Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Một số biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần May Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.61 KB, 71 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
MỤC LỤC
Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và giảm chi phí sản xuất ở
doanh nghiệp.
1.1 Tầm quan trọng của giảm chi phí sản xuất ở doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất.
1.1.2 Sự cần thiết phải giảm chi sản xuất ở doanh nghiệp.
1.1.3 Ý nghĩa của việc giảm chi phí sản xuất ở doanh nghiệp.
1.2 Các chỉ tiêu và kế hạch chi phí sản xuất ở doanh nghiệp.
1.2.1 Chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất.
1.2.2 Xây dựng kế hoạch chi phí sản xuất.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng giảm chi phí sản xuất ở doanh
nghiệp.
1.3.1 Trình độ kỹ thuật và công nghệ.
1.3.2 Trình độ quản lý và cá nhân.
Chương 2: Thực trạng về chi phí sản xuất và giảm chi phí sản xuất ở
Công ty cổ phần May Hùng Vương.
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần May Hùng Vương.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.1.4 Nguồn lực của Công ty: Vốn và Lao động.
2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất những năm vừa qua.
2.2 Phân tích tình hình chi phí sản xuất và biện pháp giảm chi phí sản
xuất của Công ty cổ phần May Hùng Vương hiện nay.
2.2.1 Tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất.
2.2.2 Phân tích thực trạng chi phí sản xuất ở Công ty.
2.2.3 Các biện pháp giảm chi phí sản xuất mà Công ty đã thực hiện
2.3 Đánh giá qua phân tích thực trạng chi phí sản xuất của Công ty cổ
phần May Hùng Vương.
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52


50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
2.3.1 Ưu điểm.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất ở Công ty cổ
phần May Hùng Vương thời gian tới.
3.1 Định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần May Hùng
Vương trong những năm tới.
3.1.1 Thuận lợi và khó khăn của Công ty cổ phần May Hùng Vương
3.1.2 Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần May
Hùng Vương những năm tới
3.2. Biện pháp giảm chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần May Hùng
Vương.
3.2.1 Các biện pháp kỹ thuật công nghệ.
3.2.2 Các biện pháp kinh tế.
3.2.3 Các biện pháp tổ chức quản lý.
3.2.4 Biện pháp tiết kiệm các yếu tố đầu vào
3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên.
Kết luận
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
Lời nói đầu
Trong những năm gần đây khi nền kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng ở
nước ta thì công tác kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh đối với các
doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội và
cũng nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để có thể tồn tại, phát
triển, một doanh nghiệp phải tìm cách khai thác, tận dụng tối đa những cơ hội
kinh doanh trên thị trường. Cơ hội kinh doanh xuất hiện rất nhiều, ở mọi nơi,
mọi lúc. Nhưng phải làm thế nào để tìm kiếm, khai thác cơ hội phù hợp với

tiềm lực của doanh nghiệp mới là vấn đề quan trọng.
Công ty Cổ phần May Hùng Vương là một trong những công ty may
đứng đầu trong tỉnh và cũng có vị thế quan trọng trong ngành dệt may cả
nước. Vì vậy, việc làm thế nào để phát triển hoạt động kinh doanh là một vấn
đề phức tạp, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Với sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt cộng với những đòi
hỏi khắt khe của khách hàng gia công, xu hướng giá gia công ngày càng giảm
vì vậy để làm thế nào thu được nhiều lợi nhuận Công ty phải tính đến vấn đề
làm thế nào để giảm thiểu hơn nữa chi phí sản xuất.
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, tìm hiểu tại Công ty cổ phần
May Hùng Vương với mục đích củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã được học,
áp dụng chúng vào trong thực tiễn, đồng thời với mong muốn nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, em quyết định chọn đề tài:
" Một số biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần May
Hùng Vương".
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
Đề tài tập trung vào vấn đề tìm kiếm, khai thác cơ hội phát triển hoạt
động kinh doanh của Công ty, từ đó tìm ra biện pháp hoàn thiện công tác này.
Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở về chi phí sản xuất và giảm chi phí sản xuất.
Chương 2: Thực trạng về chi phí sản xuất và giảm chi phí ở Công ty cổ
phần May Hùng Vương những năm qua.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất ở Công ty cổ
phần May Hùng Vương.
Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với giáo viên hướng dẫn cho
em là cô Đặng Ánh Hồng đã tận tình giúp đỡ và dành cho em những ý kiến
quý báu trong quá trình viết và hoàn thành chuyên đề.
Em cũng xin chân thành cám ơn các anh chị, cán bộ tại Phòng Tổ Chức

Hành Chính, Phòng Kinh Doanh, Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế Toán và các
phòng khác đã tạo mọi điều kiện giúp em thực hiện chuyên đề này.
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
Chương 1
Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và giảm chi phí sản xuất
ở doanh nghiệp
1.1. Tầm quan trọng của giảm chi phí sản xuất ở doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí
1.1.1.1. Khái niệm:
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao
phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời
kỳ nhất định ( tháng, quý, năm..)
Quá trình hoạt động kinh doanh đồng thời cũng là quá trình tiêu hao ba
yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động con người nghĩa
là sự hình thành nên các chi phí kinh doanh để tạo ra giá trị sản phẩm là một
yếu tố khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà sản xuất.
Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, thực hiện nguyên tắc giá phí trong
kế toán, toàn bộ chi phí gắn liến với quá trình mua vật tư, hàng hoá được tính
vào giá thực tế của hàng mua, các chi phí gắn liền với qúa trình bảo quản, tiêu
thụ hàng hoá gọi là chi phí bán hàng, các chi phí liên quan đến quá trình quản
trị kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí mang tính chất chung toàn
doanh nghiệp được gọi là chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chi phí liên quan
đến quá trình thu mua hàng hoá gọi là chi phí mua hàng.
1.1.1.2. Phân loại chi phí
* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các đối tượng
lao động như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế,

vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản... doanh nghiệp sử dụng trong kỳ.
- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền luơng, phụ cấp và các
khoản trích trên tiền lương theo quy định của toàn bộ công nhân viên trong
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
doanh nghiệp. Loại chi phí này còn có thể được phân chia thành hai yếu tố là
chi phí tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Số trích khấu hao trong kỳ của toàn bộ TSCĐ
trong doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài, phục vụ cho hoạt động sản xuất
của doanh nghiệp như dịch vụ cung cấp điện, nước, sửa chữa TSCĐ...
- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí bằng tiền chi cho hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp ngoài các loại (các yếu tố chi phí) đã kể trên.
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế có tác dụng
quan trọng đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất. Cho phép hiểu
rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình
hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc dự phòng hay xây
dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy dộng sử dụng lao động...
*Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng:
Theo tiêu thức này chi phí sản xuất được chia thành các loại (thường
gọi là các khoản mục) sau đây:
- Chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp:Bao gồm chi phí về các loại
nguyên liệu, vật liệu chính (kể cả nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ,
nhiên liệu...sử dụng cho trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay
thực hiện công việc lao vụ, dịch vụ. Không tính vào khoản mục này những
chi phí nguyên vật liệu dùng vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung
hay cho những hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp
phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công

nhân (lao động) trực tiếp sản xuất theo quy định. Không tính vào khoản mục
này các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương của
nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp
hay nhân viên khác.
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
- Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ
sản xuất chung tại bộ phận sản xuất (Phân xưởng, đội trại...) bao gồm các điều
khoản sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp
phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của nhân
viên quản lý, nhân viên thống kê, nhân viên tiếp liệu, nhân viên bảo vệ...tại
phân xưởng sản xuất theo quy định.
+ Chi phí vật liệu: Gồm vật liệu các loại sử dụng cho nhu cầu sản xuất
chung của phân xưởng sản xuất như dùng vào sửa chữa TSCĐ, dùng cho
công tác quản lý tại phân xưởng .
+ Chi phí dụng cụ sản xuất: Chi phí về các loại công cụ, dụng cụ dùng
cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng sản xuất như: Khuôn mẫu, dụng cụ
gá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động... Chi phí dụng cụ sản xuất
có thể bao gồm trị giá thực tế công cụ, dụng cụ xuất kho... (đối với loại phân
bổ một lần) và số phân bổ về chi phí công cụ, dụng cụ kỳ này (đối với loại
phân nhiều lần) dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng sản xuất.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm số khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ
vô hình và TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng sản xuất như khấu hao
máy thiết bị sản xuất, khấu hao nhà xưởng...
+ Chi phí dịch mua ngoài: Bao gồm các khoản chi về dịch vụ mua ngoài,
thuê ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất như chi phí về điện, nước, điện
thoại, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ ...
+ Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các khoản chi bằng tiền ngoài các

khoản kể trên, sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng
cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình
thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
Ngoài hai cách phân loại trên đây, chi phí sản xuất có thể được phân
loại theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng sản phẩm, công việc, lao
vụ... thành chi phí khả biến và chi phí bất biến, hoặc có thể phân loại tập hợp
chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
1.1.2. Sự cần thiết phải giảm chi phí sản xuất ở doanh nghiệp
Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp không chỉ là mối quan tâm của bất kỳ xã hội nào mà còn là mối quan
tâm của bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. Nó cũng thể
hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý- điều hành mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả những cải tiến, đổi mới về nội
dung, phương pháp và biện pháp thực hiện giảm chi phí sản xuất thực sự
mang lại ý nghĩa khi làm tăng được kết quả kinh doanh mà qua đó làm tăng
được hiệu quả kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh không những là thước đo
chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề
sống còn của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường với sức ép cạnh tranh ngày một tăng,
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, yêu cầu đầu tiên là phải đạt hiệu cao
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả kinh doanh ngày
càng cao doanh nghiệp ngày càng có điều kiện mở mang, và phát triển kinh
tế, đầu tư đổi mới công nghệ. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh thể hiện ở các mặt sau:

Đối với nền kinh tế quốc dân hiệu quả kinh tế là một phạm trù quan
trọng, phản ánh trình độ sử dụng lực lượng sản xuất và mức độ hoàn thiện
quan hệ sản xuất của nền kinh tế đó.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng hoàn thiện thì
càng nâng cao hiệu quả sử dụng. Càng nâng cao hiệu quả sử dụng thì khả
năng phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng lớn và càng có điều kiện
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
hoàn thiện quan hệ sản xuất cũng như phát huy hơn nữa vai trò của quản lý
kinh tế trong nền kinh tế nói chung.
Đối với bản thân doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế xét về mặt tuyệt đối
chính là lợi nhuận thu được, đây chính là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải
thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên cũng như tăng cường tích luỹ cho
nhà nước, tăng uy tín và thế lực của doanh nghiệp trên thương trường.
Đối với cá nhân nguời lao động thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp tác động trực tiếp đến thu nhập của người lao động trong doanh
nghiệp, nó kích thích người lao động hăng hái lao động, quan tâm và có trách
nhiệm đối với kết quả lao động của mình.
1.1.3. Ý nghiã của việc giảm chi phí sản xuất ở doanh nghiệp
Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí là một trong những chỉ
tiêu kinh tế quan trọng, luôn luôn được các nhà quản lý quan tâm vì chúng
gắn liền với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tài liệu về chi phí sản xuất
còn là căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện định mức
chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn trong doanh nghiệp để có
các quyết định phù hợp nhằm tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ.
Việc lập kế hoạch chi phí và thực hiện các biện pháp giảm chi phí có ý
nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Kết quả của việc thực hiện các biện pháp giảm chi phí mang lại hiệu
quả quan trọng là làm tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp
Làm thế nào để có kế hoạch chi phí sát thực và có được các biện pháp
hữu hiệu nhằm giảm chí phí sản xuất là một vấn đề quan tâm số 1 đối với mỗi
doanh nghiệp.
1.2. Các chỉ tiêu và kế hoạch chi phí sản xuất ở doanh nghiệp:
1.2.1. Chỉ tiêu kết quả và hiệu quả chi phí sản xuất.
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
Để phản ánh được chi phí sản xuất ở doanh nghiệp thì doanh nghiệp
phải lập ra kế hoạch là xây dựng các mục tiêu phải đạt và vạch ra các bước
thực hiện để đạt được những mục tiêu đó. Các kế hoạch đó có thể dài hạn hay
ngắn hạn tuỳ theo từng doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp không lập kế hoạch đầy đủ và kỹ lưỡng mà vẫn đạt
mục tiêu kế hoạch thì đó chỉ là ngẫu nhiên, không bền vững. Do đó để chức
năng lập kế hoạch và dự toán của quản lý thực hiện được tốt, để các kế hoạch
và dự toán có tính hiệu lực và tính khả thi cao thì chúng ta phải dựa trên nhiều
thông tin hợp lý và có cơ sở. Thông tin này chủ yếu do quản trị trong doanh
nghiệp cung cấp.
Ví dụ: Khi xây dựng chỉ tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp phải xác định
cách làm cụ thể để đạt được chỉ tiêu này, kế toán viên quản trị sẽ phải cung
cấp cho các nhà quản trị số liệu để có cơ sở phân tích chi phí nhằm giúp nhà
quản trị nhận ra phương án khả thi nhất để đạt các chỉ tiêu đó.
Từ đó cũng nói lên rằng để phản ánh được chỉ tiêu chi phí sản xuất tại
doanh nghiệp phải phân loại được chi phí vì nhiệm vụ kiểm soát chi phí của
doanh nghiệp là quan trọng nên cách phân loại sao cho hữu ích và thích hợp
với nhu cầu của doanh nghiệp. Thường phân loại chi phí của doanh nghiệp
thành định phí và biến phí để từ đó làm căn cứ phân tích mối quan hệ chi phí,
khối lượng, lợi nhuận là một nội dung quan trọng khi xem xét để quyết định
kinh doanh.

Các chỉ tiêu phản ánh chi phí sản xuất bao gồm:
- Tổng chi phí sản xuất.
- Chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm.
- Chi phí trung bình.
- Múc phí hoặc tỷ lệ phí.
Chỉ tiêu hiệu quả chi phí sản xuất gồm:
- Tốc độ giảm chi phí sản xuất.
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
- Chi phí tiết kiệm hay lãng phí.
- Hiệu suất chi phí
- Mức doanh lợi theo chi phí.
Bây giờ ta sẽ đi sâu phân tích chi phí sản xuất:
Như ta đã biết chi phí sản xuất toàn bộ chi phí có liên quan đến việc
chế tạo một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ trong một kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất gồm 3 yếu tố cơ bản:
- Chi phí nguyên vệt liệu trực tiếp.
- Chi phí lao động ( Gián tiếp và trực tiếp).
- Chi phí sản xuất chung.
Như vậy chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để chế tạo
nên sản phẩm hay dịch vụ, những loại chi phí khác không gắn liền với chi phí
sản xuất hay dịch vụ thì không được xếp vào loại chi phí sản xuất như tiền
hoa hồng bán hàng, chi phí dịch vụ.vv..
Để giảm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ yếu là
doanh nghiệp phải giảm được toàn bộ 3 yếu tố cơ bản của chi phí trên. Muốn
giảm được chi phí nguyên vật liệu chẳng hạn thì ta phải tìm nhà cung cấp có
khả năng cung cấp với giá rẻ nhất, chất lượng ổn định, có thời gian giao hàng
đúng theo hợp đồng đã ký với nhà sản xuất trực tiếp hoàn hảo nhất.
1.2.2. Xây dựng kế hoạch chi phí sản xuất

* Nội dung kế hoạch chi phí sản xuất.
Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn có kết quả và thành công trong sản
xuất kinh doanh, việc lập kế hoạch thực hiện là một công việc hết sức quan
trọng và thực sự cần thiết.
Trong khi thực hiện kế hoạch phải được kiểm tra, soát xét hướng đi và
sự phát triển của nó. Có ba loại kế hoạch mà Công ty thường áp dụng:
- Kế hoạch chiến lược: Là kế hoạch có qui mô lớn được vạch ra cho thời
gian dài 5 - 10 năm.
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
- Kế hoạch từng năm: Lập kế hoạch vạch ra từ năm trước phục vụ cho
năm sau.
- Kế hoạch sản xuất hàng tháng: Triển khai cụ thể cho từng thời hạn nhất
định của từng bộ phận liên quan.
* Trình tự xáy dựng kế hoạch chi phí sản xuất.
Dựa vào cơ sở thực tiễn, năng lực sản xuất ở doanh nghiệp như: Vốn
cần cho một năm là bao nhiêu, trong năm có kế hoạch tu sửa hay xây dựng
nhà xưởng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mua sắm thiết bị, tuyển nhân
viên và chi phí cho sản xuất trực tiếp cũng như gián tiếp.....nói chung dựa vào
kế hoạch sản xuất cũng như phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong
năm tới mà doanh nghiệp phải lập ra một kế hoạch chi phí sao cho sát với
thực tế sẽ diễn ra.
Từ những tính toán sơ bộ về chi phí cho sản xuất ra được sản phẩm ta
xây dựng giá bán hoàn chỉnh cho sản phâm hay còn gọi là giá bán sao cho lợi
nhuận thu được là cao nhất. Tóm lại xây dựng kế hoạch chi phí phải dựa vào
tất cả các yếu tố nhưng yếu tố quan trọng nhất là thông tin, số liệu của những
tháng, kỳ trước cụ thể đưa lại cho người xây dựng kế hoạch chi phí sao cho kế
hoạch chi phí khi lập ra phải có cơ sở thực tiễn, nhờ vào đó doanh nghiệp tìm
ra được tối đa yếu tố chi phí cho đợn, kỳ sản xuất kinh doanh.

* Phương pháp xây dựng kế hoạch chi phí sản xuất.
Dựa trên cơ sở thực tiễn, năng lực thực sự của Công ty như: Vốn, thiết
bị, v.v... Dựa trên các số liệu thống kê về chi phí sản xuất của năm trước để
xây dựng kế hoạch chi phí và giảm chi phí sản xuất cho những năm sau và
căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất cũng như từng điều kiện sản xuất cụ thể mà lập
kế hoạch chi phí và giảm chi phí.
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
Ta có sơ đồ xây dựng kế hoạch chi phí như sau:
Qua sơ đồ trên chúng ta thấy sự liên tục của hoạt động sản xuất từ khâu
lập kế hoạch ( Xây dựng kế hoạch) đến thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồi sau
đó quay trở lại khâu xây dựng kế hoạch cho chu kỳ sau, tất cả vòng xoáy này
phải được nối tiếp nhau liên tục và nó cũng quy tụ lại là vấn đề “ra quyết
định” vậy đòi hỏi nhà kinh doanh sản xuất phải hội tụ đủ các thông tin số liệu
sao cho khi ra quyết định phải đạt hiệu quả nhất.
Ví dụ: Khi xây dựng giá cho một chiếc áo sơ mi may gia công là 3
USD vậy thì khách hàng sẽ cung cấp cho mình những loại nguyên phụ liệu gì.
Ở đây ta phải xem xét đúng một chu kỳ như sau:
Khách hàng mang một mã hàng tới Công ty đặt may gia công với giá
gia công là 3 USD – Nguyên phụ liệu do khách hàng cung cấp, vậy người lập
kế hoạch phải tính tới các yếu tố làm sao cho chi phí trả cho người quản lý,
người trực tiếp sản xuất, khấu hao máy móc trang thiết bị nhà xưởng, thuế.. ..
để lúc thành phẩm xuất sang tận tay khách hàng là giảm thiểu tới mức chi phí
nhỏ nhất và lợi nhuận thu về là cao nhất từ đó tiến tới quyết định sản xuất hay
không.
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Xây dựng kế hoạch
chi phí

Đánh giá Ra quyết định
Kiểm tra
Thực hiện
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng giảm chi phí sản xuất
Khả năng tiếp thu kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý sản xuất của
những nhà quản lý cũng như trình độ của mỗi cá nhân tham gia vào qúa trình
sản xuất coa ảnh hưởng rất lớn đến việc làm tăng hay giảm chi phí sản xuất ở
mỗi doanh nghiệp. Sau đây ta xẽ xét những yếu tố có ảnh hưởng mạnh và trực
tiếp đến vấn đề tăng, giảm chi phí sản xuất.
1.3.1. Trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất
Có thể nói trình độ công nghệ càng mới, càng tiên tiến thì khả năng chế
tạo ra sản phẩm đạt chất lượng tốt, năng xuất cao là lẽ tất yếu, nhưng chúng ta
phải đề cập đến vấn đề giá cả ( tức chi phí đầu tư cho trang thiết bị mới) nhằm
đổi mới quy trình công nghệ gia công sản phẩm của doanh nghiệp, chi phí cho
vấn để chuyển giao và tiếp thu công nghệ mới.
Nhìn chung ở Công ty May Hùng Vương vấn đề đầu tư về con người
và đầu tư trang thiết bị mới là khá toàn diện và khả năng bắt nhịp được những
công nghệ mới là rất tốt.
Ví dụ 1: Trong vài năm qua Công ty May Hùng Vương đã đầu tư trang
bị cho các kho hàng máy vi tính để quản lý và cập nhật số liệu thay vì ghi
chép sổ sách như những năm 1999 trở về trước vẫn làm thường hay xảy ra sai
sót, nhầm lẫn , tốn nhiều thời giàn truy nhập và tìm kiếm. Từ khi có máy vi
tính công việc quản lý đơn giản hơn, tốn ít thời gian và nhân lực đồng thời
đảm bảo độ chính xác rất cao.
Ví dụ 2: Vấn đề đầu tư kỹ thuật công nghệ, đầu tư con người có thể nói
đến việc Công ty đầu tư máy đính cúc tự động thay cho loại máy thế hệ cũ.
Cách đây hai năm khi thao tác vận hành máy đính thì người công nhân phải
mất thêm thao tác nhặt từng chiếc cúc tra vào vị trí nhưng đối với loại máy
mới có cơ cấu tự động tra cúc đạt độ chính xác rất cao đồng thời có khả năng

loại bỏ luôn nhưngc cúc không đúng tiêu chuẩn.
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
Qua hai ví dụ trên chúng ta có thể đưa ra kết luận là: Tuy đầu tư kỹ
thuật công nghệ mới phải tính đến thời gian khấu bao nhiêu lâu mới hoàn vốn
nhưng về mặt giảm chi phí ta có thể thấy ngay đó là giảm thời gian, cường độ
lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm rõ dệt. Như vậy chứng tỏ rằng kỹ
thuật công nghệ có ảnh hưởng không nhỏ tới việc giảm chi phí sản xuất ở
doanh nghiệp.
Qua thực nghiệm so sánh thời gian gia công trong công đoạn đính cúc
như sau:
Dùng máy cũ: 1 chiếc áo đính mất thời gian 20 giây.
Dùng máy tự động: cũng một chiếc áo như vậy chỉ mất thời gian 12 giây.
Cứ như vậy ta có thể tính được hiệu quả của giảm chi phí nhờ biện
pháp kỹ thuật công nghệ.
1.3.2. Trình độ quản lý và cá nhân
Không riêng Công ty May Hùng Vương mà với bất kỳ một doanh
nghiệp nào khác thì trình độ quản lý sản xuất nói lên khả năng thâu tóm quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đó, mức thu chi tại đơn vị
cũng như giảm thiểu các chi phí ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp. Như
chúng ta đã biết công tác quản lý bao gồm việc xây dựng kế hoạch một cách
cẩn thận, xây dựng một cơ cấu tổ chức để giúp cho mọi người hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình và biên chế cho cơ cấu tổ chức với những con người có
năng lực cần thiết.
Theo khoa học quản lý, lãnh đạo là một quá trình tác động đến con
người, họ phấn đấu cho mục tiêu của tổ chức. Con người có nhiều vai trò
khác nhau và không có con người chung chung. Trong khi thực hiện các mục
tiêu nhà quản lý cần phải xem xét phẩm chất con người một cách toàn diện. Ở
đây nhà quản lý hay trình độ quản lý của từng cá nhân cần nắm được các kiểu

mẫu hành vi khác nhau của bản thân mình và các cá nhân cấp dưới. Để hài
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
hoà được các nhân tố trên thì nhà quản lý sẽ có phương hướng lãnh đạo đơn
vị thực hiện các mục tiêu của đơn vị một cách có hiệu quả.
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
Chương 2
Thực trạng về chi phí sản xuất và giảm chi phí sản xuất ở Công
ty cổ phần May Hùng Vương những năm qua.
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần May Hùng Vương
2.1.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần May Hùng
Vương
2.1.1.1 Đặc điểm tài sản và trang thiết bị của Công ty
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm hệ thống nhà xưởng, máy móc, trang thiết
bị… có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,
nó ảnh hưởng trực tiếp tới điều kiện làm việc, năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm. Do vậy Công ty cổ phần May Hùng Vương rất chú trọng tới
việc đầu tư máy móc thiết bị với công nghệ hiện đại.
Biểu 1: Tình hình đầu tư của Công ty cổ phần May Hùng Vương
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 Tổng
Thiết bị 12,895 9,517 13,132 35,544
Xây lắp 4.599 2,261 6,368 13,228
Cộng 17,494 11,778 19,5 48,772
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần May Hùng Vương.

Theo Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần May Hùng Vương trong 3
năm 2008, 2009 và 2010 vừa qua Công ty đã đầu tư hơn 13 tỷ đồng để sửa
sang, cải tạo, nâng cấp, mở rộng diện tích phân xưởng sản xuất của công ty,
đồng thời đầu tư hơn 35 tỷ đồng để đầu tư chiều sâu máy móc thiết bị… Một
số loại máy móc thiết bị hiện đại được nhập chủ yếu từ một số nước như
Nhật, Đức, Đài Loan… như máy bắn nhãn, máy cuốn ống, máy đính cúc, máy
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
thùa bàng, máy thùa tròn, máy vắt gấu, máy xén…
Tuy nhập được một số máy móc khá hiện đại nhưng chúng ta còn cần
học hỏi từ nước bạn rất nhiều. Ví dụ như ở Nhật một dây chuyền sản xuất chỉ
cần rất ít công nhân (2-3 người là để vận hành toàn bộ dây chuyền).
2.1.1.2 Đặc điểm về sản phẩm
Công ty cổ phần May Hùng Vương là doanh nghiệp chuyên may gia
công và xuất khẩu hàng may mặc, sản phẩm Công ty là quần áo may sẵn các
loại phục vụ cho nhu cầu may mặc của người tiêu dùng.
Sản phẩm của Công ty đáp ứng được những yêu cầu rất cao và hợp thời
trang, sản phẩm của Công ty luôn thay đổi theo mốt, theo thời vụ, thời tiết khí
hậu và theo thời điểm vào các dịp lễ hội. Trong tất cả các loại thì Công ty
chọn cho mình một số sản phẩm thiết yếu như sơmi, jacket, quần âu.
Sản phẩm của Công ty cổ phần May Hùng Vương gồm có 2 loại: Sản
phẩm xuất khẩu và sản phẩm tiêu dùng nội địa.
Sản phẩm xuất khẩu chiếm một tỷ trọng khá lớn (65%) trong sản lượng
sản xuất ra của Công ty. Trong tương lai, Công ty cổ phần May Hùng Vương
đề ra quyết tâm nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiền công 1 sản phẩm của
Công ty cổ phần May Hùng Vương khá cao trong cả nước, tiền công là từ
15.000đ đến 50.000đ, tuỳ theo từng loại sản phẩm. Quần áo của May Hùng
Vương phải dùng nguyên vật liệu nhập ngoại từ các nước như Hàn Quốc,
Inđônêxia… vì chỉ có vải, chỉ của các nước này mới đáp ứng được nhu cầu

may quần áo của Công ty.
Sản phẩm tiêu thụ nội địa: Chiếm 35% sản lượng sản xuất của Công ty.
Sản phẩm tiêu thụ nội địa của Công ty ngoài các sản phẩm chính như sơmi, áo
khoác các loại còn có các sản phẩm đa dạng khác và phong phú về kiểu mẫu
hình dáng phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Người
tiêu dùng có thể tìm thấy ở Công ty những mặt hàng về quần áo như mong
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
muốn.
Tuy nhiên, hiện nay tiền công may quần áo của Công ty trong nước còn
cao. Do đó giá bán sản phẩm phục vụ người tiêu dùng là tương đối đắt.
2.1.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ của ngành may bao gồm rất nhiều công đoạn trong
cùng một quá trình sản xuất. Mỗi công đoạn bao gồm nhiều khâu để sử dụng
máy chuyên dùng như là: Là, ép, thêu, may,.... Nhưng có những khâu mà máy
móc không thể đảm nhận được như: Nhặt chỉ, đóng gói sản phẩm, cắt chỉ.
Mỗi sản phẩm lại có những bước công việc khác nhau và có mối liên hệ mật
thiết với nhau. Với tính chất dây truyền như nước chẩy như vậy yêu cầu đặt ra
là phải phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác, đồng bộ và quá trình sản
xuất diễn ra nhịp nhàng ăn khớp với nhau, đạt được tiến độ nhanh chóng đáp
ứng nhu cầu giao hàng cho khách hàng cũng như đưa được sản phẩm ra thị
trường theo đúng mùa vụ theo đặc điểm của sản phẩm may.
Ở May Hùng Vương công tác chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật cho tới việc
thực hành sản xuất được triển khai từ Phòng Kỹ thuật xuống tới phân xưởng
sản xuất và từng công nhân. Mỗi bộ phận, mỗi công nhân đều phải hướng dẫn
và quy định cụ thể về quy cách và thông số của từng sản phẩm. Việc giám sát
và chỉ đạo, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hành thường xuyên
và kịp thời, qua đó mà những thông tin phản hồi cũng phản ánh lại cho biết
quá trình sản xuất đang diễn ra như thế nào để kịp thời điều chỉnh. Đảm bảo

cho tới khi sản phẩm được hoàn thiện với chất lượng cao.
Với Công ty cổ phần May Hùng Vương, trong cùng một dây truyền sản
xuất có sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, nhiều loại sản phẩm khác nhau,
cho nhiều mẫu mã hàng khác nhau. Nhìn chung có thể khái quát quy trình
công nghệ sản xuất của Công ty như sau:
Sơ đồ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
Ghi chú:
Quy trình sản xuất chính
Quy trình sản xuất phụ
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Công đoạn thêu
Công đoạn màuCông đoạn giặt
Công đoạn in
Nguyên liệu
Thiết kế giác
Sơ đồ mẫu
Công đoạn may
Công đoạn cắt
Thùa đính
Là gấp
Bao gói - đóng
hộp
Thành phẩm
nhập kho
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
Trên đây là toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm nói chung của Công ty

cổ phần May Hùng Vương. Đối với sản phẩm may mặc việc kiểm tra chất
lượng sản phẩm được tiến hành ở tất cả các công đoạn sản xuất, phân loại
chất lượng sản phẩm được tiến hành ở giai đoạn cuối là công đoạn là, gấp,
bao gói, đóng hộp.
2.1.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ở Công ty Cổ phần
may Hùng Vương
Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, công ty cổ
phần May Hùng Vương chủ yếu làm hàng xuất khẩu gia công sang các nước
Đông Âu và Liên Xô theo các kế hoạch, nghị định thư ký giữa Chính phủ
Việt Nam với các nước này. May Hùng Vương thời kỳ này chỉ thực hiện các
chỉ tiêu của Nhà nước, hạch toán kinh doanh chỉ mang tính hình thức.
Hiện nay May Hùng Vương có 2 hình thức sản xuất kinh doanh chính:
Sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa.
- Ở hình thức Sản xuất hàng xuất khẩu (May gia công xuất khẩu): Công
ty nhận các đơn đặt hàng của nước ngoài và tiến hành tổ chức sản xuất. Bên
đặt hàng cung cấp hầu hết các nguyên vật liệu phụ liệu, công ty chịu trách
nhiệm tổ chức hoạt động cắt may theo mẫu được giao và giao sản phẩm
hoàn chỉnh cho bên đặt gia công. May theo hình thức này Công ty không
phải mất nhiều công sức quản lý và nghiên cứu thị trường, tiêu thụ hàng hoá.
Do đó cho phép Công ty chuyên môn hoá hơn công việc của mình và do đó
có hiệu quả cao trong kinh doanh.
- Ở hình thức sản xuất kinh doanh sản phẩm tiêu thụ nội địa: Bên cạnh
việc nhận may theo hợp đồng cho các cá nhân, đơn vị trong nước, Công ty
còn tổ chức nghiên cứu thị trường, tiến hành nghiên cứu nhu cầu trong nước
và tiến hành thiết kế, tổ chức may, đóng gói thành phẩm.
Đối thủ cạnh tranh của Công ty là các nước có nguồn nhân lực dồi dào,
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
giá lao động thấp như Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc... Đối thủ trong nước

là các doanh nghiệp may xuất khẩu khác của Việt Nam. Hiện nay Việt Nam
có hơn 600 doanh nghiệp cùng may xuất khẩu tạo nên sự cạnh tranh gay gắt
giữa các doanh nghiệp với nhau. Công ty cổ phần May Hùng Vương chọn cho
mình đối tượng phục vụ là tầng lớp trung thượng lưu, đặc biệt là nam giới với
các sản phẩm mũi nhọn là sơ mi nam cao cấp và áo Jacket các loại, các cấp.
Khách hàng xuất khẩu của Công ty không phải là người tiêu dùng cuối cùng
mà là các hãng, các nhà may thời trang nổi tiếng của nước ngoài như
Panpacipic enter, Hamaline, On good, Kalvil…
Trong nước khách hàng của Công ty một phần là các đơn vị, cá nhân đặt
hàng với khối lượng lớn, còn lại là người tiêu dùng trong nước. Đối tượng này
chủ yếu là những người có thu nhập trung bình và trên trung bình, có nhu cầu
về sản phẩm của Công ty. Hiện tại, Công ty cũng đang cố gắng quảng bá rộng
rãi nhãn hiệu riêng của Công ty trên thị trường nước ngoài bằng cách quan
tâm tới việc tiếp cận trực tiếp với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng ở
nước ngoài.
Từ đó thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu cũng được chia làm 2 loại:
- Thị trường xuất khẩu:
Đây là một thị trường hết sức khó tính, khắt khe về kỹ thuật công nghệ,
đòi hỏi sản phẩm của Công ty phải có mẫu mã, bao bì đẹp, chất lượng cao,
bao gồm các nước thuộc khối EU, đặc biệt là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Italia… Sản phẩm chủ yếu xuất ra thị trường này là
sơ mi, Jacket các loại chất lượng cao, có uy tín.
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
Biểu 3: Doanh thu xuất khẩu của Công ty cổ phần May hùng vương:
Năm Đơn vị 2008 2009 2010
Doanh thu tỷ đồng 117 130 162,5
Nguồn: Báo cáo doanh thu xuất khẩu của Công ty.
Theo bảng số liệu trên ta thấy doanh thu xuất khẩu của công ty tăng dần

theo các năm nhưng không phải là do Công ty tăng cường hình thức gia công
sản xuất hàng xuất khẩu, giảm đi lượng hàng sản xuất để tiêu thụ nội địa mà
do sau quá trình phấn đấu lâu dài của cán bộ công nhân viên toàn công ty,
tổng khiến doanh thu của công ty đã tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể năm 2010
tổng doanh thu của công ty là 250 tỷ đồng, tăng 50 tỷ đồng tương đương với
tăng 25% so với năm 2009. Từ đó kéo theo doanh thu xuất khẩu tăng.
- Thị trường tiêu thụ nội địa:
Hiện nay Công ty đã và đang bắt đầu phát triển mạng lưới tiêu thụ sản
phẩm với hệ thống gần 20 cửa hàng, đại lý.
Thị trường tập trung của Công ty là thị trường miền Bắc, trong đó Hà
Nội được xác định là thị trường trọng điểm. Trong những năm tới Công ty cổ
phần May Hùng Vương định chủ trương mở rộng thị trường ở nhiều tỉnh,
thành phố lớn trong cả nước như: Thanh Hoá, Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang,
Cần Thơ...
Biểu 4: Doanh thu nội địa của Công ty cổ phần may hùng vương:
Năm Đơn vị 2008 2009 2010
Doanh thu tỷ đồng 63 70 87,5
Nguồn: Báo cáo doanh thu nội địa của Công ty.
2.1.2 Nguồn lực của Công ty: Vốn và lao động
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
2.1.2.1 Vốn
Ban đầu Công ty cổ phần May Hùng Vương là một doanh nghiệp nhà
nước nhưng nay đã được cổ phần hoá nên vốn của công ty bao gồm có
vốn cổ đông và vốn tự bổ sung.
Biểu 5: Tình hình vốn của Công ty cổ phần May Hùng Vương
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2008 2009 2010

1. Vốn cố định 21,506 26,178 29,2
2. Vốn lưu động 6,55 6,229 7,729
3. Vốn khác - - -
4. Tổng vốn KD 28,056 32,407 36,929
- Vốn cổ đông
- Vốn tự bổ sung
17,258
10,798
19,270
13,137
22,842
13,987
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối các năm của Công ty
cổ phần May Hùng Vương.
Vốn của Công ty tăng lên rất nhanh trong các năm trở lại đây, tăng gấp
nhiều lần so với các năm trước. Lượng vốn hiện có của Công ty đã tăng lên
sấp sỉ 37 tỷ đồng, với số vốn này thì Công ty có nhiều thuận lợi khi tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như đầu tư thêm các thiết bị mới,
nhà xưởng, dây chuyền công nghệ mới. Song trong những năm gần đây lượng
vốn tăng chậm do khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước châu Á. Điều này
có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nắm bắt thị trường trong và ngoài
nước của Công ty.
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì Khoa Kinh Tế
2.1.2.2 Lao động
2.1.2.2.1 Số lượng lao động
Thông qua tình hình thực tế theo dõi hoạt động sản xuất các năm, Lãnh
đạo Công ty đã nghiên cứu và đi đến quyết định định biên lao động hợp lý
cho từng bộ phận theo yêu cầu của công việc thực tế sản xuất như sau:

Biểu 6: Cơ cấu lao động trong công ty
Số
TT
Chức danh công việc Lao động có mặt
đến 30/12/2010
Lao động của 1
ca sản xuất
I Công đoạn sản xuất chính Ca 1 Ca 2
1 Công đoạn may 2.580 1425 1425
2 Công đoạn cắt 390 195 195
3 Công đoạn là 450 225 225
4 Công đoạn đóng gói 180
5 Công nhân phục vụ 85
6 Công nhân sửa máy 45
7 Quản lý doanh nghiệp 60
II Các đơn vị phụ trợ
1 Nhân viên kho nguyên liệu,
kiểm tra vải
125
2 Công nhân thêu giặt 280
3 Công nhân bao bì + in 195
4 Nhân viên cơ điện 85
5 Ban quản trị đời sống 21
6 Y tế + nhà trẻ mẫu giáo 288
III Khối phòng, ban và đoàn thể 449
2.1.2.2.2 Chất lượng lao động:
Trước yêu cầu của tình hình mới, sau khi chuyển đổi cơ chế tổ chức từ
Xí nghiệp lên Công ty (1993). Công ty cổ phần May Hùng Vương tiếp tục sản
xuất và sắp xếp lại bộ máy quản lý và lực lượng lao động. Đặc biệt quan tâm
đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực: Cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật.

Mặt khác, Công ty đã có kế hoạch cụ thể đào tạo nguồn cán bộ trẻ kế cận, tiêu
chuẩn hoá cán bộ theo hướng lâu dài; từ đó có kế hoạch đào tạo. Việc chuẩn
bị nguồn nhân lực cho CNH – HĐH chính là việc xây dựng kế hoạch đào tạo
Trần Thị Xuân Lớp QT11-K52
50

×