Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tìm hiểu vai trò của NSNN, từ đó tìm các thông tin thực tế liên quan tới vai trò của NSNN ở Việt Nam hiện nay.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.95 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu vai trò của NSNN, từ đó tìm các thông tin thực tế liên quan
tới vai trò của NSNN ở Việt Nam hiện nay.
Họ Tên Nguyễn Mạnh Tuấn
Ngày Sinh 19-10-1991
Nhóm 8
Lớp K44DQ3
Hà Nội, tháng 11 năm 2011
* VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ N ƯỚC :
Vai trò tất yếu của ngân sách Nhà nước ở mọi thời đại và trong mọi mô hình
kinh tế, là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội là vai trò quan trọng
của ngân sách Nhà nước trong cơ chế thị trường. Vai trò này, có thể đề cập
đến ở một số nội dung sau:
• Vai trò điều tiết trong lĩnh vực kinh tế: Nhà nước sử dụng ngân sách để
điều chỉnh các hoạt động kinh tế, sử dụng hiệu quả các khoản thu, chi ngân
sách. Thông qua các chính sách thuế và chính sách chi tiêu của chính phủ,
Nhà nước sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế mới phù hợp với tình hình phát triển
của đát nước, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
• Vai trò điều tiết trong lĩnh vực xã hội: Trong việc giải quyết các vấn đề xã
hội, sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của bộ máy Nhà nước, lực lượng
quân đội, công anm sự phát triển của hoạt động có tính chất xã hội, y tế, văn
hoá có ý nghĩa quyết định. Việc thực hiện các nhiệm vụ này về cơ bản là
thuộc về Nhà nước và không vì mục tiêu lợi nhuận. Mặt khác các khoản chi
ngân sách cho việc thực hiện các vấn đề xã hội, thuế cũng được sử dụng để
thực hiện tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
• Vai trò điều chỉnh trong lĩnh vực thị trường: Chính phủ sử dụng ngân sách
để điều chỉnh sự bất bình ổn giá giá cả nhằm bình ổn giá cả và khốn chế đẩy
lùi nạn lạm phát một cách có hiệu quả.
• Các vai trò khác:


+) Đảm bảo sự công bằng trong kinh tế vùng
+) Đảm bảo sự công bằng trong kinh tế ngành
+) Tạo ra sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế xã hội theo ý muốn chủ quan
của Nhà nước...
• Thực trạng Ngân Sách Nhà Nước:
Thực trang thu ngân sach Nhà nước:
 Thu Ngân sách Nhà nước Việt Nam đã tăng đáng kể trong những
năm gần đây:
 Về tốc độ tăng thu NSNN, bình quân từ năm 1991 đến 2007:
 Tốc độ tăng thu bình quân là 25,11%/năm (Tính theo giá hiện
hành).
 Tăng trưởng kinh tế bình quân là 7,76% ( so với năm gốc 1994).
Năm
Tốc độ
tăng thu
NSNN
(giá thực
tế)
Tốc độ
tăng GDP
(giá so
sánh
1994)
Tốc độ tăng thu
tính chuyển đổi
theo giá so sánh
1994)
1992 101,18 8,70 101,18
1993 50,82 8,08 50,82
1994 28,70 8,83 28,70

1995 28,79 9,54 10,04
1996 16,90 9,34 7,54
1997 4,75 8,15 -1,73
1998 11,65 5,76 2,58
1999 7,57 4,77 1,74
2000 15,62 6,79 11,81
2001 14,48 6,89 12,29
2002 19,23 7,08 14,69
2003 22,94 7,34 15,25
2004 25,39 7,79 15,91
2005 13,68 8,44 5,08
2006 28,76 8,23 20,03
2007 11,34 8,48 2,86
Nguồn Niêm giá thống kê Bộ Tài Chính
 Những năm đầu tiên của đổi mới:
 Do hệ thống các chính sách thu ngân sách nhà nước được đổi mới cơ bản:
 Luật thuế được ban hành như: Luật thuế lợi tức, Luật thuế xuất – nhập
khẩu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp…
 Những quy định về quản lý thu nộp phù hợp được ban hành…
 Tốc độ tăng thu tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
 Từ năm 1995 trở đi:
 Hệ thống chính sách đã tương đối ổn định
 Mức độ tăng thu NSNN đã dần đi vào ổn định nhưng tốc độ tăng thu vẫn
cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế
 Cơ cấu thu ngân sách Nhà nuớc
 Về cơ cấu thu NSNN:
 Dầu khí là khoản thu có đóng góp lớn nhất vào tổng thu NSNN hàng
năm ( 28 – 29% tổng thu NSNN vào các năm 2006 và 2007 ). Nhưng
đây là khoản thu không vững chắc vì còn phụ thuộc nhiều vào giá dầu
thế giới và trữ lượng dầu.

 Thu xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng tương đối lớn (khoảng 18 – 23%)
trong tổng thu NSNN.
 Thu từ các thành phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh và FDI
tương đối ổn định và chỉ chiếm khoảng 30 – 35% tổng thu NSNN.
 Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế FDI là có xu hướng gia
tăng tỷ trọng đóng góp từ 4-5% lên đến trên 9%.
 Thành phần kinh tế quốc doanh đang có khuynh hướng giảm mạnh.
 Nguyên nhân của việc giảm nguồn thu từ khu vực quốc doanh:
 Hiệu quả, chất lượng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà
nước đang ngày càng suy giảm: có nhiều loại hình doanh nghiệp thành
lập, cách tổ chức, KHKT…
Thu Quốc doanh
Thu ngoài Quốc doanh
Thu FDI
Thu từ Dầu khí
Thu từ Xuất nhập khẩu
Thu KH
 Khu vực doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện các đầu tư, kinh doanh
những sản phẩm, cung cấp các dịch vụ do nhà nước đặt hàng hoặc yêu
cầu, số vốn lớn nhưng lợi nhuận thấp hơn các dự án của các khu vực
kinh tế khác cho nên đóng góp của khu vực này vào ngân sách nhà
nước thấp đi.
 Các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện quá trình xắp xếp, đổi mới,
cổ phần hoá nên số lượng các doanh nghiệp, công ty nhà nước đang bị
giảm đi, thay vào đó là khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại có tốc độ
phát triển nhanh hơn
 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới:
 Quý I năm 2009 giá dầu thô giảm mạnh tới gần 50% so với cùng kỳ
2008.
 Nguồn thu về xuất nhập khẩu cũng giảm mạnh. Tổng kim ngạch xuất

khẩu 3 tháng đầu năm 2009 ước tính chỉ đạt gần 14.000 triệu USD.
Nhập khẩu cũng giảm 42% so với cùng kỳ năm 2008, chỉ đạt gần
12.000 tỷ USD.
 Năm 2008, Chính phủ đã chi 8 tỷ USD cho gói kích cầu. Trong đó,
khoảng 1 tỷ USD bù 4% lãi suất ngân hàng, nhằm giúp doanh nghiệp
mở rộng sản xuất; miễn, giảm, giãn thuế, đặc biệt là cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ....
 Sau khi gia nhập WTO, thuế quan là một lĩnh vực bị ảnh hưởng
nhiều nhất với việc phải giảm các hàng rào thuế quan theo lộ trình
các cam kết :
 Theo cam kết WTO đối với các ngành hàng sản xuất trong nước, hầu
hết đều phải giảm bảo hộ bằng cách giảm thuế, có rất ít các ngành hàng
được giữ nguyên mức bảo hộ về thuế.
 Tính trung bình, mức bảo hộ bằng thuế từ khoảng 30,4% sẽ phải giảm
xuống còn 15,3%. (chỉ riêng việc giảm thuế nhập khẩu theo cam kết
WTO cho cả giai đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO là 300 triệu USD,
tương đương 4.800 tỷ đồng. Trung bình giảm khoảng 1.000 tỷ/năm,
khoảng 6 - 7% số thu thuế nhập khẩu hàng năm.

Lĩnh Vực
Cam kết tại thời
điểm gia nhập
WTO
Cam kết cuối
cùng
Nhập khẩu 17,4% 13,4%
Công nghiệp 25,2% 21,0%
Nông nghiệp 16,1% 12,6%

×