Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ, CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NGÂN HÀNG VÀ CÁC HÀNH ĐỘNG RỦI RO TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH INDONESIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.23 KB, 35 trang )

1


SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ, CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NGÂN
HÀNG VÀ CÁC HÀNH ĐỘNG RỦI RO TRONG CUỘC KHỦNG
HOẢNG TÀI CHÍNH INDONESIA
Tóm tắt
Cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 đã buộc chính phủ Indonesia bổ
sung vốn vào các ngân hàng được lựa chọn, giới thiệu bảo hiểm tiền gửi
và thay đổi yêu cầu về vốn. Nghiên cứu này điều tra mối quan hệ giữa
việc sở hữu tập trung cao độ và sự chấp nhận rủi ro ngân hàng bằng cách
sử dụng một mẫu 52 ngân hàng thương mại tư nhân Indonesia được bảo
hiểm trong giai đoạn 1995-2003. Đối với các ngân hàng tái cơ cấu, tập
trung quyền sở hữu có mối tương quan cùng chiều với rủi ro tổng thể, và
tương quan ngược chiều với rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, đặc
biệt là trong khoảng thời gian mà yêu cầu an toàn vốn thoải mái. Rủi ro
thanh khoản giảm khi chính phủ và các chủ sở hữu đóng góp vốn bổ
sung, và rủi ro tín dụng được hạ xuống khi chính phủ loại bỏ các khoản
nợ xấu từ các ngân hàng gặp khó khăn.
1. Giới thiệu
Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997-1998 xảy ra bất ngờ và
càng trầm trọng hơn do việc sử dụng nợ vay ngân hàng quá mức vì thiếu
các nguồn tài trợ khác thay thế cho nợ. Miller (1998) cho rằng các ngân
hàng sử dụng rộng rãi các khoản nợ ngắn hạn để tài trợ cho các khoản
đầu tư dài hạn và việc định danh các khoản vay theo USD khiến cho
ngân hàng phải đối mặt với rủi ro về thời gian đáo hạn (maturity-gap) và
rủi ro tỷ giá. Ngoài ra, Chowdhry và Goyal (2000) cho rằng giám sát
ngân hàng là lỏng lẻo, nhiều khoản vay có động cơ chính trị và không có
thủ tục pháp lý đầy đủ để quản lý rủi ro phá sản hiện hữu. Kho và Stulz
2


(2000) đã phân tích đặc tính của tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ngân hàng
trong cuộc khủng hoảng châu Á khi các chỉ số thị trường giảm khoảng
60%. Họ báo cáo rằng sự suy sụp của thị trường Indonesia có liên quan
trực tiếp mức độ rủi ro tiền tệ của họ và các chương trình của IMF rất ít
ảnh hưởng đến giá trị của các ngân hàng.
Tại Indonesia chính phủ đã can thiệp bằng cách thực hiện một Chương
trình bảo lãnh bao phủ để bảo vệ người gửi tiền, bằng cách cung cấp
thanh khoản thông qua các yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn để dễ tiếp cận
ngân quỹ từ ngân hàng trung ương, bằng cách đảm bảo phát hành nợ của
các tổ chức tài chính, bằng cách kiểm soát các khoản nợ xấu từ các ngân
hàng, và bằng cách trực tiếp bơm tiền vào ngân hàng thông qua góp vốn
cổ phần.Tình trạng mất khả năng thanh toán của các ngân hàng là vấn đề
trọng tâm trong giai đoạn này. Nếu không có thêm vốn, các ngân hàng tư
nhân, và hệ thống ngân hàng, có thể sụp đổ. Theo chương trình tái cấp
vốn ngân hàng, chính phủ góp vốn có chọn lọc và cũng buộc cổ đông
hiện hữu cung cấp nguồn vốn bổ sung. Sự can thiệp của chính phủ đã
làm thay đổi mức độ tập trung quyền sở hữu.
Mục tiêu của nghiên cứu này là để điều tra mối quan hệ giữa mức độ tập
trung quyền sở hữu, sự can thiệp của chính phủ và hành động chấp nhận
rủi ro ngân hàng ở Indonesia trong giai đoạn 1995-2003. Nghiên cứu này
cũng xem xét mối quan hệ giữa tập trung quyền sở hữu và hành động
chấp nhận rủi ro ngân hàng ở Indonesia bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự
can thiệp của chính phủ, đặc biệt là các chương trình tái cơ cấu vốn ngân
hàng, dưới chế độ quản lý khác nhau. Bằng cách đó, chúng tôi hy vọng
rằng chúng ta có thể chứng minh rằng sự can thiệp của chính phủ dẫn
đến nhiều ngân hàng có sở hữu tập trung phải chịu những hậu quả không
lường trước khi hành động chấp nhận rủi ro tại Indonesia.
Saunders et al. (1990) lập luận rằng, ít nhất là trong ngắn hạn, hành động
chấp nhận rủi ro là một quyết định nội sinh của ngân hàng bị ảnh hưởng
3


bởi cơ cấu sở hữu, môi trường pháp lý, và các biến số như quy mô và
đòn bẩy. Chúng tôi làm theo Saunders et al. (1990) và cho rằng "ít nhất
là trong ngắn hạn", sự can thiệp của chính phủ dẫn đến nhiều ngân hàng
sở hữu tập trung sẽ có những hành động chấp nhận rủi ro đáng kể. Chúng
tôi sử dụng sự diễn đạt tương tự như Saunders et al. (1990) "ít nhất là
trong ngắn hạn", vì ở Indonesia can thiệp của chính phủ/quyền sở hữu
chỉ là tạm thời. Chúng tôi tập trung vào Indonesia vì cách thiết lập đặc
trưng của nó. Đặc biệt, sở hữu cực kỳ tập trung với hầu hết các ngân
hàng chỉ có hai chủ sở hữu. Ngoài ra, các ngân hàng của Indonesia đã bị
ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng đến mức mà chính phủ phải
thiết lập một chương trình tái cấp vốn ngân hàng đáng kể và bắt đầu thay
đổi pháp lý gồm sự ra đời của bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức Đề án
bảo lãnh bao phủ (BGS) vào năm 1998 và những thay đổi về Tỷ lệ an
toàn vốn (CAR) vào năm 1998 và 2001.
Nghiên cứu này góp phần vào cơ sở lý thuyết theo nhiều cách. Đầu tiên,
nó mở rộng lý thuyết bằng cách điều tra mối quan hệ giữa quyền sở hữu
và hành động chấp nhận rủi ro ngân hàng ở Indonesia, một nước đang
phát triển, trong khi trọng tâm của nghiên cứu trước hầu hết xem xét các
nước phát triển. Thứ hai, nghiên cứu này xem xét các tác động của các
chính phủ can thiệp vào mối quan hệ giữa tập trung quyền sở hữu rõ ràng
và hành động chấp nhận rủi ro ngân hàng. Hơn nữa, để nắm bắt tính
động của những thay đổi quy định trong thực tế khủng hoảng, chúng tôi
kết hợp các tác động của những thay đổi về bảo hiểm tiền gửi và các quy
định vốn ngân hàng. Đây cũng là một đóng góp quan trọng vì các nghiên
cứu hiện tại chủ yếu tập trung vào các mối quan hệ giữa quyền sở hữu
của ban quản trị và hành động chấp nhận rủi ro ngân hàng liên quan đến
việc thay đổi quy định tùy ý, ví dụ như bãi bỏ quy định so với cải cách
lại quy định (xem ví dụ, Saunders et al, 1990; Chen et al, 1998;
Anderson và Fraser, 2000).

4

Sử dụng hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu này kiểm tra một mẫu của 52
ngân hàng thương mại tư nhân được bảo hiểm ở Indonesia trong giai
đoạn 1995-2003. Kết quả cho thấy không có mối tương quan giữa tập
trung quyền sở hữu và rủi ro tổng thể; tuy nhiên, mối quan hệ cùng chiều
đáng kể cho các ngân hàng đã được tái cấp vốn. Hơn nữa, đối với các
ngân hàng tái cấp vốn này, mối quan hệ này rõ ràng nhất trong giai đoạn
mà yêu cầu an toàn vốn đã được hạ xuống. Kết quả của chúng tôi cũng
cho thấy rằng rủi ro thanh khoản tổng thể là không liên quan đến tập
trung quyền sở hữu, nhưng không mấy ngạc nhiên, tại các ngân hàng mà
chính phủ hoặc các cổ đông cung cấp thanh khoản theo thỏa thuận tái cấp
vốn, mối quan hệ là ngược chiều rất mạnh. Vì vậy, mối quan hệ giữa tập
trung quyền sở hữu và tính thanh khoản chỉ có ý nghĩa đối với các ngân
hàng được tái cấp vốn.
Khi mối quan hệ giữa tập trung quyền sở hữu và dự phòng rủi ro được
kiểm tra, chúng tôi tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều cho cho các
ngân hàng không được tái cấp vốn. Điều này phù hợp với việc giám sát
các khoản vay được tăng cường bởi các cổ đông lớn vì họ không có khả
năng đa dạng hóa rủi ro đòi hỏi khi phải tăng cường sàng lọc. Tuy nhiên,
cũng có thể là trong tình huống này, sở hữu tập trung có thể khuyến
khích dự phòng rủi ro tín dụng thấp hơn để tránh được sự giám sát theo
quy định.
Nhìn chung, kết quả này phù hợp với giả thuyết rủi ro đạo đức. Đó là,
khi chính phủ can thiệp bằng cách giới thiệu bảo hiểm tiền gửi và/hoặc
hạ thấp yêu cầu về vốn, các ngân hàng được khuyến khích chấp nhận rủi
ro hơn. Thêm vào đó, khi chính phủ cung cấp tăng cường thanh khoản,
chúng tôi tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa thanh khoản của các
ngân hàng và sự can thiệp của chính phủ. Cuối cùng, quá trình tái cơ cấu
vốn giúp các khoản nợ xấu của các ngân hàng được chuyển giao cho Cơ

quan tái cơ cấu ngân hàng Indonesia (Indonesian Bank Restructuring
Agency - IBRA). Bởi vì hình thức can thiệp của chính phủ đã tập trung
5

hơn vào các ngân hàng có rủi ro tín dụng cao, một mối quan hệ nghịch
chiều đáng kể được quan sát giữa can thiệp của chính phủ và rủi ro tín
dụng.
2. Các nghiên cứu trước đây
Trong thị trường mới nổi, đo lường rủi ro là cả một vấn đề bởi vì hầu hết
các ngân hàng không giao dịch công khai. Do thiếu các thước đo rủi ro
thị trường, các thước đo thay thế là cần thiết. May mắn thay, Jahankhani
và Lynge (1980), Mansur và cộng cự (1993), McAnally (1996), và
Elyasiani và Mansur (2005) kết luận rằng tại thị trường vốn phát triển,
cách đo lường rủi ro theo kế toán có liên quan đáng kể đến các thước đo
rủi ro thị trường. Agusman và cộng sự (2008) báo cáo rằng các mối quan
hệ tương tự tồn tại trong thị trường phát triển trong khoảng thời gian
khủng hoảng tài chính. Các mối quan hệ xuất hiện được nhấn mạnh tại
các thị trường mới nổi với các chương trình bảo hiểm tiền gửi khác nhau
bao gồm hỗ trợ ngầm, bảo hiểm có giới hạn và dựa trên rủi ro, và bảo
đảm toàn bộ. Đo lường rủi ro theo kế toán có liên quan đến rủi ro thị
trường bao gồm sự biến động tỷ suất sinh lợi trên tài sản, rủi ro tín dụng
và thanh thoản.
Saunders và cộng sự (1990) cho thấy rủi ro tài sản tăng và/hoặc đòn bẩy
chuyển giao tài sản từ người gửi tiền sang các cổ đông. Saunders và cộng
sự (1990) và Anderson và Fraser (2000) thấy rằng mối quan hệ giữa
quyền sở hữu của ban quản trị và hành động chấp nhận rủi ro ngân hàng
là cùng chiều khi ngành này đang trải qua quá trình bãi bỏ các quy định.
John và các cộng sự (1991) lập luận rằng biện pháp khuyến khích chuyển
dịch rủi ro tại các ngân hàng phát sinh từ sự tồn tại của trách nhiệm hữu
hạn cho chủ sở hữu. Simpson và Gleason (1999) khẳng định rằng các

ngân hàng được tài trợ nhiều bằng nợ, sự giám sát không hoàn hảo của
người gửi tiền và nhà quản lý cho phép chủ sở hữu ngân hàng thực hiện
các hoạt động rủi ro bằng tiền của người gửi.
6

2.1. Bảo hiểm tiền gửi và yêu cầu về vốn
Diamond và Dybvig (1983) khẳng định rằng trong khi bảo hiểm tiền gửi
là hữu ích trong việc ngăn ngừa biến động ngân hàng (bank runs), lợi ích
của nó cũng có thể khuyến các hành động chấp nhận rủi ro ngân hàng
quá mức. Merton (1977) chỉ ra rằng khi phí bảo hiểm tiền gửi không
phản ánh mức độ thực tế của rủi ro ngân hàng, các ngân hàng có động cơ
để chấp nhận rủi ro hơn. Các nghiên cứu của Kareken (1983) và White
(1989) cho rằng phí bảo hiểm cố định khuyến khích các ngân hàng thực
hiện các hoạt động rủi ro hơn.
Demirgüç-Kunt và Detragiache (2002) lập luận rằng có hay không bảo
hiểm tiền gửi là chính sách tốt nhất để ngăn chặn người gửi tiền di
chuyển vốn (depositor runs) (từ ngân hàng này sang ngân hàng khác), nó
là một nguồn gốc của rủi ro đạo đức. Nghiên cứu của Wheelock (1992),
Grossman (1992), Alston và cộng sự (1994), Wheelock và Kumbhakar
(1994), Hooks và Robinson (2002), Önder và Özyildirim (2003), và
Agusman (2006) báo cáo một mối quan hệ tích cực giữa bảo hiểm tiền
gửi và chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Forssbæck (2011) xem xét mối
quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và khuyến khích chấp nhận rủi ro của các
ngân hàng theo bảo hiểm tiền gửi cho các ngân hàng tại 47 quốc gia, bao
gồm Indonesia và kết luận rằng bảo hiểm tiền gửi tạo ra ưu đãi cho các
chủ ngân hàng làm tăng rủi ro của các ngân hàng.
Anginer và cộng sự (2014b) kiểm tra các ngân hàng tại 96 quốc gia để so
sánh tác động của bảo hiểm tiền gửi đến rủi ro ngân hàng và ổn định hệ
thống trong điều kiện kinh tế bình thường và trong cuộc khủng hoảng tài
chính hiện tại. Họ chỉ ra rằng bảo hiểm tiền gửi ảnh hưởng đến các ngân

hàng theo hai cách trái ngược nhau. Thứ nhất, bảo hiểm tiền gửi làm tăng
sự tự tin của người gửi tiền có thể làm tăng sự ổn định trong hệ thống
ngân hàng, nhưng, thứ hai, có thể dẫn đến sự gia tăng rủi ro đạo đức có
thể làm tăng xác suất của một cuộc khủng hoảng tài chính. Họ báo cáo
7

rằng, trên thực tế, tác động của bảo hiểm là khác nhau trong hai thời kỳ
kinh tế rất khác nhau. Bảo hiểm tiền gửi tăng rủi ro đạo đức trong những
năm dẫn đến cuộc khủng hoảng, tăng xác suất của một cuộc khủng
hoảng, nhưng có ảnh hưởng làm ổn định trong thời gian xảy ra khủng
hoảng. Trong toàn bộ thời gian, hiệu ứng gây bất ổn lớn hơn hiệu ứng
làm ổn định.
Tác động của quy định về vốn đến rủi ro ngân hàng cũng đã được thảo
luận rộng rãi trong nhiều tài liệu. Các nghiên cứu của Kahane (1977),
Koehn và Santomero (1980), Kim và Santomero (1988) và Gennotte và
Pyle (1991) cho rằng yêu cầu về vốn cao hơn có thể kiến các ngân hàng
tăng rủi ro của danh mục đầu tư tài sản của họ. Tuy nhiên, Furlong và
Keeley (1989), Keeley và Furlong (1990) và Jacques và Nigro (1997)
tìm thấy rằng các tiêu chuẩn vốn có hiệu quả trong việc giảm rủi ro danh
mục đầu tư của ngân hàng và yêu cầu về vốn thấp hơn khuyến khích
chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Những kết quả mâu thuẫn này có thể
được giải quyết nếu tập trung quyền sở hữu được đưa vào phân tích.
2.2. Tập trung quyền sở hữu
Claessens và cộng sự (2000) xem xét việc tách quyền sở hữu và kiểm
soát trong các công ty đại chúng tài chính và phi tài chính ở 9 quốc gia
Đông Nam Á (bao gồm cả Indonesia). Họ tìm thấy rằng hơn hai phần ba
các công ty được kiểm soát bởi một cổ đông duy nhất và sự tách bạch
giữa quyền kiểm soát quản lý và quyền sở hữu là hiếm. DeYoung và
cộng sự (2001) chỉ ra rằng các ngân hàng cổ phần nội bộ đối mặt với một
vấn đề giám sát thường gặp. Kỷ luật thị trường, giám sát của tổ chức và

giám sát trực tiếp của các ngân hàng này hoặc là không có sẵn hoặc là
những công cụ thiếu hiệu quả để giảm thiểu chi phí đại diện. Trong
trường hợp không giám sát thích hợp, cổ đông ngân hàng có thể muốn
thực hiện các hoạt động rủi ro để tăng sự giàu có của họ gây ra chi phí
cho người gửi tiền.
8

Laeven (2002) xem xét tập trung quyền sở hữu, bảo hiểm tiền gửi và rủi
ro ngân hàng tại 14 quốc gia. Sử dụng chi phí bảo hiểm như một thước
đo rủi ro, ông tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa tập trung quyền
sở hữu và hành động rủi ro của ngân hàng. Kim và Rhee (2000) và Kim
và cộng sự (2002) xem xét một mẫu của các ngân hàng thương mại của
Nhật Bản trong giai đoạn 1983-1991. Họ phân chia những năm này
thành ba giai đoạn và báo cáo rằng khi chính phủ Nhật Bản tăng độ bao
phủ của bảo hiểm tiền gửi và giảm yêu cầu về vốn, tập trung quyền sở
hữu và rủi ro ngân hàng có tương quan cùng chiều.
Barry và cộng sự (2011) sử dụng các ngân hàng châu Âu từ 16 quốc gia
để kiểm tra mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu, mức độ rủi ro khác nhau và
khả năng sinh lợi. Trong giai đoạn 1999-2005, họ thấy rằng một sự thay
đổi vốn chủ sở hữu từ nhà đầu tư tổ chức sang cá nhân/hộ gia đình hoặc
tổ chức ngân hàng dẫn đến kết quả là một sự sụt giảm về rủi ro tài sản và
rủi ro pháp lý, nhưng lại không có sự thay đổi trong khả năng sinh lợi.
Đối với ngân hàng được tổ chức đại chúng với quyền sở hữu khuếch tán
nhiều hơn, thay đổi cơ cấu sở hữu không ảnh hưởng hành động rủi ro.
2.3. Bảo hiểm tiền gửi, các yêu cầu an toàn vốn và tập trung
quyền sở hữu ở Indonesia
Bảo hiểm tiền gửi có thể tăng cường ổn định tài chính, hoặc thay vào đó,
khuyến khích các ngân hàng chấp nhận rủi ro hơn. Trong thời kỳ khủng
hoảng, quan chức chính phủ ở Indonesia nhận thấy bảo hiểm tiền gửi sẽ
góp phần ổn định hệ thống ngân hàng và các yêu cầu an toàn vốn thấp

hơn sẽ giảm thiểu đóng cửa ngân hàng. Tập trung quyền sở hữu ngân
hàng tăng do chương trình tái cấp vốn khi chính phủ và/hoặc chủ sở hữu
bơm thêm vốn. Bản chất của việc lấy mẫu ngân hàng Indonesia cho phép
chúng ta phân biệt các thước đo rủi ro, sự can thiệp của chính phủ và tập
trung quyền sở hữu khác nhau như thế nào giữa các ngân hàng có cấu
trúc sở hữu khác nhau. Bằng cách so sánh với các ngân hàng có sở hữu
9

nhà nước đáng kể với các ngân hàng có sở hữu tư nhân tập trung trong
khoảng thời gian mà hệ số CAR và BGS đã có hiệu lực, chúng tôi cung
cấp những hiểu biết bổ sung vào hành động rủi ro của ngân hàng và rủi
ro đạo đức.
3. Nền tảng thể chế và sự can thiệp của chính phủ
Cuộc khủng hoảng tài chính Indonesia bắt đầu khi đồng rupiah giảm giá
đột ngột vào tháng 7 năm 1997. Sau đó, Ngân hàng Trung ương
Indonesia từ bỏ can thiệp trong chế độ dải băng tỷ giá và chuyển sang
chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Đồng rupiah bị suy yếu hơn nữa và điều
này dẫn đến khủng hoảng ngân hàng. Để giải quyết cuộc khủng hoảng,
bốn biện pháp can thiệp quan trọng đã được thông qua bởi chính phủ
Indonesia: (1) một số ngân hàng đóng cửa, (2) Ngân hàng trung ương
Indonesia cung cấp hỗ trợ thanh khoản, (3) Chương trình bảo lãnh bao
phủ đã được giới thiệu và cơ quan tái cơ cấu ngân hàng Indonesia
(IBRA) được thành lập và (4) một số ngân hàng được tái cấp vốn.
Sự kiện đầu tiên của việc đóng cửa ngân hàng xảy ra vào ngày 01 tháng
11 năm 1997. Vào thời điểm đó, Ngân hàng Indonesia đóng cửa 16 ngân
hàng mất khả năng thanh khoản ( chiếm 3% tổng tài sản của toàn ngành
ngân hàng). Việc đóng cửa các ngân hàng có khả năng vỡ nợ này trong
trường hợp không có bảo hiểm tiền gửi đã không cải thiện tình hình và
thậm chí còn gây ra tình trạng rút tiền hàng loạt ở ngân hàng. Các nhà
đầu tư tiếp tục mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng Indonesia. Đỉnh

điểm vào tháng Giêng năm 1998, các ngân hàng nước ngoài từ chối nhận
thư tín dụng từ các ngân hàng Indonesia. Giai đoạn thứ 2 và giai đoạn
thứ 3 của việc đóng cửa ngân hàng đã diễn ra tương ứng trong tháng 4
đến tháng 8 năm 1998 và tháng 3 năm 1999. Có tổng cộng ít nhất 68
ngân hàng đã bị đóng cửa trong khoảng thời gian 1997-1999.
10

Trong cuối tháng Giêng năm 1998, Indonesia phải đối mặt với một đồng
tiền mất giá mạnh, tình trạng rút tiền hàng loạt, các mối đe dọa về lạm
phát phi mã và khủng hoảng tài chính, chính phủ đã giới thiệu BGS cho
các ngân hàng trong nước nhằm khôi phục niềm tin vào hệ thống ngân
hàng quốc gia, và thành lập các Cơ quan tái cơ cấu ngân hàng Indonesia
(IBRA). Theo BGS, chính phủ đảm bảo các khoản nợ ngân hàng, kể cả
các khoản mục ngoại bảng. IBRA được thành lập để tái cơ cấu các ngân
hàng khó khăn và hoạt động như một công ty quản lý tài sản để cơ cấu
lại tài sản của các ngân hàng.
Sau giai đoạn đầu tiên của việc ngân hàng đóng cửa vào tháng 10 năm
1997, Ngân hàng Indonesia cũng hỗ trợ thanh khoản cho tất cả các ngân
hàng mà không cần dùng tài sản thế chấp, bằng cách cho phép thấu chi
các tài khoản hiện tại của họ với Ngân hàng Trung ương. Khi cuộc
khủng hoảng ngày càng trầm trọng, số tiền hỗ trợ thanh khoản tăng đột
biến từ 31.000 tỷ Rupiah vào tháng 12 năm 1997 đến 170 nghìn tỷ
Rupiah vào tháng 12 năm 1998. Không may thay, việc cung cấp các hỗ
trợ thanh khoản đã trở thành một chính sách gây tranh cãi. Điều này một
phần dựa trên việc thanh tra ngân hàng, trong đó tiết lộ những dấu hiệu
mạnh mẽ về vấn đề đạo trong các giao dịch liên ngân hàng đáng ngờ.
Ngoài ra, dường như đã có một số lỗ hổng trong quản trị hỗ trợ thanh
khoản của chính phủ (Batunanggar, 2002).
Trong khi đó, để phản ứng lại cuộc khủng hoảng ngân hàng trầm trọng ở
thời điểm vào tháng 10 năm 1998, Ngân hàng Indonesia sửa đổi các yêu

cầu về an toàn vốn tối thiểu (CAR) bằng cách tạm thời giảm từ 8% tài
sản quy đổi rủi ro xuống còn 4%. Tuy nhiên, trong tháng 12 năm 2001,
Ngân hàng Indonesia yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại trở về
CAR tối thiểu là 8%.
Chương trình tái cấp vốn ngân hàng được công bố trong tháng 3 năm
1999. Trước khi bắt đầu chương trình này, việc thẩm định được tiến hành
11

trên tất cả các ngân hàng thương mại. Dựa trên kết quả thẩm định, các
ngân hàng được phân loại bởi giá trị CAR của họ. “Loại A”: ngân hàng
có giá trị CAR trên 4% và được miễn trừ từ chương trình tái cấp vốn và
có thể tiếp tục hoạt động. “Loại B”: ngân hàng có hệ số CAR từ 4% đến -
25% và với điều kiện chủ sở hữu có thể bổ sung 20% vốn mới cần thiết
để đạt được hệ số CAR là 4%. “Loại C”: các ngân hàng có CAR dưới -
25% và chủ sở hữu có thời gian bổ sung đủ vốn để đưa ngân hàng lên
mức phân loại cao hơn; điều này làm cho họ đủ điều kiện để được tái cơ
cấu vốn. Ngân hàng loại B và loại C mà chủ sở hữu không thể bỏ thêm
đủ vốn sẽ được tiếp quản bởi IBRA hoặc đóng cửa (Pangestu và Haber,
2002). Mẫu nghiên cứu của chúng tôi gồm 52 ngân hàng: 46 loại A, 6
loại B và không có ngân hàng loại C.
Trước khi cuộc khủng hoảng, mức độ tập trung quyền sở hữu cao. Thông
thường, một cổ đông duy nhất thường sở hữu hơn 50% vốn cổ phần của
ngân hàng. Sự can thiệp của Chính phủ làm thay đổi đáng kể tỷ lệ sở
hữu. Theo chương trình tái cơ cấu vốn ngân hàng, chính phủ bổ sung vốn
mới lên đến 80% vốn điều lệ, và các cổ đông lớn của ngân hàng bổ sung
phần còn lại. Trong trường hợp các cổ đông lớn không thể cung cấp 20%
vốn điều lệ, các ngân hàng này được kiểm soát bởi chính phủ. Chương
trình này dẫn đến kết quả, chính phủ trở thành một cổ đông lớn tạm thời
cho đến khi thoái vốn. Bên cạnh đó, các ngân hàng không chịu sự kiểm
soát của chính phủ được yêu cầu phải tăng vốn và các cổ đông lớn bổ

sung vốn điều lệ. Động thái này dẫn đến sự tập trung vốn chủ sở hữu lớn
hơn trong tay của các cổ đông lớn.
Điều kiện đủ để cho một ngân hàng tham gia chương trình tái cấp vốn
chủ yếu dựa vào việc đánh giá tính khả thi của kế hoạch kinh doanh, tính
phù hợp và chính trực của hội đồng quản trị và cổ đông. Tính khả thi của
kế hoạch kinh doanh ngân hàng được đánh giá thông qua một bài kiểm
tra chặt chẽ, chủ yếu để quyết định xem ngân hàng có thể đạt được một
số chỉ số hoạt động quan trọng trong đó hệ số CAR tối thiểu là 4% trong
12

tháng 12 năm 1998 và 8% trong tháng 12 năm 2001. Hơn nữa, bài kiểm
tra này được tổ chức bởi hội đồng quản trị và cổ đông. Cuộc kiểm tra đã
dẫn đến những thay đổi lớn trong quản lý ngân hàng. Trong hầu hết các
trường hợp, một khi ngân hàng được chấp thuận nhận tái cấp vốn từ
chính phủ, một đội ngũ quản lý mới sẽ được bổ nhiệm.
Quá trình tái cơ cấu vốn liên quan đến một số bước quan trọng: (1)
chuyển các khoản nợ xấu của ngân hàng cho IBRA, (2) ký kết thỏa thuận
tái cấp vốn (hợp đồng giữa chính phủ, Ngân hàng Indonesia và các ngân
hàng quản lý), và (3) bơm thêm vốn chủ sở hữu bởi chủ sở hữu ngân
hàng (nguồn vốn mới) và Chính phủ. Dựa trên báo cáo thường niên của
IBRA năm 2000, chương trình tái cơ cấu vốn ngân hàng liên quan đến 7
ngân hàng tư nhân, một số ngân hàng nhà nước và ngân hàng trong khu
vực. Chương trình tái cơ cấu vốn ngân hàng thay đổi đáng kể thực trạng
sở hữu ngân hàng trong cuộc khủng hoảng ở Indonesia và đã có một tác
động đáng kể vào việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng.
4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Dữ liệu và mẫu nghiên cứu
Quyền sở hữu ngân hàng và số liệu tài chính lấy từ báo cáo tài chính
được công bố của các ngân hàng. Dữ liệu trong giai đoạn 1995-2000
được biên soạn bởi Ngân hàng Indonesia trong một loạt các cuốn sách có

tựa đề “Direktori Perbankan Indonesia” [The Indonesian Banking
Directory] (phiên bản1996-2001). Các dữ liệu ngân hàng còn lại thu
được từ Infobank, trong khi dữ liệu tỷ giá hối đoái được thu thập từ Báo
cáo thường niên của Ngân hàng Indonesia.
Ngân hàng thương mại chiếm 99% tổng tài sản ngân hàng ở Indonesia.
Do cuộc khủng hoảng ngân hàng, số lượng ngân hàng thương mại đã
giảm từ 240 (năm 1995) xuống còn 138 (năm 2003). Mẫu nghiên cứu
bao gồm ngân hàng thương mại tư nhân được bảo hiểm ở Indonesia. Tác
giả hạn chế việc đưa các ngân hàng tư nhân được bảo hiểm vào để đảm
13

bảo rằng bài nghiên cứu có thể thấy các tác động của sự can thiệp của
chính phủ vào các ngân hàng không bị kiểm soát bởi chính phủ. Theo đó,
tác giả tách ra các ngân hàng nhà nước và các ngân hàng phát triển khu
vực trong bài nghiên cứu, cũng như loại trừ ngân hàng liên doanh và chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, vì họ là các ngân hàng không được bảo
hiểm.
Bài nghiên cứu bao gồm các giai đoạn từ năm 1995 đến 2003 vì tác giả
muốn xem xét cuộc khủng hoảng 1997-1998.Tuy nhiên, trong năm 2004,
IBRA đã bị thanh lý, nhưng một số chức năng của nó được tiếp tục bởi
PT. Perusahaan Pengelola Asset (PPA), một doanh nghiệp nhà nước
trong lĩnh vực quản lý tài sản.
4.2. Biến phụ thuộc và độc lập
Các phương pháp đo lường rủi ro được sử dụng bởi Jahankhani và Lynge
(1980), Mansur et al. (1993) và Shiers (1994). Trong nghiên cứu này, ba
phương pháp đo lường rủi ro (RM) là độ lệch chuẩn của lợi nhuận trước
thuế trên tài sản ước tính trên trung bình trượt 3 năm trong quan sát (a
three-year moving window of annual observations) (SDROA), tỷ lệ tài
sản ngắn hạn trên tổng tài sản (LIQATA) và tỷ lệ dự trữ tín dụng
(ILLEGAL). Barry et al. (2011) sử dụng các thước đo rủi ro tương tự đối

với rủi ro tài sản và rủi ro tín dụng. SDRO là đại diện cho rủi ro ngân
hàng nói chung, LIQATA là một thước đo rủi ro thanh khoản, và các
biện pháp pháp lý rủi ro tín dụng. Như vậy, giá trị LIQATA của một
ngân hàng càng cao, rủi ro thanh khoản càng thấp.
Trong khi Kim và Rhee (2000) và Kim et al. (2002) sử dụng 5 cổ đông
hàng đầu, thì ở đây chỉ những cổ đông lớn nhất được sử dụng bởi vì hầu
hết các ngân hàng Indonesia chỉ có hai chủ sở hữu. Biến độc lập, tập
trung quyền sở hữu (OC), được tính bằng tỷ lệ phần trăm của vốn cổ
phần thuộc sở hữu của cô đông đơn lẻ lớn nhất. Nếu việc tập trung nắm
giữ sự sỡ hữu gia tăng liên quan đến nhiều rủi ro hơn thì dự kiến có một
mối tương quan dương giữa OC và các thước đo rủi ro.
14

Để quan sát tác động của sự can thiệp của chính phủ, chúng tôi giới thiệu
một biến giả-GOVINT. Về cơ bản, biến này cho thấy nếu ngân hàng đã
được lựa chọn để tham gia vào chương trình tái cấp vốn của chính phủ
thì nó nhận giá trị là 1, còn ngược lại sẽ nhận giá trị là 0. Ở đây, nếu sự
can thiệp của chính phủ làm tăng rủi ro, một mối quan hệ dương dự kiến
giữa GOVINT và các thước đo rủi ro.
Trong thời gian nghiên cứu này, hai thay đổi pháp lý đã xảy ra, điều này
cho phép tác giả phân tích sâu hơn các vấn đề rủi ro đạo đức. Khi BGS
và CAR giảm thì các vấn đề rủi ro đạo đức lớn hơn khi chỉ có BGS. Để
quan sát tác động của những thay đổi quy định, hai biến giả được sử
dụng như là các biến kiểm soát. BGS có hiệu lực trong suốt thời gian
1998-2003 trong khi giảm yêu cầu an toàn vốn trong khoảng thời gian
1998-2000. Do 3 năm chồng chéo, biến giả CAR4 đại diện cho 3 năm
khi giảm yêu cầu an toàn vốn và BGS đã có hiệu lực (1 = 1998-2000,
ngược lại là 0). Tương tự như vậy, các biến giả BNC4 đại diện cho 3
năm khi Blanket Guarantee Scheme đã có hiệu lực nhưng việc giảm
CAR thì không diễn ra (1 = 2001-2003, ngược lại là 0).

Theo giả thuyết rủi ro đạo đức, tác giả hy vọng các ngân hàng chấp nhận
một rủi ro cao hơn trong các giai đoạn khi BGS và (hoặc) các yêu cầu về
vốn thấp hơn đã có hiệu lực. Ba biến giả với khía cạnh khác nhau của sự
can thiệp của chính phủ. Biến GOVINT thể hiện các ngân hàng nhận
được sự can thiệp của chính phủ và là ngân hàng cụ thể, thời gian khác
nhau. BGS ảnh hưởng đến tất cả các ngân hàng và là được sử dụng để
kiểm tra xem liệu sự ra đời của bảo hiểm tiền gửi đã ảnh hưởng đến rủi
ro hay không. CAR4 cũng ảnh hưởng đến tất cả các ngân hàng và được
sử dụng để xác định cách các thước đo rủi ro bị ảnh hưởng thế nào nếu
yêu cầu an toàn vốn ban đầu sụt giảm và sau đó tăng lên. Hai biến kiểm
soát khác được sử dụng trong nghiên cứu này, bao gồm quy mô của ngân
hàng được đo bằng tổng tài sản ngân hàng (TA) và giá trị trung bình
hàng năm của tỷ giá đồng rupiah / USD (CHART). Dựa trên nghiên cứu
của Saunders et al. (1990) và Chen et al. (1998), một mối quan hệ âm
15

được dự kiến giữa quy mô và các thước đo rủi ro. Điều này là do các
ngân hàng lớn có tiềm năng lớn để đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro của
họ. Ngoài ra, như được chỉ ra bởi Galloway et al. (1997), sự hiện diện
của chính sách quá lớn để sụp đổ (chính sách Too-big-to-fail: TBTF)
cũng sẽ dẫn đến một mối quan hệ tích cực. Tuy nhiên, Galloway et al.
(1997) và Anderson và Fraser (2000) nghiên cứu một mối quan hệ hỗn
hợp giữa quy mô ngân hàng và việc chấp nhận rủi ro.
Chúng tôi xét đến biến kiểm soát tỷ giá hối đoái, EXCHRT, vì Kwon et
al. (1997) và Crosby (2004) cho rằng biến động tỷ giá phản ánh điều kiện
kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng của ngân hàng Indonesia bắt
nguồn từ một cuộc khủng hoảng tiền tệ. Do đó, việc sử dụng EXCHRT
như là một biến kiểm soát là hợp lý. Các mối quan hệ giữa EXCHRT và
các thước đo rủi ro có thể là tích cực hay tiêu cực. Sự gia tăng trong tỷ
giá hối đoái phản ánh sự suy giảm trong nền kinh tế Indonesia và, do đó,

các ngân hàng sẽ trở nên rủi ro hơn do sự tăng lên của các khoản vay
không đảm bảo hoặc các tài sản xấu. Tuy nhiên, việc giảm EXCHRT chỉ
ra một sự cải thiện trong nền kinh tế của đất nước như đồng nội tệ của
mình trở nên mạnh hơn. Tuy nhiên, khi cải thiện điều kiện kinh tế chung,
các ngân hàng có thể chấp nhận các khoản vay rủi ro bằng cách nới lỏng
chính sách tín dụng của họ, rủi ro của khách hàng vay mặc định đang
giảm dần. Khi nguy cơ vỡ nợ giảm, cổ đông giàu có tăng.
Trong điều kiện kinh tế bình thường, chúng tôi cho rằng quyền sở hữu
càng tập trung sẽ được liên kết với việc chấp nhận rủi ro lớn hơn được đo
bằng tổng số nguy cơ, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Đối với
Indonesia, hiệp hội này sẽ mạnh mẽ do non-arms-length lending và thiếu
một thị trường trái phiếu hoạt động tốt. những đặc điểm có lợi cho hành
vi rủi ro đạo đức.
Ngoài ra, trong thời kỳ khủng hoảng và phục hồi, việc giải thích các kết
quả hồi quy là phức tạp hơn như tập trung quyền sở hữu và chấp nhận rủi
ro bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của chính phủ và các khoản đóng góp
của chủ sở hữu. Thay đổi rủi ro ngân hàng tổng thể như các ngân hàng
16

nhiều rủi ro ban đầu được thực hiện trên của chính phủ và sau đó thoái
vốn khi tính đúng đắn của họ được cải thiện. Biến thanh khoản phản
ánh thực tế là cả hai chủ sở hữu và chính phủ bơm tiền vào các ngân
hàng. Rủi ro tín dụng được sửa đổi khi IBRA mua lại các khoản nợ xấu
từ các ngân hàng có vấn đề.
4.3. Mô hình thực nghiệm
Căn cứ vào các cuộc thảo luận ở trên liên quan đến các biến độc lập và
phụ thuộc, chúng tôi sử dụng năm mô hình hồi quy dữ liệu bảng để cung
cấp bằng chứng về hành vi của ngân hàng Indonesia. Mô hình (1) kiểm
tra mối quan hệ giữa việc lựa chọn thước đo rủi ro và tập trung quyền sở
hữu (OC), CAR được điều chỉnh giảm (CAR4), và BGS chỉ trong một

khoảng thời gian (BNC4), trong khi mô hình (2) thay thế tập trung quyền
sở hữu với sự can thiệp của chính phủ (GOVINT). Hệ số biến GOVINT
cho thấy tác động của quyền sở hữu của chính phủ đến thước đo rủi ro
của các ngân hàng tái cấp vốn. Để có thể hiểu tầm quan trọng đồng thời
của cả sự tập trung quyền sở hữu và sự can thiệp của chính phủ, mô hình
(3) bao gồm cả hai.
Để tiếp tục nghiên cứu tác động của sự can thiệp của chính phủ vào mối
quan hệ giữa quyền sở hữu và rủi ro, mô hình (3) bao gồm một biến
tương tác sự tập trung quyền sở hữu với sự can thiệp của chính phủ (OC
* GOVINT). Một dấu dương cho thấy các ngân hàng này đã được tái cấp
vốn vì nguy cơ cao của chúng và cung cấp cơ sở lý luận cho sự can thiệp
của chính phủ. Cuối cùng, mô hình (4) tương tác OC * GOVINT với
biến quy định CAR4 dẫn đến OC * GOVINT * CAR4. Biện pháp này
phân tách các ngân hàng với sự tập trung quyền sở hữu, sự can thiệp của
chính phủ, và các yêu cầu về vốn thấp hơn.
Để tóm tắt, sự phân tích sẽ sâu hơn khi chúng tôi di chuyển từ Mô hình
(1) đến mô hình (4) và cung cấp cái nhìn độc đáo về hành vi tái cấp vốn
17

ngân hàng bởi sự can thiệp của chính phủ. Tương ứng với các mô hình
(1) (2), chúng tôi phát triển các phương trình thực nghiệm sau đây.
Sự khác biệt giữa hai mô hình này được phản ánh trong các biến liên
quan với sự tập trung quyền sở hữu (OC) và can thiệp của chính phủ
(GOVINT). RMT là thước đo rủi ro dưới sự xem xét: SDROA,
LIQDATA, hoặc LLRGL. OC là một biến liên tục với một phạm vi từ
0.00 đến 1.00. GOVINT là một biến rời rạc với giá trị 1 cho các ngân
hàng tham gia chương trình tái cấp vốn và 0 nếu ngược lại. Một hệ số
dương (âm) của các biến OC chỉ ra rằng đo lường rủi ro là dương (âm)
liên quan đến quyền sở hữu tập trung và tập trung hơn có liên quan với
nhận rủi ro cao hơn (thấp hơn). Một hệ số dương (âm) của các biến

GOVINT chỉ ra rằng đo lường rủi ro là dương (âm) liên quan đến
chương trình tái cấp vốn và tham gia vào chương trình này có liên quan
đến cấp độ rủi ro cao hơn. TA
t
và EXCHRT
t
cho biết kích thước của
từng ngân hàng và các điều kiện kinh tế vĩ mô nói chung, tương ứng.
Biến giả thời gian BNC4 đại diện cho ba năm khi chương trình BGS đã
được thiết lập nhưng chưa giảm CAR, trong khi biến giả thời gian CAR4
đại diện cho những năm khi các yêu cầu an toàn vốn đã được giảm xuống
còn 4%. Chúng ta dự đoán rằng cả hai biến đều tác động đến rủi ro.
Phương trình (1) và (2) xem xét riêng sự tập trung quyền sở hữu và sự
can thiệp của chính phủ. Để có thể hiểu được tầm quan trọng tương đối
của hai biến, phương trình (3) bao gồm cả hai. Một sự thay đổi đáng kể
của một trong hai biến sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về thước đo rủi ro bị
ảnh hưởng thế nào bởi việc lựa chọn sự tập trung quyền sở hữu và sự can
thiệp của chính phủ. Như trước đây, quy mô, điều kiện kinh tế, và hai
giai đoạn, Chương trình bảo lãnh Blanket (Blanket Guarantee Scheme)
mà không giảm yêu cầu an toàn vốn và giai đoạn khi cả hai BGS và
CAR4 đang có hiệu lực được xem xét.
18

Để nghiên cứu sâu hơn ảnh hưởng của sự can thiệp của chính phủ vào
mối quan hệ giữa quyền sở hữu và rủi ro, chúng ta tương tác biến can
thiệp của chính phủ với biến sự tập trung quyền sở hữu (OC *
GOVINT). Một dấu dương của kỳ hạn tương tác này gợi ý rằng sự can
thiệp của chính phủ có mối quan hệ khác nhau với các mức độ tập trung
quyền sở hữu khác nhau.
Hơn nữa, để xem xét tác động đồng thời của những thay đổi quy định và

sự can thiệp của chính phủ vào mối quan hệ với sự tập trung quyền sở
hữu, như đã nêu ở trên, chúng ta tương tác biến quy định CAR4 với OC
* GOVINT dẫn đến OC * GOVINT * CAR4.
Phù hợp với giả thuyết rủi ro đạo đức rằng các ngân hàng sẽ chấp nhận
rủi ro nhiều hơn dưới chế độ vốn thấp hơn, chúng tôi mong đợi một dấu
dương cho biến tương tác này.
5. Kết quả thực nghiệm
5.1. Thống kê mô tả
Các dữ liệu được hiển thị trong hình A của Bảng 1 bao gồm 52 ngân hàng
quốc gia được đảm bảo trong thời gian chín năm. Cần lưu ý rằng đây là
những ngân hàng tồn tại có hoặc không có sự trợ giúp của chính phủ.
Đại diện cho rủi ro tổng thể, SDROA có trung bình (trung vị) 3,82%
(0,80%). Đại diện cho rủi ro thanh khoản, LIQATA, và rủi ro tín dụng,
LLRGL, có trung bình (trung vị) tương ứng 17,81% (8,07%) và 7,15%
(2,82%). Hơn nữa, tất cả các đo lường rủi ro là rất sai lệch. Hai trong số
các biến giải thích, sự tập trung quyền sở hữu và biến tỷ giá hối đoái cho
thấy phân phối tương đối bình thường. Giá trị trung bình (trung vị) của
các biến này tương ứng là 57,03% (51,20%) và 7,09 (8,44). Sự phân bố
của tổng tài sản cũng rất sai lệch. Để giải quyết các vấn đề sai lệch, tất cả
19

các biến ngoại trừ OC, EXCHRT và biến giả, được biến đổi bằng cách sử
dụng logarit tự nhiên.
Ma trận tương quan (Bảng 1 hình B) chỉ ra rằng sự tập trung sở hữu
(OC) tương quan có ý nghĩa với hai trong ba cách đo lường rủi ro, đo
lường rủi ro tổng thể SDROA và thước đo rủi ro thanh khoản LIQATA,
nhưng không liên quan đến đáng kể LLRGL. Các mối tương quan giữa
OC và biến độc lập khác cũng có ý nghĩa, ngoại trừ CAR4. Mặc dù một
số mối tương quan tương đối cao, chúng được mong đợi như mối quan
hệ giữa thanh khoản và BNC4, những năm khi BGS đã có hiệu lực

nhưng hệ số CAR không phải ở mức 4%. Nói chung không có bằng
chứng nghiêm trọng về đa cộng tuyến.
Bảng C trình bày trung bình hàng năm của mỗi biến cùng với thử nghiệm t
so sánh ba thời kỳ. Các t-test (a) so sánh những năm trước khủng hoảng
(1995-1997) với những năm khủng hoảng (1998-2000) trong khi t-test (b)
so sánh cuộc khủng hoảng năm (1998-2000) với những năm hậu khủng
hoảng (2001-2003). Cần lưu ý rằng SDROA và LLRGL đã trải qua sự gia
tăng đáng kể từ giai đoạn trước khủng hoảng đến giai đoạn khủng hoảng
và giảm đáng kể trong giai đoạn sau khủng hoảng. LIQATA cho thấy sự
gia tăng trong suốt thời gian chín năm; sự gia tăng đáng kể từ giai đoạn
trước khủng hoảng là do bơm vốn mới và các giá trị mới phản ánh cuộc
khủng hoảng truyền vốn và cải thiện điều kiện kinh tế. Sự thay đổi trong
điều kiện kinh tế được phản ánh qua biến động đáng kể trong tỷ giá hối
đoái, đặc biệt là bước nhảy từ năm 1996 đến năm 1998.
20

Nghiên cứu này sử dụng các quan sát hàng năm của các ngân hàng thương mại tư nhân Indonesia trong giai
đoạn 1995-2003. SDROA là độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tài sản (trước thuế) ước tính trong một cửa sổ
di chuyển ba năm quan sát hàng năm, đại diện cho rủi ro tổng thể. LIQATA là tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên
tổng tài sản, đại diện cho rủi ro thanh khoản. LLRGL là tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ, đại diện cho
rủi ro tín dụng. OC là sự tập trung quyền sở hữu, định nghĩa là tỷ lệ vốn cổ phần thuộc sở hữu của cổ đông
lớn nhất. GOVINT là một biến giả để chỉ ra rằng một ngân hàng đã nhận được một sự can thiệp của chính
phủ về một chương trình tái cấp vốn (1 = ngân hàng với chương trình tái cấp vốn, 0 = không). TA là tổng tài
sản (Rp, tỷ), đại diện cho kích thước ngân hàng. EXCHRT là trung bình hàng năm của tỷ giá hối đoái Rp /
USD (thu nhỏ trong Rp, 000), đại diện cho các điều kiện kinh tế vĩ mô nói chung. BNC4 là một biến giả thời
gian để chỉ ra sự tồn tại của Chương trình bảo lãnh Blanket nhưng không thấp hơn CAR trong tiểu giai đoạn
2000-2003 (1 = 2000-2003, 0 = không). CAR4 là một biến giả thời gian để chỉ ra việc thực hiện các hệ số
CAR tối thiểu là 4% trong tiểu giai đoạn 1998-2000 (1 = 1998-2000, 0 = không). Tất cả các biến được thể
hiện trong tỷ lệ phần trăm, ngoại trừ GOVINT, BNC4, CAR4 và EXCHRT.


21



Trong bảng C, t-test a, b tương ứng tham khảo các giai đoạn (1995-1997 đến 1998-2000) và
(1998-2000 đến 2001-2003). Trong bảng D tất cả các số in đậm và gạch dưới là sự tập trung
quyền sở hữu sau khi thực hiện chương trình tái cơ cấu vốn ngân hàng. Trước khi thực
hiệnchương trình, tất cả các ngân hàng mẫu không có quyền sở hữu của chính phủ. t-Test dựa
trên thử nghiệm mẫu độc lập (chênh lệch bằng không giả định). Z-test dựa trên Mann-Whitney
Non-Parametric Test. Đối với phân tích mẫu đầy đủ, trước chương trình là trong giai đoạn phụ
1995-1998 và sau chương trình là trong tiểu giai đoạn 1999-2003. Ngoại trừ các kết quả của t-
test và Z-test, tất cả các số được trình bày trong phần trăm. *, ** Và *** cho thấy ý nghĩa
thống kê ở các mức tương ứng 10%, 5% và 1%.
Sự tập trung quyền sở hữu và tổng tài sản trên tất cả các ngân hàng đã
tăng lên nhưng có thể do tái cấp vốn của các ngân hàng được lựa chọn.
Chúng tôi cho rằng sự can thiệp của chính phủ thông qua các chương
trình tái cơ cấu vốn ngân hàng có một tác động đáng kể sự tập trung sở
hữu ngân hàng. Bảng 1, Panel D trình bày các vị trí tập trung quyền sở
hữu tại sáu ngân hàng tái cấp vốn và các mẫu đầy đủ cho từng năm trong
suốt khoảng thời gian 1999-2003. Trước năm 1999 không có quyền sở
hữu của chính phủ. Trong giai đoạn 1999-2003, sự tập trung quyền sở
hữu tăng lên trên 50% cho tất cả các ngân hàng do chương trình tái cấp
vốn ngân hàng. Cần lưu ý rằng sự tập trung quyền sở hữu của các ngân
hàng tái cấp vốn bao gồm cả cổ đông và tỷ lệ cổ phần của ngân hàng
được tổ chức bởi IBRA. Hơn nữa, dựa trên t-test và Z-test (không được
báo cáo), chúng tôi thấy rằng các chương trình tái cơ cấu vốn ngân hàng
đã dẫn đến quyền sở hữu đáng kể tập trung nhiều hơn tại các ngân hàng
tái cấp vốn và các mẫu đầy đủ của các ngân hàng.
22



5.2. Kết quả hồi quy
Bảng 2 trình bày các kết quả hồi quy dữ liệu bảng cho cả ba cách đo lường
rủi ro. Các kết quả thực nghiệm chứng minh rằng sự can thiệp của chính
phủ đã thay đổi sở hữu tập trung, ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng tổng
thể, lựa chọn giữa đo lường rủi ro tín dụng bằng cách loại bỏ các khoản nợ
xấu từ các ngân hàng được lựa chọn, và tăng thanh khoản ngân hàng.
Panel A trình bày các kết quả hồi quy khi SDROA được sử dụng như là
biến phụ thuộc. Mô hình (1) được dựa trên phương trình (1) và kết quả
hồi quy cho thấy một mối quan hệ dương giữa rủi ro tổng thể (SDROA)
và sự tập trung quyền sở hữu (OC). Điều này cho thấy các ngân hàng có
sự tập trung quyền sở hữu nhiều hơn rủi ro thì tổng thể cao hơn. Phát
hiện này là phù hợp với tương quan dương giữa sự tập trung sở hữu ngân
hàng và rủi ro báo cáo của Laeven (2002).
23

Kết quả của một trong những yếu tố hồi quy dữ liệu bảng (mô hình hiệu ứng cố định) cho giai
đoạn 1995-2003. Biến phụ thuộc là SDROA [độ lệch chuẩn của lợi nhuận (trước thuế) trên
tổng tài sản ước tính trung bình trượt 3 năm trong các quan sát hàng năm], đại diện cho rủi ro
tổng thể. Các biến độc lập bao gồm OC, GOVINT, TA, EXCHRT, BNC4 và CAR4. OC là tỷ
lệ vốn chủ sở hữu thuộc sở hữu của cổ đông lớn nhất, một thước đo tập trung quyền sở hữu.
GOVINT là một biến giả để chỉ ra rằng một ngân hàng đã nhận được một sự can thiệp từ chính
phủ trong thời hạn của một chương trình tái cấp vốn (1 = ngân hàng với chương trình tái cấp
vốn, 0 = không). TA là tổng tài sản, đại diện cho kích thước ngân hàng. EXCHRT là trung bình
hàng năm của tỷ giá hối đoái Rp / USD (thu nhỏ trong Rp, 000), đại diện cho điều kiện kinh tế
vĩ mô nói chung. BNC4 là một thời gian biến giả (1 = 2001-2003, 0 = không) để chỉ việc thực
hiện Đề án bao lãnh Blanket trong tiểu giai đoạn 1998-2003 nhưng không bao gồm thời gian
mà nhu cầu vốn đã được nới lỏng. CAR4 là một biến giả thời gian để chỉ ra việc thực hiện các
hệ số CAR tối thiểu là 4% trong tiểu giai đoạn 1998-2000 (1 = 1998-2000, 0 = không). Mô
24


hình hiệu ứng cố định được tính bằng cách sử dụng bình phương nhỏ nhất với các nhóm biến
giả. Tất cả các biến, ngoại trừ OC, GOVINT, BNC4, CAR4 và EXCHRT, được biến đổi bằng
cách sử dụng logarit tự nhiên. t-Statistics được đưa ra trong dấu ngoặc đơn. *, ** Và *** cho
thấy ý nghĩa thống kê ở các mức tương ứng 10%, 5% và 1%. Ký hiệu "na" chỉ ra rằng các dữ
liệu không đáp ứng các giả định tiệm cận của Hausman test, nhưng hiệu ứng cố định nói chung
là đủ.
Kết quả của một trong những yếu tố hồi quy dữ liệu bảng (mô hình ảnh hưởng ngẫu
nhiên) cho giai đoạn 1995-2003. Biến phụ thuộc là LIQATA [tỷ lệ liquid-assets-to-
total-assets], một đại diện cho rủi ro thanh khoản. Các biến độc lập bao gồm OC,
GOVINT, TA, EXCHRT, BNC4 và CAR4. OC là tỷ lệ vốn chủ sở hữu thuộc sở hữu của
cổ đông lớn nhất, một thước đo tập trung quyền sở hữu. GOVINT là một biến giả để
chỉ ra rằng một ngân hàng đã nhận được một sự can thiệp từ chính phủ trong thời
gian của một chương trình tái cấp vốn (1 = ngân hàng với chương trình tái cấp vốn, 0
= không). TA là tổng tài sản, đại diện cho quy mô ngân hàng. EXCHRT là tỷ giá hối
đoái bình quân năm Rp / USD (thu nhỏ trong Rp, 000), đại diện cho các điều kiện kinh
tế vĩ mô nói chung. BNC4 là một biến giả thời gian (1 = 2001-2003, 0 = không) để chỉ
việc thực hiện chương trình bảo lãnh Blanket Guarantee trong tiểu giai đoạn 1998-
2003 nhưng không bao gồm thời gian mà nhu cầu vốn đã được nới lỏng. CAR4 là một
biến giả thời gian để chỉ ra việc thực hiện các hệ số CAR tối thiểu là 4% trong tiểu
giai đoạn 1998-2000 (1 = 1998-2000, 0 = không). Các mô hình hiệu ứng cố định
được tính bằng cách sử dụng bình phương nhỏ nhất với các biến giả theo nhóm. Tất
cả các biến, ngoại trừ OC, GOVINT, BNC4, CAR4 và EXCHRT, được biến đổi bằng
cách sử dụng logarit tự nhiên. Thống kê t được đưa ra trong dấu ngoặc đơn. *, ** và
*** cho thấy ý nghĩa thống kê ở các mức tương ứng 10%, 5% và 1%.
25

Panel C: Dependent variable: LLRGL

Independent

variables
Model 1
Model 2
Model 3
Model 4
Model 5






Constant
2. 537***
2. 84***
2. 985***
3. 019***
2. 920***

(2. 28)
(2. 44)
(2. 68)
(2. 70)
(2. 60)
OC
−0. 351

−0. 601*
−0. 644**
−0. 635*


(−1. 10)

(−1. 80)
(−1. 75)
(−1. 75)
GOVINT

0. 400**
0. 593***
0. 283
0. 128


(2. 67)
(3. 25)
(0. 70)
(0. 29)
TA
−0. 188**
−0. 228**
−0. 215**
−0. 216**
−0. 208**

(−2. 08)
(−2. 46)
(−2. 42)
(−2. 43)
(−2. 33)

EXCHRT
0. 145***
0. 150***
0. 153***
0. 153***
0. 148***

(4. 48)
(4. 54)
(4. 65)
(4. 62)
(4. 53)
BNC4
0. 075
−0. 005
−0. 001
0. 003
0. 011

(0. 29)
(−0. 02)
(−0. 00)
(0. 03)
(0. 04)
CAR4
1. 067***
1. 004***
1. 004***
1. 008***
1. 046***


(5. 07)
(4. 75)
(4. 74)
(4. 73)
(4. 89)
OC*GOVI
NT



0. 433
0. 840




(0. 81)
(1. 47)
OC*GOVI
NT*CAR4




−0. 526**
AR
2






(−2. 52)
0. 59
0. 59
0. 60
0. 60
0. 60

×