Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thực trạng tình hình tội phạm và hoạt động phòng ngừa tội phạm về ma túy ở nước ta và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.74 KB, 20 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Ma túy đang là hiểm họa của toàn cầu, mọi quốc gia đang nỗ lực quan tâm
giải quyết bằng nhiều chính sách, biện pháp. Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều
chủ trương, biện pháp nhằm huy động các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa
phương triển khai đồng bộ, toàn diện các hoạt động phòng chống ma túy. Chính
phủ đã phê duyệt Kế hoạch Tổng thể Phòng chống ma túy đến năm 2010 với những
mục tiêu, yêu cầu, giải pháp cụ thể.
Nhận thức được sự ảnh hưởng to lớn của ma túy đến ANTT, đến sự phát
triển KT-XH, Đảng và Nhà nước ta đã tin tưởng giao trọng trách đấu tranh chống
tội phạm về ma túy cho lực lượng Công an, cụ thể là lực lượng CSĐT TP về MT.
Trong những năm qua, hoạt động phòng ngừa tội phạm về ma túy ở nước ta đã đạt
được nhiều kết quả quan trọng, đã kiềm chế được tình hình tội phạm về ma túy.
Tuy nhiên, trong công tác phòng ngừa tội phạm về ma túy vẫn còn nhiều nhược
điểm, tồn tại. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Thực trạng tình hình tội phạm và
hoạt động phòng ngừa tội phạm về ma túy ở nước ta và đề xuất các giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả” làm tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, đề tài gồm những nội dung sau đây:
1. Tình hình tội phạm về ma túy tại Việt Nam
2. Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm về ma túy ở Việt Nam
3. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng
ngừa tội phạm về ma túy ở Việt Nam

1
1. TÌNH HÌNH TP VỀ MA TÚY TẠI VIỆT NAM
1.1. Thực trạng tội phạm về ma túy ở Việt Nam
Tình hình tội phạm về ma túy ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp. Trong 5
năm (2003-2007), ở nước ta đã xảy ra 55.569 vụ tội phạm về ma túy, trung bình
mỗi năm xảy ra 11.113 vụ tội phạm về ma túy. Thể hiện ở bảng thống kê sau đây:
BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MA TÚY Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 2003-2007
TT Năm PPHS


(1)
Tội phạm về MT
(2)
Tỷ lệ 2/1
1 2003 73123 12888 17,6%
2 2004 72231 12068 16,7%
3 2005 74523 11772 15,7%
4 2006 75124 9891 13,1%
5 2007 60412 8950 14,8%
Tổng cộng
355413 55569 15,6%
Nguồn: Báo cáo tổng kết của C17, C11
Thời gian qua, nhờ tiếp tục có các biện pháp chủ động phòng ngừa, tích cực
đấu tranh; đẩy mạnh thực hiện các kế hoạch phối hợp trên các tuyến, địa bàn trọng
điểm, đặc biệt là liên tục mở 3 đợt cao điểm tấn công tội phạm về ma túy trên địa
bàn cả nước nên tình hình hoạt động của tội phạm về ma túy trên địa bàn toàn quốc
tiếp tục được kiềm chế; không công khai, trắng trợn như trước, tỉ lệ bắt giữ ngay tại
khu vực biên giới, cửa khẩu đạt cao hơn... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân: vì
siêu lợi nhuận, áp lực phức tạp của tội phạm ma túy từ ngoài vào, công tác quản lý
cai nghiện còn nhiều bất cập... nên hoạt động của tội phạm ma túy nói chung vẫn
còn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp; nhất là qua các tuyến biên giới đường bộ thẩm
lậu vào Việt Nam. Trong thực tế, số người nghiện ma tuý vẫn ngày một tăng. Hoạt
động của các đối tượng nghiện ngày càng phức tạp, từ hút, chích chuyển dần sang
sử dụng các loại ma tuý dạng viên nén tổng hợp. Phương thức, thủ đoạn của tội
2
phạm ma tuý ngày càng tinh vi, trắng trợn từ buôn bán nhỏ lẻ đến vận chuyển tàng
trữ hàng chục bánh hêroin.
Qua đánh giá của các cơ quan chức năng, 30-35% số vụ phạm pháp hình sự
là do đối tượng nghiện và có liên quan đến ma tuý gây ra. Số người nghiện ma tuý
và tội phạm ma tuý là lực lượng lao động phổ biến và là thanh thiếu niên có chiều

hướng gia tăng, hầu hết khi được hỏi đều đổ lỗi do “thiếu hiểu biết pháp luật; thiếu
công ăn việc làm...”. Trong khi đó công tác cai nghiện gần như không có hiệu quả,
nhất là cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; chưa có các trung tâm cai nghiện tại
các huyện, thành phố. Theo số liệu thống kê của ngành Công an và ngành LĐ-
TB&XH, tỷ lệ cai nghiện thành công rất thấp, chỉ đạt 15%, còn lại 85% đối tượng
tái nghiện, chủ yếu là số cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.
1.2. Cơ cấu tội phạm về ma túy
Tội phạm về ma túy ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tội phạm ở Việt
Nam. Từ năm 2003-2007, tội phạm về ma túy trung bình chiếm 15,6% các vụ phạm
pháp hình sự. Số đối tượng phạm tội về ma túy bị phát hiện hàng năm chiếm 35-
50% số đối tượng phạm tội hình sự.
SƠ ĐỒ BIỂU THỊ TỶ LỆ TỘI PHẠM VỀ MA TÚY VỚI
TỘI PHẠM HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2003-2007
- Trong các vụ phạm tội về ma túy thì loại tội phạm mua bán, tàng trữ, vận
chuyển chiếm tỷ lệ cao ( trung bình trên 80%), còn lại là các tội danh khác. Lấy
điển hình các tỉnh Nam bộ, theo bảng số liệu sau đây:
CƠ CẤU TỘI PHẠM MA TÚY TẠI CÁC TỈNH NAM BỘ
3
TT Năm Tổng số vụ án về
ma túy
Số vụ mua bán, vận chuyển
Số lượng Tỷ lệ
1 2003 4456 3787 85%
2 2004 3961 3287 83%
3 2005 3234 2700 83,5%
4 2006 3116 2595 83,3%
5 2007 2981 2467 82,8%
Tổng cộng 17748 15836 83,6%
Nguồn: Báo cáo tổng kết của PC 17 Công an các tỉnh Nam Bộ.
1.3. Đặc điểm đối tượng phạm tội về ma túy

- Về quốc tịch: Đối tượng phạm tội ma túy ở Việt Nam có nhiều quốc tịch
khác nhau, nhưng đa số là người Việt Nam. Trong thời gian gần đây, tội phạm ma
túy có yếu tố nước ngoài gia tăng, chủ yếu liên quan đến đối tượng ở Lào,
Campuchia, Australia, Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan…. Đáng chú ý là số lượng đối
tượng mang quốc tịch Lào chiếm phần lớn người nước ngoài phạm tội về ma túy ở
Việt Nam, cho đến nay đã có hơn 200 người có quốc tịch Lào bị bắt giữ do phạm
tội ma túy ở Việt Nam. Các vụ buôn bán, vận chuyển ma tuý có yếu tố nước ngoài,
tội phạm rửa tiền diễn ra phức tạp, gia tăng cả về tuyến, địa bàn và đối tượng.
Trong năm 2007, phát hiện 107 vụ, 184 đối tượng có yếu tố nước ngoài). Trong đó
có sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng là người nước ngoài; giữa người Việt
Nam ở nước ngoài với các đối tượng trong nước, các đối tượng đầu nậu ở các thành
phố lớn và nội địa móc nối với các đối tượng ở khu vực đường biên để mua bán,
vận chuyển ma tuý qua biên giới.
- Về giới tính: đối tượng phạm tội về ma túy chủ yếu là nam giới, đối tượng
nữ giới chiếm khoảng dưới 5%. Tuy vậy đối tượng nữ bị tuyên án tử hình lại khá
cao.
- Về độ tuổi: đa số đối tượng phạm tội ở độ tuổi 25-45. Một số đối tượng tuổi
cao trên 70 vẫn tham gia hoạt động. Độ tuổi vị thành niên của tội phạm này cũng
cao hơn so với các loại tội phạm khác (chiếm gần 30%).
4
- Về nghề nghiệp: Phần lớn các đối tượng không có nghề nghiệp hoặc nghề
nghiệp không ổn định (khoảng trên 60%); người lao động, công nhân viên chức
(khoảng 20%); đối tượng là học sinh, sinh viên chiếm dưới 2%.
1.4. Địa bàn phạm tội
Tội phạm về ma túy xảy ra trên phạm vi cả nước, tập trung ở các thành phố
lớn, các tỉnh biên giới Lào, Trung Quốc, Campuchia. Các Tỉnh có tội phạm về ma
tuý nhiều là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Lai Châu, Sơn La, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên…
Gần đây phát hiện nhiều vụ vận chuyển ma túy từ nước ngoài qua Việt Nam
và đưa đi nước thứ 3 tiêu thụ (vụ triệt phá đường dây ma túy từ Lào về Nghệ An, đi

Quảng Ninh đưa ra nước ngoài tiêu thụ, thu giữ 30 bánh hêroin; đường dây ma túy
từ Campuchia về TP Hồ Chí Minh đi Đài Loan, thu 6 bánh hêroin; đường dây vận
chuyển ma túy từ Sơn La về Bắc Giang đi Trung Quốc, thu 10 bánh hêroin…).
Trên tuyến biên giới Việt Lào, một số nhóm có vũ khí xâm nhập sâu vào nội địa để
buôn bán ma túy và chống trả quyết liệt khi bị phát hiện bắt giữ.
Hiện nay, ở Việt Nam còn trên 310 tuyến, 762 địa bàn trọng điểm về ma túy;
342 tụ điểm và 2.177 điểm phức tạp về ma túy; 166.291 người nghiện ma túy có hồ
sơ kiểm soát. Tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp trong các nhà hàng, vũ trường
vẫn xảy ra phức tạp ở nhiều nơi, gây bức xúc dư luận, có vụ rất lớn ngay trung tâm
Hà Nội (vụ New Century). Phát hiện việc lợi dụng nghiên cứu khoa học để trồng
cây cần sa (triệt xóa trên 7000 m
2
), các tỉnh Tây Bắc triệt xóa 26 ha cây thuốc phiện
trong năm 2007.
Ma túy chủ yếu thẩm lậu từ nước ngoài vào nước ta, song hiệu quả kiểm
soát, ngăn chặn, bắt giữ tại biên giới, cửa khẩu còn hạn chế (chưa đến 10% tổng số
vụ và 30% lượng ma túy); nóng bỏng nhất là tuyến Tây Bắc (lượng hêroin thu được
chiếm gần 50% cả nước), tuyến biên giới Việt – Trung, Bắc miền Trung và Tây
Nam. Hoạt động ma bán, vận chuyển tiền chất trên các tuyến biên giới Tây Nam và
tuyến biển diễn ra phức tạp nhưng phát hiện, bắt giữ còn ít.
5
Hiện nay nổi lên các tuyến trọng điểm sau:
- Tuyến Tây Bắc vẫn tập trung ở Sơn La, Điện Biên, Hoà Bình; tuyến Bắc
miền Trung tập trung ở Nghệ An, Thanh Hoá, nhiều tụ điểm trung chuyển, buôn
bán, vận chuyển ma tuý, với các nhóm đối tượng người Lào, người Việt có vũ trang
câu kết chặt chẽ ở khu vực trong và ngoài biên giới để đưa ma tuý vào nội địa.
- Tuyến biên giới Tây Nam chủ yếu là buôn bán, vận chuyển hêroin, ma tuý
tổng hợp từ Campuchia vào; tập trung trên địa bàn Tây Ninh, An Giang, Kiên
Giang. Các đối tượng cầm đầu không chỉ là người Campuchia mà có nhiều đối
tượng là người Đài Loan, Việt kiều từ Úc về nước móc nối hình thành các đường

dây vận chuyển ma tuý từ Campuchia vào Việt Nam và đi các nước (Úc, Hồng
Kông, Đài Loan...)
- Tuyến Việt - Trung phức tạp qua lại 2 chiều; ma túy tổng hợp, tân dược gây
nghiện từ Trung Quốc và Việt Nam; hêroin, thuốc phiện từ Việt Nam sang Trung
Quốc, tập trung qua Quảng Ninh,Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng... Đặc biệt, nhiều
đối tượng từ Trung Quốc tổ chức thành từng nhóm, móc nối với đối tượng người
Mông để vận chuyển ma tuý từ Lào về Việt Nam và sang Trung Quốc.
- Tuyến hàng không chủ yếu xảy ra ở cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất, các đối tượng Việt kiều Úc lợi dụng về thăm thân, làm ăn đã móc nối mua
bán, vận chuyển ma tuý sang Úc và các nước Bắc Á, Bắc Mỹ tiêu thụ... (Trong năm
2007, C17 phối hợp các lực lượng đã phát hiện 5 vụ, 8 đối tượng; thu gần 4kg
hêroin).
- Tuyến biển tiềm ẩn phức tạp lớn, nhưng việc kiểm soát rất khó khăn, bất
cập. Mỹ, Đài Loan, Austraulia, Pêru... phát hiện, bắt giữ những vụ rất lớn (hàng tấn
ma tuý), nhiều vụ có liên quan đến đường biển Việt Nam.
- Trong nội địa, sử dụng ma tuý tổng hợp (thuốc lắc) ở các vũ trường: quán
Karaoke tại các thành phố lớn, do chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh nên có
giảm, nhưng vẫn có nguy cơ tái diễn, chúng hoạt động phân tán lưu động len lỏi
trong các quán karaoke, nhà trọ, nhà riêng, vùng ven đô và các tỉnh, thành phố giáp
6
ranh với những thành phố lớn (Hà Tây, Đồng Nai, Hải Dương, Thanh Hoá, Bình
Dương...).
1.5. Thủ đoạn phạm tội
Thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn.
Bọn chủ mưu cầm đầu (rất nhiều tên thuộc danh mục 3 của sưu tra), chúng rất ít
xuất hiện, thường tìm nguồn hàng và thuê người vận chuyển, vì vậy việc phát hiện,
bắt giữ khó khăn. Chúng triệt để lợi dụng chính sách mở cửa, giao thương dễ dàng
qua lại biên giới, cửa khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO để vận chuyển ma tuý
vào Việt Nam, bằng các phương tiện vận tải quá cảnh cồng kềnh, khó kiểm tra như:
xe côngternơ, tàu liên vận quốc tế, tầu thuỷ; hoặc qua đường mòn, đường tiểu mạch

hoặc đường hàng không, bưu điện, chuyển phát nhanh. Thủ đoạn cất giấu ma tuý
phổ biến để lẫn trong hàng hoá khó kiểm tra, trong các khoảng trống tự nhiên hoặc
chủ động tạo ra các thùng, ngăn, hốc trên các phương tiện giao thông, giấu dưới
bình xăng xe máy, trong mũ bảo hiểm, giấu trong đế giày; trong tóc hoặc nuốt, giấu
ở các bộ phận kín trong cơ thể. Chúng sử dụng các phương tiện liên lạc hiện đại,
công nghệ cao (Bộ đàm, Điện thoại di động, Internet...); thăm dò, kiểm tra kỹ trước
khi vận chuyển trên đường. Đặc biệt, bọn tội phạm ma túy luôn tìm cách mua
chuộc cán bộ, nhân viên kiểm tra, kiểm soát biên giới; sẵn sàng sử dụng vũ khí
nóng (súng ngắn, lựu đạn, dao găm) hoặc bơm kim tiêm, mảnh thuỷ tinh dính máu
nhiễm HIV để chống trả quyết liệt lực lượng trực tiếp đấu tranh khi bị phát hiện,
bắt giữ (năm 2007, riêng CATP Hà Nội có 7 CBCS, Điện Biên 6 CBCS có nguy cơ
bị phơi nhiễm HIV trong khi làm nhiệm vụ). Các đối tượng buôn bán ma tuý khi bị
bắt vào trại thường chống đối quyết liệt và tìm cách thông cung, tự sát…
Ma túy thẩm lậu chủ yếu là hêroin và ma túy tổng hợp, gần đây xuất hiện 2
loại ma túy mới đó là: Subutex và 2-CB rất khó phát hiện. Các chất ma tuý buôn
bán, sử dụng phổ biến vẫn là hêrôin, ma tuý tổng hợp. Đáng chú ý, loại ma tuý tổng
hợp có độc tính cao như ICE (hàng đá) thẩm lậu vào nước ta ngày càng nhiều, nhất
là từ Campuchia vào; thuốc hướng thần ngày càng đa dạng như Tetrazepam,
7
Ciorazepam... trong đó có loại mới dạng nam dược qua tuyến Campuchia vào Việt
Nam. Do vậy, tình trạng thanh thiếu niên sử đụng ma túy tổng hợp ngày càng tăng,
nhất là gắn với các hoạt động ăn chơi đồi truỵ, mại dâm ở vũ trường, quán Bar,
karaoke nên càng gây lo lắng, bức xúc trong nhân dân. Nhiều loại tiền chất có nguy
cơ cao sản xuất ma túy tổng hợp như Safrole (dầu xá xị), vẫn lưu thông số lượng
lớn trên thị trường nhưng việc quản lý gặp nhiều khó khăn do các văn bản pháp qui
chưa đồng bộ, đầy đủ... Đặc biệt, xuất hiện một số đối tượng vận chuyển hàng chục
kg Ephedrin từ Việt Nam sang Úc để sản xuất ma túy tổng hợp (nghiền thành bột
giấu vào các vở hộp phấn rôm chuyển qua đường hàng không).
1.6. Thiệt hại đối với xã hội do tội phạm ma túy gây ra
- Việc sử dụng các chất ma tuý gây tổn hại cho sức khoẻ của một bộ phận

dân chúng, nhất là đối với các thế hệ tương lai của đất nước - các đối tượng là
thanh, thiếu niên (chiếm 80% đối tượng nghiện hút)
- Các đối tượng sử dụng ma tuý là các đối tượng hình sự tiềm tàng, là các tác
nhân tiềm tàng truyền các bệnh lây nhiễm, AIDS…
- Tội phạm ma tuý gây ra những thiệt hại to lớn về vật chất cho xã hội và cho
gia đình, công dân. Các chuyên gia đã đưa ra số liệu thiệt hại về kinh tế do tội
phạm ma tuý gây ra có thể tới con số gần 10% GDP, các chuyên gia LHQ đánh giá
với lợi nhuận do buôn bán ma tuý ở VN ở mức 400 đến 1000% thì “doanh số” của
loại hình kinh doanh bất hợp pháp này có thể đạt con số 1 tỷ đô la Mỹ. Hàng năm
nhà nước VN phải dành hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ cho bà con các vùng cao khó
khăn chuyển đổi cây trồng thay thế cây thuốc phiện. Theo số liệu của Bộ LĐ-TB-
XH trung bình mỗi năm các cơ sở cai nghiện tiếp nhận khoảng 120.000 lượt người
vào cai nghiện, điều này làm tốn kém cho xã hội một khoản kinh phí rất lớn.
- Tội phạm ma tuý mang lại những nỗi đau thể xác, tinh thần cho gia
đình, người thân của những tượng nghiện hút.
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM VỀ MA
TÚY Ở VIỆT NAM
8

×