Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề Tài: Chuẩn Đoán , Bảo Dưỡng Hệ Thống Phanh Thủy Lực Trợ Lực Chân không( Trên Xe Santafer 2.7 V6 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 24 trang )

TKMH CHUẨN DOÁN ,BẢO DƯỠNG& SỬA
CHỮA ÔTÔ
Đề Tài: Chuẩn Đoán , Bảo Dưỡng Hệ Thống Phanh Thủy Lực Trợ
Lực Chân không( Trên Xe Santafer 2.7 V6 )
Giáo viên hướng dẫn : Thầy giáoĐào Mạnh Hùng
Sinh Viên Thực Hiện:
- Lưu Xuân Đại (III phần 1& I,II phần 2)
- Trần Đình Phong (IIIphần 2)
- Hà Huy Tú (II phần 2)
- Đặng văn phúc (I&II phần 1)
Lời Nói Đầu
Hệ thống phanh có chức năng giảm tốc độ chuyển động của xe tới vận tốc chuyển
động nào đó, dừng hẳn hoặc giữ xe đỗ ở một vị trí nhất định. Đối với ôtô hệ thống
phanh là một trong những cụm quan trọng nhất, bởi vì nó bảo đảm cho ôtô chạy an
toàn ở tốc độ cao, do đó có thể nâng cao được năng suất vận chuyển. Hệ thống
phanh gồm có cơ cấu phanh để hãm trực tiếp tốc độ góc của các bánh xe hoặc một
trục nào đấy của hệ thống truyền lực và truyền động phanh để dẫn động cơ cấu
phanh. Trên ôtô sự phanh xe được tiến hành bằng cách tạo ma sát giữa phần quay
và phần đứng yên của các cụm liên kết với bánh xe: giữa tang trống với má phanh
hoặc đĩa phanh với má phanh. Quá trình ma sát trong các cơ cấu phanh dẫn tới mài
mòn và nung núng các chi tiết ma sát, nếu không xác định kịp thời và tiến hành
hiệu chỉnh thì có thể dẫn tới làm giảm hiệu quả phanh. Hư hỏng trong hệ thống
phanh thường kèm theo hậu quả nghiêm trọng, làm mất tính an toàn chuyển động
của ôtô. Các hư hỏng rất đa dạng và phụ thuộc vào kết cấu hệ thống phanh.
-Vì vậy việc bảo dương và sửa chữa hệ thống phanh la công việc quan trong và cần
tiến hanh định kỳ
Do đó, nhóm sinh viên chúng em được giao đề tài thiết kế môn học là:
Kiểm tra,chẩn đoán hệ thống phanh thủy lực trợ lực chân không - xe Hyundai
Santafe 2009 ( V6/2.7)
Thiết kế môn học của chúng em được chia làm 2 phần:
Phần 1:


I :Giới thiệu chung & hệ thống phanh
II : sơ đồ chung & nguyên lý hoạt động
III : cấu tạo của một số bộ phận
Phần 2
I: Kiểm tra &chuẩn doán hệ thống phanh
II: một số dạng hỏng thường gặp& quy trình kiểm tra
III: Quy trình bảo dưỡng hàng ngày
PHẦN I
I : Giới Thiệu Chung
-với yêu cầu ngày càng cao của con người hiện nay. Ngoài vẻ đẹp,sự tiên nghi,sức
mạnh vv. tinh an toàn đong vai trò rất quan trọng. Vì vậy HyunDai cung trang bị
cho mình một hệ thống phanh hiên đại& an toàn
- Xe Santafer v6 la loại xe du lich 7 chỗ tiêu biểu của hang xe HyunDai sử dụng
động cơ xăng ,dung tích xilanh 2.7,phun xăng điên tử
-Xe Santafersử dụng hệ thống phanh ABS thủy lực trợ lực chân không.năng
lượng chân không dược lấy từ phía sau bươm ga và đươc dẫn tới bầu trợ lực chân
không
-hệ thông phanh chính sử dụng phanh đĩa cả bốn bánh
-HECU ( thủy lực và điều khiển điện tử đơn vị)
hệ thống 4 kênh 4 cảm biến
- Hệ thống ABS : ABS , điều khiển EBD
loại
Động cơ, van rơle loại tích hợp
II: Sơ Đồ Chung & Nguyên Lý Hoạt Động
+ Nguyên Lý Hoạt động
-khi người lái đạp bàn đạp phanh thông qua thanh đẩy sẽ tác dụng vào xilanh
phanh chính và dầu được đảy tới bộ chấp hành.
-ECU ( modun điều khiển ABS) điều khiển căn cứ vào tín hiệu các cảm biến gửi
về sẽ tính toán và điều khiển bộ chấp hành hoạt động
-khi ABS chưa hoạt động thì dầu sẽ đi tới 4 bánh xe qua 4 ống riêng bịêt

-khi có hiện tượng trượt ECU sẽ điều khiển bộ chấp hành đóng mở các van
solenoid nhằm tăng,giữ hoăc nhả phanh lục phanh cho từng bánh một cách độc lập.
đảm bảo luôn giữ lực phanh ở mức độ tối ưu , không gây trượt ở các bánh xe. Giúp
xe chuyển động ổn định khi vào cua,và quãng đường phanh là ngắn nhất khi phanh
gấp
- nếu hệ thống này trục trặc,ECU sẽ báo đèn ABS lên bảng táp lô ,và tín hiệu lỗi
tới giắc cắm thiết bị chuẩn đoán giúp kỹ thuât viên xác định hư hỏng khi dùng máy
chuẩn đoán
II : Cấu Tạo Một Số Bộ Phận Trong Hệ Thống Phanh
1 -bầu trợ lực chân không
+ Nguyên lý hoạt động
-khi không đạp phanh
-Van không khí được nối với cần điều khiển van và bị lò xo phản hồi van đẩẩ sang
phải,van điều chỉnh bị lỗ điều chỉnh đẩy sang trái làm cho van không khí tiếp xúc
với van điều chỉnh. Do đó không khí bên ngoài bị chặn lại không đi vào được
buồng áp suất biến đổi.
-trong điều kiện này van chân không của thân van bị tách ra khỏi van điều chỉnh
,tạo ra lỗ thông buồng A & B. vì luôn có áp suất chân không trong buồng áp suất
không đổi nên cũng có áp suất chân không trong buồng áp suất biến đổi. vì vậy lò
xo màng ngăn đẩy piston sang phải.
-Khi đạp phanh
-khi đạp bàn đạp phanh cần đẩy đẩy van không khí làm nó dịch chuyển sang trái,lò
xo van điều chỉnh cũng đẩy van không khí dịch chuyển sang trái đến khi nó tiếp
xúc với van chân không.dịch chuyển này bịt kín lỗ thông giữa A&B
-khi van không khí dịch chuyển sang trái nó rời xa van điều chỉnh,làm cho không
khí lọt vào buồng áp suất biến đổi B .
-độ chênh áp giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi làm piston
dịch chuyển sang trái,làm cho đĩa phản lục đẩy cần đẩy bộ trợ lực phanh về bên
trái làm tăng lực phanh cac xilanh công tác khi người lai đạp phanh
Bầu trợ lực chân không có tác dụng trợ lực giúp tăng lực phanh,hỗ trợ cho người

lái
2 : xilanh phanh chính
+ khi không đạp phanh
-cupben piston số 1&2 nằm giữa các cửa nạp và bù.tạo ra một lối thông giữa xilanh
chính và bình chứa
-lò xo 2 đẩy piston 2 sang phải nhưng bu lông chặn không cho nó di chuyển xa hơn
+ : khi đạp phanh
-cupben 1 di chuyển sang trái và bịt kín cửa bù để chặn đường giữa xilanh và bình
chứa.khi tiếp tục đẩy nó làm tăng áp suất thủy lực trong xi lanh chính áp suất này
tác động lên xilanh phanh bánh sau.vì áp suất này cũng đẩy piston 2 nên nó hoạt
động giống piston số 1 và tác động lên xilanh phanh bánh trước.
+khi nhả phanh
Các piston trở về vị trí ban đầu của chúng nhờ áp suất thủy lực và lực từ các loxo
hồi vị
-tuy nhiên dầu phanh từ các xilanh phanh không trở về ngay,áp suất trong xilanh
phanh chính tạm thời giảm xuống.do đó dầu từ bình chứa chảy vào trong xi lanh
phanh chính qua cửa vào và các lỗ ở đỉnh piston xung quanh chu vi cupben. Sau
khi piston chở về vị trí ban đầu dầu phanh chảy từ xilanh phanh về xilanh phanh
chính rồi về bình chứa qua các cửa bù.cửa bù này còn khử các thay đổi về thể tích
của dầu phanh có thể sảy ra trong xilanh phanh chính do thay đổi về nhiệt độ.
3:bàn đạp phanh
-là một cơ cấu đòn bẩy được lắp lên sàn xe để truyền lực phanh,điêu khiển từ
người lái tới bầu trợ lực và xilanh phanh chính-Đường ống dẫn dầu
Dùng để dẫn dầu phanh tới các xilanh công tác
-đĩa phanh
Được gắn lên moayo ,dùng để truyền lực phanh tới bánh xe
-xilanh phanh banh xe
- bánh trước sử dụng piston kép
-bánh sau là piston đơn
+ nguyên lý hoạt động

Phanh đĩa đẩy piston phanh bằng áp suất thủy lực dẫn từ xilanh phanh chính qua
đường ống dẫn dầu.khi áp suất dầu đẩy piston sang trái piston tác dụng lực lên má
phanh &sinh ra ma sát giữa má phanh & đĩa phanh.tạo ra lực phanh hãm bánh
xe.đồng thời cả giá phanh di chuyển sang phải làm má phanh 2 cung tác dụng lực
phanh lên đĩa phanh
PHẦN II
I:Quy Trình kiểm Tra Hệ Thống Phanh
1: kiểm tra hành trình tự do bàn đạp lyhợp
-tháo công tắc chân phanh (A) ra khỏi vị trí của nó
2
.
-kiểm tra khoảng cách bàn đạp chân phanh khi ở vị trí tự do so với sàn xe,với
xe Santafer khoảng cách tiêu chuẩn là 214mm (8,43in)
-điều chỉnh khoảng cách để mở công tắc đèn dừng ,hành trình tự do của bàn đạp
Khoảng cách mở công tắc đèn dừng : 1 ~ 2 mm (0.04 ~ 0.08 in)
hành trình tự do của bàn đạp 3.0 ~ 8.0 mm (0.12 ~ 0.31)
Điều chỉnh khoảng cách này bằng cách điều chỉnh đai ốc xiết trên công tắc đèn
dừng
2: kiểm tra độ kín khít của bầu trợ lực chân không ,van một chiều
+khởi động động cơ và tắt máy,chờ 2 phút sau đó đạp chân phanh vài lần
Khoảng cách bàn đạp tăng dần sau mỗi lần đạp là hệ thống bình thường
+ nếu không đạt hãy kiểm tra van 1 chiều dược lắp trong đường ống chân không
dẫn vào bầu trợ lực và chắc chắn rằng
-van cho thông khí từ bầu trợ lực tới động cơ
- không cho thông khí từ động cơ tới bầu trợ lưc
Nêu không đảm bảo điều kiện trên thì thay thế van một chiều
Nếu van một chiều tốt thì tiến hành kiểm tra bầu trợ lực
+ khởi động động cơ, đạp phanh và giữ bàn đạp trong 30p
-nếu không có sự thay đổi về độ cao bàn đạp trong thời gian đó thì bầu trợ lực
kín khí

-nếu có sự thay đổi độ cao thì kiểm tra lai van 1 chiều ,nếu van ok thì thay thế
bầu trợ lực
3 : kiểm tra đường ống dẫn dầu,
-đảm bảo không bị ro gỉ dầu phanh,không bị gập
quan sát đường ống dẫn dầu,
nếu bị hở dầu ở các đầu nối do lắp ghép băng bulong thi hãy xiết chặt lại
Nếu phát hiện đường ống bị thủng hay thay thế ngay
4 : kiểm tra chất lượng má phanh
-Luôn giữ cho má phanh khô và sạch
Vệ sinh bằng giấy nhám khi bề mặt ma phanh bị bần
Thay thế khi ma phanh bị trai cứng
-kiểm tra độ mòn má phanh
Khi bề măt phanh bị mòn,đĩa phanh chạm vào chỉ báo mòn phanh thi hãy thay
thế.
-so sánh độ mòn hai má phanh trên một bánh,nếu có hiên tượng mòn không đều
hay kiểm tra suốt bắt cùm phanh,piston đảm bảo không bị bó,kẹt. kiểm tra đĩa
phanh không bị xước,gờ
5: kiểm tra piston phanh,ắc cùm phanh,đảm bảo không bi bó , kẹt
-tháo suốt phanh 9 lam sạch và tra mỡ bôi trơn. Đảm bảo suốt phanh chuyển
động nhẹ nhàng
-Kiêm tra piston 3 không bị xước, rỗ,làm sach.nếu bị xước,rỗ hay thay thế chúng
-kiểm tra cupben 4 không bị rách,bi chảy dầu
- kiểm tra cao su chắn bụi5 dảm bảo không bị rách
Nêu bị hư hỏng cần thay thế
6 : kiểm tra đĩa phanh, tránh bị xước, gờ, cong vênh
-kiểm tra đường kính đĩa phanh
Đường kính tiêu chuẩn302mm
-dùng thước kiểm tra độ dày đĩa phanh
độ dày đĩa phanh Trước 28 mm ( 1.10 in)
- độ dày đĩa phanh Phía sau 11 mm ( 0.43 in)

-nếu đĩa phanh không còn đảm bảo đủ độ dày an toàn cần thay đĩa phanh mới
7: kiểm tra xilanh phanh chinh
Đường kính xi lanh chính 26,99mm
5
.
Tháo chốt C sau đó tháo piston B ra
+ khi tháo song tiến hành kiểm tra
-Kiểm tra piston A&B đảm bảo không bị xước
-Kiểm tra lòng trong xilanh phanh chính
Nếu bị bẩn thì cần làm sạch
Nếu bị xước hãy thay thế chúng
-kiểm tra lò xo hồi vị,đảm bảo chúng hoạt động tốt(note: xe santafer bị gãy lo
xo hồi vị khá nhiều)
7 : kiểm tra lực phanh trên thiết bị thử phanh
8: chạy thử trên đường thử khi đủ tải va nhiều chế độ khác
II: Hư Hỏng Thường Gặp& quy trình sửa chữa
1 Bó Phanh
A: Nguyên nhân
+hành trình tự do của bàn đạp phanh bằng 0
-điều chỉnh không đúng cần đẩy xylanh phanh chính
-lò xo hồi vị bàn đạp phanh bị tuột
+ phanh tay không nhả hết
-điều chỉnh phanh tay sai
-kẹt dây phanh tay
-cơ cấu dẫn động phanh tay bị kẹt
+ lò xo guốc phanh bị hỏng
+ cơ cấu tự điều chỉnh phanh tang trống bị
hỏng
+ áp suất dầu trong dường ống lớn
-hỏng xilanh phanh chính-ống dẫn dầu bị tắc.bẹp

+ piston xilanh bánh xe bị kẹt
B: quy trình kiểm tra,sửa chữa
-kiểm tra hành trình tự do bàn đạp phanh,
Hành trình tự do bàn đạp phanh trên xe từ 3~8mm.nếu nhỏ hơn hãy điều chỉnh
lại thông số chuẩn,
-kiểm tra bàn đạp phanh có trả lại sau khi đạp phanh không.nếu không hãy kiểm
tran lò xo hồi vị bàn đạp phanh,nếu ok tiếp tục tháo xilanh phanh chính ra kiểm
tra
-nâng xe lên cầu,nhả phanh quay thử hai banh trước,nếu kẹt hãy tháo cùm phanh
kiểm tra suốt phanh, kiểm tra bi moay ơ,kiểm tra piston phanh.nếu bị kẹt cần sử
lý lại.thay thế chi tiết mới nếu cần thiết
-nhả phanh tay và kiểm tra hai bánh sau
Nếu vẫn kẹt cần kiểm tra dây phanh tay,lò xo hồi vị má phanh. Thay thế nếu hư
hỏng
- Phanh tay bình thường kiểm tra bi moay ơ.thay thế nếu bị kẹt
- kiểm tra suốt phanh,piston phanh.nếu kẹt cần khăc phục lại,thay thế nếu cần
thiết
-kiểm tra đường ống dầu phanh đảm bảo không bị tắc,bẹp ống
2 :Chân phanh thấp hoăc bi hẫng
A: nguyên nhân
+ độ cao bàn đạp chân phanh quá nhỏ
+ hành trình tự do của bàn đạp quá lớn
+ bị rò rỉ dầu trên đường ống
+ xi lanh phanh chính hỏng,
-tiếp súc cupben và thành xi lanh không tốt
-thành xi lanh phanh chính bị xước
+ có không khí trong đường ống
+ Hóa hơi khi phanh trên dốc dài
B : Kiểm tra
-kiểm tra & điều chỉnh độ cao bàn đạp chân phanh so với độ cao tiêu chuẩn

214mm
-kiểm tra& điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp chân phanh theo tiêu chuẩn
(3~8mm),hành trình mở công tắc chân phanh (1~2mm)
-kiểm tra chất lượng dầu phanh có đủ tiêu chuẩn so với tiêu chuẩn của xe(Dot3)
-kiểm tra đường ống dầu,đảm bảo không bị rò rỉ
-kiểm tra piston ,cupben phanh,đảm bảo kín khít không bị chảy dầu,nếu piston bị
xước,rỗ.cupben bị xước,rách.hãy thay thế chúng
-xả e kiểm tra xem có không khí trong đường ống không.hãy xả sạch không khí
trong đường ống
-tháo xilanh phanh chính kiểm tra cupben,lòng xi lanh không được xước,gờ.
3: Phanh lệch
A: nguyên nhân
+ áp suất dầu, độ mòn má phanh khác nhau
+ góc đặt bánh xe không đúng,áp suất lốp không đúng
+ bề mặt ma sát giữa má và đĩa phanh bị bẩn,trai cứng,không đảm bảo ma sát
tiêu chuẩn
+ piston hay cùm phanh bị kẹt
+ đĩa phanh bị xước,vênh
+ hệ thông treo bị sai
+ dính dầu hay mỡ ở má phanh
+guốc phanh bị cong, phanh mòn hay chai cứng
+ má phanh bị kẹt
+ trống hay đĩa không tròn
B.Kiểm tra
-kiểm tra chất lượng má phanh và đĩa phanh,vệ sinh bề mặt bị bẩn,thay thế má
phanh bị trai cứng.
-kiểm tra độ dày đĩa phanh(28mm má trước,11mm má sau),bề mặt đĩa
phanh,tránh bị gờ,vênh
-kiểm tra chuyển động của suốt phanh tránh bị kẹt
-kiểm tra piston phanh.không để bị bó,ket,chảy dầu

- kiểm tra & điều chỉnh thông số của hệ thống treo,
-kiểm tra đường ống dầu phanh.không để bị rò rỉ,bẹp,tắc đường ống
-dùng bệ thử phanh để kiểm tra lực phanh trên từng bánh
4: Phanh quá ăn,rung
A: Nuyên nhân
+guốc phanh bị cong,má phanh bị mòn hay chai cứng
+hỏng trợ lực phanh
+ có nước trên má phanh
+ đĩa phanh bị xước,méo
+ dính má phanh
B: Kiểm tra
-kiểm tra bề mặt má & đĩa phanh,làm sạch chúng khi bị bẩn,đĩa phanh không bị
vênh,gờ .
-kiểm tra giá phanh.đảm bảo chúng được bắt chặt chẽ
5 : Chân phanh nặng nhưng không ăn
A:nguyên nhân
+ má phanh dính bẩn,trai cứng bề mặt
+ đĩa phanh bị cháy,mòn
+ piston , cùm phanh bị kẹt
+ đường ống dầu bị tắc
+ hỏng trợ lực phanh
+ Đương ống chân không bị hở,tắc
+xilanh bánh xe bắt khống chặt
+ bơm chân không hỏng
B : kiểm tra
-kiểm tra trợ lực phanh.
đạp phanh,nổ máynếu chân phanh lún thêm xuống tới 1 tầm nào đó là ok
-kiểm tra lực hút chân không,ống chân không không bị hở
-kiểm tra đường ống dẫn dầu.đảm bảo chúng không bị bẹp,tắc
-kiểm trapiston phanh, suốt phanh.sử lý nếu bị kẹt

-kiểm tra xi lanh phanh chính,không bị kẹt,xước,gờ
6:phanh kêu khác thường
A : nguyên nhân
+ phanh tay
- lo xo giữ guốc phanh yếu hoặc hỏng
- chốt giữ guốc phanh,gờ phanh yếu
+ piston , cùm phanh bị kẹt
+ má phanh bị mòn hết,trai cứng
+ đĩa phanh bị xước
+ giá phanh bị bavia hay rỉ
+ lắp các chi tiết không chính xác,bị lỏng
B: Kiểm tra
-kiểm tra bulong lắp giá, đĩa phanh.bắt lại nếu bị lỏng
-kiểm tra bề mặt làm việc của má phanh,đĩa phanh.làm sạch,đánh bong bề mặt
nếu bị rỉ sét,bavia
Thay thế nếu bị trai cứng má phanh,láng lại đĩa phanh khi đĩa bị xước và còn đủ
độ dày cần thiết
-kiểm tra độ mòn má phanh
Thay thế khi má phanh bị mòn,đĩa phanh chạm vào thanh kim loại báo hết
phanh
-kiểm tra phanh tay.
III Quy Trình Bảo Dưỡng Hàng Ngày
1 : Bảo Dưỡng Má Phanh
-tháo lốp ra khỏi Moayơ
-tháo má phanh và làm sạch bằng giấy nhám
Kiểm tra má phanhmòn
Kiểm tra cácđĩaphanhvà các vết nứt.
Kiểm tra độ dàycủa đĩa
Độ dàyđĩaphanh
Tiêu chuẩn:28 mm(1.10 in)

Giới hạndịch vụ:26 mm(1,02 in)
-dùng vam để vam piston và kiểm tra để chắc chắn chung không bị
kẹt
-vệ sinh làm sạch suốt,má phanh. Tra mỡ vào suốt phanh và lắp lại
2: quy trình xả khí trong đường ống phanh
1 Nút xả khí
2 Ống nhựa
b1 : để người 1 ngồi trên ghế lái xe và kích xe lên.
b2 : Gắn ống nylông vào nút xả khí và ra hiệu cho người 1 khi việc chuẩn bị đã
hoàn tất.
b3 : Người 1 đạp bàn đạp phanh vài lần.
b4 : Giữ bàn đạp phanh ở vị trí đạp hoàn toàn.
b5: Nới lỏng nút xả khí khoảng ¼ vòng và xả không khí.
b6 : Xiết chặt nhanh nút xả khí.
b7 : Lặp lại các bước tự (3) đến (6) cho đến khi không có bọt khí trong dầu
phanh chảy ra.
CHÚ Ý:
• Thực hiện các bước (5) và (6) thực hiện nhanh, nếu không không khí có thể lọt
vào đường ống phanh.
• Hãy theo dõi mức dầu phanh của bình chứa xylanh phanh chính và đổ thêm dầu
khi thực hiện quy trình này để sao cho dầu không bị hết. Nếu dầu phanh trong
bình chứa bị hết khi xả khí, không khí sẽ lọt vào trong hệ thống qua xylanh
phanh chính, nên cần phải thực hiện quy trình xả khí một lần nữa.
b8 : Kiểm tra rằng nút xả khí được xiết chặt và lắp lại nắp đậy.
- Quy trình này phải được tiến hành đồng thời với việc ra hiệu cho người kia
B9 : tiến hành xả e lại bằng máy chuẩn đoán
Với xe santafer của Hyundai có hỗ trợ xả e trên may tính
3: kiểm tra và điều chỉnh bàn đạp chân phanh
-dùng thước đo độ cao bàn đạp chân phanh(214mm) điều chỉnh nếu sai số
-kiểm tra hành trình tự do bàn đạp(3~8mm),độ mở công tắc chân phanh(1~2mm)

4: kiểm tra hoạt động của bộ trợ lực phanh
-nổ máy ,đạp phanh kiểm tra độ lún trước và sau khi nổ máy
-kiểm tra thay đôi sau khi tắt máy
-nổ,tắt máy,đạp phanh vài lần kiểm tra van môt chiểu
5:kiểm tra lực phanh trên bệ thử phanh
-cho xe vào bệ thử phanh và kiểm tra lực phanh
-kiểm tra chênh lệch giữa các bánh
+ tài liệu tham khảo
-phần mềm chuẩn đoán,GDS của HyunDai
-manual repair do hyundai xuất bản
-giáo trình Chuẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa oto

×