Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

văn hóa - lịch sử lắng đọng trong tâm tư Nguyễn Du.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.34 KB, 102 trang )

Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Du là một hiện tượng văn học lớn, độc đáo nên dù đó được nghiên cứu từ
rất lâu nhưng những vấn đề về ông vẫn là lời mời gọi hấp dẫn để tiếp tục khám phá, tìm
hiểu. Đặc biệt, về mảng thơ chữ Hán, cụ thể hơn nữa là về tập "Bắc hành tạp lục" với vấn
đề nhân danh và địa danh dưới góc nhìn văn hóa - lịch sử còn là một đề tài mới mẻ, chưa
nhà nghiên cứu nào chủ động đi vào khai thác một cách hệ thống, sâu sắc.
Với tham vọng cắt nghĩa được nhiều vấn đề về thơ Nguyễn Du mà đến nay vẫn
chưa tìm được sự đồng thuận, chúng tôi mong muốn mở ra một cách tiếp cận gần nhất
có thể có với những ẩn ức của Nguyễn Du thông qua góc nhìn khá mới (văn hóa - lịch
sử) trước những đối tượng tưởng chừng đã muôn năm cũ (nhân danh và địa danh). Ý
tưởng này xuất phát từ sự xuất hiện dày đặc của các danh từ chỉ nhân danh và địa danh
trong suốt tập thơ mà chúng đó trở thành một thứ “mật mã” độc đáo và kín đáo; nó càng
thôi thúc người đọc đi tìm chìa khóa để giải mã ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo ấy. Có thể
nhận thấy nhân danh và địa danh là một trong số ít những bằng chứng khả kiểm nhất về
nỗi lòng u uất, tâm trạng đầy ẩn ức của Nguyễn Du; và chúng cũng mở ra một cách tiếp
cận mới về tập thơ còn nhiều điều cần khai phá "Bắc hành tạp lục".
2. Mục đích của đề tài
Đi vào đề tài khá “hóc búa” này, chúng tôi đó lường trước nhiều khó khăn, mà có
lẽ khó khăn lớn nhất là sự bất đồng trong “tầm đón đợi” và góc nhìn của từng người khi
tiếp cận "Bắc hành tạp lục" cũng như khi tiếp nhận quan điểm của chúng tôi. Nhưng
chúng tôi vẫn mong muốn khai mở hướng tìm hiểu "Bắc hành tạp lục" theo chiều sâu
nội tại văn bản thông qua những tên đất, tên người – nhân vật chính của tập thơ – để
thấy được dưới đáy sâu tâm trạng phức tạp của Nguyễn Du lắng đọng những ẩn ức khó
giải nhưng không thể không giải. Sự thành công của đề tài này sẽ mở ra một cách tiếp
cận khá độc đáo, mới mẻ với một vài hiện tượng văn học khác trong cả văn học trung
đại và văn học hiện đại Việt Nam nói chung.
Nghiên cứu văn chương rất dễ rơi vào tình trạng người đọc phóng chiếu trí óc
của mình lên tác phẩm, nối nghĩa của nó với những trải nghiệm của cá nhân nên làm
biến dạng ý tưởng nghệ thuật của tác giả khiến cho điểm tiếp cận với tác phẩm ngày


càng xa và khó khăn hơn. Nên chúng tôi chọn lấy nhân danh và địa danh dưới góc nhìn
1
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
văn hóa - lịch sử - đơn vị khả kiểm nhất có thể có – để giải mã "Bắc hành tạp lục" cũng
như của tâm tư sâu kín mà Nguyễn Du bưng biền, nuốt nghẹn bấy lâu.
3. Giới hạn và phạm vi của đề tài
Ở đề tài này chúng tôi chỉ đi vào thống kê, khảo sát về các nhân danh và địa danh
được nhắc đến trong "Bắc hành tạp lục" làm cơ sở dữ liệu để từ đó đưa ra những kiến
giải về tâm sự, tâm trạng, quan niệm còn nhiều bí ẩn của Nguyễn Du dưới góc nhìn văn
hóa - lịch sử .
Nguồn tư liệu văn bản tác phẩm chúng tôi lấy từ cuốn “Nguyễn Du – Niên phổ
và tác phẩm” (Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính biên soạn –NXB Văn hóa thông tin
– 2001) – cuốn sách được coi là bao gồm khá đầy đủ các tư liệu về cuộc đời, văn
chương của Nguyễn Du, đặc biệt là tập "Bắc hành tạp lục" ở dạng đầy đủ nhất của nó
(gồm 132 bài thơ).
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng sử dụng thêm một vài nguồn tư liệu
khác để so sánh, đối chiếu.
4. Phương pháp và các thao tác nghiên cứu đề tài
a. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để giải quyết các yêu cầu nhằm đảm bảo mục đích của đề tài, chúng tôi sử dụng
phương pháp thực chứng và tâm lý: áp dụng trên cơ sở thực tế những cảm xúc, quan
niệm của Nguyễn Du về các nhân danh và địa danh. Về mặt thực chứng, cú thể thấy qua
những lời phát biểu của Nguyễn Du, cách viết của Nguyễn Du. Về mặt tâm lý, chúng tôi
dựa trên quy luật ảnh hưởng của các nhân danh và địa danh tới tâm tư, tình cảm của
Nguyễn Du. Phương pháp này, ở mức độ nhất định, giúp chúng tôi hiểu rõ hơn và cắt
nghĩa được sự tiếp biến về văn hóa - lịch sử trong “hiện tượng” thơ Nguyễn Du.
Kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, từ những dữ liệu thống kê thu
được, chúng tôi đi vào nhận xét, đánh giá và bóc tách từng lần vỏ dữ liệu để thu được
cái lõi tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm, của tâm hồn Nguyễn Du.
b. Các thao tác nghiên cứu đề tài

Trước hết chúng tôi đi tìm hiểu hành trình thực của sứ đoàn và một số tri thức
nền về nhân danh và địa danh. Từ văn bản tác phẩm, chúng tôi tiến hành thống kê, phân
loại và đưa ra những nhận xét sơ bộ về những cái tên xuất hiện trên hành trình nhật ký
2
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
tâm trạng của Nguyễn Du. Sau đó, dựa trên những dữ liệu thống kê thu được và những
nhận xét ban đầu đó, chúng tôi đi tìm một vài chất xúc tác (một vài tài liệu tham khảo để
so sánh, đối chiếu ) để tìm ra “phản ứng” có những tính chất đặc trưng, có ý nghĩa mà
những nhân danh, địa danh ấy khi tiếp xúc với tâm hồn Nguyễn Du tạo ra. Từ đó chúng
tôi có thể lần giở, bóc tách từng lớp lang những tầng vỉa văn hóa - lịch sử lắng đọng
trong tâm tư Nguyễn Du.
3
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT CÁC DỮ KIỆN VỀ NHÂN DANH
VÀ ĐỊA DANH TRONG “BẮC HÀNH TẠP LỤC”
I/ Vị trí của “Bắc hành tạp lục” trong thơ Nguyễn Du và trong thơ sứ trình Việt Nam
I.1.Vị trí của “Bắc hành tạp lục” trong sự nghiệp thơ Nguyễn Du
I.1.1. Xuất xứ tập thơ”Bắc hành tạp lục”
Đứng bên cạnh đất nước Trung Hoa rộng lớn và hùng cường, dù tự giác hay
buộc phải tự giác, các triều đại phong kiến nước Việt thường tự nhận một cách nhún
nhường hay bị coi là dân tộc “man di”, là thân phận “tôi đòi”, bề dưới của “mẫu quốc”
Trung Hoa (dẫu có không ít vần thơ hào sảng vút lên khẳng định sự tự tôn của một dân
tộc nhỏ bé mà quật cường này). Hoàn cảnh và tâm lý thời đại ấy khiến cho triều đình
nước Nam phải thường xuyên tuế cống “thiên triều” Trung Hoa, như một nghĩa vụ lẫn
niềm vinh dự, để gây dựng và gìn giữ mối giao hảo, cũng như tìm đựơc sự “che chở”
của thiên triều. Chính vì thế, trải từ thời Trần đến thời Nguyễn đó có không ít những sứ
thần nhà Việt phải/được làm những chuyến “Bắc hành” để “báo cáo” tình hình trong
nước và tạ ơn mẫu quốc. Và kết quả là: Về mặt lịch sử, chúng ta ai cũng đã rõ; Về mặt
văn học và văn hoá, “có đến 60 người đi sứ làm thơ với hàng trăm thi tập, ngót vạn bài

thơ”[ 22, 99 ].
Đầu năm 1813, khi đó 48 tuổi, Nguyễn Du được thăng Cần chánh điện đại học sĩ
rồi được cử đi sứ Trung Quốc. Tiếp nối trọng trách của các vị sứ thần tiền bối, Nguyễn
Du cũng “tay cầm tiết ngọc, hai vai nặng trĩu sứ mệnh của nước nhà” dẫn đầu đoàn sứ
bộ “Bắc hành” từ đầu tháng Hai đến giữa tháng Chạp năm Quý Dậu (1813). Sách “Thực
lục”đời Thanh Nhân Tôn, quyển 276 chép: “Năm Quý Dậu tháng Mười, ngày mồng một
niên hiệu Gia Khánh thứ mười tám, vua nước Việt Nam là Phúc Ánh sai sứ sang biểu
cống phương vật. Đã ân thưởng và ban yến như thường lệ”[ 19, 45].
Trong chuyến đi dài này, Nguyễn Du không chỉ thực hiện tốt vai trò “con người
ông quan” của mình, mà “con người nhà thơ”của ông cũng được phát tiết thành tập thơ
chữ Hán đặc sắc “Bắc hành tạp lục”.
4
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
“Bắc hành tạp lục” gồm 132 bài thơ, được sáng tác trong vòng một năm. Chỉ
trong một năm mà “bằng bao nhiêu năm cộng lại”, vì trong khoảng thời gian đó “Khách
lộ trần ai bán độc thư”.
I.1.2.Nội dung khái quát của tập thơ
Theo bước chân của sứ đoàn, bức tranh tâm trạng và thế giới “tạp” của hiện thực
vô cùng phong phú suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc được tái hiện rất rõ và đạt đến độ
sâu thấm thía. Tập thơ không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc “ghi chép”những điều trông
thấy, những cảm nghĩ dọc đường”, mà còn dẫn dụ, khơi gợi người đọc chú ý tới những
vấn đề đằng sau con chữ, liên quan tới hiện thực và con người, lịch sử và văn hoá, cá
nhân và nhân loại...
Trên đường đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du được “mục kích sở thị” nhiều thắng
cảnh, nhiều nhân danh nổi danh trong lịch sử, trong văn học mà ông đó biết đến trong
vốn kiến văn rộng rói của mình. Tình gặp cảnh, 132 bài thơ tức cảnh, đề vịnh, cảm hoài
có dịp ra đời. Nhưng “Thơ Nguyễn Du bài nào cũng chứa đựng một lời tâm sự. Ngay
những bài tức cảnh, vịnh sử khi di sứ Trung Quốc cũng không phải là những bài tức
cảnh, vịnh sử thuần tuý, mà đều bao hàm tâm sự của nhà thơ, bộc lộ thái độ sống của
nhà thơ hết sức rừ rệt”[11,]. Những lời tâm sự ấy “có chăng chỉ có nước Quế Giang sâu

thẳm mới có thể hiểu”. Có thể dùng lời nhận xét của Nguyễn Huệ Chi về thơ chữ Hán
Nguyễn Du để nói về nội dung bao trùm của tập “Bắc hành tạp lục”: “(...) Đằng sau hình
ảnh Nguyễn Du với cõi lòng ủ ê tê tái, với cá tính rõ mồn một, Nguyễn Du nghìn lần thực
hơn cái con người chỉ biết vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện trước mặt Gia Long mà sử
sách từng ghi lại, ta còn thấy một điều gì lớn hơn nữa, ấy là những suy nghĩ nung đúc
những nhân cách lịch sử, cũng là sự chiêm nghiệm sâu kín và đầy trắc ẩn vầ những ba
động thời cuộc diễn ra trước mắt ông. Có thể nói, khác với những tác phẩm khác,
(...)-“Bắc hành tạp lục” (LĐ)- là một cách Nguyễn Du đặt vấn đề trực tiếp về số phận
mình, gắn liền với vận mệnh chúng sinh trong nhiều thời đại, nhất là thời đại ông đang
sống” [ 11 ]. Có một điều rõ ràng rằng đằng sau những bài thơ vịnh cảnh vịnh người ấy
ẩn chứa nhu cầu tự bạch, tự giãi bày, mong được thấu hiểu của người viết nên chúng. Do
đó, chúng ta tiếp cận “Bắc hành tạp lục” không chỉ từ hình thức và thể tài của nó, mà còn
cần thấy đựơc cả nhu cầu bức thiết mà âm thầm, cháy bỏng của Nguyễn Du khi viết nên
những bài thơ này: hiểu người và đựợc người hiểu.
5
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
I.1.3. Vị trí của “Bắc hành tạp lục” trong sự nghiệp thơ Nguyễn Du
So với “Đoạn trường tân thanh” hay “Văn tế thập loại chúng sinh”, có lẽ thơ chữ
Hán nói chung và tập “Bắc hành tạp lục” nói riêng “lép vế” hơn về “tiếng tăm” trên thi
đàn. Gần đây, mảng thơ chữ Hán của Nguyễn Du mới tìm được sự quan tâm đúng mức
của độc giả và giới nghiên cứu. Thậm chí mảng thơ chữ Hán của Nguyễn Du còn đựơc
một vài nhà nghiên cứu đánh giá một cách ưu ái: ‘‘Truyện Kiều thực ra là tác phẩm
“diễn âm”, “lỡ tay” mà thành kiệt tác, còn thơ chữ Hán mới đích là sáng tác, nên xem nó
là phát ngôn viên chính thức của Nguyễn Du (...). Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những
áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới
lạ và độc đáo trong nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so
với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa”[ 11, 129 ].
Cùng cảm hứng với Mai Quốc Liên, Nguyễn Kim Hưng cũng đưa ra nhận xét
đáng chú ý: “Nếu “Truyện Kiều” và “Văn chiêu hồn” là những công trình nghệ thuật cho
thấy những hiểu biết bậc thầy của Nguyễn Du về nỗi khổ niềm vui của cả một thế giới

diễn ra quanh mình thì thơ chữ Hán lại cho thấy một cách trực diện sự khám phá tài tình
của Nguyễn Du về cái thế giới sâu thẳm ẩn náu trong bản thân ông. Cùng là những kiệt
tác, “Truyện Kiều” và “Văn chiêu hồn” là tấm gương đa diện của muôn vàn tâm trạng
khác nhau trong hiện thực cuộc đời mà nhà thơ sống; Trái lại, thơ chữ Hán là tấm gương
đa diện của cái”tôi” trữ tình giàu bản sắc của chính Nguyễn Du” [ 20].
Đọc kỹ, đọc sâu thơ chữ Hán Nguyễn Du, chúng ta sẽ nhận ra điều mà Đào Duy
Anh đã nhận định: “Chính thơ chữ Hán chứa đựng bóng hình, đời sống, nét mặt, mái tóc,
dấu chân, tâm tình, suy nghĩ của Nguyễn Du”, đó “không phải là tiểu thuyết, là kịch nữa,
mà thuần là tâm tình bản thân, Nguyễn Du đó để con nguời của mình trong thơ.” [20 ].
Tương tự, Thanh Lãng cũng nhận thấy : “Thơ văn chữ Hán Nguyễn Du mới tố cáo thực
chất quái gở của cuộc đời ông. Ông hầu như là người duy nhất không nói cái người khác
đó, hay sẽ nói và cũng không nói bằng ngôn ngữ giống người khác”.
Trước khi đưa ra cảm nhận chung về thơ chữ Hán Nguyễn Du, chúng ta thử tham
khảo thêm nhận định của Nguyễn Huệ Chi : “Khác với “Truyện Kiều”, một cuốn tiểu
thuyết trọn vẹn và “Văn chiêu hồn” một bài văn tế thay lời nhà Phật kêu gọi chúng sinh,
thơ chữ Hán Nguyễn Du chủ yếu là những vần thơ tâm tình. “Truyện Kiều” và “Văn
chiêu hồn” nếu có bao hàm tâm sự của Nguyễn Du cũng phải thông qua số phận khách
6
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
quan của các nhân vật chính - những hình tượng nghệ thuật kết tinh từ cuộc sống. Thơ
chữ Hán Nguyễn Du, trái lại, khắc hoạ cái hình ảnh trữ tình của chính Nguyễn Du, một
hình ảnh rất “động” trước mọi biến cố của cuộc đời”[ 11 ,57 ].
Trong các nhận xét, đánh giá trên, có một hiển ngôn rành rành rằng “Truyện
Kiều” và “Văn chiêu hồn” luôn là một đối trọng, một vế để đem so sánh, đối chiếu với
ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du với tổng số hơn hai trăm bài thơ. Và cuối cùng, cả
thơ chữ Hán lẫn thơ chữ Nôm của Nguyễn Du đều được khẳng định về mặt giá trị nội
dung, tư tưởng nghệ thuật, tâm hồn ông cũng được nhìn nhận và hiểu một cách thấu đáo
từ nhiều góc độ của tác phẩm.
Vấn đề đặt ra là: Tại sao Nguyễn Du thành công đến vậy trong loại hình thơ chữ
Nôm nhưng ông không sáng tác nhiều, mà lại tỏ ra thích thú thơ chữ Hán hơn? Phải

chăng, trong thời đại Nguyễn Du, thơ chữ Nôm bị coi là loại “bình dân”, không “xứng
tầm”với vị tòng nhị phẩm tham tri bộ lễ? Hay chỉ đơn giản là do Nguyễn Du muốn “thử
bút” ra ngoại vi sở trường của mình ? Hay là, như sự lý giải của Mai Quốc Liên, “vào
thời Nguyễn Du, Hán học cực thịnh, Nguyễn Du làm thơ, trút tâm huyết,tài năng vào đó
là lẽ thường’’[11, 120 ] Hay do dặc thù của chữ Nôm không đủ độ sâu lẫn bề rộng để
“tải” hết những chất chứa tâm sự của con người “ưu thời mẫn thế” này?
Mỗi tâm trạng sẽ tìm cho mình một cách thể hiện, một môi trường phát triển tối
ưu nhất. Có lẽ, hiểu tâm trạng của mình hơn ai hết, Nguyễn Du đó tìm đựơc cho nó
mảnh đất sống màu mỡ nhất để nó có thể sinh trưởng, phát triển, ở đó Nguyễn Du có thể
trải bày một cách trọn vẹn cả những ngóc ngách tâm trạng bời bời của mình. Và có thể,
cũng nhờ đó, như hổ phách lưu giữ các hoá thạch hàng ngàn vạn năm, thơ chữ Hán
Nguyễn Du lưu giữ cho hậu thế gần như trọn vẹn tâm tư tình cảm thật, sâu kín của ông
mà văn thơ chữ Nôm không làm nổi. Khó có thể phủ định được một điều rằng: “Thơ
chữ Hán Nguyễn Du là đỉnh cao của thơ chữ Hán Việt Nam trong mười thế kỷ’”[11 ,
128 ].
Khi đã xác lập được vị trí của thơ chữ Hán trong sự nghiệp thơ ca Nguyễn Du
chúng ta có thể định vị rõ hơn địa vị của tập “Bắc hành tạp lục“ trong các mối tương
quan trên, mà mới chỉ dừng lại ở một vài nhận định lẻ tẻ về một số vấn đề hiện tượng
của tập thơ. Không hoàn toàn bằng lòng dừng lại ở đó, chúng tôi xin mạo muội đưa ra
cảm quan ban đầu về tập “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du những mong tìm ra được
7
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
địa chỉ đúng của nó trên hành trình văn chương của Nguyễn Du như sau: “Bắc hành tạp
lục” có thể được coi là tập thơ đặc sắc nhất trong thơ chữ Hán Nguyễn Du nói riêng và
trong sự nghiệp thơ Nguyễn Du nói chung. Đồng thời, “Bắc hành tạp lục” còn là bằng
chứng khả kiểm nhất về nỗi ưu thời mẫn thế trong tâm hồn con người (con người ông
quan lẫn con người nhà thơ) vốn rất nhạy cảm của Nguyễn Du. Cảm nhận trên xin được
minh chứng ở các phần, chương, mục tiếp sau đây.
I.2. Vị trí của Bắc hành tạp lục trong thơ sứ trình Việt Nam
Từ thời nhà Trần đến nhà Nguyễn, khi những cuộc Bắc sứ trở thành thông lệ bất

dịch thì thơ đi sứ cũng đó xác lập thành hẳn một dòng thơ riêng, mang những nét đặc
thù mà những dòng thơ khác không có đựơc. Những cái tên “Hoa trình” (Đường hoa),
“Sứ trình” (Đường đi sứ) dần trở nên quen thuộc, lớn dần theo bước chân của các sứ
thần nhà Việt trên đất Trung Hoa.
Mang trong mình cái hừng hực khí thế thời đại cũng như cảm hứng xuyên suốt
toàn bộ thơ ca đời Trần, thơ đi sứ của Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh... được
đánh giá là “những bài thơ đẹp”đầy hào khí. Từ sau đời Lê Trung hưng, thơ đi sứ có
những tập thơ nổi tiếng của các bậc danh sĩ như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Tông
Khuê, Nguyễn Huy Oánh, Hồ Sĩ Đống, Lê Quý Đôn... để lại “hương thơm có thể nhuần
thấm cho đời sau” (Ngô Thì Nhậm) trong đó Nguyễn Tông Khuê đựơc đánh giá là “một
tay lãnh tụ” (Vũ trung tuỳ bút - Phạm Đình Hổ). Và “Dù không có được cái khí phách
Lý –Trần, nhưng cái diễm lệ của thơ đời Lê trong thơ Nguyễn Tông Khuê, Nguyễn Huy
Oánh, Đinh Nho Hoàn, Nguyễn Công Hãng... cũng đó để lại cho thơ đi sứ chữ Hán một
gia tài lớn”[ 22, 15 ].
Trong những tập thơ đi sứ thời Tây Sơn của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Đoàn
Nguyễn Tuấn, Võ Huy Tấn, “bên cạnh những bài mang nặng cái cốt cấch thơ thời hậu
Lê, ta thấy những bài có âm điệu tự hào, trong sáng (...). Thơ đi sứ đến đây đó đổi mới
một bứơc về thi phong”[16].
Từ sự “đổi mới một bước về thi phong” của thời đại trước, đến thời Nguyễn “thơ
đi sứ có những bước chuyển mới hẳn (...). Các nhà thơ không thoả hiệp với thực tại, đó
phản ánh trong thơ mình những chân lý của đời sống”. Cùng với những xao động một
lòng nhớ nước thương nhà đầy cảm động trong thơ Nguyễn Thuật, Nguyễn Tư Giản,
Trương Hảo Hiệp... là những vần thơ mỉa mai, oán giận và xót đắng “nhân việc mà tỏ ý”
8
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
của Ngô Thì Vị, Ngô Nhân Tĩnh, Hà Tông Quyền, Bùi Dị,... Nhìn chung, thơ đi sứ thời
Nguyễn đậm “chất trữ tình, đồng thời cũng giàu tính hiện thực. Nó toát lên những âm
điệu xốn xang, chua xót mà trầm hùng”.[22 ,17]. Trong bản hoà âm của thơ sứ trình, tập
thơ “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du nổi lên trong một thanh âm độc đáo, mang nhiều
nét của chủ âm trong bản đàn ấy. “Bắc hành tạp lục” mang trong mình một hàm lượng

giá trị nội dung và ý nghĩa nghệ thuật đủ lớn để nó không bị nhấn chìm cùng vời nhiều
tập thơ sứ trình chỉ có tính nhất thời khác. Lý do của sự “trường thọ” của “Bắc hành tạp
lục” là gì? Có thể phủ định tính chất “tầm gửi” của “Bắc hành tạp lục” vào sự nổi tiếng
của vị “đại thi hào dân tộc”? Có thể nhận ra một đặc điểm rõ nét trong nội dung của
“Bắc hành tạp lục” là nó bao hàm khá đầy đủ nội dung nhiều tập thơ sứ trình khác:
Cũng “tức cảnh”, “đề vịnh”, “cảm hoài”; cũng điếu cổ thương kim, mượn cái cổ mà nói
cái kim; cũng ẩn giấu hùng tâm tráng chí lẫn tâm trạng bi quan về “những điều trông
thấy” đen tối; cũng có chất trữ tình đằm thắm của thơ đi sứ thời Nguyễn mà không thiếu
chất “hào khí” thời Lý Trần, phảng phất tâm lý anh hùng tự nhiệm... Hơn nữa, “Bắc
hành tạp lục” còn mang nội dung mà không phải tác giả nào cũng chạm đến được như:
những tiếng vang chát chúa của những vấn đề xã hội nóng hổi tính thời sự; cái “tôi” trữ
tình với những cảm xúc được phát biểu một cách thật thà, sâu sắc chứ không còn là cái
tôi của những “ông quan chánh sứ”- cái “con nguời ông quan” rành “nghề” làm quan
cũng như “con người nhà thơ” vốn đó quá nhạy cảm mà lại “mắc chứng ưu sầu mãn
tính, thường trực trải hồn mình ra mà “khóc mướn thương vay” trước mọi nỗi đoạn
trường của tha nhân, của “cõi người ta”...”[ 18, ]. Có lẽ vì thế mà từ rung động của
mình, Nguyễn Du đó gây ra sự “lây lan của cảm xúc” một cách hiệu quả tới người đọc.
Có thể cũng nhờ đó mà “Bắc hành tạp lục” vượt qua được mẫu số chung của thời đại để
vươn tới mẫu số chung của cảm xúc nhân loại.
Cho đến nay chúng tôi chưa tìm được một đánh giá cụ thể nào về vị trí của tập
“Bắc hành tạp lục”trên hành trình gần ngàn năm của thơ sứ trình Việt Nam, song từ giá
trị thực của tập thơ, chúng ta cũng có thể nhận thấy trong mạch ngầm chung của thơ đi
sứ thì “Bắc hành tạp lục” đó đủ sức lực và bản lĩnh để xác lập mình thành một dũng
chảy đặc trưng của Nguyễn Du trong sự hoà tan của các “dòng” khác đang hoà mình
vào nguồn thơ đặc thù này.
II. Hành trình thực của sứ đoàn
9
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
Theo dõi các cuộc Bắc sứ từ thời Trần đến thời Nguyễn, các nhà nghiên cứu trong
cuốn “Thơ đi sứ” phác ra con đường đi sứ thông thường của các sứ thần như sau: “Sứ

bộ vượt Nhị hà, lần lượt qua những trạm dịch để đến Nam Quan. Binh lính mở cửa ải,
đốt pháo mừng sứ bộ và từ đó sứ bộ sẽ đến Nam Kinh, rồi qua Hà Nam, qua Động
Đình, Hán Khẩu ... Lúc đi ngựa, lúc đi thuyền để tới Yên Kinh”[22, 8 ].
Cũng từ trục đường chính ấy, và từ nhật ký hành trình tâm trạng mà Nguyễn Du ghi
lại trong “Bắc hành tạp lục”, Đào Duy Anh mô tả một cách cặn kẽ hành trình Bắc sứ
của Nguyễn Du từ lúc khởi hành đến lúc trở lại tận của ngõ nước Việt như sau: Nguyễn
Du khởi hành từ Huế, đi qua Thăng Long, qua Nam Quan mà sang Trung Quốc, theo
sông Minh Giang và sông Tả Minh Giang mà đến Ngô Châu, ngược sông Quế Giang mà
đến Quế Lâm, nhờ kênh Hưng An mà sang sông Tương, xuôi sông Tương mà đi suốt
tỉnh Hồ Nam, qua Tương Đàm và Tương Âm, vào hồ Động Đình, rồi đến Vũ Hán tỉnh
Hồ Bắc. Từ đây có lẽ sứ bộ theo đường bộ mà qua Võ Thắng Quan để vào Hà Nam, qua
Tín Dương, Yển Thành, Hứa Xương mà đến Khai Phong và vượt sông Hoàng Hà, qua
Triều Ca, Nghiệp Thành trên sông Chương Hà, qua Hàm Đan kinh đô nước Triệu xưa,
qua sông Dịch mà vào địa phận nước Yên xưa để đến Bắc Kinh. Từ Vũ Hán, đường bộ
của Nguyễn Du khi về theo đường cũ ở khoảng Nam và Bắc sông Hoàng Hà mới trải
qua đói kém và loạn lạc, sứ bộ phải chuyển sang đi đường phía đông mà theo đường
tương đương với đoạn đầu của đường xe lửa Tân Phố, qua phía tây Thái Sơn mà đến
Khúc Phụ (quê của Khổng Tử) và Trâu huyện (quê của Mạnh Tử) và tỉnh Giang Tô mà
đến Từ Châu và Nam Kinh. Có lẽ bấy giờ lưu vực sông Hoài đang bị đói kém nên sứ bộ
không từ Nam Kinh đi thẳng xuống An Huy mà phải từ Nam Kinh theo đường bộ vũng
xuống Chiết Giang, qua Tổ Sơn mà đến Hàng Châu, rồi từ Hàng Châu lại theo đường bộ
sang An Huy, qua đầm Đào Hoa ở Kinh huyện, rồi vượt lên phía bắc sông Trường
Giang mà qua núi Tiềm Sơn vào tỉnh Hồ Bắc mà địa đầu là núi Hoàng Mai, rồi đến Vũ
Hán. Từ đấy sứ bộ lại theo đường sông cũ mà qua các tỉnh Hà Nam và Quảng Tây để
vào Nam Quan.
Những mong tường minh từng bước chân của Nguyễn Du cùng sứ bộ, Nguyễn
Văn Hoàn [19, 45] đó men theo từng mốc ngày tháng cụ thể được ghi chép để tìm ra lộ
trình chuyến Bắc hành của Nguyễn Du như sau:
6/2 Quý Dậu : đi qua cửa Nam Quan
10

Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
8/4 : đến Ninh Minh Châu
2/5 : đến thành phủ Ngô Châu
5/6 : đến Quế Lâm, tỉnh lỵ Quảng Tây
18/7 : từ Toàn Châu đến Trường Sa, tỉnh lỵ Hồ Nam
27/7 : đến địa phận huyện Gia Ngư tỉnh Hồ Bắc
30/7 : đến Vũ Xương, tỉnh lỵ Hồ Bắc
9/8 : từ Hán Khẩu ra đi
22/8 : đi khỏi địa phận huyện An Dương, tỉnh Hà Nam
21/9 : đến trạm Từ Châu, tỉnh Trực Lệ, sau đó qua Bảo Định để lên Bắc Kinh
4/10 : tới Bắc Kinh
24/10 : từ Bắc Kinh khởi hành về nước
2/11 : về đến châu thành Cảnh Châu thuộc tỉnh Trực Lệ sau đó qua Đức
Châu, tỉnh Sơn Đông , rồi đi qua tỉnh An Huy mà xuống Hồ Bắc
11/12 : đến Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc
25/12 : từ huyện Gia Ngư tỉnh Hồ Bắc đi đến huyện Lâm tương tỉnh Hồ Nam.
30/1 Giáp Tuất :đến huyện Kỳ Dương tỉnh Hồ Nam
12/2 : đến Toàn Châu tỉnh Quảng Tây
4/2 nhuận : đến Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây
29/3 :về qua Nam Quan.
Chúng ta cú thể hình dung rõ hơn về lộ trình của sứ bộ qua “Bản đồ chỉ đường đi
của sứ bộ Nguyễn Du năm 1813-1814”[19, 46- 47 ].
III. Sơ lược về đặc điểm nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục”
III.1. Một số hiểu biết về thuật ngữ “nhân danh” và “địa danh” và góc độ tiếp cận
chúng của Nguyễn Du.
Danh xưng học (onomastique/onomasiologie) là một nghành của ngôn ngữ học,
chuyên nghiên cứu về tên riêng. Danh xưng học gồm hai chuyên ngành: địa danh học
(toponymie) và nhân danh học (anthrponymie). Địa danh học nghiên cứu về tên đất,
danh nhân học nghiên cứu về tên người. Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến đối tượng của
các nhánh trong ngành học này.

Nhân danh và địa danh là một bộ phận trong tổng thể danh từ. Danh từ bao gồm
hai bộ phận: danh từ chung và danh từ riêng. Nhân danh và địa danh được hình thành
11
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
nên từ bộ phận danh từ riêng, nhưng để phân chia nhân danh và điạ danh thành những
đơn vị nhỏ hơn khá phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nhưng điều đáng chú ý
khi nghiên cứu về nhân danh và địa danh là cần nhận ra sự đổi ngôi trong chính bản thân
chúng. Không phải ngẫu nhiên mà một nhân danh (tên người) lại có thể trở thành danh
nhân (tên người nổi tiếng) và một địa danh (tên đất) lại được nhiều nguời, dù ở rất xa
nơi đó, biết đến trong sự ngưỡng vọng, thế là nó nghiễm nhiên trở thành danh địa (vùng
đất nổi tiếng). Tên người và tên đất là hữu hạn trong giới hạn của thời gian và không
gian, bởi mỗi người gắn với cái tên ấy bị giới hạn bằng thời gian “trong khoảng trăm
năm”, và mỗi mảnh đất hay công trình kiến trúc mang một cái tên nhất định bị giới hạn
bởi khoảng không gian hữu hạn mà cái tên ấy chỉ. Nhưng những danh nhân, danh địa ấy
tự vượt thoát khỏi điểm tới hạn của mình mà trường tồn, mà trở nên nổi danh khắp thiên
hạ. Không gì có thể mang lại cho chúng khả năng ấy ngoài nguồn mạch văn hoá - lịch
sử tiềm tàng trong bản thân chúng. Vì vậy nhà triết học nổi tiếng người Pháp Francis
Bacon mới khát khao để lại cái tên mình: “tên tôi tặng cho những thế hệ mai sau”. Ở các
quốc gia dân tộc có truyền thống lâu đời thì nghiên cứu nhân danh và địa danh trở thành
một trong những bộ phận, phương diện quan trọng của tri thức, bởi qua việc nghiên cứu
bề dày và chiều sâu của nhân danh và địa danh chúng ta có thể thu được những tri thức
quan trọng về văn hoá và tâm lý dân tộc đó, có thể nhận diện được văn hoá của dân tộc
ấy.
Địa danh là “tên các vùng miền, tên địa phương”[ 4, 629 ], nhân danh là: “(dt)
tên người;(đgt) lấy danh nghĩa, với tư cách nào để làm việc gì đó”.
Căn cứ vào mục đích của đề tài, chúng tôi chỉ sử dụng thuật ngữ “nhân danh”
với tư cách nghĩa của danh từ “tên người”. Thuật ngữ này tìm được cách hiểu khá thống
nhất, nó là dấu hiệu đại biểu cho con người, mỗi cái tên đó sẽ đại diện cho người đó, và
nó có một nội hàm nhất định về nghĩa và ý nghĩa.
Cho đến nay, thuật ngữ “địa danh” vẫn chưa đạt được sự đồng thuận trong cách

hiểu. Nếu hiểu theo lối chiết tự thì địa danh là tên đất. Ngoài ra, “địa danh không chỉ là
tên gọi của các đối tượng địa lý gắn với từng vựng đất cụ thể mà là tên gọi của các đối
tượng địa hình thiên nhiên, đối tượng địa lý cư trú hoặc là công trình do con người xây
dựng, tạo lập nên [ 14, 19 ]. Nguyễn Văn Âu, tiếp cận địa danh theo góc độ địa lý - văn
hoá, cho rằng địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc ... hoặc là tên các địa
12
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
phương, các dân tộc”[5, 5]. Tiếp cận dưới góc độ ngôn ngữ, Lê Trung Hoa cho rằng:
“địa danh là những từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên
nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ (không có ranh giới rõ ràng) và các
công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều”[ 17, 80 ]. Cũng có ý kiến cho rằng
địa danh là tên riêng của các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên
bề mặt trái đất. Chưa bàn đến chuyện xét xem cách nói của nhà nghiên cứu nào là đầy
đủ nhất và đúng nhất cũng dễ nhận ra rằng địa danh không chỉ là đại diện cho chính nó,
mà còn là biểu hiện của những tầng ý nghĩa lịch sử, văn hoá, nhân văn tiềm ẩn nào đó.
Và cần chú ý là “hai loại tên riêng này (nhân danh và địa danh –LĐ) có quan hệ
chuyển đổi thường xuyên”[8, 11], chúng “không thể định nghĩa mà chỉ có thể miêu tả,
chúng không tương ứng với một ý niệm chung, một khái niệm nào” [23, 5].
Trong “Bắc hành tạp lục” như trên đã nói, Nguyễn Du không sử dụng nhân danh
và địa danh chỉ với nhu cầu định danh đơn thuần mà nó như là một nguồn mạch của sự
sáng tạo và khám phá văn chương, ngoài ra ông còn khơi lên được một mạch ngầm văn
hoá suốt dặm dài lịch sử Trung Quốc và nhuần thấm xuyên qua tâm hồn ông - tâm hồn
Việt. Nhìn dưới góc độ văn hoá, tức tìm hiểu, trình bày sự vật, quá trình vừa trên diện
rộng, vừa ở chiều sâu, trong mối quan hệ rộng lớn các hoạt động nhiều mặt của con
người, và từ gốc rễ, căn cốt, khơi sâu vào nguồn mạch, vào những quy luật giá trị
thường hằng chi phối cuộc sống lịch sử, sự phát triển của cộng đồng, ở đó xảy ra một
cuộc tiếp biến (theo nghĩa là một cuộc tiếp biến văn hoá, là tổng thể những thay đổi
trong các mô hình văn hoá bản địa khi tiếp xúc với người của nền văn hoá khác được
thể hiện dưới hình thức vay mượn, trao đổi, diễn giải lại), một sự dung hoà song hành
cùng với sự xác lập cái “Tôi” Nguyễn Du với cái “Ta” lịch sử.

Dù chủ động hay vô thức khi nhìn các đơn vị nhân danh và địa danh dưới góc
nhìn văn hoá - lịch sử, Nguyễn Du vẫn tạo được hợp chất cô đúc giữa văn chương với
văn hoá - lịch sử, giữa nhân danh địa danh với tư tưởng và nghệ thuật, tạo ra mối liên hệ
đa chiều giữa văn chương không chỉ với nghệ thuật, tư tưởng, ngôn ngữ, mà còn với các
hoạt động tinh thần khác của con người.
III.2. Những dữ kiện khảo sát được về nhân danh và địa danh trong “Bắc hành
tạp lục”
13
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
“Bắc hành tạp lục”gồm 132 bài thơ (Lê Thước và Trương Chính cho rằng chỉ có
131 bài), trong đó có tới 124 bài chứa nhân danh và địa danh; trong số 124 bài đó có tới
104 nhân danh và 201 địa danh, tổng số nhân danh và địa danh xuất hiện lớn gấp đôi
tổng số bài thơ. (Cần thống nhất là các tên gọi như “Dương Phi cố lý”, “Tô Tần đình”,
“Nhạc Vũ Mục mộ”... bao gồm hai phần, vừa được coi là nhân danh, vừa được coi là
địa danh). Đây là con số đáng để giật mình và xem xét về sự có mặt dày đặc, thường
xuyên, đầy bí ẩn của các đối tượng khó gây đựơc thiện cảm trong văn chương và đặc
biệt khó sử dụng trong thơ này. Thậm chí nó còn nỗ lực trở thành các đối tượng tác
động gây cảm xúc cho văn chương, cho nghệ thuật của Nguyễn Du nữa. Đối chiếu sơ bộ
với các bài thơ khác trong dòng thơ “Hoa trình”, chúng ta lại càng giật mình hơn, dầu
các nhà thơ - sứ thần đó trong lúc cao hứng ngâm ngợi cũng đưa một vài nhân danh, địa
danh vào trong thơ của mình, nhưng chúng (nhân danh và địa danh) không tác động
mạnh tới người đọc bởi mật độ, tần số xuất hiện lẫn hàm lượng ý nghĩa như trong tập
“Bắc hành tạp lục”của Nguyễn Du. Không có điều kiện đi sâu vào đối chiếu một cách
chi tiết, chúng ta sẽ khơi mở dần vấn đề này trong các chương mục sau của đề tài, thậm
chí có thể hi vọng mở rộng thành một đề tài nghiên cứu riêng.
Và điều đáng chú ý nữa là con số cỏc bài thơ viết về những nhân vật lịch
sử như Khuất Nguyên (với 5 bài trọn vẹn nói về và 2 bài “động chạm” đến), Tào Tháo
(3 bài), Mã Viện (3 bài), Đỗ Phủ, Nhạc Vũ Mục và Tần Cối (mỗi nhân vật được dành
riêng 2 bài), 12 bài cảm tác khi viếng mộ, 6 bài về các nhân vật phụ nữ... Đây là những
con số biết nói, nó thể hiện tính chất văn hoá - lịch sử của tâm thế lựa chọn mà Nguyễn

Du - không phải ngẫu nhiên, vô thức - đưa vào tập “tạp lục” trong chuyến “Bắc hành”
của mình. Để tiện theo dõi tần số và mật độ xuất hiện của các nhân danh và địa danh
trong tập thơ “Bắc hành tạp lục”, chúng tôi đã lập một danh mục - có thể xem như là
bản đồ - về sự xuất hiện của chúng trên hành trình tâm trạng Nguyễn Du như sau:
14
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
phép so sánh giữa “Bắc hành tạp lục” với chính hai tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du
“Nam trung tạp ngâm” và “Thanh Hiên thi tập”chúng ta cũng sẽ nhận thấy sự không tương
đồng về mật độ, tần số và sắc thái ý nghĩa của các nhân danh, địa danh xuất hiện trong đó.
Ở “Thanh Hiên thi tập” với 67 bài thơ chỉ có tổng số 54 nhân danh và địa danh, còn “Nam
trung tạp ngâm” có 27 nhân danh và địa danh trong tổng số 26 bài thơ.
Như vậy, tính dị biệt của hệ thống nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp
lục” không chỉ nổi lên trên dòng thơ “Hoa trình”, mà nó còn là một hiện tượng trong
chính nội bộ phạm vi thơ chữ Hán Nguyễn Du. Không chỉ đáng chú ý trong phạm vi các
mối tương quan trên, nhân danh và địa danh còn là một chủ đề đặc biệt trong văn bản
văn học, hơn nữa, lại là văn bản thơ.
Theo Alian Rey, “cộng đồng xã hội cấp danh tiếng cho một số người hoặc một
số nơi khiến cho tên gọi từ đó đi vào ký ức và có ý nghĩa (...). Nhu cầu định danh là một
nhu cầu cơ bản. Định danh để phân chia, khu biệt, khiến không thể thay thế cái này bằng
cái kia”[ 23, 5]. Vậy “nhu cầu cơ bản “ mà Nguyễn Du dùng thường xuyên ấy để ‘thay
thế” cho cái gì có lẽ là điều chúng ta cần khám phá và cắt nghĩa nhất, nó hứa hẹn nhiều
lớp ý nghĩa mà bấy lâu còn phong kín.
Hemingway đó rất tinh tế khi chỉ ra ý nghĩa của địa danh (và chúng ta có thể vận
dụng để hiểu về nhân danh), rằng: “Có nhiều từ ta đó chán nghe, và cuối cùng, chỉ
những địa danh là còn giữ được phẩm giá. Một vài con số, một vài ngày tháng cũng giữ
được phẩm giá, và chỉ chúng và địa danh mới có thể còn đựơc phát âm với nmột ý nghĩa
nào đó...”. Và Iu.Lotman khơi thêm: “Chức năng của những tên gọi địa lý không chỉ
liên quan không chỉ tới thuật ngữ xã hội, mà còn tới các tình huống trong thơ ca. Dường
như, nó mất đi nghĩa ngoại văn cảnh và chỉ có nghió trong tỡnh huống cụ thể. Việc đặt
địa danh xa xôi trong văn bản tạo ra một tác động giống như sự liên kết các ý tưởng xa

vời (....) và qua đó “Biểu tượng chính trị đựơc nhấn mạnh”[2 ]. Như vậy, nhân danh và
địa danh được nâng lên như một thủ pháp nghệ thuật, như một tiềm năng về văn hoá -
lịch sử.
III.3. Một vài nhận xét chung về nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục”
Theo như Nguyễn Thạch Giang và Trương Chính cảm nhận về “Bắc hành tạp
lục” thì ở đó Nguyễn Du đề cập đến bốn đối tượng chủ yếu là kẻ thù dân tộc, những
nhân vật lịch sử Trung Quốc, chuyện trước mắt và tư tưởng muốn về ở ẩn. Về “kẻ thù
15
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
dân tộc”, Nguyễn Du chọn hai “tên” tiêu biểu là Mã Viện và Minh Thành Tổ vì “nói hai
tên ấy đủ rồi, nói nữa thành ra khiêu khích, ông đang cầm đầu một phái đoàn tuế cống”.
Về những nhân vật lịch sử Trung Quốc, “ông hết sức cảm kích khi nói đến Khuất
Nguyên (...). Đồng thời ông đề cao những trung thần nghĩa sĩ chết oan hoặc bị bọn cầm
vận mệnh đất nước yếu hèn để cho nước mất hoặc đầu hàng ngoại bang, hoặc gian
ngoan độc ác, hoặc tham quyền cố vị, lật đổ lẫn nhau hoặc làm cho nhân dân đói khổ,
loạn lạc, thành ra kẻ bề tôi không còn con đường nào khác là đành phải chết vì ông vua
họ thờ”. Về chuyện trước mắt, ông nói đến cảnh loạn lạc, cảnh đói kém ở Trung Quốc,
chuyện đời sống nhân dân khổ cực, trong khi có người ăn thừa mứa, không hết đổ
xuống sông hoặc cho chó, mà chó cũng chán không thèm ăn. Về tư tưởng muốn về ở ẩn,
nhớ núi Hồng sông Lam, nhớ chuyện đi săn xuất hiện nhiều lần trong những bài thơ
Nguyễn Du làm trên đất khách.[10, ].
Trong bài viết “Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán”,
Nguyễn Huệ Chi cũng cho rằng: “Trong “Bắc hành tạp lục” Nguyễn Du thường nói đến
các mẫu người “cô trung”, “giữ lòng trung”, “hết lòng với chủ” lẫn “những kẻ âm mưu
hoặc trực tiếp đem quân xâm lăng nước ta như Mã Viện, Minh Thành Tổ, cả những con
người có số phận cơ cực hẩm hiu”, lẫn “ những nhân vật kỳ tài“, “những kiếp tài
hoa”[ 11, 57 ]. Từ cách nói của Nguyễn Huệ Chi, có thể nhận thấy ông nhìn về những
con người - nhân vật trong “Bắc hành tạp lục” dưới cảm quan của sự đối lập giữa hai
chiến tuyến tốt - xấu, chính diện - phản diện, rồi đưa ra nhận định: “Trong thơ chữ Hán ,
Nguyễn Du đặt những nhân vật loại này (tức mẫu người xấu- LĐ ) ở một vị trí rất phụ,

có khi không đọc kỹ có thể lướt qua. Mặc dù thế, bóng dáng một mẫu người xấu như là
nhân vật trung tâm, choán lấy hết tác phẩm (....). Nguyễn Du thường ít khi để cho những
nhân vật phản diện đứng riêng biệt một mình, thông thường, chúng vẫn đuợc hình dung
gắn sát với nhân vật chính diện (....) [11].
Nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên chỉ ra các nhân vật trong “Bắc hành tạp lục” nói
riêng qua bài viết “Thơ chữ Hán của Nguyễn Du” là các nhân vật văn hoá”; và các vấn đề
Nguyễn Du hay chạm đến khi nói về các nhân vật lịch sử là “vấn đề quyền lực”, hay nói
đến “cô trung”, “tiết nghĩa”, “những điều trí thức thời xưa thấm thía”[ 11, 120 ]. Cách
nhìn nhận hệ thống những nhân vật ở các nhà nghiên cứu có nhiều giác độ khác nhau và
mỗi người đều có lý, ở một phương diện nào đó khi đưa ra nhận định của mình.
16
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
Nhưng theo chúng tôi, các nhà nghiên cứu đó mới chỉ nhìn thấy phần “nổi” của
“tảng băng chìm”. Nếu chỉ nhìn thấy những con người, những cái tên hiển thị trên mặt giấy
mà chưa thấy đựơc những “đại biểu vắng mặt”, mà sự vắng mặt đó lại mang nặng một ý
nghĩa sâu kín. Khi tiếp cận vấn đề nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục”, thiết
nghĩ cần cắt nghĩa được những kiêủ nhân danh - địa danh gì thu hút mạnh mẽ trực giác của
Nguyễn Du lẫn những đối tượng nào bị “bỏ rơi” dù chúng không có gì lạ lẫm, thậm chí còn
là những điều “nằm lòng” của bậc nho giả. Đằng sau việc tập trung thể hiện hay bỏ trống ấy
hẳn không phải là sự ngẫu nhiên hay vô ý, mà chính là tâm thế của sự lựa chọn văn hoá -
lịch sử mà Nguyễn Du dùng nó như một tiêu bản với mục đích sâu kín nào đó. Có thể nhận
thấy một điều, như Hoài Thanh cảm nhận : “Một điều rất rõ là Nguyễn Du đó viết dưới sự
thôi thúc của những nỗi niềm không nói ra không được” [11,33 ]. Cần nói thêm là cái sự
bức xúc của “những nỗi niềm không nói ra không được” được nói bằng cả ngôn ngữ lẫn vô
ngôn, và thông qua hệ thống nhân danh và địa danh hay được nhắc đến lẫn các đối tượng
mà Nguyễn Du “lờ đi”,cố tình hay vô ý bỏ quên.
III.3.1.Nhóm nhân danh và địa danh hay được nhắc đến
Đọc kỹ và đọc sâu “Bắc hành tạp lục” ta có thể thấy dưới bề sâu của sự lựa chọn
các dữ kiện từ hiện thực của Nguyễn Du mang mạch ngầm của dòng chảy văn hoá - lịc
sử. Có thể khẳng định rằng sự lựa chọn ấy chính là thể hiện tầm văn hoá của Nguyễn

Du, như có một định nghĩa về văn hoá “Văn hoá là sự lựa chọn”. Điều này thể hiện qua
nền văn hoá của từng quốc gia dân tộc, từng cộng đồng người lẫn từng cá thể người
khác nhau.
Mặt khác, tâm thế của sự lựa chọn trong “Bắc hành tạp lục” được đặt dưới cái nhìn
vừa mang tính phổ biến của thời đại ông, vừa mang tính cá thể của một tâm hồn đa cảm,
đa sầu Nguyễn Du: Cái nhìn nhân văn. Sự rạn vỡ của những thang bậc giá trị xã hội tưởng
chừng bất di bất dịch từ hàng ngàn năm là một trong những nguyên cớ sâu xa nhất để vỡ
bung ra làn sóng nhân văn mới mẻ và mạnh mẽ của văn học Việt Nam kể từ thế thế kỷ
XVIII với những Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn
Công Trứ... Nhìn về nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” dưới góc nhìn văn
hoá, lịch sử và từ cái nhìn nhân văn của Nguyễn Du, chúng ta sẽ thu được kết quả không
như kết quả của những cách tiếp cận theo quan điểm chính trị nhìn các nhân vật dưới góc
độ “kẻ thù dân tộc”, hoặc chung chung “về những nhân vật lịch sử” Trung Quốc ít nhiều
mang tính định kiến cá nhân hay lịch sử xã hội.
17
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
Trước hết chúng ta thấy nổi lên trên bề mặt các con chữ trong “Bắc hành tạp lục”
là nhóm các nhân danh và địa danh hay được nhắc đến. Để tiện theo dõi và giả quyết
các vấn đề về nội dung tư tưởng và nghệ thuật mà chúng mang chứa, chúng tôi chia vấn
đề thành hai mục về nhân danh và về địa danh rồi lần lượt đi vào từng mục.
a. Về nhân danh
Chân ướt chân ráo sang Bắc quốc, đất nứơc mà bên vệ đường cũng là văn hoá -
lịch sử, con người nhạy cảm và tri kiến đến điều của Nguyễn Du nhanh chóng bị thu hút
rồi rung động mãnh liệt, tận độ trước bao nhiêu con người mà số phận, cuộc đời, bi kịch
của họ mang tầm vúc lịch sử, “siêu lịch sử”. Cũng qua những xúc cảm đó, Nguyễn Du
đó đánh giá nền văn hoá Trung Hoa cổ đại suốt từ tiên Tần đến Đường Tống, từ thời
Khất Nguyên đến Đỗ Phủ, từ Tam Hoàng đến Tào Tháo. Loại nhân danh được nhắc đến
nhiều nhất trong “Bắc hành tạp lục” chính là những kiệt nhân, những người hiền tài ,
những nhân vật chính trị, các tấm gương tiêu biểu cho một phẩm chất người nào đó.
Trong đó dường như những cái tên của các thi nhân có sức cọ xát, va đập rất mạnh và

tạo ra những rung cảm từ thẳm sâu tâm hồn đến từng con chữ thơ ca Nguyễn Du.
Những cái tên Đỗ Phủ, Lý Bạch, Liễu Tử Hậu, Âu Dương Tu, Thôi Hạo,... tự nó đã có
giá trị không chỉ với lịch sử - văn hoá mà chúng còn xây tổ, ăn sâu bám rễ vào tư tưởng
lẫn cách viết của Nguyễn Du.
Các tấm gương hiền tài, trung thần được nhắc đến với mật độ cao nhất cùng với
nhiều kiệt nhân mà tên tuổi của họ đó đóng đinh vào lịch sử như Khuất Nguyên, Trương
Nghi, Dự Nhượng, Kinh Kha, Hàn Tín, Tỉ Can , Mạnh Tử, Giả Nghị, Cù Thức Trĩ, Liễu
Tử Hậu, Nhạc Vũ Mục, Liễu Hạ Huệ, Lý Mục, Lạn Tương Như.... Những cái tên mà
nội hàm ý nghĩa của nó đó được kiểm nghiệm bằng cả ngàn năm lịch sử, nay đựơc
Nguyễn Du khai quật, khám phá và đưa ra những phát kiến độc đáo - thoát xác khỏi
những “quy chế” của lịch sử.
“Bắc hành” với cương vị chánh sứ - đại diện chính thức cho cả một quốc gia -
nhưng những số kiếp oan khổ trong cuộc đời đầy rẫy những cái “tạp” vẫn có sức hút
mãnh liệt tới tâm hồn đa sầu đa cảm của Nguyễn Du. Thế nên thân phận những người
phụ nữ, cả nổi danh lẩn vô danh, cùng những “con người nhỏ bé” cũng khiến ông phải
nói về nỗi đau của họ như chính nỗi đau của mình. Lần lượt từng khuôn mặt hiện lên từ
Dương Quý Phi, Trác Văn Quân, Ngu Cơ, nhị phi (của Ngu đế), “Long thành cầm giả
18
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
ca” đến “Thái Bình mại ca giả”, “phụ huề tam nhi”(Nguời mẹ dắt ba con), “ thôi xa
hán”( người phu xe)... bằng trọn vẹn niềm rung cảm xót xa đến thắt lòng.
Ngoài ra, mảng thơ về những nhân vật “phản diện”hoặc bị coi là “phản diện”
trong tâm thức lịch sử lẫn trong định kiến của người Việt mà Nguyễn Du viết cũng với
niềm rung động không kém mạnh mẽ, táo bạo chiếm số lượng không nhiều nhưng lại
gây ra sự “lệch pha” giữa các cách cảm không nhỏ chút nào. Những nhân danh như Mã
Viện, Tôn Sĩ Nghị, Minh Thành Tổ được coi là những kiệt nhân của Trung Hoa (dù họ
là những kẻ “lắm tài nhiều tật”), nhưng lại bị người Việt phỉ nhổ bởi họ là những “kẻ
thù dân tộc” rắp tâm hay đó thân chinh xâm lược nước ta. Những bài viết về Tô Tần,
Tần Cối, Vương Thị, Hạng Vũ, Tào Tháo cũng gặp nhiều sự bất đồng trong “tầm đón
đợi” của độc giả dù các nhân vật này đó bị lịch sử khẳng định “vai trò” đối với lịch sử -

văn hoá. Với những kiểu nhân vật này, nếu cứ theo môtip cảm nhận truyền thống xét
nhân vật là “chính” hay “tà” thì sẽ khó lòng hiểu đúng tâm tư Nguyễn Du trong các bài
thơ này.
Những nhân danh được nhắc đến ở trên, cho đến nay, vẫn còn nhiều điều chưa
nhất quán trong giới nghiên cứu về việc đánh giá, nhìn nhận vai trò của họ trong diễn
trình lịch sử - văn hoá lẫn trong cảm thức thơ Nguyễn Du. Sự thức nhận về điều đó,
cũng như đó nói về tâm thế của sự lựa chọn của Nguyễn Du ở trên, chịu ảnh hưỏng
nhiều của các góc độ tiếp cận lẫn cá tính tiếp nhận và “tầm đón đợi” ở mỗi cá nhân.
b.Về địa danh
Chúng ta có thể thu thập được một vài ý kiến của các nhà nghiên cứu về nhân
danh trong “Bắc hành tạp lục”, dù không nhiều và có thể là phát biểu một cách tự phát,
nhưng tuyệt nhiên chưa thấy nhà nghiên cứu nào đả động đến các quy luật và bản chất
một cách có hệ thống, mà mớỉ dừng lại ở các hiện tượng (mộ). Trong đề tài này chúng
tôi sẽ cố gắng cắt nghĩa hệ thống địa danh của “Bắc hành tạp lục” qua việc lưỡng phân
hệ thống này thành hai nhóm: Nhóm địa danh văn hoá - lịch sử ( gắn với các nhân vật,
sự kiện lịch sử) và nhóm địa danh tự nhiên.
Nhóm địa danh tự nhiên không thực sự là đối tượng cần quan tâm bởi hàm
lượng nghĩa và ý nghĩa lẫn mức độ chú ý của Nguyễn Du không nhiều. Những địa danh
đó dường như chủ yếu dùng để chỉ một hiện tượng địa chất, địa lý như Ngũ Chỉ Sơn,
Quế Lâm, Hoa Sơn, Ngũ Lĩnh,Hồng Lĩnh...Nếu có, những tâm sự mà Nguyễn Du gửi
gắm vào đó cũng không thật nhiều và rõ nét.
19
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
Nhóm địa danh văn hoá - lịch sử khiến chúng ta cần lưu tâm ngay từ cái tên chữ
đầy trăn trở như: Dương Phi cố lý, Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ, Hoàng Hạc Lâu,
Đồng Tước đài, Nhạc Vũ Mục mộ, Lạn Tương Như cố lý, Hoàng Sào di tích... Không
chỉ dừng lại ở đó, những cái tên ấy có đủ sức hé mở, sức gợi rất lớn đối với bất kỳ ai có
nhu cầu “tri kiến đến điều” tạp “Bắc hành tạp lục” lẫn thơ chữ Hán Nguyễn Du và thế
giới tâm hồn ông.
III.3.2.Nhóm nhân danh và địa danh bị Nguyễn Du “bỏ rơi”

Những “quãng lặng”, “khoảng trống”không bao giờ là vô nghĩa. Trong cả những
lúc “vô ngôn”, nếu bắt đúng tần số phát sóng của nó, chúng ta sẽ đọc đựơc không ít
những bí mật, những uẩn khúc mà ngôn ngữ chưa đủ sức chuyển tải.
Thăm dò những “khoảng trắng” về nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp
lục” mà Nguyễn Du vô tình hay hữu ý “tẩy trắng” chúng trên văn bản, chúng ta sẽ khơi
trúng mạch ngầm tâm tư sâu kín vẫn âm thầm chảy trong con người đa đoan trước cuộc
đời vốn đa sự này .
Quả là lạ đối với một bậc chân nho “hay chữ” và ấp ủ khát vọng tang bồng hồ thỉ
như Nguyễn Du lại tỏ ra hờ hững với Khổng Tử cùng tư tưởng “trung nghĩa” - một trong
“ngũ thường” của Nho gia! Cũng là một nỗi ngạc nhiên khi ta tìm mỏi mắt mà vẫn chỉ
thấy sự vắng bóng của các ông vua anh minh, của ước mơ về một thời đại thịnh trị
Nghiêu Thuấn, Hạ Vũ... trong “Bắc hành tạp lục” nói riêng và trong toàn bộ thơ Nguyễn
Du nói chung. Và một điều quan trọng nữa cần xem xét về chuyến hành trình của Nguyễn
Du và sứ đoàn đó in dấu trên các miền đất có tên tuổi với nhiều thắng cảnh, nhân danh nổi
tiếng như Hồ Nam, Yên Kinh,Tầm,... nhưng không đựơc tái hịên trong hành trình của
“Bắc hành tạp lục”. Trong khi đó, một vài địa danh như “Dương Phi cố lý”, nơi dựng
tượng Tần Cối và Vương Thị không nằm trên trục hành trình của sứ bộ nên “làm ta ngờ
rằng nhà thơ nhân nhớ đến những nhân vật đó mà làm thơ, chứ không phải tức cảnh sinh
tình như tuyệt đại đa số các bài trong tập này”[ 21, 15].
Và chúng ta cũng cần đặc biệt chú ý đến hiện tượng mà Nguyễn Huệ Chi đó phát
hiện ra: “Trên đường đi sứ nghìn dặm của Nguyễn Du, đường đường là một ông chánh
sứ Việt Nam chắc chắn Nguyễn Du đó gặp gỡ, chén tạc chén thự với không ít bậc cụng
khanh quyền quý, nhưng tại sao trong thơ ông lại không hề thấy ghi lại dù chỉ là một lần
tiếp xúc với những đám người sang trọng đó?” [ 11 ].
20
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
Với tất cả những gì được tái hiện trên trang giấy lẫn những gì bị/ được che lấp đi,
phải chăng Nguyễn Du muốn “thử sức” hay “ bịp mắt” người đời nhằm giấu kín những
tâm sự khó ngỏ và bảo toàn cái “thân già” giữa cõi “phù sinh”? Liệu những điều đó có
phần nào hé mở cái thế giới tâm tư kín như bưng mà Nguyễn Du vẫn bưng biền cho đến

tận lúc nhắm mắt vẫn chưa nguôi? Qua đó ta có thể cắt nghĩa được những tiếng lòng rối
bời, phức tạp, đa thanh đa sắc của con người ông quan lẫn con người nhà thơ Nguyễn
Du? Phải chăng “tất cả những điều ông viết trong thơ dường như chỉ là một lớp váng
nổi trên bề mặt, còn thực chất tâm sự của nhà thơ là gì, ông không nói ra cụ thể và hình
như ông cũng chưa nhận thức được cụ thể” [24, 193 ].
Cũng là lịch sử Trung Quốc cổ đại với dặm đường dài hàng ngàn năm, nhưng chỉ
đến bản tổng kết “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du thì lịch sử mới “như là văn chương
(...), bản thân lịch sử cũng ngày càng được đọc như thể nó cũng là văn chương”, và
Nguyễn Du trở thành “sử gia của văn chương - ngay trong hoá thân cuối cùng của nó là
sử gia của sự tiếp nhận” [ 1, 327 ]. Có thể mượn cách nói của De Man để nói về J.J.
Rousseau để nói về Nguyễn Du: Nguyễn Du vĩ đại không phải ở những gì ông muốn
nói mà ở những gì ông đã khiến cho người ta phải nói; tuy nhiên vẫn cứ cần đọc
Nguyễn Du. Và “ những gì ông đó khiến cho người ta phải nói” không ít, một trong
những điều đó là đằng sau con người “nhất tế tài hoa, vi sứ vi khanh sinh bất thiểm -
Bách niên sự nghiệp tại gia tại quốc tử do vinh” được thể hiện trong “Bắc hành tạp lục”
cũng như trong toàn bộ cuộc đời ông là gì?
Để trả lời cho câu hỏi đó, các nhà nghiên cứu đã không tiếc công rà soát lại toàn
bộ những gì liên quan đến Nguyễn Du, nhưng họ chưa nhìn ra những điều cần tìm ẩn
chứa trong những tên đất, tên người trong “Bắc hành tạp lục”. Mà chính những cái tên
đó lại là nơi trung chuyển tiếng nói thẳm sâu của lòng Nguyễn Du, thành thật và đầy
cảm xúc nhất. Hầu như các nhà nghiên cứu chưa chủ động nhận ra rằng những con
người mà Nguyễn Du nhắc đến, dù khác nhau về địa vị xã hội, mang chứa những phẩm
chất đặc thù, nhưng cuộc đời họ cùng bị đóng trong cái gông của kết cục bi thảm, đau
đớn; và cả những địa danh đựợc Nguyễn Du tái hiện lại trong hành trình thực lẫn hành
trình tư tưởng cũng tỏ ra những “phẩm chất” đặc biệt. Chúng có thể nằm trên tuyến
đường đi qua của sứ bộ hay xuất hiện nhờ những liên tưởng, suy tưởng theo dòng suy
tư, cảm xúc và vốn kiến văn của Nguyễn Du. Những địa danh mà chủ yếu là “các”,
21
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
“mộ”, “cố lý”, “oifnh”, “đài’... quá nhỏ bé để có thể đựơc ghi danh trên bản đồ, nhưng

chúng được gắn với những con người có số phận mang tầm vóc lịch sử nên những địa
danh nhỏ bé ấy mang tầng sâu văn hoá với nhiều tầng vỉa ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc. Kết
cấu của địa danh và nhân danh ở đây cũng có ý nghĩa nội tại nhất định. Các nhân danh
được gọi tên trực tiếp không nhiều, như: Hoài Vương, Trương Nghi, Ban Định Viễn,
Cao, Quỳ, Thượng Quan, Giả (Nghị),Thôi Hạo, Hạ Vũ, Trương Khiên...mà chủ yếu
được hiện diện nhờ đính kèm với một địa điểm nào đó, tạo thành một thứ nhân - địa
danh như: Mạnh Tử cố liễu, Sở Bá Vương mộ, Quản Trọng tam quy đài, Dương Phi cố
lý, Đế Nghiêu miếu, Dự Nhượng kiều... Nguyễn Du dùng nhân danh không chỉ để thực
hiện chức năng phân biệt (người này với người khác), biệt giới (nam- nữ), thẩm mỹ hay
xã hội (phân biệt sang - hèn) như chức phận vốn có của nó, mà ông còn đặt chúng trong
mối liên hệ với lịch sử, chính trị, văn hoá, tâm lý... Ở đây dễ thấy nhân danh và địa danh
có những tương đồng và tương hỗ với nhau, trong địa danh có nhân danh, trong nhân
danh phảng phất bóng dáng địa danh.
Quan sát thật kỹ ta sẽ thấy những địa chỉ nhỏ nhưng cũng tạo nên những “cú va
đập” mạnh trong thơ, gây những xúc động mạnh trong tâm hồn Nguyễn Du như: Dương
Phi cố lý, Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ, Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch, Hoàng hạc
lâu, Nhạc Vũ Mục mộ... Vậy đằng sau những “cú va đập” và sự xúc động ấy là gì?
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” là cuộc hội ngộ của những
gương mặt, những cuộc đời, đi từ cá nhân cụ thể với từng số phận cụ thể đến những bi
kịch có tầm lịch sử, khái quát, bao trùm mang tính thời đại và đầy ý nghĩa triết học .
Làm một phép thống kê sơ bộ, ta dễ dàng nhận thấy Nguyễn Du bị ám ảnh nhiều
nhất bởi những gương mặt đã lùi vào quá khứ, cả quá khứ xa hàng ngàn năm lẫn quá
khứ gần kề thời điểm ông hiện tồn. Những nơi ông đi qua, những nhân vật ông nhớ tới
và làm ông xúc động mạnh nhất là những Tương Đàm gắn với Tam Lư Đại phu, Lỗi
Dương gắn với Đỗ Thiếu Lăng, cố lý của Dương Phi, Đại Than - nơi có miếu thờ Mã
Phục Ba, giảng binh sứ của Hàn Tín, mộ của Bùi Tấn Công... Những gì được tái hiện ở
thì hiện tại (présent) không nhiều, chỉ một vài điều “sở kiến hành”, “tức sự” hay “ngẫu
hứng”. Ngay cả khi trực tiếp tái hiện hiện tại, ông chánh sứ vẫn khôn nguôi việc “hồi
thủ”(quay đầu nhìn lại) để nhìn lại cả không gian và thời gian đang không ngừng bị đẩy
lùi mãi về phía quá vãng.

22
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
Trong thơ Nguyễn Du các nhân vật phong phú, đa dạng nhưng ông tỏ ra bị cuốn
hút bởi bi kịch của các nhà văn hoá lớn như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ... Nói theo cách của
Hoàng Trọng Quyền, “Nguyễn Du bị cuốn theo của con người nhân văn, con người
mang trong nó ý thức nhân văn, giá trị nhân văn và lý tưởng nhân văn trên nền đen sẫm,
tối mịt , đầy bất trắc, hiểm hoạ khôn lường”. Có lẽ, “Đối với Nguyễn Du thì cái vĩ đại là
văn hoá, là thành tựu của các thời đại đó trải qua thể hiện ở văn hoá. Văn hoá là cuộc
đấu tranh bi tráng của con người trong trường kỳ lịch sử để khẳng định và phát triển bản
chất người (...). Nguyễn Du chỉ coi trọng và đánh giá cao các nhân vật văn hoá”[ 13, ].
Dễ nhận thấy dưới tầng sâu của vỏ ngôn ngữ lộ thiên mà Nguyễn Du dùng để nói về các
nhân danh và địa danh là những tầng vỉa văn hoá được hình thành, tích hợp từ hàng ngàn
năm, kết tinh và thăng hoa vượt khỏi tầm của chính bản thân nó. Chính từ góc nhìn lịch sử
- văn hoá này Nguyễn Du mới đồng thời khám phá ra đằng sau danh nhân Khuất Nguyên
cùng hàng loạt cái tên khác như Tỉ Can, Giả Nghị, Nhạc Vũ Mục, Kinh Kha, Dự
Nhượng... là cả một niềm bi phẫn, bi kịch của người anh hùng tự nhiệm và bi kịch chính
trường đau đáu suốt ngàn năm. Cũng từ góc nhìn đó, Nguyễn Du mới thấu hiểu hơn ai hết
cái lớn lẫn cái đau của Đỗ Phủ cũng như của các thi nhân mang mang bi kịch của khát
vọng văn chương. Và nếu không nhìn từ góc độ đó, hẳn Nguyễn Du không thể nhận ra bi
kịch “ hồng nhan bạc mệnh” đớn đau và có tính chất phổ biến như là định mệnh với thân
phận những người phụ nữ tài - sắc - tình vẹn toàn, mà đại biểu là Dương Quý Phi. Nhìn
những nhân danh từng nổi tiếng bằng cả tài lẫn tật như Tào Tháo, Minh Thành Tổ, Tô
Tần, Mã Viện, ... từ góc độ này, Nguyễn Du cũng tìm ra được những quy châm sâu sắc
cho thời đại mình và cho cả hậu thế.
Như trên đó nói, nhân danh và địa danh (nhìn dưới góc độ văn hoá - lịch sử) có
thể coi là bằng chứng khả kiểm nhất và là đại lượng định lượng nhất trong hệ thống tác
phẩm văn chương Nguyễn Du để có thể “đo” được những ẩn ức sâu kín, tế vi nhất trong
lòng Nguyễn Du. Muốn cắt nghĩa tường minh những ẩn ức đó, đòi hỏi chúng ta phải đọc
được những ý nghiã đằng sau những mật mã về nhân danh và địa danh mà Nguyễn Du
đã mã hoá lòng mình vào đó.

Chúng ta sẽ lần lượt bóc tách từng lớp nang nghĩa và ý nghĩa của những đại
lượng đó trong chương tiếp sau đây.
23
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
CHƯƠNG II: Ý NGHĨA CỦA NHÂN DANH VÀ ĐỊA DANH
TRONG “BẮC HÀNH TẠP LỤC”
Với tham vọng soi tỏ một cách cặn kẽ những khuất khúc, dù nhỏ nhất, trong tâm
hồn Nguyễn Du, chúng tôi bám theo kết quả khảo sát, phân chia về sự xuất hiện của
nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” như ở mục III.2 của chương I. Qua đó
chúng ta tạo cho mình cơ hội tốt nhất để tiếp cận với từng cung bậc cảm xúc của
Nguyễn Du trong những tình huống, đối tượng cụ thể; và nhờ đó, các góc nhìn về thế
giới xúc cảm- cái thế giới mà tính chất tương đối, đa thanh của nó đó khiến loài người
tốn bao giấy mực, trí tuệ và cả tình cảm để cắt nghĩa nó - tìm được những điểm nhìn tối
ưu nhất để có thể quay cận cảnh, vừa bao quát toàn cảnh hành trình tâm trạng không ít
những khuất khúc, gập ghềnh của cái tôi trữ tình nhà thơ.
Theo lý luận văn học hiện đại, quá trình sáng tác của nhà văn (bao gồm cả nhà
văn và nhà thơ)là quá trình mã hoá tư tưởng và nghệ thuật của chính họ. Từ hiện thực
tâm lý và khả năng sáng tạo, họ tráng lên đó một lớp màng để bao bọc, bảo quản “đứa
con tinh thần” của mình. Do đó, một cách vô tình hay hữu ý, họ đó “phù phép” các con
chữ thành các mật mã, mà muốn đọc được chúng, người tiếp nhận phải có kỹ thuật và
phải tinh tế, bóc tách được “lớp màng”, hoá giải được câu thần chú của tác giả. Khi đó,
người tiếp nhận có đủ quyền năng của chủ nhân cây đèn thần để sai khiến các ký tự tự
phơi bày ra hồn cốt của mình - cũng chính là thể phách, tinh anh của người sáng tạo gửi
gắm, dồn nén vào đó. Nhưng không phải nhà nghiên cứu nào cũng tìm ra đúng câu thần
chú mà Nguyễn Du đó dựng để “phù phép”, “mã hoá” tâm trạng thẳm sâu của ông. Đôi
khi, họ đó tìm ra một phần của câu thần chú nhưng chỉ dừng lại ở đó hoặc không biết
cách sử dụng, khám phá, nên tưởng chừng họ đó cắt nghĩa được những gì Nguyễn Du
muốn nói nhưng cánh cửa đi vào tâm hồn ông vẫn bị bưng bít, và những người tiếp
nhận “bình dân” dễ cảm thấy hoang mang trước cái ánh sáng mập mờ của sự hoá giải
nửa vời, thiếu hệ thống đó.

Khai mở tâm tư, ẩn ức của Nguyễn Du trong “Bắc hành tạp lục” nói riêng và trong
thực tiễn con nguời Nguyễn Du nói chung không phải là điều dễ dàng và cũng có thể khó
tìm được sự đồng thuận từ nhiều phía, nhưng chúng tôi vẫn muốn góp thêm một cách
nhìn nhận , một cách lý giải mới về một khía cạnh của tập thơ đặc sắc này cũng như một
24
Nhân danh và địa danh trong “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du – Ý nghĩa văn hóa và lịch sử
cách làm quen với con người đầy ẩn ức Nguyễn Du. Trong chương này, chúng ta sẽ lần
lượt đi vào từng đối tượng mà tâm hồn Nguyễn Du hướng đến trong chuyến “Bắc
hành”này để từ đó tìm hiểu, giải thích các sự kiện tâm lý phức tạp của ông.
A. Về những nhân danh và địa danh đựơc nhắc đến
I.Về nhân danh
1.Về các thi nhân
Các thi nhân không phải là đối tượng được nhắc đến nhiều nhất trong “Bắc hành
tạp lục”, nhưng lại là một trong số ít những gì lắng sâu nhất, gây xúc động mãnh liệt
nhất trong thế giới tâm trạng đa tạp của Nguyễn Du. Những cái tên của các nhà thơ
được dẫn ra không nhiều. Chỉ vài ba cái tên quen thuộc như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Thôi
Hạo, Âu Dương Tu, Liễu Tử Hậu, nhưng những vang vọng của họ trong Nguyễn Du
vẫn gây cho người đọc những cảm nhận thấm thía, mới lạ đầy bất ngờ. Trong thơ sứ
trình Việt Nam, chưa thấy ông chánh sứ nào viết nhiều về về thi nhân với niềm rung
cảm tận độ như vậy.
Cũng rung động trước “thi bá”Lý Bạch và Thôi Hạo, Ngô Thì Vị, một trong các
sứ thần nhà Nguyễn, viết:
“Lý bá vị ưng thâu bút lực
Thôi quân bất hợp tác hương sầu
Việt Nam sứ giả Ngô Thì Vị
Đấu đảm đề thi ký thử du”
(Đề Hoàng Hạc lâu- [ 22 ,132 ] ).
( Lý Bạch chưa hẳn thua sức bút
Thôi Hạo chẳng nên gợi mối sầu quê
Sứ giả Việt Nam là Ngô Thì Vị

Lớn mật đề thơ ghi lại chuyến đi chơi này)
Còn Nguyễn Du tìm Lý Bạch ở cách khác :
“Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng
Hạc khứ lâu không Thôi Hạo thi
Hạm ngoại yên ba chung diểu diểu,
Nhãn trung thảo thụ thượng y y
25

×