng yêu cầu phân tích của nhà quản lý.
2

+ Việc phân quyền truy cập vào hệ thống chỉ mang tính
hình thức.
+ Số lượng nhân viên phòng kế toán còn ít, một người phải
đảm nhận nhiều việc nên công tác kiểm soát chi phí vẫn còn nhọc
nhằn.
Từ những bất cập trên, việc tìm hiểu công tác KSNB chi phí
sản xuất của Công ty cổ phần may Trường Giang để tìm ra những
giải pháp tăng cường việc KSNB chi phí sản xuất, hạn chế tối đa
thất thoát là vấn đề cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận chung về khái niệm, mục tiêu, các bộ
phận cấu thành và vai trò của KSNB trong doanh nghiệp. Từ đó,
nghiên cứu thông tin phục vụ công tác KSNB chi phí sản xuất,
mục tiêu KSNB chi phí sản xuất, KSNB về viêc lập dự toán và
KSNB thực tế chi phí sản xuất.
Vận dụng cơ sở lý luân trên nghiên cứu thực tế và đánh giá
thực trạng công tác KSNB chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần
may Trường Giang, đồng thời chỉ rõ những kết quả đạt được và
những mặt hạn chế trong công tác KSNB chi phí sản xuất tại
Công ty.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đưa ra một số giải
pháp nhằm tăng cường KSNB chi phí sản xuất tại Công ty cổ
phần may Trường Giang như hoàn thiện môi trường kiểm soát,
tăng cường KSNB việc lập dự toán chi phí sản xuất, hoàn thiện
thông tin ph
ục vụ công tác kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất và
tăng cường KSNB chi phí sản xuất.
3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về kiểm soát
nội bộ chi phí sản xuất và thực tế công tác KSNB chi phí sản xuất
tại Công ty cổ phần may Trường Giang. Qua đó đưa ra những giải
pháp nhằm tăng cường KSNB chi phí sản xuất tại Công ty.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu mảng công tác KSNB
chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần may Trường Giang.
+ Về không gian: chỉ nghiên cứu trong phạm vi Công ty cổ
phần may Trường Giang.
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác KSNB chi phí
sản xuất trong quý IV, năm 2012
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phỏng vấn trực tiếp: Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng
phòng kế hoạch vật tư, Tổ trưởng các phân xưởng cắt, may và
hoàn thành để tìm hiểu về môi trường kiểm soát.
- Quan sát, tìm hiểu những vướng mắc, hạn chế của quy
trình KSNB chi phí sản xuất của Công ty.
- Vận dụng lý thuyết, thủ tục và quy trình KSNB chi phí sản
xuất để mô tả, giải thích và đề xuất các giải pháp.
5. Bố cục đề tài:

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ chi phí sản
xuất trong doanh nghiệp.
Ch
ương 2 : Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ chi phí
sản xuất tại Công ty cổ phần may Trường Giang.
4

Chương 3 : Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội
bộ chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần may Trường Giang.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu, tác giả đã tham khảo
các công trình nghiên cứu sau :
Huỳnh Thị Loan (2008), “Tăng cường kiểm soát chi phí sản
xuất tại tổng Công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ”, luận văn thạc
sỹ, trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý
luận về kiểm soát chi phí nói chung và kiểm soát chi phí sản xuất
nói riêng; tìm hiểu thực tế công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại
tổng Công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, đánh giá những ưu nhược
điểm của công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty và từ đó
tác giả đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát
chi phí tại Công ty
Phạm Thị Thu Hoài (2009), “Tăng cường kiểm soát nội bộ
về chi phí kinh doanh tại Công ty cổ phần lương thực và dịch vụ
Quảng Nam”, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Đà Nẵng. Luân
văn đi vào tìm hiểu những vấn đề cơ bản về KSNB trong quản lý.
Lê Thị Thảo Như (2010), “Tăng cường kiểm soát nội bộ về
chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần dệt may 29/3”, luận văn thạc
sỹ, trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống hóa được
những vấn đề lý luận cơ bản về KSNB sản xuất trong doanh

nghiệp nói chung. Từ đó làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng
và tìm ra giải pháp tăng cường công tác KSNB chi phí sản xuất tại
Công ty c
ổ phần dệt may 29-3.
Nguyễn Thị Thanh Thúy (2010), “Tăng cường kiểm soát
chi phí tại Công ty Vinaconex 25” , luận văn thạc sỹ, trường Đại
5

học Đà Nẵng. Luận văn đã nghiên cứu lý luận về những vấn đề
cơ bản về kiểm soát chi phí trong quản lý, tìm hiểu về đặc điểm
hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý, thực trạng
kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Vinaconex 25.
Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại
Công ty cổ phần Vinaconex 25, đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần
Vinaconex 25.
Lê Thị Thu Hiền (2010), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát
chi phí sản xuất tại Công ty giày Thượng Đình” luận văn thạc sỹ,
trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã nghiên cứu những lý luận
chung về kiểm soát trong quản lý, tìm hiểu thực trạng hệ thống
kiểm soát chi phí sản xuất của Công ty giày Thượng Đình và giải
quyết một cách khá toàn diện vấn đề kiểm soát chi phí tại Công
ty.












6

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ
SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ
Theo Ủy ban của hội đồng quốc gia Hoa kỳ về việc chống
gian lận về báo cáo tài chính (COSO): “ Kiểm soát nội bộ là một
quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của
đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm
hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu: Báo cáo tài chính đáng tin
cậy; các luật lệ và quy định được tuân thủ; và hoạt động hữu hiệu
và hiệu quả.”
1.1.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ
- Báo cáo tài chính đáng tin cậy.
- Các luật lệ và quy định được tuân thủ.
- Hoạt động hữu hiệu và hiệu qủa
1.1.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo COSO, hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 5 bộ phận.
 Môi trường kiểm soát
 Đánh giá rủi ro
 Hoạt động kiểm soát
 Thông tin và truyền thông
 Giám sát

1.1.4 Vai trò và trách nhi
ệm của các đối tượng liên quan
đến kiểm soát nội bộ
1.1.5 Hạn chế tìm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ
7

1.2 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ THÔNG TIN PHỤC VỤ CÔNG
TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG
DOANH NGHIỆP
1.2.1 Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
a/ Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao
phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết
khác mà doanh nghiệpđã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản
phẩm trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
b/ Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều
khoản có tính chất, công dụng khác nhau và có yêu cầu quản lý
khác nhau.
c/ Sự cần thiết phải kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất
1.2.2 Thông tin phục vụ công tác kiểm soát nội bộ chi
phí sản xuất trong doanh nghiệp
Thông tin kế toán phục vụ cho kiểm soát chi phí sản xuất
bao gồm thông tin kế toán tài chính và thông tin kế toán quản
trị.
1.3 KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG
DOANH NGHIỆP
1.3.1 Mục tiêu kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất
Kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất nhằm mục tiêu tăng hiệu
quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí

không c
ần thiết, hạ giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng hiệu
quả trong cạnh tranh, đảm bảo hoàn thành kế hoạch của đơn vị
hoặc những cam kết với khách hàng, bảo vệ tài sản của đơn vị,
8

ngoài ra nó còn là cơ sở để nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân,
mỗi bộ phận trong toàn doanh nghiệp.
Ngoài ra kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất còn nhằm mục
đích đảm bảo độ tin cậy của các thông tin kế toán về chi phí sản
xuất cũng như đảm bảo việc thực hiện các chế độ kế toán hiện
hành về hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.
1.3.2 Kiểm soát nội bộ về việc lập dự toán chi phí sản
xuất trong doanh nghiệp
Lập dự toán chi phí sản xuất nhằm xác định toàn bộ chi phí
để sản xuất một khối lượng sản phẩm đã xác định trước. Chi phí
để sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.Kiểm soát
nội bộ việc lập dự toán chi phí sản xuất là xem xét dự toán chi phí
sản xuất được lập trên cơ sở có hợp lý và đảm bảo đúng quy định
, có xảy ra những gian lận hay sai sót trong quá trình lập dự toán
hay không.
1.3.2 Kiểm soát nội bộ về chi phí sản xuất thực tế phát
sinh trong doanh nghiệp
a/ Kiểm soát nội bộ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Kiểm soát chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là việc kiểm
soát số lượng nguyên vật liệu, chủng loại nguyên vật liệu, giá mua
nguyên vật liệu.
b/ Kiểm soát nội bộ chi phí nhân công trực tiếp
Kiểm soát nội bộ về chi phí nhân công trực tiếp chủ yếu là

ki
ểm soát về tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp, trợ cấp và các
khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.

9

c/ Kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất chung
Tiến hành kiểm soát đối với các khoản mục sau:
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân
viên quản lý phân xưởng
- Chi phí vật liệu ở phân xưởng
- Chi phí công cụ, dụng cụ
- Chi phí khấu hao
- Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác

KẾT LUẬN CHƯƠNG
1














10

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ
SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
TRƯỜNG GIANG
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG
GIANG
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần may Trường Giang là tiền thân của Xí
nghiệp may Tam Kỳ, được thành lập theo quyết định số 1375/QĐ-
UB ngày 31/07/1979 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng (cũ).
Ngày 24/12/1993, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam- Đà
Nẵng (cũ) ra quyết định số 2114/QĐ-UB đổi tên Xí nghiệp may
Tam Kỳ thành Công ty may Trường Giang.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công
ty
- Sản phẩm được thiết kế cho từng đơn đặt hàng là giống
nhau nên chi phí sản xuất một sản phẩm trên cùng một đơn đặt
hàng giống nhau.
- Sản phẩm ngành may đa dạng về chủng loại: sản phẩm
theo mùa, theo độ tuổi, theo giới tính, … các đơn đặt hàng khác
nhau thì có thể khác nhau về thiết kế, quy cách, quy mô, kích cở,

- Quá trình s
ản xuất sản phẩm bao gồm nhiều khâu nối tiếp
nhau theo dây chuyền: mua hay nhận nguyên vật liệu - chuẩn bị
sản xuất - cắt - may - cắt chỉ - ủi - hoàn tất - đóng gói. Bên trong

11

những khâu lớn có những dây chuyền: khâu cắt bao gồm những
công việc như trải vải, cắt, đánh số, kiểm tra, bó hàng, … công
việc này mang tính chất sản xuất dây chuyền, tức công việc nọ nối
tiếp công việc kia và các công việc này phụ thuộc lẫn nhau.
- Ngành may sử dụng nguyên vật liệu lớn, kích cở, màu sắc
của nguyên vật liệu đa dạng. Do vậy, việc kiểm soát tình trạng vật
tư là vấn đề phức tạp. Thường gặp trong sản xuất ngành may là
tình trạng không đồng bộ nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất.
- Phế liệu thu hồi rất lớn: do hình dạng đặc thù của từng sản
phẩm và quy cách các nguyên vật liệu được bán trên thị trường
nên khi cắt may các chi tiết, các cụm chi tiết của sản phẩm luôn
tạo ra nguyên vật liệu rẻo. Khối lượng nguyên vật liệu rẻo của sản
phẩm may cũng rất lớn.
2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty
Bộ máy quản lý Công ty bao gồm được tổ chức theo quan hệ
chỉ đạo từ trên xuống.
2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ
CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
TRƯỜNG GIANG
2.2.1 Môi trường kiểm soát nội bộ tại Công ty
 Tính chính trực và giá trị đạo đức
 Đảm bảo về năng lực
 Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm soát
 Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý
 Cơ cấu tổ chức
 Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm
12


 Chính sách nhân sự
2.2.2 Hoạt động kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại
Công ty
a/Thông tin kế toán phục vụ công tác kiểm soát nội bộ chi
phí sản xuất tại Công ty
Tổ chức thông tin kế toán phục vụ công tác kiểm soát nội
bộ chi phí sản xuất tại Công ty thể hiện qua các chứng từ sử dụng,
quá trình luân chuyển chứng từ và hệ thống báo cáo kế toán về chi
phí sản xuất.
b/ Kiểm soát nội bộ về việc lập dự toán chi phí sản xuất
của Công ty
 Kiểm soát nội bộ dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Việc lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tác
dụng đảm bảo cho việc cung cấp đủ, đúng chất lượng nguyên vật
liệu trực tiếp và đúng lúc cho sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất
diễn ra nhịp nhàng và đúng kế hoạch.
 Kiểm soát nội bô dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp của Công ty không lập
chi tiết cho từng loại công nhân ở các phân xưởng khác nhau vì
đơn giá khác nhau nên khó kiểm soát được.
 Kiểm soát nội bộ dự toán chi phí sản xuất chung
Dự toán chi phí sản xuất chung của Công ty chỉ dừng lại ở
việc dự toán cho các chi phí phục vụ cho toàn phân xưởng chứ
không chi tiết cho từng phân xưởng nên rất khó kiểm soát chúng.
13

c/ Nội dung kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại Công ty

Nội dung kiểm soát nội bộ chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp
* Tổ chức phân chia trách nhiệm:
Hiện nay, Công ty đã phân công trách nhiệm và công việc
cụ thể cho từng bộ phân như sau:
- Đối với bộ phận mua vật tư
- Đối với bộ phận sử dụng vật tư.
- Đối với bộ phận hạch toán
* Nội dung kiểm soát nội bộ chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp:
Công ty kiểm soát nội bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
trong tất cả các giai đoạn: cung ứng, sử dụng và bảo quản nguyên
vật liệu.
- Khâu xuất kho và sử dụng nguyên vật liệu:
Phiếu yêu cầu cấp vật tư mặc dù có chữ ký xét duyệt của
phụ trách kỹ thuật nhưng chỉ mang tính hình thức, nguyên vật
liệu vẫn được xuất kho trước khi có sự xét duyệt của phụ trách
kỹ thuật.
Cán bộ kỹ thuật không theo dõi vật tư sau khi xuất kho
đưa vào sản xuất. Quản đốc, các tổ trưởng phân xưởng, phụ
trách kỹ thuật không kiểm tra thường xuyên, còn “lơ là” không
giám sát chất lượng sản xuất. Bên cạnh đó, số nguyên vật liệu
sử dụng không hết Công ty cho phép được bán ra ngoài và dùng
để thưởng cho công nhân có thành tích cao nhưng không có quy
định cụ thể. Vì vậy, số nguyên vật liệu thừa này có thể bị biển
14

thủ khi có sự thông đồng giữa quản đốc, tổ trưởng và cán bộ kỹ
thuật.
Công ty thực hiện xuất kho theo định mức nên tình trạng
vật tư xuất ra nhiều mà chưa cần thiết cho sản xuất dẫn đến vật

tư chưa cần đến bị thất thoát, khó kiểm soát.
- Khâu bảo quản vật tư: Công tác kiểm kê vật tư chưa được
quan tâm đúng mức, chỉ mang tính hình thức.Hiện tại, Công ty
chưa quy định mức thưởng phạt cụ thể đối với thủ kho về quản lý
nguyên vật liệu, vì vậy thủ kho chưa nâng cao được trách nhiệm
của mình nên còn lơ là trong vấn đề bảo quản vật tư.
- Quá trình hạch toán: Công ty không quy định thời gian
luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban dẫn đến việc ghi sổ
chậm trễ.
Một số Phiếu nhập kho và phiếu xuất kho có thể được nhập
vào hệ thống 2 lần do không phân biệt được đã nhập hay chưa.

Hoạt động kiểm soát nội bộ chi phí nhân công trực tiếp
* Tổ chức phân chia trách nhiệm:
- Quản đốc, các tổ trưởng phân xưởng
- Tổ KCS
- Phòng kế toán
- Giám đốc
* Nội dung kiểm soát nội bộ chi phí nhân công trực tiếp :
Kiểm soát nội bộ chi phí nhân công trực tiếp bao gồm kiểm
soát tiền lương và kiếm soát các khoản trích theo lương.
* T
ồn tại của kiểm soát nội bộ chi phí nhân công trực tiếp:
15

- Một số lao động được tuyển vào Công ty dựa trên các mối
quan hệ cá nhân không qua kiểm tra trình độ tay nghề trươc khi
tiếp nhận.
- Khâu giám sát quá trình sản xuất của công nhân còn chưa
sâu sắc dẫn đến năng suất lao động không cao.


Hoạt động kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất chung
* Tổ chức phân chia trách nhiệm:
Việc phân chia trách nhiệm đối với các khoản chi phí phát
sinh ở phân xưởng chưa rạch ròi. Quản đốc phân xưởng chịu trách
nhiệm chung đối với các chi phi phát sinh ở phân xưởng. Hơn
nữa, chi phí sản xuất chung là một khoản mục chi phí phức tạp,
khó kiểm soát. Vì vây, khi phát sinh chênh lệch chi phí thì khó
tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử lý.
* Kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất chung tại Công ty bao
gồm kiểm soát nhiều khoản mục chi phí khác nhau, cụ thể gồm
những khoản sau:
- Kiểm soát nội bộ chi phí tiền lương nhân viên quản lý
phân xưởng
- Kiểm soát nội bộ các khoản trích theo lương của nhân
viên quản lý phân xưởng
- Kiểm soát nội bộ chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng ở
phân xưởng
- Kiểm soát nội bộ chi phí khấu hao tài sản cố định may
- Kiểm soát nội bộ chi phí dịch vụ mua ngoài
16

2.2.3 Đánh giá công tác kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất
tại Công ty cổ phần may Trường Giang
a/ Ưu điểm
- Ban Giám đốc Công ty nhận thức được sự cần thiết của công
tác kiểm soát chi phí sản xuất.
- Về tổ chức hệ thống thông tin phục vụ kiểm soát nội bộ
chi phí sản xuất đã đáp ứng được yêu cầu hạch toán và cung cấp
thông tin.

- Về kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất: các thủ tục kiểm
soát đang từng bước được thiết lập để đảm bảo hoạt động sản
xuất của Công ty kịp thời, tạo sự tin tưởng trong công nhân viên.
b/ Nhược điểm
- Về môi trường kiểm soát:
+ Nhận thức của ban lãnh đạo Công ty về kiểm soát nội bộ:
Công ty hoạt động dựa trên sự tin tưởng vào năng lực cũng như sự
trung thực của nhân viên mà không xây dựng các nguyên tắc cơ bản
về trách nhiệm cũng như quy định thưởng phạt rõ ràng đối với từng
nhân viên ở phân xưởng sản xuất.
+ Chính sách nhân sự: Một số nhân viên được tuyển dụng còn
dựa trên mối quan hệ cá nhân. Khâu đề bạt, khen thưởng chưa rõ ràng,
chưa sử dụng tối đa trí tuệ của mỗi nhân viên, chưa có các biện pháp
khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
+ Tổ chức phân chia trách nhiệm: Tại Công ty, tuy đã có phân
chia trách nhiệm giữa các bộ phận nhưng vẫn còn nhọc nhằn ở
m
ột số khía cạnh.
- Về việc lập dự toán: Trong dự toán chi phí sản xuất,
chưa dự đoán được những rủi ro mà Công ty có thể gặp trong quá
17

trình sản xuất, dự toán chưa chi tiết cụ thể cho từng phân xưởng. Hơn
nữa, việc lập dự toán chi phí sản xuất của Công ty hiện nay còn ở
mức độ chung nên khi phát sinh chênh lệch, Công ty khó tìm ra
nguyên nhân cũng như khó đảm bảo được khả năng kiểm soát
nguồn gốc các chênh lệch đó.
- Về tổ chứcthông tin kế toán phục vụ công tác kiểm
soát nội bộ chi phí sản xuất:
Công ty chưa xây dựng quy trình hạch toán chi phí sản

xuất rõ ràng, cụ thể.
Một số chứng từ, sổ sách sử dụng ở Công ty đã đảm bảo
yếu tố của một chứng từ nhưng nó chưa giúp cho việc hạch toán
và kiểm soát nội bộ chi phí.
Công ty chỉ tập trung vào báo cáo kế toán tài chính, chưa
vận dụng kế toán quản trị vào việc lập báo cáo chi phí, phục vụ
thông tin cho phân tích chi phí.
Công ty có phân quyền truy cập hệ thống cho các thành
viên nhưng sự phân quyền này mang tính hình thức, hơn nữa
việc sửa sai do nhập liệu được thực hiện một cách trực tiếp nên
dễ xảy ra rủi ro.
Công ty chưa có biện pháp lưu trữ dữ liệu về chi phí sản
xuất an toàn.
- Về kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất:
+/ Kiểm soát nội bộchi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Ở khâu cung ứng vật tư: Công ty chưa đưa ra được các tiêu chí
để lựa chọn nhà cung cấp hợp lý và không có sự tách biệt giữa
việc đề nghị mua hàng, đặt hàng, nhận hàng, chủ yếu mua của
các bạn hàng quen thuộc (nhà cung cấp lâu năm); không thực hiện
18

việc so sánh, đánh giá giữa các nhà cung cấp với nhau để lựa chọn
nhà cung cấp có lợi nhất cho Công ty.
Khâu giao nhận và nhập kho vật tư: không có bộ phận
nhận vật tư riêng lẻ, thủ kho phải đảm nhận việc này, nên dễ xảy ra
thất thoát vật tư do thủ kho biển thủ vật tư. Ngoài ra, chất lượng
vật tư nhập kho không được kiểm soát do bộ phận phụ trách kỹ
thuật không làm tròn trách nhiệm, không kiểm định chất lượng vật
tư trước khi cho nhập kho.
Khâu xuất kho và sử dụng vật tư: Tổ trưởng, kỹ thuật, quản

đốc không làm đúng chức trách nhiệm vụ, dẫn đến gian lận trong
cắt xén vật tư khi các các tổ trưởng, kỹ thuật và quản đốc thông
đồng với nhau; cán bộ kỹ thuật chưa sâu xát trong việc giám sát
vật tư sau khi xuất kho đưa vào sản xuất; việc xuất kho vật tư
theo định mức gây khó khăn trong việc bảo quản và kiểm soát
vật tư; Công ty không lập Bảng kê Phiếu xuất kho nên khó khăn
trong việc quản lý Phiếu xuất kho.
Khâu bảo quản vật tư: Công ty không thực hiện kiểm kê
vật tư thường xuyên và chưa quy định trách nhiệm cụ thể của thủ
kho.
+/ Kiểm soát nội bộ chi phí nhân công trực tiếp:
Một số nhân viên (làm việc ở phân xưởng sản xuất) được
tuyển dụng vào Công ty không theo quy trình tuyển dụng của
Công ty quy định.
Khâu giám sát quá trình sản xuất sản phẩm chưa được
quan tâm
đúng mức, dẫn đến việc quản lý thời gian làm việc
cũng như năng suất lao động của công nhân chưa cao, làm trì truệ
quá trình sản xuất, đơn đặt hàng hoàn thành không đúng tiến độ,
19

chất lượng sản phẩm không đảm bảo.
+/ Kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất chung:
Việc quản lý TSCĐ của Công ty chưa thực sự hiệu quả:
một số tài sản thuộc phân xưởng không còn sử dụng chờ thanh lý
nhưng vẫn trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất chung làm
cho chi phí sản xuất chung không chính xác.
Công ty không có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng TSCĐ và
cũng không lập dự phòng sửa chữa lớn nên hay phát sinh hư
hỏng, vì vậy làm trì trệ quá trình sản xuất, gây áp lực chi phí tăng

cao.
Công ty chưa kiểm tra các khoản chi phí dịch vụ mua
ngoài có thực sự phát sinh hay không, và có chính xác hay
không.
Chi phí sản xuất chung không được lập dự toán chi tiết cho
từng yếu tố cấu thành, do vậy việc kiểm soát chi phí sản xuất
chung chỉ đơn thuần là kiểm tra chi phí thực tế phát sinh trên cơ sở
chứng từ kế toán, đối chiếu với số liệu tổng chi phí sản xuất
chung được lập trong dự toán.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2








20

CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
TRƯỜNG GIANG
3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI KIỂM SOÁT NỘI BỘ NÓI
CHUNG VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT
NÓI RIÊNG
3.2 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
KIỂM
SOÁT NỘI

BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
3.2.1 Về môi trường kiểm soát
a/ Nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo về kiểm soát nội
bộ
Ban lãnh đạo Công ty cần xác định rõ sự cần thiết phải xây
dựng một hệ thống KSNB, đồng thời điều hành và kiểm soát hệ
thống KSNB mà trọng tâm là công tác kiểm soát nội bộ về chi phí
sản xuất phù hợp với đặc điểm của đơn vị, và đó chính là một
công cụ hữu hiệu của Ban lãnh đạo trong quá trình quản lý và
điều hành hoạt động sản xuất tại Công ty. Và thông qua cơ chế
kiểm soát đó, mỗi bộ phận và mỗi các nhân trong đơn vị sẽ có
nhận thức đúng về vị trí, vai trò của kiểm soát nội bộ trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
b/ Hoàn thiện chính sách nhân sự
Chính sách nhân sự có ảnh hưởng đáng kể đến sự hữu hiệu
của môi trường kiểm soát trong doanh nghiệp, qua đó đòi hỏi đơn
v
ị phải có những chính sách đổi mới và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực

21

c/ Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng, bộ phận
Công ty cần phân chia trách nhiệm giữa các chức năng, bộ
phận như sau:
- Chức năng mua hàng và nhận hàng nhằm ngăn chặn việc
mua hàng kém chất lượng.
- Chức năng kiểm nhận hàng và thủ kho để ngăn chặn việc
nhận hàng khống.
- Chức năng xét duyệt và chức năng mua hàng để ngăn chặn

việc mua hàng quá số lượng cần dùng cho sản xuất.
- Chức năng nhận hàng, thủ kho và chức năng kế toán hàng
tồn kho nhằm ngăn chặn việc kê khai khống số hàng so với số
lượng thực mua.
- Công ty cần lập bộ phận vật tư độc lập chuyên thực hiện
việc thu mua vật tư để tránh sự kiêm nhiệm của Phòng kế hoạch.
3.2.2 Tăng cường kiểm soát nội bộ việc lập dự toán tại
Công ty
- Dự toán rủi ro của quá trình sản xuất: Công ty cần dự
toán được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, từ
đó đề ra những giải pháp để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy
ra.
- Lập dự toán chi phí sản xuất cho từng phân xưởng:
Lập dự toán của Công ty cần chú trọng đến mức hạ giá
thành dự toán, tiết kiệm lượng hao phí các yếu tố cấu thành nên
sản phẩm.
D
ự toán chi phí trên được lập dựa vào thiết kế kỹ thuật,
bản vẽ sản xuất, định mức vật tư, nhân công và đơn giá mua vào.
Để kiểm soát được chi phí sản xuất và dễ dàng tìm ra
22

nguyên nhân khi chi phí thực tế phát sinh chênh lệch so với dự
toán, Công ty nên lập dự toán cho từng phân xưởng.
3.2.3 Về tổ chức thông tin phục vụ công tác kiểm soát nội bộ
chi phí sản xuất
- Xây dựng quy trình hạch toán chi phí sản xuất
- Hoàn thiện một số chứng từ phục vụ kiểm soát nội bộ chi
phí sản xuất tại Công ty: Phiếu yêu cầu cấp vật tư, Phiếu xuất kho.
- Hoàn thiện một số sổ sách, báo cáo chi phí

- Tăng cường kiểm soát quyền truy cập hệ thống, quyền
sửa số liệu đối với chi phí sản xuất
- Tăng cường các quy chế, quy định đối với việc lưu trữ dữ
liệu chi phí sản xuất
3.2.4 Về kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất
a/ Kiểm soát nội bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Mục tiêu kiểm soát nội bộ chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp:
+ Hàng tồn kho phải được quản lý hiệu quả.
+ Sử dụng vật tư tiết kiệm, hiệu quả
+ Chi phí nguyên vật liệu được phản ánh đảm bảo tính đầy
đủ, có thật, tính chính xác, tính đúng đắn trong việc tính giá, được
phê chuẩn, trình bày và khai báo, phù hợp với chế độ và chuẩn
mực kế toán hiện hành.
+ Đảm bảo chất lượng và số lượng vật tư theo yêu cầu kỹ
thuật thiết kế.
Trong v
ấn đề kiểm soát nội bộ chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp Công ty cần tăng cường thủ tục kiểm soát nội bộ tương ứng
với từng khâu:
23

- Khâu cung ứng
- Khâu xuất kho và sử dụng nguyên vật liệu
- Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất
- Về việc quản lý vật liệu tồn kho:
b/ Kiểm soát nội bộ chi phí nhân công trực tiếp
* Mục tiêu kiểm soát nội bộ chi phí nhân công trực tiếp:
+ Đảm bảo số lượng và trình độ tay nghề của công nhân tham
gia sản xuất.

+ Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh đảm bảo
tính có thật, tính đầy đủ, tính chính xác trong việc tính lương, trình
bày và khai báo, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện
hành.
Để tăng cường kiểm soát nội bộ chi phí nhân công trực tiếp
cần tăng cường kiểm soát trên các phương diện sau:
- Kiểm soát thời gian làm việc của công nhân:
- Kiểm soát năng suất lao động:
c/ Kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất chung
* Mục tiêu kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất chung:
+ Chi phí sản xuất chung thực tế phải nhỏ hơn dự toán.
+ Chi phí sản xuất chung đảm bảo tính có thật, tính chính
xác, phân loại và trình bày, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế
toán hiện hành.
+ Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức hợp
lý và nhất quán giữa các kỳ.
Để đạt được những mục tiêu trên thì Công ty cần có những
giải pháp nhằm tăng cường KSNB chi phí sản xuất chung, cụ thể
như sau:

×