Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC) tới xuất khẩu gạo Việt Nam sang các quốc gia ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.27 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Sản lượng gạo xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu qua các năm
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 : Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2014 nhóm nước dẫn đầu
Hình 1.2 : Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các tháng
Hình 1.3 : Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. AEC: Cộng đồng kinh tế ASEAN
2. ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
3. ATIGA: Hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN
4. CIEM: Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương đã phối hợp với
5. ILO: Tổ chức lao động quốc tế.
6. USAID: Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây Việt Nam đã kết thúc đàm phán hiệp định
thương mại tự do song phương với Hàn Quốc,liên minh hải quan và tới đây là
với liên minh châu Âu EU đồng thời cùng với các nước ASEAN thành lập một
thị trường chung vào cuối năm 2015. Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến
nay chưa bao giờ Việt Nam hội nhập sâu như thời điểm hiện tại. Hàng loạt
các hiệp định thương mại với các khu vực kinh tế lớn thúc đẩy sự chuyển đổi
mạnh mẽ trong nền kinh tế,tập trung phát triển các thế mạnh chủ lực của
kinh tế Việt Nam. Song nền phát triển kinh tế trong những năm gần đây lại
quá chú tâm vào các ngành công nghiệp như : công nghiệp phụ trợ,công
nghiệp ô tô,công nghiệp điện tử mà quên rằng nông nghiệp cũng là thế
mạnh của kinh tế Việt Nam. Vốn là đất nước đi lên từ nông nghiệp,không thể
phủ nhận đóng góp của sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản trong
tổng tài sản quốc dân, đóng góp 18%-22% GDP cho nền kinh tế và 23%-35%


giá trị xuất khẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt gần 31 tỷ USD,
tăng 11,2% so với năm 2013, tiếp tục là lĩnh vực tạo ra giá trị thặng dư cao
với 9,5 tỷ USD. Trong đó, có 10 mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu
hơn 1 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng
đầu thế giới về các mặt hàng như: gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều.
Bước sang năm 2015 với việc hình thành các cộng đồng kinh tế chung
ASEAN, Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ cùng tham gia
vào một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên,
thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, và lao động có
tay nghề trong khối. Đây là điều kiện tốt để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang
các nước trong khu vực. Từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN tổng giá trị thương
mại giữa Việt Nam và ASEAN có tốc độ tăng trưởng cao từ 20-25% trong đó
trung bình tỷ trọng thị trường ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông
sản của Việt Nam chiếm khoảng 18% cho thấy các nước trọng khối ASEAN là
bạn hàng lớn của Việt Nam có tác động lơn đến xuất khẩu nông sản của Việt
Nam. Trong cơ cấu ông sản xuất khẩu sang thị trường ASEAN thì gạo có tỷ
trọng lớn nhất. Đây cũng là mặt hàng chủ lực của VIệt Nam xuất sang thị
trường này. Cộng đồng kinh tế chung AEC ra đời sẽ là cơ hội để Việt Nam hội
nhập sâu hơn với nền kinh tế của khu vực. Nghiên cứu đề tài “Tác động của
cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC) tới xuất khẩu gạo Việt Nam sang các
3
quốc gia ASEAN” sẽ tìm hiểu rõ hơn thực trạng xuất khẩu gạo nước ta và đề
xuất những hướng đi cho thời kỳ hội nhập mới.
2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam và giải
pháp nâng cao giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường ASEAN.
3. Phạm vi nghiên cứu:
• Phạm vi thời gian : Từ khi Việt Nam gia nhập hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á ASEAN cho đến nay.
• Phạm vi không gian : Xuất khẩu gạo Việt Nam sang các nước trong
khối ASEAN

4. Kết cấu của đề tài:
Đề tài gồm 3 chương :
Chương 1: Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang các quốc gia
ASEAN.
Chương 2: Cộng đồng kinh tế ASEAN : Cơ hội và thách thức đối với
hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam trong
bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
4
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG CÁC QUỐC
GIA ĐÔNG NAM Á
1.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh gạo của Việt
Nam
Theo xếp hạng của Năm 2014 Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ 3 trên
thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ, nhưng sang đến 4 tháng đầu năm 2015 Việt
Nam chỉ còn đứng ở top 4 các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong khi
Thái Lan vẫn đứng đầu với mức tăng trưởng 10%, Ấn Độ đúng thứ 2 với mức
tăng 50% và sự vượt lên của Paskitan với mức tăng 22% chỉ có Việt Nam
giảm sản lượng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm vừa qua so với cùng kỳ
năm trước.
(Nguồn : tác giả tự tổng hợp)
Hình 1.1 : Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2014 nhóm nước dẫn đầu
Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2014 đạt 6,2 triệu tấn đạt kinh ngạch 2,7 tỷ
USD, đứng sau Thái Lan với sản lượng 8,38 triệu tấn và Ấn Độ 7,5 triệu tấn.
Trong nhóm 3 nước dẫn đầu chỉ có Việt Nam sụt giảm sản lượng, so với năm
2013 sản lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 11% so với mức 6,71 triệu tấn
của cả năm 2013 nhưng giá trị xuất khẩu tăng nhẹ so với năm 2013. Sự
không ổn định trong sản lượng xuất khẩu khiến vị thế trong thị trường gạo
trên thế giới thay đổi không duy trì được vị trí dẫn đầu như Thái Lan và Ấn
Độ.

Nhìn chung tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam không ổn định có nhiều
biến động và có xu hướng giảm về cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu qua
các năm.
Bảng 1.1: Sản lượng gạo xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu qua các năm
Năm
Sản lượng gạo xuất
khẩu
(triệu tấn)
Kim ngạch xuất khẩu
(tỷ USD) tính theo giá FOB
2008 4,7 2,7
2009 6,1 2,5
2010 6,9 2,9
2011 7,1 3,5
2012 7,7 3,5
2013 6,6 2,9
5
2014 6,2 2,7
2015
(tính đến tháng
4/2015)
0,5 0,3
(Nguồn : moit.gov.vn)
Sản lượng gạo xuất khẩu tăng liên tục từ năm 2008 đến năm 2012 thì có
dấu hiện chững lại và bắt đầu giảm. Năm 2012 sản lượng gạo xuất khẩu đạt
đỉnh với 7,7 triệu tấn thu về 3,5 triệu USD nhưng đến năm 2014 sản lượng
giảm hơn 20% và sang đến năm 2015 thì khó khăn trong việc tìm kiếm thị
trường đã kéo sản lượng gạo xuất khẩu quí 1/2015 xuống thấp. Xu hướng
giảm về sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đi ngược với tính hình xuất
khẩu gạo của nhóm các nước dẫn đầu và nhu cầu tiêu thụ gạo đang tăng trên

toàn thế giới. Thái Lan và Ấn Độ luôn có duy trì được mức tăng trưởng ổn
định, thay thế nhau chiếm giữ 2 vị trí dẫn đầu về sản lượng gạo xuất khẩu
trên thế giới. Thái Lan sau khi có những cái cách về chính sách xuất khẩu
gạo,giảm lượng gạo dự trữ khiến sản lượng xuất khẩu gạo tăng vọt năm
2014 để vượt qua Ấn Độ và Việt Nam với lượng xuất khẩu kỷ lục đạt 8,38
triệu tấn gạo và thu về khoảng 4,1 tỷ USD năm 2014, tăng 70% về lượng và
29,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân của việc giảm sản lượng xuất khẩu một phần là do những
tác động mạnh từ điều kiện tự nhiên và các biến động trên thế giới. Chu kỳ
hoạt động của các dòng biển nóng El nino ảnh hưởng tới năng suất và chất
lượng gạo của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Năm 2014 tổng sản
lượng lúa của Việt Nam khoảng 45 triệu tấn tăng 2,3% so với năm 2013,năng
suất lao động bình quân 5,77 tấn/ha tăng 0,17 tấn/ha.
Đại dịch Ebola hoành hành ở châu Phi và bất ổn chính trị ở biển Đông tác
động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh gạo của Việt Nam đặc biệt khi
câu Phi và Trung Quốc là bạn hàng lớn trong xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) cho biết phần lớn người
trồng lúa ở Việt Nam có quy mô nhỏ. Tổng diện tích gieo trồng cả nước cũng
chỉ có 7,9 triệu ha. Tại Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 4 triệu hộ trồng
lúa, với quy mô khoảng 4,4 nhân khẩu/1 hộ, với lợi nhuận thu được từ sản
xuất lúa khoảng 230USD/người-năm cho thấy chủ yếu người trồng lúa Việt
Nam là hộ nghèo, không có điều kiện kinh tế.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 biến động khá mạnh trong bối
cảnh bị cạnh tranh khốc liệt. Tính chung trong cả năm 2014, giá gạo xuất
khẩu trung bình của Việt Nam ở mức 439USD/tấn (giá FOB), tăng 2%/tấn so
6
với năm ngoái. Trong khi đó giá gạo của Thái Lan trên thị trường thế giới
hiện chỉ vào khoảng 390 USD/1 tấn, gạo Ấn Độ vào khoảng 420-430 USD/tấn.
Giá gạo của Việt Nam đắt hơn so với gạo của Thái Lan và Ấn Độ làm giảm
khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu gạo trên thế

giới.
(Nguồn : viettrade.com)
Hình 1.2 : Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các tháng
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không ổn định. Tháng 3 năm 2014
đánh dấu mức giảm mạnh của giá gạo từ 501,7USD/tấn xuống còn
444,9USD/tấn. Sự sụt giảm rõ rệt này là do thời điểm bước vào thu hoạch vụ
đông xuân với sản lượng lớn nên giá giảm. Sau đó giá dần tăng trở lại. Đến
tháng 11/2014 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 487,7USD/tấn.
Xét về cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo chiều
hướng tích cực, gạo cấp thấp đã giảm trên 28% về lượng, thay vào đó là tăng
trưởng mạnh xuất khẩu gạo thơm chất lượng cao đạt trên 1,52 triệu tấn,
tăng gần 35% về lượng so với cùng kỳ năm 2013 (theo Viettrade.Việt Nam).
Trong năm 2014, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 135 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Sinh-ga-po
Theo hình vẽ dưới đây, so với cùng kỳ năm 2013, châu Á vẫn là bạn
hàng lớn nhất của Việt Nam, xuất khẩu gạo sang thị trường này vẫn chiếm tỷ
7
trọng lớn nhất tới 77% tổng sản lượng gạo xuất khẩu ra các thị trường, tăng
trưởng gần 24 %, trong khi đó thị trường Châu Mỹ tăng trưởng trên 4,6%,
thị trường Châu Úc tăng trưởng trên 12%, thị trường Trung Đông tăng
trưởng gần 33% về lượng.
(Nguồn : tác giả tự tổng hợp)
Hình 1.3 : Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014
Châu Á chiếm thị phần lớn trong trị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng
là do đặc thù trong văm hóa ẩm thực của người phương Đông là ăn cơm
không giống như phương Tây và châu Mỹ. Châu Á tập trung các bạn hàng lớn
của Việt Nam như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á như : Malaysia,
Indonesia, Singapo với sản lượng nhập khẩu lớn đen lại giá trị cao cho Việt
Nam và có mức tăng trưởng lớn : thị trường Phi-líp-pin tăng trưởng trên

285%, thị trường In-đô-nê-xia tăng trưởng gần 128% cho thấy tiềm năng
lưosn từ các bạn hàng trong khu vực.
1.2. Thực trạng xuất khẩu gạo sang các quốc gia ASEAN
• Kim ngạch xuất khẩu : tính đến năm 2014, ngoại trừ dầu thô, gạo là mặt
hàng có tỷ trọng lớn nhất (trên 10%) trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam
sang ASEAN. Tuy nhiên năm 2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
trường ASEAN giảm mạnh 518 triệu USD so với năm 2011. Đến năm 2014
tổng sản lượng gạo xuất sang khối ASEAN là 6,2 triệu tấn giảm nhẹ so với
năm 2013 nhưng giá trị lại đạt được hơn so với cùng kỳ năm trước.
• Thị trường: trong khối ASEAN bạn hàng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt
Nam là Philipin và Indonesia song từ năm 2013 2 thị trường này đã giảm sản
lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam cụ thể là Philippines giảm từ 1,11 triệu tấn
xuống còn hơn 500.000 tấn, Indonexia giảm từ 930.000 tấn còn 150.000 tấn.
Nguyên nhân của việc này là hai nước đều áp dụng chính sách nông nghiệp
hướng tới tự túc lương thực, chỉ nhập khẩu gạo khi cần thiết nếu cung ứng
trong nước không đáp ứng đủ cầu. Ngoài ra, gạo Việt Nam cũng phải chịu
cạnh tranh gay gắt từ Campuchia, Thái Lan, Myanmar
• Phân loại sản phẩm: Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam không đa dạng, chất
lượng còn kém. Dựa theo tỷ trọng tấm trên 1 tấn gạo thì VIệt Nam đang cung
cấp 3 mặt hàng là
8
- gạo 5%tấm
- 15% tấm
- 25% tấm.
Theo giống trồng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu
- Gạo trăng hạt dài cao cấp và thấp cấp
- Gạo thơm cao cấp
- Gạo tấm.
9
CHƯƠNG 2 : CỘNG ĐỒNG KNH TẾ AEC : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO

XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM
2.1.Tìm hiểu chung về AEC
• Thông tin chung
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là một trong 3 trụ cột được định hướng
xây dựng của cộng đồng ASEAN (Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng
Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội). AEC được xây dựng nhằm mục tiêu tạo
ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có
sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay
nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho
cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư – kinh doanh từ bên ngoài.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập nhằm mục đích tạo
dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên
ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao
động có tay nghề trong ASEAN. Mục tiêu của AEC là thúc đẩy phát triển kinh
tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao mà
với năng lực cạnh tranh này, ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế
toàn cầu.
Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã hoạch định tầm nhìn ASEAN 2020 bao
gồm ba trụ cột chính là Cộng đồng An ninh – Chính trị ASEAN (APSC), Cộng
đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN
(ASCC). Năm 2007, một lần nữa các nhà lãnh đạo nhấn mạnh lại cam kết này,
đồng thời quyết định đẩy nhanh quá trình thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN
vào năm 2015. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đồng ý rút ngắn tiến trình
hội nhập kinh tế khu vực bằng việc thông qua Kế hoạch hành động AEC và
thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015
• Đặc điểm
So với các khư vực kinh tế khác trên thế giới, Cộng đồng kinh tế AEC ra đời sẽ
giải quyết được nhiều vấn đề không chỉ về kinh tế và chính trị, nâng cao mối
quan hệ giữa các thành viên trong nội khối. Cộng đồng kinh tế ASEAN có 4
đặc điểm cũng đồng thời là 4 yếu tố cấu thành của AEC :

 Một thị trường đơn nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất : ASEAN đang
thực hiện các biện pháp nhằm gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan,
10
thuận lợi hóa thương mại, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chung,
đơn giản hóa các thủ tục hành chính hải quan, xuất nhập khẩu nhằm xóa bỏ
biên giới giữa các nền kinh tế trong khối để hình thành 1 thị trường chung
thống nhất.
 Nhằm xây dựng một khu vực cạnh tranh về kinh tế : ASEAN thúc đẩy chính
sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, phát triển cơ
sở hạ tầng như hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển, năng lượng, phát
triển thương mại điện tử
 Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đồng đều : ASEAN đã thông qua và
đang triển khai Khuôn khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế Đồng đều (AFEED),
trong đó đáng chú ý là các biện pháp hỗ trợ các nước thành viên mới, khuyến
khích sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
 Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu : ASEAN nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng và
triển khai các thoả thuận liên kết kinh tế ở khu vực Đông Á, với 6 Hiệp định
Khu vực mậu dịch tự do (FTAs) đã được ký với các Đối tác quan trọng là
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ôx-trây-lia và Niu Di-lân, và đang
trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực
(RCEP) hướng đến hình thành một không gian kinh tế mở toàn Đông Á vào
năm 2015, với GDP chiếm 1/3 tổng GDP toàn cầu và quy mô thị trường chiếm
1/2 dân số thế giới.
• Quá trình hình thành
ASEAN – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – được thành lập ngày
08/08/1967 tại Bangkok, Thái Lan trên cơ sở Tuyên bố ASEAN (hay Tuyên bố
Bangkok) được ký kết bởi các thành viên sáng lập Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore và Thái Lan. Tiếp đó, sự gia nhập của Vương quốc
Brunei vào ngày 07/01/1984, Việt Nam ngày 28/07/1995, Lào và Myanmar
ngày 23/07/1997, sau đó là Cambodia ngày 30/04/1999 nâng tổng số thành viên

ASEAN hiện tại lên đến con số 10.
ASEAN đưa ra bản tuyên bố dài 02 trang thể hiện rõ mục tiêu của hiệp
hội về hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật, giáo dục và
một số lĩnh vực khác, đồng thời cũng cho thấy mục đích đẩy mạnh và ổn định
nền hòa bình trong khu vực, được cụ thể hóa bằng sự tôn trọng quy định, luật
pháp, và các cam kết đối với nguyên tắc hiến chương Liên Hiệp Quốc.
ASEAN xác định ba trụ cột của cộng đồng ASEAN là cộng đồng an ninh
– chính trị ASEAN, cộng đồng kinh tế ASEAN và cộng đồng văn hóa – xã hội
11
ASEAN sẽ lần lượt thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực dưới sự hướng dẫn của
hiến chương ASEAN.
Đối với việc chuẩn bị hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, thành tựu
đáng kể nhất trong xây dựng AEC tới nay là ASEAN đã cơ bản giảm được thuế
quan cho các mặt hàng trong danh sách giảm thuế về từ 0 - 5% từ năm 2010 đối
với 6 nước thành viên ban đầu (Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,
Philippines, và Brunei) và vào năm 2015 với 4 nước thành viên mới (Việt Nam,
Lào, Campuchia, Myanmar), hình thành nên một thị trường mở không còn các
rào cản thuế quan đối với hàng hóa. Các nước ASEAN đã thực hiện được 82,1%
các biện pháp ưu tiên đề ra năm 2013 theo Chương trình Nghị sự Phnôm Pênh
2012 nhằm xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2015. Trong lĩnh vực
thương mại hàng hóa, các nước ASEAN đạt được việc xóa bỏ thuế nhập khẩu
với mức bình quân 89% biểu thuế về mức 0%. Các nội dung hợp tác khác như
xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ, cơ sở dữ
liệu thương mại ASEAN, Cơ chế hải quan một cửa, hệ thống quá cảnh hải quan,
hài hòa hóa các tiêu chuẩn, v.v. cũng đạt được nhiều tiến triển tích cực.
Ngay từ khi Kế hoạch AEC 2007 (AEC Blueprint) được công bố, các
quốc gia ASEAN đã khẩn trương chuẩn bị cho sự ra đời của Cộng đồng kinh tế
ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) 2015 - một bước ngoặt đánh
dấu sự hội nhập toàn diện các nền kinh tế Đông Nam Á, tiến tới mô hình một
cộng đồng kinh tế-an ninh-xã hội theo kiểu Liên hiệp châu Âu (EU). Các nước

ASEAN đã đẩy mạnh các nỗ lực chuẩn bị cho AEC thông qua việc gỡ bỏ các
rào cản chính về thuế quan, tự do hóa lĩnh vực dịch vụ và nới lỏng các quy định
về đầu tư nước ngoài. Các nước ASEAN dường như rất tự tin với các kế hoạch
được chuẩn bị sẵn sàng để mở cửa thị trường và tham gia “sân chơi” khu vực
2.2.Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam trong
cộng đồng kinh tế AEC.
2.2.1. Cơ hội
Cơ hội có được một thị trường rộng lớn hơn ASEAN có tổng GDP
trên 2,7 nghìn tỷ USD, tăng trưởng trung bình 5%-6% hàng năm. Dân số trên
600 triệu người, với cơ cấu dân số tương đối trẻ. Thu nhập bình quân đầu
người trên 4.500 USD/người/năm. Thị trường rộng lớn và có nhu cầu về
lương thực thực phẩm cao đặc biệt làm gạo. Hơn thế do cùng chúng một khu
vực nên không có sự khác biệt quá lớn về ăn hóa cũng như xu hướng tiêu
dùng nên gạo Việt Nam dễ xâm nhập thị trường.
12
AEC với việc tự do hóa dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ trong khu vực
ASEAN sẽ khuyến khích các hoạt động kinh doanh và đầu tư lớn hơn ở khu
vực. Đầu tư nước ngoài trực tiếp gia tăng và hoạt động kinh tế ở khu vực
đương nhiên sẽ mang lại việc gia tăng nhu cầu bảo hiểm ở Đông Nam Á. Các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
nhiều hơn ở các nước khác trong khu vực ASEAN… Đây là cơ hội tốt để các
doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thời cơ mở rộng thị trường cho gạo Việt
Nam với nhu cầu cao và không ngừng tăng. Mặt khác, AEC tạo lập một khu
vực thị trường và sản xuất thống nhất, dẫn đến kinh tế của nhiều nước trở
nên phồn vinh hơn, dẫn đến tăng thu nhập và hình thành nên một lượng mới
người tiêu dùng trung lưu với thu nhập cao – phù hợp với xu hướng phát
triển của ngành xuất khẩu lúa gạo trong tương lai : nâng cao giá trị gạo chất
lượng cao để đáp ứng những khách hàng có thu nhập cao hơn.
Tham gia vào AEC, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ ngày
càng mở rộng. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút được nhiều vốn

đầu tư nước ngoài hơn, đặc biệt là từ các nước có nền kinh tế phát triển cao
hơn như Singapore, Indonesia vào lĩnh vực nông nghiệp : 1 lĩnh vực tiền
năng của Việt Nam. Việc tham gia sâu rộng vào AEC sẽ giúp Việt Nam tăng
cường cải cách nền kinh tế ở trong nước theo những tiêu chuẩn của hội
nhập, giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển hiệu quả hơn, qua đó dần
vượt qua những thách thức. AEC giúp tăng trưởng xuất khẩu. ASEAN hiện là
đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là động lực giúp
nền kinh tế nước ta duy trì tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu trong nhiều
năm qua, vượt trên cả EU, Nhật Bản, Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Với lợi thế là
khu vực phát triển năng động, gần gũi về địa lý, quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và ASEAN có mức tăng trưởng cao. Cơ hội mở ra cho thấy khi AEC
đi vào hoạt động sẽ tạo ra một thị trường đơn nhất, khai thác được tối đa
các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, thuế suất lưu thông hàng
hoá giữa các nước trong khu vực sẽ được cắt giảm dần về 0%. Khi đó gạo
của Việt Nam có cơ hội chen chân vào các thị trường mới trong khối ASEAN
cũng như các đối tác trong các hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký
trước đó. Khi AEC hình thành, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bán hàng
sang các nước ASEAN gần như bán hàng trong nước. Đây là một trong
những thuận lợi đối với việc lưu chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp.
Hơn nữa, các thủ tục xuất nhập khẩu sẽ đỡ rườm rà hơn và việc cải cách thủ
tục xuất xứ, tiến tới cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ cũng sẽ
13
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng hoá sang các thị
trường ASEAN.
Việc hình thành AEC cũng làm giảm chi phí nhập phân bón, các sản phẩm hỗ
trợ canh tác từ đó làm giảm chi phí sản xuất gạo giảm giá thành gạo xuất
khẩu tăng khả năng cạnh trạnh trên thị trường.
Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho gạo xuất khẩu của Việt
Nam Khi AEC được thành lập, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thị trường rộng
lớn hơn. Thêm vào đó, khi thuế suất trong ASEAN giảm xuống 0%, các doanh

nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu,
góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh. Theo quy định của ASEAN, các sản
phẩm sản xuất có tỷ lệ “nội khối” 40% được xem là sản phẩm vùng ASEAN, sẽ
được hưởng các ưu đãi khi xuất khẩu sang các thị trường khu vực ASEAN đã
có FTA. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tận dụng các ưu đãi nhằm gia tăng
năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu trong nước sang thị trường khu
vực.
Cơ hội thu hút các nguồn đầu tư Cơ hội được trông đợi nhất, từ tất cả
các nước ASEAN chứ không riêng gì Việt Nam đó là sự đầu tư và hợp tác đến
từ các nền kinh tế lớn, phát triển. Bởi vì việc kết nối và xây dựng một ASEAN
thống nhất, bớt chia cắt hơn, sẽ khiến các nhà đầu tư lớn nhìn ASEAN như
một sân chơi chung, một công xưởng chung, ở đó có khối nguồn lực thống
nhất, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng với giá còn tương đối rẻ. AEC
cũng sẽ giúp Việt Nam cải thiện tốt hơn môi trường kinh doanh từ thủ tục hải
quan, thủ tục hành chính cho tới việc tạo ra ưu đãi đầu tư cân bằng hơn. Thu
hút đầu tư nhiều hơn đồng nghĩa với quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra
nhanh và tích cực hơn, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt
trong lĩnh vực nông nghiệp đặc thừ không đòi hỏi kỹ thuật cao như các linh
vực khác song xu hướng phát triển nông nghiệp hiện đại, áp dụng khoa học
kỹ thuật đang được nhiều nhà đầu tư đến vì là một lĩnh vực mới vở VIệt Nam
có tiềm năng phát triển.
2.2.2. Thách thức
Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào
AEC là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước ASEAN - 6, thể
hiện cả ở quy mô vốn của nền kinh tế, các doanh nghiệp, trình độ khoa học kỹ
thuật, tay nghề lao động,…Thời điểm cộng đồng ASEAN bắt đầu có hiệu lực
vào năm 2015, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh
14
tranh từ hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm, dịch vụ, đầu tư của các nước
ASEAN, đặc biệt là khi các nước ASEAN loại bỏ các hàng rào phi thuế quan.

Đặc biệt với gạo từ các nước có thế mạnh xuất khẩu gạo và chất lượng gạo
như Thái Lan trà vào thị trường với giá tương đương gạo sản xuất trong
nước thì nguy cơ mất đi thị trường nội địa là rất lớn.
Thứ hai là vấn đề năng suất lao động của Việt Nam thấp là một trong
những thách thức của Việt Nam. Theo báo cáo về năng suất lao động của ILO,
năng suất lao động của Việt Nam thấp nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình
Dương APEC, So với các nước trong khu vực ASEAN, năng suất trung bình
của người lao động Việt Nam thấp dưới một nửa so với Philippines, 2 người
lao động Thái Lan, Mailaysia bằng 5 người lao động Việt Nam, 1 người lao
động Singapore bằng 15 người lao động Việt Nam. Thêm vào đó, nguy cơ của
nền kinh tế chỉ dựa vào lao động giá rẻ và năng suất thấp là rất cao. Sản xuất
lúa gạo phụ thuộc rất nhiều vào năng suất lao động,sử dụng nhiều lao động.
Năng suất lao động thấp sản lượng cũng như chất lượng lúa gạo sẽ không
cao. Bởi vì lao động chất lượng thấp đồng nghĩa với tính kém đa dạng của các
loại kỹ năng, khả năng sáng tạo cũng như hiệu quả tổ chức. Năng suất lao
động thấp chỉ là một ví dụ cho thấy nguy cơ có thể lấn át cơ hội như thế nào.
Trong khi đó, chúng ta còn rất nhiều điểm yếu trong môi trường kinh doanh,
hệ thống pháp lý, chất lượng chính quyền, cấu trúc kinh tế, giáo dục dạy
nghề
Thứ 3 là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Với việc đẩy mạnh tự do hóa thương mại nội khối, hàng rào
thuế quan và phi thuế quan giữa các nước thành viên AEC sẽ dần bị xóa bỏ.
Tính đến tháng 7 năm 2013, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn
10.000 dòng thuế xuống mức 0 - 5% theo ATIGA, chiếm khoảng 98% số dòng
thuế trong biểu thuế. Với mức giảm thuế sâu như vậy, trong tương lai, hàng
hóa của các nước ASEAN sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam, dẫn đến việc cải
thiện tình trạng nhập siêu của Việt Nam với các nước ASEAN càng trở nên
khó khăn hơn.
15
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO SANG CÁC QUỐC

GIA ASEAN
3.1. Kiến nghị với cơ quan nhà nước
3.1.1. Cải cách các quy chế nhà nước
- Lý do đề xuất giải pháp: Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và
Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đã phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc
tế Mỹ (USAID) Thủ tục xuát nhập khẩu của Việt Nam còn phức tạp, trùng lặp
và gây tốn kém cho cả doanh nghiệp và nhà nước. thủ tục quản lý xuất nhập
khẩu chỉ cần giảm 1 ngày, thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam
bình quân lên tới 21 - 22 ngày, gấp hơn 4 lần thời gian thực hiện tại Singapore
(chỉ 4-5 ngày). Trong đó, gây trở ngại lớn nhất chính là thời gian chuẩn bị hồ
sơ. Thủ tục rườm ra khiến nhiều doanh nghiệp phải thuê riêng nhân chuyên viết
giấy nộp tiền, hay chuyên sao y bản chính và đóng dấu tờ khai hải quan tốn
kém tới 70 triệu đồng/năm chỉ để mua mực in và giấy gây lãng phí nghiêm
trọng cho doanh nghiệp.
- Cơ sở giải pháp: Cộng đồng kinh tế AEC ra đời đòi hỏi các thành viên
trong cộng đồng phải gia thiểu các rào cản thuế quan và phi thuế quan đơn
giản hóa thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu trong và ngoài nước. Giải pháp dựa trên lộ trình cải cách thủ tục hàng
chính của Chính phủ và các nguyên tắc và quy định của nhà nước về xuất
nhập khẩu
- Nội dung giải pháp: Thực hiện đổi mới kinh tế: Để tham gia hiệu quả
vào lộ trình AEC, một trong những yếu tố quan trọng nhất là Việt Nam cần nỗ
lực trong việc cải cách các quy chế trong nước như đơn giản hóa các thủ tục
hành chính, hệ thống hóa và điều chỉnh các điều luật không có hiệu quả hay
có sự mâu thuẫn. Đồng thời, bên cạnh việc thực hiện đúng, đủ và tích cực các
cam kết, Chính phủ Việt Nam cần có sự hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, giảm
thiểu chi phí giao dịch kinh doanh thông qua việc cắt giảm chi phí đầu vào
sản xuất và cung ứng dịch vụ với thời gian ngắn nhất.
- Lợi ích giải pháp: Giải pháp được thực hiện giúp đơn giản hóa thủ tục
hàng chính cho hoạt động xuất nhập khẩu từ đó làm giảm chi phí và thời gian

cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho cách doanh nghiệp
16
trong nước cũng như tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam.
3.1.2. Nâng cao hiểu biết về mối quan hệ giữa sản xuất và xuất khẩu
- Lý do đưa ra giải pháp: Năm 2012 sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt
7,72 triệu tấn đứng thứ hai thế giới, nhưng giá trị chỉ đạt được 3,45 tỷ USD.
Sản lượng tăng 8,3% nhưng giá trị thấp hơn 1,98% so với năm 2011 (thấp
hơn 70 triệu USD). Điều này cho thấy một nghịch lý người nông dân sản xuất
càng nhiều thì giá bán càng rẻ và lợi nhuận giảm. Nếu so sánh với Thái Lan,
diện tích đất trồng lúa của Việt Nam chỉ khoảng 3,5 triệu ha và diện tích này
có khuynh hướng giảm do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, sân gôn
hóa… trong khi đó Thái Lan có đến 10 triệu ha đất trồng lúa. Do vậy, việc Việt
Nam đứng thứ hai thế giới trong xuất khẩu gạo vượt qua Thái Lan là không
bền vững nếu không chú ý tới chất lượng mà chỉ chạy theo số lượng.
- Cơ sở giải pháp: Giải pháp dựa trên các định hướng của nhà nước cho người
dân sản xuất lúa gạo
- Nội dung giải pháp: Trong sản xuất lúa gạo, Nhà nước và chính quyền địa
phương phải có định hướng, tuyên truyền, khuyến cáo người nông dân muốn
xuất khẩu bền vững thì phải chú ý đến chất lượng đáp ứng nhu cầu thị
trường, tăng cường sản xuất lúa thơm jasmine hoặc gạo Homali là những
loại gạo đang được thị trường ưa chuộng và có giá cả hợp lý bên cạnh đó sản
xuất giống lúa IR50404 ở mức độ vừa phải (dưới 20%), từ đó người nông
dân sẽ thấy được hiệu quả và lợi nhuận mang lại từ việc sản xuất các giống
lúa thơm, nhận thức được sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ (xuất khẩu).
- Lợi ích của giải pháp: Nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Xây dựng được
quá trình phát triển bền vững của hoạt động xuất khẩu gạo đồng thời tăng
cường lợi thế cạnh tranh của gạo Việt Nam so với Thái Lan và Ấn Độ trên thị
trường ASEAN nói riêng và trên thế giới nói chung.
3.1.3. Đầu tư cho giai đoạn nghiên cứu lựa chọn giống lúa

- Lý do đề xuất giải pháp: Hiện nay Việt Nam đang xuất khẩu giống gạo chính
là IR50404, đây là sản phẩm nông sản chất lượng thấp, khó ký được hợp
đồng mới xuất khẩu loại gạo này với đối tác. Trong khi các nước xuất khẩu
gạo dẫ đầu đều nhắm vào thị trường gạo chất lượng cao đem lại nhiều giá trị
cho nước xuất khẩu. Thị trường gạo cấp thấp đang nổi lên; giá lúa xuống
thấp, diễn biến khó lường, nếu mua vào rủi ro rất lớn, thua lỗ khó tránh khỏi.
- Cơ sở giải pháp: Nhà nước đang có kế hoạch tái cơ cấu nền nông nghiệp nói
chung và sản xuát gạo nói riêng, đề xuất những thay đổi trong cơ cấu gieo
trồng sẽ được xem xét và phê duyệt thực hiện theo các ddonhj ướng phát
triển của Chính phủ.
17
- Nội dung giải pháp: Đầu tư thỏa đáng cho việc tuyển chọn những giống lúa
chủ lực, phù hợp với thổ nhưỡng từng vùng, miền cho năng suất và giá trị cao
phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước (thấu hiểu chiết lý “sản
xuất cái mà thị trường cần”) và không nên chạy theo số lượng để có vị trí thứ
nhất hay thứ hai về số lượng, đã đến lúc phải đặc biệt quan tâm đến chất
lượng đế có giá trị cáo vì năng suất lúa và diện tích trồng lúa không thể tăng
mãi được.
- Lợi ích của giải pháp: Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo chất lượng caocho
các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Giải pháp đưa ra sẽ tăng thêm giá trị xuất
khẩu gạo cũng như cải thiện doanh thu lợi nhuận cho người tham gia vào
quá trình sản xuất gạo. Không những thế giải pháp còn góp phần xây dựng
thương hiệu gạo chất lượng cao cho Việt Nam.
3.1.4. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về AEC cho doanh
nghiệp
- Lý do đề xuất giải pháp: Theo báo cáo của Ban Thư ký ASEAN (2011), tại Việt
Nam, có tới 76% người dân không hiểu rõ về AEC và cũng chỉ có 55% doanh
nghiệp có hiểu biết sơ bộ về ASEAN. Như vậy, cần nâng cao vai trò của các tổ
chức xúc tiến thương mại trong nước cũng như thương vụ tại các nước
ASEAN. Việc hình thành cộng đồng kinh tế AEC tác động mạnh mẽ đến các

doanh nghiệp, vì vậy các daonh nghiệp cần có hiểu biết sâu rộng về AEC để
phân tích các cơ hội, thách thức để có thể hội nhập và phát triển tốt. Cộng
đồng kinh tế AEC có những đặc tính chung của các nước thành viên, lợi thế
cạnh tranh là tương tự nhau đặc biết trong hoạt động xuất khẩu lúa gạo. Đây
là khu vực tập trung nhiều nuwosc sản xuất lúa gạo lớn nhấ thế giới, vì thế
cần trang bị kiến thức đầy đủ về AEC tránh trường hợp mất thị trường xuất
khẩu gạo do không lường trước được mức độ cạnh tranh trong ngành.
- Cơ sở của giải pháp: Giải pháp đưa ra dựa theo các điều kiện và lộ trình
chuẩn bị tham gia vào AEC của Việt Nam cùng với định hướng phát triển
cũng như khả năng của doanh nghiệp.
- Nội dung giải pháp: Nhà nước công khai lộ trình hội nhập để các doanh
nghiệp có thể nắm bắt phương hướng điều chỉnh phù hợp đồng thời hỗ trợ
các hội thảo chuyên sâu để các doanh nghiệp có thêm kiến thức về AEC cũng
như đánh giá các cơ hội và thách thức cho chính bản thân doanh nghiệp.
- Lợi ích của giải pháp: Giải pháp đưa ra sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn
trong quá trình hội nhập. Thông qua đó vận dụng năng lực của doanh nghiệp
phát triển trong thị trường chung AEC để chiếm lĩnh thị trường gạo và bảo về
thị trường gạo trong nước.
3.1.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
18
- Lý do đề xuất giải pháp: : Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp: Đây là vấn đề quan trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước/tư
nhân hoạt động trong 12 lĩnh vực ưu tiên của tiến trình AEC. Hiện nay 97%
doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biết các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gạo thì đề là các doanh nghiệp có
quy mô vốn không lớn, khả năng cạnh tranh yếu trong khi thị trường AEC
hình thành có sự tràn vào của các doanh nghiệp nước ngoài với vốn và kinh
nghiệm kinh doanh quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đối mặt
với nguy cơ mất thị trường xuất khẩu gạo mà còn mất luôn lợi thế ở thị
trường nội địa.

- Cơ sở của giải pháp: Giải pháp dựa trên lộ trình tái cơ cấu các doanh nghiệp
nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân trong quá trình hội nhập. Các biện
pháp nâng cao năng lực được đưa ra dựa trên khả năng và mục tiêu phát
triển của doanh nghiệp.
- Nội dung giải pháp: Cần tập trung cải tổ bộ máy điều hành, nâng cao trình độ
sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi và ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân để có thể cạnh tranh
với các doanh nghiệp trong khối ASEAN. Các cơ quan hành chính cần có các
quy định cụ thể và nhất quán về các thủ tục, có chế độ hướng dẫn bằng văn
bản và tư vấn hiệu quả cho các doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp tiến
hành các thủ tục hành chính.
3.1.6. Các nhóm giải pháp về sản xuất lúa gạo.
- Quy hoạch diện tích canh tác hợp lý, tăng quy mô gieo trồng, hạn chế sản xuất
nhỏ lẻ gây khó khăn cho các doanh nghiệp thu mua cũng như công tác quản
lý giám sát chất lượng gạo.
- Xây dựng quy chuẩn chất lượng cho hạt gạo và hướng dẫn nhân dân canh tác
đảm bảo theo hệ thống tiêu chuẩn đó.
- Mở rộng các thành phần tham gia vào việc xây dựng các chính sách : các đại
diện các địa phương,nông dân, hợp tác xã thương lái để đưua ra những chính
sách đảm bảo quyền lợi của các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp
từ chính sách đó.
3.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
- Rút ngắn chuỗi cung ứng gạo: theo nghiên cứu lợi nhuận trên 1 đơn vị gạo thì
nông dân được 52% lợi nhuận trong khi chi phí bỏ ra là 83%, Doanh nghiệp
xuất khẩu được 30% lợi nhuận trong khi chi phí là 4% còn lại thương lái 18%
lợi nhuận trên 17% chi phí. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải liên kết với
nông dân xây dựng chuỗi cung ứng rút gọn từ nông nhân đến nhà xuất khẩu.
Triển khai mô hình liên kết mới đầu tư cho nông dân sản xuất theo 1 quy
19
trình đảm bảo các quy định về chất lượng. Như vậy vừa giảm trung gian mua

bán vừa đảm bảo được chất lượng cũng như nguồn cung sản phẩm như mô
hình của công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang.
- Việc tham gia vào các chuỗi cung ứng, các chuỗi giá trị toàn cầu của Việt
Nam còn yếu, nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất ra bên ngoài
nhưng lại bị dùng nhãn mác của nước khác, đây là một yếu kém, một sự tồn
tại trong vấn đề quảng bá và xúc tiến thương mại. Để xây dựng thương hiệu
gạo Việt Nam, chúng ta cần chú vào bốn khâu sau:
• Chọn, tạo và phổ biến cho nhân dân các giống lúa có chất lượng
cao hơn, năng suất cao hơn.
• Tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng như
những hình thức tổ chức để có sản lượng hàng hóa lớn và đồng
đều với giá thành rẻ hơn.
• Hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân xây dựng kho, dự trữ, bảo quản
đảm bảo chất lượng ổn định.
• Xúc tiến thương mại.
Cả bốn khâu trên cần phải thực hiện đồng bộ thì hạt gạo Việt Nam mới
dần có thương hiệu trên thị trường thế giới.
- Với người nông dân chỉ biết trồng lúa thì các doanh nghiệp xuất khẩu nên
thay thế người nông dân đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng thương hiệu
chất lượng, uy tín để nâng cao giá trị gạo xuất khẩu.
- Tập trung khai thác thị trường nội địa: ngày nay nhu cầu trong nước cũng
thay đổi đòi hỏi gạo có chất lượng tốt, bên cạnh đó khi thị trường chung AEC
thành lập, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không những phải chịu sự cạnh
tranh gay gắt tại các thị trường nước ngoài mà còn có nguy cơ mất đi thị
trường nội địa. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ngoài có ưu thế về sản
phẩm cùng với điều kiện thuận lợi do hội nhập sâu, giảm thuế quan đen làm
tăng khả năng cạnh tranh của gạo nước ngoài tại thị trường nội địa. Đầu tư
xây dựng kênh phân phối đồng thòi xây dựng thói quen dùng hàng Việt để giữ
vững thị trường trong nước tạo tiền đề để vươn xa nước ngoài.
20

KẾT LUẬN
Xây dựng Cộng đồng ASEAN là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của
Hiệp hội. Đối với Việt Nam, AEC sẽ là cơ hội quý báu để Việt Nam nhanh
chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh tế của khu vực và thế
giới. Do đó, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội,
vượt qua thách thức trong quá trình xây dựng AEC, hội nhập sâu rộng hơn
nữa nhằm nâng cao vai trò của mình trong quá trình phát triển và hoàn thiện
của ASEAN, dựa trên khuôn khổ pháp lý quốc tế và ASEAN phù hợp với pháp
luật Việt Nam, vì lợi ích của các bên cũng như của cả Hiệp hội.
Tham gia vào thị trường chung AEC mang lại cho ngành xuất khẩu gạo
Việt Nam nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức đòi hỏi các các cơ quan nhà
nước, các doanh nghiệp và cả người nông dân cần có sự phối hợp, tự hoàn
thiện để cạnh tranh được sức ép của hội nhập sâu. Những đóng góp của xuất
khẩu gạo vào nền kinh tế Việt Nam chưa xứng đáng với tiền năng của đất
nước, sức canh tranh của gạo Việt Nam còn yếu kém song nền nông nghiệp
Việt Nam đang phát triển đặc biệt là phát triển nền nông nghiệp chất lượng
cao. Đây là cơ hội đầu tư tiền năng được nhà nước cũng như hộ nông dân
ủng hộ. Đề tài đưa ra cá giải pháp nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu gạo của
Việt Nam vào thị trườn tiềm năng AEC. Hi vọng sự đổi mới này có thể nâng
cao giá trị, chất lượng cũng như sản lượng gạo Việt Nam.
21
Tài liệu tham khảo.
1. Ban thư ký ASEAN (2011), Sổ tay kinh doanh trong cộng đồng kinh tế
ASEAN, Jakarta, tháng 11/2011.
2. Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN/ATIGA năm 2009.
3. Trần Thị Tuyết Minh (2013), “Hướng tới hình thành Cộng đồng Kinh tế
ASEAN”, ệt Nam/
4. Asian Development Bank Institute, “The ASEAN Economic Community:
Progress, Challenges, and Prospects” No. 440, October, 2013.
5. Đại học Kinh tế tài chính TP. Hồ Chí Minh, 2013,“ Xuất khẩu gạo Việt

Nam năm 2012 & định hướng năm 2013”, Tạp chí Phát triển và hội
nhập, tháng 3-4/2013
6. ệt Namu.edu.Việt Nam/upload/2014/02/1118/5.pdf
7. Báo doanh nhân Sài Gòn : ệt Nam/tu-
van-phap-luat/gia-nhap-aec-co-hoi-lon-thach-thuc-nhieu/1086410/
8. ệt Nam/go/2411
9. ệt Nam/go/2710
10. />giam/45/10140883.epi.
11. ệt Nam/nongnghiepkt/2012/12/305895/
22

×